watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hãy Thắp Sáng Một Ngọn Nến - tác giả Khofi Annan Khofi Annan

Hãy Thắp Sáng Một Ngọn Nến

Tác giả: Khofi Annan

LTG: Ông Kofi Annan là vị Tổng Thư Ký thứ bảy của tổ chức Liên Hiệp Quốc gồm 185 quốc gia trên thế giới. Ông là người da màu đầu tiên nắm giữ chức vụ cao quý này. Sinh tại Ghana (Phi Châu), ông Annan năm nay 60 tuổi, tốt nghiệp Khoa Quản Trị thuộc Viện Kỹ Thuật Massachusetts, Hoa Kỳ. Trước khi nắm giữ chức vụ Tổng Thư Ký cách đây hai năm, Annan là một chuyên viên tài chánh, phụ tá Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, đặc trách vấn đề gìn giữ hoà bình thế giới từ năm 1993. Trong chức vụ này ông đã tiến hành 17 cuộc hành quân và điều động hơn 80,000 binh sĩ quốc tế đến các khu vực nóng bỏng như Bosnia, Somalia, và Trung Ðông.
Sau hơn ba thập niên làm việc liên tục cho tổ chức Liên Hiệp Quốc, ông đã chứng tỏ là người lãnh đạo tài ba và được các nhà ngoại giao quốc tế tin tưởng.
Cùng với Tổng Thống Clinton và Ðức Giáo Hoàng John Paul II, ông Khofi Annan có tên trong số 118 nhân vật nổi tiếng thế giới được đề cử để trao tặng giải Nobel Hòa Bình vào tháng 10 năm 1999 tới đây.
Trong thời gian gần đây, trẻ em trên thế giới đã viết thư rất nhiều cho ông Kofi Annan, hỏi ông rằng: "Cháu có thể làm được gì để cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn? (What can I do to make the world better?)" . Và sau đây là bức thư trả lời chung của ông.

Nhớ lại khi còn bé, mỗi lần trông thấy một chiếc phi cơ cũng như khi nhận được một cú điện thoại từ một thành phố cách xa vài dậm đối với tôi là cả một biến cố trọng đại.
Thưở ấy, chỉ mới cách đây có 50 năm thôi, chúng tôi chẳng có vô tuyến truyền hình và cũng chưa bao giờ nghe nói về những chiếc máy vi tính.
Bây giờ các bạn đang trưởng thành trong một thế giới hoàn toàn mới lạ. Chỉ cần bấm vào con chuột (của máy vi tính) là mọi người trên thế giới có thể nói chuyện với nhau. Các bạn có thể nhận được bức điện thư của tôi gửi đi chỉ trong vòng vài giây đồng hồ, dù cho các bạn đang ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, Phi Châu hoặc Nam Mỹ.
Ðiều đó thật là tuyệt vời bởi lẽ phần nào nó giúp cho các bạn trẻ dễ dàng học được chân lý này: Chỉ có một thế giới duy nhất thôi - đó là thế giới của loài người - ở đó chúng ta khôn lớn nhờ vào việc học hỏi lẫn nhau.
Cho mãi tới năm 21 tuổi tôi mới ý thức được điều này, khi tôi đến Hoa Kỳ theo học tại trường Ðại Học Macalester ở thành phố St. Paul. Từ một miền nhiệt đới đến đây, tôi cảm thấy rất quê mùa khi phải mặc trên người nhiều lớp áo quần vào những ngày mùa đông gió rét tại Minnesota. Tôi đành chịu thôi vì trời quá lạnh, nhưng tôi nhất định không đeo cặp mũ che tai thô kệch. Thế rồi một hôm tôi đi ra ngoài mua thức ăn và hai tai tôi gần như lạnh cóng. Nói nhỏ cho bạn nghe là nội ngày hôm đó tôi liền đi mua cho được một cặp mũ che tai lớn nhất trong tiệm.
