Chuyện Trong Nhà
Tác giả: Murakami Haruki
Lời người dịch:
Truyện ngắn "Chuyện trong nhà - Family Affair" đã ra mắt người đọc trên tạp chí Lee số tháng 11-12 năm 1985.
Không hiểu có phải là chuyện thường tình trên đời không, ngay từ buổi đầu, tôi đã không thể nào ưa được anh chàng vị-hôn-phu của em tôi. Rồi về sau, ít nhất tôi lại còn ôm thêm nghi vấn về việc em tôi quyết tâm kết hôn với chàng ta. Thật tình tôi đã thất vọng về việc ấy.
Mà có thể tôi nghĩ như thế là vì tính tôi hẹp hòi cũng không chừng. Ít nhất thì em tôi đã nghĩ như thế về tôi. Chúng tôi ngoài mặt không đả động đến điều ấy, nhưng chuyện tôi không mấy ưa vị-hôn-phu của em tôi thì cô ấy cũng đã cảm nhận được rõ rệt, nên dạo này có vẻ bực bội đối với tôi.
-"Anh suy nghĩ hẹp hòi quá đấy". Cô phàn nàn với tôi.
Lúc ấy chúng tôi đang nói chuyện về món mì Ý. Trực tiếp thì cô ấy chỉ trích tôi suy nghĩ quá hẹp hòi về món mì Ý. Nhưng tất nhiên, cô ấy chẳng phải chỉ nói về chuyện mì Ý mà thôi. Phía sau đó còn có chuyện vị-hôn-phu của cô, mà thật ra, chuyện vị-hôn-phu của cô mới là vấn đề cô muốn nói đến. Cũng là một loại chiến tranh đại-lý đó thôi.
Nguyên do cũng từ chuyện em tôi rủ tôi đi ăn mì Ý một buổi trưa chủ nhật. Đúng lúc tôi cũng muốn ăn mì Ý nên đồng ý ngay. Chúng tôi vào một quán mì YÝ xinh xắn, mới khai trương ở trước ga. Tôi gọi món mì có cà-dái-dê và tỏi, em tôi gọi món mì có rau húng thơm. Tôi uống bia ngồi chờ thức ăn mang đến. Cho đến lúc ấy thì chưa có vấn đề gì xảy ra cả. Tháng Năm, chủ nhật, mà lại là ngày đẹp trời nữa.
Vấn đề là khi thức ăn đã được mang đến, thì món mì Ý ấy thật dở tệ, phải dùng chữ "tai hại" mới đúng. Mì thì trên mặt còn lợn cợn những bột, mà bên trong còn cứng quá, mà phó-mát lại bẹt nhẹt như chó ăn rồi nhả ra. Tôi gắng lắm cũng chỉ nuốt được đâu nửa đĩa rồi bảo cô hầu bàn dẹp đi. Em tôi liếc thấy sự tình, nhưng ngay lúc ấy thì không nói gì, chỉ thong thả ăn cho đến hết cọng mì cuối cùng trong đĩa mình. Trong lúc ấy, tôi vừa uống lon bia thứ hai vừa ngắm cảnh sắc bên ngoài.
-"Anh này, làm gì đến nỗi phải chừa lại đến nửa đĩa để tỏ thái độ khó chịu như thế?". Em tôi nói, sau khi đĩa của cô đã được dẹp đi.
-"Dở ẹc". Tôi đáp, đơn giản.
-"Cũng đâu có dở đến phải bỏ lại đến nửa đĩa. Gắng nhịn một tí có phải được hơn không?"
-"Muốn ăn mới ăn, không muốn ăn thì bỏ lại. Quyền dạ dày của tao, chẳng phải chuyện dạ dày của mầy".
-"Xin anh đừng mầy tao với em. Mầy tao như thế, thiên hạ lại tưởng là ông lão bà cụ thô tục cãi nhau".
-"Quyền dạ dày của anh, chẳng phải chuyện dạ dày của cô". Tôi sửa lại.
Em tôi từ năm 20 tuổi đã huấn luyện tôi bỏ tật gọi cô ấy bằng "mầy" như lúc còn nhỏ, mà gọi bằng "em". Có khác nhau lắm không thì tôi cũng không rõ.
-"Quán này vừa mới khai trương, hẳn là người làm bếp chưa quen việc đấy thôi. Chịu khó khoan dung cho họ một tí cũng được chứ". Em tôi nói, rồi uống cốc cà-phê vừa được mang lại, trông nhạt thếch và chắc cũng dở ẹc.
-"Có lẽ cô nói đúng. Nhưng mà chừa lại không ăn món dở, cũng là hành vi của người có kiến thức". Tôi giải thích.
-"Anh trở thành người có kiến thức từ lúc nào thế?"
-"Ơ hay, cô gây sự với anh đấy à?". Tôi nói. -"Đến kỳ hay gì đấy hả?".
-"Anh này hay nhỉ. Cứ nói bậy nói bạ. Có phải là chuyện anh cũng nói được đâu".
-"Có gì đâu mà cô phải ngại. Cô bắt đầu có kinh từ lúc nào thì đã chẳng là chuyện bí mật gì. So với người ta thì trễ quá, mới phải đi với mẹ đến bác sĩ đấy chứ gì".
-"Thôi, thôi đi. Anh mà còn nói nữa thì em quật cái xách này vào người đấy nhé". Cô nói. Có vẻ cô tức giận thật rồi, nên tôi nín thinh.
-"Nói chung là: anh suy nghĩ hẹp hòi quá đấy". Cô nói, vừa cho thêm kem bột vào cà-phê (quả nhiên là dở ẹc!). -"Anh chỉ nhìn thấy khuyết điểm của sự vật mà phê phán, chứ không chịu nhìn ưu điểm. Có gì không đúng với tiêu chuẩn của anh thì anh không thèm đụng đến. Thấy anh như thế nên em bực mình lắm".
-"Nhưng đấy là lối sống của anh kia mà, có phải là đời sống của em đâu". Tôi chống chế.
-"Nhưng như thế là làm tổn thương người khác, làm phiền người khác. Như chuyện thủ-dâm đấy".
-"Thủ-dâm gì?". Tôi ngạc nhiên, hỏi. -"Chuyện gì kia?"
-"Thời trung học, anh thường thủ-dâm làm dơ chăn trải giường đấy chứ gì nữa. Em biết chứ không sao. Giặt chăn trải giường cực lắm đấy anh. Thủ-dâm sao cho khỏi dơ chăn có được không? Làm thế là làm phiền người khác đấy chứ gì nữa".
-"Anh sẽ để ý để khỏi làm phiền người khác". Tôi nói. -"Sẽ để ý chuyện ấy. Nhưng mà, có vẻ lặp lại điều anh đã nói, đấy là đời sống riêng tư của anh, có sự vật anh thích, có sự vật anh không thích. Làm thế nào được?".
-"Nhưng mà anh làm tổn thương người khác". Em tôi nói. -"Sao anh không cố gắng tránh đi? Sao anh không chịu khó nhìn vào ưu điểm của sự vật? Sao anh không ít nhất thì cũng chịu nhịn một tí? Sao không gắng trưởng thành hơn nữa?"
-"Anh vẫn trưởng thành chứ không sao?". Tôi nói, tâm tình có phần bị thương tổn. -"Nhẫn nhịn thì cũng có, mà anh cũng nhìn vào ưu điểm của sự vật đấy chứ. Có điều anh không nhìn vào cùng chỗ cô nhìn thấy mà thôi".
-"Thế thì anh kiêu ngạo đấy. Bởi thế nên đã 27 tuổi rồi mà chẳng có người yêu đàng hoàng nào cả".
-"Bạn gái thì có đấy chứ".
-"Để ngủ với nhau mà thôi, chứ gì". Em tôi nói. -"Cứ mỗi năm thì thay đổi một cô bạn gái để ngủ chung, hẳn là vui thích lắm nhỉ. Không hiểu nhau, không yêu thương gì nhau, không lo cho nhau thì chuyện anh có bạn gái ấy có ý nghĩa gì chứ. Chỉ giống như chuyện thủ-dâm thôi chứ có gì khác đâu".
-"Anh có thay đổi mỗi năm một cô đâu nào". Tôi phản kháng, yếu ớt.
-"Thì cũng gần như thế". Cô nói. -"Thử suy nghĩ nghiêm chỉnh một tí, sinh sống nghiêm chỉnh một tí, người lớn một tí, có phải tốt hơn không?".
Cuộc đối thoại ngừng ở đấy. Sau đó, tôi có gợi chuyện gì đi nữa, em tôi hầu như hoàn toàn không hưởng ứng.
Không hiểu vì sao cô nghĩ đến nỗi như thế về tôi. Chỉ mới năm ngoái đây, cô còn vui sống với lối sống sao cũng được của tôi mà tôi cho là phóng khoáng ấy. Và nếu cảm nhận của tôi không sai lầm, tôi nghĩ là em còn phục lối sống ấy nữa là khác. Cô dần dần phê phán tôi như thế chắc chắn là bắt đầu từ ngày quen với anh chàng vị-hôn-phu của cô.
Tôi nghĩ: như thế là bất công. Bởi anh em tôi quen nhau đã 23 năm nay rồi. Anh em chúng tôi rất thân nhau, chuyện gì cũng thẳng thắn với nhau được, mà hầu như chưa từng gây gổ với nhau. Em tôi biết chuyện tôi thủ-dâm, mà tôi cũng biết chuyện em có kinh từ tuổi nào. Em tôi biết tôi mua bao cao-su đầu tiên lúc nào (năm 17 tuổi), mà tôi cũng biết cô ấy mua quần áo lót viền đăng-tên đầu tiên lúc nào (năm 19 tuổi). Tôi đã hò hẹn (dĩ nhiên không ngủ chung) với bạn của em tôi, mà em tôi cũng đã hò hẹn với bạn của tôi (tôi đoán là không ngủ chung). Nói tóm lại, anh em chúng tôi thân nhau đến như thế. Vậy mà, quan hệ thân thiết ấy đã biến chất đi mất trong khoảng chỉ một năm nay. Càng nghĩ, tôi lại càng cảm thấy tức giận.
