Tình phụ tử
Tác giả: Hồ Thuỷ Giang
Theo lời bác sĩ thì ông chỉ còn sống không quá ba tháng nữa.
Chỗ nằm của ông đặt gần ô cửa sổ rộng, thoáng đãng. Nhưng đối với ông lúc này, ô cửa đầy gợi cảm kia chỉ có tác dụng như sự khép mở tối, sáng của trời đất. Mỗi một lần như thế nghĩa là một ngày, đêm đã trôi qua, đưa ông xích lại gần thêm với cõi vĩnh hằng.
Ông là một người thành đạt, quá thành đạt. Từ nhỏ tuy thất học nhưng nhờ sự thông minh, nhạy bén trời phú nên chỉ trong vòng hơn mười năm kinh doanh sắt thép phế, ông đã có trong tay hàng tỷ bạc. ấy vậy mà phút sắp chót đời, ông phải mang một nỗi áy náy không nhỏ về tình phụ tử đối với đứa con gái duy nhất của mình.
Từ ngày lấy bà vợ kế, ông đã cho xây thêm ngôi nhà mới ở thổ đất khuất vắng, yên tĩnh này để thụ hưởng tuổi xế chiều. Ngôi nhà cũ đẹp và to như cái biệt thự ở ngoài thành phố kia để trống. Thỉnh thoảng ông cho khách thuê buôn bán lặt vặt, cốt cho không khí đỡ quạnh vắng chứ không phải vì tiền. Ngôi nhà đang ở ông cho mang tên bà vợ kế. Còn cái nhà bỏ không kia, trong dự định, ông sẽ cho cô con gái thừa kế. Sự việc nghĩ cũng đơn giản và hợp lẽ, thế mà mấy năm nay vẫn không thực hiện nổi. Nguyên nhân chỉ vì chuyện trớ trêu trong cuộc tình duyên của cô con gái: Cô thì đã thề sống chết với một anh chàng tên Quang nào đó nhưng ông thì kiên quyết không đồng ý. Tiếp xúc vài lần với chàng rể tương lai, ông quả quyết Quang là một thằng vô đạo đức, không biết phân biệt người trên, kẻ dưới. Mặc dù đã nhiều lần được nghe cô con gái giải thích vị tình quân của cô là một người ruột để ngoài da, ăn nói bỗ bã chứ bụng dạ không có gì xấu nhưng ông vẫn không chuyển.
Năm ngoái, Quang đi xuất khẩu lao động. Ông mừng, cho là con ông sẽ quên cái thằng "đem sức đi bán" ấy. Ai ngờ, nó vẫn khăng khăng chờ đợi. Ông tức giận đùng đùng tuyên bố thẳng thừng: "Nếu vẫn quyết lấy thằng ấy thì ra đê mà ở". Ông đề ra nguyên tắc bất di bất dịch là việc chuyển nhượng ngôi nhà chỉ được thực hiện khi nào con gái ông chịu rời bỏ "cái thằng cấc lấc" kia. Ông đã xuống thang tới mức: "Thằng nào cũng được, miễn không phải là thằng ấy".
Nguyên tắc này của ông được bà vợ kế tán thành tuyệt đối.
Sự giằng co đã diễn ra ngót hai năm nay vẫn chưa ngã ngũ. Bây giờ, cái thông báo khủng khiếp của bệnh viện về cái chết của ông liệu có xoay chuyển được mọi chuyện không?
Như thường lệ, mỗi buổi tối chủ nhật, ông cho gọi con gái tới. Con gái, giọng vẫn u tối như bao lần:
- Thưa bố, bố hãy để con chung thuỷ với người mình yêu!
Ông như thở hắt ra:
- Nhưng con ơi, bố sắp chết rồi, con nghĩ lại đi.
Cô gái ứa nước mắt, nhìn trân trân vào đôi vai dúm dó của ông. Bà dì ngồi ở góc nhà réo rắt:
- Sao cô cứ ngang ngạnh mãi như vậy nhỉ? Bố cô đến chết sớm hơn vì cô đấy.
