watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đêm Cửa Đại - tác giả Hà Kỳ Lam Hà Kỳ Lam

Đêm Cửa Đại

Tác giả: Hà Kỳ Lam

Thương tặng Hội An.
Một chiều cuối năm lạnh giá và ảm đạm ở ngoại ô Paris, hai bà cháu người Việt
- một cô gái mười tám và một bà cụ trên bảy mươi
- ngồi tâm sự chuyện đời, chuyện nắng mưa trên xứ người. Xứ người! Gọi như thế chỉ đúng với bà cụ, và không đúng với cô gái, vì cô sinh ra và lớn lên trên đất Pháp này. Tuy có một khoảng cách thế hệ và một khoảng cách văn hóa giữa hai người, Natalie, cô cháu, lại rất gần gũi, khắng khít với bà ngoại của cô, một điều hiếm thấy ở những gia đình Việt di dân trong đó thế hệ thứ hai và thứ ba sinh đẻ và lớn lên ở xứ người.
Nhưng bỗng dưng câu chuyện hôm nay giữa hai bà cháu lại rẽ một lối bất ngờ làm bà già bỗng thẩn thờ; nếu không gượng giấu xúc động, có thể bà ta đã ngộp thở, đã ngất xỉu cũng nên. Cô gái kể cho bà về một đám giỗ trong một gia đình Việt Nam ở tỉnh Narbonne tận miền Nam mà cô tham dự tuần trước. Cô kể lại câu chuyện tình của người đàn ông quá cố do gia chủ thuật hôm đó. Cô biết đại khái nhân vật nam trong câu chuyện vừa từ giã cõi đời năm ngoái tại Sài Gòn, rằng ông ta đã có mối tình đầu tại Hội An trong thời gian làm thủy thủ trên một ghe buôn. Duyên nợ không thành vì cha mẹ cô gái ngăn chận cuộc tình của đôi lứa. Người đàn ông đau buồn, bỏ thành phố, đi xa, và đã kết hôn với một người khác. Không nghe đề cập đến nhân vật nữ trong chuyện tình dang dở kia, ngoại trừ một chi tiết về sắc đẹp khuynh thành của bà. Natalie bỗng cảm thấy bối rối, chẳng hiểu vì sao những điều cô nghe kể trong một đám giỗ tại nhà một người bạn đồng bào với mình lại làm bà ngoại cô có vẻ phiền muộn và quan tâm. Chắc tại tên quê hương được nhắc tới. Cô hy vọng thế. Nhưng với bà Dung, mối tình đầu trên nửa thế kỷ qua nằm sâu trong lòng như một giòng suối ngầm, nay bất chợt được khơi dậy đã chảy lộ thiên và lai láng. Không nghi ngờ, bà đoan quyết gia đình ở Narbonne kia có gốc rễ, mối mớ với cố nhân của bà. Bà có nên dò tìm ngọn nguồn của họ chăng. Từ sâu thẳm trong lòng, bà Dung nghe như có câu trả lời, vô ích, để làm gì. Thế là cố nhân của bà đã giã từ cõi đời lắm đau thương, lắm phong ba bão táp này đúng một năm rồi. Người nằm xuống tận phía Nam, không phải tại làng Phước Trạch, nơi bà đã nhìn Người ra đi. Lần tiễn đưa là lần cuối gặp nhau. Ôi Phước Trạch, dãi đất quê xưa giờ ra sao? Người chỉ chúc cho bà mọi sự may mắn ở quê nhà, và mong bà chóng quên người ra đi.... Ký ức của năm mươi năm về trước lại rõ ràng như mới hôm qua, lại có thể làm sụt sùi cõi lòng tưởng đã chai cứng từ lâu.
Cuộc hôn nhân đằng đẵng ba mươi bảy năm với người đàn ông dị chủng quê ở ngoại thành Paris lại chẳng để lại bao nhiêu dấu ấn sâu đậm trong lòng bà. Bà Dung bỗng thèm được một lần về thăm quê xưa, thèm mãnh liệt. Nếu không có diễm phúc được gởi nắm xương tàn ở quê nhà, bà ước ao ít ra một lần thấy lại quê cũ. Bà cũng chẳng hiểu lắm ước muốn của mình. Để làm gì? Có còn gặp được cố nhân nữa đâu. Nhưng còn họ hàng thân thuộc, ai còn, ai mất, và cảnh cũ với bóng hình người xưa
- chỉ là bóng hình thôi sao! Nhưng dù sao, đó vẫn là nỗi khắc khoải trong lòng bà Dung chiều naỵ Natalie không dằn được câu hỏi:
- Ngoại làm sao vậy? Bỗng dưng con thấy Ngoại không được vui.
Bà Dung thoáng bối rối. Phải chi Ngoại kể được với con về người đàn ông trong câu chuyện con nghe! Nhưng thôi. Có thể một ngày kia con hiểu. Có thể chẳng bao giờ con biết được Ngoại có một quá khứ nằm trong từng góc của cái quá khứ bên kia biển mà Ngoại vẫn hay kể cho con nghe, mà trí tò mò của con không ngừng tìm kiếm qua hàng loạt câu hỏi
- những câu hỏi có khi làm Ngoại lúng túng, bởi vì chúng chạm tới lớp sâu kín của ký ức mà Ngoại không muốn khơi dậy. Bà Dung nhếch mép thành một nụ cười, và xoa đầu cô gái:
- Ngoại nhớ Phước Trạch với hình ảnh đoàn ghe bầu thả neo ở Cửa Đại, Ngoại nhớ con sông Thu Bồn với những bờ cát vàng hay ruộng dâu xanh mướt đôi bờ. Khi nào con ra trường, có việc làm, con có thể đưa Ngoại về thăm lại làng Phước Trạch không? Ba má con thì đầu tắt mặt tối cũng chỉ nối được hai đầu tháng.
- Oui, Bà Ngoại. Con sẽ để dành tiền, và bà cháu mình sẽ về Phước Trạch, Hội An. Ngoại sẽ dẫn con đi thăm những nơi Ngoại vẫn kể cho con nghe, phải không Ngoại?
- Ừ, bà cháu mình sẽ về thăm Việt Nam. Năm năm sau cái buổi chiều cuối năm ngoại ô Paris mà Natalie và bà ngoại cô ngồi nói với nhau về giấc mơ hồi hương....
Đời sống vẫn chuyển dịch bình thường. Vâng, nhịp độ đời sống vẫn bình thường với tuổi trẻ, nhưng với tuổi già, năm năm trong nhịp độ gia tốc của sự rơi thì quá nhiều! Bà Dung không chờ Natalie được. Bà đã rơi tới đích:
bà đã từ trần được hai năm rồi. Mộ bà nằm cạnh mộ chồng, ông Russel, tại nghĩa trang thị trấn Lognes, ngoại ô Paris. Natalie rưng rưng nước mắt khi nhận được thư của Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học, và Văn Hóa Liện Hiệp Quốc báo tin cô đã được chấp thuận làm việc tại Việt Nam. Bà Ngoại ơi, cuối cùng con đã hoàn thành mọi sự để có thể về quê hương thì thiếu Ngoại!