Em tôi bảo muốn đi xem giày ở cửa hàng bách hoá trước ga, nên tôi về phòng trọ một mình. Gọi điện thoại cho bạn gái nhưng không gặp. Chuyện đương nhiên. 2 giờ chiều chủ nhật mà đột nhiên gọi điện thoại cho bạn gái rủ đi chơi thì làm sao mà gặp được? Tôi gác điện thoại, lật vài trang sổ tay, rồi gọi đến một cô bạn gái khác. Cô này là sinh viên, tôi đã gặp ở một quán disco nào đấy. May quá, cô ấy đang ở nhà.
-"Đi uống không?". Tôi rủ.
-"Mới 2 giờ chiều mà". Cô nói, có vẻ làm biếng.
-"Mấy giờ cũng đâu có sao. Uống một hồi thì trời tối chứ gì". Tôi nói. -"Có quán rượu này, ở đấy mà ngắm hoàng hôn thì tuyệt vời. Mà phải đến đấy trước 3 giờ chiều, chứ không thì hết chỗ ngồi đấy".
-"Anh này, làm điệu quá nhỉ". Cô nói. Nhưng rồi cũng chịu đi. Hẳn là vì tính cô vốn thương người.
Tôi lái xe chạy dọc theo bờ biển, quá Yokohama một đoạn, rồi như đã hứa, đưa cô vào một quán rượu nhìn thấy biển. Tôi uống 4 ly rượu IW Harper với đá, cô ấy uống 2 ly rượu rum pha nước chanh, đường, chuối "Banana Daiquiri", vừa ngắm cảnh hoàng hôn trên biển.
-"Uống rượu nhiều thế rồi lái xe có được không anh?". Cô hỏi, có vẻ lo lắng.
-"Đừng lo". Tôi nói. -"Với tửu lượng của anh thì đã thấm vào đâu".
-"Còn chưa thấm nữa?"
-"4 ly là vừa mức bình thường. Chẳng có gì phải lo cả. Không sao đâu em".
-"Chán cái anh này". Cô nói.
Chúng tôi quay lại Yokohama ăn tối, rồi hôn nhau trên xe. Tôi rủ cô đi khách sạn, nhưng cô bảo không được.
-"Đã nhét nút bông rồi mà".
-"Thì lấy ra".
-"Đùa hay nhỉ. Mới ngày thứ hai mà".
Chán thật. Một ngày gì đâu. Biết thế thì ngay từ đầu, hẹn đi chơi với bồ còn hơn. Cứ nghĩ là lâu ngày không đi chơi với em mình nên đã dành ngày chủ nhật này cho nó mà không hẹn hò gì với ai. Thế mà hóa ra hỏng cả.
-"Xin lỗi nhé. Nhưng mà thật đấy, không nói dối đâu". Cô gái nói.
-"Không sao, em đừng bận tâm. Có phải lỗi tại em đâu. Lỗi tại anh mà".
-"Em đang có kinh là lỗi tại anh à?". Cô nói, có vẻ không hiểu tôi nói gì.
-"Không phải. Anh muốn nói là số phận đó thôi". Tôi nói.
Chứ còn gì nữa. Làm sao chuyện kinh nguyệt của một cô gái nào đấy không quen biết gì lắm mà lại là lỗi tại tôi kia chứ.
Tôi lái xe đưa cô về nhà tận Setagaya. Nửa đường nghe có tiếng lục cục trong xe, tuy nhỏ nhưng rườm tai quá. Tôi thở dài. Điệu này hẳn phải mang xe đi sửa sớm. Một ngày điển hình cho câu "Hoạ vô đơn chí", một chuyện không song suốt kéo theo một chuỗi những chuyện rủi ro khác.
-"Lần sau đi chơi với anh nữa nhé". Tôi dụ.
-"Đi chơi thôi hả? Hay đến khách sạn?"
-"Cả hai". Tôi nói, hăm hở. -"Hai chuyện ấy là hai mặt của cùng một thể. Giống như bàn chải với kem đánh răng ấy".
-"Vậy à? Để em suy nghĩ lại xem". Cô nói.
-"ƯØ, suy nghĩ thì đầu óc chậm già đi".
-"Thế nhà anh thì sao? Em đến chơi được không?"
-"Không được đâu. Có cô em gái đang ở đấy. Đã giao ước là anh không mang bạn gái về nhà, mà nó cũng không mang bạn trai về nhà".
-"Có thật là em gái không đấy?"
-"Thật chứ. Lần sau, anh mang bản sao hộ khẩu đến cho em xem". Tôi nói.
Cô cười lớn.
Tôi nhìn theo cô vào hẳn trong nhà cô rồi mới mở máy xe, vừa lắng nghe tiếng lục cục trong hộp số, vừa lái xe về nhà.
Phòng trọ tối om. Tôi mở cửa, bật đèn và gọi em tôi. Chẳng thấy cô ấy đâu cả. Đã 10 giờ đêm rồi mà còn đi đâu nữa đây. Tôi tìm tờ báo chiều một hồi nhưng không thấy đâu. Bởi chủ nhật làm gì có báo chiều.
Tôi mở tủ lạnh lấy bia mang vào phòng khách, bật bộ máy nghe nhạc lên, tra đĩa Harvey Hancock còn mới vào máy quay đĩa. Rồi vừa uống bia vừa chờ tiếng nhạc từ loa. Nhưng chờ mãi vẫn không nghe tiếng gì cả. Lúc ấy mới nhớ ra là bộ máy nghe nhạc đã hư từ 3 ngày trước, cho điện vào cũng không ra tiếng gì cả. Mà mở TV lên cũng chẳng nghe tiếng gì, bởi TV của tôi là loại máy nhận sóng ra hình thôi, còn âm thanh thì phải cho qua bộ máy nghe nhạc mới phát ra tiếng được. Chẳng làm sao hơn, tôi đành xem hình câm trên TV vừa uống bia. TV đang chiếu một phim chiến tranh cũ, đội xe tăng của Rommel trên mặt trận Phi Châu. Cà-nông trên xe tăng khạc ra đạn vô-thanh, súng tiểu liên nhả ra những loạt đạn thầm lặng, người ta ngã chết im lìm.
Chán thật. Tôi thở dài, cái thở dài thứ 16 trong ngày.
*
Anh em nhà tôi sống với nhau bắt đầu từ mùa xuân 5 năm trước. Lúc ấy tôi 22 tuổi, em tôi 18, tức là năm tôi vừa xong đại học bắt đầu đi làm, và em tôi vừa xong trung học, bắt đầu vào đại học. Bố mẹ tôi bảo là nếu nó chịu ở với tôi thì cho nó lên Tokyo học đại học. Nó bảo thế cũng được. Tôi cũng nói được thôi. Bố mẹ tôi thuê cho hai anh em một căn chung cư rộng có hai phòng riêng biệt, tôi chỉ phải trả một nửa tiền thuê nhà.
Như đã nói, anh em tôi rất thân nhau, nên tôi không phiền hà gì chuyện sống chung với em tôi. Tôi làm việc trong bộ môn quảng cáo cho một hãng chế máy móc điện nên buổi sáng đi làm tương đối trễ, và buổi tối về nhà trễ. Em tôi thì sáng đi học sớm, khoảng chiều là về đến nhà rồi. Thế nên, phần nhiều, lúc tôi ngủ dậy thì em đã ra khỏi nhà, và khi tôi về nhà thì cô ấy đã đi ngủ rồi. Thêm vào đấy, thông thường thứ bảy, chủ nhật thì tôi hẹn hò với bạn gái, nên suốt tuần chuyện trò ra hồn với em tôi chỉ một hai lần. Nhưng kết cuộc, như thế lại tốt cho cả hai. Nhờ thế mà anh em khỏi có thì giờ cãi cọ nhau, và khỏi xía miệng vào đời tư của nhau. Có lẽ cô ấy cũng có chuyện này chuyện kia, nhưng tôi nhất thiết không đả động gì đến chuyện riêng của em tôi. Con gái lớn, trên 18 tuổi rồi, có ngủ với ai đi nữa, cũng chẳng là chuyện tôi quan tâm.
Dù vậy, cũng đã có một lần tôi nắm tay an ủi em tôi suốt từ 1 giờ đến 3 giờ khuya. Lần ấy, tôi đi làm về thấy em đang ngồi khóc ở bàn ăn trong bếp. Tôi đoán là đang ngồi khóc ở bàn ăn trong bếp như thế chắc là muốn tôi làm gì đấy cho em, chứ nếu không muốn tôi dính dáng gì đến thì đã ngồi khóc trên giường trong phòng riêng rồi. Dù hiển nhiên là người hẹp hòi chỉ biết có mình đi nữa, chừng ấy thì tôi cũng hiểu được chứ.
Nghĩ thế nên tôi ngồi xuống cạnh em, và nắm chặt bàn tay em. Nắm tay em gái như thế thì cũng đã lâu lắm tôi không làm, từ đâu hồi tiểu học còn đuổi bắt chuồn chuồn với nhau. Tôi cảm thấy bàn tay em tôi, thì cũng tất nhiên thôi, có vẻ lớn hơn hồi trước rất nhiều. Kết cuộc em chẳng nói chẳng rằng, cứ ngồi thế mà khóc suốt 2 tiếng đồng hồ. Tôi thấy đáng nể là đến chừng ấy nước mắt mà có thể tuôn ra được từ thân người nhỏ bé ấy. Tôi thì chỉ khóc chừng 2 phút là toàn thân khô rang ngay.
