Luận Văn Của Tôi
Tác giả: Đinh Tiến Luyện
Để sửa soạn ra trường, tôi có khá nhiều đề tài luận án. Đề tài nào cũng thiết thực và "nặng ký" khiến tôi loay hoay cân nhắc mãi không biết bắt đầu từ đâu. Nghe tôi sơ kể, nếu bạn không là nghệ nhân pháo, hẳn bạn sẽ cho rằng tôi ưa nổ xẳng. Nhưng hề chi, nổ như thuốc nổ TNT của Nobel thì cũng có lúc nhà sáng chế khóc xa cho hậu thế nữaaa là. "Sự mỏng đi của tầng ôđôn có nguyên nhân sâu xa gì với bệnh SIDA. Ổ gà trên đường phố, bàn về chuyện làm ăn giữa công ty cầu đường và các hãng đắp vỏ xe. Cấu trúc mới về nhân sinh học năm ba ngàn. Dùng sâu rầy diệt sâu rầy, tăng năng suất cây luá. Mô hình sân vận động trên không gian dành cho các kiện tướng thể thao quốc tế. Những mảnh vỡ của tâm hồn đã tìm lại được". Nếu rảnh tôi sẽ kể hết, nhưng chỉ sợ bạn tưởng lầm đang nghe kênh 7 rao vặt sách báo. Thế cũng đủ cho bạn hiểu rằng các đề tài của tôi rất phong phú và công việc của tôi thì bừa bộn đến chừng nào. Giá tôi có đủ tiền thu^ bao một con tàu vũ trụ để hoàn tất một vài thí nghiệm sinh học. Tôi cần một rung động thật sự khi tóm đuôi con rắn hổ mang. Phải mất 10 năm để phỏng vấn hơn triệu người ở khắp các lục điạ. Cụ thể hơn nơi phòng làm việc của tôi người ta có thể tưởng lầm với cảnh trí của một phim kỳ quái hay ít ra cũng nghĩ rằng tôi đang lột xác một cái gì đó không phải là tôi. Ở bất cứ xó xỉnh nào không riêng gì trên bàn trên kệ, bạn cũng có thể thấy sách báo đủ loại, đúng hơn là bất cứ mảnh giấy nào có chữ, cũng có vị trí của nó nơi phòng tôi. Trên tường phủ kín những hình các kiểu máy bay xen lẫn với các cầu thủ bóng đá, hoặc vài người nữ nào đó có vóc dáng đẹp. Một số câu danh ngôn chép trên các vỏ bao thuốc. Dăm ba chậu kiểng xương rồng mới tháp đặt ở bờ cửa sổ. Vỏ chai, ống lon đâu đó trong gầm giường, gầm tủ cũng có cùng công dụng như các ống nghiệm. Tôi nuôi một con kiến hay ủ một bông hoa bất kỳ để theo dõi vấn đề môi sinh, song song với việc sưu tập các mẫu nước thãi, cũng trong cùng kiểu ống nghiệm ấy, tôi đã cho "hoá hợp" với bất kỳ thức vương vãi nào quanh tôi, hy vọng bất chợt tìm ra một chân lý nào đó kiểu chân lý đại số Âm cộng Âm thành Dương. Bạn cười đi, như đã cười khi đọc các giai thoại danh nhân thế giới. Các phát minh vĩ đại đôi khi cũng là do tình cờ, cơ may đấy chứ. Ai dám bảo chân lý không bật ra tự đêm tối. Chỉ tiếc rằng, tôi tự than thân trách phận, đến thời đại mình hình như có cái gì mới lạ người ta đã khám phá hết, thành ra tôi cứ phải đợi mãi sự tình cờ, cơ may suốt những năm tháng của tuổi trẻ. Đôi khi khiến tôi bực mình, phản kháng vô lối về sự bất lực của chính mình hay hoàn cảnh. Chẳng ai hiểu tôi, kể cả cái chân ghế gãy và những bao thuốc trống rỗng.
