watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đêm hoa quỳnh nở - tác giả Hữu Phương Hữu Phương

Đêm hoa quỳnh nở

Tác giả: Hữu Phương

Thế là cuối cùng, nàng như một bóng chim, như một tăm cá, lại thoáng qua đời ông một lần nữa, đã làm cho tuổi già vừa yên ắng của ông lại rộn lên, thổn thức.
Phải chăng nàng đã hiểu được, cắt nghĩa được lỗi lầm của ông và sẵn sàng tha thứ? Ý nghĩ này khiến trái tim ông quặn thắt một nỗi rạo rực trẻ trung…
Ông lục tìm trong đáy vali bộ dao cạo râu đã từ lâu quên lãng. Sự thể gặp lại nàng, đã xui ông một lần nữa, đi đến quyết định này. Đây là lần thứ hai ông cạo đi bộ râu mà ông chăm tỉa, nuôi để mấy năm trước. Cả hai lần cạo cũng chỉ vì mỗi người con gái ấy…
Bộ râu ba chòm, thưa và dài, đã xám bạc, mềm và óng ánh như những sợi cước người ta dùng may nón. Tuy thế, nó vẫn lùng nhùng khó cạo, ông phải dừng lại để lấy kéo cắt ngắn, sau đấy bôi nước xà phòng bọt trắng như nhồi bông lên nửa khuôn mặt khô ráp, rồi mới đưa lưỡi dao.
Giá hồi ấy ông không chần chừ, không mặc cảm, mà mạnh dạn và quả quyết như nàng thì mọi việc đặt trong sự đã rồi, và ông đã không bao giờ mất nàng. Phải, không bao giờ! Ý nghĩ này như một sự sám hối, như một sự ăn năn, đã giày vò tuổi già đơn côi gần năm năm trời nay, làm cho trái tim ông khắc khoải một nỗi nhớ trông, mong ngóng nàng da diết. Bởi thâm tâm, ông cũng cho rằng, ở nơi xa vắng nào đó, nàng cũng sống những ngày tháng đau khổ như ông.
Ông nhúng chiếc khăn mặt vào chậu nước mà ông đã pha thêm nước sôi từ chiếc phích pha trà sớm, rồi cẩn thận lau lên khuôn mặt đã cạo, kỳ cọ hai thái dương và quanh cổ. Nước ấm, phút chốc làm cho lớp da đồi mồi của tuổi sáu mươi của ông ửng hồng lên, cùng với sắc mặt mới cạo sáng sủa, khiến ông trẻ lại đến mấy tuổi. Ông bận quần áo và chải đầu; ngạc nhiên và hơi lạ lẫm với chính mình trong gương, bởi khi bộ râu quen nhìn mất đi, khuôn mặt ông như đổi khác.
Đêm qua, gần như không ngủ được, nhưng thần sắc ông không có dấu hiệu gì là mệt mỏi. Trái lại, trông ông rất tươi tỉnh; đôi mắt như lấp lánh tinh nhanh, dẫu cái lòng đen đã chuyển sang màu vàng đục của tuổi già, và bị che phủ bởi hai vệt lông mày cũng bạc lốm đốm. Mái tóc để dài, trùm kín cổ, cũng xám màu mây, được chải vuốt ra sau,để lộ trên vầng trán cao vì hói những nếp nhăn chạy ngang, hài hoà với khuôn mặt cứng cỏi và dáng người cao gày, lanh lợi của ông.
Ông đẩy cửa bước vào.Và lập tức luồng khí lạnh, ẩm ướt buổi sáng ùa vào phòng. Thành phố còn mờ tỏ trong sương mai trắng mờ. Có gần tuần lễ nay trời đã ấm lại, mùa xuân bắt đầu ban phát sự tươi trẻ, sức sống trào sôi của mình lên sắc màu cây lá.
Lòng ông chợt nhói lên, thắc thỏm và hồi hộp như thể là sắp đến giờ hò hẹn. Bao giờ cũng vậy, cứ bước ra cái sân thượng này, lòng ông lại bồi hồi khó tả. Bởi mọi vật ở đây đều thấm đẫm những kỷ niệm của nàng. Mỗi nhành cây dường như muốn bắt chước dáng dịu dàng, mềm mại của nàng, mỗi cánh hoa, mầm lá đều như phả ra hơi thở nóng ấm của nàng. Mà đúng ra, sớm nay, ông có cuộc hò hẹn thực sự, cuộc hò hẹn với nàng.
Ông khoác thêm chiếc áo măng tô, may bằng một thứ vải gì thô và cứng như vải bạt và ra đi trên chiếc xe đạp cọc cạch quen thuộc. Chừng mươi cái đạp chân, bất giác ông lại đưa tay lên áp túi ngực. Trong ấy có một phong thư. Đúng hơn là những bài thơ đêm qua ông thức chép, gửi cho nàng. Ngày xưa, giữa ông và nàng hình thành một mối giao cảm bằng thơ. Vì nàng mà trái tim đơn độc, lạnh giá của ông như được sưởi ấm lên, trẻ trung lại và đập những nhịp vồ vập của chàng trai lần đầu được yêu. Và nàng đọc những bài thơ ông gửi tặng, những bài thơ tình yêu được viết theo lối cổ, trước giờ đi ngủ, hay mỗi sáng còn nằm trong chăn, trở mình, vùi đầu vào mái tóc dày, bồi hồi giấu nụ cười bẽn lẽn.
Thành phố bồng bềnh như trôi nổi trong biển sương bảng lảng. Những dòng người, xe cộ, những mái nhà, thành cầu cong và dòng sông chậm rãi đi ngược chiều với xe ông. Tất cả sặc sỡ và không rõ nét, cứ mờ ảo như một cuốn phim màu. Đây là Huế mùa xuân…
Sáng qua, ông đã gặp lại nàng. Đúng hơn, là ông tin chắc đấy nhất định là nàng. Cũng vào giờ này, thành phố và quang cảnh cũng thế kia, ông đạp xe đến trường trong một tâm trạng phần nhiều dửng dưng, trễ nải. Bởi đã ba hôm nay, ngày nào ông cũng đến trường vì khoản tiền lương chưa nhận được vào lúc năm hết, tết đến; mà lần nào cũng được bà thủ quỹ lạnh lùng bảo: “Sáng mai!” Mình ông thì thế nào cũng xong, tết nhất chủ yếu là tinh thần, ông quen rồi. Ngặt nỗi, con gái ông từ thành phố Hồ Chí Minh có thư ra, nói rằng tết này có thể đưa các cháu về thăm ngoại. Nên ông muốn có thêm khoản tiền lương. Khổ! Từ ngày giải phóng đến nay, cha con ông mới gặp nhau có một lần ngắn ngủi. Và lần ấy, ông hoàn toàn ngỡ ngàng trước một thiếu phụ rất trẻ, mà người ta nói là con ông. Bởi bao năm ở trên đất Bắc, ông hình dung con mình còn bé bỏng kia! Ai ngờ…
Sương như khói, bảng lảng và mong manh, từ mặt con sông Hương dâng lên, từ những đền đài, cung điện lợp ngói mũi hài toả ra, từ cái màu xanh lam của núi Ngự Bình trôi về, như cố tạo cho thành phố cổ kính vẻ đẹp thấp thoáng, mờ ảo; như cô gái giấu sắc đẹp lộng lẫy sau lớp voan trắng mỏng.
Và, trong cái dòng người, xe cộ xuôi ngược tấp nập của ngày giáp tết, ông đạp xe đi một cách lơ đãng, gần như vô thức, thì bỗng nhận ra nàng. Suýt nữa thì ông không thấy nàng. May nhờ cái góc lề đường rộng rãi của ngã tư ấy đã thành một chợ hoa tự nhóm từ lúc nào. Và trong cái loáng thoáng của mặt người lẫn với mặt hoa, ông chợt nhận ra khuôn mặt thân yêu của nàng.
Ông bối rối, thậm chí luống cuống, vừa bóp cả hai phanh tay, vừa thọc cả hai chân sếu kéo lê trên mặt đường nhựa, cố ghìm chiếc xe, mắt vẫn ngoái lại cô gái bán hoa trên hè phố, như sợ lơ là một giây là cô biến mất. Hình như là nàng… Không, đích thị là nàng, chứ còn “hình như” gì nữa! Chính nàng mới có đôi mắt to và đen lánh ấy, mới có hai vệt lông mày xếch trên vầng trán dô tròn, bướng bỉnh như thế, mới có hàm răng trắng bóng với một chiếc răng khểnh ở khoé miệng, khi cười rất có duyên, nhưng khi mím miệng thì môi trên bị cộm lên một chỗ.
Ông rẽ đám đông gần như tắc nghẽn vì sự phanh xe đột ngột của ông, đi về phía cô gái bán hoa, vội vã và sửng sốt. Cô gái nhìn ông như một thoáng giật mình, rồi lấy lại bình tĩnh rất nhanh:
- Em … mời ông mua hoa… Cô gái nhỏ nhẹ, và rụt rè nâng đưa ông một cành mai khá đẹp: nụ dày và bông đã nở chừng mươi cái.
- Cô còn thứ hoa nào khác không, ở nhà ấy?
Ông giơ tay đỡ cành mai từ tay cô gái, hỏi, và mắt nhìn như hút lấy người cô, khiến cô trở nên bối rối, khẽ kéo nghiêng vầng nón.
- Ông cần hỏi mua?…
- Phải. Tôi cần… giống cây quỳnh!
Ông nói, và chợt thấy mình hớ hênh, thô vụng; vội rút mùi xoa ra lau mặt. Thực ra, ông chỉ muốn thăm dò xem cô có phải tên là Quỳnh không; chứ giống hoa quỳnh thì sân thượng nhà ông đã có. Nhưng cô gái, hình như không chú ý cử chỉ ấy của ông, nói liền một mạch:
- Dạ có. Nhưng mà giống hoa ấy chóng tàn lắm, không bán được. Nếu ông muốn, thì mời ông về… à mà thôi, sớm mai ông trở lại đây, em mang theo…
Cô gái ngước nhìn ông chăm chú, như cố ghi nhận những đặc điểm nổi bật, dễ nhớ của người mà cô đã hứa ngày mai mang giống hoa đến cho ông. nhưng liền đó, ông chợt thấy mình thất vọng, bải hoải cả người. Không. Không phải nàng. Chẳng lẽ mới 5 năm mà ông thay đổi đến mức nàng không nhận ra? Vả, nàng không có cái nốt ruồi ấy; cái nốt ruồi không to, nhưng đậm, ngay ở một bên cằm, khiến cho cô xa lạ với gương mặt dịu dàng, mộc mạc của nàng.
Người mua hoa chen chúc nhau khá đông, làm ông không thể nấn ná thêm một lúc nữa, liền trả tiền và lui ra. Cô gái khẽ gật đầu đáp chào ông rất thiện cảm, nhưng hình như ông không hay biết. Tâm trí ông đang tìm những nét khác giữa nàng và cô gái bán hoa. Và ông đã tìm được: nào là mái tóc không phải cát bôm bê, nào là dáng vóc cô này hơi đậm, đẫy đà; và nhất là cái nốt ruồi có vẻ phô trương kia, thì hoàn toàn chắc chắn.
Ông đạp xe hoà vào dòng người. lòng nuối tiếc như vừa mới gặp nàng trong giấc mơ, lại mệt mỏi và chán chường thất vọng. Vì 5 năm qua, giữa dòng đời cuộn xiết, nàng như con cá lội biệt tăm…
Nhưng liền suốt cả buổi chiều hôm qua, khi trở về nhà và trồng cành mai vào chậu cảnh, ông không tài chi tĩnh trí được, hết vào rồi lại ra, rồi lại bần thần đi bách bộ quanh sân thượng xao xác heo may của chiều cuối năm. Những chứng cứ về sự khác biệt giữa nàng và cô gái bán hoa kia, đã lần lượt bị bác bỏ, không còn chỗ bấu víu nữa. Phải! Tóc nàng không cắt bôm bê ư? Thì nàng đâu còn cái tuổi học trò? Người nàng bây giờ đẫy đà? Năm năm trời làm lụng; và hơn nữa, biết đâu nàng đã có nơi có chốn, thậm chí có con? (ý nghĩ này khiến lòng ông đau nhói). Còn cái nốt ruồi đen ở trên chiếc cằm thon kia, thì rất có thể là của giả. Các cô gái, mỗi khi xuất hiện chỗ đông người, chẳng đã thường kín đáo chấm những nốt ruồi giả cho thêm duyên, đấy sao?
