watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bài hát chim nhồng xanh - tác giả Ngô Thị Kim Cúc Ngô Thị Kim Cúc

Bài hát chim nhồng xanh

Tác giả: Ngô Thị Kim Cúc

... Bóng trăng ngã lộn bóng tre. Chàng ơi thức dậy mà nghe ta thề... Vườn đào vườn lựu vườn lê. Con ong vô hút nhuỵ con bướm xê ra ngoài. Bạn về nghĩ lại mà coi. Tấm tình ta ở gương soi không bằng...
Nàng hát, nàng hát đi hát lại bài hát ấy trong khi đứa bé hết vật mình sang phải lại sang trái. Tới lúc nàng giơ tay phát vào đít nó, nó mới chịu nằm yên, và yên luôn. Thế mà nàng vẫn hát, hình như quên mất mình đang làm gì.
- Thôi em, nó ngủ rồi.
Giọng anh hơi gắt. Anh chợt nhớ là lần đầu khi nghe nàng hát ru con anh thú vị dường nào. Một cô gái trông rất diện, rất thời thượng mà lại biết hát điệu ru con. Thế nhưng càng về sau, sự thích thú càng vơi đi, thay vào đó là nỗi ngao ngán. Đứa bé dài ngoẵng, xanh rớt, cứ như một nỗi nhắc nhở đầy trách móc về bổn phận chủ gia đình của anh, của người cha, người chồng. Vì thế, anh không còn thích nghe những bài hát ru con ảo não, đầy vẻ thương thân, trách phận của nàng nữa.
Qua khóe mắt, anh thấy nàng đã nằm thẳng người lại và đang kín đáo liếc anh. Vẻ dò dẫm ấy làm anh bực bội. Thà nàng cứ rằn rực còn hơn.
- Anh ơi, anh nhớ hôm nay ngày gì không? - Vừa ngồi lên, nàng vừa nói bằng giọng tươi tỉnh.
- Ngày gì, ai nhớ nổi - Anh làu bàu trong miệng.
- Ngày một tháng tư... Hai năm rồi... Giọng nàng trải ra, chờ đợi.
Anh đứng lên, chỉ thấy bực dọc hơn. Nghĩa là hai năm ngày họ sống chung, với thằng con trai gần hai mươi tháng. Thế đấy! Sự sa sẩy của anh. Sự thắng thế của nàng. Người ăn mừng ngày ấy là nàng chứ chẳng phải anh đâu. Anh nhìn sững nàng. Không hẳn giận dữ, cũng không hẳn ngạc nhiên. Người từng trải như nàng, lẽ nào để xảy ra chuyện ấy.
- Thì đẻ vậy.
Anh buông thõng mấy tiếng. Mắt nàng kín đáo dò xét anh và từ đó đến nay không hề thay đổi. Họ thành một gia đình. Có khoảng năm tháng để nàng làm vợ. Buổi sáng sau khi ăn bún, mì hoặc xôi gì đó, anh đạp xe đến bệnh viện còn nàng đạp xe đến hiệu uốn tóc. Trưa nào anh cũng phải chờ nàng vì thợ uốn tóc phụ thuộc vào giờ giấc của khách. Họ nấu nướng và ăn uống một cách hối hả rồi lại chia tay nhau cho đến tối. Đêm thì dễ chịu hơn vì nàng có vẻ thuộc về anh. Mùi xà phòng thơm. Chiếc áo ngủ nhẹ mầu xanh, thân thể nàng mát mẻ... Rồi nàng sinh con. Những lúc chỉ một mình, anh vẫn thường quan sát thằng bé để cố tìm ra điểm tương đồng thiêng liêng nào đó. Có lẽ nó chỉ giống anh ở nét già cỗi. Da nhăn nhúm, trán cau lại đau khổ, nó như hục hặc với những gì đang đợi mình. Nàng bán chiếc nhẫn vàng duy nhất. Còn anh bán chiếc cát sét, vật duy nhất trong căn phòng độc thân của anh. Sữa nàng khô, vì nàng chẳng có gì ăn, thằng bé cứ héo đi với những tiếng khóc ngằn ngặt, gân cổ. Nhiều đêm, từ chiếc giường cá nhân, anh nghe nàng hát ru con, lạ lùng nhận ra đời mình đã đổi thay đến thế. Ra là anh đã có vợ con rồi đấy. Thế mà chẳng biết làm gì hơn ngoài chuyện ngồi bên máy X quang từ ngày này sang ngày khác, để chụp và rọi phổi cho những người nghi có bệnh.
- Em có cái này tặng anh... Nàng nói vẻ dè dặt.
Anh chăm chú theo dõi khi nàng tiến đến chiếc bàn nhỏ, mở lấy cái túi và lại lục túi để đưa ra một gói nhỏ.
- Đây này, anh thắt thử coi, lịch sự lắm...
Anh cầm chiếc cà vạt xanh nhạt điểm những đường sọc mờ đỏm dáng từ tay nàng, đột nhiên nghĩ đến cái thòng lọng. Phải rồi, anh đã đút đầu vào sợi dây mà nàng nắm giữ.
- Mua làm gì tốn tiền. Biết mặc áo nào với nó, mà thắt vào dịp nào - Giọng anh dấm dẳn.
- à... Em sẽ mua cho anh miếng vải đen, loại hàng mới để may sơ mi. Mầu đen đi với mầu này rất nhã.
- Tùy em - Anh buông thõng, thầm nghĩ điều ấy chẳng bao giờ được thực hiện.
Tuy nhiên, để làm vui nàng, anh thắt chiếc cà vạt mới một cách thận trọng, sửa đi sửa lại, để khỏi phải trò chuyện. Anh biết nàng vẫn đang theo dõi anh. Đến khi anh đã cất cà vạt vào ngăn tủ, nằm xuống giường, đã thấy nàng ngồi xuống cạnh mình. Tay nàng chạm nhẹ lên vai anh, giọng nàng chùng xuống:
- Anh có vẻ buồn... Sao vậy?
Anh không có cách nào khác là quàng tay ôm lấy nàng, kéo nàng nằm xuống.
- Có gì đâu...
Nàng ngoan ngoãn nép mình trong tay anh. Còn anh như cái máy, vuốt ve nàng mà tâm trí để tận đâu đâu. Như thể đã nhiều chục năm rồi. Không còn háo hức, không còn cảm xúc, không còn ngay cả sự vui vẻ giả tạo. Hình như nàng cảm nhận được điều đó mà vẫn không đòi hỏi gì hơn. Giờ đây, khi nàng chập chờn ngủ, bình yên, anh ngó nàng dưới ánh đèn xoi mói. Đấy, người đàn bà đã chung chăn gối và đã cho anh một đứa con trai. Nàng là vợ anh, người vợ từ trên trời rơi xuống, chẳng tốn đồng trầu cau nào cả.