Chỉ có mẹ tôi hiểu tôi. Đây là nhân vật nữ thứ nhất trong hai nhân vật nữ có trong đoạn tôi kể, những người đã "chịu trách nhiệm trực tiếp" về các đề tài luận án tốt nghiệp đại học của tôi.
- Con ăn, uống, ngủ, nghỉ vô độ chẳng ra sao cả.
- Mẹ biết gì, ngay cả khi con ngồi quán hàng giờ thì cái đầu con cũng đang phát triển khủng khiếp.
- Căn phòng như thùng rác, bừa bộn gặp đâu để đó.
- Đó là trật tự cuả riêng con, xin mẹ đừng xiá vô tội nghiệp.
- Đầu tóc, quần áo, xe cộ, mẹ thấy có ngày con quên cả đánh răng nữa.
- Mẹ ơi, thiên tài đâu có câu nệ hình thức.
Sinh một thiên tài thì dễ, quản lý một thiên tài mới thực sự khó. Hẳn là mẹ tôi biết thế nên hiểu ý ít khi quấy rầy con trai bà. Bà vẫn chỉ đóng vai dòm chừng và âm thầm săn sóc tôi, bằng những khúc bánh mì kẹp trứng với ly nước chanh mật ong lùa vào khe cửa những đêm tôi phải thức khuya để nghiên cứu thêm các thế võ thuật trong kiếm hiệp hay tập trung cao độ để tìm hiểu chính minh trong các băng từ vidéo, cũng có khi là một trò chơi điện tử bắn xe tăng đầy bổ ích nhanh nhậy.
- Sắp sửa ra trường rôi sao không thấy con học hành gì vậy?
- Con nhiều đề án lắm, mẹ không thấy con đang vò đầu nhức óc chọn đây sao.
Chuyện đến đây thật kinh hoàng. Xảy ra một đêm thức khuya, sáng sau dây muộn, tôi bỗng thấy mình bơi trong quần áo rộng thùng thình, thưà thãi. Mình đã mặc nhầm đồ của tay khổng lồ nào thế này? Kỳ quái chưa, soi gương tôi thấy mình nhỏ lại thành chú bé bảy tuổi. Kiểm tra lại thấy tô cháo và ly nước mẹ để trong phòng vẫn còn nguyên đó đêm hôm trước, tôi đã biết mình đã ăn nhầm, uống nhầm thứ gì đó trong vô số những chai lọ quanh tôi chưá đựng đầy tạp chất như đã kể. Chỉ trong một giấc ngủ mệt mà tôi đã bay đi gần hai mươi tuổi. Còn những luận án ra trường, biết làm sao bây giờ? Dù sao tôi cũng phải có một giáo sư đỡ đầu và cho ý kiến, nghĩ thế tôi vội vã lục tủ tìm quần áo thay. May quá tôi còn tìm được cái áo cũ và chiếc quần đeo thuở nhỏ, mặc vào và tôi tới trường ngay.
- Nhóc, vô lớp.
Tiếp theo là cái xách tai tôi tuột vô cổng mà tôi chỉ kịp lướt nhanh tấm bảng ghi "Mẫu giáo Hoạ Mi" treo phiá trước.
- Tôi... tôi... đâu phải.
Cái gì? Bốp - cố gắng phân bua nhưng tôi vẫn bị cô giáo nhà trẻ ấn xuống ghế ngồi.
- Mới đi học mà đã lếu láo, định trốn học hả?
- Tôi đâu học trường này. Tôi là sinh viên năm chót trường Đại học Bách Khoa hệ chính thức .
- Hi hi, buồn cười quá các bồ ơi, cô giáo quay qua phòng bên gọi các đồng nghiệp, đến mà xem cậu sinh viên trường đại học nhà mình nè.
Ai cười được thì cứ cười, chứ con gái cười khi dễ, tôi không chịu nổi, nhất lại là tập thể con gái. Tôi đứng lên phản đối:
- Tôi đã bảo tôi là sinh viên, yêu cầu các cô trọng nhân vị tôi.