UNESCO đã gửi phái đoàn đầu tiên đến Hội An từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975 để nghiên cứu kế hoạch trợ giúp bảo tồn đô thị cổ này, và Natalie đã tháp tùng với tư cách chuyên viên, vì ngoài điều kiện tốt nghiệp học viện Ngôn Ngữ và Văn Minh Đông Phương, cô dễ được tổ chức này thu dụng hơn các ứng viên khác vì yếu tố chủng tộc. Về phần mình, Natalie thấy giòng máu lai Việt đến ba phần tư trong huyết quản cô cũng chẳng là cái gì xứng hợp với công tác như họ nghĩ, nếu cô không theo học khoa nhân văn kia. Chính lãnh vực nghiên cứu đã bắt chiếc cầu ngang qua cái vịnh văn hóa và tuổi tác chia cách cô và bà ngoại cộ Cứ xem cha mẹ cô thì rõ; họ xa cách với thế giới của bà ngoại cô quá chừng! Natalie đã tìm thấy ở bà ngoại mình một gia sư, và một người bạn. Cô đã dàn xếp để tìm thăm những người liên hệ gia tộc mà từ bé đến giờ cô chưa hề gặp
- những người mà chỉ có bà ngoại của cô mới biết được. Nhưng người ở lại quê hương thì nhờ cái nền tảng gia tộc từ bao đời truyền lại đã không mấy khó khăn xác định được khúc ruột ở xa vạn dặm, cho dù khúc ruột đó có dính một phần tư máu huyết ngoại lai. Họ ân cần với cô, xem cô như là sứ giả của bà Dung, người con của gia tộc đã đi xa, đi xa mãi không về. Natalie đã được hướng dẫn đi thăm những nơi mà bà ngoại cô đã kể, đã hằng ao ước được thấy lại. Cô vào xem khu chợ Hội An, và trước mỗi gian hàng cô cố mường tượng hình ảnh người thiếu nữ tên Dung ngày xưa ngồi bán hàng. Natalie bước ra ngoài, đến đầu chợ, nhưng không tìm thấy giếng máy công cọng, nơi ngày xưa cô Dung từng bị đám con trai trêu chọc mỗi khi nàng đi ngang quạ Người bà con hướng dẫn viên cho hay giếng đã bị phá bỏ từ lâu rồi.
Và cuối cùng Phước Trạch đây rồi. Bây giờ Natalie mới đích thực đặt chân đến một làng quê Việt Nam. Bà ngoại đã đến từ một thế giới như thế này để khai sinh ra mẹ cô, và cô sao? Thế giới ngày xưa của bà ngoại có giống như thế này không? Tất cả là một cái nghèo, cái nghèo rộng lớn bao trùm lên ngàn dừa xanh nhiệt đới, lên bờ bụi hoang phế, lên đất cát khô cằn, nhọc nhằn, lên người già và trẻ con gầy guộc, và thậm chí lên trâu bò khẳng khiu.... Thoạt đầu Natalie ngạc nhiên khi nghe những đứa trẻ mời cô mua hàng bằng tiếng Pháp, một thứ tiếng Pháp không đúng tiêu chuẩn nhưng dễ hiểu! Người hướng dẫn giải thích rằng, mới mấy năm trở lại đây thôi, du khách, nhất là người Pháp, đã lui tới đây nhiều, và trẻ con đã kiếm được tiền bằng cách bán hàng cho du khách; chúng nhi nhô tiếng Tây, tiếng U cũng được việc lắm!
Trở lại Paris, Natalie rất hài lòng về khoảng thời gian làm việc tại Việt Nam, về chuyến thăm Hội An. Hợp đồng một năm với UNESCO trôi qua nhanh. Nhưng dù có được gia hạn cô cũng không muốn tiếp tục, nghĩ mình chưa đủ già để đi theo lối mòn mãi. Nhìn thấy nổ lực bảo tồn những di tích tại Hội An, và vài nơi khác, cô không khỏi ngỡ ngàng nhớ lại những gì mình đã đọc về một giai đoạn lịch sử của đất nước này, một thời kỳ cũng chính chính quyền này hô hào phá bỏ những giá trị cổ xưa, triệt hạ cả một lớp người, và bao nhiêu công trình. Lịch sử phải chăng là những tái diễn, những phi lý, những gì gì nữa, trong một chu kỳ kín không lối thoát? Natalie không muốn nghĩ ngợi xa xôi. Tuổi trẻ hôm nay có lẽ vị kỷ hơn ngày xưa, Natalie nghĩ thế. Tạm biệt thành phố cổ, cô mang theo những thoáng rung động nhẹ nhàng do cảnh trí, do những người cô gặp gở. Và Natalie cũng mang theo câu chuyện tình đầu của bà ngoại cô do một người lớn tuổi nhất trong gia tộc kể, bà Thu, em gái của bà ngoại cộ Natalie đã nhớ lại câu chuyện trong đám giỗ năm nào tại nhà một người quen ở Narbonne; lần đó cô được biết nỗi ân hận của người đàn ông trong câu chuyện tình ngang trái kia là đã bỏ lỡ dịp thuyết phục người yêu trốn theo mình. Rồi cô liên tưởng đến một chi tiếc do bà Thu kể, theo đó bà ngoại cô mãi mãi biết ơn, mãi mãi kính trọng cố nhân về sự cao cả của người trong đêm tăm tối năm xưa bên bờ Cửa Đại, và thấy lòng chùng xuống theo một thoáng nghĩ ngợi. Một bên nuối tiếc, và một bên an phận, bằng lòng. Có bao giờ họ gặp lại nhau ở một thế giới nào đó để cùng cảm thông? Natalie nghĩ bây giờ mình đã hiểu câu chuyện tình buồn trên nửa thế kỷ qua!
Hội An những năm đầu của thập niên 1920. Thành phố cổ xưa nhất Việt Nam, sót lại từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, thủ phủ của tỉnh Quảng Nam, đang rụt rè đón nhận chương trình mở mang của người Pháp. Những đường phố làm ra từ thế kỷ thứ 17 chỉ để di chuyển bộ hoặc cho xe ngựa, xe bò, với lòng đường chật đến nổi không có chỗ cho xe hơi, dù nhỏ nhất, lưu thông hai chiều. Nhà san sát nhau, kiến trúc lối xưa, tối và dài thăm thẳm; nhiều nhà thông ra hai mặt đường phố. Không thể nới rộng đường phố, vì nếu làm thế sẽ phải phá bỏ toàn thành phố!
Đường xe lửa xuyên Việt chưa hoàn thành, nên phương tiện giao thông đường biển, đường sông bằng thuyền vẫn đắc dụng, thậm chí là huyết mạch cho toàn xứ. Hội An nằm ven sông, và lại gần biển cho nên đã là điểm thương mại sầm uất trong tỉnh. Ngôn vừa hai mươi mốt tuổi. Anh làm việc trên một ghe buôn lớn chạy đường biển từ Thanh Hóa vào Nam. Người Quảng Nam gọi loại thuyền buồm vận tãi viễn dương này là ghe bầu.