Cô gái kín đáo bĩu môi: "Bà mong bố tôi chết ngay ngày mai để ngôi nhà kia hoàn toàn thuộc sự thừa kế của bà. Tôi đi guốc trong bụng bà ấy. Chứ tình nghĩa gì bà!". Cô nói:
- Thưa dì, nhưng con đã yêu anh ấy.
- Yêu, yêu mà không có lấy mảnh đất cắm dùi thì cùng đói rã họng ra cô ạ.
- Thưa dì, đúng là như thế ạ. Nhưng cũng không có nghĩa cứ thấy của rả là đâm đầu vào.
Bà dì thừa hiểu đấy là cú móc hiểm của cô con chồng, nhưng bà im lặng. Lúc này im lặng là thượng sách. Ông già vật vã:
-Thôi! Thôi! Đừng ai nói gì nữa. Bây giờ bố quyết định thế này: Nếu con chịu lấy người khác thì trước khi chết, bố sẽ tổ chức đám cưới cho con thật đàng hoàng, rồi sẽ làm ngay mọi thủ tục giấy tờ về ngôi nhà cho vợ chồng con. Nếu con vẫn cố tình không nghe thì trước khi chết bố sẽ tạm sang tên ngồi nhà cho dì đây. Sau đó, dì sẽ định đoạt mọi việc.
Cô gái cắn môi tưởng đến bật máu. Như vậy là bà ta sẽ cướp trắng ngôi nhà ngay trước mũi cô. Những lần trước, nghe bố nói vậy cô không thấy điều gì ái ngại. Vì cô nghĩ, bố còn sống thì gia tài vẫn là của chung không đi đâu mà mất. Nhưng tới giờ phút này, câu nói ấy của bố chính là sự định đoạt mất còn. Ngôi nhà vào tay bà ta thì chỉ vài tháng sau chắc chắn nó sẽ biến thành đô-la ngay. Nếu không tỉnh táo, ngôi biệt thự kia chỉ trong phút chốc sẽ rơi ngày vào tay của kẻ giời ơi, đất hỡi mới chui vào gia đình cô vài năm nay. Rồi bà ta sẽ tha hồ vừa hưởng lộc vừa chửi thầm hai bố con cô. Lòng ngực cô đau quặn trước mối hiểm hoạ đang cận kề.
Cô suy nghĩ hồi lâu rồi khẽ nói:
- Thưa bố, bố cho con một thời gian.
- Nhanh lên con nhé. Bố không còn bao lâu nữa đâu! Giọng ông già khắc khoải.
Một tuần sau, cô đến bên giường bố.
- Thưa bố, con đã nghĩ kỹ. Con muốn nghe theo lời bố. Nhưng bố và dì phải cho con một thời gian. Chuyện trăm năm không thể vội vàng được.
Ông cố nén đau, nhổm hẳn người dậy mà năm chặt lấy tay con gái. Cuối cùng, nó cũng đã biết nghe lời ông. Nước mắt ông ứa ra. Đó là những giọt nước mắt của tình phụ tử mà lâu lắm mới có dịp tuôn ra từ cặp mắt già nua của ông.
Bà dì, đang xé tờ lịch, nghe cô con chồng nói, liền sững lại. Bà chột dạ "nó đã chịu nghe lời bố nó thật sao? Cái con bé ấy mà lại chịu đầu hàng thì cũng là sự lạ đây".
Nhìn cô con chồng với dáng người thô ráp, đang giương cặp mắt vảy cá đỏ hoe nhìn bố, bà chợt bật cười:"Như cái ngữ cá rô đực kia thì sao kiếm nổi một thằng chồng trong vòng một vài tháng cơ chứ!". Bà nghĩ bụng, nó định trấn an bố nó hay định thực hiện một mưu đồ gì? Bà mon men đến gần, tung ra một câu nói nửa như giao kèo, nửa như thách đố:
- Tôi cũng lấy làm mừng. Nhưng để cho bố cô thật yên tâm, cô cứ phải cho chúng tôi "mục sở thị". Nghĩa là cứ phải có giấy kết hôn đàng hoàng rồi thì tính gì mới tính. Có phải thế không ông?