Nàng không nhận ra ông? Hay cố ý không nhận ra ông, làm ra vẻ không nhận ra ông? Hoặc không muốn nhận ra ông? Tất cả những câu hỏi ấy, cứ loạibỏ nhau, giằng xé nhau, và cùng nhau dày vò nỗi đau khổ khắckhoải trong ông. Cuối cùng thì ông nghiêng hẳn về cái ý nghĩ rằng nàng nhất định nhận ra ông, mong thấy mặt ông, nhưng không muốn để ông nhận ra nàng.
Nhận định này làm bừng lên trong ngọn lửa yêu thương âm ỉ, và tràn trề hy vọng. Chợt thấy lòng vui vui và nhen nhóm, ông bắt đầu tỉ mẩn thức chép những bài thơ viết trong thời gian xa cách nàng, rồi cho vào một phong bì màu tím nhạt.
Giữa nàng sau này và cô bé đến cùng bà già hôm ấy là một trời một vực. Không thể hình dung nổi cô bé xanh xao, gầy nhẳng, và dụt dè nép sau lưng bà cụ, vài năm sau lại chính là nàng…
Không biết nhờ ai mách bảo, hay ngẫu nhiên, hoặc do trời xui đất khiến, mà hai bà cháu nàng khăn gói lỉnh kỉnh, và ướt sũng, đứng cúi đầu trước cánh cổng sắt nhà ông?
Như hiện giờ ông nhớ được, thì trận bão năm ấy dữ dội nhất mà ông được chứng kiến. Những người già cả nhất là bảo theo sử sách để lại, thì có hàng trăm năm nay Huế mới có một trận bão khủng khiếp như thế. Các loại cây đại thụ hàng hai ba người ôm ở trong khu Hoàng cung và dọc các con đường hai bờ sông Hương đều đổ sàn sạt, gốc bật lên trời, nhà cửa tốc mái, đổ nát như sau một trận B52 rải thảm.
Ngôi nhà tranh của hai bà cháu bà cụ ở ven thành đã đổ ụp xuống một đầu, còn đầu kia chổng mông như con bò tế ngay từ trận gió đầu tiên của cơn bão táp vào thành phố. Có lẽ nhờ thế mà nó thành ra thấp lún, ẩn náu dưới tường thành, và không bị bốc tung. May mắn nữa, là cả hai bà cháu đã không ai hề hấn gì, chỉ bị ướt rét và khiếp đảm.
Ông mở cổng sắt và dẫn hai bà cháu vào một căn phòng ở tầng một. Bấy giờ trời đã chiều, và bão đã dịu ngớt; chỉ còn phảng phất mưa và đôi đợt gió giễu cợt trên thành phố hoang tàn mà nó vừa quấy phá xong. Sân và vườn và ông ngổn ngang cây đổ, cành gãy và đầy lá rụng nhượt nhoẹt. Hai bà cháu ướt lướt thướt, tái nhợt và run rẩy vì khiếp nhược trận bão đi qua. Ông rót cho hai người hai tách trà nóng, và đứng nhìn họ đầy ái ngại, thương cảm. Bà già độ bảy mươi, dáng đi còn thẳng, thấp bé và tóc bạc trắng; rụt rè hớp từng ngụm trà thơm lẫn với hai dòng nước mắt mặn chát biết ơn, lặng lẽ lăn xuống gò má nâu sạm. Còn cô bé độ mười sáu, xanh gầy, uống trà với đôi mắt đen nhánh có hàng mi rợp lăn xuống đáy cốc; thỉnh thoảng, lén chớp chớp về phía ông cái nhìn trong veo và hơi lạ lùng của con trẻ.
Từ đấy, ông gần như giao hẳn tầng một với phòng ăn, phòng ngủ và phòng khách cho hai bà cháu nàng ở và cai quản còn mình thì ở tầng hai.
Nghe nói, nàng có quê hương và gia đình khá giả ở tận một làng quê bên bến sông Bồ. Cha nàng chết trong chiến tranh. Mẹ nàng làm nghề buôn vải ở chợ, cùng với hai đứa em còn đi học. Nàng vì quá thương bà ngoại một mình đơn chiếc, nên xin vào đây ở hẳn với bà. Bấy giờ nàng đang học năm cuối cùng của bậc phổ thông.
Từ ngày có thêm bà cháu nàng, ngôi nhà như một biệt thự cổ, u tịch vì thiếu hơi người, đã được sống lại. Vườn cây, lối ngõ được vun tưới, xén tỉa sáng sủa hẳn lên. Không còn vẻ buồn tẻ và tàn lụi những năm tháng một mình ông vào ra nữa.
Ngôi nhà này được xây cất vào những năm cuối thập kỷ năm mươi, nhờ tiền buôn bán tích góp của vợ và mẹ ông, cùng với sự đóng góp của nhánh họ Nguyễn Văn nhà ông. Bởi ông là con trưởng của chi trên, những ngày lễ lạt, giỗ họ, bà con cần có nơi tụ họp thắp nén hương cúng quả xôi con gà và bàn chuyện làm ăn. Vì thế, ngôi nhà xây cất khá kiểu cách, vừa mang tính chất vừa là nhà riêng, lại có dáng nét bề thế của một công sở. Mẹ ông có nói lại rằng, từ ngày chiến tranh ác liệt, họ mạc tản mát mỗi người một phương, có kẻ di tản ra nước ngoài, nhiều người đã chết. Vì thế, những ngày giỗ chạp chỉ còn mỗi một mình bà hương khói. Từ ngày mẹ ông qua đời, việc giỗ họ do ông lo, và gần như cũng chỉ hương hoa.
Công việc lấp đầy phần lớn thời gian mỗi ngày của ông là điệp khúc: soạn bài, lên lớp và nghiên cứu các bộ sách cổ. Chỉ còn một khoảng thời gian ngắn và hẹp, độ một tiếng đồng hồ, khi ánh ngày muộn, nhạt màu không muốn rời cái sân thượng đầy hoa và cây cảnh, và tận đỉnh ngọn dừa xanh thẫm, xào xạc lá, vầng trăng như một con thuyền giấy mỏng manh và nhợt nhạt trôi nổi, ông ngả mình lên chiếc ghế mây bằng những sợi nilon dệt màu ngà, được tết vào một khung sắt có lò xo, vắt chân chữ ngũ, theo dõi những bài viết trên tờ báo tuần, chốc chốc, hớp từng ngụm trà đậm, khoan khoái với hoàng hôn thành phố yên tĩnh, cho đến khi ánh đèn đường đồng loạt bật sáng.
Công việc hằng ngày của ông dẫu đơn điệu, khô khan và tẻ nhạt, vẫn cuốn hút và lấp đầy, ngỡ như chẳng có gì nổi bật để phân định thời gian năm, tháng. Thế mà bỗng dưng, nàng làm đảo lộn tất cả. Phải. Như bây giờ ông nhớ lại, thì đó là ngày đầu tháng chín, khi ông lên lớp giờ đầu tiên của một khoá sinh viên mới tuyển. Ông bước vào lớp, và như quy định, lập tức sinh viên nhất loạt đứng dậy chào ông. Ông khẽ gật đầu đáp lại và mời họ ngồi xuống, rồi bắt đầu vào bài giảng ngay. Tính ông vẫn vậy, vào lớp là tâm trí cuốn hút vào bài giảng, không còn biết gì khác. Thế mà hôm đó, không hiểu sao… Có thể vì đấy là học sinh mới, ông phải trình bày chậm rãi hơn, lưu tâm đến sự vừa nghe vừa ghi chép của họ hơn. Và thế là, ông chạm phải ánh mắt nhìn thôi miên của nàng. Phải, chính nàng…
Thoạt đầu ông không hiểu nổi, và lục tìm trí nhớ: Không biết đã gặp cô gái này ở đâu, trong trường hợp nào? Nhưng rõ ràng là ông thấy rất quen. Và, đôi mắt đen có hai vết lông mày xếch trên vầng trán bướng bỉnh , lấm tấm mồ hôi, cái răng khểnh ở khoé miệng làm cộm lên một chỗ môi trên, cùng với mái tóc bum bê rời từng món nhỏ xuống má khi cô viết, đã cho ông nhận ra cô bé ở nhà ông. Chao ơi, thời gian và tuổi trẻ! Mới có ba tháng, khi cô bé đến chào ông để đi nghỉ hè. Lúc đó, ông còn nhớ cô như một con chim nhí nhảnh, yêu đời, và kỳ thi vào đại học vừa xong, cô bảo cô làm bài rất tốt. Ông không có một quãng đời nào như vậy cả. Phần tuổi trẻ vô tư của ông được thay bằng thời gian căng thẳng giữa các trận đánh không cân sức giữa cái sống và cái chết, giữa mùa mưa rừng Lào sên vắt và đói rét… Khi được trở về trường đi học thì tuổi trẻ của ông đã qua đi từ lâu rồi. Chỉ còn lại phần đời đầy lo lắng trách nhiệm.
Bị rơi vào vòng cương toả, vấn vít của ánh nhìn khó tả từ đôi mắt ấy, con người thiếu kinh nghiệm của ông chợt trở nên bối rối, mất tự chủ mấy giây. Lần đầu tiên trong đời, ông thấy mình chú ý đến một cô gái, và ông mất bình tĩnh vì cô ta.
Nhưng lạ thay, sau giây phút bối rối ấy, ông nhận ra mình giảng bài hay hơn, sôi nổi và hào hứng hơn, đến mức, ông chợt thấy cuộc đời đáng yêu nhường nào. Và dần dà sau đó, hình như ông không còn vô tư trong mỗi lần lên lớp nữa. Mỗi bài giảng tuồng như ông chỉ say sưa giảng cho nàng, cho mỗi riêng nàng. Sự tiếp thu được của cả lớp là “hôi” lại của nàng.
Bây giờ nàng không còn rụt rè, bẽn lẽn mỗi lần đến chỗ ông giảng bài nữa. Thậm chí, nàng còn chủ động đến pha trà, khâu vá hay giặt giũ giúp ông; chăm chút, tắm tỉa các chậu hoa cây cảnh trên sân thượng thay ông mỗi sáng.
Và chiều chiều, sau mỗi bữa cơm, ông và nàng bên bàn trà đặt ở góc sân thượng, cùng ngồi xem báo, uống trà và chờ trăng mọc. Những đêm có trăng, và đặc biệt những đêm có hoa quỳnh nở, nàng ngồi cùng ông đến khuya.
Từ lâu, ông có thói quen thức đêm chờ hoa quỳnh nở. Một ấm trà đậm, nhiều khi còn có thêm cút rượu trắng, (những đêm không trăng, ông kéo điện trong phòng ra hiên), vừa nhấm nháp, vừa quan sát từng cánh trắng muốt tinh khiết, khẽ khàng và e lệ mở dần ra cái bí mật màu vàng nhạt của lớp ống nhụy rung rinh, nhỏ như que tăm cắm vào lòng đài óng ánh thứ dung dịch nhờn nhờn và toả hương ngọt ngào dịu ngát một khoảng không. Ông thương bông hoa quỳnh, như một cô gái thẹn thò và thanh cao, không muốn dâng hiến sự trinh trắng cho lũ ong bướm ô hợp; vì thế chờ đêm khuya kín đáo, nơi thanh vắng, hoa quỳnh chỉ nở dành riêng cho người quân tử biết thưởng thức (Ông đưa tay lên vuốt râu cằm và mỉm cười trước ý nghĩ ngộ nghĩnh này của mình).
Rất khuya, khi bông quỳnh nở hết đã lâu, ông cẩn thận bỏ vào lòng hoa một nắm trà, rồi nhẹ nhàng vuốt túm các cánh hoa lại. Sáng hôm sau, ông ngắt bông hoa đã tàn vào nhà, khẽ khàng mở ra, và bỏ ấm trà đã ướp hương quỳnh vào ấm. Những tách trà buổi sớm như thế, cảm tưởng làm ông tỉnh táo suốt ngày. Những lúc có rượu ngon, thay vì ướp trà, ông ngắt cả bông bỏ vào bình ngâm rượu. Phải sành lắm mới nhận ra trong rượu có hương quỳnh.
