watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Câu chuyện gia tình - tác giả Nguyễn bá Học Nguyễn bá Học

Câu chuyện gia tình

Tác giả: Nguyễn bá Học

Ngán thay! Cái thị dục loài người càng lớn, thì sự đua tranh trong xã hội càng gớm ghê: đường sinh nhai càng khó
khăn thì cảnh đoàn viên trong gia đình càng tiêu táp. Tưởng những nhà cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cháu sum họp
một nhà, chia bùi xẻ ngọt, đã có phúc là nhường nào; lại ái ngại thay cho những nhà cốt nhục như sâm thương, gia
đình như băng thán2. Kia những kẻ gieo bút tòng quân, theo thầy học nghề, hoặc lên rừng lách núi mà kiếm ăn, hoặc
vượt bể ra ngoài mà buôn bán, phép nước nặng hơn tình nhà, công danh thiết hơn ân ái, đã đành thế bách hình khu3,
nên phải chia tình cắt ái; lại còn những kẻ thiếu niên khách khí, ham ăn ham chơi, quá nỗi nên mê, ưa mới nới cũ, đã
làm tổn phí bao nhiêu là nước mắt khóc thầm của vợ con, tấm lòng ân hận của cha mẹ, nỗi hờn giận của anh em, tình
yếm bạc của thầy bạn, mà cái hạnh phúc sum họp trong gia đình đã nên một vật rất hiếm hoi đang buổi văn minh còn
non nớt!
------------------------------------------
1. Sao hôm và sao mai. Nghĩa bóng: cách chia, không bao giờ gặp mặt.
2. Băng lạnh và than hồng. Nghĩa bóng: sự mâu thuẫn, đối lập.
3. Tình thế bức bách, hình hài xua đuôi
---------------------------------------------
Hãy nghe câu chuyện gia tình của một bà già này, dù cảnh ngộ không lấy gì làm ly kỳ, mà tình trạng thực đủ làm
chứng cái khốn nạn chung trong xã hội.
Một ngày mùa đông, buổi sáng mới hửng mặt trời, ngọn cỏ còn đầm đầm giọt sương, đường đi nhêm nhếp1 trơn như
mỡ; có một bà già tay cắp mẹt hoa, vừa đi vừa lẩm bẩm:
- Trời chẳng thương ai, cứ mưa gió mãi. Hoa tươi rụng cả, còn hoa tàn bán cho ai, lấy gì mà mua quà cho cháu.
Trông bà già có nét mặt tinh anh và nghiêm nghị không phải là người quê mùa. Tôi đến mà hỏi:
- Bà bao nhiêu tuổi? Con cháu ở đâu mà bà còn phải lẫm cẫm như thế?
Bà già trông lên mà nói rằng:
- Già đã gần bảy mươi tuổi. Con già đi vắng cả, già phải ở nhà giữ cháu. Độ này trời mưa mãi, ngồi lâu càng buồn,
hôm nay hửng trời, kiếm mớ hoa đi bán. Thầy mua cho già thì may lắm.
Tôi nói:
- Bà bán cả mớ hoa này cho tôi. Sớm ngày trời còn lạnh bà vào đây mà ngồi cho ấm, người già cả không nên phạm
sương tuyết.
--------------------
1. Như lép nhép, nhem nhép.
-------------------------------
Nói rồi, tôi dắt bà già vào ngồi bên lò sưởi. Tôi cũng ngồi một bên mà hỏi chuyện:
- Tôi thấy bà lại nhớ đến mẹ tôi thuở xưa, mẹ tôi nuôi tôi vất vả cũng như bà, bây giờ tôi không còn có mẹ nữa. Con
bà làm nghề gì? Nhân sao mà đi vắng?
Bà già đang ngồi, xoa hai bàn tay trên bếp lửa, sa sầm nét mặt mà nói:
- Già là một người rất không may ở đời này. Già ở hóa1 đã ba mươi năm nay, nhà nghèo, chỉ bới đất nhặt cỏ, nuôi hai
con đi học. Ngày quên ăn, đêm quên ngủ, trông thấy con là ngọc giải phiền, không nỡ một lúc nào mà mẹ con xa
vắng nhau. Con lớn đi học chữ nho đã đậu tú tài, con nhỏ đi học chữ Tây cũng đã đi làm việc thương chánh. Thầy
nghĩ già đã tốn bao nhiêu là mồ hôi nước mắt; ai chẳng bảo trồng cây đến ngày ăn quả, thế mà già có con cũng như
không.
Nói đến đây, bà già lắc đầu ba bốn lượt, rồi cứ đăm đăm trông xuống cái mẹt hoa.
Tôi đứng dậy rót cho bà già một chén nước mà nói rằng:
- Tôi tưởng cái buồn trong trí khôn bà đã nặng nề lắm, bà hãy nói rõ chuyện cho tôi nghe, hoạ tôi có thể giải đỡ cho
bà chút nào chăng.
Bà già nói:
- Già gặp thầy là buổi mới, có đâu dài chuyện cho rườm lỗ tai.
Tôi nói:
- Tôi cũng muốn nghe. Bà cứ nói.
Bà già uống cạn chén nước, rồi nói rằng:
- Con lớn già đã có khoa danh mà chưa làm nên sự nghiệp, cứ giữ tiếng cười cho danh giáo, không dám cày ruộng
cũng không dám đi buôn, con còn nhỏ, mẹ thì già, nhà thanh bạch tám chín miệng ăn chỉ trông vào mười ngón tay
người vợ. Mấy năm trước còn dạy mươi lăm đứa học trò; từ khi bãi thi1, người trong làng không ai cho con đến học
nữa. Nước đến chân bây giờ mới nhảy, song ngoại nghề làm thầy dạy học, cũng không biết lấy gì làm sinh nhai. Năm
nay có người đón đi ngồi bảo trẻ2 làng xa, còn thầy mang theo một tay nải đầy những sách cũ; không biết còn đem
theo cái văn tự vô dụng ấy chực gieo vạ vào đâu nữa.
Tôi nói:
- Sao bà nói thế, văn tự nào là văn tự vô dụng? Người ta đi học cho biết đạo làm người, chứ không đi học để mà kiếm
ăn. May gặp được thì hiển thân dương danh, chẳng may ở nhà, cũng để giữ gìn phong hóa. Nếu cứ biết kiếm ăn mới
gọi là đi học, có khi những người lắm tiền nhiều bạc, đều là đại thánh, đại hiền.
Bà già cứ tủm tỉm mà nói rằng:
- Già là đàn bà không dám nói đạo thánh, chỉ biết làm người ai cũng phải có bổn phận: làm con phải đền ơn cha mẹ,
làm chồng phải giúp vợ, làm cha phải nuôi con, ở đời phải biết tranh cạnh, phải biết biến thông, dù không có tài có
đức để ấm tí3 cho mọi người, cũng không chịu mang tiếng hư sinh để đà luỵ đến kẻ khác. Người không như thế học
mấy cũng là người đần. Như con già ra ngoài không gánh vác gì với xã hội, ở nhà cũng không no ấm cho vợ con. Như
thế, thầy bảo hữu dụng hay vô dụng?
Tôi nói:
- Bà biết nhẽ này, chưa hay nhẽ khác: người ta không ai giống ai; có kẻ làm thợ, có kẻ làm thầy; mỗi người có một
thời, mỗi thời có một việc. Kìa những kẻ đã làm nên công cao nghiệp lớn, lúc nhỡ thời cũng phải phong trần, huống
chi đang lúc thế cô4 đổi thay nào đã biết ai hay, đã biết ai dở. Như thầy tú nhà bà biết giữ đạo ông cha như thế là hiếu,
biết dạy bảo con trẻ thế là nhân, biết yên nghèo giữ phận thế là trí, không tham danh trục lợi thế là hiền; dù không hay
tháo vát, mang tiếng vô tài, song đối với nhân quần cũng không phải là phường mối mọt. Thôi, bà ơi! Không nhà ai
được trọn vẹn, có hay mấy cũng có người dở. Bà đã được một thầy làm nên, thì một thầy chịu kém cũng là phải.
------------------------
1. Bỏ thi chữ Hán, vào năm 1918 (thi Hương) và 1919 (thi Hội).
2. Ngồi dạy trẻ.
3. Che bóng, che chở.
4. Cũng như thời thê
----------------

