Mẫu chuyện nhỏ
Tác giả: Lâm Chương
Quán cà phê Nghệ Sĩ là nơi quy tụ nhiều đấng thiên tài của bộ môn nghệ thuật. Quán nổi tiếng vì pha chế cầu kỳ, và cà phê hảo hạn thơm lừng. Đặc tính của khách, đóng trụ bền và chắc. Sau đây, mẫu chuyện nhỏ, ghi từ quán cà phê Nghệ Sĩ.
Nhân vật A, ăn mặc chải chuốt, quần áo thẳng nếp, có thắt cà vạt đàng hoàng. Nhân vật B, mặt hốc hác, tóc tai bù xù (nhân dáng nghệ sĩ thời thượng). Cả hai đều hút thuốc, phun khói mù mịt như ống bô xe hơi mùa lạnh.
A: Lâu quá không gặp. Sao? Dạo này còn ở chỗ cũ?
B: Đi lâu rồi. Nhà ấy nhiều con nít ồn ào quá, chịu không nổí.
A: Tôi cũng ớn lũ con nít. Bởi thế, nhiều người biết tôi là nhà văn, muốn gã con gái, nhưng tôi không dám nhận.
B: Ớn lũ con nít thì phải rồi, nhưng con gái thơm quá đi chứ. Làm nhà văn cần con gái để gợi hứng sáng tác. Sao không nhận?
A: Thơm thì có thơm, nhưng sợ xáp vô vài năm, đổ con cái ra đấy. Bận bịu thê nhi thì hứng thú gì mà sáng tác. Cứ ở tình trạng độc thân, tạo điều kiện phất phơ la cà tán tỉnh. Tròng chiếc nhẫn cưới vô ngón tay, coi như chết đi một nửa cuộc đời. Sao? Bạn vẫn làm hãng cũ?
B: Nghỉ lâu rồi. Thằng superviser cà chớn, không khám phá được tài năng tôi. Nó đề nghị sa thải. Thằng chủ hãng gà mờ, nghe theo lời nó. Cũng may, nó cho tôi nghỉ sớm. Nếu không, tôi cũng bỏ việc. Toàn một lũ kỳ thị!
A: Kỳ thị là một hội chứng kinh niên bất trị. Thế bạn đang thất nghiệp?
B: Không! Tôi xin được việc làm khác, trong Sở Thú. Công việc cũng nhàn.
A: Được đấy. Làm gì trong Sở Thú?
B: Chả là có một con dã nhân già chết đi, chưa tìm được con khác thay thế. Người ta lột da nó, và tôi đội lốt dã nhân, nhảy nhót trong chuồng, đánh lừa thiên hạ. Bọn du khách khả ố cứ tưởng thật, xúm nhau xem và cười thích thú. Thế thôi. à này, đám nhân viên Sở Thú tinh đời lắm, mà còn phải khen tôi đội lốt dã nhân linh động hơn cả dã nhân thật.
A: Trên đời này, có nhiều người không cần đội lốt dã nhân nhưng họ cũng biểu lộ bản chất giống y như loài dã nhân. Bạn đừng tưởng chỉ mình bạn có tài.
B: Ồ, nói thế là bạn chưa tận mắt nhìn thấy lúc tôi ở trong chuồng.
A: Có gì đặc biệt?
B: Vào những lúc con dã nhân cái động đực, chính tôi phải làm tình với nó trước mắt bọn du khách. Các bà các cô ngượng đỏ mặt, che mắt. Nhưng tôi biết, qua kẻ ngón tay, họ không bỏ sót một hành động nhỏ nào của tôi.
A: Thế thì bạn chỉ có tài diễn xuất trước đám đông thôi. Chứ trong khuất lấp, không thiếu những trường hợp người làm tình với thú. Không nghe ai nói chuyện này, không có nghĩa rằng điều đó không xảy ra.
B: Bạn vẫn chứng nào tật ấy, chỉ nhìn bề trái của cuộc đời. Suy cho cùng, bên cạnh bộ mặt sần sùi của xã hội, còn có những điều tốt đẹp làm cho con người thăng hoa.
