watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực - tác giả Nguyễn Hữu Hoa Nguyễn Hữu Hoa

Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực

Tác giả: Nguyễn Hữu Hoa

Nguyễn Trực (1417 - 1473) là vị Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam. Khi đi sứ Trung Quốc, ông được các sĩ phu ở đây nể phục, xưng tặng là "lưỡng quốc Trạng nguyên".
Nguyễn Trực sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi có học vấn, đỗ đạt cao: Ông nội là tiến sĩ Nguyễn Bính (dưới triều vua Trần Hiến Tông từng giữ chức: "Nho học huấn đạo giáo quan Quốc Tử Giám"), bố đẻ là tiến sĩ Nguyễn Thời Trung làm quan giáo thục Quốc Tử Giám dưới triều vua Lê Thái Tông,... Nguyễn Trực quê làng Bối Khê - Thanh Oai - Hà Tây. Ông sinh ngày 16-5 năm Đinh Dậu (1417), thuở nhỏ đã nổi tiếng là người rất mực thông minh, mẫn tiệp. Lên 8 tuổi đi học, 12 tuổi có khả năng làm thơ văn. Năm Thiệu Bình thứ nhất (1434), ở tuổi 17, Nguyễn Trực tham dự kỳ thi Hương và đỗ đầu (Giải nguyên). Đến năm Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba (1442), Nguyễn Trực 25 tuổi, tham dự kỳ thi Đình và đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ Đệ nhất danh (Trạng nguyên). Ông được nhà vua ban sắc "Quốc Tử Giám thi thư" và ban thưởng á Liệt Khanh, đứng đầu trong số 33 vị tiến sĩ cùng khóa. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Việt, vua Lê ban mũ áo Trạng nguyên cho người đỗ đạt cao nhất. Hiện nay, tên tuổi của ông vẫn đứng đầu trong các bia tiến sĩ ở Văn Miếu.
Sử sách chép rằng: Nguyễn Trực sinh ra trong thời buổi loạn lạc, nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần. Cha của Nguyễn Trực lúc đó phải lánh nạn về phía tây ở Tiểu Đông Mộng - thôn Cây Thượng - xã Nghĩa Hương - Quốc Oai - Hà Tây. Tại đây Nguyễn Thời Trung gặp và kết duyên với một phụ nữ tên là Đỗ Thị Chừng, sinh ra Nguyễn Trực ở Am Long Khôi - núi Phật tích thuộc địa phận xã Sài Sơn - Quốc Oai - Hà Tây ngày nay. Thấy ông còn ít tuổi mà đã đăng quang, nên vua Lê Thái Tông ban cho ông yến tiệc của vườn Quỳnh, cưỡi bạch mã đi dạo quanh kinh đô Tràng An,...
Ngày 3-5-1442, cha Nguyễn Trực qua đời, ông phải về chịu tang. Năm Giáp Tý niên hiệu Thái Hòa thứ hai (1444), dưới triều vua Lê Nhân Tông, Nguyễn Trực được vua ban chức "Triều nghi đại phu Hàn lâm viện học sĩ Vu kỵ úy". ít lâu sau, ông được vua tuyên triệu về triều ban chức "Hàn lâm viện thị giảng chi thập thị học sĩ ngự tiền học sinh nhị cục tầm ban". Năm ất Sửu niên hiệu Thái Hòa thứ ba (1445) được đổi lại thành "Thiếu trung khanh đại phu Ngự sứ Đài ngự sử thị Đô úy". Nhưng Nguyễn Trực đã dâng biểu từ chối, khiến vua Lê Nhân Tông phải ra sắc dụ tới ba lần ông mới chịu nhận.
Ngày 13-3 năm Giáp Tuất (1454), mẹ ông qua đời, ông phải về chịu tang. Trên đường về, các học sĩ của bốn phương đến theo học với ông rất đông. Cũng từ đây, nhiều bậc cự nho, danh sĩ khoa bảng được vua ban áo, mũ đều từng là học trò của Trạng nguyên Nguyễn Trực trong thời gian ông về quê chịu tang mẹ. Năm Đinh Sửu niên hiệu Diệu Linh thứ ba (1457), tháng sáu mãn tang mẹ thì đến tháng tám có sứ nhà Minh là Hoàng Gián tìm gặp. Vua Lê Nhân Tông tuyên triệu ông vào tiền Điện. Nhờ tài thơ văn ứng phó tuyệt vời, ông đã khiến sứ giả nhà Minh vô cùng cảm phục. Sau tập thơ "Lưu biệt" gồm 50 vận làm vẻ vang đất nước, ông được vua cử đi sứ sang Trung Quốc. Sang đó, gặp kỳ thi Đình, Trạng nguyên Nguyễn Trực cùng phó sứ là Trịnh Khiết Tường muốn cho nhà Minh biết tài học vấn của người nước Việt, nên đã đăng ký tham dự kỳ thi đó. Sau kỳ thi năm ấy, Trạng nguyên Nguyễn Trực được người Minh xưng tặng là "Lưỡng quốc Trạng nguyên", phó sứ Trịnh Khiết Tường được đỗ bảng nhãn. Trở về nước, cả hai ông đều được vua phong chức Thượng thư và ban thưởng tám chữ vàng: "Thành công danh Nam Bắc triều biên ngã" (Công danh cả hai nước đều hoàn thành).
Nguyễn Trực là người đầu tiên mở ra danh vị Khôi nguyên của nước Việt, văn chương rạng rỡ một thời. Nhắc đến tên tuổi của ông là người ta hình dung tới một nơi kết tụ sự hiểu biết của các triều vua điển văn học thuật ở chốn Hàn lâm. Ông là người có phong cách rất mực khiêm nhường, chan hòa. Ngày nay sử sách còn ghi lại: Vào năm Nhâm Tuất (1442) dưới triều vua Lê Thái Tông, khi ông tham dự kỳ thi Đình, trong đề thi có bảy câu hỏi xoay quanh vấn đề "Luận về phép trị nước của các vương triều". Nguyễn Trực đã khẳng khái trả lời: "Vua sáng tôi hiền thì nước sẽ thịnh, vua không sáng tôi không hiền thì nước sẽ suy vong". Dù lịch sử dân tộc đã trải qua nhiều bước thăng trầm, song tên tuổi của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực mãi mãi là dấu son chói ngời trong lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Hữu Hoa



