Tháng Chạp của đời người
Tác giả: Nguyễn Quốc Trung
Chiều ngày hai mươi tám tháng Chạp ông Tự đi taxi đến nhà Bình. Bình ngạc nhiên, hàng răng của ông tuần trước còn nguyên nay đã khuyết hai răng cửa. Bình chưa kịp tìm hiểu nguyên nhân, ông Tự đã nói:
Tết này mời cậu đến đón giao thừa cùng tôi. Tôi sợ nhất là đếm cuối năm phải đối mặt với chính mình. Tháng Chạp của đời người lắm nỗi lo thế đó, cậu à.
Tháng Chạp của đời người, từ ngày cầm sổ hưu ông Tự thường nói về mình như vậy. Ông sống cởi mở với hàng xóm, tôi muốn làm lành với tất thảy mọi người, ông bảo vậy, gặp ai ông cũng chào hỏi. Chả bù cho hồi còn đương chức, ra đường mặt ông cứ vác lên, dáng đi dũng mãnh, chân sải dài, tưởng như ông chả biết ai ngoài mình. Bây giờ ông thường than với người quen về bệnh này, bệnh nọ. Riêng Bình nhận thấy ông phát sinh nhiều nỗi sợ đến buồn cười, thì ra trước đây ông cố làm ra vẻ đạo mạo thế thôi, thực sự ông sợ chết lắm. Mùa mưa vừa qua, gia đình ông ngự ở ngôi nhà 5 lầu gần nhà Bình, mỗi khi trời chuyển mưa nghe tiếng sấm ầm ì từ xa, mình mẩy ông đã nổi gai gà, tiếng ông ngọng trớn qua điện thoại: "Qua tôi chút xíu, cậu Bình. Tôi sợ lắm". Bình bỏ dở công viêc, chạy qua. Ông được Lung, con trai trưởng, đẩy lên ở căn phòng tầng năm: "để ông dưỡng khí trời trong lành và tránh khỏi sự nhốn nháo của xã hội. ở dưới này ổng thường can thiệp vào công chuyện làm ăn của tụi tui rắc rối lắm". Lung viện lý lẽ thế. ở tầng cao chơi với giữa trời lắm khi chớp nhoáng nhoàng như điện chập sát cửa sổ, tiếng sấm sét tưởng như bom nổ. Cuối mùa mưa, ngôi nhà lầu ấy được nhà nước hoá giá, đâu chỉ 60 lượng vàng, cậu con trưởng bán gấp được ba trăm rưỡi lượng. Tôi phải tống tán nó đi kẻo chủ cũ về đòi lại rắc rối, sôi hỏng bỏng không, cậu nói thế và tậu ngay một lô đất ở Thủ Đức xây biệt thự đưa vợ con về đó sống, trích ra mười lượng sang một căn hộ ở cư xá Thanh Đa cho ông bố: " Ba ở một mình cho thanh thản, căn hộ ấy có cửa sổ hướng ra sông Sài Gòn gió lồng lộng, chẳng phải sài quạt, đêm trăng đẹp lắm, biết đâu ba lại nổi hứng làm được thơ. Nước ta có nhiều người chờ khi nghỉ hưu mới phát tài làm thơ văn đó". Người con trai đó đã đặt cơm tháng cho ông ở quán bình dân gần đó, hàng ngày đến bữa bà hàng đem cơm hộp đến cho ông. Cớ sao con cháu để ông phải ở một mình trong đêm cuối năm, hay ông Tự muốn dành đêm trừ tịch sắp tới cho Bình như là để trả ơn anh trong mùa sấm chớp vừa qua? Nghĩ thế nhưng Bình lại nói:
- Chỉ cần bác gọi điện cho cháu là được. Bác lặn lội đến đây vất vả quá.
Ông Tự thở dài:
- Điện thoại cắt rồi. Cậu biết đó, giờ đây tôi cũng chả biết gọi cho ai mà cũng chẳng ai gọi tới cho tôi. Lại phải tốn thêm tiền cước thuê bao hàng tháng.
Người như ông Tự cắt hết mọi liên lạc với xã hội bên ngoài kể cũng lạ. Chả bù cho hồi ông còn giữ chức giám đốc Sở tài chính, chả bao giờ ông Tự rời cái điện thoại. Vậy mà giờ đây ông không thèm sài đến điện thoại, hẳn ông muốn biệt lập với xã hội chăng?