Natalie nhớ có lần hai bà cháu cô đã thảo luận về tên gọi này. Bà ngoại cô cho rằng vì ghe hình hơi bầu dục nên được gọi như vậy, còn cô thì căn cứ vào tài liệu tham khảo đã chấp nhận giả thuyết tên ghe bầu bắt nguồn từ tiếng Mã Lai, gay-pràu, có nghĩa là thuyền buồm, một giả thuyết có vẻ phù hợp với sự kiện trong quá khứ Hội An từng là cái nồi xào bần của các yếu tố văn hóa Chàm-Việt-Mã Lai-Nam Đảo-Trung Hoa.... Đám thủy thủ ghe bầu góp phần không nhỏ cho sự phồn thịnh của thành phố cổ nhỏ bé Hội An, vì hầu như lúc nào Cửa Đại, bãi biển cách Hội An khoảng bảy cây số, cũng có năm bảy chiếc ghe buồm khổng lồ này thả neo nằm chờ.... Thường thường mỗi chiếc ghe cặp bến nằm đợi cả tháng hoặc lâu hơn để bán cho hết số hàng hóa mang theo, để chờ nhập thổ sản, và cũng để chờ gió mùa cho lộ trình về. Đám thủy thủ sử dụng thời giờ nhàn rỗi ở những quán ăn, quán nhậu, những cửa hàng tạp hóa, những nhà chứa sòng bài, v.v. trong thị xã. Lần đó chiếc ghe của Ngôn nằm ở Cửa Đại gần ba tháng. Ngoại trừ những lúc lên hoặc xuống hàng ghe phải men ngược sông Hoài, nhánh đổ ra biển của sông Thu Bồn, để cặp bến Sơn Phô gần thành phố hơn, phần lớn thời gian chiếc ghe của anh ta thả neo ở Cửa Đại. Những ngày đầu Ngôn lang thang khắp nơi trong thành phố, xem phong cảnh chỗ này, chỗ kia, vì là lần đầu tiên anh có dịp đặt chân đến một thành phố cổ kính như vậy.
Không giống như các bạn đồng nghiệp trên các ghe bầu, Ngôn không thích rượu chè, bài bạc, nên Ngôn không lai vãng các tiệm nhậu, các sòng bài trong thành phố. Sau mấy ngày rong chơi, hết chỗ mới để đi xem, Ngôn lại về ghe nằm chèo ngoeo, hoặc vào làng Phước Trạch, một làng chài lưới ở sát Cửa Đại, làm quen với các người lớn tuổi để chuyện trò hoặc chơi cờ tướng cho qua thì giờ. Một hôm, cần mua một số vật dụng, và cũng thèm món cao lầu nổi danh của Hội An, Ngôn lại bò lên thành phố. Ngôn đến một gian hàng xén trong chợ. Thoạt bắt gặp cái ngước nhìn của cô bán hàng, Ngôn mất bình tĩnh hẳn. Ngôn nhủ thầm, làm gì mà ruột rè thế, thật buồn cười. Thế nhưng anh mất bình tĩnh. Anh chưa bao giờ cảm thấy như thế trước một người con gái, dù đẹp, dù xấu. Và không phải anh chưa từng gặp con gái đẹp. Thật là kỳ lạ. Cái nhan sắc này có một cài gì khó tả. Gương mặt cô gái toát ra một vẻ hiếm thấy. Nó vừa hiền hòa, vừa nghiêm nghị, vừa ân cần lại vừa cao sang, xa cách; nó có cái gì dễ cảm, dễ mến, mà lại làm người ta nễ sợ, không dám buông lời sàm sỡ để chọc ghẹo.
Từ hôm khám phá ra giai nhân trong khu chợ Hội An, Ngôn lên phố hằng ngày, đi lang thang đây đó để cuối cùng ghé gian hàng xén nhìn mặt nàng cho đỡ nhớ. Ngôn vẫn chưa nói được một lời bày tỏ con tim thổn thức của mình, ngoài mấy câu hỏi giá cả cộc lốc của anh và mấy câu trả lời êm ái, đãi đưa rất con buôn của người đẹp. Dĩ nhiên. Còn quá sớm!
Thế rồi, ngày một ngày hai, họ quen mặt nhau quá, và cái thân tình giữa hai bên chợt đến lúc nào không ai hay, chỉ biết mỗi lần chạm mặt nhau, người này không giấu được nỗi vui mừng đối với người kia. Về phần Dung, cô hàng xén, sự quen mặt khiến nhiều lúc cô quên cả giữ ý tứ với chàng trai.
Một hôm, Ngôn vừa bước đến chỗ bán hàng, Dung bỗng vụt miệng hỏi, anh ăn cơm chưa?. Thốt xong câu hỏi, Dung bỗng ngượng điếng người, hai tai nóng bừng, mặt đỏ lên. Ô hay, mình khéo lo thì thôi. Mặc xác chàng ta, sao mình lại ân cần thăm hỏi không đúng cách thế kia! Ngôn đọc ngay trong câu hỏi bất ngờ, trong sự lúng túng sau đó của người con gái một cái gì làm ngây ngất lòng chàng trai mới lớn. Dung không ghét mình như lối làm vẻ xa cách của nàng. Đêm đó, về ghe của mình, Ngôn trằn trọc, thao thức, đến khi gà gáy đầu vẫn chưa chợp mắt được. Anh hình dung lại nét mặt khả ái, dịu hiền của cô hàng xén, lắng nghe mãi dư âm của điệp khúc anh ăn cơm chưa?. Ôi, tất cả thật là huyền hoặc, liêu trai, thật là mộng mị, nhưng sao thật là hiện hữu. Trăm năm chỉ chờ cái khoảnh khắc kỳ ảo này thôi
- mặc khải của tình yêu đã đến. Không còn một con tim đơn độc gõ nhịp nữa, mà là sự hòa điệu của đôi lòng. Ngôn lên phố thường xuyên hơn. Anh chuyện trò với Dung nhiều hơn. Họ hiểu nhau hơn. Mỗi ngày qua, tình tự giữa hai người cứ hơn mãi. Ngôn kể về gia đình của anh ở quê nhà Thanh Hóa, một gia đình chẳng cao sang, nếu không muốn nói nghèo, nhưng rất đầm ấm, trên thuận dưới hòa. Dòng họ Dung bao đời cắm rễ trên mãnh đất Phước Trạch, và biển cả như mẹ hiền nuôi dưỡng bao thế hệ. Bố mẹ Dung là lớp người đầu tiên của dòng họ đã thoát ly giòng đời truyền tử lưu tôn tự nghìn xưa để khởi nghiệp tại Hội An. Dung tâm sự với Ngôn về nổi buồn con gái, về tháng ngày lặng lẽ của mình bên bố mẹ nghiêm khắc, giữa anh chị em không hiểu mình, giữa đô thị cổ hẹp hòi, cố chấp, ngột ngạt. Ngôn kể về cuộc đời sớm làm lụng của anh, về ước vọng tương lai.... Bỗng dưng Dung nhìn đôi bàn tay nở nang của anh
- đôi tay làm lụng
- với một niềm cảm mến kỳ lạ. Thực ra, Dung chưa thấy khuôn mặt con trai nào khả ái như Ngôn; mặt thon nhưng không dài, với chiếc cằm hơi bạnh chứ không nhọn; màu da sạm nắng của người đi biển ở anh vẫn pha chút hồng hào tự nhiên. Đặc biệt đôi mắt to, nâu thẩm, dưới hàng lông mày rậm đáng lẽ khiến tia nhìn có vẻ dữ dội thì lại khá hiền hòa dưới riềm mi hơi dài. Tất cả làm anh tương phản với tập thể dân đi biển mà cô đã quá quen nhìn. Cô ngầm so sánh anh với những công tử đang chạy theo cộ Đám người kia ẽo lã, yếu đuối, thừa tiền, lắm của, đi chinh phục giai nhân bằng sự bảo chứng của mớ tài sản vật chất sau lưng. Dung thấy cái tình của giới giàu có đôi khi không đo bằng quả tim rướm máu của Trương Chi, còn tấm chân tình của người con trai phương xa đang đứng trước cô là một khối tình Trương Chi - cô cảm nhận thế
- nếu anh ấy thất tình! Ờ mà thất tình vì ai?