Trả lời là một cái nựng khá mạnh trên ngực, khiến tôi không cưỡng nổi phải ngồi phịch xuống vị trí cũ:
- Ăn nói mạnh bạo đấy. Nhưng này cậu sinh viên, hình như cậu cài cúc áo lệch rồi, cởi ra cài lại cho tôi xem nào.
Không cãi được đúng, tôi bối rối lần lại hàng cúc áo mình.
- Sáng chưa rưả mặt đánh răng. Đầu tóc chưa chải. Xòe tay ra xem nào.
Chát. Chát. Những làn thước kẻ vụt xuống hai bàn tay tôi vưà xòe ra tới tấp, đau điếng.
- Lì nhỉ, cô giáo quăng cây thước đi, không khóc à?
Tôi đáp rắn rỏi:
- Tôi xin nhắc lại một lần nữa: tôi không phải là học trò mẫu giáo.
Ngay khi ấy có tiếng trẻ quanh tôi hô to:
- Thưa cô, bạn ấy đái dầm.
Quái quỷ, dưới chân tôi có vũng nước nào thế nhỉ. Thôi thật rồi, quần ướt. Rối loạn tâm sinh lý, tôi đã không kiểm soát được con người tôi. Các thứ nước trong "phòng thí nghiệm" tai ác đang "hoá hợp" trong tôi để làm công việc gạn lọc và thải ra vô tổ chức xỉ nhục tôi đến thế này quả thật là hết nói.
Suốt các giờ sau đó là kể chuyện, ca hát. Tôi chỉ là ngồi lặng yên, muốn khóc mà không khóc dược. Sự việc thật trớ trêu. Những đề tài luận án cõng trên lưng nặng sứ mệnh cao cả, ảnh hưởng tới thế giới và bao thế hệ đang đợi tôi ngaòi kia mà tôi lại đang ngồi trên cái ghế thấp cách mặt đất chưa đầy gang tay nghe một người nữ, không bằng học trò của tôi, lên lớp về chuyện vớ vẩn như chuyện cài cúc áo và bàn tay sạch, tới trường phải khoanh tay chào cô, về nhà nhớ cúi đầu thưa cha mẹ. Thật là muốn điên lên được nếu tôi không tốn công thoát ra đdây. Nhưng tôi vẫn chưa thoát ra được cái dáng người trẻ con, nên tôi vẫn phải ngồi học tiếp.
- Bây giờ các bé học gạch chữ l. Bé nào giỏi sẽ được hai phiếu bé ngoan, các bé thích chưa nào?
- Thưa cô thích.
Ấm ớ thế đấy. Đầy một bồ chữ trong đầu bây giờ lại đi thích hai cái phiếu bé ngoan để học một cái gạch chữ l.
- Bé này có gạch được không, sao ngồi ì ra như vậy?
- Tôi là sinh viên sắp trình luận án, cô hãy nhớ kỹ cho điều ấy.
Dưới chân tôi nền gạch đã khô, tôi bình tĩnh đáp.
- Biết rồi, ông sinh viên. Bây giờ ông hãy tập gạch chữ l cho tôi xem nào.
Bực mình tôi nghiến răng gạch một dọc... hàng rào.
- Cái gì, cô giáo quắc mắt nhìn tôi, hàng rào có trồng thì người ta cũng phải trồng cho ngay không lại đổ. Chỗ leo lên chỗ tụt xuống thế này... Cẩu thả, gạch lại cẩn thận. Mau!
Tôi chưa kịp mau thì tai tôi đã bị xoắn đi như cái lò xo. Hận này biết trút vào đâu. Tôi còn đủ tỉnh táo để khỏi phải trút vào chính cái tai còn lại của mình nên cố gắng viết. Cắm cúi viết, nắn nót viết những cái gạch thẳng vô nghiã.
- Thưa cô... tôi... tôi...
