watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thu Vân - tác giả Lưu Kế An Lưu Kế An

Thu Vân

Tác giả: Lưu Kế An

Ở vùng núi Liễu Khê khó tìm ra cô gái nào đẹp hơn, có sức quyến rũ hơn Thu Vân. Đúng là ông trời đã ban phát cho cô gái quê mùa này làn da trắng như trứng gà bóc, dù dầm mưa dãi nắng quanh năm. Còn đôi mắt của cô thì khỏi phải nói.

Với màu đen sâu thăm thẳm và lấp lánh như sao sa đã làm cho nhiều chàng trai phải chết mê chết mệt, có người do bệnh tương tư tái phát nhiều lần, phải nhờ đến sự cưu mang của bệnh viện tâm thần!
Năm lên 18 tuổi, do cha mẹ mất sớm. Thu Vân được ông chú ruột tên Mã đem về nuôi. Từ đó trở đi, việc canh chừng cẩn mật đám thanh niên si tình luôn rình mò, quanh quẩn trước nhà để được diện kiến cô cháu gái xinh đẹp, đã khiến cơ thể ông lão ngày càng suy sụp, rệu rã. Có lần túm đầu được một chàng trai đã lẻn vào cổng hậu nhà ông giữa đêm khuya, ông đã vung rựa, la toáng lên: "Hãy cút đi cho khuất mắt ông. Tụi bay là bầy heo rừng mà đòi ăn cám loại một! Hãy nhớ, con Thu Vân nhà ông hễ lấy chồng là phải lấy cỡ giám đốc sở trở lên đấy nhé!".
Thế mà, đùng một cái, cô gái xinh đẹp này lại phải lòng một anh chàng quê mùa, cục mịch sống âm thầm, lặng lẽ như một chiếc bóng trong hốc núi. Anh ta tên Đồng. Năm đó, Thu Vân vừa tròn 20 tuổi. Đó cũng là năm bầy báo dữ trong rừng kéo về làng bắt heo ăn thịt và gây thương tật cho mấy người dân trong vùng.
Với tài thiện xạ và lòng dũng cảm, Đồng đã bắn gục mấy con báo trước khi chúng tấn công vào đàn heo. Và hơn thế nữa, anh còn mang súng vô tuốt rừng sâu, đến tận hang ổ của chúng để tiêu diệt.
Một lần mang súng đi săn báo, tình cờ Đồng bắt gặp Thu Vân đang tắm bên suối. Bộ ngực nở nang, trắng ngần và thân hình mượt mà, thon thả của cô gái đã khiến chàng xạ thủ phải hạ súng, đứng chết lặng mấy phút. Khi đã định thần, anh ta liền nhảy ào xuống suối, nâng cô gái lên đôi tay lực lưỡng của mình, rồi chạy vù ra bãi tranh...
Biết được việc này, với tư cách vừa là chú ruột của "nạn nhân", vừa là thôn trưởng Liễu Khê, ông Mã bắt trói Đồng lại rồi định giải ngay lên huyện. Thu Vân một tay chống nạnh, một tay chỉ lên cành cây cổ thụ ở bên cạnh:
- Chú bắt anh ấy đi, tôi sẽ treo cổ tự vận ngay bây giờ!
Chỉ một câu ngắn gọn vậy thôi, cô cháu gái đã làm mềm lòng ông chú ruột, đưa đến kết quả: ông tự tay cởi trói cho Đồng, và hơn thế nữa, chịu đứng ra làm lễ cưới sớm cho hai người!
Hôn lễ được tiến hành thịnh soạn chỉ mấy ngày sau đó. Đây lại là đám cưới đáng để nhớ đời, vì diễn tiến rất nhanh, không qua lễ hỏi, không chọn ngày lành tháng tốt, và đặc biệt, được toàn dân trong thôn đến dự. Mấy khi có dịp trổ tài, vừa nhập tiệc, các chàng trai đã thi nhau đổ rượu vào miệng như đổ nước xuống ống cống. Có người từng mê Thu Vân, mà nay chẳng nên cơm cháo gì, đã mượn rượu giải sầu, lúc khóc hu hu, lúc cười hô hố, lúc cất giọng sầu bi, ai oán ngay trước mặt chàng rể mới: "Vân ơi, hãy cho anh cơ hội trước khi thằng Đồng đen đúa chạm vào da thịt trắng ngần của em!". Đặc biệt có một anh chàng trong làng tên là Phú Quý cũng là người yêu Thu Vân đắm đuối nay là lính ở một đồn biên phòng xa lắc, đã vượt đèo lội suối cả trăm cây số để về dự đám cưới. Gặp lại Đồng bên bàn tiệc, anh ta nói thẳng thừng: "Tôi chấp nhận ông đã thắng, nhưng nên nhớ, tôi là Phú Quý, tôi không chịu bỏ cuộc đâu nhé!".