Bình vẫn chưa nghĩ ra cách hỏi nguyên nhân hai cái răng cửa rụng nhanh thế, như đọc được ý nghĩ của anh, ông nói:
- Tôi nhổ đi đấy, cậu à. Răng còn chắc lắm nhưng đành phải nhổ.
Bình sửng sốt, bộ ông già khùng sao, ai lại đi nhổ răng còn tốt bao giờ. Trời phú cho ông Tự bộ răng thật đẹp, răng đều, ở cái tuổi kề 70 chân răng còn khít, bề mặt không hề xỉn, tôi thường nhai ngô rang, gặm chân gà luộc cậu à! Lần gặp tuần trước ông còn nói với Bình như vậy. Mà quả thật, nhờ răng tốt mà ông không hề mắc bệnh dạ dày, đường ruột. Các thứ bệnh ấy đôi khi do nguyên nhân răng xấu nên nhai thức ăn không nhuyễn! Có bộ răng như ông tự là đáng tự hào, nó tăng thêm vẻ đẹp cho con người, hàm răng, mái tóc là góc con người . Vậy mà ông Tự nhổ béng hai chiếc răng khiến hàm răng lõm, xấu trông thấy, kỳ chưa?
- Đúng là nhờ hàm răng đẹp mà thời trẻ tôi tán được khối cô gái . Cạy vứt nó đi là mình ăn ở bạc với nó, nhưng không nhổ là không được - ông Tự nói.
Bình ngây thơ hỏi:
- Nhưng nha sĩ nào dám dùng kìm nhổ khi răng Bác còn tốt?
- Bệnh viện lớn đâu có dám làm. Tôi phải cậy cái anh nha sĩ đường phố. Mấy anh phòng mạch tư hễ có tiền là họ làm liền. Muốn cậy phứt hai cái răng ấy, cậu biết tốn bao nhiêu không? Ba triệu đấy.
Bình tròn mắt:
- Đã mất răng còn tốn tiền. Mà cớ chi bắt chúng lìa khỏi thân thể sớm vậy?
Ông Tự Đỏ bừng mặt:
- Thì để giao thừa tôi sẽ nói lý do cho cậu. Biết đâu đó là bài học cho cậu lúc về già?
Tiễn ông ra đến cổng trước, trước khi lên xích lô, ông còn nói nhỏ với Bình:
- Do khủng hoảng kinh tế ở Đông Nam á nên các công ty, doanh nghiệp nước ta làm ăn vất vả, vẫn thua lỗ. Nhưng, nhờ trời hai công ty của con tôi vẫn ăn nên làm ra. Tôi tự hào là khi đang đương chức đã biết vun vén cho con cái. Con cái ăn nên làm ra, thời gian của tháng chạp đời mình cũng đỡ tủi, cậu à.
Trận mưa dữ dội nhất ở thành phố này là vào trưa ngày rằm tháng bảy. Lúc trời động, những tia chớp tưởng xé nứt vòm trời đen đặc mây. Khi Bình qua, ông Tự đang quỳ trước bàn thờ bày đầy hoa quả, nắm nhang trên tay cháy nghi ngút, miệng ông làm rầm: "Cầu trời tha tội cho tôi. Nếu sét có đánh, tôi xin lãnh hết, đừng đụng đến con cháu tôi". Bình biết tâm thần ông đã hoảng loạn nên động viên: "Bác đừng sợ, có cháu, không sao đâu".
Quả thật ông Tự đỡ sợ hơn: "Có hai người, tôi không ngán cái chết. Nhưng tôi vẫn lo cho con cháu".
