watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Từ Tiểu Tam - tác giả Huỳnh Song Dị Thảo Huỳnh Song Dị Thảo

Từ Tiểu Tam

Tác giả: Huỳnh Song Dị Thảo

Ở kinh đô có người ca sĩ tên là Tiểu Tam, họ Từ, diện mạo thanh tú, vóc dáng bảnh bao, trông rất khả ái dễ thương.
Lúc cha Từ còn sống, không muốn cho chàng theo đòi học nghề ca xướng. Chừng đến khi cha chàng chết, vì phải kiếm tiền nuôi mẹ, Từ mới tìm thầy học hát. Cũng may, nhờ có giọng ca tốt, chàng kiếm được rất nhiều tiền, quanh chỗ ngồi, tặng phẩm lúc nào cũng đầy, nhất thời tiếng tăm lừng lẫy.
Sư phụ của Từ, vì quý trọng giọng ca của chàng, nên không muốn rời chàng nửa bước vì sợ chàng bị những thiếu niên du đãng lêu lổng, dẫn dụ làm những việc sằng bậy. Bởi thế, dù đã mười lăm tuổi, ban đêm chàng vẫn phải ngủ tại nhà sư phụ, chỉ ban ngày Từ mới được về nhà thăm mẹ.
Một hôm, ông ngoại của Từ bị bệnh qua đời. Mẹ chàng phải đến năn nỉ sư phụ chàng, chàng mới được ông cho phép đi, và cẩn thận hơn, ông sẽ cùng đi với Từ.
Nhà ông ngoại Từ ở một vùng ngoại thành kinh đô, xa chừng hơn mười dặm. Lúc hai thầy trò đến nơi, thì trời đã quá trưa, Từ lại phải mất thêm một thời gian dài vào khóc tế ông ngoại. Người cậu chàng, đã lâu không gặp cháu, có ý muốn giữ chàng ở lại ngủ qua đêm, nhưng sư phụ chàng không đồng ý, nên chàng không dám nhận lời cậu.
Cơm nước xong, hai thầy trò vội vã cáo từ lên đường.
Khi ra khỏi cổng, thì trời đã bảng lảng về chiều. Hai người lúc đến đi bằng xe, nhưng lúc trở về thì con ngựa bỗng tự nhiên té lăn ra, làm đổ cả xe, không dựng dậy được. Hai thầy trò đành phải đi bộ, cứ hướng trước mặt mà đi, thành thử cũng có phần chậm chạp.
Bấy giờ trời đã tối đen, sư phụ của Từ cho rằng cửa thành đã đóng, ông nói một cách lo lắng:
" Không thể nào vào trong thành nữa rồi! Không biết đêm nay ngủ đâu đây?"
Từ nghe nói thế, cũng chịu. Ý muốn tìm một quán trọ, nhưng lại quá xa cửa thành. Hai thầy trò chỉ còn biết cách rảo bước cho thật nhanh.
Đi chưa đầy hơn một dặm, đã nghe mõ điểm đầu canh. Lại gặp ngày hạ tuần âm lịch, trời không có trăng, tối mù tối mịt. Xa xa, cây cối hai bên đường, chập chờn như bóng người đứng nấp. Từ lại càng khiếp sợ hơn, đi sát vào bên cạnh sư phụ, không dám rời xa.
Hai thầy trò cứ bước thấp bước cao, mò mẫm đi. Thình lình có ánh lửa lập lòe từ phía rừng trước mặt soi tới. Lúc lại gần mới rõ, té ra là một người tay cầm một chiếc lồng đèn, mặc chiếc áo ngắn màu đen, đầu đội chiếc mũ rộng vành, trông giống như kẻ đóng vai đầy tớ ở trên hí đài.
Hai thầy trò Từ đều hoảng sợ, tưởng đó là ma, bèn nấp vào một chỗ.
Chẳng ngờ, người ấy thấy Từ thì lại tỏ vẻ như người quen biết rất rõ. Anh ta đi thẳng tới, nắm lấy tay Từ giữ lại nói:
" Chú mày còn định trốn đi đâu đây. Mau theo ta về gặp phò mã. Ta vì chú mày, khổ quá rồi!"
