watch sexy videos at nza-vids!
Truyện 2h - tác giả Nguyễn Đình Nguyễn Đình

2h

Tác giả: Nguyễn Đình

Gió vẫn thổi và hoa hồng vẫn nở
Bến sông trăng chờ bóng một con thuyền
Bờ hoang vắng mong một ngày cỏ mọc
Rưng rứt lòng hun hút nỗi cô đơn
Tôi sinh ra ở vùng ngoại ô nghèo. Lớn dần trong tình thương của Ngoại và Mẹ. Từ nhỏ, khi tôi bắt đầu biết hỏi: “Ba đâu?” thì Mẹ đã chậm rãi giải thích: “Ba con đi làm xa, xa lắm, và cũng lâu lắm mới về”. Ngoại có hai đứa con. Dì Út đã theo chồng về phố. Thương Mẹ một mình quanh năm vất vả. Thương tôi côi cút “Ba đi làm xa” nên mọi chăm sóc Ngoại đều đổ dồn dành lại cho tôi. Vườn rộng. Lại có cả chiếc giếng toét miệng phơi những đám rêu xanh lung linh sắc màu mỗi khi có ánh sáng chiếu vào và chiếc ao thả đầy tấm bèo cùng bầy vịt bơi lội nên suốt ngày Ngoại cứ chạy theo tôi tha thẫn khắp vườn.
*
* *
Mười tuổi. Khi tôi thấy được nổi lo toan của Mẹ và những vết nhăn chằng chịt trên mặt Ngoại thì cũng là lúc Ngoại mất. Đó là một mất mát lớn của tôi. Và cũng là của Mẹ, của Dì. Mười tuổi. Tôi bắt đầu tự làm tất cả những công việc có thể để giúp Mẹ. Tự động ôn bài và đi học, nấu cơm và quét vườn, biết lấy búa tán lại những thanh đinh long ra trên bề mặt chiếc ghế đã từng kéo rách một giẻ dài nơi chiếc quần của Mẹ.
*
* *
Ngày ấy tôi lầm lì lắm. Sau những lần căng hết gân cổ để giải thích “Ba tao đi làm xa” rồi lao vào đánh lộn, khóc lóc thì tôi bỏ mặt hai chữ “con hoang” cùng vẻ mặt hả hê của đám bạn lại sau lưng. Về nhà. Đấy là nơi tôi thấy thanh bình nhất. Là nơi tôi làm được nhiều việc cho Mẹ, cho tôi nhất. Và lục tìm trong tủ khung hình cưới của Ba và Mẹ ngắm hình. Rõ ràng đây là Ba, còn đây là Mẹ. Rạng rỡ trong ngày cưới. Tôi hỏi: “Mẹ ơi, con giống Ba hay giống Mẹ?”. Mẹ cười ngập ngừng: “Con giống cả hai, nhưng giống Ba hơn, nhất là đôi mắt”. Tôi soi mắt mình vào khung ảnh cưới rồi ao ước: “Mẹ này, khi nào xong việc, Ba về, nhà mình vui lắm …”
*
* *
Bảy năm sau, Ba tôi về thật. Đó là buổi trưa mùa hè nóng đến kinh người khi tôi lóc cóc đạp xe từ trường về nhà. Mẹ vẫy tôi lại, giọng nói ngập tràn hạnh phúc nhưng vẫn ngập ngừng muôn thuở: “Huy này, đây là Ba của con”. Rồi Mẹ khóc. Người đàn ông xa lạ ôm chặt lấy tôi. Hạnh phúc đến quá bất ngờ. Tôi chỉ kịp kêu “Ba” rồi nước mắt cũng thi nhau rơi xuống. Lúc đó, mọi lầm lì trong tôi tan biến, tôi thấy mình như nhỏ dại trở lại bên Mẹ, bên Ba. “Ba, Ba về … đừng đi nữa …”. Ba ôm chặt tôi hơn, rồi quàng vai Mẹ: “Ba không đi nữa. Ba sẽ ở lại. Sẽ ở hẳn với Mẹ và con. Đừng khóc … con trai …”. Một đốm nắng xuyên qua mái tôn rọi xuống nơi gia đình tôi đứng. Giọng Ba nghèn nghẹn: “Ngày mai, Ba sẽ lợp lại nóc nhà mình”
*
* *