Ông Tự là thế đấy, ông có phương châm: hi sinh đời bố, củng cố đời con. Có lẽ vì quá lo lắng cho tương lai con cái nên ông liều làm những việc mà người có tư cách khó có thể dám nhúng tay vào. Như cái thời ông còn giữ chức giám đốc công ty sữa. Hàng năm công ty có nguồn vốn khá lớn để cho nông dân vay nuôi bò sữa. Đã có hẳn một bộ phận chuyên làm công việc ấy, nhưng lần nào cũng vậy, ông vẫn trực tiếp giao tiền cho từng hộ. Người ngoài tưởng đâu giám đốc tự sâu sát, đề phòng thất thoát tiền bạc của Nhà nước. Nào ai biết ông hành động vì cô con gái cưng hiện đang là phó giám đốc công ty bia liên doanh với nước ngoài. Cô này thừa tự được của bố cái tính muốn hơn người nên lập hẳn một mạng lưới để tiêu thụ hèm bia. Hèm bia tức là bã sau khi đã ép hết chất để làm bia, dùng để chăn nuôi gia súc, gia cầm thật tốt. Nhân dịp trao vốn cho nông dân, ông Tự tiếp thị cho con gái: "Cô bác mua hàng của công ty bia liên doanh thì ký vào hợp đồng này, hàng tuần, hàng tháng sẽ có người mang sản phẩm đến tận chuồng bò. Thứ hèm ấy tốt nhất nước đấy".
Người đã cấp vốn cho mình ai dám cự lại. Thế là một công đôi việc, ông Tự đã khiến hàng ngàn gia đình chăn nuôi bò sữa mua hèm bia do con gái bán. Nhờ vậy mà cô Chiêu nhà ông có vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên sản xuất lon đựng sữa.
Sau đó được đề bạt làm giám đốc sở Tài chính, ông Tự ráo riết chuẩn bị cho cậu con trai trưởng. Lung, con trai ông, được ông cho vốn thành lập công ty Tự Lực giới thiệu thiết bị ngành dệt may. Nhờ sự hỗ trợ, gần như một thứ bảo kê của bố nên được giảm thuế. Một lần ông cấp vốn cho công ty dệt Nam Bình hai chục tỷ để nhập công nghệ mới. Trước khi ký cấp vốn ông giao hẹn với giám đốc công ty dệt Nam Bình chỉ được mua côngnghệ của công ty Tự Lực. Muốn có vốn nhanh, vị giám đốc nọ gật đầu. Công nghệ đều do Nhật sản xuất. Thế là ông cùng giám đốc nọ làm một chuyến hành hương sang xứ Phù Tang, dĩ nhiên tiền là của tay môi giới người Nhật tài thọ. Sang Nhật họ được ở khách sạn sang và được liên tục đi thăm thú cảnh đẹp ở Tokyo. Đến ngày về thằng môi giới cho hay, tất cả máy móc đã được chuyển xuống tàu thuỷ chở về cập cảng Sài Gòn rồi. Một tuần sau khi về nhà, người giám đốc công ty dệt mếu máo cho ông hay, dàn máy dệt ấy thuộc thế hệ cũ, người ta đã loại thải từ thập kỷ trước rồi. Ông Tự giả đò ngạc nhiên rồi dằn vặt tay giám đốc: " Sao chú vẫn ký vào hợp đồng mua?". Giám dốc công ty dệt vò đầu: "Thì tôi có được xem trước đâu, cậu Lung đưa cho tôi ký vào đơn giá mà". Ông Tự đập bàn: "Làm giám đốc như chú thì chết cả lũ. Thằng hai cũng là người ngoài cuộc thôi". Rồi ông hạ giọng: "Để tôi bảo thằng hai đưa cho chú ít tiền phần trăm, chú cứ chỉ đạo công ty sản xuất dàn máy ấy, sau này tôi sẽ cấp vốn để đổi công nghệ khác". Tất nhiên dàn máy cũ đó cũng chạy được, nhưng khốn nỗi chất lượng sản phẩm kém và hao điện một cách ghê gớm, đẩy giá thành sản phẩm quá cao. Đơn đặt hàng ít dần, công ty thua lỗ đến độ hai năm sau xin phá sản. Vụ ấy bố con ông Tự thoát nạn. Cậu Lung trở nên giàu nổi tiếng trong giới kinh doanh.