Bà già nghe nói khác nét mặt mà nói rằng:
- Nhà thầy nhạo báng già làm chi; già đã nói: già có con cũng như không, nếu có ai ra gì già đã không phải lầm than như tình cảnh nhà
thầy đã trông thấy. Việc học hành già không biết ai tấn tới mà ai đoạ lạc; song cái gia đình hạnh phúc đến bây giờ thực đã hỏng cả mọi
điều. Một người cứ gàn gàn dở dở, đã đành là người hủ lậu, còn một người cũng ngông ngông nghênh nghênh lại càng khó chịu. Tự khi
ra khỏi nhà đến giờ tính nết đổi hẳn ra một người khác. Lúc ở nhà thật là hiếu hữu, bây giờ động nói thì giở lý giở luật, ra con người vô
tình; khi ở nhà thật là thuần hòa, giờ bầy động việc thì cậy thế cậy quyền ra con người táo tợn; khi ở nhà ăn kham ở khổ, đến bây giờ học
thói xa xỉ, tưởng thế là văn minh; khi ở nhà nhịn bạn nhường thầy, đến bây giờ cậy trí khoe tài, cho ai cũng là mọi rợ; thực con già đẻ ra,
mà già cũng không thể nào ưa được.
Tôi nói:
- Có khi bà chưa xét cho kỹ đó mà thôi. Tính chất người ta hay theo học hành mà biến hóa: như người nhà quê ít học, tính còn chất phác;
khi ra tỉnh có học vấn hóa ngay ra người văn hoa. Lạ gì trước mình hay cẩu thả, nay thấy người ta giữ luật theo phép thì tưởng là vô tình;
trước mình hay dụ dự1, nay thấy người ta quả quyết nhanh trai, thì tưởng là táo bạo; trước mình hay bỏn sẻn, nay thấy người ta rộng rãi
thì cho là xa hoa; trước mình hay a dua, nay thấy người ta khẳng khái thì cho là kiêu ngạo. Tính đã khác nhau, tự nhiên tình sinh nghi kị,
kỳ thực học nào cũng phải lấy luân lý làm trọng, có lẽ nào ra khỏi cửa mà đã mất cái gia đình giáo dục đi.
--------------
1. Như do dự, trù trừ.
------------------------------
Bà già nói:
- Thầy nói khí cao quá, chưa phải là những điều con tôi mơ tưởng đến. Chẳng qua mới nghe lý mới học mới, thì tưởng trí thức mình đã
cao hơn ông cha, mà sinh ra lòng kiêu ngạo; mới nghe nghĩa bình đẳng thì tưởng dân ngu được địch thế với quân tướng, con ở được
kháng lễ với chủ nhà, mà trên dưới hỗn hào, không còn có lễ nghĩa gì để giữ lấy phong hóa nữa; mới tập thói tự do thì tưởng của ai cũng
có thể chiếm cứ, gái nào cũng có phép chơi chung và hoang dâm tủng dục không còn có liêm sỉ gì để nuôi lấy lương tâm nữa. Cũng vì thế
mà mẹ con mất ân, vợ chồng mất nghĩa, anh em như mâu thuẫn, thân thích như người dưng, không ai thương ai, không ai mến ai, cảnh
tượng trong một nhà nhạt như nước bèo, lạnh như giá tuyết.
Bà già nói đến đây, lấy một tay vịn lên cái ghế, nghiêng đầu mà thở dài. Tôi nói:
- Bà hãy ngồi yên mà nghỉ, chớ nói vội cho khỏi mệt.
Bà già nói:
- Hôm nay ấm trời, già thấy tinh thần cũng khỏe; để già nói nốt câu chuyện gia tình. Thầy là người có văn chương, cũng nên đem vào
nhật trình1 để làm gương cho thiên hạ.
- Bà cứ nói.
- Người con thứ già mới ra làm việc còn chân nâng2, vợ cũng không chịu đi theo chồng, cứ xin ở nhà mà nuôi mẹ. Nàng dâu già cũng là
con một nhà quý hóa từ thuở còn để cút, vẫn đi học với con già cùng một thầy. Hai đứa con trẻ yêu nhau dị thường, ngày chung sách, tối
chung đèn, ai trông thấy cũng phải quở quang là một đôi kim đồng ngọc nữ. Vì thế hai nhà định hôn, đến năm mười ba tuổi thì cưới.
Năm nay hai mươi ba tuổi, đã được hai con; vợ chồng chưa hề có một điều gì sếch mếch1.
Con già làm việc ở tỉnh, cứ ngày nghỉ thì về thăm mẹ không sai lệ thường. Về sau dần dần mới có bè có bạn, những lúc nói cười lả lớn2
đã thấy nhiều điều khó nghe; song nể bạn và chiều con, già cũng không nỡ chấp trách. Đến bây giờ xét ra cho kỹ thì cái phong ba trong
gia đình, thực đã sinh ra từ đó.
-------------------
1. Báo hàng ngày.
2. Nói cái cảnh tạm bợ chưa được nhất định
1. Như xích mích.
2. Như ngả ngớn.
------------------
Một hôm đứa con dâu hốt hoảng chạy đến mà nói: nó có của riêng một trăm đồng bạc giấy để trong hòm áo. Nay khóa còn mà bạc mất.
Già nghe nói ngơ ngác: nhà không có người lạ biết nghi cho ai. Trông đứa con dâu mặt càng nhợt, tay càng run, miệng muốn nói mà lại
không nói.
Già hỏi: "Có phải con sốt rét hay không?" Nó nói không. Già hỏi: "Sao con sợ? Điều gì con cứ nói? " Nó nói: chính nó đã trông thấy
chồng nó lẻn vào buồng, lấy cái thìa khóa riêng trong túi mở hòm mà lấy bạc. Nó sợ quá cứ đứng nép một bên. Chồng nó lẻn ra khỏi nhà
rồi đi mất. Khi nó vào soát lại cái hòm áo thì bao nhiêu đồ nữ trang đã không cánh mà bay đi mất cả. Nói rồi, nó cứ lấy tay bưng mặt mà
khóc.
Già nghe nói như trời nghiêng như núi đổ, cứ ngao ngán không biết nghĩ làm sao. Con mình làm gì mà túng bấn? Nếu có mắc tai hại gì
sao không nói với vợ hay với mẹ? Sao tự mình đã phạm điều thiết đạo1, toan đổ tội cho ai? Hay đã thua cờ thua bạc, hay đã say trai đắm
gái, hay đã nghe ai xui khiến? Thôi, con mình còn ngựa con sáo đá2, mình không biết phòng sau giữ trước, thực mình đã xô con mình ngã
xuống vực sâu.
Hôm sau già vừa lên đến tỉnh đã thấy người quen mách bảo: "Con bà độ này hay đua theo chúng bạn rượu chè, cờ bạc, nghe đâu dan díu
với một người làng chơi đã mấy tháng nay, say mê lắm".
Già tìm đến ngay nhà con già ở. Đến nơi, con ra mừng rỡ và hỏi: "Mẹ ở nhà đến ngay đây, không vào chơi đâu chớ? ở nhà có sự gì lạ
không và mẹ có việc gì hỏi con không?". Già nói: "Để mẹ ngồi nghỉ, sẽ có câu chuyện nói với con". Con nói: "Con không có thì giờ mà
chờ mẹ được. Xin phép mẹ cho con đi chừng bốn mươi nhăm phút sẽ về". Nói rồi ra đi. Già gọi thằng ở mà hỏi. Mới biết tối nào con già