Ba về. Nóc nhà được lợp lại. Nhưng không có nghĩa là hết dột. Mùa đông năm đó, trong khi tôi lui cui lấy thau đặt dưới đường nước mưa theo lỗ đinh rơi xuống cũng là lúc Ba thú nhận: Trong thời gian qua, Ba đã có một gia đình khác. Có một người đàn bà khác để gọi bằng vợ và cũng có một cô bé khác để gọi bằng con. Rằng vì hoàn cảnh, vì cô đơn. Bây giờ cái gia đình thứ hai của Ba đã mất hết sau một vụ tai nạn giao thông, di ảnh của họ đã được đưa về bên ngoại, và Ba chỉ còn lại duy nhất Mẹ con tôi … Mẹ khóc. Hoá ra Mẹ đã biết hết mọi việc từ lâu. Mẹ tha thứ cho Ba không vì bản thân Mẹ. Mà vì tôi. Vì những tiếng con hoang và vẻ mặt lầm lì đến cô độc. Tôi hoang mang nhìn Ba, nhìn Mẹ. Không nói một lời. Mẹ không yếu đuối như tôi nghĩ. Mẹ chịu đựng hơn tôi nghĩ. Rồi chợt nhớ đến Quy. Sau này tôi sẽ lấy Quy. Tôi chỉ yêu thương duy nhất mỗi Quy và cũng sẽ có những đứa con với mỗi Quy thôi. Năm đó, tôi đang học 12. Năm cuối cấp.
*
* *
Quy mang đến một đoá hồng cùng lời chúc: “Mừng anh đã qua kỳ tốt nghiệp” rồi trườn hôn nhẹ lên má trong lúc tôi quay mặt lại. Nụ hôn trược dài trên môi. Lần đầu tiên sau một năm rưỡi quen và yêu nhau tôi thấy Quy bạo dạn như vậy. Tôi bệu má: “Dám hôn lén anh hả? Trả lại đây mau!” rồi giả vờ hùng hổ kê mặt sát vào Quy. Quán cà phê vắng khách. Âm thanh mượt mà từ chiếc loa sát tường phát ra “Nắng có hồng bằng đôi môi em, mưa có buồn bằng đôi mắt em …”. Oh! Chắc chắn nắng sẽ không hồng bằng mặt Quy lúc này. Giả bộ nhìn về chậu cúc đằng xa, Quy hỏi: “Bao giờ thì bắt đầu thi đại học hả anh?”. Tôi nắm tay Quy: “Khoảng hai tháng nữa. Quy này, sau khi chúng mình tốt nghiệp Đại học thì cưới nhau, em nhé”. Quy cười: “Còn lâu lắm, chưa thi mà đã tính chuyện tốt nghiệp rồi”. Tôi hồ hởi: “Thì kế hoạch năm năm mà. Năm năm sau chúng mình cưới nhau. Năm năm kế tiếp sẽ sinh con. Sinh một đứa. Duy nhất. Một chồng, một vợ, một con”. Quy le lưỡi: “Sinh luôn mười đứa cho đông vui”.- “Không, không được. Một đứa thôi, chỉ một đứa”. Rồi cả hai cùng cười.
*
* *
Rồi tôi cũng bước chân vào cổng trường Đại học. Giảng đường vui lắm. Nhộp nhịp tiếng bước chân và chào hỏi của bạn bè. Tôi thân với Tuấn. Không hiểu vì sao. Có lẻ đó là quy luật của sự bù trừ, tương phản. Tuấn là con trai một, trắng trẻo, rụt rè. Có lẻ căn bệnh hen kéo dài đã rút đi một phần tự tin và sức khoẻ, mặc dù nó được gia đình hết sức chăm nom.
*
* *
Mấy học kỳ lần lượt rơi tõm trong tiếng cười của bè bạn. Bài vở ngày một nhiều hơn. Ba bắt đầu uống rượu và hay la mắng cả Mẹ, cả tôi vì những điều rất nhỏ. Mẹ già đi nhanh chóng. Nhiều lúc tôi phải ôm sách đến nhà Tuấn để ôn bài chuẩn bị cho kỳ thi. Sự khó khăn làm tôi đâm nóng nảy. Sự nóng nảy làm Quy hay giận hờn. Quy đã là sinh viên Ngoại Ngữ. Bên Quy, tôi thực sự cảm thấy bình yên, dù chỉ là những thanh bình trong chốc lát.
*
* *
Cuối năm hai, trường tôi có đợt Quân sự cho toàn khoá. Thi cử đã xong. Mọi lo lắng về bài vở tạm thời dẹp bỏ sang một bên. Đông vui như hội. Mười lăm ngày cùng học, cùng ăn, cùng ngủ. Vui lắm chứ. Ba Tuấn nhờ vả: “Nó ốm yếu, chưa bao giờ xa nhà, đi với con Bác cũng yên tâm”. Được hai ngày thì mẹ Tuấn lên thăm với giỏ thức ăn tiếp viện cùng xe máy: “Để xe lại, lúc nào rãnh thì hai đứa về nhà ngủ một chút”. Rồi suýt xoa: “Sao con ốm thế này, sao con đen thế này …”. Tuấn cười hì hì: “Con đen một chút, nhưng khoẻ lắm. Số thuốc mang theo chưa dùng đến”. Mà thật, mới hai ngày mà đứa nào trông cũng đen, cũng ốm.