Nhưng rồi khi nghỉ hưu ông Tự thấy mình có tội lớn với công nhân nhà máy ấy, trong một cơn giông, sấm sét nổ liên hồi, ông Tự run rẩy thổ lộ với Bình:
- Tội tôi lớn quá. Tôi đã đẩy nhiều người vào cảnh thất nghiệp. Tôi đã qua được luật của người nhưng e khó lọt được lưới trời. Liền mấy đêm tôi nằm ngủ thấy ác mộng sét đánh trúng đầu mình. Thôi thì, tội tôi đáng chết, nhưng tôi lo cho con cháu. Nhỡ sét đánh tôi mà chúng chết oan thì sao?
Bình thầm nghĩ, nếu kẻ gieo ác đều bị lưỡi tầm sét của thiên lôi đánh chết cả thì đời này sẽ tốt đẹp biết bao. Dù sao ông Tự cũng biết sám hối, tức là còn lương tâm, tuy sự ăn năn của ông đã muộn mằn. Khoảng 10 giờ tối đêm ba mươi Tết, Bình đi xe gắn máy đến nhà ông Tự ở cư xá Thanh Đa. Căn hộ ông ở lầu ba gồm hai buồng, để tiếp khách và ngủ.
- Từ ngày về đây rất ít khách đến thăm. Tôi tưởng như mình bị xã hội lãng quên rồi.
Bình nhìn quanh, đồ dạc trong nhà bày biện ngăn nắp. Trên bàn thờ ở góc nhà bày mấy cặp bánh chưng, bánh tét, một hộp mứt và vài gói kẹo. Vòng nhang trầm lập loè nhả khói, ngào ngạt mùi thơm nhưng vẫn toát ra không khí lạnh lẽo.
- Hàng tết do thằng hai đặt đâu ngoài phố rồi người ta đem tới cho tôi.
- Sao bác không tới ở với gia đình nó?
Nó không thích tôi ở chung. Tôi cũng sợ trời đánh mình chết oan con cháu. Tôi muốn ở một mình chốn này cho hết những ngày của tháng chạp của đời người, cậu ạ.
Đến cuối đời người ta thường sống vì tương lai con cháu cũng phải lắm. Riêng ông Tự đã lo cho con cái từ ngày còn đương chức. Cậu ấm, con trưởng mà ông thương kêu bằng thằng Hai được bố cưng chiều hết mực, nay có hẳn một công ty trong tay. Cô con gái cũng có thêm một công ty thêu vi tính. Mấy đứa cháu nội, ngoại được gửi ra nước ngoài học cả. Mỗi đứa một năm phải chi cả chục ngàn đô la. Nghe đâu đó là tiền ông Tự kiếm được trong thời gian làm giám đốc Sở tài chính. Kể cũng tài!
Ông Tự lấy chai rượu Macten trong tủ kính và lôi trong tủ lạnh mấy lon bia:
- Chú sài gì mặc sức.
Bình không biết uống rượu, không thích uống bia, anh xin ông Tự được dùng nước lọc.
Hai người, một già đã nghỉ hưu và một người trai trẻ ngồi trò chuyện trong căn phòng để chờ giao thừa. Bình trò chuyện vòng vo một lúc rồi hỏi cái điều anh muốn biết:
- Thưa bác, tại sao bác loại bỏ hai cái răng đang tốt ấy?
Ông Tự nói như dỗi:
- Tôi biết mà, cậu đến đây là để biết mỗi cái chuyện ấy thôi. Chớ đâu phải thương cái thân già này đang lay lắt trong tháng Chạp của đời người.
Bình cười gượng, chống chế:
- Cháu tới để được đón giao thừa cùng Bác...
Tôi cũng chả có chi phải giấu cậu. ấy là vì tôi sợ tuổi đã già mà răng vẫn còn nguyên sẽ ăn hết lộc của con cháu. Ông bà, cha mẹ khi đã ở tuổi trên bảy mươi mà răng còn chắc là điềm xấu, con cái sẽ khó phát tài, phát lộc, người xưa bảo thế. Vì vậy tôi nhổ hai cái răng ấy.