cũng đi với một vài người bạn ba bốn giờ sáng mới về và độ này hay sinh ra gắt gỏng.
Một lúc lâu, đứa con về. Già ghé lại sẽ nói: "Con có thật lòng trả lời, để cho mẹ hỏi. Có phải con đã đua theo chúng bạn, cờ bạc đĩ bợm mà
quên cả mẹ con và vợ con đi không? Có phải con đã thua lừa mắc lận, mà phải phạm điều thiết đạo hay không? Có phải con đã liều mình
vào đường tội lỗi, để ô nhục đến danh tiếng ông cha con không? Xưa nay mẹ vẫn cho con trẻ dại, mà dung thứ cho con, con có biết
không? Nay con đã uống phải thuốc độc mà hóa ra người điên, để làm cớ lo phiền cho mẹ và mất lòng trông cậy cho vợ, con có cam lòng
hay không?".
---------------------
1. Trộm cắp.
2. Ngựa con háu đá.
------------------------
Đứa con nghe nói, lúc so vai, lúc bĩu miệng, rồi nói rằng: "Những sự mẹ nghe ai nói đều không thật cả, con chưa hề
có lấy của ai là của con không có phép được lấy, con chưa làm sự gì can phạm đến tiếng ông cha; mẹ nói những
chuyện hồ đồ không lấy gì làm chứng cứ, con không phục".
Già nói: "Vậy mẹ con cũng phải có chứng cứ hay sao? Con đã làm cho mẹ lo con dại, vợ sợ chồng hư, như thế đủ làm
chứng cứ. Con phải biết rằng: mẹ chỉ mong cho con nên người chân chính, vợ chỉ mong cho chồng nên người vẻ vang,
sao con nỡ đem tình thân yêu mà chia cho kẻ khác; đem của hữu dụng mà lạc phải đường tà. Không thế, thì một trăm
đồng bạc, và những đồ tư trang của vợ con, con đã đem đi đâu mất cả?".
Đứa con nói: "Ai đã nói với mẹ điều ấy?" Già nói: "ấy vợ con đã nói".
Đứa con nói: "Mẹ có tin lời nói nó không?".
Già nói: "Chẳng những tin mà lại thương tình. Vì dâu mẹ đã hết lòng thương mẹ".
Đứa con nói: "Quân này đã gian lại ngoan. Dám đổ cho mình những điều chẳng chơi, đã cáo gian lại làm cho người ta
mất danh giá. Không có lẽ người mất của thấy kẻ gian mà lại nín lặng; chẳng qua là gái đĩ già mồm, đã hai con còn
chưa hết lòng chồng, mặt mũi nào trông thấy nhau nữa".
Già nói: "Thôi con nói thế đã đủ. Trước mẹ còn khuyên cho con biết hối, vì không muốn trong nhà có một đứa con
càn rỡ như thế. Nay đã trầm mê ám chướng, bệnh quỷ phải có thuốc tiên. Mẹ không cho con xa mẹ một ngày nào,
phải xếp dọn mà về nhà lập tức".
Đứa con nói: "Xin mẹ thứ cho con điều ấy. Nay con đã là người làm việc, đi hay ở mình không được tự do, vả cứ tuổi
con bây giờ, theo luật cũng có quyền được tự chủ một nửa".
Nghe con trả lời, già cứ há miệng không nói sao được nữa, giận quá, đứng phắt dậy mà về. Ra khỏi nhà vào một nhà
người chị em mà nghỉ. Nghĩ đứa con mình bây giờ đã hóa ra một con thú dữ, song còn mong mê có lúc tỉnh, cứ cho
người đến tìm, nhưng nó cũng không đến nữa.
Bấy giờ già ở tỉnh, giận cũng vô ích, oán cũng vô ích, bất đắc dĩ phải trở về nhà. Vừa đến nhà thì thấy hai đứa con
dâu, chị em đang ngồi trò chuyện, vừa nói vừa khóc.
Con dâu lớn nói rằng: "Nếu có anh Tú ở nhà, hẳn không để cho mẹ phải âu sầu lo nghĩ, vì đã biết mà giữ em. Chú nó
cũng là người thông minh có chí lớn, chỉ hiềm thiếu niên chưa từng trải, sao cho khỏi mắc kẻ xui dại, song dại rồi mới
có khôn. Đã bước chân vào đường giao thiệp, thế tất phải có chúng có bạn, có ăn có chơi, kiếm thì ít mà tiêu thì nhiều,
sao cho khỏi mắc công mắc nợ. Vả lại xa nhà vắng bạn, trong những lúc giăng khuya hoa sớm, sao cũng phải có
người trò chuyện cho giải cái lữ hoài. Thím phải biết rằng cá cả1 không ăn rêu, thuồng luồng không ở cạn, người hay
tiêu tiền ấy là những người kiếm ra tiền. Như anh Tú nhà này có một hào buộc cho thủng thắt lưng thì có đời nào mà
kiếm ra một đồng kẽm. Chị em mình là phận đàn bà chỉ biết trên thờ mẹ dưới nuôi con ở cho trọn đạo; còn nông nỗi
chồng dở chồng hay, không đến ngữ mình phải lành chanh lành chói2".
Nghe lời con dâu nói, dù là những lời miễn cưỡng song cũng có lý, làm cho già tan nước mắt ra tiếng cười. Từ bấy giờ
cũng cứ gượng gạo làm vui, cho con dâu mình nó khỏi tủi. Được ít lâu nghe tin đứa con phải đau vào nhà thương, rồi
cũng tự xin đổi đi một tỉnh khác.
-------------------------------
1. Cá lớn.
2. ý nói: lanh chanh xen vào.
-----------------------------------------------
Nghe rồi tôi nói:
- Lời nói bà là nhẽ thật, gia tình bà là sự thật; song bà không nên thấy con mình hư hỏng, mà nghi cả mọi người.
Không nên thấy một nhà mình kém vui, mà nghi cả sự học hành trong nước.
Bà già vội vàng nói rằng:
- Có đâu, có đâu. Già vẫn nghe nói: sự học cũ là nền văn hóa của nước ta, từ mấy nghìn năm đến giờ, người ta có luân
lý, có cương thường, có chính trị, có lề thói cũng là bởi đó, còn học mà hư bại là người. Ai bảo cứ chăm chỉ câu văn
cho khéo, còn tình dân kế nước không nhận là việc học trò. May mà thi đỗ thì ra làm cha mẹ dân, không đỗ xoay về
làm thầy như thầy cúng, thầy dò, thầy bùa, thầy địa, đều là nghề nói dối mà kiếm ăn, như thế mà cứ chỗm chệ lên bậc
thượng lưu, phép nào mà nước không nghèo, dân không dại. Còn học mới là học về thực nghiệp1, học cho mở mang
trí thức, học cho rộng đường làm ăn, chính là việc rất cần trong nước ta. Ai bảo chỉ đua ăn đua chơi gọi là cải lương,
chẳng những làm cho chậm bước văn minh mà lại phụ lòng bảo hộ. Già thấy tình cảnh trong một nhà mà cũng lo thay
cho hàng xứ.
Nói rồi vừa nghe chuông đánh mười giờ. Bà già vội vàng nhặt lấy tiền hoa, rồi từ giã mà về.
Tôi đưa bà già ra khỏi nhà cứ yên ủi năm bảy lần, và trông theo bà già mãi. Những lời bà già nói đến bây giờ còn
phảng phất trong trí khôn.
Tạp chí Nam Phong,
số 10, tháng 4 - 1918