- Biết rồi, cậu là sinh viên sắp ra trường có luận án. Thế mà có mỗi cái gạch cậu gạch không xong. Ngả bên này, nghiêng bên kia, cái dài, cái ngắn, bò lên, bò xuống. Thế nghiã là làm sao?
Tôi không định bụng xưng mình nưã. Tôi chỉ muốn cô hiểu giùm ngày xưa tôi không được học mẫu giáo. Cô biết đấy, người ta có thể thông thạo đủ thứ song một cái gạch đơn giản lại trở thành khó. Nhưng ức quá tôi không mở miệng được, chỉ mếu máo nhìn cô giáo mà tay chân run lên bần bật.
- Thưa cô, trò ấy lại đái dầm nưã.
Nếu chuyện kể có đoạn kết, xin tạm gọi là đây, khi tôi đã thải hết các chất cặn bã vô ý thức trong người, thoát khỏi tình trạng mẫu giáo. Tôi còn muốn khóc, và tôi chỉ khóc được khi đã ôm lấy mẹ tôi, người đã dỗ tôi khóc đầu đời, bây giờ nghe tôi kể lể đầu đuôi.
Ngồi trong căn phòng đã được mẹ tôi dọn dẹp gọn gàng sạch sẽ, tôi thấy nhẹ nhõm hẳn người.
- Con cứ coi như một cơn mê đi, mẹ tôi ôn tồn nói, mai đây con còn bao ước vọng viễn vông còn nhiều khao khát mông lưng bất dịch, con nên nhớ bài học vỡ lòng: hãy gạch cho được một đường thẳng trước đã.
Tôi không có ý định kể ngụ ngôn. Hãy thứ lỗi cho tôi, nếu bạn bực mình. Bởi tôi cũng ghét cay đắng những thứ ngụ ngôn lên mặt trên đời này. Nhưng hãy cứ tin tôi đi, lời người mẹ bao giờ cũng vẽ ra được một con Đường. Đó là Đạo.
Đinh Tiến Luyện
Để sửa soạn ra trường, tôi có khá nhiều đề tài luận án. Đề tài nào cũng thiết thực và "nặng ký" khiến tôi loay hoay cân nhắc mãi không biết bắt đầu từ đâu. Nghe tôi sơ kể, nếu bạn không là nghệ nhân pháo, hẳn bạn sẽ cho rằng tôi ưa nổ xẳng. Nhưng hề chi, nổ như thuốc nổ TNT của Nobel thì cũng có lúc nhà sáng chế khóc xa cho hậu thế nữaaa là. "Sự mỏng đi của tầng ôđôn có nguyên nhân sâu xa gì với bệnh SIDA. Ổ gà trên đường phố, bàn về chuyện làm ăn giữa công ty cầu đường và các hãng đắp vỏ xe. Cấu trúc mới về nhân sinh học năm ba ngàn. Dùng sâu rầy diệt sâu rầy, tăng năng suất cây luá. Mô hình sân vận động trên không gian dành cho các kiện tướng thể thao quốc tế. Những mảnh vỡ của tâm hồn đã tìm lại được". Nếu rảnh tôi sẽ kể hết, nhưng chỉ sợ bạn tưởng lầm đang nghe kênh 7 rao vặt sách báo. Thế cũng đủ cho bạn hiểu rằng các đề tài của tôi rất phong phú và công việc của tôi thì bừa bộn đến chừng nào. Giá tôi có đủ tiền thu^ bao một con tàu vũ trụ để hoàn tất một vài thí nghiệm sinh học. Tôi cần một rung động thật sự khi tóm đuôi con rắn hổ mang. Phải mất 10 năm để phỏng vấn hơn triệu người ở khắp các lục điạ. Cụ thể hơn nơi phòng làm việc của tôi người ta có thể tưởng lầm với cảnh trí của một phim kỳ quái hay ít ra cũng nghĩ rằng tôi