Nguyễn Trực (1417 - 1473) là vị Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam. Khi đi sứ Trung Quốc, ông được các sĩ phu ở đây nể phục, xưng tặng là "lưỡng quốc Trạng nguyên".

Nguyễn Trực sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi có học vấn, đỗ đạt cao: Ông nội là tiến sĩ Nguyễn Bính (dưới triều vua Trần Hiến Tông từng giữ chức: "Nho học huấn đạo giáo quan Quốc Tử Giám"), bố đẻ là tiến sĩ Nguyễn Thời Trung làm quan giáo thục Quốc Tử Giám dưới triều vua Lê Thái Tông,... Nguyễn Trực quê làng Bối Khê - Thanh Oai - Hà Tây. Ông sinh ngày 16-5 năm Đinh Dậu (1417), thuở nhỏ đã nổi tiếng là người rất mực thông minh, mẫn tiệp. Lên 8 tuổi đi học, 12 tuổi có khả năng làm thơ văn. Năm Thiệu Bình thứ nhất (1434), ở tuổi 17, Nguyễn Trực tham dự kỳ thi Hương và đỗ đầu (Giải nguyên). Đến năm Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba (1442), Nguyễn Trực 25 tuổi, tham dự kỳ thi Đình và đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ Đệ nhất danh (Trạng nguyên). Ông được nhà vua ban sắc "Quốc Tử Giám thi thư" và ban thưởng á Liệt Khanh, đứng đầu trong số 33 vị tiến sĩ cùng khóa. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Việt, vua Lê ban mũ áo Trạng nguyên cho người đỗ đạt cao nhất. Hiện nay, tên tuổi của ông vẫn đứng đầu trong các bia tiến sĩ ở Văn Miếu.

