Lão Ăn Mày
Tác giả: Chiêu Hoàng
Lão ăn mày nghe chừng rất mệt mỏị Tóc bệt lại vì mồ hôi và bụi đường. Lão đứng tần ngần trước một căn nhà 2 tầng khang trang, sạch sẽ với cổng sắt cao gần đến nóc nhà. Nắng đã tắt trên những góc phố, ánh đèn đường le lói, thê lương, ảo não đâu đâỵ Thê lương như tâm hồn lão khi nghĩ về đến căn nhà ọp ẹp được vá víu bằng những tấm carton cuối một con hẻm nhỏ hôi thối, mà trong đó, lúc nhúc gồm gia đình thằng con trai lớn cùng với người vợ và 5 đứa con nhỏ. Chúng nó cũng khổ lắm, lão nghĩ, thằng con thì đi đạp xích lô cả ngày, con vợ đi bán hàng rong. Trẻ con, từ lớn nhất 12 tuổi đến 6 tuổi đều túa ra ngoài đường, xin được gì thì xin, bằng không thì cũng thất thểu đầu đường, xó chợ, hoặc có khi đói quá, làm càn trở thành dân ăn cắp vặt là chuyện thường...
Cảm thấy mình đã già yếu không giúp gì được con cháu mấy đỗi, nhưng lão cũng hăng hái tham gia "đi làm" (ăn mày) may ra, nếu không giúp được gì cho gia đình con lão, nhưng ít nhất cũng có được cái ăn, đỡ đi một gánh nặng...
Lão đói lắm. Từ sáng giờ chưa có được một hạt cơm trong bụng. Xin ăn ở chợ cả ngày cũng chỉ được vài đồng khiêm tốn từ lòng hảo tâm của những kẻ giầu có, dư tiền bạc, nhưng cũng chẳng thấm vào đâu... Thất thểu, chân thấp, chân cao, lão trở về nhà, lòng ngao ngán không biết tối nay có gì để ăn không....
Và hôm nào cũng vậy, lão đều đi ngang qua ngôi nhà nàỵ Nó giống như một chiếc răng vàng trong hàm răng đen cờm cỡi, mốc thếch.... Cũng vậy, ngôi nhà 2 tầng này được xây lên ngay đầu một con ngõ tối tăm của dân nghèọ... Đây là ngôi nhà của một gã công an Bắc Việt vào Nam sau 75, nghe đâu, trước giải phóng, gã đi là một anh bộ đội chân chất, chỉ biết rừng rú và súng đạn. Sau khi đã giải phóng được đất nước, nhờ có công bỏ hết thời thanh xuân của mình để giải phóng đất nước, gã có được một chân làm công an xã trong cái xóm nghèo nàỵ... Lần lần, gã biết được thế nào là "quyền lực", nhất là quyền lực đối với những người dân quê quá sức nghèo khổ của khu xóm tạm nhạp nàỵ.... Nghe chừng gã cũng biết tận lực được những quyền hạn của mình, nên ngày càng làm ăn khấm khá....
Lão ăn mày thường gặp gã luôn, cái mặt bì bì và rất phách lối, nhưng gã lại có đứa con gái cũng khá xinh, ngược lại với cha, cô rất vui tính, cởi mở và biết thông cảm. Nhưng dẫu có vui tính và cởi mở thế nào, người trong xóm cũng vẫn e dè chẳng ai dám đến gần trò chuyện với cộ...
Lão ăn mày chần chừ..., đứng xớ rớ. Bụng muốn gõ cửa, hy vọng gặp cô con gái xin ít cơm thừạ Ngẫm nghĩ mông lung, đôi lần định dợm bước bỏ đi, sau lại thấy tiêng tiếc, biết đâu lại gặp được cô con gái tốt bụng kiạ.... Cuối cùng, lão cũng quyết định bấm chuông.....