1. Chỗ này tác giả có thêm một câu "Nhờ có nước Đại Pháp mở đường dắt lối", chứng tỏ ông vẫn trông mong vào vai trò "khai hóa" của Pháp lúc ấy đối với việc làm cho đất nước
giàu thịnh theo con đường xây dựng chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên xét lại mạch văn, chúng tôi thấy câu này có vẻ được đưa vào sau khi tác phẩm đã hoàn chỉnh. Vì vậy, xin
tạm đem xuống chú thích, để bạn đọc nghiên cứu.



Ngán thay! Cái thị dục loài người càng lớn, thì sự đua tranh trong xã hội càng gớm ghê: đường sinh nhai càng khó
khăn thì cảnh đoàn viên trong gia đình càng tiêu táp. Tưởng những nhà cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cháu sum họp
một nhà, chia bùi xẻ ngọt, đã có phúc là nhường nào; lại ái ngại thay cho những nhà cốt nhục như sâm thương, gia
đình như băng thán2. Kia những kẻ gieo bút tòng quân, theo thầy học nghề, hoặc lên rừng lách núi mà kiếm ăn, hoặc
vượt bể ra ngoài mà buôn bán, phép nước nặng hơn tình nhà, công danh thiết hơn ân ái, đã đành thế bách hình khu3,
nên phải chia tình cắt ái; lại còn những kẻ thiếu niên khách khí, ham ăn ham chơi, quá nỗi nên mê, ưa mới nới cũ, đã
làm tổn phí bao nhiêu là nước mắt khóc thầm của vợ con, tấm lòng ân hận của cha mẹ, nỗi hờn giận của anh em, tình
yếm bạc của thầy bạn, mà cái hạnh phúc sum họp trong gia đình đã nên một vật rất hiếm hoi đang buổi văn minh còn
non nớt!