Từ ngày có thêm nàng, và nhất là biết tên nàng trùng với tên hoa, những đêm ngồi ngắm hoa quỳnh nở làm ông bồi hồi.
Ông cảm thấy vui vui khi nhìn nét mặt trẻ con háo hức của nàng, lần đầu tiên, thích thú với những khám phá mới mẻ và huyền bí về hoa quỳnh.
Ông muốn được đối xử bình đẳng với nàng. Ngược lại, có lẽ, nàng cũng cố xử sự sao cho ông không có mặc cảm là mình đã có tuổi, sao cho xoá lấp cái phần chênh lệch giữa hai người, và những trống trải cô đơn thường nhật trong ông. Nàng chăm sóc đời sống của ông như một người em gái đối với anh trai, như một người vợ, người mẹ đối với chồng, con, khiến ông vừa cảm động, vui thích, vừa sợ hãi. Nhưng, nàng hoàn toàn không biết gì về sự sợ hãi của ông. Hay nàng tỏ ra không biết, cố ý không biết, thậm chí cố ý trêu ngươi sự sợ hãi của ông? Tuồng như ông càng bối rối, hoảng hốt trước sự chăm chút của nàng bao nhiêu, thì nàng càng tiến tới ông một cách rõ rệt hơn, khiêm nhường và dịu dàng hơn bấy nhiêu.
Cho đến một hôm, vào tối thứ bẩy, nàng nằng nặc mời ông đi xem phim. Ông không nhớ hôm đó người ta chiếu phim gì, chỉ nhớ là, nàng ngồi cạnh ông, nghiêng mái tóc dịu mát hương bồ kết vào má ông, chạm bàn tay có những ngón dài và làn da mát rượi vào tay ông khi ông đặt khuỷu tay lên thành ghế, khiến người ông thấy nôn nao, vội rụt tay về như phải bỏng. Nhưng khi tan phim, hai người sánh đôi chậm rãi theo con đường dọc bờ sông mờ mờ ánh đèn xa và ánh sao khuya, đầy những tán cây bồ đề và phượng hoa vàng réo rắt tiếng ve, nàng đã nắm hờ lấy khuỷu tay ông, nửa như là khoác tay, nửa như là vịn vào cho dễ đi, làm ông lâng lâng và hoang mang tột độ. Hình như nàng nói loáng thoáng câu gì. có phải lúc đó em hỏi tôi: “Sao anh… để râu sớm thế?” (Từ lâu, những lúc chỉ có hai người, nàng đã chuyển “thầy” thành “anh”). “Em thấy khó coi lắm phải không?”. Ông trả lời nàng bằng câu hỏi lại, và lần đầu tiên, can đảm soi vào mắt nàng trong bóng tối lưa thưa của tán cây so đũa. “Không. Nhưng mà… em chẳng thích”, nàng nói nhanh, và có vẻ giận dỗi, quay mặt đi.
Đêm ấy, khi trở về phòng mình, ông đã cạo đi bộ râu, cái bộ râu ông để từ ngày đi về thăm quê lần đầu, sau ngày giải phóng, khi chỉ còn gặp lại bà mẹ già và đứa con gái đã có chồng, còn người vợ bị địch bắn chết từ lâu.
Buồn não ruột, ông thấy mình đã lên lão, và quyết định để râu. Râu ông để kiểu ba chòm, hai chòm trên xén ngang khoé miệng, còn chòm dưới cằm để vuốt dài.
Dẫu ở lứa tuổi nào đi nữa, thì tình yêu vẫn là tình yêu, vẫn muôn thuở có sức mạmh cám dỗ, si mê và vụng dại. Huống chi đây lại là mối tình đầu. Nàng thì quá rõ. Còn ông, nói của đáng tội, cũng là lần đầu tiên được yêu đấy.
Bởi mười sáu tuổi ông đã vào tù. Ông bị địch bắt trong khi trên đường chuyển tài liệu mật cho cơ sở, bị lộ. Ông chỉ kịp nuốt xong tài liệu (là một tờ giấy bằng bàn tay vo tròn), trước mặt tên mật thám già giận dữ và hai tên cảnh sát hung hãn tống những quả đấm ộc máu mồm. Chúng đem ông vào giam cách ly tận đề lao Đà Nẵng. May mà, trong lao có một chi bộ bí mật ông được vào Đảng, và sau đó, được bố trí cho vượt ngục giữa ban ngày, sau hai lần vượt đêm bị bắt và bị đánh đập dã man. Không thể trở về Huế hoạt động công khai được nữa, ông vào bộ đội. Hết các mặt trận Bình – Trị - Thiên những mùa mưa lầy lội và đói rét, với các trận ác chiến Xuân Bồ, Thanh Hương… trung đoàn ông bị lật cánh sang mặt trận Thượng Lào, cho đến ngày đình chiến. Trước khi tập kết ra Bắc, ông được ghé thăm nhà ba hôm.
Và ba hôm ấy, đã biến đổi hoàn toàn quãng đời riêng tư của ông. Bà mẹ ông khóc hết nước mắt vì mừng tủi gặp lại đứa con cầu tự; rồi nằng nặc đòi cưới vợ cho ông. Vì thương mẹ ở lại một mình đơn chiếc trong lòng địch, lo khi trở trời thiếu người nâng đỡ, phần thì nghĩ rằng chỉ hai năm sau là trở về, ông đã chấp thuận sự sắp đặt của mẹ, cưới một cô gái chưa hề biết mặt.
Hơn hai mươi năm sống trên đất Bắc, từ bộ đội trở thành sinh viên, rồi cuối cùng trở thành cán bộ giảng dạy đại học, tóc bạc gác tóc đen, ông luôn luôn ở tư cách của người đã có vợ, chỉ vùi đầu vào sách vở, nào có tơ hào chi đến chuyện trăng gió! Vậy nên bây giờ, gặp phải tình yêu của nàng dành cho ông; vừa mặc cảm, hoang mang và hoảng hốt, ông lại vừa thấy một cái gì mới lạ, ngày một làm tươi trẻ đời ông, như một thứ men say ngọt ngào cứ thấm dần từng ngày một, và không sao cưỡng lại được. Tâm trạng của ông trước tình yêu với nàng là tâm trạng của ngừơi ăn trái cấm, đầy khờ vụng. Vì thế, ông càng ém giấu lòng mình, nó càng bùng lên ngọn lửa thèm khát yêu đương mới mẻ…
Ông nhớ là, hai người hôn nhau lần đầu tiên dưới chân cầu thang. Đấy là một chiều nàng quay trở lại. Đã ba hôm liền nàng dọn đồ đạc về cho bà ngoại nàng. Người ta đã dựng lại túp lều tranh cho bà trên đất nền cũ.(Nhưng không hiểu sao bà nhất quyết giữ nàng lại nhà ông. Bà cười cười, và nói rằng ở đây em nó thuận tiện cho việc học hành hơn). Trong tâm trạng bồn chồn, trông ngóng “như đứng đống la, như ngồi đống than”, ông bước xuống cầu thang thì vừa gặp nàng chạy ngược lên. Và, như cánh đồng khô hạn lâu ngày gặp mưa, nàng(và hình như cả ông) đã ôm chầm lấy nhau. Hình như cả ông và nàng đều không chịu được nổi sự xa cách. Đến bây giờ, ông như còn thấy ở đầu môi vị ngọt ngào và nóng bỏng, cứ tan ra, lịm dần vào cơ thể của cái hôn ngỡ như không bao giờ dứt đó, mà lần đầu tiên trong đời ông được hưởng.
Nhưng liền sau đó, nỗi mặc cảm về tội lỗi xâm chiếm lòng ông, khi ông trở về phòng mình và bắt gặp cái nhìn như bàng hoàng, hơi ngơ ngác và thảng thốt của người vợ quá cố trong tấm ảnh chụp lại, phóng to để trên bàn làm việc. Đây là tấm ảnh duy nhất mà ông giữ lại được của vợ ông. Bức ảnh chụp sau ngày cưới, nghĩa là một ngày trước lúc ông ra Bắc. Ông giữ nó quá lâu trong ví nên bị ố vàng nhiều chỗ. Nghe nói, cô ấy hy sinh sau tết Mậu Thân, khi đơn vị du kích của cô chặn đứng đợt phản kích điên cuồng của sư đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ vào Thành Nội, hòng chiếm lại nửa thành phố vừa treo cờ giải phóng được hai mươi ngày.
Có lẽ, không chỉ có mình cô ấy bàng hoàng. Ông cũng vậy. Cả hai nào đã chuẩn bị gì cho việc trăm năm? Đã kịp nhìn thấy mặt nhau trước ngày cưới đâu, nói chi đến chuyện có thời gian tìm hiểu, yêu đương? Bàng hoàng và thảng thốt như sau một giấc mơ, nhưng cả hia đều chấp nhận; bởi tình nước nghĩa nhà lớn hơn nhiều so với tình yêu của cá nhân hai họ. Cho nên bây giờ, tình cảm của ông dành cho vợ, như dành cho một liệt sĩ, một người đồng đội gần gũi đã anh dũng hy sinh; mà thiếu hẳn tình cảm lứa đôi. Và vì thế, dù luôn luôn mặc cảm về sự có tuổi, sự có vợ, có con của mình, tình yêu của ông đáp lại nàng cũng tươi trẻ, si mê và khờ khạo của mối tình thứ nhất.
Hình như mọi tình yêu lứa đôi của người đời, đều đòi hỏi vượt qua những chặng đường mà trên đó được cắm mốc phân định hẳn hoi. Ông hoàn toàn ngu ngơ, không biết ngay trước mắt mình giờ đây sẽ là cái mốc gì đang chờ đón.
Vì thế, ông rất vui sướng nhận lời cùng về thăm nhà nàng, nhân dịp nàng nghỉ hè sau kỳ thi tốt nghiệp căng thẳng; trong đó sự nỗ lực của ông và của nàng đã không uổng; nàng đã đỗ thủ khoa. Ông đơn giản nghĩ rằng, cả ông và nàng cần được nghỉ ngơi thư thả một chút, để thay đổi không khí, tại một miền quê trong lành; và nhân thể, ông đưa nàng thăm lại một số vùng chiến trường cũ, nơi nhiều đồng đội của thời trai trẻ đã ngã xuống. Nhưng khi nghe nàng nói còn khoảng nửa cây số nữa là đến nhà, và thấy ánh mắt cùng vẻ nghiêm trang, lo lắng của nàng, thì ông chợt hiểu ra rằng ông đang đi làm một việc trọng đại riêng tư trong đời, và sự thể có thể không đơn giản. Thật thế, sự ra mắt của chàng rể ở nhà nàng đã làm cho cả hai đều đau khổ; riêng ông còn có chút gì đấy như thể bị xúc phạm.
Vừa thoáng thấy bóng nàng ngoài ngõ, bà mẹ và hai thằng em nàng cùng “ồ” lên sung sướng, và lao đến tay bắt mặt mừng, vồ vập ríu rít. Nhưng liền đó trông thấy ông, và qua lời giới thiệu của nàng, mặt bà mẹ chợt kín đáo xịu xuống; còn mặt hai đứa em thì ngơ ngơ ngác ngác. Không khí buổi đoàn tụ bỗng trở nên rời rạc, tẻ nhạt. Ông phán đoán là nàng đã có viết thư về báo trước cho gia đình, thông báo chuyện này. Nhưng họ vẫn không sao tránh khỏi bàng hoàng trước một chàng rể tương lai ngoài sự tưởng tượng của họ.
Lúc ấy ông thấy thương nàng nhiều hơn thương mình. Nàng phải một mình ngoi ngóp bên này bên kia để cố lấp đầy cái khoảng trống như một dòng sông vưà hình thành giữa ông và gia đình; mong lấy một niềm thông cảm của mẹ và các em, đồng thời cốt yếu để che đậy cái khoảng trống khiến ông có thể buồn tủi và thương tổn lòng tự ái.
Nhưng bà mẹ nàng không hiểu, hay đúng hơn, bà cố ý không hiểu. Mặc dù cho nàng hoài công như con nhện cần cù và gấp gáp giăng những cái dây tơ mảnh nối hai bờ của hố ngăn cách, bà cứ dội dông bão lên hai người yêu nhau.