đang lột xác một cái gì đó không phải là tôi. Ở bất cứ xó xỉnh nào không riêng gì trên bàn trên kệ, bạn cũng có thể thấy sách báo đủ loại, đúng hơn là bất cứ mảnh giấy nào có chữ, cũng có vị trí của nó nơi phòng tôi. Trên tường phủ kín những hình các kiểu máy bay xen lẫn với các cầu thủ bóng đá, hoặc vài người nữ nào đó có vóc dáng đẹp. Một số câu danh ngôn chép trên các vỏ bao thuốc. Dăm ba chậu kiểng xương rồng mới tháp đặt ở bờ cửa sổ. Vỏ chai, ống lon đâu đó trong gầm giường, gầm tủ cũng có cùng công dụng như các ống nghiệm. Tôi nuôi một con kiến hay ủ một bông hoa bất kỳ để theo dõi vấn đề môi sinh, song song với việc sưu tập các mẫu nước thãi, cũng trong cùng kiểu ống nghiệm ấy, tôi đã cho "hoá hợp" với bất kỳ thức vương vãi nào quanh tôi, hy vọng bất chợt tìm ra một chân lý nào đó kiểu chân lý đại số Âm cộng Âm thành Dương. Bạn cười đi, như đã cười khi đọc các giai thoại danh nhân thế giới. Các phát minh vĩ đại đôi khi cũng là do tình cờ, cơ may đấy chứ. Ai dám bảo chân lý không bật ra tự đêm tối. Chỉ tiếc rằng, tôi tự than thân trách phận, đến thời đại mình hình như có cái gì mới lạ người ta đã khám phá hết, thành ra tôi cứ phải đợi mãi sự tình cờ, cơ may suốt những năm tháng của tuổi trẻ. Đôi khi khiến tôi bực mình, phản kháng vô lối về sự bất lực của chính mình hay hoàn cảnh. Chẳng ai hiểu tôi, kể cả cái chân ghế gãy và những bao thuốc trống rỗng.
Chỉ có mẹ tôi hiểu tôi. Đây là nhân vật nữ thứ nhất trong hai nhân vật nữ có trong đoạn tôi kể, những người đã "chịu trách nhiệm trực tiếp" về các đề tài luận án tốt nghiệp đại học của tôi.
- Con ăn, uống, ngủ, nghỉ vô độ chẳng ra sao cả.
- Mẹ biết gì, ngay cả khi con ngồi quán hàng giờ thì cái đầu con cũng đang phát triển khủng khiếp.
- Căn phòng như thùng rác, bừa bộn gặp đâu để đó.
- Đó là trật tự cuả riêng con, xin mẹ đừng xiá vô tội nghiệp.
- Đầu tóc, quần áo, xe cộ, mẹ thấy có ngày con quên cả đánh răng nữa.
- Mẹ ơi, thiên tài đâu có câu nệ hình thức.
Sinh một thiên tài thì dễ, quản lý một thiên tài mới thực sự khó. Hẳn là mẹ tôi biết thế nên hiểu ý ít khi quấy rầy con trai bà. Bà vẫn chỉ đóng vai dòm chừng và âm thầm săn sóc tôi, bằng những khúc bánh mì kẹp trứng với ly nước chanh mật ong lùa vào khe cửa những đêm tôi phải thức khuya để nghiên cứu thêm các thế võ thuật trong kiếm hiệp hay tập trung cao độ để tìm hiểu chính minh trong các băng từ vidéo, cũng có khi là một trò chơi điện tử bắn xe tăng đầy bổ ích nhanh nhậy.
- Sắp sửa ra trường rôi sao không thấy con học hành gì vậy?
- Con nhiều đề án lắm, mẹ không thấy con đang vò đầu nhức óc chọn đây sao.
