Câu Chuyện Liêu Trai
Tác giả: Đỗ Minh Tuấn
- Bây giờ tới phiên thằng Quang ! - Bọn tôi liền nhao nhao.
- Thôi, tao chịu ! - Nó khoát tay thối thoát lia lịa !
- Đâu được, nãy giờ mày nghe bọn tao kể chuyện chán rồi giờ phải đáp lể chứ ! - Cả bọn lại rộ lên thúc hối. Môt chút im lặng và không hiểu sao mặt mày tái mét, cuối cùng nó đành thúc thủ.
- Thôi được để tao kể.
Cả bọn liền im lặng phăng phắc chờ đợi, thằng Quang bắt đầu chậm rãi kể:
"Hồi đó vào khoảng đầu hè năm thứ 3, thi vừa xong môn cuối là tao vội vã thu xếp về ngay. Như tụi bây biết đó, học trò nghèo đi xa, một năm 365 ngày thì gặp mặt được mái nhà của mình có được bao năm, nên hể có dịp là y như là ngồi phải đống lửa tam muội, chẳng thèm cân nhắc dọt ngay ra bến xe. Leo lên được chuyến xe cuối cùng thì trời đã tắt nắng. Mặc kệ, đem được tấm thân về cho cha mẹ mừng là mãn nguyện rồi. Khởi đầu có vẻ êm ả, tiếng động cơ rì rì chẳng mấy chốc đám hành khách vào giấc mơ màng trong đó có cả tao. Khoảng ba, bốn tiếng đồng hồ gì đó thì có tiếng bánh xe xiết gấp, hai hành khách mới xuất hiện một già, một trẻ - có lẽ là bố con. Cô gái nhã nhặn xin phép ngồi vào hai chiếc ghế trống bên cạnh tao. Cơn buồn ngủ chỉ kịp cho tao đáp lại nụ cười của cô gái rồi tao lại gục đầu vào thành ghế thực hiện nốt giấc Nam Kha vừa bị gián đoạn. Đầu tiên nó phun ra những cơn ho khùng khục như một ông già bị lao kinh niên báo hiệu điều chẳng lành, cuối cùng thì chiếc xe đò rệu rã chấm dứt công cuộc phục vụ của mình bằng cách dừng lại giữa một cánh đồng trống khi kim đồng hồ chỉ đúng... 11 giờ.
Đám hành khách muốn phát khóc khi được thông báo rằng họ chỉ có thể tiếp tục cuộc hành trình sau cuộc sữa chữa ít nhất là đến... 5 giờ sáng. Không riêng gì họ , mặt mày tao méo xẹo khi thấy mình đang đứng giữa một khoảng không, không có lây bóng cây chứ đừng nói mái nhà. Trên trời mấy vì sao đang nhấp nháy không biết thông cảm hay giểu cợt, dưới đất thì đám côn trùng đang chơi cùng nhau một giàn nhạc giao hưởng không có nhạc trưởng. Có lẽ quá oi bức, trong xe lại nêm đầy chặc người nằm ngồi ngả ngớn nên tao không hề nào chợp mắt, cuối cùng tao quyết định giết thời gian bằng cách... đi dạo. Tao liền mon men tiến ra cánh đồng, gió tha hồ thổi ù ù bật tung cả nút áo, tao rùng mình định trở lại xe thì ngay lúc ấy tao nhìn thấy một căn nhà ! Lấy làm lạ, khi nãy trên xe tao không hề nhìn thấy nó mặc dù chỉ cách chổ đậu xe vài trăm mét. Máu tò mò thúc tao tiến đến gần để xem đó là cái gì bởi vì so với căn nhà thì nó quá nhỏ. Thì ra đó là căn nhà mồ. Vốn là thằng gan lì tao ghé mắt ngó vào. Nền gạch bông sạch bóng mời gọi một cách không cưỡng lại được, tao liền quyết định ngả lưng tại đây hơn là chen lấn trong cái hộp sắt đầy ngẹt người và mùi ét xăng ngoài kia. Nghĩ thế tao liền bước thẳng vào, phần mộ được xây âm xuống đất, cho nên toàn bộ phần nền phía trên trống trải y như tấm phản hảo hạng. Thời may tao vấp phải cây đèn dầu hỏa có lẽ của anh thợ săn cá nào đó bỏ quên của đêm qua, tao liền bật quẹt. Trên bức tường lớn nhất có khắc tên họ, năm sinh của người quá cố, tao liền soi đèn vào. Thì ra người mất là một cô gái còn rất trẻ chỉ 18 tuổi. Một thoáng bùi ngùi: một số phận quá ngắn ngủi, cái gì đã khiến cô