------------------------------------------
1. Sao hôm và sao mai. Nghĩa bóng: cách chia, không bao giờ gặp mặt.
2. Băng lạnh và than hồng. Nghĩa bóng: sự mâu thuẫn, đối lập.
3. Tình thế bức bách, hình hài xua đuôi
---------------------------------------------
Hãy nghe câu chuyện gia tình của một bà già này, dù cảnh ngộ không lấy gì làm ly kỳ, mà tình trạng thực đủ làm
chứng cái khốn nạn chung trong xã hội.

Một ngày mùa đông, buổi sáng mới hửng mặt trời, ngọn cỏ còn đầm đầm giọt sương, đường đi nhêm nhếp1 trơn như
mỡ; có một bà già tay cắp mẹt hoa, vừa đi vừa lẩm bẩm:

- Trời chẳng thương ai, cứ mưa gió mãi. Hoa tươi rụng cả, còn hoa tàn bán cho ai, lấy gì mà mua quà cho cháu.

Trông bà già có nét mặt tinh anh và nghiêm nghị không phải là người quê mùa. Tôi đến mà hỏi:

- Bà bao nhiêu tuổi? Con cháu ở đâu mà bà còn phải lẫm cẫm như thế?

Bà già trông lên mà nói rằng:

- Già đã gần bảy mươi tuổi. Con già đi vắng cả, già phải ở nhà giữ cháu. Độ này trời mưa mãi, ngồi lâu càng buồn,
hôm nay hửng trời, kiếm mớ hoa đi bán. Thầy mua cho già thì may lắm.

Tôi nói:

- Bà bán cả mớ hoa này cho tôi. Sớm ngày trời còn lạnh bà vào đây mà ngồi cho ấm, người già cả không nên phạm
sương tuyết.

--------------------
1. Như lép nhép, nhem nhép.

-------------------------------

Nói rồi, tôi dắt bà già vào ngồi bên lò sưởi. Tôi cũng ngồi một bên mà hỏi chuyện:

- Tôi thấy bà lại nhớ đến mẹ tôi thuở xưa, mẹ tôi nuôi tôi vất vả cũng như bà, bây giờ tôi không còn có mẹ nữa. Con
bà làm nghề gì? Nhân sao mà đi vắng?

Bà già đang ngồi, xoa hai bàn tay trên bếp lửa, sa sầm nét mặt mà nói:

- Già là một người rất không may ở đời này. Già ở hóa1 đã ba mươi năm nay, nhà nghèo, chỉ bới đất nhặt cỏ, nuôi hai
con đi học. Ngày quên ăn, đêm quên ngủ, trông thấy con là ngọc giải phiền, không nỡ một lúc nào mà mẹ con xa
vắng nhau. Con lớn đi học chữ nho đã đậu tú tài, con nhỏ đi học chữ Tây cũng đã đi làm việc thương chánh. Thầy
nghĩ già đã tốn bao nhiêu là mồ hôi nước mắt; ai chẳng bảo trồng cây đến ngày ăn quả, thế mà già có con cũng như
không.

Nói đến đây, bà già lắc đầu ba bốn lượt, rồi cứ đăm đăm trông xuống cái mẹt hoa.

Tôi đứng dậy rót cho bà già một chén nước mà nói rằng:

- Tôi tưởng cái buồn trong trí khôn bà đã nặng nề lắm, bà hãy nói rõ chuyện cho tôi nghe, hoạ tôi có thể giải đỡ cho
bà chút nào chăng.

Bà già nói:

- Già gặp thầy là buổi mới, có đâu dài chuyện cho rườm lỗ tai.

Tôi nói:

- Tôi cũng muốn nghe. Bà cứ nói.

Bà già uống cạn chén nước, rồi nói rằng:

- Con lớn già đã có khoa danh mà chưa làm nên sự nghiệp, cứ giữ tiếng cười cho danh giáo, không dám cày ruộng
cũng không dám đi buôn, con còn nhỏ, mẹ thì già, nhà thanh bạch tám chín miệng ăn chỉ trông vào mười ngón tay
người vợ. Mấy năm trước còn dạy mươi lăm đứa học trò; từ khi bãi thi1, người trong làng không ai cho con đến học
nữa. Nước đến chân bây giờ mới nhảy, song ngoại nghề làm thầy dạy học, cũng không biết lấy gì làm sinh nhai. Năm
nay có người đón đi ngồi bảo trẻ2 làng xa, còn thầy mang theo một tay nải đầy những sách cũ; không biết còn đem
theo cái văn tự vô dụng ấy chực gieo vạ vào đâu nữa.

Tôi nói:

- Sao bà nói thế, văn tự nào là văn tự vô dụng? Người ta đi học cho biết đạo làm người, chứ không đi học để mà kiếm
ăn. May gặp được thì hiển thân dương danh, chẳng may ở nhà, cũng để giữ gìn phong hóa. Nếu cứ biết kiếm ăn mới
gọi là đi học, có khi những người lắm tiền nhiều bạc, đều là đại thánh, đại hiền.