Dung liếc nhanh Ngôn, sợ anh ta lại đọc được ý nghĩ của cô, hay lại thấy cô đỏ mặt. Cái hình ảnh thỉnh thoảng vẫn hiện về trong trí làm cộm một cảm giác khó chịu trong cô là viên công sứ Pháp tại Hội An. Dung chẳng có một chút thiện cảm với hắn. Hắn ta theo đuỗi cô một cách trắng trợn, chứ không dè dặt, từ tốn như các chàng công tử địa phương. Và, oái oăm thay, bố mẹ cô lại thỉnh thoảng buông lời đùa cợt úp mở với cô về hắn. Bẵng đi một ngày Ngôn không đến cửa hàng. Dung không vui vẻ bán hàng như mọi khi, lòng cứ trông ngóng, chốc chốc lại nhìn về phía giếng máy, hướng anh ta vẫn đến mỗi lần Ềlên phốỂ. Ngày hôm sau anh chàng đến sớm hơn thường lệ nhiều; Dung vừa bày hàng xong đã thấy Ngôn xuất hiện. Mừng nhưng ngạc nhiên, ánh mắt Dung làm anh bối rối, lúng túng. Trực giác con gái làm Dung chờ đợi một điều gì.... Quả nhiên, rất nhanh Ngôn liếc trước, liếc sau để chắc không có người mua kẻ bán đến gần, vội lùa tay vào túi áo bà ba lôi tờ thư gấp làm tư đặt lên mặt kính quày hàng rồi bỏ đi. Trong một thoáng Dung hoảng hốt, muốn gọi Ngôn lại để trả bức thư nhưng miệng như cấm khẩu, và người con trai thì vụt một cái đã cách một khoảng xa!
Cô vơ vội tờ giấy nhét vào túi áo mình.
Chiều hôm ấy, dọn dẹp hàng hóa xong, để mặc cho người nhà gánh về sau, Dung thoăn thắt đi về trước, một điều trái với thông lệ mỗi ngày của cộ Bước vào căn buồng ngủ tối mờ mờ, gài then cửa, cô bật đèn và run run mở lá thư của Ngôn. Lần đầu tiên trong đời con gái Dung được một chàng trai gửi thư cho mình. Chẳng phải ít người theo đuỗi cô, nhưng những người kia chỉ thậm thụt lui tới rồi nhờ mối mai bắn tiếng với gia đình cộ Dung được biết ít ra đã ba đám đến dạm hỏi cô, và bố mẹ cô có vẻ còn trông chờ một nơi môn đăng hộ đối hơn. Những chàng trai kia chỉ có ông mai bà mối là sứ giả tình yêu!
Ngôn khác hẳn. Tuy chưa đọc, Dung đã dự đoán bức thư là một lời tỏ tình. Và như vậy chẳng có gì đường đột, mà mọi sự trên giấy trắng mực đen chỉ là sự xác nhận của ánh mắt, nụ cười, của những lời ỡm ờ xa xôi, của cử chỉ vụng dại si tình
- sự xác nhận cái thông điệp bất thành văn mà Dung đã nhận từ lâu naỵ Ấy thế mà Dung vẫn sợ phải đọc nó. Lúc Ngôn đặt phong thư lên mặt quày hàng, tim cô như ngừng đập, miệng cô muốn nói, Ềthôi đừng viết ra anh ơi, em sợ phải đọc nó, em sợ một sự công khai hóa, sợ tai mắt của cuộc đời thóc mách chung quanh ta, và em muốn chúng ta cùng giữ trong lòngỂ. Sau khi đọc ba lần tờ thư của Ngôn, Dung vội xếp lại nhét vào túi áo, một thái độ cẩn thận mà chính Dung cũng thấy tức cười. Cô có cảm tưởng mọi người đã nhận thấy cử chỉ khác lạ của cô chiều nay, đang rình rập ngoài cửa buồng, và có thể ập vào bất cứ lúc nào để bắt quả tang cô đang đọc thư trai. ỀMọi ngườiỂ là cha mẹ cô, là Duân, anh cả của cộ Cái anh chàng Duân mới thật chán, mới ngoài hai mươi mà cứ như ông cụ non. Thảo nào chẳng có ma nào để ý anh tạ Cũng chẳng sao, đã có những ông mai bà mối làm sứ giả tình yêu!
Dung muốn trãi chiếu ra và ngã lưng trên chiếc giường gỗ quen thuộc, nhắm mắt lại tận hưởng cái tâm trạng lâng lâng, mới mẻ do lời thư của Ngôn mang lại, nhưng ngại mẹ cô lại réo gọi, lại dài dòng mắng dạy đủ điều, nào Ềcon gái phải siêng năng, phải lo bếp núc, chứ đâu lại về nhà nằm ngữa nằm nghiêng, chờ người khác dọn sẵn mâm cơm cho mình.... Ể và vân vân. Dung đi rữa mặt rồi bước vào bếp làm việc với Thu, em gái, mà trong lòng đang vấn vương trăm mối! Vui sướng lẫn lo sợ cứ thay nhau chia trí cô, khiến có lần Thu nhìn chị hỏi, Ềchị làm sao vậy, có điều gì không?Ể. Dung chỉ trả lời phủ nhận, rồi lãng sang chuyện khác. Bỗng dưng, từ hôm nay, Dung thấy thế giới chung quanh không còn nhàm chán, tẻ nhạt nữa. Nếu từ cả tháng nay Dung đã lờ mờ thấy mình yêu đời lên vì mình dường như là trung tâm của một ai đó, thì cảm giác kia hãy còn mong manh, bất định, mơ hồ, chợt có, chợt không. Bây giờ mọi sự thật rõ ràng. Và tuy cô muốn cả hai cùng giữ trong lòng, đừng thể hiện nó bằng lời, bằng giấy trắng mực đen, Dung phải nhận mình thầm cám ơn Ngôn đã tỏ tình trong thự Có thế chứ. Nếu anh không chịu nói ra thì Dung sẽ giận anh vô cùng. Dung biết bằng trực giác là một chuyện, anh phải Ềthú tộiỂ là chuyện khác. Vậy mà Dung đã hoảng sợ, đã Ềgiẫy nẫyỂ muốn trả thư anh. Ôi, con gái chứa đầy mâu thuẩn. Nghĩ cho cùng, con người là một trung tâm mâu thuẩn, anh Ngôn ơi! Dung thấy thinh thích trong lòng, nhớ lại những cái nhìn, lời nói của Ngôn. Với tờ thư này, những cử chỉ trong quá khứ thật dễ lý giải. Ngôn yêu mình đứt đuôi rồi. Cái tôi con gái đầy tự ái được thõa mãn. Đành rằng một thiếu nữ dù không đẹp với tất cả mọi người thì vẫn đẹp, vẫn duyên dáng với một người, thế nhưng Dung biết mình đẹp dưới mắt mọi người, chứ không chỉ hợp nhãn Ngôn. Nhưng rồi Dung bỗng hơi thất vọng:
từ đầu đến cuối Ngôn chẳng hề khen mình đẹp, mà chỉ nói đến cái nết na, cái đằm thắm, thùy mị, dịu dàng, giỏi giang v.v. của mình. Anh ta chỉ yêu mình toàn vì những điều ở đâu đâu, không hình tượng, không nhãn tiền. Làm sao anh ta trông thấy được những điều đó nhỉ? Chắc anh ta có mắt thần. Mắt thần sao không thấy những lúc Dung nổi tam bành khiến các bà bán cá cũng chạy mặt! Thôi biết rồi, anh chàng cảm vì sắc của mình, nhưng cứ phịa ra những Ềcông dung ngôn hạnhỂ cho hợp lễ, hợp đạo. Tuy nhiên, thầm kín trong lòng, cô Dung hàng xén bỗng mơ hồ nghe mình tự hỏi, đằng sau tấm nhan sắc, người con gái không còn lại gì để mặc cả với đời sao? Chắc chắn là Ngôn để ý một người con gái vì dáng vẻ của cô ta, nhưng không dừng ở điều kiện đầu tiên đó, mà còn đi tìm kiếm xa hơn nữa. Dung nghĩ mối tình của người con trai này là một chân tình. Chàng không như con bướm lượn vành mà chơi. Lại nữa, chàng trân quí mình đến thế sao? Chàng chẳng cần tiền của gì trên đời này cả, chỉ cần có mình thôi! Anh yêu ơi, anh nói thế là chí phải. Chúng ta, em và anh, sẽ làm mọi thứ từ đầu
- anh với đôi tay phá núi, với ý chí lấp bể, em với tình yêu, với tận tụy, với hy sinh....