Nói xong, cứ lôi Từ mà chạy như phi.
Từ sợ quá, khóc ầm lên, nhưng sư phụ chàng cũng không giữ được và cũng không đuổi theo kịp. Chớp mắt, cả Từ lẫn người ấy không còn thấy tông tích đâu nữa. Sư phụ Từ buồn rầu, áo não, nói không nên lời.
Người mặc áo đen kéo Từ chạy như bay, thoáng chốc thì đến một khu đại viện. Người ấy an ủi Từ, nói:
" Chú mày đừng có sợ. Ở đây còn sướng hơn ở nhà chú mày bội phần!"
Từ ngẩng đầu lên nhìn. Chỉ thấy ngói đỏ tường hồng, hệt như phủ đệ của các bậc vương hầu. Bình thường chàng đã từng ra vào các nhà quyền quí giàu có mà không hề để ý, nhưng lần này, Từ chợt nhớ đến lời nói của người áo đen lúc mới gặp: " Chú mày định trốn đi đâu," bụng đâm lo, chắc mẩm sẽ bị trách mắng, đánh đập chi đây.
Khi vào đến trong sân, Từ thấy tường vừa cao lại vừa rộng. Bọn quan viên lục tục đi tới đi lui rất đông. Bốn phía đèn đuốc sáng choang. Bọn đầy tớ nô bộc, mình mặc áo gấm, đầu đội mũ hoa lại càng đông hơn, Từ đếm không xuể, nhưng hễ ai gặp người áo đen đều kính cẩn chào hỏi, còn người ấy thì lại tỏ ra hững hờ, không thèm để ý trả lời, cứ dẫn Từ đi thẳng. Qua mấy lần cửa, thì đến một gian đại sảnh. Bên trong đèn đuốc huy hoàng. Từ ngẩng đầu lên nhìn, thấy treo một tấm biển đề: " Nghi Phụng Song Tê," bụng không rõ đang ở đâu, chỉ thấy rèm châu chấm đất, ngất ngưỡng cột son, cửa song rực rỡ. Khoảnh khắc, phía bên trong màn có bóng người thấp thoáng lay đọng. Rồi nhã nhạc nổi lên, sáo đàn réo rắt. Từ thấy trong đại đường đông kịt người là người.
Sau đấy, một người đàn bà ăn mặc theo lối cung nhân, vén rèm hỏi vọng ra bên ngoài:
" Ca sĩ đã đến chưa?"
Người áo đen vội vã đáp:
" Đến rồi! Đến rồi!"
Lập tức cầm tay áo Từ lôi đến giao cho người đàn bà ấy, rồi rảo bước đi ra ngay.
Chàng đi theo người đàn bà vào phía bên trong rèm. Ở ngay giữa nhà kê hai cái án rượu. Một quay về hướng Nam. Một quay về hướng Tây. Người ngồi ở án hướng nam, mình khoác áo thêu mây, đầu cài đầy ngọc thúy, trông giống như các bà thánh mẫu bằng đất trong các miếu đền. Còn người ngồi ở án hướng tây, đội mũ vàng, cắm đuôi điêu, mặc áo bào tía, tựa hồ như các bậc vương hầu quí tộc cổ xưa. Những người đứng hầu hai bên tả hữu đều là những thiếu nữ xinh đẹp. Khoảng chừng độ mười cộ Có cô thì cầm nhạc khí. Có cô cầm bình rượu, nhưng thẩy đều cung kính im lặng.
Người đàn bà mặc áo cung nhân bảo Từ phủ phục làm yết kiến.
Người ngồi ở án hướng tây lên tiếng hỏi Từ:
" Nghe nói nhà ngươi ca hay lắm phải không? Biết được bao nhiêu bài?"
Từ run rẩy sợ hãi, không trả lời nổi.
Người ngồi ở án hướng nam sai thị nữ lấy rượu cho Từ uống để chàng bớt sợ, rồi mới nói với người án hướng tây:
" Xin phò mã đừng làm cho y sợ. Bụng y còn đang lo lắng phập phồng như cờ gặp gió đấy mà."