Bà già cứ tủm tỉm mà nói rằng:

- Già là đàn bà không dám nói đạo thánh, chỉ biết làm người ai cũng phải có bổn phận: làm con phải đền ơn cha mẹ,
làm chồng phải giúp vợ, làm cha phải nuôi con, ở đời phải biết tranh cạnh, phải biết biến thông, dù không có tài có
đức để ấm tí3 cho mọi người, cũng không chịu mang tiếng hư sinh để đà luỵ đến kẻ khác. Người không như thế học
mấy cũng là người đần. Như con già ra ngoài không gánh vác gì với xã hội, ở nhà cũng không no ấm cho vợ con. Như
thế, thầy bảo hữu dụng hay vô dụng?

Tôi nói:

- Bà biết nhẽ này, chưa hay nhẽ khác: người ta không ai giống ai; có kẻ làm thợ, có kẻ làm thầy; mỗi người có một
thời, mỗi thời có một việc. Kìa những kẻ đã làm nên công cao nghiệp lớn, lúc nhỡ thời cũng phải phong trần, huống
chi đang lúc thế cô4 đổi thay nào đã biết ai hay, đã biết ai dở. Như thầy tú nhà bà biết giữ đạo ông cha như thế là hiếu,
biết dạy bảo con trẻ thế là nhân, biết yên nghèo giữ phận thế là trí, không tham danh trục lợi thế là hiền; dù không hay
tháo vát, mang tiếng vô tài, song đối với nhân quần cũng không phải là phường mối mọt. Thôi, bà ơi! Không nhà ai
được trọn vẹn, có hay mấy cũng có người dở. Bà đã được một thầy làm nên, thì một thầy chịu kém cũng là phải.

------------------------
1. Bỏ thi chữ Hán, vào năm 1918 (thi Hương) và 1919 (thi Hội).
2. Ngồi dạy trẻ.
3. Che bóng, che chở.
4. Cũng như thời thê
----------------


Bà già nghe nói khác nét mặt mà nói rằng:

- Nhà thầy nhạo báng già làm chi; già đã nói: già có con cũng như không, nếu có ai ra gì già đã không phải lầm than như tình cảnh nhà
thầy đã trông thấy. Việc học hành già không biết ai tấn tới mà ai đoạ lạc; song cái gia đình hạnh phúc đến bây giờ thực đã hỏng cả mọi
điều. Một người cứ gàn gàn dở dở, đã đành là người hủ lậu, còn một người cũng ngông ngông nghênh nghênh lại càng khó chịu. Tự khi
ra khỏi nhà đến giờ tính nết đổi hẳn ra một người khác. Lúc ở nhà thật là hiếu hữu, bây giờ động nói thì giở lý giở luật, ra con người vô
tình; khi ở nhà thật là thuần hòa, giờ bầy động việc thì cậy thế cậy quyền ra con người táo tợn; khi ở nhà ăn kham ở khổ, đến bây giờ học
thói xa xỉ, tưởng thế là văn minh; khi ở nhà nhịn bạn nhường thầy, đến bây giờ cậy trí khoe tài, cho ai cũng là mọi rợ; thực con già đẻ ra,
mà già cũng không thể nào ưa được.

Tôi nói:

- Có khi bà chưa xét cho kỹ đó mà thôi. Tính chất người ta hay theo học hành mà biến hóa: như người nhà quê ít học, tính còn chất phác;
khi ra tỉnh có học vấn hóa ngay ra người văn hoa. Lạ gì trước mình hay cẩu thả, nay thấy người ta giữ luật theo phép thì tưởng là vô tình;
trước mình hay dụ dự1, nay thấy người ta quả quyết nhanh trai, thì tưởng là táo bạo; trước mình hay bỏn sẻn, nay thấy người ta rộng rãi
thì cho là xa hoa; trước mình hay a dua, nay thấy người ta khẳng khái thì cho là kiêu ngạo. Tính đã khác nhau, tự nhiên tình sinh nghi kị,
kỳ thực học nào cũng phải lấy luân lý làm trọng, có lẽ nào ra khỏi cửa mà đã mất cái gia đình giáo dục đi.

--------------
1. Như do dự, trù trừ.

------------------------------

Bà già nói:

- Thầy nói khí cao quá, chưa phải là những điều con tôi mơ tưởng đến. Chẳng qua mới nghe lý mới học mới, thì tưởng trí thức mình đã
cao hơn ông cha, mà sinh ra lòng kiêu ngạo; mới nghe nghĩa bình đẳng thì tưởng dân ngu được địch thế với quân tướng, con ở được
kháng lễ với chủ nhà, mà trên dưới hỗn hào, không còn có lễ nghĩa gì để giữ lấy phong hóa nữa; mới tập thói tự do thì tưởng của ai cũng
có thể chiếm cứ, gái nào cũng có phép chơi chung và hoang dâm tủng dục không còn có liêm sỉ gì để nuôi lấy lương tâm nữa. Cũng vì thế
mà mẹ con mất ân, vợ chồng mất nghĩa, anh em như mâu thuẫn, thân thích như người dưng, không ai thương ai, không ai mến ai, cảnh
tượng trong một nhà nhạt như nước bèo, lạnh như giá tuyết.

Bà già nói đến đây, lấy một tay vịn lên cái ghế, nghiêng đầu mà thở dài. Tôi nói:

- Bà hãy ngồi yên mà nghỉ, chớ nói vội cho khỏi mệt.

Bà già nói:

- Hôm nay ấm trời, già thấy tinh thần cũng khỏe; để già nói nốt câu chuyện gia tình. Thầy là người có văn chương, cũng nên đem vào
nhật trình1 để làm gương cho thiên hạ.

- Bà cứ nói.