Bình thực sự xúc động, đâu ngờ ông Tự lại sống vì con cháu đến vậy. Anh tính nói gì nhưng điện thoại di động của anh đổ chuông. Bình mở máy, tiếng Lung, cong trai trưởng ông Tự:
- Anh Bình có phải không? Tôi rất vui khi được tin giao thừa này anh đến đón giao thừa với ông già tôi. Nhờ anh nói với ông già rằng, gia đình tôi đón Tết đàng hoàng lắm. Sáng mai tụi này tiếp khách tại nhà, mùng Hai đi chúc Tết bạn hữu, mùng Ba đi Suối Tiên, mùng Bốn mới đến ổng được. Hồi nãy giờ tôi và cô em gái trò chuyện với nhau và đều cảm động trước sự việc ổng nhổ hai cái răng còn dùng được ấy. Đó là một cử chỉ cao cả, một sự hi sinh vô bờ bến của người làm cha. Chúc anh đón Tết với ông già vui vẻ nghe.
Bình chuyển lời Lung tới ông Tự. Cùng lúc ấy dưới đồng hồ điểm giao thừa. Ông Tự châm một nén nhang cắm lên bàn thờ lạy ba cái, khấn lẩm bẩm. Lúc sau, ông quay lại, khuôn mặt chợt bừng lên niềm vui. Ông cười khoe hai chỗ răng khuyết.
Nguyễn Quốc Trung
Chiều ngày hai mươi tám tháng Chạp ông Tự đi taxi đến nhà Bình. Bình ngạc nhiên, hàng răng của ông tuần trước còn nguyên nay đã khuyết hai răng cửa. Bình chưa kịp tìm hiểu nguyên nhân, ông Tự đã nói:
Tết này mời cậu đến đón giao thừa cùng tôi. Tôi sợ nhất là đếm cuối năm phải đối mặt với chính mình. Tháng Chạp của đời người lắm nỗi lo thế đó, cậu à.
Tháng Chạp của đời người, từ ngày cầm sổ hưu ông Tự thường nói về mình như vậy. Ông sống cởi mở với hàng xóm, tôi muốn làm lành với tất thảy mọi người, ông bảo vậy, gặp ai ông cũng chào hỏi. Chả bù cho hồi còn đương chức, ra đường mặt ông cứ vác lên, dáng đi dũng mãnh, chân sải dài, tưởng như ông chả biết ai ngoài mình. Bây giờ ông thường than với người quen về bệnh này, bệnh nọ. Riêng Bình nhận thấy ông phát sinh nhiều nỗi sợ đến buồn cười, thì ra trước đây ông cố làm ra vẻ đạo mạo thế thôi, thực sự ông sợ chết lắm. Mùa mưa vừa qua, gia đình ông ngự ở ngôi nhà 5 lầu gần nhà Bình, mỗi khi trời chuyển mưa nghe tiếng sấm ầm ì từ xa, mình mẩy ông đã nổi gai gà, tiếng ông ngọng trớn qua điện thoại: "Qua tôi chút xíu, cậu Bình. Tôi sợ lắm". Bình bỏ dở công viêc, chạy qua. Ông được Lung, con trai trưởng, đẩy lên ở căn phòng tầng năm: "để ông dưỡng khí trời trong lành và tránh khỏi sự nhốn nháo của xã hội. ở dưới này ổng thường can thiệp vào công chuyện làm ăn của tụi tui rắc rối lắm". Lung viện lý lẽ thế. ở tầng cao chơi với giữa trời lắm khi chớp nhoáng nhoàng như điện chập sát cửa sổ, tiếng sấm sét tưởng như bom nổ. Cuối mùa mưa, ngôi nhà lầu ấy được nhà nước hoá giá, đâu chỉ 60 lượng vàng, cậu con trưởng bán gấp được ba trăm rưỡi lượng. Tôi phải tống tán nó đi kẻo chủ cũ về đòi lại rắc rối, sôi hỏng bỏng không, cậu nói thế và tậu ngay một lô đất ở Thủ Đức xây biệt thự đưa vợ con về đó sống, trích ra mười lượng sang một căn hộ ở cư xá Thanh Đa cho ông bố: " Ba ở một mình cho thanh thản, căn hộ ấy có cửa sổ hướng ra sông Sài Gòn gió lồng lộng, chẳng phải sài quạt, đêm trăng đẹp lắm, biết đâu ba lại nổi hứng làm được thơ. Nước ta có nhiều người chờ khi nghỉ hưu mới phát tài làm thơ văn đó". Người con trai đó đã đặt cơm tháng cho ông ở quán bình dân gần đó, hàng ngày đến bữa bà hàng đem cơm hộp đến cho ông. Cớ sao con cháu để ông phải ở một mình trong đêm cuối năm, hay ông Tự muốn dành đêm trừ tịch sắp tới cho Bình như là để trả ơn anh trong mùa sấm chớp vừa qua? Nghĩ thế nhưng Bình lại nói:
- Chỉ cần bác gọi điện cho cháu là được. Bác lặn lội đến đây vất vả quá.