gái quá trẻ thế này từ giã cuộc đời vội vã vậy? Chắc là thảm khốc lắm ! Bỗng tự nhiên cơn buồn ngủ ập đến , hơi do dự nhưng rồi tao cũng tự trấn an mình vì chỗ này không xa mấy nơi xe đậu nên tao liền dứt khoát qua đêm trong căng nhà mồ, vừa dựa lưng vào tường là tao đã ngáy pho pho. Cây đèn dầu chập chờn hắt từng cái bóng run rẩy lên tường, ngoài kia đêm và những cơn gió ù ù vẫn tiếp tục cuộc hành trình của mình. Không biết bao lâu rồi, khi tao giật mình thức giấc thì bắt gặp ngay một đôi mắt đang nhìn tao chằm chặp. Giật bắn mình vì tưởng mình đang đối diện với hồn ma bóng quế nhưng rồi tao lại thở khì ra ngay khi nhận ra cô bé trên xe đò lúc nãy. Bị bắt gặp nhìn trộm, cô gái cười bẽn lẽn cúi gầm mặt xuống, bên cạnh cô ta là ông già đang gáy pho pho chẳng biết trời trăng gì. Mừng vì có bạn đồng hành với lại muốn chữa thẹn cho cô gái, tao liền lên tiếng làm quen. Cô bé hình như còn ngại vì giữa đêm khuya với một chàng trai lạ hoắc nên chỉ trả lời nhát gừng những câu của tao, ông già vẩn mê mãi ngáy.
Nhưng rồi sau đó, cô bé có phần dạn dĩ hơn, cuộc trò chuyện bắt đầu rom rã, thỉnh thoảng cô nàng lại cười ngất khi tao chen câu chuyện mấy câu pha trò. Nhờ thế mà tao được biết cô bé được ông bố dắt lên Sài Gòn thi đại học đang trên đường trở về. Mặc dù dưới anh đèn leo lét của cây đèn sắp cạn dầu, tao vẫn xác định được rằng cô bé có khuôn mặt khá xinh nhưng có điều nước da cô ta trắng quá đến gần như... phát sáng trong đêm.
Có lẽ tin tưỡng ở tao nhất là khi được biết tao còn là một gia sư luyện thi đại tài, cô bé liền nhờ tao giải hộ đề thi đại học vừa rồi. Được chứng minh tài nghệ trước người đẹp thì còn gì bằng, pha biểu diển bất ngờ làm tao phấn chấn hẳn lên. Nhưng khi nhận từ tay cô gái tờ giấy viết đề thi và lời giải của cô không hiểu sao tay tao bỗng lạnh buốt.
Một cảm giác lành lạnh rờn rợn chạy khắp châu thân làm tao rùng mình mấy cái. Nhận thấy thái độ bất thường của tao, cô gái liền nhoẻn miệng cười làm tao thấy mình sao mà ngớ ngẩn, có lẽ đó chỉ là cơn gió ẩm thấp ngoài kia lọt vào được đây thôi.
Tự trấn an mình như vậy, tao liền cúi xuống tờ giấy, có vài điểm cố bé đã làm sai tao liền gạch xóa và sữa lại hoàn chỉnh. Cô bé mắt rưng rưng khi biết mình đã làm sai phần nữa đề toán. Tao liền an ủi cô bé hết lời: nào là học tài thi mệnh, nào là còn khối cơ hội v.v...
Được tao khuyến khích, cô nàng bắt đầu hồi vui trở lại. Câu chuyện của bọn tao liền chuyển sang hướng khác, rôm rả. Cho đến tiếng con gà trống nào đó gái vu vơ ngoài cánh đồng, cô gái thoáng giật mình vội vã lôi ra từ trong túi một tấm ảnh có ý tặng tao làm kỹ niệm cho buổi gặp gở khá kỳ lạ này. Vẫn cái cảm giác lạnh băng lúc nãy nhưng lần này tao đã phòng bị trước nên không phải giật bắn mình lên như lần trước.
Trong ảnh cô gái xinh ra phết trong tà áo dài trắng tha thướt, tao buột miệng khen làm cô gái lần nữa cúi gầm mặt xuống. Vừa lúc đó tiếng còi xe inh ỏi báo hiệu cuộc sửa chữa đã xong, tao liền đứng dậy.
Bên kia ông già củng đã được đánh thức, tao khẽ gật đầu chào ông, ông bố củng có nước da trắng bệch như cô con gái. Khi đã yên vị trên ghế ngồi, quay sang bên cạnh, tao ngạc nhiên khi thấy nó còn trống, rõ ràng hai cha con ra xe cùng lúc với tao mà.