- Người con thứ già mới ra làm việc còn chân nâng2, vợ cũng không chịu đi theo chồng, cứ xin ở nhà mà nuôi mẹ. Nàng dâu già cũng là
con một nhà quý hóa từ thuở còn để cút, vẫn đi học với con già cùng một thầy. Hai đứa con trẻ yêu nhau dị thường, ngày chung sách, tối
chung đèn, ai trông thấy cũng phải quở quang là một đôi kim đồng ngọc nữ. Vì thế hai nhà định hôn, đến năm mười ba tuổi thì cưới.
Năm nay hai mươi ba tuổi, đã được hai con; vợ chồng chưa hề có một điều gì sếch mếch1.

Con già làm việc ở tỉnh, cứ ngày nghỉ thì về thăm mẹ không sai lệ thường. Về sau dần dần mới có bè có bạn, những lúc nói cười lả lớn2
đã thấy nhiều điều khó nghe; song nể bạn và chiều con, già cũng không nỡ chấp trách. Đến bây giờ xét ra cho kỹ thì cái phong ba trong
gia đình, thực đã sinh ra từ đó.

-------------------
1. Báo hàng ngày.
2. Nói cái cảnh tạm bợ chưa được nhất định
1. Như xích mích.
2. Như ngả ngớn.

------------------

Một hôm đứa con dâu hốt hoảng chạy đến mà nói: nó có của riêng một trăm đồng bạc giấy để trong hòm áo. Nay khóa còn mà bạc mất.
Già nghe nói ngơ ngác: nhà không có người lạ biết nghi cho ai. Trông đứa con dâu mặt càng nhợt, tay càng run, miệng muốn nói mà lại
không nói.

Già hỏi: "Có phải con sốt rét hay không?" Nó nói không. Già hỏi: "Sao con sợ? Điều gì con cứ nói? " Nó nói: chính nó đã trông thấy
chồng nó lẻn vào buồng, lấy cái thìa khóa riêng trong túi mở hòm mà lấy bạc. Nó sợ quá cứ đứng nép một bên. Chồng nó lẻn ra khỏi nhà
rồi đi mất. Khi nó vào soát lại cái hòm áo thì bao nhiêu đồ nữ trang đã không cánh mà bay đi mất cả. Nói rồi, nó cứ lấy tay bưng mặt mà
khóc.

Già nghe nói như trời nghiêng như núi đổ, cứ ngao ngán không biết nghĩ làm sao. Con mình làm gì mà túng bấn? Nếu có mắc tai hại gì
sao không nói với vợ hay với mẹ? Sao tự mình đã phạm điều thiết đạo1, toan đổ tội cho ai? Hay đã thua cờ thua bạc, hay đã say trai đắm
gái, hay đã nghe ai xui khiến? Thôi, con mình còn ngựa con sáo đá2, mình không biết phòng sau giữ trước, thực mình đã xô con mình ngã
xuống vực sâu.

Hôm sau già vừa lên đến tỉnh đã thấy người quen mách bảo: "Con bà độ này hay đua theo chúng bạn rượu chè, cờ bạc, nghe đâu dan díu
với một người làng chơi đã mấy tháng nay, say mê lắm".

Già tìm đến ngay nhà con già ở. Đến nơi, con ra mừng rỡ và hỏi: "Mẹ ở nhà đến ngay đây, không vào chơi đâu chớ? ở nhà có sự gì lạ
không và mẹ có việc gì hỏi con không?". Già nói: "Để mẹ ngồi nghỉ, sẽ có câu chuyện nói với con". Con nói: "Con không có thì giờ mà
chờ mẹ được. Xin phép mẹ cho con đi chừng bốn mươi nhăm phút sẽ về". Nói rồi ra đi. Già gọi thằng ở mà hỏi. Mới biết tối nào con già
cũng đi với một vài người bạn ba bốn giờ sáng mới về và độ này hay sinh ra gắt gỏng.

Một lúc lâu, đứa con về. Già ghé lại sẽ nói: "Con có thật lòng trả lời, để cho mẹ hỏi. Có phải con đã đua theo chúng bạn, cờ bạc đĩ bợm mà
quên cả mẹ con và vợ con đi không? Có phải con đã thua lừa mắc lận, mà phải phạm điều thiết đạo hay không? Có phải con đã liều mình
vào đường tội lỗi, để ô nhục đến danh tiếng ông cha con không? Xưa nay mẹ vẫn cho con trẻ dại, mà dung thứ cho con, con có biết
không? Nay con đã uống phải thuốc độc mà hóa ra người điên, để làm cớ lo phiền cho mẹ và mất lòng trông cậy cho vợ, con có cam lòng
hay không?".

---------------------
1. Trộm cắp.
2. Ngựa con háu đá.

------------------------

Đứa con nghe nói, lúc so vai, lúc bĩu miệng, rồi nói rằng: "Những sự mẹ nghe ai nói đều không thật cả, con chưa hề
có lấy của ai là của con không có phép được lấy, con chưa làm sự gì can phạm đến tiếng ông cha; mẹ nói những
chuyện hồ đồ không lấy gì làm chứng cứ, con không phục".

Già nói: "Vậy mẹ con cũng phải có chứng cứ hay sao? Con đã làm cho mẹ lo con dại, vợ sợ chồng hư, như thế đủ làm
chứng cứ. Con phải biết rằng: mẹ chỉ mong cho con nên người chân chính, vợ chỉ mong cho chồng nên người vẻ vang,
sao con nỡ đem tình thân yêu mà chia cho kẻ khác; đem của hữu dụng mà lạc phải đường tà. Không thế, thì một trăm
đồng bạc, và những đồ tư trang của vợ con, con đã đem đi đâu mất cả?".

Đứa con nói: "Ai đã nói với mẹ điều ấy?" Già nói: "ấy vợ con đã nói".

Đứa con nói: "Mẹ có tin lời nói nó không?".

Già nói: "Chẳng những tin mà lại thương tình. Vì dâu mẹ đã hết lòng thương mẹ".