- Bà nói phải! Nhưng dù sao như thế là con nó đã biết phục thiện.
Cô gái nhìn bà dì với vẻ căm ghét:" Bà không phải thách. Cứ đợi đấy!" Nhưng chỉ thoảng qua một vài giây, giọng cô liền dịu xuống:
- Thưa dì, con sẽ cố gắng làm cho bố và dì vui lòng.
- Được! Dì chờ!
Chỉ có cô gái mới nghe được tiếng gió rít qua hai tiếng "dì chờ" của bà.
Ông già chỉ còn nằm như một khối bất động. Có lẽ chỉ còn có đôi mắt và cánh tay phải của ông là còn sống. Quả là đến tử thần cũng khéo léo và giàu lòng nghĩa hiệp với con người. Vẫn giành lại đôi mắt để ông còn nhìn thấy tờ giấy kết hôn của con ông. Vẫn còn dành lại cánh tay để ông còn ký vào văn bản chuyển nhượng ngôi nhà. Vì con mà đôi mắt và cánh tay của ông không nỡ chết. Cảm động xiết bao tình phụ tử!
Còn đối với bà dì thì đang là phút tám chín của trận đấu. Tim bà mỗi ngày lại đập nhanh, chậm thất thường.
Đúng lúc ấy thì cô gái đột ngột dẫn về nhà một chàng trai còn khá trẻ, khoẻ mạnh, rắn rỏi. Đôi mắt hiền từ, lanh lợi. Chàng chào bố, mẹ vợ tương lai bằng một giọng lễ phép:
- Cháu chào hai bác. Biết bác bệnh mà hôm nay mới đến thăm. Mong hai bác tha lỗi.
Ông bố có cảm tình ngay với lời nói e dè nhưng lại rất hoạt bát của chàng rể tương lai. Ông thầm nghĩ "Đấy! Phải cái thằng như thế thì mới có thể đem lại hạnh phúc cho con suốt đời được, con gái ạ".
Bà dì thì mặt mũi tối tăm lại. Bà những tưởng cùng lắm thì co con chồng, lúc quẫn cũng chỉ có thể dẫn về một thằng già tóc hoa râm, cưới quách cho xong chuyện, cốt để chiếm lấy ngôi nhà. Nếu như thế thì tuy ngôi nhà tuột khỏi tay bà nhưng lòng bà cũng thoả mãn, vì đã dìm được đời nó xuống bùn đen, cho nó bớt vênh cái mặt khỉ lên.
Bà dì nuốt nước bọt đánh "ực" như là cho trôi "cục tức" xuống bụng, rồi hỏi một câu thường lệ:
- Anh là người đâu ta?
- Thưa bác, cháu người Gia Lâm. Nhưng có thời gian cùng học với Mai ở Hà Nội. Cũng chẳng giấu gì bác, hồi đó chúng cháu có cảm tình với nhau nhưng rồi vì một vài trắc trở. Hồi đầu tháng tình cờ chúng cháu gặp nhau. Rồi hiểu nhau. Thế là tình cũ nghĩa xưa...
Bà dì ngúc ngắc cái cổ:"Hèm! Tình nghĩa đếch gì anh. Chắc là nó đưa ngôi nhà hai tỷ ra để mồi chài anh chứ gì. Cái hạng đàn ôngchưa thấy của đã tối mắt lại như anh thì đáng xẻo ... cho chó ăn".
Ông bố sung sướng đến tột cùng. Đôi mắt ông rực lên như hai vì sao. Ông cố nở một nụ cười vàng úa:
- Vì hoàn cảnh nhà ta. Bố đồng ý miễn tất cả những thủ tục rườm rà. Cốt sao công việc nhanh gọn.