Ông Tự thở dài:
- Điện thoại cắt rồi. Cậu biết đó, giờ đây tôi cũng chả biết gọi cho ai mà cũng chẳng ai gọi tới cho tôi. Lại phải tốn thêm tiền cước thuê bao hàng tháng.
Người như ông Tự cắt hết mọi liên lạc với xã hội bên ngoài kể cũng lạ. Chả bù cho hồi ông còn giữ chức giám đốc Sở tài chính, chả bao giờ ông Tự rời cái điện thoại. Vậy mà giờ đây ông không thèm sài đến điện thoại, hẳn ông muốn biệt lập với xã hội chăng?
Bình vẫn chưa nghĩ ra cách hỏi nguyên nhân hai cái răng cửa rụng nhanh thế, như đọc được ý nghĩ của anh, ông nói:
- Tôi nhổ đi đấy, cậu à. Răng còn chắc lắm nhưng đành phải nhổ.
Bình sửng sốt, bộ ông già khùng sao, ai lại đi nhổ răng còn tốt bao giờ. Trời phú cho ông Tự bộ răng thật đẹp, răng đều, ở cái tuổi kề 70 chân răng còn khít, bề mặt không hề xỉn, tôi thường nhai ngô rang, gặm chân gà luộc cậu à! Lần gặp tuần trước ông còn nói với Bình như vậy. Mà quả thật, nhờ răng tốt mà ông không hề mắc bệnh dạ dày, đường ruột. Các thứ bệnh ấy đôi khi do nguyên nhân răng xấu nên nhai thức ăn không nhuyễn! Có bộ răng như ông tự là đáng tự hào, nó tăng thêm vẻ đẹp cho con người, hàm răng, mái tóc là góc con người . Vậy mà ông Tự nhổ béng hai chiếc răng khiến hàm răng lõm, xấu trông thấy, kỳ chưa?
- Đúng là nhờ hàm răng đẹp mà thời trẻ tôi tán được khối cô gái . Cạy vứt nó đi là mình ăn ở bạc với nó, nhưng không nhổ là không được - ông Tự nói.
Bình ngây thơ hỏi:
- Nhưng nha sĩ nào dám dùng kìm nhổ khi răng Bác còn tốt?
- Bệnh viện lớn đâu có dám làm. Tôi phải cậy cái anh nha sĩ đường phố. Mấy anh phòng mạch tư hễ có tiền là họ làm liền. Muốn cậy phứt hai cái răng ấy, cậu biết tốn bao nhiêu không? Ba triệu đấy.
Bình tròn mắt:
- Đã mất răng còn tốn tiền. Mà cớ chi bắt chúng lìa khỏi thân thể sớm vậy?
Ông Tự Đỏ bừng mặt:
- Thì để giao thừa tôi sẽ nói lý do cho cậu. Biết đâu đó là bài học cho cậu lúc về già?
Tiễn ông ra đến cổng trước, trước khi lên xích lô, ông còn nói nhỏ với Bình:
- Do khủng hoảng kinh tế ở Đông Nam á nên các công ty, doanh nghiệp nước ta làm ăn vất vả, vẫn thua lỗ. Nhưng, nhờ trời hai công ty của con tôi vẫn ăn nên làm ra. Tôi tự hào là khi đang đương chức đã biết vun vén cho con cái. Con cái ăn nên làm ra, thời gian của tháng chạp đời mình cũng đỡ tủi, cậu à.
Trận mưa dữ dội nhất ở thành phố này là vào trưa ngày rằm tháng bảy. Lúc trời động, những tia chớp tưởng xé nứt vòm trời đen đặc mây. Khi Bình qua, ông Tự đang quỳ trước bàn thờ bày đầy hoa quả, nắm nhang trên tay cháy nghi ngút, miệng ông làm rầm: "Cầu trời tha tội cho tôi. Nếu sét có đánh, tôi xin lãnh hết, đừng đụng đến con cháu tôi". Bình biết tâm thần ông đã hoảng loạn nên động viên: "Bác đừng sợ, có cháu, không sao đâu".