Đứa con nói: "Quân này đã gian lại ngoan. Dám đổ cho mình những điều chẳng chơi, đã cáo gian lại làm cho người ta
mất danh giá. Không có lẽ người mất của thấy kẻ gian mà lại nín lặng; chẳng qua là gái đĩ già mồm, đã hai con còn
chưa hết lòng chồng, mặt mũi nào trông thấy nhau nữa".

Già nói: "Thôi con nói thế đã đủ. Trước mẹ còn khuyên cho con biết hối, vì không muốn trong nhà có một đứa con
càn rỡ như thế. Nay đã trầm mê ám chướng, bệnh quỷ phải có thuốc tiên. Mẹ không cho con xa mẹ một ngày nào,
phải xếp dọn mà về nhà lập tức".

Đứa con nói: "Xin mẹ thứ cho con điều ấy. Nay con đã là người làm việc, đi hay ở mình không được tự do, vả cứ tuổi
con bây giờ, theo luật cũng có quyền được tự chủ một nửa".

Nghe con trả lời, già cứ há miệng không nói sao được nữa, giận quá, đứng phắt dậy mà về. Ra khỏi nhà vào một nhà
người chị em mà nghỉ. Nghĩ đứa con mình bây giờ đã hóa ra một con thú dữ, song còn mong mê có lúc tỉnh, cứ cho
người đến tìm, nhưng nó cũng không đến nữa.

Bấy giờ già ở tỉnh, giận cũng vô ích, oán cũng vô ích, bất đắc dĩ phải trở về nhà. Vừa đến nhà thì thấy hai đứa con
dâu, chị em đang ngồi trò chuyện, vừa nói vừa khóc.

Con dâu lớn nói rằng: "Nếu có anh Tú ở nhà, hẳn không để cho mẹ phải âu sầu lo nghĩ, vì đã biết mà giữ em. Chú nó
cũng là người thông minh có chí lớn, chỉ hiềm thiếu niên chưa từng trải, sao cho khỏi mắc kẻ xui dại, song dại rồi mới
có khôn. Đã bước chân vào đường giao thiệp, thế tất phải có chúng có bạn, có ăn có chơi, kiếm thì ít mà tiêu thì nhiều,
sao cho khỏi mắc công mắc nợ. Vả lại xa nhà vắng bạn, trong những lúc giăng khuya hoa sớm, sao cũng phải có
người trò chuyện cho giải cái lữ hoài. Thím phải biết rằng cá cả1 không ăn rêu, thuồng luồng không ở cạn, người hay
tiêu tiền ấy là những người kiếm ra tiền. Như anh Tú nhà này có một hào buộc cho thủng thắt lưng thì có đời nào mà
kiếm ra một đồng kẽm. Chị em mình là phận đàn bà chỉ biết trên thờ mẹ dưới nuôi con ở cho trọn đạo; còn nông nỗi
chồng dở chồng hay, không đến ngữ mình phải lành chanh lành chói2".

Nghe lời con dâu nói, dù là những lời miễn cưỡng song cũng có lý, làm cho già tan nước mắt ra tiếng cười. Từ bấy giờ
cũng cứ gượng gạo làm vui, cho con dâu mình nó khỏi tủi. Được ít lâu nghe tin đứa con phải đau vào nhà thương, rồi
cũng tự xin đổi đi một tỉnh khác.

-------------------------------
1. Cá lớn.
2. ý nói: lanh chanh xen vào.

-----------------------------------------------

Nghe rồi tôi nói:

- Lời nói bà là nhẽ thật, gia tình bà là sự thật; song bà không nên thấy con mình hư hỏng, mà nghi cả mọi người.
Không nên thấy một nhà mình kém vui, mà nghi cả sự học hành trong nước.

Bà già vội vàng nói rằng:

- Có đâu, có đâu. Già vẫn nghe nói: sự học cũ là nền văn hóa của nước ta, từ mấy nghìn năm đến giờ, người ta có luân
lý, có cương thường, có chính trị, có lề thói cũng là bởi đó, còn học mà hư bại là người. Ai bảo cứ chăm chỉ câu văn
cho khéo, còn tình dân kế nước không nhận là việc học trò. May mà thi đỗ thì ra làm cha mẹ dân, không đỗ xoay về
làm thầy như thầy cúng, thầy dò, thầy bùa, thầy địa, đều là nghề nói dối mà kiếm ăn, như thế mà cứ chỗm chệ lên bậc
thượng lưu, phép nào mà nước không nghèo, dân không dại. Còn học mới là học về thực nghiệp1, học cho mở mang
trí thức, học cho rộng đường làm ăn, chính là việc rất cần trong nước ta. Ai bảo chỉ đua ăn đua chơi gọi là cải lương,
chẳng những làm cho chậm bước văn minh mà lại phụ lòng bảo hộ. Già thấy tình cảnh trong một nhà mà cũng lo thay
cho hàng xứ.

Nói rồi vừa nghe chuông đánh mười giờ. Bà già vội vàng nhặt lấy tiền hoa, rồi từ giã mà về.

Tôi đưa bà già ra khỏi nhà cứ yên ủi năm bảy lần, và trông theo bà già mãi. Những lời bà già nói đến bây giờ còn
phảng phất trong trí khôn.

Tạp chí Nam Phong,
số 10, tháng 4 - 1918


1. Chỗ này tác giả có thêm một câu "Nhờ có nước Đại Pháp mở đường dắt lối", chứng tỏ ông vẫn trông mong vào vai trò "khai hóa" của Pháp lúc ấy đối với việc làm cho đất nước
giàu thịnh theo con đường xây dựng chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên xét lại mạch văn, chúng tôi thấy câu này có vẻ được đưa vào sau khi tác phẩm đã hoàn chỉnh. Vì vậy, xin
tạm đem xuống chú thích, để bạn đọc nghiên cứu.

Các tác phẩm khác của Nguyễn bá Học

truyện ông Lý Chắm

Một nhà bác học*

Dư sinh lịch hiểm ký*

Có gan làm giàu

Chuyện Cô Chiêu Nhì

Câu chuyện nhà sư

Câu chuyện một tối của người tân hôn

À! Chuyện Chiêm Bao