Lúc ấy, anh cũng như bây giờ, lang thang, bất định. Buổi sáng ấy, có hai phụ nữ trong số những người đến chụp hình phổi. Anh đã quá quen với việc ngắm nhìn các bộ ngực đàn bà nên cũng chẳng hơi sức đâu mà nhớ mặt họ. Lúc ra về, khi có người đến gần anh cũng chẳng buồn dừng xe. Cô gái đành lên tiếng gọi, sau đó lúng búng nhận rằng mình mới từ phòng X quang ra, và hỏi anh có phải tên Viên, bạn của anh Lân râu không. Thì ra nàng đã gặp anh ở nhà Lân râu một lần nào đó. Anh không thể không mời nàng đến quán nước, việc mà đã từ lâu anh quên làm với bạn gái. ở quán nước anh tóm tắt được tiểu sử của nàng. Nàng là vợ của Hỷ, bạn Lân, nhưng Hỷ đã bỏ nàng sau khi được vợ chính thức bảo lãnh sang Mỹ. Nàng sống với Lân, sau đó đến lượt Lân tự trốn đi bằng thuyền đánh cá. Hiện nàng đang sống một mình với nghề uốn tóc. Anh quan sát nàng: gương mặt trước đây hẳn cũng xinh đẹp nhưng đã hằn rõ nét héo úa sầu khổ. Thân hình nàng khá hơn, chắc là chưa sinh nở. Anh không an ủi, cũng chẳng tìm cách ve vãn nàng. Chính nàng đã tự tìm đến, ngã xuống giường anh một cách tự nguyện. Anh vẫn tự thấy mình không có gì để hấp dẫn phụ nữ: túi lúc nào cũng rỗng, công việc xoàng xĩnh, người thì teo tóp lại vì thiếu ăn. Chắc là cô ta cần đàn ông, anh lơ đãng nghĩ, và cũng lơ đãng hưởng thụ nàng, chẳng băn khoăn mảy may. Cho đến khi nàng có mang và dọn đến ở hẳn với anh. Sau đó, vì có con, nàng phải nghỉ việc. Đồng lương thảm hại của anh phải chi tiêu cho cả ba người. Nàng không than vãn, không nêu lên một đòi hỏi nào cả. Nhiều bữa ăn anh thấy nàng lúc thúc với những việc chẳng đâu vào đâu, gọi cũng chẳng vào, cho đến lúc anh gần xong bữa. Khi phát giác ra nàng nhường cơm, nhường phần cá canh ít ỏi cho anh, anh lặng cả người. Những ngày sau, anh lân la đến từng bạn bè hỏi xem có việc gì làm thêm. Nhưng ngay cả chuyện dán bao bì, bện chổi hay chọn cà phê xuất khẩu cũng chẳng kiếm đâu ra. Anh đã đạp xe thồ mấy tối nhưng những bữa ăn tằn tiện và chiếc xe cà tàng khiến đêm về người anh cứ bã ra. Nàng bế con ra đường ngồi bán bắp nướng. Nhưng nàng không đủ mồm miệng để cạnh tranh với người buôn chuyên nghiệp, lại chuyển sang bán ổi dầm, rồi mực nướng. Vẫn thế. Một hôm, nàng hân hoan khoe với anh rằng đã có việc làm mới. Dọn dẹp nhà cửa cho một ông già. Một ông cán bộ gần bẩy mươi tuổi có con trai và con dâu đang công tác ở nước ngoài. Nàng đến để nấu nướng, giặt giũ, lau chùi nhà cửa. ở đó, nàng có thể mang cả con đi theo để trông. Từ đó, sáng sáng nàng lo đi chợ sớm, về nấu ăn để sẵn cho anh cả trưa và chiều. Rồi nàng bế con đi, đến tối mới trở về. Anh yên tâm thấy nàng và đứa bé có da có thịt lên nhờ cơm nhà người khác. Dần dà, nàng sắm sửa thêm vật dụng gia đình mà đầu tiên là chiếc cát sét còn tốt hơn cả chiếc cũ của anh, như để đền bù. Từ bấy đến nay anh không phải nghĩ ngợi gì về chuyện tiền nong. Kể ra phụ nữ biết cách thu vén gia đình hơn, đôi khi anh phán quyết một cách hài lòng như thế.
- ... Xin mưa triền miên mãi không lắng đọng... cho đôi tình nhân đuối trong giấc mộng...
Giọng hát chanh chách, ma mãnh. Con nhồng nghiêng nghiêng đầu, nhấp nháy mắt, huýt gió lại điệu nhạc thêm lần nữa. Rồi nó nhẩy tâng trên những thanh ngang của chiếc lồng. Anh vừa thấy ngộ, vừa thấy kỳ quái. Một con chim biết hát giọng người.
- Em ơi... hun anh n...ữ...a... đi... n... ữ... a...
Con vật đã đổi sang giọng đàn ông, và lại nghiêng ngó, xem anh tán thưởng thế nào. Anh cười, búng tay tanh tách. Nó co người, nhảy lùi lại vẻ thủ thế. Anh cả cười, quay xe bỏ đi, lầm bầm:
- Con quỷ.
Từ đàng xa anh nghe giọng nó nheo nhéo:
- Đồ đĩ ngựa...
Tiếng hát ma quái của con nhồng không hiểu sao cứ đeo đẳng anh, ngay cả bữa cơm ngon miệng ở nhà người bạn cũ. Họ đã đâm xe vào nhau và nhận ra nhau sau tám năm không giáp mặt dù sống trong một thành phố. Anh không thể không nhắc đến nó, sau những câu chuyện dầm dề về những ông to ăn chặn và ăn chơi ở xí nghiệp của bạn anh.
- Tôi thấy kinh kinh thế nào ấy, như có cái gì ma quỷ nấp trong cái xác chim của nó.
- Kinh là phải, vì nó được nuôi trong cái nhà ấy mà. Dân xóm này gọi đó là sự bí mật mà ai cũng biết. Một nhà chứa loại mới. Xe hơi và xe máy xịn dập dìu ngày đêm. Còn ai ngồi xe thì anh biết rồi. Thôi thì đủ các loại. Viên chức cải thiện có. Sinh viên học sinh cần ăn diện có. Thất nghiệp lang bang có... Nhưng mà này, đừng có dại dột dòm ngó gì vào đó, tụi nó thấy là rắc rối to.
- Vui miệng nói chơi chớ tôi để ý làm gì. Thời buổi này chán vạn cảnh hơn thế.
Lúc đạp xe trở ra để đi làm chiều, qua ngôi nhà ấy, anh chỉ lướt ngang một cách thờ ơ. Bỗng dưng tai anh bắt gặp tiếng khóc thật quen rồi mắt anh nhìn thấy thằng Bô còm nhom đang vùng vẫy trên tay một bà già. Tiếng khóc của nó inh ỏi, chói chang. Anh run lên dừng xe lại dòm sững vào. Đúng rồi cái áo thun mầu xanh mực mà anh mặc cho nó ban sáng. Bà già nhìn thấy anh, lẳng lặng bế đứa bé đi. Con nhồng xanh ngoài hiên lại lảnh lót:
- ... Xin mưa triền miên mãi không lắng đọng... Cho đôi tình nhân đuối trong giấc mộng...
Cổ họng đau muốn toác ra, anh nhấn chân trên bàn đạp, lướt qua khỏi ngôi nhà. Ra đến đường, anh dừng lại, nghĩ ngợi. Quay lại chăng? Gọi to lên bắt nàng ra đối mặt, ném vào mặt nàng sự tức giận đang làm anh nghẹn thở? Rồi anh nghĩ: nàng sẽ chẳng ra đâu, mà biết đâu, lại một thằng ma cô nào đó...