Sử sách chép rằng: Nguyễn Trực sinh ra trong thời buổi loạn lạc, nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần. Cha của Nguyễn Trực lúc đó phải lánh nạn về phía tây ở Tiểu Đông Mộng - thôn Cây Thượng - xã Nghĩa Hương - Quốc Oai - Hà Tây. Tại đây Nguyễn Thời Trung gặp và kết duyên với một phụ nữ tên là Đỗ Thị Chừng, sinh ra Nguyễn Trực ở Am Long Khôi - núi Phật tích thuộc địa phận xã Sài Sơn - Quốc Oai - Hà Tây ngày nay. Thấy ông còn ít tuổi mà đã đăng quang, nên vua Lê Thái Tông ban cho ông yến tiệc của vườn Quỳnh, cưỡi bạch mã đi dạo quanh kinh đô Tràng An,...

Ngày 3-5-1442, cha Nguyễn Trực qua đời, ông phải về chịu tang. Năm Giáp Tý niên hiệu Thái Hòa thứ hai (1444), dưới triều vua Lê Nhân Tông, Nguyễn Trực được vua ban chức "Triều nghi đại phu Hàn lâm viện học sĩ Vu kỵ úy". ít lâu sau, ông được vua tuyên triệu về triều ban chức "Hàn lâm viện thị giảng chi thập thị học sĩ ngự tiền học sinh nhị cục tầm ban". Năm ất Sửu niên hiệu Thái Hòa thứ ba (1445) được đổi lại thành "Thiếu trung khanh đại phu Ngự sứ Đài ngự sử thị Đô úy". Nhưng Nguyễn Trực đã dâng biểu từ chối, khiến vua Lê Nhân Tông phải ra sắc dụ tới ba lần ông mới chịu nhận.

Ngày 13-3 năm Giáp Tuất (1454), mẹ ông qua đời, ông phải về chịu tang. Trên đường về, các học sĩ của bốn phương đến theo học với ông rất đông. Cũng từ đây, nhiều bậc cự nho, danh sĩ khoa bảng được vua ban áo, mũ đều từng là học trò của Trạng nguyên Nguyễn Trực trong thời gian ông về quê chịu tang mẹ. Năm Đinh Sửu niên hiệu Diệu Linh thứ ba (1457), tháng sáu mãn tang mẹ thì đến tháng tám có sứ nhà Minh là Hoàng Gián tìm gặp. Vua Lê Nhân Tông tuyên triệu ông vào tiền Điện. Nhờ tài thơ văn ứng phó tuyệt vời, ông đã khiến sứ giả nhà Minh vô cùng cảm phục. Sau tập thơ "Lưu biệt" gồm 50 vận làm vẻ vang đất nước, ông được vua cử đi sứ sang Trung Quốc. Sang đó, gặp kỳ thi Đình, Trạng nguyên Nguyễn Trực cùng phó sứ là Trịnh Khiết Tường muốn cho nhà Minh biết tài học vấn của người nước Việt, nên đã đăng ký tham dự kỳ thi đó. Sau kỳ thi năm ấy, Trạng nguyên Nguyễn Trực được người Minh xưng tặng là "Lưỡng quốc Trạng nguyên", phó sứ Trịnh Khiết Tường được đỗ bảng nhãn. Trở về nước, cả hai ông đều được vua phong chức Thượng thư và ban thưởng tám chữ vàng: "Thành công danh Nam Bắc triều biên ngã" (Công danh cả hai nước đều hoàn thành).

Nguyễn Trực là người đầu tiên mở ra danh vị Khôi nguyên của nước Việt, văn chương rạng rỡ một thời. Nhắc đến tên tuổi của ông là người ta hình dung tới một nơi kết tụ sự hiểu biết của các triều vua điển văn học thuật ở chốn Hàn lâm. Ông là người có phong cách rất mực khiêm nhường, chan hòa. Ngày nay sử sách còn ghi lại: Vào năm Nhâm Tuất (1442) dưới triều vua Lê Thái Tông, khi ông tham dự kỳ thi Đình, trong đề thi có bảy câu hỏi xoay quanh vấn đề "Luận về phép trị nước của các vương triều". Nguyễn Trực đã khẳng khái trả lời: "Vua sáng tôi hiền thì nước sẽ thịnh, vua không sáng tôi không hiền thì nước sẽ suy vong". Dù lịch sử dân tộc đã trải qua nhiều bước thăng trầm, song tên tuổi của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực mãi mãi là dấu son chói ngời trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Hữu Hoa