Chuyện đến đây thật kinh hoàng. Xảy ra một đêm thức khuya, sáng sau dây muộn, tôi bỗng thấy mình bơi trong quần áo rộng thùng thình, thưà thãi. Mình đã mặc nhầm đồ của tay khổng lồ nào thế này? Kỳ quái chưa, soi gương tôi thấy mình nhỏ lại thành chú bé bảy tuổi. Kiểm tra lại thấy tô cháo và ly nước mẹ để trong phòng vẫn còn nguyên đó đêm hôm trước, tôi đã biết mình đã ăn nhầm, uống nhầm thứ gì đó trong vô số những chai lọ quanh tôi chưá đựng đầy tạp chất như đã kể. Chỉ trong một giấc ngủ mệt mà tôi đã bay đi gần hai mươi tuổi. Còn những luận án ra trường, biết làm sao bây giờ? Dù sao tôi cũng phải có một giáo sư đỡ đầu và cho ý kiến, nghĩ thế tôi vội vã lục tủ tìm quần áo thay. May quá tôi còn tìm được cái áo cũ và chiếc quần đeo thuở nhỏ, mặc vào và tôi tới trường ngay.
- Nhóc, vô lớp.
Tiếp theo là cái xách tai tôi tuột vô cổng mà tôi chỉ kịp lướt nhanh tấm bảng ghi "Mẫu giáo Hoạ Mi" treo phiá trước.
- Tôi... tôi... đâu phải.
Cái gì? Bốp - cố gắng phân bua nhưng tôi vẫn bị cô giáo nhà trẻ ấn xuống ghế ngồi.
- Mới đi học mà đã lếu láo, định trốn học hả?
- Tôi đâu học trường này. Tôi là sinh viên năm chót trường Đại học Bách Khoa hệ chính thức .
- Hi hi, buồn cười quá các bồ ơi, cô giáo quay qua phòng bên gọi các đồng nghiệp, đến mà xem cậu sinh viên trường đại học nhà mình nè.
Ai cười được thì cứ cười, chứ con gái cười khi dễ, tôi không chịu nổi, nhất lại là tập thể con gái. Tôi đứng lên phản đối:
- Tôi đã bảo tôi là sinh viên, yêu cầu các cô trọng nhân vị tôi.
Trả lời là một cái nựng khá mạnh trên ngực, khiến tôi không cưỡng nổi phải ngồi phịch xuống vị trí cũ:
- Ăn nói mạnh bạo đấy. Nhưng này cậu sinh viên, hình như cậu cài cúc áo lệch rồi, cởi ra cài lại cho tôi xem nào.
Không cãi được đúng, tôi bối rối lần lại hàng cúc áo mình.
- Sáng chưa rưả mặt đánh răng. Đầu tóc chưa chải. Xòe tay ra xem nào.
Chát. Chát. Những làn thước kẻ vụt xuống hai bàn tay tôi vưà xòe ra tới tấp, đau điếng.
- Lì nhỉ, cô giáo quăng cây thước đi, không khóc à?
Tôi đáp rắn rỏi:
- Tôi xin nhắc lại một lần nữa: tôi không phải là học trò mẫu giáo.
Ngay khi ấy có tiếng trẻ quanh tôi hô to:
- Thưa cô, bạn ấy đái dầm.
Quái quỷ, dưới chân tôi có vũng nước nào thế nhỉ. Thôi thật rồi, quần ướt. Rối loạn tâm sinh lý, tôi đã không kiểm soát được con người tôi. Các thứ nước trong "phòng thí nghiệm" tai ác đang "hoá hợp" trong tôi để làm công việc gạn lọc và thải ra vô tổ chức xỉ nhục tôi đến thế này quả thật là hết nói.