Sau đám cưới một thời gian, cả vùng này bỗng trở thành điểm nóng của nạn hạn hán chưa từng có trong lịch sử. Mầm lúa vừa nhú lên đã bị nắng thiêu đốt. Đất khô quánh lại và đóng thành cục, cứng như đá. Kho lúa giống dự trữ cho mùa sau đã vét tới hạt cuối cùng để phân phát cho dân, dù vậy số người chết đói vẫn mỗi ngày một tăng. Nhiều thanh niên bỏ làng ra thành phố kiếm sống. Về đêm, cả thôn vắng vẻ, hoang lạnh như bãi tha ma. Đời Thu Vân đã khổ, về làm vợ Đồng, càng khổ hơn, vì ngoài việc làm quần quật cả ngày ngoài đồng, cô còn phải chăm sóc bà mẹ chồng đã già, mù lòa, lại đang lâm bệnh nặng. Trong thời gian này, chú Mã của Thu Vân qua cơn đói khủng khiếp cũng xuống sức, tự nguyện nhường lại chức thôn trưởng cho Phú Quý vừa rời quân ngũ trở về làng. Chỗ dựa đáng tin cậy bấy lâu nay của Thu Vân coi như chấm dứt.
Ngay sau khi nhậm chức, vị thôn trưởng đã kêu Thuận - đệ tử thân cận của mình đến nhà bàn chuyện "cơ mật", rồi lệnh anh ta tức khắc đi gặp Đồng.
Một hôm, lựa lúc Đồng đang mót khoai ngoài ruộng, Thuận xăng xái đi tới, nói rổn rảng:
- Đã có tin mừng, cậu hay chưa?
- Tin gì?
- Gạo cứu đói của chính phủ đã chở về làng. Hiện chất đầy ở sân công xã. Hạt nào cũng trắng tinh, thơm phức. Sướng ơi là sướng!
Đồng lạnh lùng:
- Sướng cái nỗi gì? Cả làng hàng ngàn miệng ăn, đến được tay mình đâu có dễ!
- Ta có cách!
- Cách gì?
- Lấy trộm!
Như bị điện giật, cả người Đồng run lên bần bật. Anh ta vừa xua tay lia lịa, vừa nói lắp bắp:
- Không được đâu! Tuyệt đối không được! Đây là việc làm phạm pháp. Tù rục xương như chơi!
- Gớm! Cậu to xác mà nhát như thỏ đế! - Thuận nói gay gắt - Cậu đói, cậu chết thây kệ cậu, nhưng làm chồng cậu phải nghĩ đến Thu Vân chứ! Chiều hôm qua, khi đi lượm phân bò, vì bị đói lả, cô ấy đã ngã quỵ xuống ruộng, bộ cậu quên rồi sao?
Đồng gải đầu, thở dài:
- Tôi đâu có quên, nhưng làm như cách này, tôi không làm, tôi xin từ!
- Cậu không dám, thì tôi làm vậy! - Thuận nổi nóng quát lớn - Tôi làm là để nuôi Thu Vân đấy! Cậu không được xía vào, nhớ chưa?
Đôi mắt Đồng tự nhiên cay sè sợ để Thuận thấy mình khóc, anh ta bỏ đi rất nhanh. Thuận nói với theo:
- Tối nay, tôi sẽ đợi cậu trước cổng công xã. Nhớ đấy!
Trời vừa sập tối, Đồng đã xách bao tải lặng lẽ rời khỏi nhà. Anh ta vừa đi vừa trông trước ngó sau, sợ có người đang bám theo mình. Đến trước cổng công xã, Đồng chẳng thấy Thuận đâu, đưa mắt nhìn sâu vào trong, chẳng thấy trên sân có hạt gạo nào “trắng tinh, thơm phức" như hắn nói. Đồng nhanh chóng tháo lui thì đụng ngay Thuận đang náu mình trong bóng tối, sát lối đi. Hắn cười giả lả:
- Mình lầm chỗ rồi, gạo không phải để trên sân, mà để trong nhà!
- Nhà nào?
- Đấy, trong nhà kho đấy!
Đồng lắc đầu:
- Tôi xin chịu thôi! Tôi về đây!