Đến 3 giờ khuya thì tôi cũng đã mệt quá rồi, định chấm dứt. Lúc ấy tôi nghĩ mình là anh, chắc phải nói gì đấy với em, dù đấy là chuyện cực kỳ khó khăn cho tôi, nhưng làm sao mà tránh được.
-"Em à, anh nhất thiết không muốn can thiệp vào đời sống của em". Tôi nói. -"Đời em thì em muốn thế nào tùy ý em".
Em tôi gật đầu.
-"Nhưng mà, anh chỉ cảnh cáo em một lời thôi. Trong xách tay, em không nên để sẵn bao cao su. Làm thế người ta tưởng là con gái không đứng đắn".
Nghe thế, em tôi chụp ngay cuốn niên giám điện thoại to tướng trên bàn, thẳng tay ném vào người tôi.
-"Tại sao anh lại dòm vào xách tay của người ta?". Cô gầm lên. Tính cô cứ tức lên là ném thứ gì đấy ngay. Tôi không dám chọc giận cô thêm nữa, nên thôi không thanh minh rằng thật tình tôi chưa bao giờ dòm ngó gì xách tay của cô cả.
Dù sao, lại nhờ thế mà cô hết khóc, và tôi mới chui vào chăn trên giường mình được.
Rồi từ khi em tôi xong đại học vào làm việc trong một công ty đại lý du lịch, mô thức sinh hoạt của hai anh em cũng chẳng có gì thay đổi. Em đi làm nghiêm túc, từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, còn sinh hoạt của tôi thì càng ngày càng lè phè hơn. Ngày ngày, khoảng gần trưa tôi mới đến sở, đọc báo ở bàn mình, ăn trưa, đến khoảng 2 giờ chiều mới thật sự bắt đầu làm việc, chiều tối mới bàn thảo công việc với đại lý quảng cáo, tối thì đi uống rượu đến quá nửa đêm mới về nhà.
Dịp nghỉ hè đầu tiên từ ngày vào làm cho công ty đại lý du lịch, em tôi cùng với một cô bạn đi du lịch, tất nhiên là được giảm giá, vùng bờ biển phía tây nước Mỹ, và quen thân với một anh chàng cùng đi trong đoàn du lịch ấy, nghe đâu trên cô một tuổi, làm kỹ sư máy tính. Rồi sau khi trở về Nhật, tiếp tục hò hẹn với anh ta. Chuyện thường xảy ra đấy, tuy với tôi thì khó. Đại loại du lịch theo đoàn như thế thì tôi rất ghét, và không thích gì chuyện qua đấy mà quen thân với người nào.
Tuy nhiên, từ ngày quen thân với anh chàng kỹ sư máy tính ấy, em tôi có vẻ vui tươi hơn trước nhiều. Dần dần công việc trong nhà cũng thu xếp gọn gàng, mà quần áo cũng chăm sóc cẩn thận. Lúc trước, cô là mẫu người đi đâu cũng chỉ mặc áo sơ-mi đi làm, quần bò bạc màu, mang giày thể thao. Từ ngày bắt đầu chú tâm vào việc phục sức thì ngăn để giày trước phòng đầy ắp giày dép của cô, và trong nhà thì tràn ngập những móc treo bằng thép của tiệm giặt ủi. Cô siêng giặt, ủi quần áo hơn, chứ lúc trước thì phòng tắm đầy những áo quần chưa giặt chồng chất lên nhau như đồi kiến xây trong rừng Amazon. Lại siêng nấu nướng, siêng lau quét nhà cửa, không như lúc trước nữa. Tôi lờ mờ thấy rằng đấy là những triệu chứng nguy hiểm. Các cô mà bắt đầu biểu lộ những triệu chứng như thế thì đàn ông chỉ còn cách chạy trốn cho nhanh, không thì phải làm đám cưới thôi.
Rồi em tôi đưa ảnh của anh chàng kỹ sư máy tính ấy cho tôi xem. Cô cho tôi xem ảnh bạn trai như thế là lần đầu tiên. Lại một triệu chứng nguy hiểm nữa.
Có 2 bức ảnh, một chụp ở bến cá Fisherman's Wharf của San Francisco, em tôi và anh chàng kỹ sư máy tính đang sóng đôi cười toe toét trước một thân cá tuna lớn.
-"Con cá tuna trông oai quá chứ". Tôi nói.
-"Đừng đùa có được không". Em tôi nói. -"Chuyện nghiêm trang đấy".
-"Thế cô muốn anh nói gì đây?"
-"Anh khỏi phải nói gì cả. Đấy, anh ấy đấy".
Tôi cầm bức ảnh lên tay một lần nữa, ngắm gương mặt chàng trai. Nếu trên đời này có mẫu gương mặt nào tôi chỉ nhìn qua là có phản cảm, thì đấy là mẫu gương mặt này. Thêm vào đấy, trông anh chàng này toát ra vẻ gì giống hệt như tên đàn anh mà tôi ghét nhất trong nhóm sinh hoạt hồi trung học. Một tên mặt mày không tệ, nhưng óc rỗng mà lại hay thúc ép người khác làm việc này việc nọ. Lại nữa, có trí nhớ tốt như trí nhớ của loài voi, cả chuyện nhỏ nhặt cũng ghi nhớ kỹ. Đúng là lấy trí nhớ ấy để bù lại đầu óc ngu tối!
-"Thế đã làm ăn với nhau mấy lần rồi đấy?". Tôi hỏi.
-"Anh nói quái quỷ gì thế?". Cô nói. Vậy chứ cũng đỏ mặt lên. -"Anh đừng có lấy mình làm thước đo thiên hạ chứ. Đâu phải người nào cũng như anh".
Bức ảnh thứ hai chụp sau khi về lại Nhật, và chỉ có một mình anh chàng ấy thôi. Mặc áo da nhiều mảnh nối lại với nhau, người tựa vào một chiếc xe gắn máy loại lớn, trên ghế có nón an toàn. Cũng cùng một gương mặt như trong bức ảnh chụp ở San Francisco. Hẳn là anh chàng không còn vẻ mặt nào khác cả.
-"Anh ấy mê xe gắn máy lắm". Em tôi nói.
-"Nhìn là biết ngay". Tôi nói. -"Người không mê xe gắn máy có ai chịu mặc áo da nhiều mảnh ghép lại thế đâu".
Có lẽ cũng vì là người có tính hẹp hòi, tôi không làm sao ưa được những tay mê xe gắn máy. Bộ điệu của họ ngang tàng khoe khoang quá trớn. Nhưng tôi không nói gì với em tôi về điều ấy. Tôi im lặng trả lại bức ảnh cho em tôi.
-"Chà, ...". Tôi nói.
-"Chà ... cái gì chứ?" Em tôi hỏi.
-"Không biết sẽ ra sao đây".
-"Em cũng chẳng biết. Nhưng có thể sẽ cưới nhau đấy".
-"Người ta đã xin cưới cô rồi à?"
-"Đã ngỏ lời rồi. Nhưng em còn suy nghĩ".
-"Hừm".
-"Thật ra, em cũng mới đi làm chưa được bao lâu, vẫn còn muốn sống một mình, vui chơi ít lâu nữa. Mặc dù không đến nỗi quá quắt như anh".
-"Suy nghĩ thế thì phải nói là lành mạnh đấy". Tôi nói.
-"Nhưng mà, anh ấy là người tốt, vả lại em cũng muốn kết hôn, nên cũng phân vân lắm".
Tôi lại cầm bức ảnh trên bàn lên xem một lần nữa. Và tôi cũng phân vân.
Lúc ấy là trước lễ Giáng Sinh.
Vài ngày sau Tết tây, mẹ tôi điện thoại đến, khoảng 9 giờ sáng. Tôi đang đánh răng, vừa nghe Bruce Springteen hát "Born In America". Mẹ tôi hỏi có biết anh chàng mà em tôi quen không. Tôi đáp không.
Theo lời mẹ tôi thì em tôi viết thư bảo là hai tuần nữa, muốn cùng anh ta về thăm nhà.
-"Chắc là muốn cưới nhau rồi". Tôi nói.
-"Thì vậy mẹ mới hỏi là có biết người ta là người như thế nào chứ". Mẹ tôi nói. -"Mẹ muốn biết đôi điều về người ta trước khi gặp mặt đấy mà".
-"Cái đó thì chịu. Con đã gặp anh ta lần nào đâu mà biết. Nghe nói là kỹ sư máy tính, lớn hơn em con 1 tuổi, làm việc ở hãng IBM, hay gì gì đấy. Tên hãng có 3 chữ, có khi là NEC, hay TNT cũng không chừng. Nhìn trong ảnh thì mặt mũi cũng chẳng có gì đặc biệt. Không phải là mẫu người con thích, nhưng mà có phải là con cưới đâu".
-"Cậu ấy học đại học nào, con cái nhà ai thế?"
-"Con có biết đâu".
-"Gặp người ta một lần, tìm hiểu mọi chuyện hộ mẹ nhé". Mẹ tôi nói.
-"Không được đâu. Con bận lắm. Hai tuần sau, mẹ gặp mà hỏi ngay anh ta cũng được chứ".
Nhưng rồi, kết cuộc tôi cũng đã gặp anh chàng kỹ sư máy tính ấy. Em tôi muốn tôi cùng đi chính thức thăm viếng gia đình anh ta vào chủ nhật tuần sau đó. Không sao từ chối được nên tôi đành đóng bộ, áo sơ-mi trắng thắt cà-vạt, khoác chiếc áo vét đứng đắn nhất, đi cùng với cô em đến nhà anh ta ở Meguro. Một căn nhà rất bề thế, ở ngay giữa khu nhà ở cổ kính. Chiếc xe gắn máy Honda 500 phân khối trong bức ảnh ấy đậu ngay trước nhà xe.
-"Cá tuna trông oai quá nhỉ". Tôi nói.