Tiếng chuông ré lên làm lão giật bắn mình, sợ hãi, chỉ muốn quay lưng bỏ chạy thì lão nghe thấy tiếng lẹt xẹt của đôi dép kéo lê trên nền đá hoạ Một cụ già, có lẽ ngoài 70, trông có vẻ đễnh đãng và phúc hậụ Đôi mắt kèm nhèm nhìn, ngó ra cổng. Cụ mặc một chiếc áo cánh trắng và một chiếc quần satin đen. Cụ ngừng lại trước chếc cổng sắt. Hai khuôn mặt già nua, chỉ cách nhau mỗi cái cổng, nhưng lại là 2 cuộc đời, 2 thế giới khác xa nhaụ..
Giọng bà cụ đặc sệt Bắc Kỳ:
- Bà cần hỏi ai thế???
Lão ăn mày lúng túng, rồi thấp giọng van lơn:
- Lạy cụ. Con đói lắm. Xin cụ chút cơm thừa ăn hôm naỵ..!!!
Bà cụ nhìn lão ăn mày một chập. Hình như vẫn chưa hiểu đối tượng muốn gi, rồi lần trong túi áo chiếc chìu khoá, lách cách mở cổng, đễnh đãng hỏi:
- Hử??? Bà nói gì cở??
Lão ăn mày kiên nhẫn:
- Xin cụ cho con ít cơm thừạ..
Cánh cửa mở rộng... Cụ bà nhìn thấy một bà lão te tuạ Khuôn mặt thiểu nãọ Người hơi run run vì đóị Quần áo lem luốc, dính đầy vệt dơ và đất cát. Khuôn mặt bà cụ bỗng vui hẳn lên, Cụ cho rằng, Chúa vừa gửi đến cụ một người bạn đâỵ Cả ngày cứ ở trong nhà một mình, cụ buồn lắm. Con cái thì có việc riêng của chúng nó, chẳng đứa nào có thì giờ rảnh chơi với cụ. Đột nhiên, hôm nay có một bà lão ở đâu tự nhiên đến gõ cửa, cụ mừng khôn siết..... Nắm ngay lấy tay lão ăn mày kéo sềnh sệch vào nhà:
- Vào đây đã.... Muốn ăn gì thì để tôi đi lấỵ Trong nhà có nhiều đồ ăn lắm cơ!!! Nhưng bà phải hứa là ở lại chơi một chốc nhé, đừng đòi về vội, tôi ở nhà một mình buồn lắm đấy!!!
Lão ăn mày hơi tưng hửng về thái độ quá sức thân thiện của cụ bà... Nhưng cũng len lén bước vàọ Lưng lão khom hẳn xuống, làm như nếu lão đứng thẳng lên, thì có lẽ nhiều bụi đất sẽ rớt xuống nền đá hoa sáng choang vậỵ.... Theo chân bà cụ, lão vào đến phòng khách. Cụ bà lôi sềnh sệch lão ăn mày đến chiếc ghế sofa, ấn lão ngồi xuống vui vẻ bảo:
- Bác ngồi đây một chút. Chờ tôi xuống lấy đồ ăn cho bác sơị Đừng đi đâu đấy nhá... Tôi sẽ lên ngaỵ...
Ngồi lại một mí`nh trong phòng khách. Lão ăn mày len lén đưa mắt nhìn quanh. Đó là một căn phòng bày biện những thứ thật đắt tiền, nhưng lỏng chỏng, chẳng cái gì hợp với cái gì... Hình như chủ nhân khoái thứ gì thì đem về trưng thứ ấy, không cần biết nó có hài hoà với nhau không. Có lẽ đó là tất cả "chiến lợi phẩm" của gã công an hút máu mủ của dân lành và của đám đàn em mỗi lần cầu cạnh, xin xỏ ở gã một điều gì. Nhìn kỹ, thấy cũng có những đồ vật rất đẹp và quý, nhưng vì tất cả đều tạp nhạp, trưng bày lại không biết cách nên trở thành một "kho chứa đồ" hơn là một phòng khách. Chỗ góc phòng, kê một tủ kiếng cổ làm bằng gỗ lim bóng, trưng bày hầm bà làng đủ thứ bên trong. Từ những con búp bê nhắm, mở mắt, đến những chai rượu đắt tiền. Góc bên cạnh là chùm chìa khoá, kìm, búa, vài phong thuốc lá 555, Dunhill v.v..
