watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Ngõ Hẹp - tác giả Nguyễn Anh Đào Nguyễn Anh Đào

Ngõ Hẹp

Tác giả: Nguyễn Anh Đào

Tặng các em và mùa thi 2008
Năm nay thằng Tâm thi đại học, vậy mà mở tập ra là ngủ, không chút lo lắng hay suy tư nào hết. Má không thèm nói chuyện với nó nữa, ba khuyên răn rôi la mắng, riết hết biết nói gì, ba nói một câu thắt lòng "con cái phải hết đại học tao chết mới nhắm mắt được". Nó lủi ra sau nhà, đấm thùm thụp vô bao cát.
Thằng Tâm có 5 đứa em và một bà chị, chị hai đang học đại học ở Sài Gòn, ba má tự hào lắm. Hồi học phổ thông, hai siêng nên học cũng giỏi, cả xóm đều khen. Mấy đứa em học kỳ nào cũng có giấy khen và phần thưởng. Hồi đó, nó học cũng giỏi, nhưng lên cấp ba, Tâm mê chơi, mê đá banh, mê bóng chuyền... rồi quên học. Tập thể thao nhiều nên Tâm to con nhất lớp, lại có duyên, nhiều tài lẻ nên bọn con gái gọi điện tới nhà kiếm suốt. Má thì hay la, người ta tìm tới mình cũng la, má kêu con gái vô duyên, con trai má mắc học, không có kiếm. Tâm mắc cỡ thấy ớn, má làm như con trai là cành vàng lá ngọc má phải cất kỹ trong kho vậy.
Cuối học kỳ năm lớp mười, cầm bảng điểm nó mới thấy mình học sút ghê gớm. Tất nhiên là không phải do bọn con gái, lớp mười mà yêu đương gì. Ngày trước chị hai học lớp mười, cũng xinh và hiền nhất xóm, nhưng bạn trai tới tìm hai trốn trong buồng rồi kêu nó hay thằng Nam ra xịt chó cắn. Nên nó sợ "lầm" như mấy anh bạn trai của chị hai nó lắm, nhìn hai hiền nhưng hai hành động chẳng hiền gì hết. Mà sao nghĩ tới con gái là mặt nó lại đỏ rần lên. Con trai gì mà nhát...
Tết chị hai vê thăm nhà, nghe kể nó có nằm bệnh viện, hai hỏi đau gì thì nó nói đau lưng. Mười bảy tuổi sao đau lưng, vì sao đau? Nó không nói, ba má cũng không nói. Thằng Nam kéo chị hai ra đầu hè bảo "tại ảnh vác cà phê nhiều quá, nguyên mùa rồi có mỗi ảnh làm". Tối đó chị hai khóc sưng mắt, hai không biết tiền hàng tháng ba gửi vô có cả nước mắt thậm chí là máu của đứa em mới lớn của mình.
Hai năm nay cà phê rớt giá thảm hại, mọi năm đến mùa, má mướn công làm hết, từ hái đến khuân vác chuyên chở, nhưng năm nay làm vậy thì lỗ vốn, nhà phải làm, thuê công ít lại, buôn bán thì đầu này đắp vá đầu kia. Hai sống ở Sài Gòn, vẫn đều đều má gửi tiền lên, tốn kém nhất nhưng ba má lại tự hào nhất.
Từ lần nằm viện đó, Tâm càng mất đà, trượt dần, lớp mười lên lớp mười một nó phải thi lại hai môn. Ba gọi điện vô cho hai, biểu "con khuyên nhắc nó nghe". Hai điện về cho Tâm, tự nhiên khóc nức nở "Phải lo cho mình, cớ gì phải hi sinh?". Thằng Tâm chạnh lòng, ít lâu sau nghe nó quả quyết "học nghề, xa nhà không được".