Bức thư chỉ bày tỏ tình yêu, bức thư không đòi hỏi Dung một điều gì
- dĩ nhiên rồi, dám đâu đòi hỏi! Nhưng cô thừa biết lời khẩn cầu mặc nhiên của nó. Chấp nhận hay khướt từ thì cô đã biết, nhưng ngày mai gặp Ngôn mình phải làm mặt lạnh, con gái đoan trang phải thế, Dung tự nhủ. Con trai phải biết phân tích, nếu muốn giải đoán đúng tín hiệu con gái!
Trao được bức thư cho Dung, Ngôn có cảm tưởng đã trút được những trĩu nặng trong lòng bấy lâu naỵ Đối diện nhau trong gang tất, nhưng sao thấy cách trở quan san. Sóng lòng cuồn cuộn, nhưng sao không diễn đạt thành lời được; mở miệng ra chỉ toàn những câu nói nhạt nhẽo, vô duyên kể chuyện trên trời dưới đất, chứ không kể lể nỗi thầm yêu trộm nhớ của mình. Dung có hiểu gì không, hỡi khuôn mặt tươi cười mà vô tình đến độc ác kia. Có thể nàng hiểu, có thể nàng chỉ dự đoán, nhưng dù sao nàng cũng đã cho thấy không đến nỗi ghét mình. Phải cho Dung biết mình yêu nàng, thật sự yêu nàng. Phải cho Dung biết nàng là tất cả, từ nay mọi sự trên đời đều không còn nghĩa lý nếu thiếu nàng. Chàng trai Ngôn vốn nhìn tháng ngày của tuổi trẻ trãi rộng trước mặt êm ả như biển xanh mùa hạ. Không vươn vấn, không sầu muộn, anh hăm hở đi tới, và lòng hằng nghĩ đến một bến đậu vĩnh cửu của đời mình, đề huề vợ con, gia đình ấm cúng. Ghe anh đã ghé đổ bao bến bờ và anh biết sẽ có một ngày không xa quay lại bến nhà, vâng lệnh song thân, mình sẽ kết tóc xe duyên với một ai đó, có thể là với Cái Hoài, người con gái trong xóm mà thỉnh thoảng anh có nghe bố mẹ đề cập đến như một trong những nơi họ nhắm tới. Ít khi anh tự hỏi lòng về việc hôn nhân, vì chẳng có gì để thắc mắc, ngoại trừ cái rạo rực thường lệ đi kèm với trí tưởng về cuộc sống lứa đôi. Anh có yêu thương Hoài chưa, hoặc có biết người nào khác mà bố mẹ chọn cho anh sau này chưa? Tình yêu là cái gì không đặt ra trước hôn nhân, nhưng sẽ theo sau hôn nhân
- một định luật tự nghìn xưa truyền lại
- và bố mẹ đã thực hành thành công, nay đến phiên anh. Nhưng Dung đã thổi một luồng gió mới vào lối mòn trong tâm khảm của Ngôn. Sau Dung, anh không thể chấp nhận một Cái Hoài, hay một ai đó. Tất cả đều xa lạ với anh, tất cả đều không sánh được với Dung, thì làm sao anh có thể ăn đời ở kiếp với họ. Người mà đến thế thì thôi.... , Ngôn thấy bao công danh phú quí mà chi nếu không có được người trong mộng này! Phải viết cho Dung biết lòng mình, dù sẽ bị cự tuyệt. Phải viết. Một lần rồi thôi....
Rồi điều phải đến đã đến. Lần hẹn hò đầu tiên của Ngôn và Dung đã diễn ra một tuần sau ngày Ngôn gửi cánh nhạn tỏ tình. Họ gặp nhau không đầy ba mươi phút, trong phập phồng lo sợ, e lệ bỡ ngỡ về phía Dung. Đôi bên chẳng biết nói gì với nhau, người con gái cứ cúi đầu thẹn thùng, người con trai chỉ biết lặng nhìn, không biết mở đầu bằng lời gì. Cái bé nhỏ của phố xá Hội An chính là điều hành tội hai kẻ yêu nhau. Trời vừa sập tối, mọi nhà vừa lên đèn thì đường phố đã thưa vắng. Con gái nhà lành không ra khỏi cửa nhà. Cả thành phố giống như một gia đình lớn, trong đó mọi người biết tên nhau, biết mặt nhau. Mang tiếng là thành thị, với đường phố ngang dọc, nhưng tất cả chỉ gói ghém trong một chu vi bé tí. Chiều dài thành phố được đo bằng câu nói có lẽ đã có từ ngày khai thiên lập địa của nó, thượng Chùa Cầu, hạ Âm Bổn, nối hai cái mốc đánh dấu thành phố mà một người đi bộ chậm rãi chỉ mất có mười lăm phút từ đầu này đến đầu kia
- từ cây cầu Nhật Bản ở lối vào thành phố đến Chùa Âm Bổn cuối phố xá. Chiều ngang cũng chẳng hơn gì đoạn thượng Chùa Cầu, hạ Âm Bổn, từ bờ sông xuyên qua bốn con phố nhỏ đến khu tòa sứ. Cho nên Dung dám đi gặp người yêu vào buổi tối trong lần hẹn đầu là một liều lĩnh. Làm sao che được tai mắt của cái thành phố già nua, thủ cựu, thóc mách! Có lẽ người con gái nào khi yêu cũng liều lĩnh. Dưới gốc dừa bên ngoài chùa Năm Tôn vắng lặng, ngôi chùa nhỏ của làng Sơn Phô kế cận thành phố, dưới mãnh trăng lưỡi liềm không đủ soi sáng khuông mặt hai người, Ngôn và Dung không dám đứng sát nhau, nhưng cả hai cùng có cảm tưởng nghe được nhịp tim của nhau.
Cuối cùng Ngôn đã thu hết can đảm hỏi thẳng Dung có yêu mình không. Cô bé đã rụt rè trả lời rằng không biết, chuyện lứa đôi do cha mẹ định đoạt. Ngôn đã cố gạn hỏi đôi lần cũng chẳng nghe được chính miệng giai nhân thú nhận yêu mình. Dung đã nghĩ trong lòng, sao anh ngốc thế, không thương sao dám đến nơi hẹn với anh đêm naỵ Cô đã vội vã ra về, men theo con đường đất dọc bờ sông có nhiều lùm bụi che khuất để không ai trông thấy.