Ông quay sang nói với vợ bằng giọng dứt khoát:
- Bà chuẩn bị mọi thứ giấy tờ để đến khi các con nó đăng ký kết hôn xong là có thể sang tên ngôi nhà.
Tất cả do tạo hoá sắp đặt mà sao mọi việc diễn ra tuần tự và gọn gàng như có bàn tay người sắp đặt: Sau hôm cưới đúng một hôm thì ông già chết. Ông ra đi an nhàn, thảnh thơi, mãn nguyện. Phút lâm chung, có đủ mặt vợ, con gái, con rể. Điều hạnh phúc nhất có lẽ là ông được ra đi trong tình phụ tử thiêng liêng, không một vết rạn.
Bây giờ thì cái gia đình còn lại của ông chia làm hai mảnh. Bà dì đã phải thu mình lại trong ngôi nhà dành cho bà chứ không còn cách nào vươn cái vòi bạch tuộc sang ngôi nhà hai tỷ kia nữa. Ngôi biệt thự ấy chỉ còn lại vợ chồng cô gái. ấy thế mà không phải! Giây sáu mươi của phút chín mươi mới thực sự là khoảnh khắc cuối cùng của trận đấu.
Hãy nghe cuộc đối thoại của đôi uyên ương.
Chàng trai:
- Thế là thằng em đã hoàn thành xuất sắc vai diễn mà bà chị giao cho nhé.
Cô gái:
- Cũng là bất đắc dĩ tôi mới phải bày ra cái trò này. Tôi mà không khéo thì mất cả chì lẫn chài với mụ dì ghẻ ấy. Cho nên đành chọn cái cách mất chì nhưng giữ được chài.
Chàng trai cười to:
- Chì chị cũng chẳng chịu mất. Đêm tân hôn em cứ phải nằm trằn trọc ở góc nhà kia. Trong lá thư để lại cho anh Quang. Em đã nhấn mạnh cái câu:"Xin anh cứ yên tâm là chị Mai vẫn còn nguyên trinh tiết. Nếu không tin, anh cứ đi xét nghiệm. ở ta cũng đã có dịch vụ này. Chỉ năm trăm nghìn là có thể phân biệt được trinh thật hay trinh giả".
- Thôi đi! Viết gì thì viết. Đừng có nói năng bô lô bô loa.
Đọc một đoạn giấy tờ gồm một đơn xin ly hôn với chủ đề:"Chỉ sống với nhau vài ngày nhưng chúng tôi đã cùng cảm nhận sâu sắc sự bất hạnh của cả hai" và một lá thư thật thà, sòng phẳng gửi cho Quang, cuối cùng cô gái kết luận:
- Khá lắm! Tôi với cậu đã thực hiện tốt hợp đồng. Bây giờ gửi cậu 50 triệu. Không thiếu một xu. Và xin cảm ơn cậu.
- Ngược lại, em còn phải cảm ơn chị thì mới phải. Em ngồi bợ mặt ở cái "chợ người" ấy, cùng lắm cũng chỉ kiếm nổi vài chục một ngày. Số tiền nàybằng ngót chục năm lao động của em. Gặp được chị là phúc nhà em to như cái đình.
- Thôi đừng bẻm mép. Đếm tiền đi rồi biến. Nhớ là đừng bao giờ được vác mặt về đất này. Những việc còn lại tôi sẽ lo. Xử li hôn cũng sẽ vắng mặt cậu.
Chàng trai cất tiếng, úp chiếc mũ bộ đội đã sờn lên đầu rồi đứng dậy:
- Thưa chị, nếu như sau này anh Quang về mà có điều gì trục trặc xin chị cứ tìm lại em. Thằng em trông thế này nhưng bầu trời rộng mở lắm.
- Thôi! Cút!
Chàng trai cười khì khì.
Không hiểu trên đời này, có người chồng nào bị vợ đuổi khỏi nhà sau đêm tân hôn mà lại hớn hở như anh chàng này không?