Má la quá chừng, tưởng nó có gì với con Thu xóm trên, con nhỏ bằng tuổi Tâm nhưng nghỉ học sớm vì nhà quá đông con. Má nghe lén tụi nó nói chuyện điện thoại, nhưng lắc đầu "tụi nó nói với nhau bằng ...mật mã". Cả nhà cười "má lạc hậu rồi má ơi!". Nhưng nó với con Thu có gì đâu, sao không ai tin vậy nhỉ?
Mùa thu hoạch nào cũng vậy, sáng đi học, chiều lên rẫy, xẩm tối lại vác cả đống cà, mỗi bao ngót năm mươi ký lên cái dốc cả trăm mét. Sức trai mười bảy mà, nói vậy mà hết mùa lại lén má đi uống thuốc, châm cứu. Hết mùa thu hoạch là thi học kỳ, có học hành gi đâu mà thi, cứ ngẩn tò te, biết mình bị tụt lại đàng sau cũng không thèm đuổi. Nó gãi đầu "đi đường tắt cho mau". Viết thư vô cho hai, nó kể toàn chuyện vui, còn chuyện buồn nó không kể, kể chi làm hai lo thêm, nó nói sức trâu mà, rôi cười hìhì. Hai tức lắm, trâu cũng phải biết lượng sức mình chứ, trâu đâu phải bằng thép!
Thằng Tâm cũng làm hồ sơ thi đại học, phải thi, không đậu thì thôi, học tài thi phận, thi để ba khỏi đe nữa, má khỏi cằn nhằn. Ba má không thấy mình đã đòi hỏi quá cao ở một đứa có khả năng trung bình. Nhìn mông lung ra khoảng đất trống sau nhà, chỗ đó mà thành một vườn hoa thì đã phải biết. Hai hỏi "tháng sau mày đi ai chăm sóc?" Nó trả lời mà nghe giọng đăng đắng "em có đi luôn đâu, em biết sức mình mà!". Vẫn cái nhìn mông lung đó, nó nói như nói với ai "dạo này tóc ba bạc nhanh quá...". Nó bỏ lửng câu nói, xách thùng đi tưới mấy bụi đồng tiền. Chị hai đứng tê chân không nhấc lên được.
Hai đi, má cho tiền hai không lấy, hai nói còn nhưng thật tình thì còn ít lắm, chắc chỉ đủ tiền xe. Hai nói má cho tiền đó thằng Tâm mua sách, má nói nó học hành gì mà sách vở. Tâm nghe, quay mặt đi giả đò không biết. Hai lấy, rồi đưa nó, nó lắc đầu nguầy nguậy, năn nỉ thêm mấy câu nữa tự nhiên hai khóc. Nó than trời, cái bà nay kiếm đâu ra nhiều nước mắt dữ vậy? Được rồi, chỉ lấy một nửa thôi, hai cười, nó lầm bầm, đồ mít ướt.
Tâm đi thi đại học, thằng Nam gãi đầu ấp úng, bẽn lẽn như con gái "anh ba...thi tốt nghen". Tâm cốc đầu em một cái rồi giả đò xuýt xoa, cười thay cho lơi cảm ơn và thay cho tiếng ừ. Ba chở nó lên bến xe, má chạy theo dúi chai dầu vô túi áo. Mấy đứa nhỏ đứng nhìn theo, Tâm tủi quá, phải chị hai là òa khóc rồi. Nhưng Tâm là con ai, cao met1 bảy, nặng sáu chục ký, hổng lẽ kóc vì chuyện này, bọn con gái biết được cười thúi mũi.
Ngày thi. Hai lo lắng đứng ở cổng trường, còn ba mươi phút nữa là hết giờ, ngươi ta đem bài giải mời mua ì xèo ngoài cổng trường. Hai nhăn trán, chưa hết giờ làm bài mà sao bài giải đã có rồi, đề hi ra ngoài lúc nào vậy nhỉ?