- Dạ, mời bác xơi cơm. Bác có mấy cháu rồi, và gia đình giờ ở đâu ta? Mẹ nàng hỏi, cố kéo dài tiếng “bác” đầy ác ý, khi tất cả đã ngồi vào mâm cơm tối.
- Mẹ! Con xin mẹ…
Nàng thốt lên, hoảng hốt và van xin đầy nhẫn nhục. Ông thấy rõ hai giọt nước mắt trào ra, lăn xuống bát cơm của nàng. Tim ông đau thắt. Đã thế, ông sẽ cưới nàng, cưới rất to, và cưới nàng ở nhà hàng, cho mà xem! Phải, luật pháp sẽ bênh vực ông và nàng. Nghĩ thế, ông lấy lại sự điềm đạm vốn có, và trả lời mẹ nàng, như thể không có chuyện gì xảy ra:
- Cám ơn chị. Tôi có một cháu gái lớn hơn con gái chị đây - Ông chỉ nàng - Nó lấy chồng ở mãi trong Nam.
Ông nhớ, lúc ấy nàng ngước mắt nhìn ông như dò hỏi, nhưng ông không hiểu nàng định nói gì.
Đêm ấy ông lấy cớ đi đường mệt, lên nằm sớm. Ông nghe lầm rầm to nhỏ tiếng nàng và mẹ nàng dưới bếp. Chắc nàng kiên nhẫn thuyết phục mẹ nhưng không được, vì cuối cùng là tiếng nàng khóc.
Không hiểu, do tuổi ông không còn trẻ nữa để chịu đựng những thử thách vô bổ, hay do cách cư xử thiếu tế nhị và bất công của mẹ nàng, mà ông thấy không thể kéo dài thêm ngày ở trong gia đình nàng. Ngay sớm hôm sau, ông gói ghém đồ đạc và chia tay gia đình, nói là đi thăm một chỗ đóng quân cũ, rồi sẽ trở lại. Nhưng nàng đã chạy theo ông ra tận đường cái, gục mặt vào vai ông mà khóc tức tưởi. Nàng biết là ông sẽ không quay trở lại nữa. Nàng van ông hãy thương lấy nàng, rằng ông là cả đời nàng, vắng ông nàng sẽ không sống nổi.
Ông trở về nhà hôm trước, thì hôm sau, bất ngờ, nàng cũng chia tay với gia đình và quay trở lại cùng ông. Mặt nàng hớn hở và rắn rỏi, như thể vừa dứt khoát đoạn tuyệt với gánh nặng gia đình, để đi theo tiếng gọi của trái tim.
Đêm ấy là một đêm, có lẽ, nàng muốn quyết định tất cả, dứt khoát tất cả, rõ ràng tất cả. Bởi điều đó hoàn toàn liên quan đến nơi nhận công tác sắp tới của nàng.
Buổi chiều nàng từ trường về, nhảy chân sáo lên cái bậc cầu thang. Ông ra đón, và bắt gặp trên khuôn mặt nhiều nét trẻ con của nàng có một vẻ gì mới lạ, khó hiểu và khó tả.
- Em được quyền tự chọn nơi công tác đấy. - Nàng nói trong khuôn ngực phập phồng vì phải thở gấp - Anh thấy nên thế nào?
- Anh hoàn toàn ủng hộ ý muốn của Quỳnh!
Ông nói, và nắm đôi tay trần rất đẹp của nàng, hoàn toàn không lường trước mọi lẽ. Điều này thật là tai hại. Khi nàng cần ở ông sự dứt khoát, sự quả quyết băng rào chắn của lễ giáo cổ lỗ, để đi thẳng đến hạnh phúc; thì ông, con người của hai nửa cổ kim, một lần nữa, lại chần chừ giây lát; giây lát thôi; và thế là mọi sự tan vỡ, mọi sự trở nên ân hận và nuối tiếc, day dứt không nguôi…
Như bây giờ ông nhớ rõ, thì đó là một đêm trăng rất đẹp, thậm chí thần tiên. Ông làm việc trong phòng riêng, lòng không gợn chút ưu tư.
Được sống bên nàng, ông không còn mong ước gì hơn. Bấy giờ khuya lắm rồi, có lẽ nàng đã đi ngủ. Ước chi nàng còn thức để ông đọc cho nghe bài thơ vừa viết xong.
Chợt ông nghe tiếng thỏ thẻ ngoài sân thượng:
- Anh ơi, có… hoa quỳnh nở.
Ông vui sướng một cách hấp tấp, đẩy cửa bước ra, tay cầm bài thơ mới viết. Và, một cảnh tượng làm ông đến ngỡ ngàng: Sân thượng của ông, hay cõi tiên? ánh trăng hay một thứ bụi phấn phát quang trong suốt, rây tự trời cao xuống? Mỗi chậu hoa, cây cảnh, hòn non bộ sù sì; và đặc biệt chậu cây quỳnh đặt cạnh cành đào mà trên một chiếc lá to và dài, xanh thẫm của nó treo chếch một bông quỳnh mới nở xoè lớp cánh vòng ngoài… hết thảy đều đẫm ướt ánh trăng lung linh, huyền ảo trong ánh trăng.
Nhưng nổi bật hơn hết, rực rỡ hơn hết, là nàng, như một vũ nữ, đang ngồi vắt chéo hai chân trần, trên chiếc ghế nhỏ, lưng tựa vào thành chiếc giường sắt lò so đặt cạnh bàn trà, nơi ông thường ngả lưng những lúc làm việc quá mệt. Trong bộ váy ngắn, trắng và mỏng như voan, nàng như một bông quỳnh đang nở, thơm ngát, từ đôi chân, đôi tay, hai bờ vai trần, đến cái cổ cao và khuôn mặt đều lồ lộ dưới trăng, nhễ nhại ánh trăng.
Ông bước ra, và nàng vươn đến, rơi lả vào đôi tay rắn chắc của ông. Phút chốc, nàng như một bông quỳnh vào sáng sớm hôm sau trên tay ông. Trong ánh trăng, đôi mắt nàng lấp lánh một cái nhìn man dại và đẫm ướt. Hình như nàng lấy tay ra hiệu cho ông đặt nàng xuống giường… Lúc đó nàng cười rất lạ, và bảo ông nhắm mắt lại. Ông ngây người trước vẻ đẹp lạ lùng của nàng; hầu như chưa kịp nhắm mắt thì nàng đã cởi bỏ xong áo váy. Vẻ mặt sung mãn và e thẹn, nàng nắm tay khẽ kéo ông xuống sát mình. Và, ông đẫm mình trong thân thể nồng nàn của nàng.
Có lẽ, nàng đã quyết định rồi, lựa chọn rồi; không gì có thể ngăn trở nàng. Nàng muốn cùng ông hoà tan trong hạnh phúc lứa đôi; cùng đặt tất cả như một sự đã rổi ra trước người mẹ khắc nghiệt, để mong thời gian giúp bà nghĩ lại.
Nhưng chao ôi, có lẽ ông không hiểu được ý nàng, không hiểu hết nàng. Có lẽ thế. Đúng cái giây phút thiêng liêng của Eva và Ađam sắp hoà tan vào nhau, ông chợt thấy những món tóc xám bạc của mình rơi rũ xuống mái tóc mượt của nàng, khiến ông thấy mình già nua tuổi tác, trong khi nàng trẻ trung, trinh trắng thế kia? Hay lại một chút mặc cảm về sự mình đã có vợ có con, thậm chí có cháu? Hoặc cái không khí đối xử xua đuổi của mẹ nàng hôm ấy chợt len vào trong ý nghĩ? Không rõ nữa. Chỉ biết rằng, trong một giây, một giây thôi, vòng tay của ông chợt lơi lỏng…
Và, con người cực kỳ nhạy cảm, cực kỳ dứt khoát trong nàng đã bắt gặp, đã nhận ra. Như thể bị xúc phạm, nàng gạt ông ra giường, vùng dậy vơ vội váy, đi như chạy xuống cầu thang. Một thoáng ngơ ngác cho ông. Và hình như ông chợt nhận ra, vội lao đuổi theo nàng. Nhưng đã muộn rồi. Phải, muộn rồi. Ông gõ cửa tới tấp những âm thanh van xin vào cánh cửa phòng nàng. Có tiếng dép lẹt xẹt trên nền gạch bông và tiếng nàng nói qua khe cửa:
- Anh về ngủ đi. Giữa chúng ta coi như không có chuyện gì hết, không có gì hết…
Nàng nói và bỏ đi. Lát sau, ông nghe tiếng vòi nước vặn hết cỡ trong buồng tắm, làm nước rơi rào rào như mưa. Tiếng nước dội phũ phàng; khiến ông có cảm giác nàng muốn rũ bỏ tát cả, gột sạch tất cả những gì đã có giữa ông và nàng…
Ông mệt mỏi trở về buồng ngủ, đầy nhiếc móc, sỉ vả về sự ngu ngốc, hèn nhát của mình. Rất lâu, ông ngủ thiếp đi…
Bản tin sáng phát ra từ một chiếc loa treo ở cột điện góc phố, đã đánh thức ông dậy. Đầu óc nặng trĩu, trí nhớ loáng thoáng về mọi điều xảy ra hồi đêm; song ông hoàn toàn không dám chắc đó là thực hay mơ.
Nhưng sao yên ắng quá. Mọi sáng, vào giờ này đã nghe tiếng chân lên cầu thang sẽ sàng và thoăn thoắt của nàng; rồi tiếng nước rây róc rách vào các khóm hoa, gốc cây cảnh trên sân thượng. Và trong ánh sáng mờ mờ của vầng dương mới hình thành đâu đó phía chân trời, nàng trong bộ đồ mặc ở nhà vén cao, lộ rõ những bắp chân, bắp tay trắng trẻo, thon lẳn; với những động tác tưới cây dịu dàng uyển chuyển làm sao!
Không chịu nổi sự im ắng, ông vùng dậy, mặc bộ pijama, rồi vừa cài cúc áo vừa lao xuống cầu thang. Cánh cửa phòng nàng nhẹ tênh trong tay ông. Và hiện ra một căn phòng lặng ngắt, trống trơ, chẳng còn dấu vết gì chứng tỏ bấy lâu nàng vẫn sống ở đây, ngoài một đôi guốc cũ đứt quai, nằm đóng bụi xó giường…
Ngày hôm sau, ông lần tìm được ngôi nhà tranh của bà ngoại nàng ở ven thành. Nhưng không có nàng ở đấy nữa. Bà già đón ông gương mặt đượm buòn. Và, câu nói trách móc vẻ bâng quơ và hóm hỉnh của bà, ông vẫn còn nhớ: “Đời thủa, chim đậu không bắt, lại đi bắt chim bay!”.
Thế là ông để mất nàng. Phải, chính ông để mất nàng, để mất hạnh phúc duy nhất và muộn màng của đời mình. Năm năm trời, nàng trôi dạt nơi đâu giữa cái dòng đời cuộn xiết? Giờ đây trong ông, nàng như một kỷ niệm, một hoài niệm nhức nhối của một thời xa vắng, nông nổi…
Thế mà, bỗng dưng nàng đột ngột trở về. Phải chăng nàng đã tha thứ những lỗi lầm của ông? ý nghĩ này khiến ông phấn chấn, cho xe hoà vào dòng người chảy xiết qua cầu Tràng Tiền.
Những cánh buồm, những mái chèo ẩn hiện trong sương lạnh về chen chúc trước chợ Đông Ba trăm màu sắc của ngày giáp tết.
Ông cho xe men theo đại lộ Hùng Vương tấp nập người, hồi hộp và thắc thỏm chờ đợi cái ngã tư của những người bán hoa, nơi sáng qua ông nhận ra nàng.
Ông dựng xe vào góc phố và bắt đầu bươn bả trên cái lề đường vừa hoa vừa người đông đúc. Ông đến được gốc si, nơi nàng hẹn gặp ông sáng nay. Nhưng ông hoàn toàn hụt hẫng, bởi chỗ đó bây giờ là một bà già teo quắt và khắc khổ, với mớ hoa cúc vạn thọ cũng khắc khổ như người bà. Ông đảo mắt quanh một lượt như ước lượng, rồi quyết định bắt đầu sự tìm kiếm của mình có thứ tự, từ đầu này đến đầu kia của cung đường, để tránh bỏ sót.
Nhưng ông hoài công tìm kiếm. Đến chót người cuối cùng, nàng vẫn như một giấc mơ sau khi ông bừng tỉnh. Ông đứng chôn chân lặng ngắt bên lề đường, nét mặt hằn nỗi đau khắc khoải. Không ai hay biết chuyện gì của ông.