Đồng hất mạnh tay Thuận, rồi hùng hục bỏ đi, nhưng hắn đã kịp kéo tay Đồng lại, rồi thì thầm:
- Từ tôi, tới giờ, mình rình ở đây, mình biết hết! Cửa kho chưa khóa thằng giữ kho thèm thuốc, ra tiệm rồi! Nó mới đi ngang qua đây. Cậu cứ vào, mình ở đây gác, kiếm chuyện giữ chân nó lại, nếu nó về!
Tin lời Thuận, Đồng xách bao tải lướt nhanh trong bóng tối, đến sát nhà kho. Cửa ở đây được khóa mấy lớp, không phải để trống như lời của Thuận Anh ta quay lưng định chuồn, thì thật bất ngờ, bốn bên sáng rực ánh đèn pin và tất cả chỉa thẳng vào anh.
- Tóm cổ nó lại!
Tiếng thét vừa dứt, một đám người nhào tới, và không khó khăn gì, họ đã tóm cổ Đồng, tha hồ giáng xuống đầu anh những ngọn đòn như búa bổ. "Có sức quật chết cả bầy báo dữ, lẽ nào lại bó tay chịu chết trước đám nhãi nhép?". Ý nghĩ này hiện ra như một tia chớp, đã tiếp thêm sức mạnh cho Đồng. Thoắt một cái, anh ta vùng dậy, co giò đạp thẳng cánh vào ngay giữa mặt một người đang lao tới, khiến người đó ngã lăn quay xuống đất, nằm bất động.
Tức khí, đám người còn lại siết chặt vòng vây và vung dao lên chém lia lịa. Cuối cùng Đồng bị bắt và bị giải ngay lên huyện. Lên trên đó mới hay, chính anh ta đã đá bể quai hàm vị chỉ huy lực lượng quân sự công xã, khiến viên sĩ quan này phải đi cấp cứu ở bệnh viện trên tỉnh ngay trong đêm đó.
Vậy là Đồng đã phạm tội tày trời. Tòa kết án 10 năm tù giam với tội danh ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa và đả thương người thi hành công vụ.
Hay tin này, Thu Vân khóc cạn nước mắt. Cuộc sống càng thảm hại hơn đang bày ra trước mắt cô. Trong nhà, không còn một hạt gạo để nấu cháo nuôi bà mẹ chồng mù lòa đang bị đói lả, nằm bất động trên giường như một xác chết. Ngày ngày, cô đi ra ruộng, mót từ đầu thừa đuôi thẹo các củ khoai bị chủ ruộng bỏ lại khi thu hoạch, đem về phơi khô, để dành nấu ăn thay gạo.
Đồng ngồi tù được 7 tháng, thì Vân sinh đứa con đầu lòng, đặt tên là Tam Nguyên. Thằng bé ra đời bên bờ suối, khi mẹ nó vừa uống đầy nước suối thay cơm, sau cơn ngất xỉu vì đói. May có người đến cứu kịp thời, nếu không cả mẹ lẫn con đã về chầu ông bà. Dù còn sống, nhưng thằng bé này không giống con người ta, mặt mày nó cứ ngây ngây dại dại như thể mắc bệnh tâm thần.
Rồi, một đêm rất khuya, Phú Quý mò mẫm trong bóng tối đến nhà Thu Vân. Lúc đó, cô đã quá đuối sức. Sau khi dỗ thằng nhỏ chịu ngủ bên cạnh bà nội ở trong buồng, cô đem quần áo bị rách ra vá, dưới ngọn đèn dầu lúc mờ lúc tỏ.
Do đầu óc rối mù, Vân quên gài chốt cửa, nên khi Phú Quý đột ngột xô cửa đi vào, cô đâm bàng hoàng, sửng sốt. Phải đến mấy phút, cô mới ấp úng:
- Chào thôn trưởng! Có việc gì gấp gáp mà giữa đêm khuya ông hạ cố đến chỗ tiện dân thế này?
- Chẳng có việc gì đâu! - Phú Quý cười ranh ma - Đi họp ngang qua đây, thấy đèn còn sáng, nên ghé thăm... bà nội thằng nhỏ!
- Cảm ơn! Cảm phiền thôn trưởng ngồi đợi một chút, tôi sẽ mời mẹ tôi ra ngay cho ngài diện kiến!
- Khỏi! Khỏi! Cứ để cho cụ nghỉ!