A: Xin cho một thí dụ?
B: Nghệ thuật. Chính nghệ thuật nuôi sống tâm hồn. Bạn có nghĩ rằng tôi đang làm nghệ thuật không?
A: Nếu đội lốt dã nhân là một nghệ thuật, thì bạn chính là diễn viên nghệ thuật đấy.
B: Không! Nghệ thuật đâu rẻ rúng thế. Tôi coi đấy chỉ là một nghề cơm áo như trăm nghìn nghề khác. Tôi làm thợ Thơ là một trong những bộ môn nghệ thuật.
A: Trời đất! Thần kinh ngạc nhiên của tôi bị tê liệt từ lâu rồi. Bạn làm cho nó cảm ứng trở lại.
B: Đừng diễu dở. Không sợ người anh em chạm tự ái sao? Này nhé, trong mục nhắn tin, các ông chủ báo đều trân trọng gọi tôi là nhà thơ, hoặc thi sĩ.
A: Xin lỗi. Tôi thật không ngờ bạn làm thợ Có thể kể cho nghe nguyên nhân nào đưa bạn vào nghệ thuật làm thơ?
B: Cũng ngẫu nhiên thôi. Nghề sinh nghiệp. Làm nghề đội lốt dã nhân, khi có bọn du khách, thì mình lượn qua lượn lại trong chuồng, chổng mông cho họ coi khu coi đít, hoặc ngồi gãi háng bắt rận. Du khách đi qua rồi, thì mình ngắm trời ngắm mây. Thế là tức cảnh sinh tình, nổi hứng làm thợ Làm thơ cũng dễ thôi. Đếm chữ. Chấm câu. Xuống hàng. Gieo vần theo đúng luật bằng trắc là thành thợ Nếu không muốn gò bó trong khuôn khổ chật hẹp, thì làm thơ tự dọ Bây giờ, người ta còn sáng chế ra loại thơ tân kỳ lắm: thơ trình diễn. Nhiều người làm thơ loại này mà trở thành thi sĩ nổi danh, và chiếm được chỗ ngồi rất chắc trên thi đàn. Bạn nghĩ xem, nghề làm dã nhân của tôi, có thể được liệt vào trường phái loại thơ trình diễn không?
A: Tôi không nghiên cứu kỹ về loại thơ này, nên không dám khẳng định. Nhưng, nếu lấy bốn sợi lông, cắm bốn góc, được coi là một bài thơ trình diễn, thì làm dã nhân "ngồi rù gãi háng dái lăn tăn" là một bài thơ trình diễn sinh động hơn nhiều. Ngày xưa, thơ chỉ dành cho giới tao nhân mặc khách. Ngày nay, thơ bành trướng mạnh trong mọi tầng lớp quần chúng. Thơ soi rọi khắp hang cùng ngõ ngách. Thơ lột trần những mặt dọc mặt ngang. Thậm chí, người ta còn tìm thấy thơ trong sự ỉa đái. Hiện thực là ở chỗ ấy.
B: Nhà văn lý giải về thơ, nghe sướng cả người. Thế, nhà văn có nhận định gì về văn?
A: Thơ với văn như cặp song sinh. Thơ hiện đại đi vào quần chúng. Văn hiện đại từ quần chúng đi ra.
B: So sánh quái gỡ thế, bố ai hiểu được?
A: Này nhé. Thơ có khuynh hướng xúc cảm. Văn nghiêng về mô tả. Ban đầu văn ở trong quần chúng để quan sát, nhận xét. Sau đó, đi ra đứng ở vị trí khách quan, tả chân những gì đã thấy. Làm văn sĩ là pha trộn hiện thực và hư cấu. Người đọc chỉ nhìn thấy một khối đồng nhất, không phân biệt. Hiện nay, con người đã đạt đến tốc độ siêu thanh. Không còn ai muốn nhai lại một số triết lý viển vông. Có những vấn đề, ngày xưa úp mở, e dè không dám nói, thì ngày nay phơi bày toác toạc ra đấy. Làm văn sĩ phải chìu theo thị hiếu độc giả, và luôn luôn đặt câu hỏi: viết gì, viết thế nào, viết cho ai? Trả lời đúng những câu hỏi ấy là thành công. Đề tài đang được ăn khách là chuyện phòng the, tả sự việc trên giường. Một vấn đề xưa như trái đất, nhưng nóng hổi như bánh mới ra lò.