Từ nghe giọng nói nhỏ nhẹ, êm ái, rành rẽ dễ phân biện, nhưng hồn vía cũng lạc mất bảy tám phần, chân tay run rẩy, không ngừng đánh bò cạp.
Hai đứa thị tỳ, để tóc dài, khoảng mười ba mười bốn. Một đứa cầm chén. Một đứa bưng khay, tươi cười rót rượu mời Từ uống. Chàng liếc mắt nhìn đứa thị tỳ mặc chiếc quần màu hồng hạnh, chiếc áo đơn màu đỏ nhạt, xem ra có vẻ đẹp đẽ mặn mòi hơn cả, lòng hơi động.
Trước cảnh trí trang nghiêm, tráng lệ như thế, Từ không dám từ chối, bèn quỳ xuống, đón chén rượu mà uống.
Đứa thị tỳ mặc chiếc quần hồng hạnh, chiếc áo đỏ nhạt, khe khẽ bảo với Từ:
" Hôm nay là ngày sinh nhật của công chúa, những bài ca chúc thọ không thể thiếu được đâu."
Rồi rảo bước đi, nhưng vẫn còn ngoái lại liếc nhìn, miệng cười tủm tỉm, kín đáo, tỏ ý thông cảm tương lân, khiến Từ càng thêm mê mẩn.
Chừng đã chuếch choáng hơi men, có đôi chút can đảm, Từ bèn đứng dậy vừa uyển chuyển múa, vừa cất giọng ngân cạ Âm thanh dập dìu, trầm bổng lên xuống. Có lúc nghe nhỏ nhẹ líu lo như oanh hót. Lại có lúc cao vút như bạch hạc trường minh. Mọi người ai nấy đều vỗ tay, hết lời khen ngợi.
Từ hát một lúc liền ba khúc, toàn là những lời ca chúc thọ.
Người ngồi ở hướng nam, tỏ ra rất là cao hứng hoan hỉ, dịu dàng nói:
" Chẳng ngờ thằng nhỏ lại rất thông minh, hiểu được tâm ý của tạ"
Rồi quay gọi thị tỳ lấy hai đính bạch kim tặng cho Từ. Chàng nhận lãnh, khấn đầu tạ Ơn, và đề nghị thêm mấy khúc nữa để tùy công chúa chọn.
Người ngồi bàn hướng tây nói:
" Thôi để ngươi tự chọn, chọn bản nào mà ta chưa từng nghe bao giờ nhá."
Vốn tính tình lanh lợi, thông minh, Từ bèn lựa những bài chàng sở trường và có tính cách yểu điệu, hội hỷ ra cạ Bài nào ca xong, cũng được mọi người không tiếc lời tán tụng.
Lúc đó trời đã quá nửa đêm, người ngồi bàn hướng nam cũng tỏ ra hơi mỏi mệt, vươn vai ngáp dài, nhìn người ngồi bàn hướng tây nói:
" Phò mã hãy cứ vui một mình, hôm nay thiếp thấy trong người mỏi mệt không được khỏe."
Người ngồi hướng tây đáp:
" Hôm nay là ngày sinh nhật của công chúa, đặc biệt mở yến tiệc này để chúc thọ nàng mà. Ca nhạc đang vui, sao lại vội vả bỏ vậy?"
Rồi hết lời khuyên nhủ công chúa ở lại cho đến tiệc tàn.
Từ ca thêm mấy khúc nữa, thì phò mã bảo với công chúa:
" Thằng nhỏ này mà không tìm cách giữ lại, ¡t sẽ nghĩ đến chuyện đòi về mất!"
Công chúa đáp:
" Vậy phò mã tính sao?"
Phò mã nói:
" Thằng nhỏ xem ra linh lợi thông tuệ, lẽ nào lại không biết đến chuyện trai gái. Nếu như tuyển một con tỳ nữ kết duyên với nó, thì dù có là chim bằng cũng buộc được cánh, huống hồ là chim sẻ. Vậy xin công chúa định liệu."