Theo lời bác sĩ thì ông chỉ còn sống không quá ba tháng nữa.
Chỗ nằm của ông đặt gần ô cửa sổ rộng, thoáng đãng. Nhưng đối với ông lúc này, ô cửa đầy gợi cảm kia chỉ có tác dụng như sự khép mở tối, sáng của trời đất. Mỗi một lần như thế nghĩa là một ngày, đêm đã trôi qua, đưa ông xích lại gần thêm với cõi vĩnh hằng.
Ông là một người thành đạt, quá thành đạt. Từ nhỏ tuy thất học nhưng nhờ sự thông minh, nhạy bén trời phú nên chỉ trong vòng hơn mười năm kinh doanh sắt thép phế, ông đã có trong tay hàng tỷ bạc. ấy vậy mà phút sắp chót đời, ông phải mang một nỗi áy náy không nhỏ về tình phụ tử đối với đứa con gái duy nhất của mình.
Từ ngày lấy bà vợ kế, ông đã cho xây thêm ngôi nhà mới ở thổ đất khuất vắng, yên tĩnh này để thụ hưởng tuổi xế chiều. Ngôi nhà cũ đẹp và to như cái biệt thự ở ngoài thành phố kia để trống. Thỉnh thoảng ông cho khách thuê buôn bán lặt vặt, cốt cho không khí đỡ quạnh vắng chứ không phải vì tiền. Ngôi nhà đang ở ông cho mang tên bà vợ kế. Còn cái nhà bỏ không kia, trong dự định, ông sẽ cho cô con gái thừa kế. Sự việc nghĩ cũng đơn giản và hợp lẽ, thế mà mấy năm nay vẫn không thực hiện nổi. Nguyên nhân chỉ vì chuyện trớ trêu trong cuộc tình duyên của cô con gái: Cô thì đã thề sống chết với một anh chàng tên Quang nào đó nhưng ông thì kiên quyết không đồng ý. Tiếp xúc vài lần với chàng rể tương lai, ông quả quyết Quang là một thằng vô đạo đức, không biết phân biệt người trên, kẻ dưới. Mặc dù đã nhiều lần được nghe cô con gái giải thích vị tình quân của cô là một người ruột để ngoài da, ăn nói bỗ bã chứ bụng dạ không có gì xấu nhưng ông vẫn không chuyển.
Năm ngoái, Quang đi xuất khẩu lao động. Ông mừng, cho là con ông sẽ quên cái thằng "đem sức đi bán" ấy. Ai ngờ, nó vẫn khăng khăng chờ đợi. Ông tức giận đùng đùng tuyên bố thẳng thừng: "Nếu vẫn quyết lấy thằng ấy thì ra đê mà ở". Ông đề ra nguyên tắc bất di bất dịch là việc chuyển nhượng ngôi nhà chỉ được thực hiện khi nào con gái ông chịu rời bỏ "cái thằng cấc lấc" kia. Ông đã xuống thang tới mức: "Thằng nào cũng được, miễn không phải là thằng ấy".
Nguyên tắc này của ông được bà vợ kế tán thành tuyệt đối.
Sự giằng co đã diễn ra ngót hai năm nay vẫn chưa ngã ngũ. Bây giờ, cái thông báo khủng khiếp của bệnh viện về cái chết của ông liệu có xoay chuyển được mọi chuyện không?
Như thường lệ, mỗi buổi tối chủ nhật, ông cho gọi con gái tới. Con gái, giọng vẫn u tối như bao lần:
- Thưa bố, bố hãy để con chung thuỷ với người mình yêu!
Ông như thở hắt ra:
- Nhưng con ơi, bố sắp chết rồi, con nghĩ lại đi.
Cô gái ứa nước mắt, nhìn trân trân vào đôi vai dúm dó của ông. Bà dì ngồi ở góc nhà réo rắt:
- Sao cô cứ ngang ngạnh mãi như vậy nhỉ? Bố cô đến chết sớm hơn vì cô đấy.