Qua kinh nghiệm đó tôi rút được một bài học là đừng nên tự đặt mình vào một tình huống và làm ra vẻ biết nhiều hơn người bản xứ. Hãy luôn luôn nhìn kỹ quanh bạn và hãy lắng nghe.
Ngày nay những chiếc máy vi tính giúp cho mọi người trên thế giới chuyện trò và hiểu biết nhau hơn. Chúng ta được may mắn có nhiều điểm tương đồng. Mặc dầu có dị biệt về tôn giáo, về ngôn ngữ, và về màu da, nhưng chúng ta cùng chung một giống người. Chúng ta cùng có chung những giá trị căn bản.
Hãy tưởng tượng một lúc nào đó bạn thấy một chiếc xe buýt chạy rất nhanh về phía một em bé đang băng qua đường. Bạn sẽ làm gì? Bạn không thể nào đứng yên và suy nghĩ. Bạn sẽ chạy vội đến cứu em bé ngay mặc dầu bạn có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. Bạn sẽ là một người hùng, trừ phi bạn hèn nhát không dám làm việc đó. Bạn ạ, đó chính là bản năng đích thực của con người. Ðó cũng là lý do tại sao khi con người đối xử tử tế với nhau, chúng ta gọi họ có "nhân đạo", và khi người ta gieo rắt tai họa cho nhau, chúng ta gọi đó là "bất nhân". Dù biết rằng trong mỗi con người vẫn còn có thói hư tật xấu, nhưng chúng ta cũng thừa hiểu là con người có khả năng vươn mình lên khỏi những hư tật đó. Chúng ta thường hay nghì rằng khía cạnh tốt mới đích thực là bản chất của con người, và đó là động cơ thúc đẩu chúng ta nghĩ về "nhân quyền", điều mà mỗi người trong chúng ta có quyền kỳ vọng vào những người khác đang cùng với chúng ta sinh sống trên cõi đời này.
Cách đây hơn 50 năm, có một người đàn bà tên là Eleanor Roosevelt đã giúp chúng ta hiểu được điều đó. Chồng bà, ông Franklin D. Roosevelt, là tổng thống Hoa Kỳ. Ông đã lãnh đạo các nước đồng minh trong Ðệ Nhị Thế Chiến. Các nước này đã tiến hành một cuộc chiến tranh tự vệ chống lại những lãnh tụ độc tài có nhiều tham vọng muốn nô lệ hóa các dân tộc khác, đã tiêu diệt hàng triệu người, và muốn làm bá chủ thế giới.
Tổng Thống Roosevelt mong muốn có một sự bảo đảm rằng một cuộc chiến tranh quá tàn khốc như vậy sẽ không bao giờ tái diễn, và ông đã vận động thành lập một tổ chức mà những quốc gia có thể ngồi lại với nhau và cùng giải quyết mọi vấn đề trong tinh thần hòa bình và hữu nghị. Ðó là tổ chức Liên Hiệp Quốc. Bản thân tôi hiện nay có nhiệm vụ thực thi những mục tiêu và tôn chỉ của tổ chức này.
Tiếc thay, Tổng Thống Roosevelt đã mất sớm, và bà Eleanor, vợ ông, quyết tâm theo đuổi hoài bão của ông. Theo bà, kêu gọi các nhà lãnh đạo quốc gia ngồi lại với nhau cũng chưa đủ, mà điều quan trọng là phải làm sao để cho người dân trong nước phải được đối xử đàng hoàng bởi những chính quyền địa phương của họ.
Từ đó, Bà cùng với một nhóm người đại diện cho nhiều quốc gia đã thảo ra một văn kiện lịch sử quan trọng: Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Bản tuyên ngôn này gồm có 30 điều khoản, nhưng nội dung chủ yếu nhằm vào việc con người được quyền tự do theo đuổi cuộc sống riêng tư, miễn là đừng làm phiền hà kẻ khác.
Cách đây 50 năm các nhà lãnh đạo thế giới đã đồng ký tên vào bản tuyên ngôn này.