Công chúa cười:
" Thằng nhỏ thật là có phúc. Phò mã đứng làm mai cho nó nhá."
Rồi quay sang bảo Từ:
" Phò mã sẽ cho ngươi một thị nữ để bầu bạn. Ngươi hãy tự chọn lấy, sau này khỏi trách oán gì nguyệt lão nữa."
Sau đó gọi tất cả thị nữ đứng xếp thành hàng để Từ tự ý lựa chọn người phối ngẫu. Bọn thị nữ cô nào cũng đều hỷ ái Từ cả, nên chàng cảm thấy ngượng nghịu, e thẹn đứng ngây người, rồi cảm tạ công chúa, nhìn kh¡p lượt đám thị nữ, lấy tay chỉ một cô nói:
" Tiểu sinh muốn cô này, chẳng hay có được không?"
Mọi người đều nhìn theo tay chỉ của Từ. Té ra đó là người thị nữ mặc quần màu hồng hạnh và chiếc áo đỏ nhạt lúc trước, ai nấy đều bật cười.
Công chúa và phò mã cũng cười theo nói:
" Thì ra thằng nhỏ này sẵn để ý từ trước rồi!"
Bèn ra lệnh cho sửa soạn gian phòng nhỏ ở bên cạnh, s¡p sẵn giường màn, chăn chiếu để làm lễ động phòng cho hai người.
Sau đấy, công chúa và phò mã đều đứng dậy. Tất cả thị tỳ đều cầm lồng đèn đi trước dẫn đường, rước công chúa và phò mã đi. Duy còn lại có Từ và người thị nữ mặc quần hồng hạnh và áo đỏ nhạt.
Từ hỏi đến tính danh của nàng. Nàng thẹn thùng xấu hổ, đáp:
" Thiếp là thị tỳ thân cận của công chúa, tên gọi Tứ Hỷ, rất được công chúa thương yêu, tả hữu không rời một giây, nay đem thiếp mà gã cho chàng, thật là một ơn dầy đối với chàng đấy."
Nói vừa dứt lời, thì người thiếu phụ ăn mặc theo lối cung trang lúc trước, dẫn hai đứa thị tỳ mang chăn chiếu, mùng mền đến.
Người thiếu phụ nói:
" Bé thế này mà được thành đôi. Thật là đại hỷ! Đại hỷ!"
Sau khi trải xong chăn chiếu thiếu phụ muốn đi ra ngay, nhưng Tứ Hỷ bảo với Từ đến bên vái chào, và giới thiệu:
" Đây là Lưu Viện Quân ở trong cung, là ân mẫu của thiếp đấy!"
Từ lấy lễ con rể mà vái thiếu phụ.
Thiếu phụ chỉ tủm tỉm cười rồi đi ra ngoài.
Từ kéo Tứ Hỷ vào lòng, tính lấy tay cởi bỏ áo quần cho nàng. Tứ Hỷ chỉ nhỏ nhẹ bẽn lẽn bảo Từ:
" Thiếp còn thơ ấu, '' việc ấý' chưa từng biết bao giờ!"
Từ cười, đáp:
" Thì ta cũng chỉ là thử thôi, chứ đâu có biết việc ấy thế nào?"
Bèn dắt nhau lên giường cùng nằm, vụng về mà hoan lạc.
Việc xong, Tứ Hỷ hỏi Từ:
" Chàng có biết phò mã là ai không?"
Từ đáp:
" Ta mới vừa đến, làm sao biết được là ai?"
Tứ Hỷ nói:
" Thiếp cũng không biết gì nhiều, chỉ nghe nói rằng phò mã họ Củng, người thời Minh mạt, khi nhà Minh vong, thì toàn gia tuẫn tiết, cách nay cũng cả trăm năm rồi. Thượng đế thương phò mã có tấm lòng trung, bèn phong làm thần cai quản họa phúc cả vùng Kế Bắc này. Đây là phần mộ của ông. Vì sao chàng vào đây được?"
Từ nghe nói thế, vô cùng hoảng sợ, nước mắt hai hàng, muốn lớn tiếng kêu lên.