-"Lạy ông, xin ông bỏ giùm cho lối đùa vô duyên ấy đi. Một ngày hôm nay thôi cũng được". Em tôi nói.
-"ƯØ, thì thôi". Tôi nói.
Song thân của anh chàng là những người đáng vị nể, rất là nghiêm chỉnh, mặc dù trong mắt tôi thì có phần nghiêm chỉnh thái quá. Ông bố có chức lớn trong hãng dầu hoả. Bố tôi kinh doanh một dãy tiệm xăng ở Shizuoka, nên về mặt ấy thì cũng không đến nỗi xa cách nhau lắm. Bà mẹ mang ra cho chúng tôi những cốc trà đặt trên khay sang trọng.
Tôi ngỏ lời chào hỏi trang trọng và trao danh thiếp, rồi nhận danh thiếp từ ông bố. Tôi thưa rằng theo lẽ thì bố mẹ chúng tôi xin đến thăm ông bà, thế nhưng hôm nay cả hai người đều không rời công việc được, cho nên tôi xin được thay mặt gia đình đến viếng ông bà. Rồi một ngày khác thuận tiện hơn, bố mẹ chúng tôi sẽ xin ông bà cho phép đến hầu chuyện ông bà.
Ông bố đáp chúng tôi nghe con nói nhiều lần về cô đây, hôm nay được gặp mặt thì quả là một trang giai nhân mà con chúng tôi rất may mắn được làm bạn, mà gia đình cô cũng rất là nề nếp, nên về chuyện hai cháu thì phía chúng tôi không thấy có trở ngại gì cả.
Tôi đoán là ông bà đã điều tra cẩn thận mọi điều rồi. Tuy đến chuyện chậm trễ 16 tuổi vẫn chưa có kinh, và hay bị táo bón, thì có lẽ là họ không biết.
Khi xong được phần nghi thức mà không vấp váp gì lớn, ông bố rót rượu mạnh brandy mời tôi. Rượu ngon thật. Ông và tôi vừa uống rượu vừa trao đổi chuyện việc làm. Em tôi thúc mũi giày vào chân tôi, nhắc chừng đừng uống rượu quá chén.
Trong khi ấy, cậu con là chàng kỹ sư máy tính ấy thì chẳng nói năng gì, chỉ ngồi nghiêm trọng hầu chuyện bên ông bố. Chỉ nhìn thoáng qua cũng biết ở dưới mái nhà này, cậu ta phải chịu phép ông bố rồi. Mất mặt anh hùng, tôi nghĩ thầm. Cậu mặc chiếc áo len có mẫu đan gì lạ kiểu tôi chưa từng thấy bao giờ, mà lại chẳng hợp màu với áo sơ-mi bên trong. Sao em tôi lại không chọn anh chàng nào chịu khó chăm sóc chuyện ăn mặc hơn một tí nhỉ.
Chuyện vãn hồi lâu, đến 4 giờ chiều thì chúng tôi xin phép về. Chàng kỹ sư máy tính đưa hai anh em ra tận ga.
-"Chúng ta vào quán cà-phê nào đấy nói chuyện được không ạ?". Cậu ta rủ.
Tôi lúc ấy chẳng muốn uống cà-phê, mà cũng không thích ngồi cùng bàn với người mặc chiếc áo len có mẫu đan gì lạ kiểu ấy, nhưng từ chối thì không hợp tình hợp cảnh, nên đành đồng ý cả ba cùng vào quán cà-phê gần đấy. Cậu ta và em tôi gọi cà-phê, còn tôi gọi bia, nhưng không có bia nên đành gọi cà-phê vậy.
-"Hôm nay, cảm ơn anh đã giúp chúng em". Cậu ta nói.
-"Không có chi. Chỉ là chuyện đương nhiên thôi". Tôi nói, hiền lành thôi, vì chẳng còn sức đâu mà giễu với cậu ta.
-"Cô ấy cũng thường kể chuyện về huynh trưởng cho em nghe". Cậu ta nói.
Huynh trưởng à?
Tôi lấy cán muỗng cà-phê gãi lên dái tai, rồi để lại trên đĩa. Em tôi lại đá vào chân tôi dưới bàn, nhưng cậu kỹ sư máy tính có vẻ hoàn toàn không để ý đến ý nghĩa của động tác ấy. Có lẽ chuyện đùa bỡn cơ-số-nhị-phân kiểu máy tính quen thuộc với cậu ta thì chưa phát triển mấy.
-"Hai anh em thân nhau thế, đến em cũng phải ganh tỵ đấy". Cậu ta nói.
-"Anh em nhà tôi khi nào vui mừng thì lại đá vào chân nhau đấy". Tôi nói.
Cậu kỹ sư máy tính có vẻ không hiểu.
-"Anh ấy định nói đùa đấy". Cô em tôi nói, có vẻ chán ngán ông anh. -"Anh ấy ưa nói đùa như thế".
-"Đùa tí thôi". Tôi nói. -"Anh em tôi chia việc nhà cho nhau. Cô ấy lo việc giặt giũ, còn tôi thì chuyên việc nói đùa".
Cậu kỹ sư máy tính, tên chính xác là Watanabe Noboru, nghe thế thì an tâm được phần nào nên cười nói:
-"Vui vẻ được thế thì còn gì bằng. Em cũng muốn có gia đình như thế. Vui vẻ được là nhất rồi".
-"Thấy chưa". Tôi bảo cô em. -"Vui vẻ được là nhất. Em có hơi chú ý chuyện này chuyện kia quá trớn đấy".
-"Phải chi mấy câu đùa của anh thú vị một tí cũng đỡ". Em tôi nói.
-"Nếu được thì tụi em định kết hôn vào mùa thu này đấy". Watanabe Noboru nói.
-"ƯØ, đám cưới mùa thu là tốt nhất". Tôi nói. -"Sóc, và gấu còn mời đến được".
Cậu kỹ sư máy tính cười lớn, nhưng em tôi làm thinh. Có vẻ cô bắt đầu giận thật sự rồi.
Tôi nói là có chút việc nên phải đi trước.
Về đến phòng trọ, tôi gọi điện thoại báo cáo tổng quát cho mẹ tôi.
-"Cậu ta cũng không tệ lắm". Tôi vừa nói vừa gãi tai.
-"Không tệ lắm nghĩa là thế nào?". Mẹ tôi hỏi.
-"Nghĩa là cậu ta là người đàng hoàng. Ít nhất cũng đàng hoàng hơn con".
-"Chứ con có gì mà không đàng hoàng nào?". Mẹ tôi nói.
-"Mẹ nói làm con mừng quá. Cảm ơn mẹ". Tôi nói, mắt ngước nhìn trần nhà.
-"Thế cậu ta học ở đại học nào?".
-"Đại học à?".
-"Thì cậu ta học ở đại học nào chứ?".
-"Điều ấy thì mẹ phải hỏi thẳng cậu ta chứ". Tôi nói, rồi cắt điện thoại. Xong mở tủ lạnh lấy bia ra uống một mình. Chán ngán mọi chuyện.
*
Hôm sau ngày cãi nhau với em tôi về chuyện mì YÙ, tôi mở mắt dậy lúc 8 giờ rưỡi sáng. Cũng như ngày hôm trước, trời đẹp, không một gợn mây. Có vẻ như tiếp nối ngày hôm qua. Cuộc đời lại tiếp nối sau nhịp nghỉ tạm thời buổi tối.
Tôi thồn quần áo lót và áo ngủ đẫm mồ hôi vào giỏ áo quần giặt, xong tắm vòi sen và cạo râu. Vừa cạo râu vừa nghĩ đến cô gái thiếu chút nữa là đã chiếm được hôm qua. Cũng chẳng sao. Thất bại vì những chướng ngại bất khả kháng đó thôi, chứ mình đã vận dụng toàn lực rồi. Cơ hội thì vẫn không thiếu. Chủ nhật tới thế nào cũng thành công.
Tôi vào bếp nướng hai miếng bánh mì, và hâm cà-phê. Rồi định mở đài FM nghe nhưng nhớ ra là bộ stereo bị hư nên đành vừa đọc mục điểm sách trên nhật báo vừa gặm bánh mì. Mục điểm sách chẳng giới thiệu cuốn nào thuộc loại sách tôi muốn đọc cả, chỉ viết về các cuốn "Sinh hoạt tính dục trộn lẫn hiện thực và ảo tưởng của người Do Thái về già" hay là "Khảo sát lịch sử trị liệu của chứng tinh thần phân liệt" hay là "Toàn bộ tin tức về sự kiện trúng độc ở Ashio", ..., toàn những thứ như thế thôi. Đọc những cuốn sách ấy thì thà ngủ với thủ-quân đội-con-gái đánh bóng-chày-mềm còn vui thú hơn. Nhà báo hẳn là đã chọn mấy cuốn sách như thế để chọc tức người đọc đấy thôi.
Aên xong một miếng bánh mì nướng giòn, vừa đặt tờ báo xuống bàn ăn, tôi mới để ý thấy có mảnh giấy nhỏ dằn dưới lọ mứt. Chữ viết nhỏ quen thuộc của cô em tôi bảo là đã mời Watanabe Noboru đến ăn tối vào chủ nhật này, hãy ở nhà cùng với cô ấy. Tôi xong bữa sáng, phủi những vụn bánh mì bám trên áo, thu bát đĩa cho vào bồn rửa chén, xong điện thoại đến đại lý du lịch, nơi em tôi làm việc. Cô ấy bảo: -"Bây giờ em đang bận, 10 phút nữa, em gọi lại cho anh". 20 phút sau, chuông điện thoại reo. Trong khoảng 20 phút ấy, tôi đã hít đất được 43 cái, cắt móng tay móng chân tổng cộng được 20 cái, và ngáp 2 lần.