Dù có dốt về khoa tâm lý con gái cách mấy đi nữa, Ngôn cũng thừa biết Dung đã chịu mình đứt đuôi rồi. Tuy ngoài miệng không biết nhưng trong lòng cô nàng đã biết yêu mình rồi. Không lỗi hẹn đầu là một bằng chứng không ai chối cãi được. Thế nhưng Ngôn vẫn phải hỏi. Anh muốn được nghe câu trả lời, không hẳn để xua đuỗi một sợi tóc bất an còn sót lại trong lòng mình, mà chính là để được nghe cái âm vang đáng yêu thốt ra từ cái miệng hoa kia, cái âm vang nhiệm mầu như điệp khúc anh ăn cơm chưa mà anh khắc ghi trong lòng tưởng đến nghìn đời không phai!
Những lần hẹn hò kế tiếp đã đến dễ dàng hơn, bạo dạn hơn, và say đắm hơn. Dung đã dám để yên bàn tay mình trong tay Ngôn rất lâu. Rồi má kề má, rồi những vòng tay ôm siết, rồi họ có nhiều chuyện nói với nhau hơn lần hẹn đầu đầy sợ sệt. Nhưng trong không gian ngây ngất của tình yêu, người con gái vẫn nơm nớp lo sợ những tai mắt rình rập của thành phố bé nhỏ này. Họ cùng thõa thuận lịch trình hò hẹn là cách nhật, để các hoạt động bị cách khoảng, bị thưa đi, một yếu tố đánh lạc hướng những con mắt soi mói của đám cư dân ăn không ngồi rồi hay ngồi lê đôi mách có ngày sẽ thấu tai cha mẹ nàng. Rồi một lần nữa họ gặp nhau. Lần này điểm hẹn là sau Lò Heo. Từ đó họ bách bộ ra bờ sông. Bỗng dưng lần này mỗi người đều mang trong lòng những băn khoăn khắc khoãi về ngày mai của cuộc tình. Tuy không ai nói ra, mỗi người đều biết những gì trong lòng người kia.
- Đêm qua chẳng hiểu sao em cứ nằm thao thức đến quá khuya chưa ngủ được....
- Anh cũng vậy, nằm nghe sóng vỗ ầm ầm cả đêm, lại thêm cái thằng bạn mắc dịch nằm trên trần ghe chốc chốc lại ca quan họ Bắc Ninh, mà toàn những câu thất tình nghe não nuột làm sao!
Tình yêu đích thực muôn đời vẫn là khát vọng chiếm đoạt; người này phải là sở hữu của người kia. Dù rằng hôn nhân không nhất thiết là chặn cuối của tình yêu, nhưng hôn nhân là phương cách duy nhất được xã hội công nhận để hai người khác phái thuộc về nhau. Dung và Ngôn bắt đầu có những trăn trở của giấc mộng đầu. Dung không hiểu nỗi những người lớn
- những người từ đời xửa đời xưa
- làm sao có thể giản lược thân phận con gái vào một sự mặc cả, một sự đổi chác nằm dưới nhãn hiệu môn đăng hộ đối. Tình cảm, cái phần hồn của con người, thì các bậc ấy có biết không? Ở thời của họ, phỏng họ không có cái phần hồn đó chắc? Ở Ngôn cái nổi loạn của người con trai trước việc hôn phối xưa nghìn đời mới mãnh liệt hơn. Lại một lần nữa, hình ảnh Cái Hoài hiện về trong trí anh, làm cợm trong lòng một cảm giác không dễ chịu.
Nếu trong thời gian anh đi xa đằng đẵng này, bố mẹ Ở nhà đã tự tiện qua nhà cha mẹ Hoài dạm ngỏ để giữ chỗ cho anh thì sao? Trước kia, thỉnh thoảng anh có nghĩ đến viễn ảnh này và thấy lòng dửng dưng, không bận tâm chút nào. Nhưng bây giờ thì không thể chấp nhận được. Đối diện Dung anh thầm nhủ lòng, trăm nghìn lần không được!. Nắm bàn tay phải của Dung trong đôi bàn tay mình và nhìn sát mặt nàng, Ngôn chậm rãi nói:
- Anh muốn hỏi điều này. Nếu anh về quê thưa chuyện với ba mẹ anh, để hai ông bà vào đây cho biết em, và chính thức nhờ mai mối đến thưa chuyện với gia đình em, thì em nghĩ sao?
Dung im lặng, chờ cho thoáng xúc động qua đi, mới ấp úng:
- Em không biết....
Ngôn nhìn mái tóc phủ xuống khuông mặt cúi thấp của Dung, và bỗng thấy dâng lên trong lòng một mến thương đến tội nghiệp. Anh hạ thấp giọng, nói như một lời cam kết, một vỗ về tin yêu:
- Anh sẽ về trình bày với ba mẹ anh về em....
Một lát, Dung nói:
- Rồi ba em hỏi em quen biết, hẹn hò với anh hồi nào, em biết nói sao đây!
- Anh tin rằng mình đường đường chính chính thú tội hết thì người lớn sẽ tha thứ. Dung lại lặng im, lòng nửa tin tưởng, nửa lo lắng về giải pháp của người yêu. Thực ra, cái bất an trong lòng Dung bắt nguồn từ cái nhìn tiêu cực cố hữu của cha mẹ cô về tập thể thủy thủ ghe bầu. Cô biết hơn ai hết cha cô chẳng bao giờ coi trọng những con người tứ phương đó mà ông thường dùng những lời đầy miệt thị để gọi
- cái tụi ghe bầu, cái đồ ghe bầuỂ, v.v. Sau lần hò hẹn đó, người con trai nuôi trong lòng một quyết tâm đi tới, và thoáng thấy nẽo đường tình của mình khá phẳng phiu, khá tươi sáng, và người con gái thì lòng ngổn ngang trăm mối, lo sợ lẫn hy vọng. Nhưng có một điều, cả hai cùng không ngờ tai họa đã giáng xuống
- không biết có phải từ cái đêm cuối đó, hay từ trước rồi mà họ không hay biết! Trưa hôm sau, Thu từ nhà tức tốc chạy ra gian hàng xén báo tin chẳng lành cho chị:
người cha ra lệnh Dung về nhà gặp ông, để cửa hàng cho Thu trông coi tạm. Dung có gạn hỏi Thu, nhưng vô ích, vì cô em cũng chẳng hiểu trời trăng gì về mệnh lệnh này.