Thế là cuối cùng, nàng như một bóng chim, như một tăm cá, lại thoáng qua đời ông một lần nữa, đã làm cho tuổi già vừa yên ắng của ông lại rộn lên, thổn thức.

Phải chăng nàng đã hiểu được, cắt nghĩa được lỗi lầm của ông và sẵn sàng tha thứ? Ý nghĩ này khiến trái tim ông quặn thắt một nỗi rạo rực trẻ trung…

Ông lục tìm trong đáy vali bộ dao cạo râu đã từ lâu quên lãng. Sự thể gặp lại nàng, đã xui ông một lần nữa, đi đến quyết định này. Đây là lần thứ hai ông cạo đi bộ râu mà ông chăm tỉa, nuôi để mấy năm trước. Cả hai lần cạo cũng chỉ vì mỗi người con gái ấy…

Bộ râu ba chòm, thưa và dài, đã xám bạc, mềm và óng ánh như những sợi cước người ta dùng may nón. Tuy thế, nó vẫn lùng nhùng khó cạo, ông phải dừng lại để lấy kéo cắt ngắn, sau đấy bôi nước xà phòng bọt trắng như nhồi bông lên nửa khuôn mặt khô ráp, rồi mới đưa lưỡi dao.

Giá hồi ấy ông không chần chừ, không mặc cảm, mà mạnh dạn và quả quyết như nàng thì mọi việc đặt trong sự đã rồi, và ông đã không bao giờ mất nàng. Phải, không bao giờ! Ý nghĩ này như một sự sám hối, như một sự ăn năn, đã giày vò tuổi già đơn côi gần năm năm trời nay, làm cho trái tim ông khắc khoải một nỗi nhớ trông, mong ngóng nàng da diết. Bởi thâm tâm, ông cũng cho rằng, ở nơi xa vắng nào đó, nàng cũng sống những ngày tháng đau khổ như ông.

Ông nhúng chiếc khăn mặt vào chậu nước mà ông đã pha thêm nước sôi từ chiếc phích pha trà sớm, rồi cẩn thận lau lên khuôn mặt đã cạo, kỳ cọ hai thái dương và quanh cổ. Nước ấm, phút chốc làm cho lớp da đồi mồi của tuổi sáu mươi của ông ửng hồng lên, cùng với sắc mặt mới cạo sáng sủa, khiến ông trẻ lại đến mấy tuổi. Ông bận quần áo và chải đầu; ngạc nhiên và hơi lạ lẫm với chính mình trong gương, bởi khi bộ râu quen nhìn mất đi, khuôn mặt ông như đổi khác.

Đêm qua, gần như không ngủ được, nhưng thần sắc ông không có dấu hiệu gì là mệt mỏi. Trái lại, trông ông rất tươi tỉnh; đôi mắt như lấp lánh tinh nhanh, dẫu cái lòng đen đã chuyển sang màu vàng đục của tuổi già, và bị che phủ bởi hai vệt lông mày cũng bạc lốm đốm. Mái tóc để dài, trùm kín cổ, cũng xám màu mây, được chải vuốt ra sau,để lộ trên vầng trán cao vì hói những nếp nhăn chạy ngang, hài hoà với khuôn mặt cứng cỏi và dáng người cao gày, lanh lợi của ông.

Ông đẩy cửa bước vào.Và lập tức luồng khí lạnh, ẩm ướt buổi sáng ùa vào phòng. Thành phố còn mờ tỏ trong sương mai trắng mờ. Có gần tuần lễ nay trời đã ấm lại, mùa xuân bắt đầu ban phát sự tươi trẻ, sức sống trào sôi của mình lên sắc màu cây lá.

Lòng ông chợt nhói lên, thắc thỏm và hồi hộp như thể là sắp đến giờ hò hẹn. Bao giờ cũng vậy, cứ bước ra cái sân thượng này, lòng ông lại bồi hồi khó tả. Bởi mọi vật ở đây đều thấm đẫm những kỷ niệm của nàng. Mỗi nhành cây dường như muốn bắt chước dáng dịu dàng, mềm mại của nàng, mỗi cánh hoa, mầm lá đều như phả ra hơi thở nóng ấm của nàng. Mà đúng ra, sớm nay, ông có cuộc hò hẹn thực sự, cuộc hò hẹn với nàng.

Ông khoác thêm chiếc áo măng tô, may bằng một thứ vải gì thô và cứng như vải bạt và ra đi trên chiếc xe đạp cọc cạch quen thuộc. Chừng mươi cái đạp chân, bất giác ông lại đưa tay lên áp túi ngực. Trong ấy có một phong thư. Đúng hơn là những bài thơ đêm qua ông thức chép, gửi cho nàng. Ngày xưa, giữa ông và nàng hình thành một mối giao cảm bằng thơ. Vì nàng mà trái tim đơn độc, lạnh giá của ông như được sưởi ấm lên, trẻ trung lại và đập những nhịp vồ vập của chàng trai lần đầu được yêu. Và nàng đọc những bài thơ ông gửi tặng, những bài thơ tình yêu được viết theo lối cổ, trước giờ đi ngủ, hay mỗi sáng còn nằm trong chăn, trở mình, vùi đầu vào mái tóc dày, bồi hồi giấu nụ cười bẽn lẽn.

Thành phố bồng bềnh như trôi nổi trong biển sương bảng lảng. Những dòng người, xe cộ, những mái nhà, thành cầu cong và dòng sông chậm rãi đi ngược chiều với xe ông. Tất cả sặc sỡ và không rõ nét, cứ mờ ảo như một cuốn phim màu. Đây là Huế mùa xuân…

Sáng qua, ông đã gặp lại nàng. Đúng hơn, là ông tin chắc đấy nhất định là nàng. Cũng vào giờ này, thành phố và quang cảnh cũng thế kia, ông đạp xe đến trường trong một tâm trạng phần nhiều dửng dưng, trễ nải. Bởi đã ba hôm nay, ngày nào ông cũng đến trường vì khoản tiền lương chưa nhận được vào lúc năm hết, tết đến; mà lần nào cũng được bà thủ quỹ lạnh lùng bảo: “Sáng mai!” Mình ông thì thế nào cũng xong, tết nhất chủ yếu là tinh thần, ông quen rồi. Ngặt nỗi, con gái ông từ thành phố Hồ Chí Minh có thư ra, nói rằng tết này có thể đưa các cháu về thăm ngoại. Nên ông muốn có thêm khoản tiền lương. Khổ! Từ ngày giải phóng đến nay, cha con ông mới gặp nhau có một lần ngắn ngủi. Và lần ấy, ông hoàn toàn ngỡ ngàng trước một thiếu phụ rất trẻ, mà người ta nói là con ông. Bởi bao năm ở trên đất Bắc, ông hình dung con mình còn bé bỏng kia! Ai ngờ…

Sương như khói, bảng lảng và mong manh, từ mặt con sông Hương dâng lên, từ những đền đài, cung điện lợp ngói mũi hài toả ra, từ cái màu xanh lam của núi Ngự Bình trôi về, như cố tạo cho thành phố cổ kính vẻ đẹp thấp thoáng, mờ ảo; như cô gái giấu sắc đẹp lộng lẫy sau lớp voan trắng mỏng.

Và, trong cái dòng người, xe cộ xuôi ngược tấp nập của ngày giáp tết, ông đạp xe đi một cách lơ đãng, gần như vô thức, thì bỗng nhận ra nàng. Suýt nữa thì ông không thấy nàng. May nhờ cái góc lề đường rộng rãi của ngã tư ấy đã thành một chợ hoa tự nhóm từ lúc nào. Và trong cái loáng thoáng của mặt người lẫn với mặt hoa, ông chợt nhận ra khuôn mặt thân yêu của nàng.

Ông bối rối, thậm chí luống cuống, vừa bóp cả hai phanh tay, vừa thọc cả hai chân sếu kéo lê trên mặt đường nhựa, cố ghìm chiếc xe, mắt vẫn ngoái lại cô gái bán hoa trên hè phố, như sợ lơ là một giây là cô biến mất. Hình như là nàng… Không, đích thị là nàng, chứ còn “hình như” gì nữa! Chính nàng mới có đôi mắt to và đen lánh ấy, mới có hai vệt lông mày xếch trên vầng trán dô tròn, bướng bỉnh như thế, mới có hàm răng trắng bóng với một chiếc răng khểnh ở khoé miệng, khi cười rất có duyên, nhưng khi mím miệng thì môi trên bị cộm lên một chỗ.

Ông rẽ đám đông gần như tắc nghẽn vì sự phanh xe đột ngột của ông, đi về phía cô gái bán hoa, vội vã và sửng sốt. Cô gái nhìn ông như một thoáng giật mình, rồi lấy lại bình tĩnh rất nhanh:

- Em … mời ông mua hoa… Cô gái nhỏ nhẹ, và rụt rè nâng đưa ông một cành mai khá đẹp: nụ dày và bông đã nở chừng mươi cái.

- Cô còn thứ hoa nào khác không, ở nhà ấy?

Ông giơ tay đỡ cành mai từ tay cô gái, hỏi, và mắt nhìn như hút lấy người cô, khiến cô trở nên bối rối, khẽ kéo nghiêng vầng nón.

- Ông cần hỏi mua?…

- Phải. Tôi cần… giống cây quỳnh!

Ông nói, và chợt thấy mình hớ hênh, thô vụng; vội rút mùi xoa ra lau mặt. Thực ra, ông chỉ muốn thăm dò xem cô có phải tên là Quỳnh không; chứ giống hoa quỳnh thì sân thượng nhà ông đã có. Nhưng cô gái, hình như không chú ý cử chỉ ấy của ông, nói liền một mạch:

- Dạ có. Nhưng mà giống hoa ấy chóng tàn lắm, không bán được. Nếu ông muốn, thì mời ông về… à mà thôi, sớm mai ông trở lại đây, em mang theo…

Cô gái ngước nhìn ông chăm chú, như cố ghi nhận những đặc điểm nổi bật, dễ nhớ của người mà cô đã hứa ngày mai mang giống hoa đến cho ông. nhưng liền đó, ông chợt thấy mình thất vọng, bải hoải cả người. Không. Không phải nàng. Chẳng lẽ mới 5 năm mà ông thay đổi đến mức nàng không nhận ra? Vả, nàng không có cái nốt ruồi ấy; cái nốt ruồi không to, nhưng đậm, ngay ở một bên cằm, khiến cho cô xa lạ với gương mặt dịu dàng, mộc mạc của nàng.

Người mua hoa chen chúc nhau khá đông, làm ông không thể nấn ná thêm một lúc nữa, liền trả tiền và lui ra. Cô gái khẽ gật đầu đáp chào ông rất thiện cảm, nhưng hình như ông không hay biết. Tâm trí ông đang tìm những nét khác giữa nàng và cô gái bán hoa. Và ông đã tìm được: nào là mái tóc không phải cát bôm bê, nào là dáng vóc cô này hơi đậm, đẫy đà; và nhất là cái nốt ruồi có vẻ phô trương kia, thì hoàn toàn chắc chắn.

Ông đạp xe hoà vào dòng người. lòng nuối tiếc như vừa mới gặp nàng trong giấc mơ, lại mệt mỏi và chán chường thất vọng. Vì 5 năm qua, giữa dòng đời cuộn xiết, nàng như con cá lội biệt tăm…

Nhưng liền suốt cả buổi chiều hôm qua, khi trở về nhà và trồng cành mai vào chậu cảnh, ông không tài chi tĩnh trí được, hết vào rồi lại ra, rồi lại bần thần đi bách bộ quanh sân thượng xao xác heo may của chiều cuối năm. Những chứng cứ về sự khác biệt giữa nàng và cô gái bán hoa kia, đã lần lượt bị bác bỏ, không còn chỗ bấu víu nữa. Phải! Tóc nàng không cắt bôm bê ư? Thì nàng đâu còn cái tuổi học trò? Người nàng bây giờ đẫy đà? Năm năm trời làm lụng; và hơn nữa, biết đâu nàng đã có nơi có chốn, thậm chí có con? (ý nghĩ này khiến lòng ông đau nhói). Còn cái nốt ruồi đen ở trên chiếc cằm thon kia, thì rất có thể là của giả. Các cô gái, mỗi khi xuất hiện chỗ đông người, chẳng đã thường kín đáo chấm những nốt ruồi giả cho thêm duyên, đấy sao?