Tứ Hỷ vội vã ngăn Từ lại:
" Đừng có lớn tiếng, rừng có mạch vách có tai. Thiếp đã theo chàng, không thể không nói thật. Còn chàng nếu quả coi thiếp là vợ thì không nên ở lại đây lâu."
Từ lau nước m¡t, nhìn Tứ Hỷ hỏi:
" Thế, chỉ có mình nàng không phải là ma à?"
Đáp:
" Không, thiếp cũng là ma chứ! Nhưng chẳng biết theo chàng ra ngoài kia có thể làm người được không?"
Từ cố gặng hỏi duyên cớ.
Lại đáp:
" Nhà thiếp ở cách đây nửa dặm già, vốn là gia đình lương hảo. Nhân bịnh thời dịch, không chữa được, đột ngột qua đời. Cha mẹ thiếp không nỡ vứt bỏ, đem thiếp chôn cạnh mộ của công chúa. Phò mã tra sổ tử vong, thấy lộc của thiếp chưa tuyệt, nhưng không thể trả hồi dương thế được, mới cho thuốc cứu sống thiếp, rồi lưu giữ lại đây làm thị nữ. Vì thế thiếp là người bán sinh bán tử."
Từ nghe, nhưng trong lòng không tin hết. Tứ Hỷ nói tiếp:
" Phàm là ma thì trong người không có máu, da lại xanh nhạt. Nếu chàng không tin, thử lấy trâm mà thích vào vế của thiếp là biết ngaỵ"
Từ do dự không nở làm. Tứ Hỷ bèn rút trâm cài đầu tự chích vào đùi. Quả nhiên máu tuôn ra, sắc hồng đậm. Từ nhân thế mới tin, bảo nàng cùng đào tẩu.
Tứ Hỷ nói:
" Lúc này chưa thể được, đợi tối thiếp sẽ bàn lại với chàng sau."
Rồi đứng dậy ra khỏi giường, lấy áo khoác lên người, dặn dò Từ thêm:
" Nơi đây nhiều âm khí, chàng nên cẩn thận đừng đi đâu hết."
Nói xong thì đi.
Từ tuân theo lời dặn của Tứ Hỷ. Một bước không dám rời khỏi phòng. Khoảnh khắc nghe bên ngoài có tiếng người nói. Khí thế ồn ào huyên náo. Lập tức từ ngoài có người đi vào báo cáo:
" Bẩm có Đô Thành Hoàng đến chúc thọ!"
Bên trong có tiếng trả lời:
" Thỉnh hồi giá, sáng mai sẽ đến cám ơn."
Lại nghe bên ngoài có tiếng báo cáo:
" Bẩm có Đô Thổ Địa đến chúc thọ."
Bên trong lại có tiếng đáp:
" Không dám lao giá, thỉnh hồi phủ."
Lần lượt như vậy đến phiên Ấp Thành Hoàng, Thổ Thần, Cốc Thần... Từ không sao nhớ hết nổi, bụng càng cảm thấy sợ hãi không yên, ăn không dám ăn, uống không dám uống. Cứ ngồi lặng thinh, nước mắt hai hàng, ngây ngô như gà gồ.
Đến lúc mãi giữa trưa, mới thấy Tứ Hỷ từ ngoài vào. Nàng đưa cho Từ hai trái đào nói:
" Những trái cây này thuộc trần thế, chàng có thể ăn được."
Khi nhìn thấy Từ hai mắt ngấn lệ, nét mặt sầu tư buồn bã, bèn cáo giới chàng:
" Chàng không nên cả ngày buồn rầu như thế này, kẻo bị trách phạt đấy."
Nói xong thì đi ra.
Từ cầm đào lên ăn, thấy vừa ngọt vừa thơm, lập tức không còn đói nữa.
Chẳng mấy chốc, trời sập tối mò, trên đại đường sớm đã thắp đuốc sáng trưng. Người thiếu phụ họ Lưu lại đến, dẫn Từ đi đến một đại đường khác, so với đại đường ban chiều có vẻ rộng hơn, và sang trọng mỹ lệ hơn.