Cô gái kín đáo bĩu môi: "Bà mong bố tôi chết ngay ngày mai để ngôi nhà kia hoàn toàn thuộc sự thừa kế của bà. Tôi đi guốc trong bụng bà ấy. Chứ tình nghĩa gì bà!". Cô nói:
- Thưa dì, nhưng con đã yêu anh ấy.
- Yêu, yêu mà không có lấy mảnh đất cắm dùi thì cùng đói rã họng ra cô ạ.
- Thưa dì, đúng là như thế ạ. Nhưng cũng không có nghĩa cứ thấy của rả là đâm đầu vào.
Bà dì thừa hiểu đấy là cú móc hiểm của cô con chồng, nhưng bà im lặng. Lúc này im lặng là thượng sách. Ông già vật vã:
-Thôi! Thôi! Đừng ai nói gì nữa. Bây giờ bố quyết định thế này: Nếu con chịu lấy người khác thì trước khi chết, bố sẽ tổ chức đám cưới cho con thật đàng hoàng, rồi sẽ làm ngay mọi thủ tục giấy tờ về ngôi nhà cho vợ chồng con. Nếu con vẫn cố tình không nghe thì trước khi chết bố sẽ tạm sang tên ngồi nhà cho dì đây. Sau đó, dì sẽ định đoạt mọi việc.
Cô gái cắn môi tưởng đến bật máu. Như vậy là bà ta sẽ cướp trắng ngôi nhà ngay trước mũi cô. Những lần trước, nghe bố nói vậy cô không thấy điều gì ái ngại. Vì cô nghĩ, bố còn sống thì gia tài vẫn là của chung không đi đâu mà mất. Nhưng tới giờ phút này, câu nói ấy của bố chính là sự định đoạt mất còn. Ngôi nhà vào tay bà ta thì chỉ vài tháng sau chắc chắn nó sẽ biến thành đô-la ngay. Nếu không tỉnh táo, ngôi biệt thự kia chỉ trong phút chốc sẽ rơi ngày vào tay của kẻ giời ơi, đất hỡi mới chui vào gia đình cô vài năm nay. Rồi bà ta sẽ tha hồ vừa hưởng lộc vừa chửi thầm hai bố con cô. Lòng ngực cô đau quặn trước mối hiểm hoạ đang cận kề.
Cô suy nghĩ hồi lâu rồi khẽ nói:
- Thưa bố, bố cho con một thời gian.
- Nhanh lên con nhé. Bố không còn bao lâu nữa đâu! Giọng ông già khắc khoải.
Một tuần sau, cô đến bên giường bố.
- Thưa bố, con đã nghĩ kỹ. Con muốn nghe theo lời bố. Nhưng bố và dì phải cho con một thời gian. Chuyện trăm năm không thể vội vàng được.
Ông cố nén đau, nhổm hẳn người dậy mà năm chặt lấy tay con gái. Cuối cùng, nó cũng đã biết nghe lời ông. Nước mắt ông ứa ra. Đó là những giọt nước mắt của tình phụ tử mà lâu lắm mới có dịp tuôn ra từ cặp mắt già nua của ông.
Bà dì, đang xé tờ lịch, nghe cô con chồng nói, liền sững lại. Bà chột dạ "nó đã chịu nghe lời bố nó thật sao? Cái con bé ấy mà lại chịu đầu hàng thì cũng là sự lạ đây".
Nhìn cô con chồng với dáng người thô ráp, đang giương cặp mắt vảy cá đỏ hoe nhìn bố, bà chợt bật cười:"Như cái ngữ cá rô đực kia thì sao kiếm nổi một thằng chồng trong vòng một vài tháng cơ chứ!". Bà nghĩ bụng, nó định trấn an bố nó hay định thực hiện một mưu đồ gì? Bà mon men đến gần, tung ra một câu nói nửa như giao kèo, nửa như thách đố:
- Tôi cũng lấy làm mừng. Nhưng để cho bố cô thật yên tâm, cô cứ phải cho chúng tôi "mục sở thị". Nghĩa là cứ phải có giấy kết hôn đàng hoàng rồi thì tính gì mới tính. Có phải thế không ông?