Nàng không nhận ra ông? Hay cố ý không nhận ra ông, làm ra vẻ không nhận ra ông? Hoặc không muốn nhận ra ông? Tất cả những câu hỏi ấy, cứ loạibỏ nhau, giằng xé nhau, và cùng nhau dày vò nỗi đau khổ khắckhoải trong ông. Cuối cùng thì ông nghiêng hẳn về cái ý nghĩ rằng nàng nhất định nhận ra ông, mong thấy mặt ông, nhưng không muốn để ông nhận ra nàng.

Nhận định này làm bừng lên trong ngọn lửa yêu thương âm ỉ, và tràn trề hy vọng. Chợt thấy lòng vui vui và nhen nhóm, ông bắt đầu tỉ mẩn thức chép những bài thơ viết trong thời gian xa cách nàng, rồi cho vào một phong bì màu tím nhạt.

Giữa nàng sau này và cô bé đến cùng bà già hôm ấy là một trời một vực. Không thể hình dung nổi cô bé xanh xao, gầy nhẳng, và dụt dè nép sau lưng bà cụ, vài năm sau lại chính là nàng…

Không biết nhờ ai mách bảo, hay ngẫu nhiên, hoặc do trời xui đất khiến, mà hai bà cháu nàng khăn gói lỉnh kỉnh, và ướt sũng, đứng cúi đầu trước cánh cổng sắt nhà ông?

Như hiện giờ ông nhớ được, thì trận bão năm ấy dữ dội nhất mà ông được chứng kiến. Những người già cả nhất là bảo theo sử sách để lại, thì có hàng trăm năm nay Huế mới có một trận bão khủng khiếp như thế. Các loại cây đại thụ hàng hai ba người ôm ở trong khu Hoàng cung và dọc các con đường hai bờ sông Hương đều đổ sàn sạt, gốc bật lên trời, nhà cửa tốc mái, đổ nát như sau một trận B52 rải thảm.

Ngôi nhà tranh của hai bà cháu bà cụ ở ven thành đã đổ ụp xuống một đầu, còn đầu kia chổng mông như con bò tế ngay từ trận gió đầu tiên của cơn bão táp vào thành phố. Có lẽ nhờ thế mà nó thành ra thấp lún, ẩn náu dưới tường thành, và không bị bốc tung. May mắn nữa, là cả hai bà cháu đã không ai hề hấn gì, chỉ bị ướt rét và khiếp đảm.

Ông mở cổng sắt và dẫn hai bà cháu vào một căn phòng ở tầng một. Bấy giờ trời đã chiều, và bão đã dịu ngớt; chỉ còn phảng phất mưa và đôi đợt gió giễu cợt trên thành phố hoang tàn mà nó vừa quấy phá xong. Sân và vườn và ông ngổn ngang cây đổ, cành gãy và đầy lá rụng nhượt nhoẹt. Hai bà cháu ướt lướt thướt, tái nhợt và run rẩy vì khiếp nhược trận bão đi qua. Ông rót cho hai người hai tách trà nóng, và đứng nhìn họ đầy ái ngại, thương cảm. Bà già độ bảy mươi, dáng đi còn thẳng, thấp bé và tóc bạc trắng; rụt rè hớp từng ngụm trà thơm lẫn với hai dòng nước mắt mặn chát biết ơn, lặng lẽ lăn xuống gò má nâu sạm. Còn cô bé độ mười sáu, xanh gầy, uống trà với đôi mắt đen nhánh có hàng mi rợp lăn xuống đáy cốc; thỉnh thoảng, lén chớp chớp về phía ông cái nhìn trong veo và hơi lạ lùng của con trẻ.

Từ đấy, ông gần như giao hẳn tầng một với phòng ăn, phòng ngủ và phòng khách cho hai bà cháu nàng ở và cai quản còn mình thì ở tầng hai.

Nghe nói, nàng có quê hương và gia đình khá giả ở tận một làng quê bên bến sông Bồ. Cha nàng chết trong chiến tranh. Mẹ nàng làm nghề buôn vải ở chợ, cùng với hai đứa em còn đi học. Nàng vì quá thương bà ngoại một mình đơn chiếc, nên xin vào đây ở hẳn với bà. Bấy giờ nàng đang học năm cuối cùng của bậc phổ thông.

Từ ngày có thêm bà cháu nàng, ngôi nhà như một biệt thự cổ, u tịch vì thiếu hơi người, đã được sống lại. Vườn cây, lối ngõ được vun tưới, xén tỉa sáng sủa hẳn lên. Không còn vẻ buồn tẻ và tàn lụi những năm tháng một mình ông vào ra nữa.

Ngôi nhà này được xây cất vào những năm cuối thập kỷ năm mươi, nhờ tiền buôn bán tích góp của vợ và mẹ ông, cùng với sự đóng góp của nhánh họ Nguyễn Văn nhà ông. Bởi ông là con trưởng của chi trên, những ngày lễ lạt, giỗ họ, bà con cần có nơi tụ họp thắp nén hương cúng quả xôi con gà và bàn chuyện làm ăn. Vì thế, ngôi nhà xây cất khá kiểu cách, vừa mang tính chất vừa là nhà riêng, lại có dáng nét bề thế của một công sở. Mẹ ông có nói lại rằng, từ ngày chiến tranh ác liệt, họ mạc tản mát mỗi người một phương, có kẻ di tản ra nước ngoài, nhiều người đã chết. Vì thế, những ngày giỗ chạp chỉ còn mỗi một mình bà hương khói. Từ ngày mẹ ông qua đời, việc giỗ họ do ông lo, và gần như cũng chỉ hương hoa.

Công việc lấp đầy phần lớn thời gian mỗi ngày của ông là điệp khúc: soạn bài, lên lớp và nghiên cứu các bộ sách cổ. Chỉ còn một khoảng thời gian ngắn và hẹp, độ một tiếng đồng hồ, khi ánh ngày muộn, nhạt màu không muốn rời cái sân thượng đầy hoa và cây cảnh, và tận đỉnh ngọn dừa xanh thẫm, xào xạc lá, vầng trăng như một con thuyền giấy mỏng manh và nhợt nhạt trôi nổi, ông ngả mình lên chiếc ghế mây bằng những sợi nilon dệt màu ngà, được tết vào một khung sắt có lò xo, vắt chân chữ ngũ, theo dõi những bài viết trên tờ báo tuần, chốc chốc, hớp từng ngụm trà đậm, khoan khoái với hoàng hôn thành phố yên tĩnh, cho đến khi ánh đèn đường đồng loạt bật sáng.

Công việc hằng ngày của ông dẫu đơn điệu, khô khan và tẻ nhạt, vẫn cuốn hút và lấp đầy, ngỡ như chẳng có gì nổi bật để phân định thời gian năm, tháng. Thế mà bỗng dưng, nàng làm đảo lộn tất cả. Phải. Như bây giờ ông nhớ lại, thì đó là ngày đầu tháng chín, khi ông lên lớp giờ đầu tiên của một khoá sinh viên mới tuyển. Ông bước vào lớp, và như quy định, lập tức sinh viên nhất loạt đứng dậy chào ông. Ông khẽ gật đầu đáp lại và mời họ ngồi xuống, rồi bắt đầu vào bài giảng ngay. Tính ông vẫn vậy, vào lớp là tâm trí cuốn hút vào bài giảng, không còn biết gì khác. Thế mà hôm đó, không hiểu sao… Có thể vì đấy là học sinh mới, ông phải trình bày chậm rãi hơn, lưu tâm đến sự vừa nghe vừa ghi chép của họ hơn. Và thế là, ông chạm phải ánh mắt nhìn thôi miên của nàng. Phải, chính nàng…

Thoạt đầu ông không hiểu nổi, và lục tìm trí nhớ: Không biết đã gặp cô gái này ở đâu, trong trường hợp nào? Nhưng rõ ràng là ông thấy rất quen. Và, đôi mắt đen có hai vết lông mày xếch trên vầng trán bướng bỉnh , lấm tấm mồ hôi, cái răng khểnh ở khoé miệng làm cộm lên một chỗ môi trên, cùng với mái tóc bum bê rời từng món nhỏ xuống má khi cô viết, đã cho ông nhận ra cô bé ở nhà ông. Chao ơi, thời gian và tuổi trẻ! Mới có ba tháng, khi cô bé đến chào ông để đi nghỉ hè. Lúc đó, ông còn nhớ cô như một con chim nhí nhảnh, yêu đời, và kỳ thi vào đại học vừa xong, cô bảo cô làm bài rất tốt. Ông không có một quãng đời nào như vậy cả. Phần tuổi trẻ vô tư của ông được thay bằng thời gian căng thẳng giữa các trận đánh không cân sức giữa cái sống và cái chết, giữa mùa mưa rừng Lào sên vắt và đói rét… Khi được trở về trường đi học thì tuổi trẻ của ông đã qua đi từ lâu rồi. Chỉ còn lại phần đời đầy lo lắng trách nhiệm.

Bị rơi vào vòng cương toả, vấn vít của ánh nhìn khó tả từ đôi mắt ấy, con người thiếu kinh nghiệm của ông chợt trở nên bối rối, mất tự chủ mấy giây. Lần đầu tiên trong đời, ông thấy mình chú ý đến một cô gái, và ông mất bình tĩnh vì cô ta.

Nhưng lạ thay, sau giây phút bối rối ấy, ông nhận ra mình giảng bài hay hơn, sôi nổi và hào hứng hơn, đến mức, ông chợt thấy cuộc đời đáng yêu nhường nào. Và dần dà sau đó, hình như ông không còn vô tư trong mỗi lần lên lớp nữa. Mỗi bài giảng tuồng như ông chỉ say sưa giảng cho nàng, cho mỗi riêng nàng. Sự tiếp thu được của cả lớp là “hôi” lại của nàng.

Bây giờ nàng không còn rụt rè, bẽn lẽn mỗi lần đến chỗ ông giảng bài nữa. Thậm chí, nàng còn chủ động đến pha trà, khâu vá hay giặt giũ giúp ông; chăm chút, tắm tỉa các chậu hoa cây cảnh trên sân thượng thay ông mỗi sáng.

Và chiều chiều, sau mỗi bữa cơm, ông và nàng bên bàn trà đặt ở góc sân thượng, cùng ngồi xem báo, uống trà và chờ trăng mọc. Những đêm có trăng, và đặc biệt những đêm có hoa quỳnh nở, nàng ngồi cùng ông đến khuya.

Từ lâu, ông có thói quen thức đêm chờ hoa quỳnh nở. Một ấm trà đậm, nhiều khi còn có thêm cút rượu trắng, (những đêm không trăng, ông kéo điện trong phòng ra hiên), vừa nhấm nháp, vừa quan sát từng cánh trắng muốt tinh khiết, khẽ khàng và e lệ mở dần ra cái bí mật màu vàng nhạt của lớp ống nhụy rung rinh, nhỏ như que tăm cắm vào lòng đài óng ánh thứ dung dịch nhờn nhờn và toả hương ngọt ngào dịu ngát một khoảng không. Ông thương bông hoa quỳnh, như một cô gái thẹn thò và thanh cao, không muốn dâng hiến sự trinh trắng cho lũ ong bướm ô hợp; vì thế chờ đêm khuya kín đáo, nơi thanh vắng, hoa quỳnh chỉ nở dành riêng cho người quân tử biết thưởng thức (Ông đưa tay lên vuốt râu cằm và mỉm cười trước ý nghĩ ngộ nghĩnh này của mình).

Rất khuya, khi bông quỳnh nở hết đã lâu, ông cẩn thận bỏ vào lòng hoa một nắm trà, rồi nhẹ nhàng vuốt túm các cánh hoa lại. Sáng hôm sau, ông ngắt bông hoa đã tàn vào nhà, khẽ khàng mở ra, và bỏ ấm trà đã ướp hương quỳnh vào ấm. Những tách trà buổi sớm như thế, cảm tưởng làm ông tỉnh táo suốt ngày. Những lúc có rượu ngon, thay vì ướp trà, ông ngắt cả bông bỏ vào bình ngâm rượu. Phải sành lắm mới nhận ra trong rượu có hương quỳnh.

Từ ngày có thêm nàng, và nhất là biết tên nàng trùng với tên hoa, những đêm ngồi ngắm hoa quỳnh nở làm ông bồi hồi.