Anh đến chỗ làm việc, uể oải, nhàm chán như mọi ngày với số người đến chụp hình phổi nhiều lên bởi đang mùa tăng vọt giá cả. Hết giờ, anh không về nhà mà đạp xe lang thang khắp phố, như một kẻ thất tình. Cơn đói khiến anh cuối cùng phải tấp vào một quán mì. Đây là đồng tiền mà anh kiếm được một cách trong sạch. Thì ra bấy lâu nay anh vẫn nuốt những món mà nàng đánh đổi bằng thân xác. Ngay trong máu thịt anh đây, suốt cả năm trời qua đã được tạo thành từ thứ tiền có nguồn gốc đó. Ăn xong anh vào ngồi trong một công viên khai sặc mùi nước tiểu, loáng thoáng nhìn thấy những đàn ông và phụ nữ lôi nhau vào những vòm cây tối. Đến khuya, khi muỗi cắn bừng cả người, anh mới quay về. Nàng đang ngồi chờ trên bậc cửa.
- Sao anh... anh đi đâu... mà có vẻ mệt lắm...?
Không đáp, anh đi luôn ra nhà sau, múc nước dội ào ào lên cái đầu và thân thể đang nóng bừng. Nàng bế đứa bé nhìn anh. Mắt nàng lộ vẻ khiếp sợ. Anh chỉ muốn đập phá cái gì đó. Thì đây rồi.
Chiếc cát sét đang vẳng ra bài hát chết tiệt ấy:
- ... Cho đôi tình nhân đuối trong giấc mộng...
- Tắt ngay đi. Cái thằng Tuấn Tú hát như cứt phải trời mưa... - Lần đầu tiên anh ăn nói cục cằn như thế.
Nàng tắt ngay máy. Đứa bé ọ ẹ phản đối, nàng chẳng hề quan tâm, mắt vẫn không rời anh.
- Em có cái này... cho anh... - Tay nàng giơ ra miếng vải đen.
à, vải may sơ mi nàng nói hôm nào.
- Ăn mặc theo kiểu bọn nó đó à? - Giọng anh gây gổ.
- Dạ... mầu này đang thịnh hành... - Nàng mừng rỡ tán thành.
- Rồi xức nước hoa gì đây? Ăn nói kiểu nào? - Anh hỏi sấn sổ.
Mặt nàng ngây ra. Anh cảm thấy hả dạ. Được rồi, anh sẽ chẳng vội vàng gì. Chưa nên nói hết ra tất cả. Hãy cứ giữ ở cái mức hiện thời xem sao. Anh bỏ vải lên giường. Nàng nhỏ giọng:
- Mai anh đi may đi. Rồi em sẽ mua thêm vải quần. áo quần anh cũng cũ hết rồi.
Anh hơi nhếch mép, ngồi xuống mé giường, bật diêm châm thuốc. Mùi khói thuốc lại làm anh điên tiết. Anh nhớ đến mùi thuốc lá vướng trong tóc nàng mà bao giờ nàng cũng bảo là của ông già.
- Này cái ông già của em đó đi xe loại gì?
- Xe... hình như xe loại mới nhất... Em cũng không rành nên không rõ... - Nàng lúng búng.
- Có đúng ông ta bẩy mươi rồi không?
- Dạ... chắc cỡ đó... - Nàng có vẻ rất khổ sở.
- Một lũ khốn kiếp - Anh buông thõng.
Nàng co rúm người lại như bị đánh, hai tay bế đứa bé run run. Nếu đứa bé khóc, anh dễ có cớ để gây gổ hơn.
Mặt nàng cúi xuống và hát nho nhỏ những câu dỗ dành vô nghĩa. Thôi được, hôm nay thế đủ rồi. Anh sẽ còn tiếp tục. Ngày mai... ngày mốt... cũng chưa muộn.
Đêm. Tiếng nàng thở nhẹ. Tiếng đứa bé trằn trọc, khóc quấy. Tiếng thạch sùng vang hơn. Tiếng gián xoè cánh... Anh trơ mắt ra đốt thuốc. Lạ lùng là anh không hề đau khổ như lẽ ra phải thế. Có lẽ chỉ là tí tự ái. Cũng có thể chỉ là sự thức giấc bất ngờ của một thứ giác quan đặc biệt nào đó. Có lẽ tại anh không yêu nàng, không gắn bó tinh thần và thể xác. Nhưng dù sao nàng cũng là vợ anh!... Lẽ ra anh phải lồng lộn, gào thét, sỉ nhục, làm đau nàng, phải đập phá toang hoang lên. Đàng này... Anh kinh hãi thấy mình lạnh tanh như chuyện của ai khác. Mà... biết đâu... biết đâu đứa bé anh trông thấy lại chẳng phải thằng Bô... Nhưng thằng Bô... liệu nó có là con anh thực không? Thời gian dan díu với anh, liệu nàng có đi lại với ai khác? Tại sao nàng lại xộc vào đời anh một cách thẳng thừng như thế?
Anh bỗng nhớ lại những lời tỉ tê của nàng khoảng thời gian đầu còn thắm thiết. Rằng nàng bơ vơ nên chỉ mong có một mái ấm, chỉ muốn có chồng và có con. Nàng thèm khát thứ hạnh phúc bình thường đến xoàng xĩnh. Có lẽ vì thế, ngay thời gian túng thiếu nhất, nàng cũng xử sự với thái độ cam chịu của người nội trợ gương mẫu nhất. Cung cách đó khiến anh ban đầu thấy thương nhưng càng về sau càng thấy khinh thị. Hình như đối với nàng, nắm được anh là quá đủ. Anh ôn lại mọi chuyện để rồi cuối cùng nhận ra rằng trong cuộc sống chung này, anh chẳng mất gì hết. Từ một anh chàng cơm niêu nước lọ, quần lồng đèn, áo ống thụt, anh đã có người chăm lo bữa ăn, nơi ở. Giờ đây trong nhà còn có chút tiện nghi hơn hẳn ngày nào. Và nàng nữa. Nhưng khi anh cần đến nàng, bao giờ nàng cũng đáp lại một cách nồng nhiệt và âu yếm. Có phải nàng yêu anh không? Nhưng lẽ nào lại có một kiểu tình yêu như thế? Cái gì ở anh đã hấp dẫn nàng? Hình như chưa từng có người phụ nữ tử tế nào, loại mà anh mơ ước, ban cho anh chút hy vọng. Anh thừa biết lý do. ở thời buổi mà người ta tiêu hàng triệu đồng cho một bữa nhậu, đàn ông có thứ lương tháng chết đói như anh phải biết mình xếp ở thứ bậc nào. Anh đã dè xẻn đến mức cao nhất, để đến những ngày cuối tháng vẫn có cái gì để cho vào mồm. Nhưng anh thừa biết sẽ chẳng có phụ nữ nào sẵn sàng đến chia sẻ với anh sự dè xẻn đó, bởi đàn bà thường lấy chồng để nương nhờ. Đã lâu rồi anh không còn suy nghĩ về tương lai, không bận tâm đến thời gian, tuổi tác. Cuộc sống với anh là một sự thả nổi. Mỗi ngày trôi qua là sự lặp lại. Anh thấy mình giống như cây cỏ. Trời nắng thì héo khô nhưng vẫn sống, đến mưa lại ngập dập nhưng cũng chẳng chết. Và cứ thế lay lắt dưới chân người khác, không ai nhìn ngó, chẳng ai thương tưởng.