- Bà nói phải! Nhưng dù sao như thế là con nó đã biết phục thiện.
Cô gái nhìn bà dì với vẻ căm ghét:" Bà không phải thách. Cứ đợi đấy!" Nhưng chỉ thoảng qua một vài giây, giọng cô liền dịu xuống:
- Thưa dì, con sẽ cố gắng làm cho bố và dì vui lòng.
- Được! Dì chờ!
Chỉ có cô gái mới nghe được tiếng gió rít qua hai tiếng "dì chờ" của bà.
Ông già chỉ còn nằm như một khối bất động. Có lẽ chỉ còn có đôi mắt và cánh tay phải của ông là còn sống. Quả là đến tử thần cũng khéo léo và giàu lòng nghĩa hiệp với con người. Vẫn giành lại đôi mắt để ông còn nhìn thấy tờ giấy kết hôn của con ông. Vẫn còn dành lại cánh tay để ông còn ký vào văn bản chuyển nhượng ngôi nhà. Vì con mà đôi mắt và cánh tay của ông không nỡ chết. Cảm động xiết bao tình phụ tử!
Còn đối với bà dì thì đang là phút tám chín của trận đấu. Tim bà mỗi ngày lại đập nhanh, chậm thất thường.
Đúng lúc ấy thì cô gái đột ngột dẫn về nhà một chàng trai còn khá trẻ, khoẻ mạnh, rắn rỏi. Đôi mắt hiền từ, lanh lợi. Chàng chào bố, mẹ vợ tương lai bằng một giọng lễ phép:
- Cháu chào hai bác. Biết bác bệnh mà hôm nay mới đến thăm. Mong hai bác tha lỗi.
Ông bố có cảm tình ngay với lời nói e dè nhưng lại rất hoạt bát của chàng rể tương lai. Ông thầm nghĩ "Đấy! Phải cái thằng như thế thì mới có thể đem lại hạnh phúc cho con suốt đời được, con gái ạ".
Bà dì thì mặt mũi tối tăm lại. Bà những tưởng cùng lắm thì co con chồng, lúc quẫn cũng chỉ có thể dẫn về một thằng già tóc hoa râm, cưới quách cho xong chuyện, cốt để chiếm lấy ngôi nhà. Nếu như thế thì tuy ngôi nhà tuột khỏi tay bà nhưng lòng bà cũng thoả mãn, vì đã dìm được đời nó xuống bùn đen, cho nó bớt vênh cái mặt khỉ lên.
Bà dì nuốt nước bọt đánh "ực" như là cho trôi "cục tức" xuống bụng, rồi hỏi một câu thường lệ:
- Anh là người đâu ta?
- Thưa bác, cháu người Gia Lâm. Nhưng có thời gian cùng học với Mai ở Hà Nội. Cũng chẳng giấu gì bác, hồi đó chúng cháu có cảm tình với nhau nhưng rồi vì một vài trắc trở. Hồi đầu tháng tình cờ chúng cháu gặp nhau. Rồi hiểu nhau. Thế là tình cũ nghĩa xưa...
Bà dì ngúc ngắc cái cổ:"Hèm! Tình nghĩa đếch gì anh. Chắc là nó đưa ngôi nhà hai tỷ ra để mồi chài anh chứ gì. Cái hạng đàn ôngchưa thấy của đã tối mắt lại như anh thì đáng xẻo ... cho chó ăn".
Ông bố sung sướng đến tột cùng. Đôi mắt ông rực lên như hai vì sao. Ông cố nở một nụ cười vàng úa:
- Vì hoàn cảnh nhà ta. Bố đồng ý miễn tất cả những thủ tục rườm rà. Cốt sao công việc nhanh gọn.