Ngay giữa phòng là một bộ ghế salon kiểu của Ý mầu kem. Bên cạnh đó là một chiếc xe gắn máy nằm kềnh càng choán gần hết một góc phòng. Trên tường, treo vài bức tranh sơn màị Một bức hình Bác với bộ râu (giả), khuôn mặt Bác hơi choắt lại vì buồn (?). Bên cạnh là một bức hình cô đào Madona hở gần nửa bộ ngực trông rất hấp dẫn....
Tiếng dép lại lẹp xẹp trở về. Bà cụ cầm trên tay đầy thức ăn. Khuôn mặt vui vẻ, cụ bảo:
- Tôi chỉ tìm thấy được từng này thôị Tôi đem lên tất cho Bác. Ăn đi nhé, xong rồi chúng mình thong thả nói chuyện....
Cụ để xuống bàn 2 cái bánh chưng và vài chiếc bánh ú. Mắt lão ăn mày sáng lên. Nước miếng trong miệng tự động trào rạ... Lão vội cầm lấy chiếc bánh ú ăn lấy, ăn để. Bà cụ ngồi bên cạnh kiên nhẫn chờ đợị Ăn độ một lát, nghe chừng cơn đói đã vơị Lão ăn mày rón rén xin thêm:
- Cụ có nước uống, cho cháu xin một lỵ...
- À.... Phải rồị... Tôi quên khuấy đi mất...!!!
Nói rồi, cụ lại xuống bếp đi lấy nước cho lãọ Sau khi ăn uống no say, cụ bắt đầu gợi chuyện. Ban đầu, lão ăn mày còn e dè. Sau vui chuyện nên ra chừng có vẻ tâm đầu ý hợp lắm. Hỏi ra mới biết họ là người cùng quê, nhưng lão thì di cư vào Nam năm 45, làm ăn cũng khá. Cho đến khi bắc quân "giải phóng" miền nam. Sau vài lần đổi tiền của nhà nước với mục đích bần cùng hoá nhân dân, thì lão trở thành dân bần cùng nhất của hạng bần cùng. Chăng biết làm gì với tuổi già, lão đành phải làm nghề ăn mày vậỵ..
Biết được lão ăn mày là người cùng quệ Rất mừng rỡ và thích thú như gặp được lại người thân, xưa cũ vậỵ Cụ bà cũng cởi hết ruột gan ra kể lể:
- Ôi chao... Bác không biết.... Hồi còn ở ngoài Bắc. Chúng tôi cũng thuộc dân bần cùng, khố đế lắm cơ... Đời sống rất cực khổ Tôi cũng đã từng làm nghề ăn mày đấy chứ. Nhưng khốn một nỗi là ngoài ấy ai cũng nghèo, chẳng có đồng dư nào cho hạng ăn mày cả, nên chúng tôi phải xoay ra đi mót lúa, củ khoai, của sắn dưới ruộng, hoặc đi vớt tôm, tép.... Cực nhọc cả ngày, đôi khi cũng chẳng có được đủ ăn.... (thở dàị..) Hoá ra, bác cũng là người cùng làng đấỷ?? Quý hoá quá... Nếu không vào Nam sớm có lẽ chúng ta đã là bạn thiết rồi đấy!!! Hôm nay, có ít bánh. Tí bác cứ đem tất về cho các cháu sơi nhé...