Ông cảm thấy vui vui khi nhìn nét mặt trẻ con háo hức của nàng, lần đầu tiên, thích thú với những khám phá mới mẻ và huyền bí về hoa quỳnh.

Ông muốn được đối xử bình đẳng với nàng. Ngược lại, có lẽ, nàng cũng cố xử sự sao cho ông không có mặc cảm là mình đã có tuổi, sao cho xoá lấp cái phần chênh lệch giữa hai người, và những trống trải cô đơn thường nhật trong ông. Nàng chăm sóc đời sống của ông như một người em gái đối với anh trai, như một người vợ, người mẹ đối với chồng, con, khiến ông vừa cảm động, vui thích, vừa sợ hãi. Nhưng, nàng hoàn toàn không biết gì về sự sợ hãi của ông. Hay nàng tỏ ra không biết, cố ý không biết, thậm chí cố ý trêu ngươi sự sợ hãi của ông? Tuồng như ông càng bối rối, hoảng hốt trước sự chăm chút của nàng bao nhiêu, thì nàng càng tiến tới ông một cách rõ rệt hơn, khiêm nhường và dịu dàng hơn bấy nhiêu.

Cho đến một hôm, vào tối thứ bẩy, nàng nằng nặc mời ông đi xem phim. Ông không nhớ hôm đó người ta chiếu phim gì, chỉ nhớ là, nàng ngồi cạnh ông, nghiêng mái tóc dịu mát hương bồ kết vào má ông, chạm bàn tay có những ngón dài và làn da mát rượi vào tay ông khi ông đặt khuỷu tay lên thành ghế, khiến người ông thấy nôn nao, vội rụt tay về như phải bỏng. Nhưng khi tan phim, hai người sánh đôi chậm rãi theo con đường dọc bờ sông mờ mờ ánh đèn xa và ánh sao khuya, đầy những tán cây bồ đề và phượng hoa vàng réo rắt tiếng ve, nàng đã nắm hờ lấy khuỷu tay ông, nửa như là khoác tay, nửa như là vịn vào cho dễ đi, làm ông lâng lâng và hoang mang tột độ. Hình như nàng nói loáng thoáng câu gì. có phải lúc đó em hỏi tôi: “Sao anh… để râu sớm thế?” (Từ lâu, những lúc chỉ có hai người, nàng đã chuyển “thầy” thành “anh”). “Em thấy khó coi lắm phải không?”. Ông trả lời nàng bằng câu hỏi lại, và lần đầu tiên, can đảm soi vào mắt nàng trong bóng tối lưa thưa của tán cây so đũa. “Không. Nhưng mà… em chẳng thích”, nàng nói nhanh, và có vẻ giận dỗi, quay mặt đi.

Đêm ấy, khi trở về phòng mình, ông đã cạo đi bộ râu, cái bộ râu ông để từ ngày đi về thăm quê lần đầu, sau ngày giải phóng, khi chỉ còn gặp lại bà mẹ già và đứa con gái đã có chồng, còn người vợ bị địch bắn chết từ lâu.

Buồn não ruột, ông thấy mình đã lên lão, và quyết định để râu. Râu ông để kiểu ba chòm, hai chòm trên xén ngang khoé miệng, còn chòm dưới cằm để vuốt dài.

Dẫu ở lứa tuổi nào đi nữa, thì tình yêu vẫn là tình yêu, vẫn muôn thuở có sức mạmh cám dỗ, si mê và vụng dại. Huống chi đây lại là mối tình đầu. Nàng thì quá rõ. Còn ông, nói của đáng tội, cũng là lần đầu tiên được yêu đấy.

Bởi mười sáu tuổi ông đã vào tù. Ông bị địch bắt trong khi trên đường chuyển tài liệu mật cho cơ sở, bị lộ. Ông chỉ kịp nuốt xong tài liệu (là một tờ giấy bằng bàn tay vo tròn), trước mặt tên mật thám già giận dữ và hai tên cảnh sát hung hãn tống những quả đấm ộc máu mồm. Chúng đem ông vào giam cách ly tận đề lao Đà Nẵng. May mà, trong lao có một chi bộ bí mật ông được vào Đảng, và sau đó, được bố trí cho vượt ngục giữa ban ngày, sau hai lần vượt đêm bị bắt và bị đánh đập dã man. Không thể trở về Huế hoạt động công khai được nữa, ông vào bộ đội. Hết các mặt trận Bình – Trị - Thiên những mùa mưa lầy lội và đói rét, với các trận ác chiến Xuân Bồ, Thanh Hương… trung đoàn ông bị lật cánh sang mặt trận Thượng Lào, cho đến ngày đình chiến. Trước khi tập kết ra Bắc, ông được ghé thăm nhà ba hôm.

Và ba hôm ấy, đã biến đổi hoàn toàn quãng đời riêng tư của ông. Bà mẹ ông khóc hết nước mắt vì mừng tủi gặp lại đứa con cầu tự; rồi nằng nặc đòi cưới vợ cho ông. Vì thương mẹ ở lại một mình đơn chiếc trong lòng địch, lo khi trở trời thiếu người nâng đỡ, phần thì nghĩ rằng chỉ hai năm sau là trở về, ông đã chấp thuận sự sắp đặt của mẹ, cưới một cô gái chưa hề biết mặt.

Hơn hai mươi năm sống trên đất Bắc, từ bộ đội trở thành sinh viên, rồi cuối cùng trở thành cán bộ giảng dạy đại học, tóc bạc gác tóc đen, ông luôn luôn ở tư cách của người đã có vợ, chỉ vùi đầu vào sách vở, nào có tơ hào chi đến chuyện trăng gió! Vậy nên bây giờ, gặp phải tình yêu của nàng dành cho ông; vừa mặc cảm, hoang mang và hoảng hốt, ông lại vừa thấy một cái gì mới lạ, ngày một làm tươi trẻ đời ông, như một thứ men say ngọt ngào cứ thấm dần từng ngày một, và không sao cưỡng lại được. Tâm trạng của ông trước tình yêu với nàng là tâm trạng của ngừơi ăn trái cấm, đầy khờ vụng. Vì thế, ông càng ém giấu lòng mình, nó càng bùng lên ngọn lửa thèm khát yêu đương mới mẻ…

Ông nhớ là, hai người hôn nhau lần đầu tiên dưới chân cầu thang. Đấy là một chiều nàng quay trở lại. Đã ba hôm liền nàng dọn đồ đạc về cho bà ngoại nàng. Người ta đã dựng lại túp lều tranh cho bà trên đất nền cũ.(Nhưng không hiểu sao bà nhất quyết giữ nàng lại nhà ông. Bà cười cười, và nói rằng ở đây em nó thuận tiện cho việc học hành hơn). Trong tâm trạng bồn chồn, trông ngóng “như đứng đống la, như ngồi đống than”, ông bước xuống cầu thang thì vừa gặp nàng chạy ngược lên. Và, như cánh đồng khô hạn lâu ngày gặp mưa, nàng(và hình như cả ông) đã ôm chầm lấy nhau. Hình như cả ông và nàng đều không chịu được nổi sự xa cách. Đến bây giờ, ông như còn thấy ở đầu môi vị ngọt ngào và nóng bỏng, cứ tan ra, lịm dần vào cơ thể của cái hôn ngỡ như không bao giờ dứt đó, mà lần đầu tiên trong đời ông được hưởng.

Nhưng liền sau đó, nỗi mặc cảm về tội lỗi xâm chiếm lòng ông, khi ông trở về phòng mình và bắt gặp cái nhìn như bàng hoàng, hơi ngơ ngác và thảng thốt của người vợ quá cố trong tấm ảnh chụp lại, phóng to để trên bàn làm việc. Đây là tấm ảnh duy nhất mà ông giữ lại được của vợ ông. Bức ảnh chụp sau ngày cưới, nghĩa là một ngày trước lúc ông ra Bắc. Ông giữ nó quá lâu trong ví nên bị ố vàng nhiều chỗ. Nghe nói, cô ấy hy sinh sau tết Mậu Thân, khi đơn vị du kích của cô chặn đứng đợt phản kích điên cuồng của sư đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ vào Thành Nội, hòng chiếm lại nửa thành phố vừa treo cờ giải phóng được hai mươi ngày.

Có lẽ, không chỉ có mình cô ấy bàng hoàng. Ông cũng vậy. Cả hai nào đã chuẩn bị gì cho việc trăm năm? Đã kịp nhìn thấy mặt nhau trước ngày cưới đâu, nói chi đến chuyện có thời gian tìm hiểu, yêu đương? Bàng hoàng và thảng thốt như sau một giấc mơ, nhưng cả hia đều chấp nhận; bởi tình nước nghĩa nhà lớn hơn nhiều so với tình yêu của cá nhân hai họ. Cho nên bây giờ, tình cảm của ông dành cho vợ, như dành cho một liệt sĩ, một người đồng đội gần gũi đã anh dũng hy sinh; mà thiếu hẳn tình cảm lứa đôi. Và vì thế, dù luôn luôn mặc cảm về sự có tuổi, sự có vợ, có con của mình, tình yêu của ông đáp lại nàng cũng tươi trẻ, si mê và khờ khạo của mối tình thứ nhất.

Hình như mọi tình yêu lứa đôi của người đời, đều đòi hỏi vượt qua những chặng đường mà trên đó được cắm mốc phân định hẳn hoi. Ông hoàn toàn ngu ngơ, không biết ngay trước mắt mình giờ đây sẽ là cái mốc gì đang chờ đón.

Vì thế, ông rất vui sướng nhận lời cùng về thăm nhà nàng, nhân dịp nàng nghỉ hè sau kỳ thi tốt nghiệp căng thẳng; trong đó sự nỗ lực của ông và của nàng đã không uổng; nàng đã đỗ thủ khoa. Ông đơn giản nghĩ rằng, cả ông và nàng cần được nghỉ ngơi thư thả một chút, để thay đổi không khí, tại một miền quê trong lành; và nhân thể, ông đưa nàng thăm lại một số vùng chiến trường cũ, nơi nhiều đồng đội của thời trai trẻ đã ngã xuống. Nhưng khi nghe nàng nói còn khoảng nửa cây số nữa là đến nhà, và thấy ánh mắt cùng vẻ nghiêm trang, lo lắng của nàng, thì ông chợt hiểu ra rằng ông đang đi làm một việc trọng đại riêng tư trong đời, và sự thể có thể không đơn giản. Thật thế, sự ra mắt của chàng rể ở nhà nàng đã làm cho cả hai đều đau khổ; riêng ông còn có chút gì đấy như thể bị xúc phạm.

Vừa thoáng thấy bóng nàng ngoài ngõ, bà mẹ và hai thằng em nàng cùng “ồ” lên sung sướng, và lao đến tay bắt mặt mừng, vồ vập ríu rít. Nhưng liền đó trông thấy ông, và qua lời giới thiệu của nàng, mặt bà mẹ chợt kín đáo xịu xuống; còn mặt hai đứa em thì ngơ ngơ ngác ngác. Không khí buổi đoàn tụ bỗng trở nên rời rạc, tẻ nhạt. Ông phán đoán là nàng đã có viết thư về báo trước cho gia đình, thông báo chuyện này. Nhưng họ vẫn không sao tránh khỏi bàng hoàng trước một chàng rể tương lai ngoài sự tưởng tượng của họ.

Lúc ấy ông thấy thương nàng nhiều hơn thương mình. Nàng phải một mình ngoi ngóp bên này bên kia để cố lấp đầy cái khoảng trống như một dòng sông vưà hình thành giữa ông và gia đình; mong lấy một niềm thông cảm của mẹ và các em, đồng thời cốt yếu để che đậy cái khoảng trống khiến ông có thể buồn tủi và thương tổn lòng tự ái.

Nhưng bà mẹ nàng không hiểu, hay đúng hơn, bà cố ý không hiểu. Mặc dù cho nàng hoài công như con nhện cần cù và gấp gáp giăng những cái dây tơ mảnh nối hai bờ của hố ngăn cách, bà cứ dội dông bão lên hai người yêu nhau.

- Dạ, mời bác xơi cơm. Bác có mấy cháu rồi, và gia đình giờ ở đâu ta? Mẹ nàng hỏi, cố kéo dài tiếng “bác” đầy ác ý, khi tất cả đã ngồi vào mâm cơm tối.