Thế nhưng nếu bây giờ các bạn hỏi tôi rằng bản tuyên ngôn này có hữu hiệu không? Và người ta có xử sự tử tế với nhau theo đúng tinh thần của bản tuyên ngôn này không? Và tôi phải thành thật mà trả lời rằng: "Không". Bởi vì với nhiều người trên thế giới hiện nay, mọi sự việc đều diễn ra không đúng như họ hằng mơ ước: trong xã hội có người quá giàu có, kẻ quá nghèo khổ. Có những quốc gia hòa bình thịnh vượng, bên cạnh những quốc gia nội chiến triền miên. Có những trẻ con tốt số, hàng ngày thư từ qua lại với nhau bằng máy vi tính trong khi có những em khác số phậm hẩm hiu, không đủ phương tiện cắp sách đến trường. Và tôi cũng phải buồn bã mà nói rằng vẫn còn có nhiều trẻ em bị tiếp tục gieo rắt lòng căm thù hay sự sợ hãi đối với những người hàng xóm chỉ vì họ bất đồng ngôn ngữ hay khác biệt tôn giáo.
Có một số người vẫn còn thắc mắc là người ta mất công soạn ra bản tuyên ngôn làm chi trong khi chẳng có sự thay đổi nào đáng kể. Theo tôi thì mọi thứ trên đời này sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu có nhiều người cùng đồng tâm hiệp lực, Ðể tôi dẫn chứng cho các bạn xem một trường hợp cụ thể về vấn đề những quả mìn như sau.
Mìn là loại vũ khí giết người khủng khiếp được chôn ngầm dưới đất và sẽ nổ tung mỗi khi có người lính chiến nào vô phước dẫm lên. Trong chiến tranh, mìn đã giết chết rất nhiều chiến sĩ. Sau cuộc chiến, những quả mìn vẫn còn đó, vẫn tiếp tục giết chết hoặc làm tàn phế những thường dân và trẻ em vô tội dẫm phải đang lúc trên đường đi làm việc hoặc rong chơi ngoài đồng.
Có rất nhiều cá nhân, đoàn thể mong muốn chấm dứt thảm trạng này cho nên họ đã liên lạc với nhau trên mạng lưới vi tính toàn cầu và đã thành lập một Chiến Dịch Quốc Tế Ðình Chỉ Sử Dụng Mìn. Họ đà tổ chức nhiều buổi họp, gởi đi hàng ngàn lá thư và điện thư, và kết quả cụ thể là năm vừa rồi có nhiều quốc gia trên thế giới đã đồng ký tên vào một thỏa ước cấm sản xuất và buôn bán mìn cài.
Tôi e rằng còn lâu mới loại bỏ hết tất cả những loại mìn này, nhưng có điều đáng nói là thỏa ước vừa được ký kết đã hùng hồn chứng minh rằng nếu mọi người cùng đồng tâm nhất chí với nhau thì có thể làm thay đổi mọi thứ. Ðiều gì đã thôi thúc và làm cho tôi nghĩ đến câu hỏi rất hay, có đầy sức thuyết phục này: "Cháu có thể làm được gì để cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn?".
Hỡi các bạn trẻ, câu trả lời của tôi như sau: Hãy quan sát chung quanh bạn. Hãy thấu hiểu những người khác cảnh ngộ với bạn. Hãy tìm ra những điểm tương đồng giữa các bạn với họ. Khi thấy việc gì sai trái, dù có to lớn đến đâu, cũng nên nghĩ rằng: "Có ai khác muốn làm thay đổi việc này? Chúng ta có thể làm việc với nhau trong chiều hướng nào? Ngày nay nhờ vào hệ thống máy vi tính hoàn hảo mà bạn có thể tìm được rất nhiều người tâm đầu ý hợp trên khắp hành tinh này.
Từ nhiều năm qua, người ta đã nói về bà Eleanor Roosevelt như sau: :Bà ấy thà thắp sáng một ngọn nến còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng tối (She would rather light a candle than curse the darkness.) Và tôi, Kofi Annan, hy vọng một ngày nào đó người ta cũng sẽ nói về bạn như vậy.