Trời sáng. Nàng trở dậy, rón rén rời giường. Ngang chỗ anh nằm, nàng dừng lại. Anh nhắm mắt, vờ như đang ngủ. Hẳn nàng đã thấy những đầu thuốc đầy lên trong chiếc gạt tàn dưới đấy. Nàng sợ. Anh nghĩ. Và kinh ngạc thấy mình chẳng thích thú gì về điều đó, như anh tưởng tượng tối qua. Khi anh từ nhà sau đi lên, đã thấy tô bún bò bốc khói nàng để ở chỗ mọi ngày. Nàng cũng đang cho thằng bé ăn ở chiếc ghế bên cạnh. Nàng nói mà không nhìn anh:
- Em nấu canh chua trưa anh ăn nghe. Trời nắng nóng quá.
Anh ậm ừ. Nàng tiếp:
- Anh cố ăn uống lên. Anh vẫn gầy lắm.
Mắt nàng nhân cớ đó, lại nhìn anh. Vẫn cái nhìn dò dẫm sợ sệt. Tự dưng anh nổi giận. Anh dằn đũa xuống bàn: - Thôi đi, ăn năn mãi, nói không biết chán.
Nàng nhìn tô bún bỏ dở, nhìn anh phóng xe đạp khỏi nhà, đầy ngỡ ngàng.
Còn anh, suốt buổi sáng ngồi trước máy, anh cứ ngẩn ngơ mãi trong đầu câu hỏi: làm gì với nàng bây giờ? Chỉ cần anh nói thẳng ra là mọi chuyện xong ngay. Ai có thể chấp nhận việc vợ mình lại đi làm vợ bao kẻ khác? Anh sẽ nói thẳng ra và chắc chắn nàng sẽ khóc, sau đó nàng năn nỉ ỉ ôi, và nếu anh vẫn cương quyết thì nàng chỉ còn cách ra đi. Nàng làm gì còn cái quyền tiếp tục ở lại đây, sau cái tội tày đình như thế?... Và rồi, anh sẽ trở lại đời sống cũ, lại cơm niêu nước lọ, mỗi ngày chỉ đối diện với cái bóng của mình... Nồi canh anh bắc hâm trên bếp dầu sôi trào, tắt cả lửa. Anh chan canh vào tô cơm, ngồi nhai như máy. Một lúc anh mới chợt nhớ ra mình đang nhai nuốt những thứ mà nàng mua sắm bằng cái đồng tiền ấy. Anh nghẹn lại, nhìn quanh. Nhưng chẳng có ai hết. Chẳng có nàng. Chỉ có mình anh, mình anh thôi. Anh đưa mắt nhìn quanh nhà. Đâu cũng có dấu vết của nàng. Chiếc màn cửa, chùm hoa vải trên tường, cây chổi trong góc nhà, bộ quần áo nàng phơi trên dây... anh vẫn hưởng thụ mọi thứ mỗi ngày mà không nhận biết. Sao ngay từ đầu anh không chịu để ý gì cả. Không để ý ngay cả bản thân nàng. Đến bây giờ, nếu cần phải mô tả gương mặt nàng, anh không phải biết nói những gì. Hình như chưa bao giờ anh ngắm nhìn nàng một cách tường tận. Sao thế nhỉ? Sao lại như thế được? Hẳn đang có cái gì rất không ổn nhưng đó là cái gì thì anh chịu, không trả lời được.
Sau giờ làm việc chiều, anh lại đạp xe đến ngôi nhà ấy. Đứng bên hàng rào với một sự hồi hộp kỳ lạ, anh chờ một điều gì đó thật kinh khủng. Anh chờ, chờ mãi... Vẫn chẳng có gì hết. Không hề thấy người, không hề nghe tiếng ai, không có cả con nhồng. Ai đã dẹp mất cái lồng chim vì lý do gì nhỉ? Anh đạp xe về, lòng tràn đầy hoang mang. Anh có nhầm nhà không? Hay là anh đã nằm mơ chuyện con nhồng, bài hát và thằng Bô? Hay ngày hôm qua là một ngày không thực?
Đến nhà, đã thấy nàng đang chải tóc trước gương. Mái tóc ướt dán vải áo sát vào da thịt. Anh nhìn nàng như mới thấy lần đầu. Hình như đã quá lâu rồi anh không thấy nàng trong dáng vẻ này. Nàng luôn tắm gội sạch trước khi về nhà, sau lần anh nhăn nhó về cái mùi thuốc lá. Hừ!
Nàng quay ra, nhoẻn cười khi thấy anh trong gương:
- Anh biết không, hôm nay ông cụ cho em nghỉ sớm.
Anh dựng xe vào góc nhà, chiếc xe mới mà nàng đã sắm.
- Tối nay mình đi xem cái gì đi anh.
- Xem gì? - Giọng anh không ra săn đón, cũng không ra hững hờ.
- Xem ca nhạc vậy. Lâu rồi, mình không đi đâu cả - Nàng mừng rỡ.
- Thôi đi. Lại tới nhìn cái bọn điên vừa hát vừa giật như mấy con rối. ở nhà còn hơn.
- Anh không thích thì thôi. Mà em cũng chẳng thích đâu - Nàng tán thành ngay.
Bữa tối có xà lách trộn, canh măng, dưa leo ngâm dấm, và cả bia.
Giữa bữa, bỗng dưng anh lên tiếng, như bị ai xúi giục:
- Sao tôi khinh cái thứ chim nhồng thế không biết.
Mắt nàng tròn xoe nhìn anh. Anh quan sát nàng một cách nham hiểm. Tay nàng cầm chai bia hình như hơi run lên. Cũng có thể vì hơi nặng. Nhưng mắt nàng đã cụp xuống vội vã và nàng lẳng lặng rót bia vào ly anh. Anh ăn khá nhiều và cảm thấy no. Hình như ít khi nào anh ăn no đến thế. Lúc nàng bật cát sét, một giọng ru con Nam Bộ nổi lên. Anh díp cả mắt lại, lần đến giường. Thật là một thói quen tai hại: cứ hễ ăn no vào là anh muốn ngủ. Mà hình như lại còn say bia nữa.
Khi bị chạm mạnh vào người, anh thức giấc. Mùi dầu gội đầu phụ nữ đầy mời mọc sộc vào mũi anh. Tay nàng mát rượi vòng qua cổ anh. Anh để mặc nàng vờn mình, rồi đáp lại nàng theo kiểu một gã say đang thả lỏng hết bản năng.
Sáng. Anh dậy sớm. Nàng vẫn đang thở đều đều bên thằng Bô. Anh đứng ngắm nàng. Trong tư thế hở hênh với chiếc áo ngủ phanh ra, trông nàng thật khá với vẻ dè giữ nàng vẫn có ban ngày. Đầu anh bỗng hiện lên cái hàng rào sơn trắng, con nhồng xanh, và nàng ở đâu đó sau những bức tường kín mít kia, chắc cũng trong tư thế ấy. Anh mím môi rồi buột miệng:
- Đồ đĩ!
Thở dốc vì câu chửi của chính mình, anh mở cửa ra hiên, đứng lặng. Anh biết chắc đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng anh dám nói thế. Bởi từ trong thâm tâm, anh tự hiểu mình là người thua cuộc. Anh đã bị mài mòn đến mức có thể chấp nhận mọi thứ trên đời.
Sài Gòn, tháng 4 năm 1991