-"Anh đã đọc mảnh giấy em ghi lại chưa?" Em tôi hỏi.
-"Đọc rồi". Tôi đáp. -"Rất tiếc là chủ nhật này anh đã có hẹn trước rồi. Phải chi em cho biết sớm hơn thì anh đã để trống ngày ấy. Tiếc quá".
-"Đừng xạo thế chứ, ông anh. Chỉ là cái hẹn với cô nào đấy đến tên người ta cũng không nhớ, để đi đâu làm chuyện gì đấy chứ gì. Hẹn cô ta lại thứ bảy có được không?".
-"Thứ bảy anh phải ở suốt ngày trong phòng chụp hình, làm quảng cáo cho mền điện đấy. Dạo này anh bận lắm".
-"Vậy thì bỏ cái hẹn ấy đi nhé".
-"Bỏ thì tổn hại lắm. Lúc này là giai đoạn mong manh lắm đây".
-"Còn tương lai em ruột của anh thì không mong manh bằng đấy nhỉ?"
-"Không phải thế". Tôi ngồi xuống ghế, vừa sửa cà-vạt vừa nói. -"Chỉ vì hai anh em đã giao ước là không can thiệp vào đời sống của nhau rồi mà. Em cứ ăn tối với vị-hôn-phu của em, còn anh đi chơi với bạn gái của anh. Như thế là được chứ gì".
-"Đâu có được. Đã lâu anh có gặp mặt anh ấy đâu? Từ trước đến nay, anh chỉ gặp anh ấy có mỗi một lần, mà đã 4 tháng trước rồi. Thế thì đâu có được. Đã có nhiều cơ hội gặp nhau, mà anh cứ trốn chui trốn nhủi, anh không nghĩ là thất lễ với người ta sao? Người ta là vị-hôn-phu của em ruột anh đấy chứ. Aên tối với người ta một lần cũng không được sao?"
Em tôi nói cũng có lý nên tôi im lặng. Quả thật, tự nhiên mà tôi đã hướng về phía lẩn trốn khỏi những dịp ngồi chung với Watanabe Noboru. Nghĩ gì đi nữa, giữa Watanabe Noboru và tôi cũng chẳng có bao nhiêu chuyện chung để nói với nhau. Và nói đùa mà phải có thông dịch đồng thời thì mệt cho tôi quá.
-"Em van anh. Gặp anh ấy một ngày thôi cũng được. Được thế thì cho đến hết hè, em không cản trở gì sinh hoạt tình ái của anh đâu". Em tôi nói.
-"Sinh hoạt tình ái của anh cũng mong manh lắm đấy. Biết có qua được hết hè không?"
-"Thế nào đi nữa, chủ nhật này anh cũng ở nhà hộ em nhé anh?"
-"Chẳng làm sao hơn". Tôi chịu thua.
-"Có thể anh ấy sẽ chữa được bộ stereo cho anh đấy. Anh ấy rành những chuyện như thế lắm".
-"Mấy ngón tay anh ta hẳn là khéo léo lắm nhỉ?"
-"Đừng nghĩ bậy chứ". Em tôi nói rồi cắt điện thoại.
Tôi thắt cà-vạt, đi làm.
Suốt tuần ấy, trời quang. Ngày nào cũng như ngày nào. Tối thứ tư, tôi gọi điện thoại cho cô bồ, bảo là bận rộn việc làm nên có lẽ cuối tuần không gặp nhau được. Đã ba tuần nay không gặp nhau, nên tất nhiên là cô ấy cũng bực mình. Tôi gọi luôn đến nhà cô gái đã đi chơi với tôi hôm chủ nhật trước nhưng cô ấy đi vắng. Thứ năm, thứ sáu, cô ấy lại cũng đi vắng.
8 giờ sáng chủ nhật, em tôi dựng tôi dậy.
-"Em phải giặt chăn trải giường đấy, đừng có ngủ mãi thế". Cô nói, rồi lột chăn trải giường, áo gối, và bảo tôi bỏ quần áo ngủ ra giặt. Tôi đành vào phòng tắm cạo râu. Nghĩ thầm: con nhỏ này càng ngày càng giống bà cụ nhà mình. Đàn bà thật không khác gì cá hồi. Làm gì đi nữa, cuối cùng rồi cũng quay về chốn cũ.
Tắm vòi sen xong, tôi mặc quần đùi, tròng lên chiếc áo thun phai màu đến hầu như không còn nhìn ra chữ gì, rồi vừa toác miệng ngáp dài thật là dài, vừa cầm ly nước cam uống. Trong người vẫn còn một ít rượu đã uống tối hôm qua. Chẳng muốn đọc báo sáng. Trên bàn để sẵn hộp bánh khô nên tôi bốc vài miếng, nhai, coi như bữa sáng vậy.
Em tôi nhét chăn trải giường vào máy giặt, cho máy chạy rồi dọn dẹp trong phòng tôi và phòng cô ấy. Xong nhúng khăn lau vào thuốc giặt, lau sàn phòng khách, sàn phòng ăn, và các bức tường. Trong lúc ấy, tôi nằm trên ghế dài phòng khách, xem hình khoả thân trong tờ Hustler-không-cạo-sửa bạn bên Mỹ mới gửi cho. Chỉ gọi chung là cơ quan sinh dục phái nữ, thật ra đủ các cỡ, các hình thù khác nhau. Cũng như chiều cao hay chỉ-số trí-tuệ vậy.
-"Đừng có nằm ưỡn ẹo mãi đấy, đi mua thức ăn hộ em tí đi". Cô em nói, trao cho tôi mảnh giấy chi chít những chữ. -"Còn mấy cuốn sách kiểu ấy thì giấu vào những chỗ không ai thấy hộ đi. Anh ấy là người đứng đắn đấy".
Tôi đặt tờ Hustler lên bàn, nhìn chòng chọc vào mảnh giấy. Rau xà-lách, cà chua, cải tần, dầu trộn kiểu Pháp, cá hồi xông khói, mù-tạc, hành tây, nước cốt xúp, khoai tây, thịt bò bíp-tếch 3 miếng, ...
-"Thịt bò bíp-tếch 3 miếng à?". Tôi nói. -"Anh mới ăn thịt bò bíp-tếch hôm qua đây mà. Ớn quá rồi. Bột chiên thịt cua tốt hơn chứ".
-"Có thể anh đã ăn thịt bò bíp-tếch hôm qua. Chứ anh ấy và em đã ăn đâu. Đừng có ngang ngạnh thế chứ. Thông thường, mời khách đặc biệt đến ăn, ai lại đưa bột chiên thịt cua ra chứ."
-"Anh đến nhà cô nào chơi mà được mời ăn bột chiên thịt cua thì cảm kích lắm nhé. Lại có thêm nhiều bắp cải xắt sợi và canh tương có hến nữa thì thấy đời thật là tuyệt".
-"Nhưng em đã định hôm nay ăn thịt bò bíp-tếch rồi. Bột chiên thịt cua thì sau này em cho tha hồ mà ăn đến nghẹn luôn, còn hôm nay thì đừng có ngang ngạnh thế, chịu khó ăn thịt bò bíp-tếch đi nhé".
-"Thôi cũng được". Tôi đấu dịu. Chê bai đủ điều thế chứ, cuối cùng thì tôi bao giờ cũng là người tử tế, biết nghe người khác.
Tôi đến siêu thị gần nhà, mua tất cả những thứ ghi trong mảnh giấy ấy. Rồi tạt vào tiệm rượu, mua một chai rượu vang hảo hạng 4500 Yen[1] , định làm quà cho hai người trẻ tuổi đính ước với nhau. Nhã ý đến như thế thì chỉ người tử tế mới nghĩ ra được thôi.
Về đến nhà, thấy trên giường mình có sẵn một áo polo hiệu Ralph Lauren màu xanh và một quần vải màu vàng sạch bong không một dấu vết gì, xếp ngay ngắn, chờ đợi.
-"Anh mặc bộ ấy vào đi". Em tôi bảo.
Ôi chao. Tôi nghĩ thầm, nhưng cũng mặc bộ ấy vào, không hó hé một lời nào. Có nói gì đi nữa, cũng chẳng làm sao mà đòi lại được một ngày nghỉ thanh bình, ấm áp, tuy có phần dơ bẩn nhưng quen thuộc của mình.
*
Watanabe Noboru đến vào lúc 3 giờ chiều. Tất nhiên là gác chân hai bên chiếc xe gắn máy, nương theo gió mà đến. Tiếng xịt khói xình xịch hăm doạ từ chiếc Honda 500 phân khối của cậu ta vọng đến rõ ràng từ 500 thước trước. Từ bao lơn, ló đầu nhìn xuống, thấy cậu ta ngừng xe bên cổng chung cư, cởi nón an toàn. Cũng may là hôm nay, ngoài nón an toàn gắn chữ STP ấy ra, cậu ta ăn mặc gần như người bình thường. Áo sơ-mi ca-rô cứng vì hồ nhiều quá, quần trắng rộng rãi, giày đế phẳng màu nâu. Chỉ phải cái giày và thắt lưng không hợp màu nhau mà thôi.
-"Em này, người quen ở Fisherman's Wharf đến rồi đấy". Tôi gọi vọng vào bếp cho em tôi đang gọt khoai ở bồn nước.
-"Vậy thì anh tiếp anh ấy một lúc hộ em. Tiện tay em chuẩn bị cơm tối luôn". Em tôi nói.
-"Anh chịu thôi. Biết nói chuyện gì với cậu ấy đây? Để anh chuẩn bị cơm tối cho. Em ra mà tiếp chuyện cậu ấy đi".
-"Anh nói hay nhỉ. Làm thế coi sao được. Anh tiếp chuyện anh ấy mới phải chứ".