Mặt lão ăn mày tươi hẳn lên. Bắc chước cụ bà, lão cũng giở giọng Bắc kỳ (nhưng đã pha Nam):
- Quý hoá quá !!! (nhấp nhổm). Thôi cũng đã trễ, cụ cho cháu xin về, và đem mấy chiếc bánh về làm quà cho các cháu nhé???
Hơi thất vọng, bà cụ nài nỉ:
- Ấỵ... Sao lại vội vềthế??? Ở lại chơi tí đã.... Chuyện chưa xong mà...!!!
Nói xong, cụ bà nhìn vào khuôn mặt nhăn nheo của lão ăn mày, tâm cụ nhuốm lên một niềm thương cảm sâu xạ... Cụ muốn cho lão một ít tiền hay bất cứ gì để cho lão bớt khổ. Khốn nỗi, cụ chẳng bao giờ có tiền trong túị... Các con có bao giờ đưa cụ tiền để làm gì, vì thức gì trong nhà cũng có. Cụ nhìn quanh nhà, định kiếm một vật gì có giá trị đem biếu lão ăn mày... Nhưng vật gì cũng gồ ghề, đồ sộ cả, cho lão cụ lại sợ bị lôi thôi với thằng con....
Cụ còn đang ngẫm nghĩ, tìm cách giúp lãọ Trong khi lão ăn mày cứ nhấp nha, nhấp nhổm đòi về, mắt lão chỉ dán chặt vào trong mấy chiếc bánh chưng và bánh ú cụ vừa bưng lên. Nhưng cụ bà vẫn chưa cho thế là đủ, lòng cụ nhớ lại những ngày cùng khổ ngoài Bắc mà thương bạn đứt ruột... Chẳng hiểu con bà sao giời thương, vào Nam, làm ăn gì mà khấm khá, cụ mới có được một đời sống đầy đủ thế nàỵ. Cụ muốn chia sẻ bớt niềm vui sướng của mình cho "người bạn thiết" mới quen.... Tần ngần, nắm lấy bàn tay nhăn nheo của bạn, nhìn sâu vào đôi mắt mờ đục của bạn. Rồi như có một quyết định loé lên, một điều gì thoáng qua trong đầụ Khuôn mặt hớn hở, cụ bà bóp khẽ bàn tay nhăn nheo của bạn tha thiết bảo:
- Bác ngồi đây chơi một tẹo nhé... (nhấn mạnh). Nhớ chờ tôi về.... Tôi sẽ đi kiếm tiền cho Bác mua gạọ....
Lão ăn mày vẫn chưa biết chuyện gì. Trong lòng, chỉ muốn từ giã bà cụ tốt bụng rồi đem mấy chiếc bánh về làm quà cho các cháụ Tưởng tượng khuôn mặt hớn hở của chúng lão bỗng rộn lên một niềm vuị... Định từ chối phứt để rời đây cho sớm. Nhưng chưa kịp nói gì, thì cụ bà đã lúp xúp đi thẳng ra cổng...
Ngồi lại một mình, lão sốt ruột chẳng biết tính saọ Nhìn quanh quẩn. Muốn lên tiếng gọi mà chẳng biết gọi aị Sự sợ hãi cứ ùn ùn trở về tăng theo cấp số nhân. Sợ rằng, lỡ có người nào về thấy lão trong nhà một mình thì có lẽ sẽ lôi thôi tọ... Nhiều khi còn phải ngồi tù nữa là đằng khác... Nghĩ đến đó, lão toát cả mồ hôị Không còn do dự gì nữa, lão quyết định đứng phắt dậy, quơ mấy cái bánh, túm hết vào vạt áo rồi thoát ra cửạ...
Đi được mươi bước đường thì thấy cô con gái của gã công an mặt hớt hơ, hớt hải, lao ào vào trong nhà như một cơn lốc, rống cổ kêu lớn:
- Mẹ ơị..... mẹ ơiiiiiiiiiiiiiị... Bà Nội đang ở ngoài đường làm ăn mày kìaaaaaaaaaaạ...!!!