... Bóng trăng ngã lộn bóng tre. Chàng ơi thức dậy mà nghe ta thề... Vườn đào vườn lựu vườn lê. Con ong vô hút nhuỵ con bướm xê ra ngoài. Bạn về nghĩ lại mà coi. Tấm tình ta ở gương soi không bằng...

Nàng hát, nàng hát đi hát lại bài hát ấy trong khi đứa bé hết vật mình sang phải lại sang trái. Tới lúc nàng giơ tay phát vào đít nó, nó mới chịu nằm yên, và yên luôn. Thế mà nàng vẫn hát, hình như quên mất mình đang làm gì.

- Thôi em, nó ngủ rồi.

Giọng anh hơi gắt. Anh chợt nhớ là lần đầu khi nghe nàng hát ru con anh thú vị dường nào. Một cô gái trông rất diện, rất thời thượng mà lại biết hát điệu ru con. Thế nhưng càng về sau, sự thích thú càng vơi đi, thay vào đó là nỗi ngao ngán. Đứa bé dài ngoẵng, xanh rớt, cứ như một nỗi nhắc nhở đầy trách móc về bổn phận chủ gia đình của anh, của người cha, người chồng. Vì thế, anh không còn thích nghe những bài hát ru con ảo não, đầy vẻ thương thân, trách phận của nàng nữa.

Qua khóe mắt, anh thấy nàng đã nằm thẳng người lại và đang kín đáo liếc anh. Vẻ dò dẫm ấy làm anh bực bội. Thà nàng cứ rằn rực còn hơn.

- Anh ơi, anh nhớ hôm nay ngày gì không? - Vừa ngồi lên, nàng vừa nói bằng giọng tươi tỉnh.

- Ngày gì, ai nhớ nổi - Anh làu bàu trong miệng.

- Ngày một tháng tư... Hai năm rồi... Giọng nàng trải ra, chờ đợi.

Anh đứng lên, chỉ thấy bực dọc hơn. Nghĩa là hai năm ngày họ sống chung, với thằng con trai gần hai mươi tháng. Thế đấy! Sự sa sẩy của anh. Sự thắng thế của nàng. Người ăn mừng ngày ấy là nàng chứ chẳng phải anh đâu. Anh nhìn sững nàng. Không hẳn giận dữ, cũng không hẳn ngạc nhiên. Người từng trải như nàng, lẽ nào để xảy ra chuyện ấy.

- Thì đẻ vậy.

Anh buông thõng mấy tiếng. Mắt nàng kín đáo dò xét anh và từ đó đến nay không hề thay đổi. Họ thành một gia đình. Có khoảng năm tháng để nàng làm vợ. Buổi sáng sau khi ăn bún, mì hoặc xôi gì đó, anh đạp xe đến bệnh viện còn nàng đạp xe đến hiệu uốn tóc. Trưa nào anh cũng phải chờ nàng vì thợ uốn tóc phụ thuộc vào giờ giấc của khách. Họ nấu nướng và ăn uống một cách hối hả rồi lại chia tay nhau cho đến tối. Đêm thì dễ chịu hơn vì nàng có vẻ thuộc về anh. Mùi xà phòng thơm. Chiếc áo ngủ nhẹ mầu xanh, thân thể nàng mát mẻ... Rồi nàng sinh con. Những lúc chỉ một mình, anh vẫn thường quan sát thằng bé để cố tìm ra điểm tương đồng thiêng liêng nào đó. Có lẽ nó chỉ giống anh ở nét già cỗi. Da nhăn nhúm, trán cau lại đau khổ, nó như hục hặc với những gì đang đợi mình. Nàng bán chiếc nhẫn vàng duy nhất. Còn anh bán chiếc cát sét, vật duy nhất trong căn phòng độc thân của anh. Sữa nàng khô, vì nàng chẳng có gì ăn, thằng bé cứ héo đi với những tiếng khóc ngằn ngặt, gân cổ. Nhiều đêm, từ chiếc giường cá nhân, anh nghe nàng hát ru con, lạ lùng nhận ra đời mình đã đổi thay đến thế. Ra là anh đã có vợ con rồi đấy. Thế mà chẳng biết làm gì hơn ngoài chuyện ngồi bên máy X quang từ ngày này sang ngày khác, để chụp và rọi phổi cho những người nghi có bệnh.

- Em có cái này tặng anh... Nàng nói vẻ dè dặt.

Anh chăm chú theo dõi khi nàng tiến đến chiếc bàn nhỏ, mở lấy cái túi và lại lục túi để đưa ra một gói nhỏ.

- Đây này, anh thắt thử coi, lịch sự lắm...

Anh cầm chiếc cà vạt xanh nhạt điểm những đường sọc mờ đỏm dáng từ tay nàng, đột nhiên nghĩ đến cái thòng lọng. Phải rồi, anh đã đút đầu vào sợi dây mà nàng nắm giữ.

- Mua làm gì tốn tiền. Biết mặc áo nào với nó, mà thắt vào dịp nào - Giọng anh dấm dẳn.

- à... Em sẽ mua cho anh miếng vải đen, loại hàng mới để may sơ mi. Mầu đen đi với mầu này rất nhã.

- Tùy em - Anh buông thõng, thầm nghĩ điều ấy chẳng bao giờ được thực hiện.

Tuy nhiên, để làm vui nàng, anh thắt chiếc cà vạt mới một cách thận trọng, sửa đi sửa lại, để khỏi phải trò chuyện. Anh biết nàng vẫn đang theo dõi anh. Đến khi anh đã cất cà vạt vào ngăn tủ, nằm xuống giường, đã thấy nàng ngồi xuống cạnh mình. Tay nàng chạm nhẹ lên vai anh, giọng nàng chùng xuống:

- Anh có vẻ buồn... Sao vậy?

Anh không có cách nào khác là quàng tay ôm lấy nàng, kéo nàng nằm xuống.

- Có gì đâu...

Nàng ngoan ngoãn nép mình trong tay anh. Còn anh như cái máy, vuốt ve nàng mà tâm trí để tận đâu đâu. Như thể đã nhiều chục năm rồi. Không còn háo hức, không còn cảm xúc, không còn ngay cả sự vui vẻ giả tạo. Hình như nàng cảm nhận được điều đó mà vẫn không đòi hỏi gì hơn. Giờ đây, khi nàng chập chờn ngủ, bình yên, anh ngó nàng dưới ánh đèn xoi mói. Đấy, người đàn bà đã chung chăn gối và đã cho anh một đứa con trai. Nàng là vợ anh, người vợ từ trên trời rơi xuống, chẳng tốn đồng trầu cau nào cả.