Chuông cửa reo. Mở cửa ra thì thấy Watanabe Noboru đứng đấy. Tôi mời cậu ta vào phòng khách, ngồi vào ghế dài. Cậu ta mang quà đến: một hộp kem lạnh 31 thứ. Tủ lạnh nhà tôi thì nhỏ mà thức ăn đông lạnh đã chất đầy rồi, nên sắp xếp quà này vào nữa thì thật là cực nhọc. Anh chàng này chỉ gây thêm việc là giỏi. Quà gì không chọn, lại chọn quà kem lạnh 31 thứ!
Tôi mời uống bia, nhưng cậu ta thoái thác, bảo là không uống bia.
-"Bia không hợp với thể chất em". Cậu ta nói. -"Chỉ uống một ly bia thôi là đã thấy khó chịu trong người rồi".
-"Tôi thì thời đi học, đã có lần cá nhau bằng tiền xem ai uống bia nhiều nhất đấy". Tôi nói.
-"Rồi kết quả ra sao, thưa anh?"
-"Trọn hai ngày tiểu ra mùi bia. Thêm vào đấy, lại còn ợ chua nữa".
-"Này anh, trong lúc chờ đợi, nhờ anh ấy xem hộ bộ stereo đi". Có vẻ cô em tôi cảm thấy sắp có chuyện không hay nên vội vã mang đến hai ly nước cam đặt lên bàn, nói chen vào.
-"Vâng, được chứ". Cậu ấy nói.
-"Nghe nói cậu khéo tay?". Tôi hỏi.
-"Đúng đấy anh". Cậu ấy thành thực đáp. -"Từ nhỏ, em đã thích lắp ráp mô hình nhựa hay là máy thu thanh. Và vật dụng trong nhà hư thì em mày mò sửa được cả. Bộ stereo hư như thế nào vậy anh?"
-"Không ra tiếng". Tôi nói, rồi bật máy khuếch âm lên, lắp đĩa nhạc vào, cho cậu ta thấy là máy không phát ra tiếng.
Cậu ta ngồi bệt xuống trước bộ stereo, bật thử từng nút khoá điện trên máy.
-"Hư ở bộ khuếch âm đây. Nhưng không phải ở mạch điện bên trong".
-"Làm sao cậu biết được thế?"
-"Quy-nạp-pháp đấy anh". Cậu ta đáp.
Ghê nhỉ, quy-nạp-pháp đấy!
Thế rồi, cậu ta lôi máy tiền-khuếch-âm và máy khuếch-âm-điện-lực ra, tháo hết các dây nối, xem xét tỉ mỉ từng máy một. Trong lúc ấy, tôi lôi bia lon budweiser trong tủ lạnh ra uống một mình.
-"Uống được rượu chắc là vui lắm anh nhỉ?". Cậu ta vừa lấy đầu bút chì chạm vào đầu dây nối vừa hỏi.
-"Không biết đúng thế không". Tôi nói. -"Đã uống từ ngày xưa rồi nên không biết. Không so sánh được".
-"Em cũng đang tập uống một tí đấy anh".
-"Tập uống rượu ấy à?"
-"Vâng. Có kỳ quái không anh?". Cậu ta hỏi.
-"Cũng chẳng có gì là kỳ quái. Bắt đầu từ rượu vang trắng thì tốt. Lấy một cái ly lớn, cho rượu vang trắng và nước đá vào, rót thêm nước suối, vắt thêm chanh vào mà uống. Tôi uống thế thay cho nước ngọt đấy".
-"Em sẽ thử như anh nói". Cậu ta đáp. -"Aø, đúng là đây rồi".
-"Gì thế?"
-"Hư ở chỗ cáp nối máy tiền-khuếch-âm và máy khuếch-âm-điện-lực đấy anh. Cả hai đầu cáp đều bị hở ống cắm. Cấu tạo của loại ống này yếu quá không chịu nổi sức kéo mạnh. Mà chế tạo cũng thô sơ quá. Các máy này gần đây có bị xê dịch mạnh tay không vậy anh?"
-"Thế thì em nhớ có lúc quét dọn phía sau, đã dời các máy ấy đi đấy". Em tôi nói.
-"Chắc vì thế mà hở ra đấy".
-"Bộ máy này là của hãng anh chế đấy chứ gì?". Em tôi nói với tôi. -"Chế ra ống nối yếu quá thế mới hỏng chứ".
-"Có phải tự tay anh chế ra đâu. Anh chỉ làm chuyện quảng cáo thôi mà". Tôi phân trần với giọng yếu ớt.
-"Có mũi hàn chì thì sửa xong ngay ấy mà". Watanabe Noboru nói. -"Nhà có không anh?"
-"Không có". Tôi nói. Các thứ ấy thì tôi làm sao có được!
-"Vậy em chạy mua ngay đây. Có mũi hàn chì trong nhà cũng tiện lắm đấy anh".
-"Có lẽ thế thật". Tôi nói, không mạnh dạn gì mấy. -"Mà không nhớ tiệm bán đồ máy móc ở khoảng nào".
-"Em biết. Lúc nãy đã chạy ngang qua". Watanabe Noboru nói.
Tôi lại ra bao lơn, nhìn xuống xem Watanabe Noboru đội nón an toàn, gác chân qua xe gắn máy, chạy đi.
-"Anh ấy là người tốt bụng đấy chứ". Cô em nói.
-"Tôi mềm lòng rồi đấy cô ạ". Tôi nói.
*
Sửa chữa cáp nối xong khoảng gần 5 giờ chiều. Cậu ấy nói muốn nghe những bài ca êm dịu nên em tôi để đĩa nhạc Julio Iglesias. Tôi than thầm. Ôi, Julio Iglesias à? Làm sao mà cái thứ nhạc nhão nhẹt này lại có trong nhà tôi vậy kìa?
-"Huynh trưởng thì thích loại nhạc nào?". Cậu ta hỏi.
-"Thích loại nhạc này lắm". Tôi nói mỉa. -"Và Bruce Springteen, Jeff Beck, ..."
-"Em chưa nghe các ca sĩ ấy. Chắc là cũng tương tự loại nhạc này?"
-"Đại khái cũng giống". Tôi nói.
Rồi cậu ta nói chuyện về hệ thống máy tính mới mà nhóm của cậu đang khai phát. Một khi xảy ra tai nạn đường sắt, hệ thống ấy sẽ tức thì tính toán ra lịch trình mới, chuyển đổi các chuyến tàu điện, đối phó với hiệu quả tối ưu. Nghe cậu ta nói thì biết là tiện lợi đấy, nhưng tôi nghe cứ như là chia động từ trong tiếng Phần Lan, chẳng hiểu gì cả. Trong lúc cậu ta nhiệt tâm giải thích, tôi gật gù cho phải phép, chứ thật ra, chỉ nghĩ đến bạn gái. Lần nghỉ tới sẽ đi uống với ai, đi ăn ở đâu, vào khách sạn nào, ..., những chuyện như thế. Hẳn là bản tính tôi chỉ thích những chuyện này thôi. Có người thích lắp ráp mô hình nhựa, lập lịch trình tàu điện, còn tôi thì thích đi uống rượu và ngủ với bạn gái. Khác biệt ấy là định mệnh, vượt lên trên sức hiểu biết của con người.
Lúc tôi uống xong lon bia thứ tư thì thức ăn tối đã chuẩn bị xong. Thực đơn gồm có cá hồi xông khói, món xúp, thịt bò bíp-tếch, rau xà-lách, khoai tây chiên. Thức ăn em tôi nấu bao giờ cũng ngon. Tôi mở chai rượu vang hảo hạng, uống một mình.
-"Huynh trưởng vì sao mà chọn làm cho hãng máy móc điện thế? Em nghe nói là anh không thích điện gì lắm mà". Watanabe Noboru vừa cầm dao cắt thịt bò vừa hỏi tôi.
-"Người này thì thứ gì có ích cho xã hội lại không thích gì mấy". Em tôi nói. -"Việc làm thì đâu cũng được, tình cờ có người quen lo cho, nên vào làm trong hãng này đấy thôi".
-"Đúng thế đấy". Tôi đồng ý hoàn toàn.
-"Anh ấy chỉ nghĩ đến chuyện chơi bời thôi. Nghiêm túc, tận lực vào việc gì khác, hay cải thiện, hướng thượng, ... thì hoàn toàn chả bao giờ nghĩ đến".
-"Ve sầu kêu ve ve suốt mùa hè". Tôi nói.
-"Hễ thấy người khác sống nghiêm chỉnh thì lại cười mà cho là quê mùa nữa". Em tôi nói.
-"Cái đó thì không đúng đâu". Tôi nói. -"Người khác và anh là hai chuyện riêng biệt. Anh chỉ tiêu phí lượng nhiệt năng nhất định theo ý mình thôi, chuyện người khác thì không lý đến. Mà cũng không xem ai là quê mùa. Quả thật anh có thể là người bê bối, nhưng ít nhất, anh không làm phiền lụy người nào khác".
-"Anh có gì bê bối đâu". Watanabe Noboru nói ngay, gần như phản xạ. Hẳn là giáo dục gia đình tốt.
-"Cảm ơn". Tôi nói, nâng ly rượu lên. -"Và chúc mừng đính hôn. Xin lỗi uống một mình không mời ai".
-"Em định tháng Mười này thì cưới đấy anh". Watanabe Noboru nói. -"Tuy không mời được sóc và gấu như anh đã nói".
-"Ôi, chuyện ấy mà để tâm làm gì". Trời đất ơi, anh chàng này lại còn nói đùa nữa. -"Thế, trăng mật thì định đi đâu? Công ty du lịch bớt vé cho em đấy chứ?"
-"Hawaii". Em tôi đáp.
Rồi cả ba nói chuyện máy bay. Tôi vừa đọc xong mấy cuốn sách về tai nạn máy bay trong dãy Andes, nên đem chuyện ấy ra nói.