*
* *
Chủ nhật đầu tiên ở trường Quân sự, cả bọn rủ rê: “Ở lại. Leo núi” . Sáu giờ sáng đã bắt đầu rồng rắn lên đường. Núi cách trường 2 km. Chân núi là đám ổi rừng. Đỉnh núi mở ra một vùng biển xanh ngút ngát. Những tiếng hò, tiếng hát, tiếng hét vang lên. Gió phần phật lật lung những mái tóc bờm xờm. Bọn con gái bắt đầu chọn cảnh, cố tạo ra những dáng đứng kiểu ngồi với nụ cười vui tươi hay méo mó nhất để chụp hình kỷ niệm. Đám con trai xúm xít lại với nhau cùng bộ bài và ly rượu xoay tròn được rót ra từ chai nước khoáng Lavie. Tuấn cười nhiều nhất. La hét nhiều nhất. Lần đầu tiên trong đời nó uống một ly rượu với khuôn mặt đỏ bừng. Kỳ lạ, thiên nhiên tạm thời đã đẩy lùi căn bệnh hen kéo dài, tình yêu mang lại sức sống cho nó. Nó đang để ý đến Châu. Một cô bé cùng khoá với mái tóc tém và nụ cười nhanh nhẹn.
*
* *
Buổi tối, tôi nằm ườn trên gường. Nhớ Quy. Không biết giờ này Quy đang làm gì và còn giận tôi không? Đã một tuần quân sự tôi không hề gặp Quy cũng như điện thoại. Trăng sáng quá. Vành vạch soi những hàng dừa nghiêng ngã phía sau. Tôi với tay lần tìm điếu thuốc trong túi áo máng trên đầu gường. Rồi bậc lửa. Lại là Quy. Mà tại sao Quy giận tôi vô cớ vậy. Đành rằng tôi không thể đến tham dự buổi văn nghệ của trường có tiết mục Quy đơn ca, đành rằng tôi không khen tặng kịp thời khi Quy đi chơi với bộ váy mới. Nhưng tình yêu đâu chỉ đơn giản là lời nói, nó phải được thể hiện bằng tổng hợp tất cả các ngôn từ, hành động, ánh mắt … kia mà. Căn phòng trống trãi càng tạo thêm cảm giác cô đơn. Cả bọn đang tập trung bên phòng nữ từ sớm. Tuấn cũng vậy, mặc dù trong buổi đi chơi Mẹ nó có nhắn tin bảo về nhà. Không được, không thể để tình trạng giận hờn vô cớ kéo dài. Tôi đứng bật dậy khoát vội chiếc áo vào người. Phải về gặp Quy. Phải nói với Quy một câu. Chỉ một câu rồi quay trở lại. Tôi lò dò sang phòng nữ. Cả bọn đang hát hò. Một bịch ổi rừng hái lúc sáng được trang trọng đặt giữa chiếc chiếu dưới sàn, bên cạnh là đĩa muối ớt. Chỉ chừng đó. Nhưng không khí rộn ràng lắm. Thấy tôi, Minh nhích người sang một bên: “Huy ngồi chơi cho vui”, rồi nhón một quả ổi đưa tôi. Tuấn say sưa hát: “Thành phố bát ngát của gió, tình yêu mênh mông của mây …” với vẻ mặt và chất giọng như cuốn hút hết mọi tình cảm gởi vào bài hát, gởi đến cho Châu. Minh nói: “Huy ăn ổi đi”. Tôi quẹt một ít muối vào quả ổi rồi đưa lên miệng, khều khều Tuấn: “Cho tao mượn chìa khoá xe. Về đúng giờ”. Tuấn cười như hiểu ý.
*
* *
Tôi tăng ga trên đoạn đường đầy ổ gà và không ánh điện. Lúc ra khỏi trường Quân sự, anh bảo vệ nữa như thăm hỏi, nữa như thông báo: “8h rồi đấy, đi đâu nhớ về đúng giờ, 9h30 là đóng cổng”. Tôi nhẩm tính: 30’ chạy xe đến nhà, nhìn Quy một cái, nói với Quy một câu. 30’ cho vòng quay trở lại. Còn thừa. Lạy trời cho chiếc xe đừng trở chứng giữa đường. Càng gần thành phố, đường càng dễ đi và sáng chói ánh đèn. Thật lạ! Cách nhau 25km mà như ở hai thời đại khác nhau. Tối chủ nhật thành phố rộn ràng. Cả âm thanh lẫn sắc màu. Những âm thanh dồn dập được phát ra từ hàng quán ven