- Mẹ! Con xin mẹ…

Nàng thốt lên, hoảng hốt và van xin đầy nhẫn nhục. Ông thấy rõ hai giọt nước mắt trào ra, lăn xuống bát cơm của nàng. Tim ông đau thắt. Đã thế, ông sẽ cưới nàng, cưới rất to, và cưới nàng ở nhà hàng, cho mà xem! Phải, luật pháp sẽ bênh vực ông và nàng. Nghĩ thế, ông lấy lại sự điềm đạm vốn có, và trả lời mẹ nàng, như thể không có chuyện gì xảy ra:

- Cám ơn chị. Tôi có một cháu gái lớn hơn con gái chị đây - Ông chỉ nàng - Nó lấy chồng ở mãi trong Nam.

Ông nhớ, lúc ấy nàng ngước mắt nhìn ông như dò hỏi, nhưng ông không hiểu nàng định nói gì.

Đêm ấy ông lấy cớ đi đường mệt, lên nằm sớm. Ông nghe lầm rầm to nhỏ tiếng nàng và mẹ nàng dưới bếp. Chắc nàng kiên nhẫn thuyết phục mẹ nhưng không được, vì cuối cùng là tiếng nàng khóc.

Không hiểu, do tuổi ông không còn trẻ nữa để chịu đựng những thử thách vô bổ, hay do cách cư xử thiếu tế nhị và bất công của mẹ nàng, mà ông thấy không thể kéo dài thêm ngày ở trong gia đình nàng. Ngay sớm hôm sau, ông gói ghém đồ đạc và chia tay gia đình, nói là đi thăm một chỗ đóng quân cũ, rồi sẽ trở lại. Nhưng nàng đã chạy theo ông ra tận đường cái, gục mặt vào vai ông mà khóc tức tưởi. Nàng biết là ông sẽ không quay trở lại nữa. Nàng van ông hãy thương lấy nàng, rằng ông là cả đời nàng, vắng ông nàng sẽ không sống nổi.

Ông trở về nhà hôm trước, thì hôm sau, bất ngờ, nàng cũng chia tay với gia đình và quay trở lại cùng ông. Mặt nàng hớn hở và rắn rỏi, như thể vừa dứt khoát đoạn tuyệt với gánh nặng gia đình, để đi theo tiếng gọi của trái tim.

Đêm ấy là một đêm, có lẽ, nàng muốn quyết định tất cả, dứt khoát tất cả, rõ ràng tất cả. Bởi điều đó hoàn toàn liên quan đến nơi nhận công tác sắp tới của nàng.

Buổi chiều nàng từ trường về, nhảy chân sáo lên cái bậc cầu thang. Ông ra đón, và bắt gặp trên khuôn mặt nhiều nét trẻ con của nàng có một vẻ gì mới lạ, khó hiểu và khó tả.

- Em được quyền tự chọn nơi công tác đấy. - Nàng nói trong khuôn ngực phập phồng vì phải thở gấp - Anh thấy nên thế nào?

- Anh hoàn toàn ủng hộ ý muốn của Quỳnh!

Ông nói, và nắm đôi tay trần rất đẹp của nàng, hoàn toàn không lường trước mọi lẽ. Điều này thật là tai hại. Khi nàng cần ở ông sự dứt khoát, sự quả quyết băng rào chắn của lễ giáo cổ lỗ, để đi thẳng đến hạnh phúc; thì ông, con người của hai nửa cổ kim, một lần nữa, lại chần chừ giây lát; giây lát thôi; và thế là mọi sự tan vỡ, mọi sự trở nên ân hận và nuối tiếc, day dứt không nguôi…

Như bây giờ ông nhớ rõ, thì đó là một đêm trăng rất đẹp, thậm chí thần tiên. Ông làm việc trong phòng riêng, lòng không gợn chút ưu tư.

Được sống bên nàng, ông không còn mong ước gì hơn. Bấy giờ khuya lắm rồi, có lẽ nàng đã đi ngủ. Ước chi nàng còn thức để ông đọc cho nghe bài thơ vừa viết xong.

Chợt ông nghe tiếng thỏ thẻ ngoài sân thượng:

- Anh ơi, có… hoa quỳnh nở.

Ông vui sướng một cách hấp tấp, đẩy cửa bước ra, tay cầm bài thơ mới viết. Và, một cảnh tượng làm ông đến ngỡ ngàng: Sân thượng của ông, hay cõi tiên? ánh trăng hay một thứ bụi phấn phát quang trong suốt, rây tự trời cao xuống? Mỗi chậu hoa, cây cảnh, hòn non bộ sù sì; và đặc biệt chậu cây quỳnh đặt cạnh cành đào mà trên một chiếc lá to và dài, xanh thẫm của nó treo chếch một bông quỳnh mới nở xoè lớp cánh vòng ngoài… hết thảy đều đẫm ướt ánh trăng lung linh, huyền ảo trong ánh trăng.

Nhưng nổi bật hơn hết, rực rỡ hơn hết, là nàng, như một vũ nữ, đang ngồi vắt chéo hai chân trần, trên chiếc ghế nhỏ, lưng tựa vào thành chiếc giường sắt lò so đặt cạnh bàn trà, nơi ông thường ngả lưng những lúc làm việc quá mệt. Trong bộ váy ngắn, trắng và mỏng như voan, nàng như một bông quỳnh đang nở, thơm ngát, từ đôi chân, đôi tay, hai bờ vai trần, đến cái cổ cao và khuôn mặt đều lồ lộ dưới trăng, nhễ nhại ánh trăng.

Ông bước ra, và nàng vươn đến, rơi lả vào đôi tay rắn chắc của ông. Phút chốc, nàng như một bông quỳnh vào sáng sớm hôm sau trên tay ông. Trong ánh trăng, đôi mắt nàng lấp lánh một cái nhìn man dại và đẫm ướt. Hình như nàng lấy tay ra hiệu cho ông đặt nàng xuống giường… Lúc đó nàng cười rất lạ, và bảo ông nhắm mắt lại. Ông ngây người trước vẻ đẹp lạ lùng của nàng; hầu như chưa kịp nhắm mắt thì nàng đã cởi bỏ xong áo váy. Vẻ mặt sung mãn và e thẹn, nàng nắm tay khẽ kéo ông xuống sát mình. Và, ông đẫm mình trong thân thể nồng nàn của nàng.

Có lẽ, nàng đã quyết định rồi, lựa chọn rồi; không gì có thể ngăn trở nàng. Nàng muốn cùng ông hoà tan trong hạnh phúc lứa đôi; cùng đặt tất cả như một sự đã rổi ra trước người mẹ khắc nghiệt, để mong thời gian giúp bà nghĩ lại.

Nhưng chao ôi, có lẽ ông không hiểu được ý nàng, không hiểu hết nàng. Có lẽ thế. Đúng cái giây phút thiêng liêng của Eva và Ađam sắp hoà tan vào nhau, ông chợt thấy những món tóc xám bạc của mình rơi rũ xuống mái tóc mượt của nàng, khiến ông thấy mình già nua tuổi tác, trong khi nàng trẻ trung, trinh trắng thế kia? Hay lại một chút mặc cảm về sự mình đã có vợ có con, thậm chí có cháu? Hoặc cái không khí đối xử xua đuổi của mẹ nàng hôm ấy chợt len vào trong ý nghĩ? Không rõ nữa. Chỉ biết rằng, trong một giây, một giây thôi, vòng tay của ông chợt lơi lỏng…

Và, con người cực kỳ nhạy cảm, cực kỳ dứt khoát trong nàng đã bắt gặp, đã nhận ra. Như thể bị xúc phạm, nàng gạt ông ra giường, vùng dậy vơ vội váy, đi như chạy xuống cầu thang. Một thoáng ngơ ngác cho ông. Và hình như ông chợt nhận ra, vội lao đuổi theo nàng. Nhưng đã muộn rồi. Phải, muộn rồi. Ông gõ cửa tới tấp những âm thanh van xin vào cánh cửa phòng nàng. Có tiếng dép lẹt xẹt trên nền gạch bông và tiếng nàng nói qua khe cửa:

- Anh về ngủ đi. Giữa chúng ta coi như không có chuyện gì hết, không có gì hết…

Nàng nói và bỏ đi. Lát sau, ông nghe tiếng vòi nước vặn hết cỡ trong buồng tắm, làm nước rơi rào rào như mưa. Tiếng nước dội phũ phàng; khiến ông có cảm giác nàng muốn rũ bỏ tát cả, gột sạch tất cả những gì đã có giữa ông và nàng…

Ông mệt mỏi trở về buồng ngủ, đầy nhiếc móc, sỉ vả về sự ngu ngốc, hèn nhát của mình. Rất lâu, ông ngủ thiếp đi…

Bản tin sáng phát ra từ một chiếc loa treo ở cột điện góc phố, đã đánh thức ông dậy. Đầu óc nặng trĩu, trí nhớ loáng thoáng về mọi điều xảy ra hồi đêm; song ông hoàn toàn không dám chắc đó là thực hay mơ.

Nhưng sao yên ắng quá. Mọi sáng, vào giờ này đã nghe tiếng chân lên cầu thang sẽ sàng và thoăn thoắt của nàng; rồi tiếng nước rây róc rách vào các khóm hoa, gốc cây cảnh trên sân thượng. Và trong ánh sáng mờ mờ của vầng dương mới hình thành đâu đó phía chân trời, nàng trong bộ đồ mặc ở nhà vén cao, lộ rõ những bắp chân, bắp tay trắng trẻo, thon lẳn; với những động tác tưới cây dịu dàng uyển chuyển làm sao!

Không chịu nổi sự im ắng, ông vùng dậy, mặc bộ pijama, rồi vừa cài cúc áo vừa lao xuống cầu thang. Cánh cửa phòng nàng nhẹ tênh trong tay ông. Và hiện ra một căn phòng lặng ngắt, trống trơ, chẳng còn dấu vết gì chứng tỏ bấy lâu nàng vẫn sống ở đây, ngoài một đôi guốc cũ đứt quai, nằm đóng bụi xó giường…

Ngày hôm sau, ông lần tìm được ngôi nhà tranh của bà ngoại nàng ở ven thành. Nhưng không có nàng ở đấy nữa. Bà già đón ông gương mặt đượm buòn. Và, câu nói trách móc vẻ bâng quơ và hóm hỉnh của bà, ông vẫn còn nhớ: “Đời thủa, chim đậu không bắt, lại đi bắt chim bay!”.

Thế là ông để mất nàng. Phải, chính ông để mất nàng, để mất hạnh phúc duy nhất và muộn màng của đời mình. Năm năm trời, nàng trôi dạt nơi đâu giữa cái dòng đời cuộn xiết? Giờ đây trong ông, nàng như một kỷ niệm, một hoài niệm nhức nhối của một thời xa vắng, nông nổi…

Thế mà, bỗng dưng nàng đột ngột trở về. Phải chăng nàng đã tha thứ những lỗi lầm của ông? ý nghĩ này khiến ông phấn chấn, cho xe hoà vào dòng người chảy xiết qua cầu Tràng Tiền.

Những cánh buồm, những mái chèo ẩn hiện trong sương lạnh về chen chúc trước chợ Đông Ba trăm màu sắc của ngày giáp tết.

Ông cho xe men theo đại lộ Hùng Vương tấp nập người, hồi hộp và thắc thỏm chờ đợi cái ngã tư của những người bán hoa, nơi sáng qua ông nhận ra nàng.

Ông dựng xe vào góc phố và bắt đầu bươn bả trên cái lề đường vừa hoa vừa người đông đúc. Ông đến được gốc si, nơi nàng hẹn gặp ông sáng nay. Nhưng ông hoàn toàn hụt hẫng, bởi chỗ đó bây giờ là một bà già teo quắt và khắc khổ, với mớ hoa cúc vạn thọ cũng khắc khổ như người bà. Ông đảo mắt quanh một lượt như ước lượng, rồi quyết định bắt đầu sự tìm kiếm của mình có thứ tự, từ đầu này đến đầu kia của cung đường, để tránh bỏ sót.

Nhưng ông hoài công tìm kiếm. Đến chót người cuối cùng, nàng vẫn như một giấc mơ sau khi ông bừng tỉnh. Ông đứng chôn chân lặng ngắt bên lề đường, nét mặt hằn nỗi đau khắc khoải. Không ai hay biết chuyện gì của ông.

Các tác phẩm khác của Hữu Phương

Khách má hồng

Đêm không trăng

Dòng Sông Chảy Mãi

Ba người trên sân ga