-"Khi họ ăn thịt người thì đặt lên mảnh nhôm vỡ từ thân máy bay rồi nướng bằng ánh sáng mặt trời đấy". Tôi nói.
-"Anh hay nhỉ. Đang ăn mà sao lại phải nói đến chuyện ghê gớm thế không biết". Cô em ngưng đũa, trừng mắt nhìn tôi. -"Khi tán các cô, đang ăn mà anh cũng nói những chuyện như thế hay sao?".
-"Chắc là huynh trưởng chưa định cưới vợ?". Watanabe Noboru chen vào. Chẳng khác nào vợ chồng đang hục hặc nhau mà lại mời khách đến chơi.
-"Vì chẳng có cơ hội nào cả đấy thôi". Tôi vừa nói vừa cho miếng khoai chiên vào miệng. -"Em tôi còn thơ ấu phải lo liệu, mà lại gặp lúc chiến tranh kéo dài...".
-"Chiến tranh à?" Watanabe Noboru ngạc nhiên hỏi. -"Chiến tranh nào thế anh?"
-"Anh ấy giễu dở đấy mà". Cô em tôi nói, vừa cho dầu trộn vào xà-lách.
-"Giễu dở đấy thôi". Tôi nói. -"Nhưng mà, không có cơ hội là nói thật đấy. Tôi là người có tính hẹp hòi, thêm vào đấy, vớ tất ít khi giặt, nên không may mắn gặp được người con gái xinh đẹp nào chịu sống chung cả. Không được như cậu".
-"Vớ tất bị gì thế anh?" Watanabe Noboru hỏi.
-"Anh ấy lại nói đùa nữa". Em tôi giải thích, giọng chán chường. -"Chứ vớ tất thì em giặt cho anh ấy mỗi ngày đấy".
Watanabe Noboru gật đầu, cười khoảng 1 giây rưỡi. Tôi hẹn thầm sẽ cười lại cậu ta khoảng 3 giây.
-"Thế không phải cô ấy sống chung được với anh suốt từ ấy đến nay sao?". Cậu ta chỉ em tôi và hỏi.
-"À, chỉ vì cô ấy là em ruột tôi". Tôi đáp.
-"Anh tha hồ muốn làm gì thì làm, em nhất thiết không đả động gì đến, nên mới sống chung được đấy". Em tôi nói. -"Nhưng mà, đời sống thật sự không thể là như thế được. Đời sống người lớn thật sự thì người ta thẳng thắn mà nói với nhau. Dĩ nhiên là 5 năm trời sống chung với anh thì cũng có phần vui thích đấy. Tự do, sao cũng xong. Thế nhưng dạo này dần dần em nghĩ, như thế không phải là đời sống thật sự. Nói thế nào nhỉ? Em không cảm thấy được thực chất của đời sống. Anh như hoàn toàn chỉ nghĩ đến anh thôi. Dù em có định nói chuyện đàng hoàng, cũng bị anh lái sang chuyện đùa bỡn".
-"Chỉ vì anh nhút nhát đấy thôi". Tôi nói.
-"Ngạo mạn đấy chứ". Em tôi nói.
-"Nhút nhát mà ngạo mạn đấy thôi". Tôi vừa rót rượu vang vào ly vừa giải thích cho Watanabe Noboru. -"Như lái xe một cách nhút nhát, có lúc lại ngạo mạn đấy mà".
-"Em nghĩ có thể hiểu được điều ấy". Watanabe Noboru gật đầu. -"Nhưng mà, sau khi tụi em kết hôn, chỉ còn một mình, hẳn là anh dần dần sẽ muốn cưới vợ hơn chứ?"
-"Có lẽ thế". Tôi nói.
-"Thật không đấy?". Em tôi hỏi. -"Nếu quả thật anh muốn thế thì em sẵn sàng giới thiệu cho anh một cô bạn em rất là được người ..."
-"Đến lúc ấy hẵng hay". Tôi nói. -"Bây giờ thì vẫn còn nguy hiểm quá".
*
Aên tối xong, chúng tôi chuyển sang phòng khách, uống cà-phê. Em tôi lần này cho chạy đĩa nhạc Willie Nelson. Rất may là còn nghe được hơn Julio Iglesias một tí.
-"Thật ra, em cũng muốn sống độc thân như anh, cho đến khoảng 30 tuổi". Watanabe Noboru nói, như thổ lộ với tôi khi em tôi đang rửa chén bát trong bếp. -"Thế nhưng gặp cô ấy, em lại muốn kết hôn ngay".
-"Con gái được thế là tốt lắm đấy. Có hơi ương ngạnh một tí, thỉnh thoảng táo bón, nhưng cậu chọn đúng người đấy".
-"Nhưng mà, kết hôn có vẻ đáng sợ thế nào ấy".
-"Quen nghĩ đến mặt tốt đẹp, điều tốt đẹp mà thôi, thì chẳng có gì phải sợ cả. Chuyện gì không tốt đẹp, nếu có xảy ra, thì đến lúc ấy hẵng hay".
-"Có lẽ đúng như anh nói".
-"Chuyện người khác thì tôi chỉ nói được thế". Tôi nói, rồi đến chỗ em tôi, bảo cô ấy rằng tôi sẽ đi tản bộ quanh đây một lúc.
-"Anh sẽ không về trước 10 giờ đêm đâu, hai cô cậu tha hồ nói chuyện với nhau. Chăn trải giường cũng đã thay mới rồi đấy".
-"Anh thì chỉ để ý ba cái chuyện kỳ quái ấy thôi". Em tôi nói, ra vẻ chán ngán. Chẳng phản đối gì chuyện tôi đi.
Tôi đến nói với Watanabe Noboru là có chuyện cần phải đi trong xóm, có thể về trễ.
-"Em rất vui được nói chuyện với anh hôm nay". Watanabe Noboru nói. -"Sau khi tụi em kết hôn rồi, cũng xin anh đến chơi nhiều với tụi em".
-"Cảm ơn". Tôi nói, không sốt sắng gì mấy.
-"Anh đừng có lái xe đấy nhé. Hôm nay đã uống rượu nhiều quá rồi". Em tôi nói vọng theo bước chân tôi.
-"Anh đi bộ mà". Tôi đáp.
Tôi vào quán rượu gần nhà lúc gần 8 giờ tối. Ngồi ở quầy rượu, gọi rượu IW Harper với đá. TV ở quầy đang truyền hình trực tiếp trận bóng-chày giữa đội Giants và đội Yakult. Mà âm thanh lại tắt mất, thay vào đó, chơi nhạc đĩa Cindy Lauper. Người ném bóng là Nishimoto và Obana, Yakult đang dẫn trước 3 - 2. TV không có âm thanh mà xem cũng không đến nỗi chán.
Tôi vừa xem bóng chày vừa uống 3 ly whisky đá. Đến 9 giờ thì đồng điểm 3 - 3, hết chương trình truyền bóng chày, TV cũng bị tắt mất. Ngồi cách tôi một ghế là một cô gái trên dưới 20 tuổi thỉnh thoảng thấy ở quán này, cũng ngồi xem TV như tôi, nên khi TV tắt, tôi quay sang nói chuyện bóng chày với cô. Cô ấy bảo thích đội Giants, hỏi tôi thích đội nào. Tôi đáp đội nào cũng được, tôi thích xem bóng chày chung chung thế thôi.
-"Như thế thì vui thích ở chỗ nào nhỉ?". Cô hỏi. -"Không theo một đội nào thì làm sao mà nhiệt tâm, hào hứng được?"
-"Không nhiệt tâm cũng đâu có sao". Tôi nói. -"Dù gì đi nữa, cũng chỉ là chuyện người khác làm, có phải tự mình chơi đâu".
Tôi gọi thêm 2 ly whisky đá, và đãi cô 2 ly rượu-pha rum-chanh "daiquiri". Cô cho biết đã học về tạo mẫu thương mại ở đại học mỹ thuật, nên chúng tôi nói chuyện về mỹ thuật trong ngành quảng cáo. Đến 10 giờ tối thì tôi và cô ra khỏi quán ấy, dời qua một quán rượu khác có ghế ngồi thoải mái hơn. Tôi lại uống whisky, cô ấy uống rượu-pha kem bạc-hà "grass-hopper". Cô đã say lắm, mà chính tôi cũng đã say. Đến 11 giờ tối, tôi đưa cô ta về nhà trọ của cô, và tất nhiên là đã ngủ với cô. Như khách đến thì mời ngồi và đãi trà vậy.
-"Tắt đèn đi". Cô nói.
Tôi tắt đèn. Từ cửa sổ nhìn thấy tháp quảng cáo to tướng của hãng Nikon. Từ phòng bên vẳng sang tiếng TV truyền hình bóng-chày-chuyên-nghiệp nghe thật ồn. Tối thui, mà lại say nữa, nên làm gì thì chính mình cũng chẳng biết nữa. Chẳng gọi là tình dục gì được. Chỉ là động đậy củ giống và phóng xuất tinh dịch, thế thôi. Một chuỗi hành vi giản-lược-hoá đến cực kỳ ấy vừa xong, thì cô gái đã ngủ say ngay, như chỉ chờ được như thế. Tôi cũng chẳng buồn lau rửa, cứ thế sờ soạng tìm quần áo mặc vào. Trong tăm tối, tìm cho ra áo polo và quần lót, quần dài lẫn lộn vào đống áo quần của cô ấy, quả là vất vả.
Ra đến bên ngoài, cơn say như một chuyến tàu lửa chở hàng đêm, đã chạy xuyên suốt thân người tôi thật kịch liệt. Cảm giác tơi bời. Như anh chàng người thiếc trong phim "The Wizard of Oz - Phù thủy xứ Oz" thiếu dầu nhớt. Uống một lon nước ngọt từ máy bán hàng tự động, nhưng vừa uống cạn lon, là nôn thốc mọi thứ trong dạ dày ra. Những bã bíp-tếch, cá hồi xông khói, rau xà-lách, cà chua, ...