Bước vào nhà, Dung gặp ngay tại cửa vẻ mặt lo lắng của mẹ. Cô ngập ngừng mấy giây, rồi đi thẳng vào trong nhà, rón rén đến bên cha cô đang ngồi vừa trầm ngâm vừa hầm hầm. Cái ngước nhìn lạnh như tiền, rồi tiếp theo một tràng câu hỏi cung của ông làm Dung có cảm tưởng lưng mình vừa bị ai xối một gáo nước lạnh. Ngay phút đầu dấn thân vào cuộc phiêu lưu tình ái này Dung đã có cái bất an thường trực là khó tránh khỏi tai mắt của cái thành phố nhỏ như bụm tay này, và nay thì điều nàng nơm nớp chờ đợi đã đến! Qua một khoảnh khắc sợ hãi, Dung bỗng thấy mình bình tĩnh lạ thường. Cô chối phăng tất cả những câu hỏi trói buộc của người cha, một mực nói mình chỉ đến nhà bạn bè chơi, hoặc đi hóng mát ở bờ sông, chứ tuyệt nhiên không hề quen biết, không hề hẹn hò với chàng trai nào. Đến nông nỗi nầy, cô thấy có nhận cũng không nhẹ tội, cũng không xoay chuyển tình thế. Dùng hăm dọa để gạn hỏi không đi tới đâu, người cha bắt đầu dùng vũ lực. Ông đứng lên, đến bên giàn bếp lôi con roi mây màu vàng nhạt, cái màu báo hiệu những đớn đau! Dung thấy hồn vía lên mây, nhưng cố tâm niệm trong lòng để đừng nao núng, mày chớ dại khai, vì có khai cũng không thoát khỏi tội, không thoát khỏi hình phạt; không mở miệng thì may ra còn có đường.... Dung đã rên la, đã van xin, đã quằn quại dưới những đường roi phũ phàng vút đơm đớp xuống người cô, nhưng tuyệt nhiên cô không hề nói một câu gì nhận tội. Mẹ cô hết chịu nỗi những tiếng kêu khóc của con, đã lăn xã vào dựt con roi từ tay chồng và khuyên ông bình tĩnh lại, nếu không muốn giết con. Mặc cho Dung khăng khăng chối quanh, ông Tú Diệp, cha cô, vẫn tin lời mách bảo người ngoài. Ông thấy con gái ông đã là trái bom sắp nổ trong nhà! Trong đầu ông đang lóe lên một giải pháp chống bom nổ. Ông phải cho vời người mai mối của viên công sứ Pháp đến càng sớm càng tốt, trước khi mọi sự thành quá trễ. Cái đau đớn của đòn roi là thế, như xé da xé thịt, nhưng cái đau do những lời của cha cô đi kèm theo mới làm tan nát lòng Dung. Mày làm điếm nhục gia phong, mày chạy theo một thằng đi ghe bầu.... , thà tao giết mày cho rãnh, còn hơn để mày làm uổng công lao cha mẹ nuôi dạy.... Bấy nhiêu lời đã quá lắm rồi, còn gì tàn nhẫn hơn. Ngôn mà nghe những lời này không biết anh sẽ đau khổ đến mức nào, sẽ tuyệt vọng như thế nào? Sao con người cứ bị nô lệ thành kiến mãi, cứ cư xử bất công với đồng loại mãi thế này! Thật mĩa mai, có lẽ giờ này Ngôn đang vui sướng trong lòng với niềm tin rằng mình đường đường chính chính thú tội hết thì người lớn sẽ tha thứ. Dung đã biết trước, cha mẹ cô không dễ gì chấp nhận Ngôn. Và đó là thành lũy mà cả hai cảm thấy quá bất lực không cách gì vượt quạ Từ hôm đó Dung bị cấm cung trong nhà. Thu thay thế chị trông coi cửa hàng. Chẳng ai báo cho Ngôn hay những gì xãy ra. Đêm hôm sau lại đến lịch trình hẹn cách nhật của hai người.
Dung cấp tốc nhờ Thu đến điểm hẹn thông báo tình hình cho Ngôn rõ. Trong bức thư vắn tắt cho người yêu Dung chỉ viết ba điều thông tin cần thiết:
việc nói chuyện giữa gia đình đôi bên là ảo tưởng, trăm nghìn lần không thể thực hiện được; cuộc tình coi như đã chết, đừng tìm cách gặp nhau nữa; lời chúc vĩnh biệt. Nhưng Ngôn không đọc thư tại chỗ. Nghe Thu thuật lại mọi chuyện, Ngôn đứng lặng người hồi lâu, đầu óc như tê liệt. Mọi sự diễn tiến nhanh quá làm anh sững sốt. Tưởng tượng những đường roi Dung phải hứng chịu, Ngôn tưởng như da thịt mình cũng đau lây. Qua phút giây bàng hoàng, anh kiểm điểm lại những gì mình vừa được Thu kể lại, nhất là thái độ không dung hòa của ông Tú Diệp, và thấy một nỗi tuyệt vọng ghê gớm ngự trị trong lòng. Anh đứng như trời trồng, hai tay buông thỏng. Thu chưa từng thấy một hình ảnh nào tội nghiệp hơn, ở một người trẻ hay một người già, hay một đứa bé. Nó là hiện thân của cái gì cùng cực bên trong một con người, cùng cực tới mức phải vỡ ra ở cái dáng điệu kia! Ngôn thấy mình không còn gì để trông đợi, để vui sướng trên đời này nữa. Thu bỗng thấy ái ngại cho người con trai này. Cô muốn nói một lời gì để làm dãn bớt độ căng của sợi dây sắp đứt:
- Anh cần viết thư cho chị Dung, cứ đến chỗ em bán và kín đáo đưa cho em. Trong khả năng của mình em nguyện sẽ làm những gì anh giao. Thôi, em về đây.
Dung nằm liệt giường từ hôm bị trận đòn lớn nhất trong đời con gái. Không phải cô muốn tuyệt thực, nhưng chẳng thiết gì đến ăn uống. Mẹ cô vẫn ra vào buồng ngủ của cô thăm nom, sợ con gái có bề gì. Nể lời mẹ, Dung phải ngồi dậy ra bàn ăn qua loa, rồi lại vào nằm vùi. Thân thể cô đau nhừ, nhưng đó chỉ là cái đau đớn của thể xác, cô chẳng mấy quan tâm. Cái thương tích trong lòng mình mới là cái gì Dung thấy không dễ lành. Dung nghe loáng thoáng người mai mối nào đó đã đến theo lời mời của cha cộ Lại về vấn đề viên công sứ Pháp. Dung bỗng thấy dửng dưng, chán chường. Không lấy được người mình yêu, thì giữa việc đi lấy một người khác chủng tộc, và lấy một người Việt xa lạ, cô chẳng thấy có gì khác nhau. Mấy ngày sau Dung được biết thêm một tin tức mới:
duyên phận cô đã được an bài, gia đình đã sẵn sàng đón nhận lễ dạm hỏi của ông Russel, viên quan cao cấp nhất của Pháp tại tỉnh Quảng Nam, trong ít ngày nữa. Dung chạnh nghĩ đến Ngôn, giờ này chắc đang đau khổ không kém mình. Ngay từ đầu Dung đã quyết định tuyệt nhiên không cho Ngôn biết việc gả bán của mình. Lòng anh đã tan nát nhiều rồi, có ích chi bắt anh ấy nhận thêm cái nhát chém độc địa này nữa. Cô đã cẩn thận căn dặn em về điều này.