Xe bắt đầu rụt rịch chuyển bánh, tao liền hốt hoảng la lớn: " Bác tài ơi, còn hai người nữa". Anh chàng lơ xe bực dọc quơ tay đếm lại số hành khách rồi bảo:
"Đủ rồi, 36 người, có thiếu ai đâu?". Tao vẫn ngoan cố phản đối
"Rỏ ràng còn hai cha con ngồi cạnh tôi mà".
Đám hành khách bắt đầu ngoái lại nhìn tao ái ngại, một bà trung niên ngồi ở hàng ghế sau nhoài người lên bảo:
"Cậu nói sao chứ? Từ lúc xe khởi hành ở Sài Gòn đến giờ chỉ có cậu ngồi ở hàng ghế này thôi làm gì có ai bên cạnh !".
Thoáng rùng mình, cái cảm giác lành lạnh đêm qua lại ập đến với tao. Tàu chuyển bánh thực sự, còn tao vẩn cố nhoài đầu ra ngoài hướng về phía căn nhà mồ, có thể họ bỏ quên vật gì chăng? Nhưng không , nơi ấy, dưới ánh sáng ngày càng rõ của buổi ban mai, chỉ là khoảng đất trống.
Tao run bắn cả người lên, vội thụt vào trong, hấp tấp lôi ra những tờ giấy mà tao đã giãi hộ đề thi dùm cô gái hôm qua thì, trời ơi, trên tay tao chỉ là những chiếc lá khô trên đó chi chít những dòng gạch xóa của tao, còn chữ của cô gái thì hoàn toàn biến mất và còn nữa, tấm ảnh mà cô ta tặng tao, trời đất, chỉ là tấm ảnh trống trơn không có gì trên đó... một màu trắng mờ mờ, ma quái..."
Kể đến đây, thằng Quang ngưng bặt nó ngó khắp lượt những gương mặt đang ngớ ra của bọn tội một hồi, rồi móc từ trong túi ra một vật gì đó:
"Tao vẫn còn giữ tấm ảnh đó đến tận bây giờ".
Bọn tôi liền thì nhau vồ lấy chuyền tay nhau, đúng là một tấm ảnh trắng không có gì trên đó. Khi tấm ảnh đến tay tôi không hiểu sao tôi lại cũng có một cảm giác lạnh băng y như nó vậy. Thằng Quang lại tiếp:
" Chưa hết, khi hết cuộc nghĩ hè trở lại trường, tình cờ tao đứng xem danh sách thí sinh vừa trúng tuyển, tui bây biết gì không, tao gần như muốn té xỉu khi đọc thấy trên đó tên họ, năm sinh của chủ nhân ngôi nhà mồ mà tao lại tình cờ ngủ lại trong đêm đó, và còn lại kỳ hơn nữa, từ đó trở đi, cứ sau một kỳ thi tuyển thì cũng chính cái tên cô gái đó lại xuất hiện trên bản niêm yết trúng tuyển...."
Nhận lại tấm ảnh từ tay tôi, thằng Quang bỗng sa sầm nét mặt bỏ ngay ra ngoài không nói một lời. Còn lại đám quỷ sứ bọn tôi liền nhốn nháo bình phẩm.
"Quả là thằng bịa chuyện có hạng, nó kể y như thật, đã vậy còn đáo để trưng ra tấm ảnh trống không phù hợp với tình tiết câu chuyện vừa đố ai bắt bẻ được nó, một tấm ảnh chụp của cõi âm làm sao dám trần thế da trần mắt thịt nhìn thấy nổi. Đại tài, đại tài... khâm phục...
Khâm phục...!"
Nhìn đám bạn hú hét như đám điên, tôi đã định yên lặng nhưng rồi không kiềm nổi nữa, tôi hét lớn:
"Im đi lũ ngốc, nó nói thật đó hay ít ra gần như thật. Hai năm trước có một ông già tháp tùng cô con gái út lên Sài Gòn thi Đại học và chuyến trở về của họ không bao giờ đến nơi được. Cả hai đều tử nạn trong một tai nạn giao thông, cô bé không kịp nhìn thấy tấm giấy báo trúng tuyển của mình và tụi bây biết họ là ai không?... Thằng Quang gọi ông già đó là bố, còn cô con gái thì lọt lòng sau nó đúng hai năm".
Đám bạn tôi liền xìu xuống như một quả bóng xì hơi, mặt đứa nào củng đực ra " Chưa hết, cứ mỗi kỳ thi tuyển thằng Quang lại như cái máy đứng tần ngần trước bảng danh sách niêm yết trúng tuyển. Không biết nó có tìm thấy một tin vui nào cho đứa em vắn số đó chăng.