Suốt các giờ sau đó là kể chuyện, ca hát. Tôi chỉ là ngồi lặng yên, muốn khóc mà không khóc dược. Sự việc thật trớ trêu. Những đề tài luận án cõng trên lưng nặng sứ mệnh cao cả, ảnh hưởng tới thế giới và bao thế hệ đang đợi tôi ngaòi kia mà tôi lại đang ngồi trên cái ghế thấp cách mặt đất chưa đầy gang tay nghe một người nữ, không bằng học trò của tôi, lên lớp về chuyện vớ vẩn như chuyện cài cúc áo và bàn tay sạch, tới trường phải khoanh tay chào cô, về nhà nhớ cúi đầu thưa cha mẹ. Thật là muốn điên lên được nếu tôi không tốn công thoát ra đdây. Nhưng tôi vẫn chưa thoát ra được cái dáng người trẻ con, nên tôi vẫn phải ngồi học tiếp.
- Bây giờ các bé học gạch chữ l. Bé nào giỏi sẽ được hai phiếu bé ngoan, các bé thích chưa nào?
- Thưa cô thích.
Ấm ớ thế đấy. Đầy một bồ chữ trong đầu bây giờ lại đi thích hai cái phiếu bé ngoan để học một cái gạch chữ l.
- Bé này có gạch được không, sao ngồi ì ra như vậy?
- Tôi là sinh viên sắp trình luận án, cô hãy nhớ kỹ cho điều ấy.
Dưới chân tôi nền gạch đã khô, tôi bình tĩnh đáp.
- Biết rồi, ông sinh viên. Bây giờ ông hãy tập gạch chữ l cho tôi xem nào.
Bực mình tôi nghiến răng gạch một dọc... hàng rào.
- Cái gì, cô giáo quắc mắt nhìn tôi, hàng rào có trồng thì người ta cũng phải trồng cho ngay không lại đổ. Chỗ leo lên chỗ tụt xuống thế này... Cẩu thả, gạch lại cẩn thận. Mau!
Tôi chưa kịp mau thì tai tôi đã bị xoắn đi như cái lò xo. Hận này biết trút vào đâu. Tôi còn đủ tỉnh táo để khỏi phải trút vào chính cái tai còn lại của mình nên cố gắng viết. Cắm cúi viết, nắn nót viết những cái gạch thẳng vô nghiã.
- Thưa cô... tôi... tôi...
- Biết rồi, cậu là sinh viên sắp ra trường có luận án. Thế mà có mỗi cái gạch cậu gạch không xong. Ngả bên này, nghiêng bên kia, cái dài, cái ngắn, bò lên, bò xuống. Thế nghiã là làm sao?
Tôi không định bụng xưng mình nưã. Tôi chỉ muốn cô hiểu giùm ngày xưa tôi không được học mẫu giáo. Cô biết đấy, người ta có thể thông thạo đủ thứ song một cái gạch đơn giản lại trở thành khó. Nhưng ức quá tôi không mở miệng được, chỉ mếu máo nhìn cô giáo mà tay chân run lên bần bật.
- Thưa cô, trò ấy lại đái dầm nưã.
Nếu chuyện kể có đoạn kết, xin tạm gọi là đây, khi tôi đã thải hết các chất cặn bã vô ý thức trong người, thoát khỏi tình trạng mẫu giáo. Tôi còn muốn khóc, và tôi chỉ khóc được khi đã ôm lấy mẹ tôi, người đã dỗ tôi khóc đầu đời, bây giờ nghe tôi kể lể đầu đuôi.
Ngồi trong căn phòng đã được mẹ tôi dọn dẹp gọn gàng sạch sẽ, tôi thấy nhẹ nhõm hẳn người.
- Con cứ coi như một cơn mê đi, mẹ tôi ôn tồn nói, mai đây con còn bao ước vọng viễn vông còn nhiều khao khát mông lưng bất dịch, con nên nhớ bài học vỡ lòng: hãy gạch cho được một đường thẳng trước đã.
Tôi không có ý định kể ngụ ngôn. Hãy thứ lỗi cho tôi, nếu bạn bực mình. Bởi tôi cũng ghét cay đắng những thứ ngụ ngôn lên mặt trên đời này. Nhưng hãy cứ tin tôi đi, lời người mẹ bao giờ cũng vẽ ra được một con Đường. Đó là Đạo.
Đinh Tiến Luyện