Lúc ấy, anh cũng như bây giờ, lang thang, bất định. Buổi sáng ấy, có hai phụ nữ trong số những người đến chụp hình phổi. Anh đã quá quen với việc ngắm nhìn các bộ ngực đàn bà nên cũng chẳng hơi sức đâu mà nhớ mặt họ. Lúc ra về, khi có người đến gần anh cũng chẳng buồn dừng xe. Cô gái đành lên tiếng gọi, sau đó lúng búng nhận rằng mình mới từ phòng X quang ra, và hỏi anh có phải tên Viên, bạn của anh Lân râu không. Thì ra nàng đã gặp anh ở nhà Lân râu một lần nào đó. Anh không thể không mời nàng đến quán nước, việc mà đã từ lâu anh quên làm với bạn gái. ở quán nước anh tóm tắt được tiểu sử của nàng. Nàng là vợ của Hỷ, bạn Lân, nhưng Hỷ đã bỏ nàng sau khi được vợ chính thức bảo lãnh sang Mỹ. Nàng sống với Lân, sau đó đến lượt Lân tự trốn đi bằng thuyền đánh cá. Hiện nàng đang sống một mình với nghề uốn tóc. Anh quan sát nàng: gương mặt trước đây hẳn cũng xinh đẹp nhưng đã hằn rõ nét héo úa sầu khổ. Thân hình nàng khá hơn, chắc là chưa sinh nở. Anh không an ủi, cũng chẳng tìm cách ve vãn nàng. Chính nàng đã tự tìm đến, ngã xuống giường anh một cách tự nguyện. Anh vẫn tự thấy mình không có gì để hấp dẫn phụ nữ: túi lúc nào cũng rỗng, công việc xoàng xĩnh, người thì teo tóp lại vì thiếu ăn. Chắc là cô ta cần đàn ông, anh lơ đãng nghĩ, và cũng lơ đãng hưởng thụ nàng, chẳng băn khoăn mảy may. Cho đến khi nàng có mang và dọn đến ở hẳn với anh. Sau đó, vì có con, nàng phải nghỉ việc. Đồng lương thảm hại của anh phải chi tiêu cho cả ba người. Nàng không than vãn, không nêu lên một đòi hỏi nào cả. Nhiều bữa ăn anh thấy nàng lúc thúc với những việc chẳng đâu vào đâu, gọi cũng chẳng vào, cho đến lúc anh gần xong bữa. Khi phát giác ra nàng nhường cơm, nhường phần cá canh ít ỏi cho anh, anh lặng cả người. Những ngày sau, anh lân la đến từng bạn bè hỏi xem có việc gì làm thêm. Nhưng ngay cả chuyện dán bao bì, bện chổi hay chọn cà phê xuất khẩu cũng chẳng kiếm đâu ra. Anh đã đạp xe thồ mấy tối nhưng những bữa ăn tằn tiện và chiếc xe cà tàng khiến đêm về người anh cứ bã ra. Nàng bế con ra đường ngồi bán bắp nướng. Nhưng nàng không đủ mồm miệng để cạnh tranh với người buôn chuyên nghiệp, lại chuyển sang bán ổi dầm, rồi mực nướng. Vẫn thế. Một hôm, nàng hân hoan khoe với anh rằng đã có việc làm mới. Dọn dẹp nhà cửa cho một ông già. Một ông cán bộ gần bẩy mươi tuổi có con trai và con dâu đang công tác ở nước ngoài. Nàng đến để nấu nướng, giặt giũ, lau chùi nhà cửa. ở đó, nàng có thể mang cả con đi theo để trông. Từ đó, sáng sáng nàng lo đi chợ sớm, về nấu ăn để sẵn cho anh cả trưa và chiều. Rồi nàng bế con đi, đến tối mới trở về. Anh yên tâm thấy nàng và đứa bé có da có thịt lên nhờ cơm nhà người khác. Dần dà, nàng sắm sửa thêm vật dụng gia đình mà đầu tiên là chiếc cát sét còn tốt hơn cả chiếc cũ của anh, như để đền bù. Từ bấy đến nay anh không phải nghĩ ngợi gì về chuyện tiền nong. Kể ra phụ nữ biết cách thu vén gia đình hơn, đôi khi anh phán quyết một cách hài lòng như thế.

- ... Xin mưa triền miên mãi không lắng đọng... cho đôi tình nhân đuối trong giấc mộng...

Giọng hát chanh chách, ma mãnh. Con nhồng nghiêng nghiêng đầu, nhấp nháy mắt, huýt gió lại điệu nhạc thêm lần nữa. Rồi nó nhẩy tâng trên những thanh ngang của chiếc lồng. Anh vừa thấy ngộ, vừa thấy kỳ quái. Một con chim biết hát giọng người.

- Em ơi... hun anh n...ữ...a... đi... n... ữ... a...

Con vật đã đổi sang giọng đàn ông, và lại nghiêng ngó, xem anh tán thưởng thế nào. Anh cười, búng tay tanh tách. Nó co người, nhảy lùi lại vẻ thủ thế. Anh cả cười, quay xe bỏ đi, lầm bầm:

- Con quỷ.

Từ đàng xa anh nghe giọng nó nheo nhéo:

- Đồ đĩ ngựa...

Tiếng hát ma quái của con nhồng không hiểu sao cứ đeo đẳng anh, ngay cả bữa cơm ngon miệng ở nhà người bạn cũ. Họ đã đâm xe vào nhau và nhận ra nhau sau tám năm không giáp mặt dù sống trong một thành phố. Anh không thể không nhắc đến nó, sau những câu chuyện dầm dề về những ông to ăn chặn và ăn chơi ở xí nghiệp của bạn anh.

- Tôi thấy kinh kinh thế nào ấy, như có cái gì ma quỷ nấp trong cái xác chim của nó.

- Kinh là phải, vì nó được nuôi trong cái nhà ấy mà. Dân xóm này gọi đó là sự bí mật mà ai cũng biết. Một nhà chứa loại mới. Xe hơi và xe máy xịn dập dìu ngày đêm. Còn ai ngồi xe thì anh biết rồi. Thôi thì đủ các loại. Viên chức cải thiện có. Sinh viên học sinh cần ăn diện có. Thất nghiệp lang bang có... Nhưng mà này, đừng có dại dột dòm ngó gì vào đó, tụi nó thấy là rắc rối to.

- Vui miệng nói chơi chớ tôi để ý làm gì. Thời buổi này chán vạn cảnh hơn thế.

Lúc đạp xe trở ra để đi làm chiều, qua ngôi nhà ấy, anh chỉ lướt ngang một cách thờ ơ. Bỗng dưng tai anh bắt gặp tiếng khóc thật quen rồi mắt anh nhìn thấy thằng Bô còm nhom đang vùng vẫy trên tay một bà già. Tiếng khóc của nó inh ỏi, chói chang. Anh run lên dừng xe lại dòm sững vào. Đúng rồi cái áo thun mầu xanh mực mà anh mặc cho nó ban sáng. Bà già nhìn thấy anh, lẳng lặng bế đứa bé đi. Con nhồng xanh ngoài hiên lại lảnh lót:

- ... Xin mưa triền miên mãi không lắng đọng... Cho đôi tình nhân đuối trong giấc mộng...

Cổ họng đau muốn toác ra, anh nhấn chân trên bàn đạp, lướt qua khỏi ngôi nhà. Ra đến đường, anh dừng lại, nghĩ ngợi. Quay lại chăng? Gọi to lên bắt nàng ra đối mặt, ném vào mặt nàng sự tức giận đang làm anh nghẹn thở? Rồi anh nghĩ: nàng sẽ chẳng ra đâu, mà biết đâu, lại một thằng ma cô nào đó...