Lần này Từ thấy công chúa và phò mã ngồi chung một bàn như đôi vợ chồng. Lưu Viện Quân bảo Tam và Từ cùng song song đến làm lễ bái kiến. Sau đó, mới ra lệnh cho chàng ca.
Phò mã cảm thấy sắc thái của Từ có vẻ hơi khác, và âm giọng không được như tối hôm qua, lấy làm ngạc nhiên, hỏi:
" Chắc là con thị nữ này đã đem lai lịch của ta nói cho y biết rồi phải không?"
Rồi lại tươi cười tiếp:
" Mình thật hồ đồ, người ở ngoài đâu có thể lưu giữ lại đây được."
Sau đó, ghé tai thì thào với công chúa mấy câu, lấy tay ra hiệu cho Từ ngưng hát, và gọi Tứ Hỷ cùng Từ đến quỳ trước mặt, phán:
" Ta khi trước vì tận trung với Minh triều mà được phong thần, chứ không phải như những loại quỷ thường. Hai ngươi, đã phụng thị hầu hạ ta, thọ mệnh có thể ngoài trăm tuổi. Song le, đã có lòng khác, ta cũng không trách. Vậy hai người nên đồng cùng về với nhau."
Từ nghe nói thế thì lòng mừng khấp khởi, duy có Tứ Hỷ lại tỏ ra tủi thẹn.
Công chúa bèn ra lệnh cho thị tỳ lấy thoa vàng xuyến bạc, các đồ trang sức đủ loại, và một thoi hoàng kim đem ra tặng cho hai người, và dặn dò khuyên bảo Từ:
" Lúc trở về thì cố mà gây dựng gia đình. Đừng có tiếp tục cái nghề ca hát hạ tiện này nữa, làm mất thể diện tỳ nữ của ta nhá."
Hai người dập đầu khóc tạ Ơn.
Phò mã lập tức ra lệnh cho người thiếu phụ họ Lưu đưa Từ và Tứ Hỷ giao cho người bộc nhân mặc áo đen lúc trước tin ra ngoài trần thế.
Hai vợ chồng Từ vừa ra khỏi, thì trạch đệ viện tường chớp mắt đều biến mất, chỉ thấy một ngôi mộ cổ nguy nga, nằm sừng sững bên trái đường lộ. Bấy giờ Từ mới tin những gì Tứ Hỷ đã nói, bèn cùng nàng bàn tính nên trở về đâu.
Tứ Hỷ nói:
" Chỗ này không thể ở lại được nữa. Ở lại đây tất sẽ gây sợ hãi và nghi ngờ cho người tạ Chi bằng đến phụ cận châu quận nào đó, dựng nhà mà ở, rồi đón mẫu thân về phụng dưỡng. Như thế, mới là biện pháp vẹn toàn."
Từ cũng đồng ý với Tứ Hỷ.
Nhưng lúc bấy giờ trời đã tối đen, đi không được nữa. Hai vợ chồng Từ bèn ngồi dưới một gốc cây để nghỉ ngơi tránh sương gió, và cho bớt lo sợ.
Khi trời vừa sáng, hai người tìm đến một thôn trấn gần vùng, dùng số tiền vàng mà công chúa đã ban cho, thuê một cái kiệu cáng Tứ Hỷ, rồi nh¡m hướng đông mà đi.
Được hai ngày thì đến Kế Châu, Từ lại lấy tiền mua điền sản, kiến tạo phòng ốc nhà cửa. Nghiễm nhiên trở thành một nhà phú hộ chốn thôn quệ Sau đó, Từ cho người về đón thân mẫu đến để phụng dưỡng.
Lúc trước, sư phụ của Từ nhân vì để Từ bị thất lạc, có ý sợ mẹ chàng kiện tụng, không dám quay trở về nhà. Còn thân mẫu của Từ ngày ngày khóc thương con, lại vừa cùng khốn bệnh hoạn, cuộc sống càng trở nên rất là gian nan khổ sở, cho đến lúc được chàng đón về.
Hơn một năm sau, có người từ Kế Châu đến kinh đô được sư phụ Từ hỏi thăm tin tức, cho hay là Từ đã có con bế rồi.

Hết