- Thi đuợc không?
Tâm cụp một đốt ngón tay xuống : một nửa à!
- Một nửa đó có chắc không?
- Chắc là ...lép quá! Nó cười hehe rôi phóng lên đằng sau xe, biểu về đi, về nhà kể cho nghe.
Hai nhăn mặt rồi rồ ga chạy, Tâm xuýt xoa khen, hai chạy xe giỏi thiệt, đường đông như vậy mà lách không đụng ai.
- Hai,
- Gì?
- Chở chi chơi bữa đi, mai về
- Ở chơi, mốt về, nóng vậy?
- Bỏ em ở nhà...
- Có ba má lo tụi nó rồi
- Sao bà già mà chậm hiểu quá, em đây là...
Hai nghệch mặt ra, chợt hiểu rồi há hốc mồm
- Nó ở đâu? sao hổng tao nghe, nó đẹp không?
- Như tiên
- Vậy chắc chắn nó khùng hoặc cận thị.
- Gì?
- Chứ xấu như mày...
Nó đấm lưng hai thùm thụp, nói móc là tui cho té xe luôn đó bà già.
Thằng Tâm lên xe đò về quê, thấy hai một mình nơi đất chật người đông, tội quá. Tự nhiên nó tức, con trai sao dễ mủi lòng.
Má hỏi làm bài được không? Nó gãi gãi đầu rồi đi thẳng ra sau vườn. Má nhìn theo lắc đầu.
Ba đóng thêm chuồng nuôi thỏ, mỗi chiều ba cắp cái thúng lụi cụi đi cắt cỏ, chỉ để "ba tháng nữa thăng Tâm dư tiền nhập học". Ba đang làm nó đau lòng như có ai chém.
Thằng Nam, con Chi, con Thảo, con Na và nhỏ Út hè này bị cắt mất phần học hè. Nhưng con nít ham chơi, nghe khỏi học là mừng hơn đi hội. Nhưng Tâm hiểu, chi phí đang để dành cho nó.
Những ngày chờ kết quả, nó hì hụi cuốc xới mảnh đất sau nhà thành những luống cao, ba hỏi làm gì, nó cười không nói. Chiều thì mang già đi đá banh, làm như đời nhàn hạ không gì bằng. Khoảng vài ngày là chạy lên bưu điện mở thùng thư một lần, lần nào cũng chỉ lắc đầu.
Những đứa đậu đều có giấy báo trúng tuyển đại học, khoảnh đất sau nhà lên mầm xanh, ba buồn, bữa cơm căng thẳng không nuốt nổi.
Thằng Nam đi chơi về, định rủ Tâm đi đá banh, nhưng thấy anh ba ngồi thần người trước bao cát. Nam đứng lặng hồi lâu, rồi thấy Tâm đứng dậy đấm thùm thụp vô bao cát. Nam vào hỏi ba "nếu không đậu đại học thì sao hả ba?", "Thì lối vào đời của con là ngõ hẹp".
Tâm đem những bó hoa trồng được bỏ mối lại cho chị Tám bán hoa xóm trên. Gần đến ngày khai giảng, nó mua có năm đứa em mỗi đứa một chiếc cặp mới. Thằng Nam cầm chiếc cặp mà mắt rưng rưng. Nam hỏi "sang năm anh ba thi nữa không?", "không, anh bước qua ngõ hẹp bằng cách của anh!".
Tháng sau nó đi học nghề sửa xe máy. Sau đó về mở một tiệm nhỏ kế bên tiệp bán hàng tạp hóa của má. Nó bảo đời vậy ổn rồi, cười trong lấm lem dầu nhớt. Con đường làm giàu vẫn còn ở phía trước.
Nguyễn Anh Đào

Các tác phẩm khác của Nguyễn Anh Đào

Tập truyện ngắn Nguyễn Anh Đào

Tối thứ bảy của tuổi hai lăm

NGÔI NHÀ NÍU NHỮNG YÊU THƯƠNG

Làng "Chí Phèo "