Anh đến chỗ làm việc, uể oải, nhàm chán như mọi ngày với số người đến chụp hình phổi nhiều lên bởi đang mùa tăng vọt giá cả. Hết giờ, anh không về nhà mà đạp xe lang thang khắp phố, như một kẻ thất tình. Cơn đói khiến anh cuối cùng phải tấp vào một quán mì. Đây là đồng tiền mà anh kiếm được một cách trong sạch. Thì ra bấy lâu nay anh vẫn nuốt những món mà nàng đánh đổi bằng thân xác. Ngay trong máu thịt anh đây, suốt cả năm trời qua đã được tạo thành từ thứ tiền có nguồn gốc đó. Ăn xong anh vào ngồi trong một công viên khai sặc mùi nước tiểu, loáng thoáng nhìn thấy những đàn ông và phụ nữ lôi nhau vào những vòm cây tối. Đến khuya, khi muỗi cắn bừng cả người, anh mới quay về. Nàng đang ngồi chờ trên bậc cửa.

- Sao anh... anh đi đâu... mà có vẻ mệt lắm...?

Không đáp, anh đi luôn ra nhà sau, múc nước dội ào ào lên cái đầu và thân thể đang nóng bừng. Nàng bế đứa bé nhìn anh. Mắt nàng lộ vẻ khiếp sợ. Anh chỉ muốn đập phá cái gì đó. Thì đây rồi.

Chiếc cát sét đang vẳng ra bài hát chết tiệt ấy:

- ... Cho đôi tình nhân đuối trong giấc mộng...

- Tắt ngay đi. Cái thằng Tuấn Tú hát như cứt phải trời mưa... - Lần đầu tiên anh ăn nói cục cằn như thế.

Nàng tắt ngay máy. Đứa bé ọ ẹ phản đối, nàng chẳng hề quan tâm, mắt vẫn không rời anh.

- Em có cái này... cho anh... - Tay nàng giơ ra miếng vải đen.

à, vải may sơ mi nàng nói hôm nào.

- Ăn mặc theo kiểu bọn nó đó à? - Giọng anh gây gổ.

- Dạ... mầu này đang thịnh hành... - Nàng mừng rỡ tán thành.

- Rồi xức nước hoa gì đây? Ăn nói kiểu nào? - Anh hỏi sấn sổ.

Mặt nàng ngây ra. Anh cảm thấy hả dạ. Được rồi, anh sẽ chẳng vội vàng gì. Chưa nên nói hết ra tất cả. Hãy cứ giữ ở cái mức hiện thời xem sao. Anh bỏ vải lên giường. Nàng nhỏ giọng:

- Mai anh đi may đi. Rồi em sẽ mua thêm vải quần. áo quần anh cũng cũ hết rồi.

Anh hơi nhếch mép, ngồi xuống mé giường, bật diêm châm thuốc. Mùi khói thuốc lại làm anh điên tiết. Anh nhớ đến mùi thuốc lá vướng trong tóc nàng mà bao giờ nàng cũng bảo là của ông già.

- Này cái ông già của em đó đi xe loại gì?

- Xe... hình như xe loại mới nhất... Em cũng không rành nên không rõ... - Nàng lúng búng.

- Có đúng ông ta bẩy mươi rồi không?

- Dạ... chắc cỡ đó... - Nàng có vẻ rất khổ sở.

- Một lũ khốn kiếp - Anh buông thõng.

Nàng co rúm người lại như bị đánh, hai tay bế đứa bé run run. Nếu đứa bé khóc, anh dễ có cớ để gây gổ hơn.

Mặt nàng cúi xuống và hát nho nhỏ những câu dỗ dành vô nghĩa. Thôi được, hôm nay thế đủ rồi. Anh sẽ còn tiếp tục. Ngày mai... ngày mốt... cũng chưa muộn.

Đêm. Tiếng nàng thở nhẹ. Tiếng đứa bé trằn trọc, khóc quấy. Tiếng thạch sùng vang hơn. Tiếng gián xoè cánh... Anh trơ mắt ra đốt thuốc. Lạ lùng là anh không hề đau khổ như lẽ ra phải thế. Có lẽ chỉ là tí tự ái. Cũng có thể chỉ là sự thức giấc bất ngờ của một thứ giác quan đặc biệt nào đó. Có lẽ tại anh không yêu nàng, không gắn bó tinh thần và thể xác. Nhưng dù sao nàng cũng là vợ anh!... Lẽ ra anh phải lồng lộn, gào thét, sỉ nhục, làm đau nàng, phải đập phá toang hoang lên. Đàng này... Anh kinh hãi thấy mình lạnh tanh như chuyện của ai khác. Mà... biết đâu... biết đâu đứa bé anh trông thấy lại chẳng phải thằng Bô... Nhưng thằng Bô... liệu nó có là con anh thực không? Thời gian dan díu với anh, liệu nàng có đi lại với ai khác? Tại sao nàng lại xộc vào đời anh một cách thẳng thừng như thế?

Anh bỗng nhớ lại những lời tỉ tê của nàng khoảng thời gian đầu còn thắm thiết. Rằng nàng bơ vơ nên chỉ mong có một mái ấm, chỉ muốn có chồng và có con. Nàng thèm khát thứ hạnh phúc bình thường đến xoàng xĩnh. Có lẽ vì thế, ngay thời gian túng thiếu nhất, nàng cũng xử sự với thái độ cam chịu của người nội trợ gương mẫu nhất. Cung cách đó khiến anh ban đầu thấy thương nhưng càng về sau càng thấy khinh thị. Hình như đối với nàng, nắm được anh là quá đủ. Anh ôn lại mọi chuyện để rồi cuối cùng nhận ra rằng trong cuộc sống chung này, anh chẳng mất gì hết. Từ một anh chàng cơm niêu nước lọ, quần lồng đèn, áo ống thụt, anh đã có người chăm lo bữa ăn, nơi ở. Giờ đây trong nhà còn có chút tiện nghi hơn hẳn ngày nào. Và nàng nữa. Nhưng khi anh cần đến nàng, bao giờ nàng cũng đáp lại một cách nồng nhiệt và âu yếm. Có phải nàng yêu anh không? Nhưng lẽ nào lại có một kiểu tình yêu như thế? Cái gì ở anh đã hấp dẫn nàng? Hình như chưa từng có người phụ nữ tử tế nào, loại mà anh mơ ước, ban cho anh chút hy vọng. Anh thừa biết lý do. ở thời buổi mà người ta tiêu hàng triệu đồng cho một bữa nhậu, đàn ông có thứ lương tháng chết đói như anh phải biết mình xếp ở thứ bậc nào. Anh đã dè xẻn đến mức cao nhất, để đến những ngày cuối tháng vẫn có cái gì để cho vào mồm. Nhưng anh thừa biết sẽ chẳng có phụ nữ nào sẵn sàng đến chia sẻ với anh sự dè xẻn đó, bởi đàn bà thường lấy chồng để nương nhờ. Đã lâu rồi anh không còn suy nghĩ về tương lai, không bận tâm đến thời gian, tuổi tác. Cuộc sống với anh là một sự thả nổi. Mỗi ngày trôi qua là sự lặp lại. Anh thấy mình giống như cây cỏ. Trời nắng thì héo khô nhưng vẫn sống, đến mưa lại ngập dập nhưng cũng chẳng chết. Và cứ thế lay lắt dưới chân người khác, không ai nhìn ngó, chẳng ai thương tưởng.