Ngôn đã đọc những lời vắn tắt trong thư Dung. Thật đã hết rồi, không còn gì. Ngày bỗng dài lê thê và trống vắng đến kinh khủng. Anh thử tìm quên, thử chạy trốn thực tại trong men rượu, như những người khác từng làm. Và cơn say không giúp anh quên mọi chuyện, chỉ dằn vặt thể xác anh thôi! Ngôn ngồi rũ như chiếc lá héo, bên cạnh chung rượu uống dở trong chiếc quán xiêu vẹo trong làng Gành, một xóm dân chài nằm sát Cửa Đại. Vạn vật quay cuồng, nhảy múa trước mặt anh, khuông mặt người con gái chủ quán khi mờ khi rõ, thỉnh thoảng liếc nhìn anh bỡ ngỡ. Họ gặp nhau đôi lần. Cô gái có diện mạo rất xoàng, nếu không muốn nói xấu xí. Cô chưa hề thấy anh con trai này mua rượu của cô bao giờ; ngoại trừ vài lần mua kẹo bánh, và nước dừa giải khát. Ngôn khám phá một điều:
men rượu làm nhòa đi những tiểu tiết mọi vật, khiến chúng bớt xấu xí, thậm chí khiến chúng đẹp hẳn lên. Như gương mặt người con gái bán hàng này. Ngôn thấy cô ta có nét quyến rũ lạ thường. Ngôn không nhớ mình đã nói gì, chỉ thấy cô ta bỏ quán đi nhanh ra ngoài.
Rồi anh thấy hai người bạn đồng thuyền bước vào, dìu anh ra về....
Ngôn thức sớm hơn thường lệ. Biển xanh xám, vì mặt trời chưa lên. Anh hít thở không khí mát mẻ bình minh, và thấy dễ chịu một chút, tuy đầu vẫn nặng trĩu và choán váng. Anh lại thấy lo sợ vì một ngày thật dài, thật lê thê trước mặt. Lần đầu tiên trong đời anh say rượu, và có lẽ chỉ một lần rồi thôi. Để làm gì, nếu phải tự hành hạ mình như thế! Ngôn thấy mình phải rời bỏ nơi đây càng sớm càng haỵ Một xê dịch, một chuyển đổi không gian có lẽ là điều anh cần có để qua cơn khủng hoảng này. Nhưng chiếc ghe anh biết đến khi nào mới nhổ neo. Với tình hình lên xuống hàng hóa này, cộng với yếu tố gió mùa, có nhanh lắm cũng cả tháng trời nữa nó mới nhúc nhích. Hôm qua Ngôn vừa nghe một người bạn nói chiếc ghe Phan Thiết nằm ở cuối bãi sẽ nhổ neo về lại bến nhà trong vòng không tới mười hôm nữa. Ngôn đang dự định đi xa Thanh Hóa, càng xa càng tốt. Trong nỗi đau khổ này anh không còn lòng dạ nào về nhà, để rồi bị cha mẹ bắt lấy vợ để nối dõi tông đường, để gia đình thêm nhân công! Và Ngôn đang manh nha trong đầu ý định đầu quân ghe kia. Sau khi được ghe Phan Thiết thâu nhận và biết đích xát còn đúng năm hôm nữa rời bến, Ngôn đã viết cho Dung một bức thư dài, trong đó anh nói về phương trời vô định, về nỗi lòng của mình, và chúc người ở lại bình yên, may mắn, sớm quên đi mọi buồn phiền. Nhưng cuộc tình bất hạnh ngắn ngủi dường như cũng được ông trời nghĩ lại ban cho một trùng hợp hiếm quí để đôi kẻ yêu nhau có dịp tiễn biệt nhau. Dung nhẩm tính và thấy cái đêm Ngôn nhổ neo cô cũng sẽ có mặt tại nhà chú của mình ở Phước Trạch theo lệnh của cha mẹ để sáng sớm hôm sau kịp phụ giúp làm cỗ đãi đám cưới trong gia đình. Dung muốn gặp người yêu lần cuối. Và qua trung gian của Thu, hai người đã tái lập chiếc cầu hẹn hò vào đêm biệt ly trên đồi cát gần cầu Làng Câu, trông ra biển, một địa điểm khá tình tứ và cách xa xóm làng. Một đêm tháng bảy không trăng, với bầu trời đầy sao, và gió biển dìu dịu, Dung và Ngôn đã gặp bên bờ biển để từ biệt nhau. Nói gì bây giờ, và chẳng có bao điều để nói. Ngôn đã nắm đôi bàn tay run rẩy của Dung, đã quàng tay ra sau lưng người con gái, ôm siết nàng. Thốt nhiên, nỗi tuyệt vọng trở lại xâm chiếm lòng anh
- một nỗi hận thì đúng hơn. Anh không rõ mình oán hận ai. Anh chỉ biết trút tội vào duyên số. Thình lình Ngôn bóp mạnh tay Dung và nhìn thẳng gương mặt trắng bệt trong bóng tối nhờ nhờ của đêm. Dưới ánh sáng ban ngày thì Dung đã có thể thấy lúc đó mắt người yêu long lanh khác thường. Trong đầu Ngôn vừa lóe lên cái ý nghĩ táo bạo rũ Dung trốn theo mình. Anh ngập ngừng một giây rồi bỗng lấy làm lạ nghe giọng mình nói:
- Thôi em về đi kẻo người nhà lại biết mình ở đây.
Duyên tình mình chỉ bấy nhiêu thôi. Ở lại bình yên nhé. Cố quên đi, đừng nghĩ đến nhau nữa.
Ngôn có cảm tưởng anh nói câu cuối để tự khuyên mình. Dung như chợt tỉnh cơn mê với mấy lời nói chán chường của Ngôn. Nàng không dằn được một tiếng nấc lúc nhìn cái bóng mờ mờ của Ngôn nhòa dần về phía biển. Người con trai nghe rõ tiếng nấc đằng sau mình, và rão bước nhanh hơn, sợ phải nghe thêm nữa.
Trong cơn đau giã biệt, với nước mắt cứ chảy dài xuống má, thấm mặn môi, Dung bỗng cảm thấy một thoáng nhẹ nhõm vừa len vào lòng. Ôi còn danh dự gia đình, còn đời con gái. Dung thầm cám ơn Ngôn đã không sai khiến mình làm chuyện đó.... Cô đã cảm thấy mình bé nhỏ, mềm nhũn, hầu như sắp tan biến trong vòng tay Ngôn trong bóng tối đồng lõa, nói chi đến cưỡng lại những gì anh sai khiến. Cái siết tay mạnh, cái nhìn sát gần, dù bóng đêm đã che đậy tín hiệu của đôi mắt, cũng đủ mách bảo trực giác con gái một điều gì, và Dung biết mình yếu đuối chờ đợi. Nhưng điều người con gái linh cảm và dự tính trong đầu người con trai đã không là một. Dung lau nước mắt, ngồi nấn ná một lúc cho gương mặt trở lại sắc diện bình thường trước khi trở về nhà chú Cam. Cô nhìn ra biển đen ngòm. Những ánh đèn thuyền leo lét rãi rác đó đây, gần bờ, và ngoài khơi. Dung thấy chúng nhấp nháy trong cô đơn và tuyệt vọng. Bầu trời đầy sao. Ngôn sẽ nhổ neo đêm naỵ Một người sẽ lênh đênh vô định, một người là ván sắp đóng thuyền. Ôi đêm Cửa Đại, đêm mịt mùng, thăm thẳm....
Nhưng cả Cửa Đại lẫn Dung và Ngôn đều không biết và không ngờ rằng mấy mươi năm sau lại có một người của thế hệ thứ ba tên là Natalie, từ một nơi xa xôi trên thế giới đã về đây và đã làm phục hồi câu chuyện ấy trong trí mình, trong tiếng gió biển thiên thu bất tận trên các cồn cát của làng Phước Trạch....

Hết

Các tác phẩm khác của Hà Kỳ Lam

Trang Nhật Ký

Chiếc Trực Thăng Cuối Năm

Chiếc Bàn Học

Bên Bờ Thác Yaly

Ba Mươi Năm Ấy