đường, những bảng hiệu với đèn màu nhấp nháy cùng những đôi tình nhân tay trong tay sạch sẽ, vui tươi như tăng thêm sức sống cho thành phố. Và tôi cảm thấy mình có lỗi. Đúng ra tôi phải nhận thấy sự hừng hực tuổi trẻ của thành phố vào những đêm cuối tuần sớm hơn, phải dành nhiều thời gian cho Quy hơn. Giờ này, có lẻ Quy đang ngồi trên balcon nhà ngắm nhìn thành phố dập dìu vào đêm, y như những lần tôi được nhìn thấy lúc đến nhà đón Quy đi dạo. Một chiếc Future đỏ chói lướt qua, cầm lái là chiếc thun xanh kẻ ngang với đầu tóc 4/6 gọn gàng, phía sau là váy hoa dịu dàng với tóc dài phủ tràn bờ vai nhỏ. Thật trẻ trung và xứng đôi hết sức. Tôi bất chợt giật mình. Dáng váy hoa giống Quy lắm, càng nhìn càng giống. Rồi kiên quyết tăng ga. Khi hai chiếc xe sóng ngang cũng là lúc tôi vỡ oà mọi tức tối trong lòng: là Quy. Đầu khẻ nhẹ nhàng áp trên lưng của thun xanh, cánh tay ngại ngùng, hờ hững vòng lên phía trước. Thấy tôi, Quy giật mình hoảng hốt xoay mặt nhìn hướng khác. Cả hai chiếc xe loạng choạng. Lúc đó, tôi chẳng kiểm soát được những hành động của mình. Tiếng ống pô nẹt lên rầm rã. Tiếng bánh xe chà nghiến xuống mặt đường rin rít. Tôi cố đón đầu Future. Thun xanh quay nhìn, ngạc nhiên khi thấy khuôn mặt đỏ bừng, căng thẳng và ánh mắt có lửa của tôi. Rồi bất ngờ, Future đổi hướng ở một ngã ba, đột ngột băng ngang con hẻm nhỏ, mất hút. Tôi vô thức châm thuốc rít một hơi dài. Cố gắng liên kết những giận hờn vô cớ cùng vẻ mặt hoảng hốt của Quy. Thế là rõ. Tôi búng tách phần còn lại của điếu thuốc ra xa. Một đóm lửa hình vòng cung quệt vào đêm tối. Những tàn sáng theo gió bay ngược vào người gặp áo bật kêu lách tách. Khỉ thật !!! Và chợt nhận ra mình dừng xe trước con hẽm vào nhà tự lúc nào chẳng biết. Thôi thì vào thăm Ba Mẹ một chút rồi quay về trường vậy. Tôi khẻ xoa tay lên khuôn mặt như để lấy lại một sắc thái bình thường, rồi tắt máy lầm lũi dắt xe vào hẽm vắng. Cánh cổng gỗ được tôi nhẹ nhàng mở ra. Nhà đã tắt điện. Chắc Ba Mẹ ngủ sớm. Tôi định quay lui nhưng mùi hoàng lan ngai ngái cuối vườn níu giữ. Rồi đột nhiên tôi nghe tiếng thút thít của Mẹ, tiếng thút thít lớn dần và vỡ oà thành tiếng nấc cùng lúc với giọng gầm gừ của Ba rít lên: “Tôi không muốn mình là người nuôi con tu hú”. Tôi điếng người. Đầu vang lên ong ong khi có tiếng mít rơi phịch ở góc vườn. Mùi hoàng lan ngai ngái xộc thẳng vào mũi cay xè. Tôi lảo đảo dắt xe quay lui. Vô định. Đêm nay tôi sẽ về đâu? Và bật cười khan một tiếng. Có vị mặn và chát trên môi. Có lẻ đấy là vị chát của ổi rừng và vị mặn của muối còn sót lại. Chiếc đồng hồ điện tử trên tay báo chuông tít .. tít. Mười giờ tối. Quay lại trường thì quá trể. Đã 2h kể từ lúc tôi rời trường. 2h! Quá ngắn so với một đời người nhưng quá dài so với buổi tối hôm nay. 2h! Nhiều quá. Nhưng, hãy còn cả một đêm dài phía trước …

Các tác phẩm khác của Nguyễn Đình

Tôi viết cho tôi

Chuyện đời thường của Bác Hồ

Tình Mẹ

Thiếu Quê Hương

Rồi Nắng Sẽ Lên

Online

Ngày hôm qua...

Đông Dài

Đoản khúc Noël

Có Nắng Phía Bên Kia Sườn Đồi

Cỏ Dại

Chuyện kể rằng…