Trời sáng. Nàng trở dậy, rón rén rời giường. Ngang chỗ anh nằm, nàng dừng lại. Anh nhắm mắt, vờ như đang ngủ. Hẳn nàng đã thấy những đầu thuốc đầy lên trong chiếc gạt tàn dưới đấy. Nàng sợ. Anh nghĩ. Và kinh ngạc thấy mình chẳng thích thú gì về điều đó, như anh tưởng tượng tối qua. Khi anh từ nhà sau đi lên, đã thấy tô bún bò bốc khói nàng để ở chỗ mọi ngày. Nàng cũng đang cho thằng bé ăn ở chiếc ghế bên cạnh. Nàng nói mà không nhìn anh:

- Em nấu canh chua trưa anh ăn nghe. Trời nắng nóng quá.

Anh ậm ừ. Nàng tiếp:

- Anh cố ăn uống lên. Anh vẫn gầy lắm.

Mắt nàng nhân cớ đó, lại nhìn anh. Vẫn cái nhìn dò dẫm sợ sệt. Tự dưng anh nổi giận. Anh dằn đũa xuống bàn: - Thôi đi, ăn năn mãi, nói không biết chán.

Nàng nhìn tô bún bỏ dở, nhìn anh phóng xe đạp khỏi nhà, đầy ngỡ ngàng.

Còn anh, suốt buổi sáng ngồi trước máy, anh cứ ngẩn ngơ mãi trong đầu câu hỏi: làm gì với nàng bây giờ? Chỉ cần anh nói thẳng ra là mọi chuyện xong ngay. Ai có thể chấp nhận việc vợ mình lại đi làm vợ bao kẻ khác? Anh sẽ nói thẳng ra và chắc chắn nàng sẽ khóc, sau đó nàng năn nỉ ỉ ôi, và nếu anh vẫn cương quyết thì nàng chỉ còn cách ra đi. Nàng làm gì còn cái quyền tiếp tục ở lại đây, sau cái tội tày đình như thế?... Và rồi, anh sẽ trở lại đời sống cũ, lại cơm niêu nước lọ, mỗi ngày chỉ đối diện với cái bóng của mình... Nồi canh anh bắc hâm trên bếp dầu sôi trào, tắt cả lửa. Anh chan canh vào tô cơm, ngồi nhai như máy. Một lúc anh mới chợt nhớ ra mình đang nhai nuốt những thứ mà nàng mua sắm bằng cái đồng tiền ấy. Anh nghẹn lại, nhìn quanh. Nhưng chẳng có ai hết. Chẳng có nàng. Chỉ có mình anh, mình anh thôi. Anh đưa mắt nhìn quanh nhà. Đâu cũng có dấu vết của nàng. Chiếc màn cửa, chùm hoa vải trên tường, cây chổi trong góc nhà, bộ quần áo nàng phơi trên dây... anh vẫn hưởng thụ mọi thứ mỗi ngày mà không nhận biết. Sao ngay từ đầu anh không chịu để ý gì cả. Không để ý ngay cả bản thân nàng. Đến bây giờ, nếu cần phải mô tả gương mặt nàng, anh không phải biết nói những gì. Hình như chưa bao giờ anh ngắm nhìn nàng một cách tường tận. Sao thế nhỉ? Sao lại như thế được? Hẳn đang có cái gì rất không ổn nhưng đó là cái gì thì anh chịu, không trả lời được.

Sau giờ làm việc chiều, anh lại đạp xe đến ngôi nhà ấy. Đứng bên hàng rào với một sự hồi hộp kỳ lạ, anh chờ một điều gì đó thật kinh khủng. Anh chờ, chờ mãi... Vẫn chẳng có gì hết. Không hề thấy người, không hề nghe tiếng ai, không có cả con nhồng. Ai đã dẹp mất cái lồng chim vì lý do gì nhỉ? Anh đạp xe về, lòng tràn đầy hoang mang. Anh có nhầm nhà không? Hay là anh đã nằm mơ chuyện con nhồng, bài hát và thằng Bô? Hay ngày hôm qua là một ngày không thực?

Đến nhà, đã thấy nàng đang chải tóc trước gương. Mái tóc ướt dán vải áo sát vào da thịt. Anh nhìn nàng như mới thấy lần đầu. Hình như đã quá lâu rồi anh không thấy nàng trong dáng vẻ này. Nàng luôn tắm gội sạch trước khi về nhà, sau lần anh nhăn nhó về cái mùi thuốc lá. Hừ!

Nàng quay ra, nhoẻn cười khi thấy anh trong gương:

- Anh biết không, hôm nay ông cụ cho em nghỉ sớm.

Anh dựng xe vào góc nhà, chiếc xe mới mà nàng đã sắm.

- Tối nay mình đi xem cái gì đi anh.

- Xem gì? - Giọng anh không ra săn đón, cũng không ra hững hờ.

- Xem ca nhạc vậy. Lâu rồi, mình không đi đâu cả - Nàng mừng rỡ.

- Thôi đi. Lại tới nhìn cái bọn điên vừa hát vừa giật như mấy con rối. ở nhà còn hơn.

- Anh không thích thì thôi. Mà em cũng chẳng thích đâu - Nàng tán thành ngay.

Bữa tối có xà lách trộn, canh măng, dưa leo ngâm dấm, và cả bia.

Giữa bữa, bỗng dưng anh lên tiếng, như bị ai xúi giục:

- Sao tôi khinh cái thứ chim nhồng thế không biết.

Mắt nàng tròn xoe nhìn anh. Anh quan sát nàng một cách nham hiểm. Tay nàng cầm chai bia hình như hơi run lên. Cũng có thể vì hơi nặng. Nhưng mắt nàng đã cụp xuống vội vã và nàng lẳng lặng rót bia vào ly anh. Anh ăn khá nhiều và cảm thấy no. Hình như ít khi nào anh ăn no đến thế. Lúc nàng bật cát sét, một giọng ru con Nam Bộ nổi lên. Anh díp cả mắt lại, lần đến giường. Thật là một thói quen tai hại: cứ hễ ăn no vào là anh muốn ngủ. Mà hình như lại còn say bia nữa.

Khi bị chạm mạnh vào người, anh thức giấc. Mùi dầu gội đầu phụ nữ đầy mời mọc sộc vào mũi anh. Tay nàng mát rượi vòng qua cổ anh. Anh để mặc nàng vờn mình, rồi đáp lại nàng theo kiểu một gã say đang thả lỏng hết bản năng.

Sáng. Anh dậy sớm. Nàng vẫn đang thở đều đều bên thằng Bô. Anh đứng ngắm nàng. Trong tư thế hở hênh với chiếc áo ngủ phanh ra, trông nàng thật khá với vẻ dè giữ nàng vẫn có ban ngày. Đầu anh bỗng hiện lên cái hàng rào sơn trắng, con nhồng xanh, và nàng ở đâu đó sau những bức tường kín mít kia, chắc cũng trong tư thế ấy. Anh mím môi rồi buột miệng:

- Đồ đĩ!

Thở dốc vì câu chửi của chính mình, anh mở cửa ra hiên, đứng lặng. Anh biết chắc đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng anh dám nói thế. Bởi từ trong thâm tâm, anh tự hiểu mình là người thua cuộc. Anh đã bị mài mòn đến mức có thể chấp nhận mọi thứ trên đời.

Sài Gòn, tháng 4 năm 1991

Các tác phẩm khác của Ngô Thị Kim Cúc

Hồi kết

Cô đơn trong thế giới ảo (*)

Chết trong phẩm giá (*)