Ông quay sang nói với vợ bằng giọng dứt khoát:
- Bà chuẩn bị mọi thứ giấy tờ để đến khi các con nó đăng ký kết hôn xong là có thể sang tên ngôi nhà.
Tất cả do tạo hoá sắp đặt mà sao mọi việc diễn ra tuần tự và gọn gàng như có bàn tay người sắp đặt: Sau hôm cưới đúng một hôm thì ông già chết. Ông ra đi an nhàn, thảnh thơi, mãn nguyện. Phút lâm chung, có đủ mặt vợ, con gái, con rể. Điều hạnh phúc nhất có lẽ là ông được ra đi trong tình phụ tử thiêng liêng, không một vết rạn.
Bây giờ thì cái gia đình còn lại của ông chia làm hai mảnh. Bà dì đã phải thu mình lại trong ngôi nhà dành cho bà chứ không còn cách nào vươn cái vòi bạch tuộc sang ngôi nhà hai tỷ kia nữa. Ngôi biệt thự ấy chỉ còn lại vợ chồng cô gái. ấy thế mà không phải! Giây sáu mươi của phút chín mươi mới thực sự là khoảnh khắc cuối cùng của trận đấu.
Hãy nghe cuộc đối thoại của đôi uyên ương.
Chàng trai:
- Thế là thằng em đã hoàn thành xuất sắc vai diễn mà bà chị giao cho nhé.
Cô gái:
- Cũng là bất đắc dĩ tôi mới phải bày ra cái trò này. Tôi mà không khéo thì mất cả chì lẫn chài với mụ dì ghẻ ấy. Cho nên đành chọn cái cách mất chì nhưng giữ được chài.
Chàng trai cười to:
- Chì chị cũng chẳng chịu mất. Đêm tân hôn em cứ phải nằm trằn trọc ở góc nhà kia. Trong lá thư để lại cho anh Quang. Em đã nhấn mạnh cái câu:"Xin anh cứ yên tâm là chị Mai vẫn còn nguyên trinh tiết. Nếu không tin, anh cứ đi xét nghiệm. ở ta cũng đã có dịch vụ này. Chỉ năm trăm nghìn là có thể phân biệt được trinh thật hay trinh giả".
- Thôi đi! Viết gì thì viết. Đừng có nói năng bô lô bô loa.
Đọc một đoạn giấy tờ gồm một đơn xin ly hôn với chủ đề:"Chỉ sống với nhau vài ngày nhưng chúng tôi đã cùng cảm nhận sâu sắc sự bất hạnh của cả hai" và một lá thư thật thà, sòng phẳng gửi cho Quang, cuối cùng cô gái kết luận:
- Khá lắm! Tôi với cậu đã thực hiện tốt hợp đồng. Bây giờ gửi cậu 50 triệu. Không thiếu một xu. Và xin cảm ơn cậu.
- Ngược lại, em còn phải cảm ơn chị thì mới phải. Em ngồi bợ mặt ở cái "chợ người" ấy, cùng lắm cũng chỉ kiếm nổi vài chục một ngày. Số tiền nàybằng ngót chục năm lao động của em. Gặp được chị là phúc nhà em to như cái đình.
- Thôi đừng bẻm mép. Đếm tiền đi rồi biến. Nhớ là đừng bao giờ được vác mặt về đất này. Những việc còn lại tôi sẽ lo. Xử li hôn cũng sẽ vắng mặt cậu.
Chàng trai cất tiếng, úp chiếc mũ bộ đội đã sờn lên đầu rồi đứng dậy:
- Thưa chị, nếu như sau này anh Quang về mà có điều gì trục trặc xin chị cứ tìm lại em. Thằng em trông thế này nhưng bầu trời rộng mở lắm.
- Thôi! Cút!
Chàng trai cười khì khì.
Không hiểu trên đời này, có người chồng nào bị vợ đuổi khỏi nhà sau đêm tân hôn mà lại hớn hở như anh chàng này không?