Phú Quý nắm tay giữ Thu Vân lại, rồi sẵn trớn, nắm luôn một cách vô tư, đợi cô giật thật mạnh, anh ta mới chịu buông ra. Do cử động nhanh và đột ngột, mấy hạt nút trên áo Thu Vân bị bật khuy, để lộ ra bầu vú đầy đặn, trắng ngần. Phú Quý dán cặp mắt thèm khát về hướng đó, quên cả vai vế của kẻ bề trên đang đi vi hành. Một lát, sau khi đầu óc tỉnh táo trở lại, thôn trưởng cười giả lả:
- Xin lỗi, tôi quên mất! Công việc nhà nước lúc này rối lên như mớ bòng bong, đầu óc sinh lú lẫn!
Thu Vân chỉ tay vào chiếc ghế trống:
- Mời thôn trưởng ngồi!
- Xin tự nhiên! - Phú Quý ỡm ờ - Vân cứ coi tôi như người nhà! Ở đây, không có chức thôn trưởng, ở đây chỉ có hai chúng ta!
- Ông nói gì kỳ vậy? - Thu Vân nghiêm mặt, nhưng liền theo đó, cô làm bộ mỉm cười lịch sự - Mời thôn trưởng ngồi!
Nể chủ nhà, Phú Quý ngồi phịch xuống ghế, nhưng vẻ mặt đã bắt đầu ngây ngây dại dại:
- Vân, anh rất nhớ em! Lẽ ra anh cưới em lâu rồi, tại thằng Đồng mà hai ta xa cách!
Thu Vân xẵng giọng:
- Ông điên thật rồi, ông thôn trưởng!
Bất kể lời khuyến cáo của Vân, Phú Quý vụt đứng dậy. vừa nhích từng bước về phía cô vừa mở khóa sợi dây nịt. Rủi cho anh ta, không biết hôm nay mắc mớ gì mà cái khóa nịt cũng dở chứng sinh tật, mở hoài mà vẫn "án binh bất động".
Thu Vân lên tiếng:
- Đúng là cái khóa nịt bị hỏng hóc ở chỗ nào rồi! Yên chí, thôn trưởng cứ đứng yên, tôi có cách!
Vừa dứt lời, Thu Vân cầm chiếc kéo lên tay rồi thoắt một cái, đâm thẳng vào hông Phú Quý khiến anh ra “á” lên một tiếng đau đớn, và ngay lúc đó, chiếc quần dài của anh ta cũng tự động tụt xuống ngang đầu gối.
- Chết tôi rồi! Chết tôi rồi! - Phú Quý la oai oải, và theo bản năng, anh ta vội vã kéo quần lên, rất sửng sốt thấy tay mình dính đầy máu. Hồn vía lên mây. Phú Quý cứ để nguyên bộ dạng như thế, lao ra ngoài.
Thu Vân cười thật lớn, nói với theo:
- Cảm ơn thôn trưởng! Nhờ ông mà tôi có dịp kiểm tra lại chiếc kéo. Hóa ra, nó còn bén lắm đấy!
*
... Câu chuyện này đã qua đi rất lâu. Đến nay, Đồng ngồi tù trên 9 năm, thằng Tam Nguyên - con trai của hai người vừa tròn 9 tuổi. Tính khí thằng bé vẫn như thủa mới sinh ra, cứ ngây ngây dại dại cả ngày. Thu Vân vẫn vật lộn với cuộc sống để nuôi coi, nuôi mẹ chồng, nhưng do cố gắng quá mức, cô kiệt sức!
Một buổi chiều, thôn trưởng gọi Thuận, đệ tử thân cận của mình đến nhà, thì thầm chuyện "cơ mật", rồi lệnh Thuận đem đến nhà Thu Vân một bao gạo.
Ngay đêm đó, khi bao gạo này còn nằm y nguyên ở vị trí Thuận đặt, thì thôn trưởng Phú Quý mò đến nhà Thu Vân.
Nằm rũ rượi trên giường, Thu Vân cất giọng thều thào:
- Tôi biết sớm muộn gì cũng đến cái ngày này. Thôi, ông muốn làm gì thì làm, tôi không cấm cản nữa, vì dẫu sao tôi cũng đã sắp chết. Tôi chỉ xin ông một điều...
- Điều gì?
- Tôi không còn sức để mở bao gạo nữa. Ông giúp tôi lấy ra một ít, nấu ngay nồi cháo, rồi múc vào cho mẹ chồng tôi một chén, con trai tôi một chén. Hai người ấy bị đói, chết tới nơi rồi!