Thật chán. Uống rượu vào rồi nôn cả ra thế này thì mấy năm rồi mới có lại nhỉ? Không biết dạo này mình làm cái trò gì mà bết thế này? Cũng chừng ấy chuyện làm đi làm lại, mà càng làm, càng tệ hại thêm ra. Rồi, chẳng mạch lạc gì cả, tôi nghĩ sang cái mũi hàn chì Watanabe Noboru đã mua cho hôm nay. "Có mũi hàn chì trong nhà cũng tiện lắm đấy anh". Watanabe Noboru đã nói thế. YÙ nghĩ lành mạnh thật. Tôi vừa lấy khăn tay lau miệng vừa nghĩ. Nhờ cậu mà nhà tôi nay đã có được một mũi hàn chì. Nhưng cũng vì có thêm mũi hàn chì ấy mà tôi có cảm giác nơi ấy không còn là nhà của tôi nữa. Có lẽ suy nghĩ như thế cũng chỉ vì tôi là người có tính hẹp hòi.
*
Tôi trở về phòng trọ thì đã quá nửa đêm. Tất nhiên bên cạnh cổng trước không còn bóng dáng chiếc xe gắn máy nữa. Tôi lấy thang máy lên tầng 4, mở khoá bước vào phòng. Chỉ có đèn ống nhỏ trên bồn rửa chén bát trong bếp còn sáng, còn lại thì tối om. Em tôi hẳn đã hết kiên nhẫn chờ anh nên đã đi ngủ từ lúc nào rồi. Cảm giác lúc bấy giờ thật là thơ thới.
Tôi rót nước cam, uống một hơi cạn ly, rồi vào phòng tắm, dưới vòi sen, thoa xà-phòng rửa hết mồ hôi nặng mùi, và đánh răng kỹ lưỡng. Ra khỏi vòi sen, nhìn vào tấm gương trên bồn rửa mặt, tự mình cũng phải ngán sợ đến rùng mình vì khuôn mặt phản chiếu trong gương. Khuôn mặt bẩn thỉu của một gã sồn sồn say rượu thỉnh thoảng tôi vẫn thấy, khi ngồi trên những chuyến tàu điện cuối cùng trong ngày. Da sần sùi, mắt phồng lên, tóc khô, xơ xác.
Tôi lắc đầu, tắt đèn trong phòng tắm, chỉ một mảnh khăn quấn quanh hông, trở lại phòng bếp, mở vòi uống nước. Sáng mai thế nào cũng sẽ khá hơn. Mà dù có tệ hơn thì ngày mai hẵng hay. "Ộp-la-đi, Ộp-la-đa, đời trôi xuôi, hế". Như câu nhạc của Beatles ấy.
-"Về trễ dữ nhỉ". Tiếng cô em vang lên trong bóng tối mù mịt. Cô đang ngồi trên ghế dài phòng khách, uống bia một mình.
-"Đi uống rượu đấy mà".
-"Anh uống rượu nhiều quá đấy".
-"Biết rồi". Tôi nói, mở tủ lạnh lấy lon bia cầm tay, đến ngồi đối diện với em tôi. Cả hai không nói gì một hồi lâu, thỉnh thoảng lại đưa lon bia lên uống. Gió thổi lay động lá cây trong chậu ngoài bao lơn, phía xa thấy mảnh trăng bán nguyệt.
-"Nói trước là đã không làm gì cả đấy". Em tôi nói.
-"Làm gì kia?"
-"Chẳng làm gì cả. E dè thế nào ấy, nên không làm gì được cả".
-"Ra thế". Tôi nói. Những đêm có trăng bán nguyệt, không hiểu sao tôi lại ít nói.
-"E dè chuyện gì, anh không muốn biết à?". Em tôi lại nói.
-"E dè chuyện gì thế?". Tôi hỏi.
-"Căn phòng này đấy. Căn phòng này khiến phải e dè, nên không làm được ở đây".
-"Hừm".
-"Này, anh sao thế? Có phải đang đau ốm gì đấy không?"
-"Mệt lắm". Tôi nói. -"Anh cũng có lúc mệt chứ bộ".
Em tôi im lặng, nhìn tôi đăm đăm. Tôi uống một hơi cạn lon bia, xong ngả người, gục cổ, nhắm mắt lại.
-"Này anh, tại vì tụi em mà anh mệt đấy à?". Em tôi hỏi.
-"Đâu có". Tôi đáp, mắt vẫn nhắm.
-"Mệt đến nỗi không nói chuyện được sao anh?". Em tôi nói, giọng nhỏ nhẹ.
Tôi nhỏm người lên nhìn em tôi, lắc đầu.
-"Anh này, hôm nay em đã nói gì không tốt về anh đấy nhỉ. Nghĩa là, nói gì đấy về tính tình, hay lối sống của anh ..."
-"Có sao đâu". Tôi nói.
-"Thật không?"
-"Bấy lâu nay, em chỉ nói những điều đúng thôi. Cho nên đừng bận tâm. Nhưng mà, sao thình lình em lại nghĩ thế?"
-"Sau khi anh ấy về, trong lúc ngồi chờ anh thế này, em chợt nghĩ như thế. Có thể em đã nói gì đấy hơi quá trớn đối với anh ...".
Tôi lấy từ tủ lạnh ra hai lon bia, mở máy stereo, chạy đĩa Richie Beirach Trio, âm thanh nho nhỏ. Đĩa nhạc này tôi vẫn nghe mỗi lần uống rượu say trở về nửa đêm.
-"Chắc là em bấn loạn một tí đấy mà". Tôi nói. -"Đối với sự thay đổi trong sinh hoạt ấy. Cũng như khi khí áp biến đổi. Chính anh cũng bấn loạn theo lối của anh đấy chứ".
Em tôi gật đầu.
-"Em đã kiếm chuyện với anh đấy nhỉ?".
-"Mọi người đều kiếm chuyện với người nào đấy, chẳng cứ gì em". Tôi nói. -"Nhưng mà, nếu em chọn anh là người để em kiếm chuyện, thì chọn lựa ấy không sai đâu. Cho nên chẳng có gì phải áy náy cả".
-"Đôi khi không hiểu sao em thấy sợ quá, về tương lai". Em tôi nói.
-"Gắng nhìn mặt tốt mà thôi, gắng nghĩ đến điều tốt mà thôi. Làm thế thì không còn sợ gì cả. Chuyện xấu có xảy ra đi nữa, thì lúc ấy hẵng suy nghĩ cũng được mà". Tôi lặp lại lời đã nói với Watanabe Noboru.
-"Nhưng có thật song suốt được như thế không anh?"
-"Không song suốt được thì đến lúc ấy hẵng suy nghĩ cũng được".
Em tôi cười khúc khích.
-"Từ trước đến giờ, anh vẫn là người quái kỳ như thế". Em tôi nói.
-"Này em, anh hỏi một chuyện này có được không?". Tôi nói, kéo khoen lon bia lên.
-"Được chứ".
-"Trước cậu ấy thì đã ngủ với mấy người rồi?"
Cô em hơi ngần ngừ một chút, rồi đưa hai ngón tay lên. -"Hai người".
-"Một người cùng tuổi, người kia thì lớn tuổi hơn em, có phải thế không?"
-"Làm sao anh biết được thế?"
-"Điển hình là thế mà". Tôi nói, uống một ngụm bia. -"Anh ăn chơi thế này đâu phải là vô ích. Chừng ấy thì hiểu được chứ".
-"Đúng tiêu chuẩn phải không anh?"
-"Thế là lành mạnh đấy".
-"Còn anh, đã ngủ với bao nhiêu người rồi?"
-"26 người". Tôi nói. -"Mới đếm thử đây. Nhớ lại được thì 26 người. Không nhớ lại được có thể khoảng mươi người. Có ghi vào nhật ký đâu mà nói cho chính xác được".
-"Sao anh ngủ với nhiều cô thế?"
-"Chẳng biết". Tôi thành thực đáp. -"Có lẽ phải ngưng ở khoảng nào đấy, nhưng tự mình không nắm được thời cơ đó thôi".
Cả hai lại im lặng một hồi, mỗi người suy nghĩ chuyện cần suy nghĩ của mình. Xa xa nghe có tiếng nổ của xe gắn máy, nhưng hẳn không phải là của Watanabe Noboru. Đã 1 giờ sáng rồi.
-"Này, anh nghĩ sao về anh ấy?". Em tôi hỏi.
-"Về Watanabe Noboru ấy à?"
-"Vâng".
-"À, đàn ông thế thì cũng được. Tuy chẳng phải mẫu người anh thích, và lối ăn mặc có hơi lạ kiểu". Tôi suy nghĩ một lúc rồi thành thực đáp. -"Nhưng trong gia đình, có một người lạ kiểu thì cũng chẳng sao".
-"Em cũng nghĩ thế. Em cũng thích con người như anh, tuy nếu mọi người trên đời này, ai cũng giống như anh cả thì thế giới sẽ tệ hại lắm đấy".
-"Hẳn thế". Tôi nói.
Sau đó, anh em tôi uống cạn lon bia, rồi ai về phòng nấy. Chăn trải giường mới tinh, sạch bong, không một nếp nhăn. Tôi nằm dài trên đấy, ngắm trăng qua khe màn cửa sổ. Không hiểu chúng tôi sẽ ra sao nhỉ. Nhưng tôi đã quá mệt mỏi không còn sức để suy nghĩ sâu xa về những vấn nạn như thế.
Nhắm mắt lại, giấc ngủ dần dần đến, như tấm lưới đen thẩm từ đỉnh đầu uốn éo phủ dần xuống, âm thầm.
Ghi chú :
[1] 4500 Yen: khoảng 45 USD.
Phạm Vũ Thịnh dịch