B: Bạn biết phân tích, chắc văn của bạn đang ăn khách?
A: Không đâu. Còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác. Thí dụ như phải biết gây sự chú ý của độc giả.
B: Viết văn chứ đâu phải quảng cáo?
A: Muốn làm tổng thống cũng phải quảng cáo. Này nhé, một tác phẩm ra đời, nếu chẳng ma nào thèm liếc mắt, sẽ đi vào quên lãng, mất hút luôn. Đó là nỗi buồn lớn của tác giả. Vì thế, phải có người viết bài bốc thơm, để gợi sự chú ý. Đôi khi, còn phải mướn thằng viết bài chưởi bới nữa, để lôi kéo sự tò mò. Xin nhắc bạn, một hiện tượng quảng cáo rất độc đáo đang xảy ra ở Việt Nam. Cứ y như rằng, tác phẩm nào bị nhà cầm quyền cấm phổ biệ, thì tác phẩm ấy được nhiều người tìm đọc hơn hết. Hoặc, tác giả nào bị công an văn hóa mời tới mời lui vài lần, thì thế nào tác phẩm của họ cũng bán rất chạy. Tôi nghĩ được một cách quảng cáo, hơi táo bạo nhưng chắc chắn thành công.
B: Nói nghe thử?
A: Tôi sẽ về Việt Nam, đứng giữa chợ Bến Thành, tuyên bố chống đối vung vít. Công an sẽ nắm đầu tôi, nhốt tức khắc. Thế là trúng kế. Báo chí hải ngoại bắt đầu loan tin rùm beng, la làng tranh đấu đòi thả tôi ra.
B: Rồi sao nữa?
A: Còn phải hỏi. Mọi người sẽ chú ý và tò mò đọc tác phẩm của tôi.
B: Quảng cáo kiểu ấy có phần ma giáo, nhưng đây là chuyện tương lai. Còn hiện tại, bạn viết văn có đủ kiếm sống không?
A: (thở dài) Thời kỳ văn học cực thịnh, văn thi sĩ xuất hiện nhiều như sao trên trời. Thơ văn trở thành lạm phát. Bài gởi cho báo, chỉ đăng chùa. Đăng không hết, mấy ông chủ báo vứt vào sọt rác là chuyện thường. Người ta bỏ tiền mua cuộn giấy đi cầu, nhưng công trình tim óc của mình lại vứt đi. Lắm khi muốn ứa nước mắt.
B: Thấy bạn ăn mặc bảnh bao, tưởng đời đang lên. Ai ngờ...
A: Bạn bè chẳng giấu. Đói rã ruột, nhưng phải làm ra vẻ phồn vinh giả tạo ngoại hình. Mục đích để dễ mượn tiền. Nhiều người muốn gã con gái cho tôi cũng vì lầm cái mã bề ngoài.
B: Thì cứ nhào vộ Vừa được vợ, vừa có miếng ăn hàng ngày.
A: Trên đời làm gì có của cho không. Khi họ khám phá ra mình là loài ký sinh tầm gửi, họ tống mình ra khỏi cửa ngaỵ Thà cứ hư hư thực thực, che thân bằng nhãn hiệu nhà văn. Thế mà còn mượn được tiền.
B: Nhà văn nói nghe thảm quá. Dù sao, tôi cũng có nghề có việc được đồng lương, lại mang thêm cái nghiệp làm thơ, lại nghệ sĩ dễ thông cảm nhau. Thôi thì chầu cà phê này, tôi trả. Sắp đến giờ Sở Thú mở cửa. Tôi phải vào.
Nhân vật B (nhà thơ) rời quán Nghệ Sĩ. Nhân vật A (nhà văn) ngồi lại, không biết để tìm hứng sáng tác, hay chờ đợi người quen, kế tiếp.
Hết