...Một tháng trước khi ra tù, Đồng đã viết thư về cho Thu Vân, báo tin mừng: do cải tạo lao động tốt, anh ta được thả sớm, không còn bao lâu nữa sẽ về đến nhà. Đó là lúc Thu Vân đã mang bầu được mấy tháng, mà tác giả cái bầu ấy chính là thôn trưởng Phú Quý. Cầm thư chồng lên tay, Thu Vân hốt hoảng, run bắn cả người. Cô hớt hải chạy đi gặp người bạn gái thân thiết. Cô bạn khuyên nên trục cái thai ấy ra tức khắc, bằng thuốc dân gian, rất dễ tìm, vừa không tốn tiền, vừa không bị lộ. Cô bạn tỉ tê tâm sự:
- Bạn nên biết tính khí của thằng Đồng! Đã điên tiết lên, nó coi trời bằng vung. Nó đánh vị chỉ huy quân sự vùng này phải trào máu miệng, tứ chi bị liệt, phải nằm một chỗ. Sức vóc mảnh mai như bạn chịu làm sao nổi!
Thu Vân vừa khóc nức nở, vừa xua tay:
- Người ta không dám đánh tôi đâu! Trong khi người ta ngồi tù, tôi đã đi mót lúa, mót củ nuôi sống bà mẹ mù lòa và cả thằng Tam Nguyên. Tôi không uống vị thuốc đó đâu, ác đức lắm, thà tôi chịu chết!
Rồi, vào giữa canh ba một đêm, Đồng về đến nhà. Thu Vân ra mở cửa, ngả đầu lên vai chồng, nước mắt ràn rụa hai bên má. Một lát, cô buông tay ra, ngước mắt nhìn Đồng đăm đăm. Cô hết sức ngạc nhiên thấy chồng ở tù mà da dẻ trắng trẻo, hồng hào và trẻ ra như hồi mới cưới.
Thu Vân thỏ thẻ:
- Anh về lần này là ở luôn, hay còn đi nữa?
- Vừa dứt lời, dường như không ngăn được lòng ham muốn đang ào ạt dâng lên, Đồng cầm tay định vuốt bụng vợ, nhưng Thu Vân đã khéo léo tử chối:
- Thư thả đã anh! Anh nên vào buồng cho mẹ và thằng Tam Nguyên thấy mặt. Bao nhiêu năm nay, ai cũng nóng lòng chờ anh về từng ngày!
Khi Đồng vào buồng, và tiếng cười, tiếng nói líu lo từ trong đó vọng ra sôi nổi, thì Thu Vân lặng lẽ mở tủ, lôi ra vuông vải dài, mới tinh quấn quanh bụng, lấy hết sức bình sinh siết thật chặt, thật chặt, rồi từ từ cắn lưỡi...
Trở lại giường, sau khi đưa tay sờ lên cái bụng bị dải khăn buộc chặt của người vợ, Đồng lặng lẽ rời khỏi nhà ngay trong đêm. Và từ đó, không một ai còn thấy anh ta xuất hiện trên vùng núi này nữa!
Thi thể của Thu Vân được thằng con trai khờ khạo là Tam Nguyên phát hiện rất sớm. Từ một đứa bé nửa điên nửa dại, chỉ sau khi mẹ chết, nó mới tỉnh ra như người bình thường, và tỏ ra rất hiếu thảo. Nó chạy khắp nơi cầu xin mọi người có phép gì diệu kỳ cho mẹ nó sống lại, nhưng không kịp nữa rồi!
Cả thôn Liễu Khê đều sụt sùi khóc khi hay tin Thu Vân - người con gái xinh đẹp, hiền thảo nhất vùng - đã chết. Họ kéo đến viếng cô chật cửa chật nhà. Và ai cũng kinh ngạc thấy cô nằm đó, trên người không hề có thương tích, hai tay buông xuôi, đôi mắt mở to như nhìn không biết chán những tảng mây mềm xốp, trắng lốp, đang lững lờ bay ngang bầu trời!
Nghe Thu Vân chết, thôn trưởng Phú Quý và Thuận - đệ tử thân cận của anh ta – đã chạy trốn vào rừng sâu, và đã khá lâu, không thấy trở lại. Sau này có tin về làng, vì ân hận trước việc mù quáng nghe lời Phú Quý xúi giục, Thuận đã uống thuốc rầy tự tử.
Còn Phú Quý đã đổi tên mới, đi làm ăn tận đâu đâu, rồi lấy vợ, sinh con. Nghe nói, đứa con gái đầu lòng của anh ta nay đã lớn, khuôn mặt giống Thu Vân như đúc!

Hoài Vũ dịch (KTNN)