Quả thật ông Tự đỡ sợ hơn: "Có hai người, tôi không ngán cái chết. Nhưng tôi vẫn lo cho con cháu".
Ông Tự là thế đấy, ông có phương châm: hi sinh đời bố, củng cố đời con. Có lẽ vì quá lo lắng cho tương lai con cái nên ông liều làm những việc mà người có tư cách khó có thể dám nhúng tay vào. Như cái thời ông còn giữ chức giám đốc công ty sữa. Hàng năm công ty có nguồn vốn khá lớn để cho nông dân vay nuôi bò sữa. Đã có hẳn một bộ phận chuyên làm công việc ấy, nhưng lần nào cũng vậy, ông vẫn trực tiếp giao tiền cho từng hộ. Người ngoài tưởng đâu giám đốc tự sâu sát, đề phòng thất thoát tiền bạc của Nhà nước. Nào ai biết ông hành động vì cô con gái cưng hiện đang là phó giám đốc công ty bia liên doanh với nước ngoài. Cô này thừa tự được của bố cái tính muốn hơn người nên lập hẳn một mạng lưới để tiêu thụ hèm bia. Hèm bia tức là bã sau khi đã ép hết chất để làm bia, dùng để chăn nuôi gia súc, gia cầm thật tốt. Nhân dịp trao vốn cho nông dân, ông Tự tiếp thị cho con gái: "Cô bác mua hàng của công ty bia liên doanh thì ký vào hợp đồng này, hàng tuần, hàng tháng sẽ có người mang sản phẩm đến tận chuồng bò. Thứ hèm ấy tốt nhất nước đấy".
Người đã cấp vốn cho mình ai dám cự lại. Thế là một công đôi việc, ông Tự đã khiến hàng ngàn gia đình chăn nuôi bò sữa mua hèm bia do con gái bán. Nhờ vậy mà cô Chiêu nhà ông có vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên sản xuất lon đựng sữa.
Sau đó được đề bạt làm giám đốc sở Tài chính, ông Tự ráo riết chuẩn bị cho cậu con trai trưởng. Lung, con trai ông, được ông cho vốn thành lập công ty Tự Lực giới thiệu thiết bị ngành dệt may. Nhờ sự hỗ trợ, gần như một thứ bảo kê của bố nên được giảm thuế. Một lần ông cấp vốn cho công ty dệt Nam Bình hai chục tỷ để nhập công nghệ mới. Trước khi ký cấp vốn ông giao hẹn với giám đốc công ty dệt Nam Bình chỉ được mua côngnghệ của công ty Tự Lực. Muốn có vốn nhanh, vị giám đốc nọ gật đầu. Công nghệ đều do Nhật sản xuất. Thế là ông cùng giám đốc nọ làm một chuyến hành hương sang xứ Phù Tang, dĩ nhiên tiền là của tay môi giới người Nhật tài thọ. Sang Nhật họ được ở khách sạn sang và được liên tục đi thăm thú cảnh đẹp ở Tokyo. Đến ngày về thằng môi giới cho hay, tất cả máy móc đã được chuyển xuống tàu thuỷ chở về cập cảng Sài Gòn rồi. Một tuần sau khi về nhà, người giám đốc công ty dệt mếu máo cho ông hay, dàn máy dệt ấy thuộc thế hệ cũ, người ta đã loại thải từ thập kỷ trước rồi. Ông Tự giả đò ngạc nhiên rồi dằn vặt tay giám đốc: " Sao chú vẫn ký vào hợp đồng mua?". Giám dốc công ty dệt vò đầu: "Thì tôi có được xem trước đâu, cậu Lung đưa cho tôi ký vào đơn giá mà". Ông Tự đập bàn: "Làm giám đốc như chú thì chết cả lũ. Thằng hai cũng là người ngoài cuộc thôi". Rồi ông hạ giọng: "Để tôi bảo thằng hai đưa cho chú ít tiền phần trăm, chú cứ chỉ đạo công ty sản xuất dàn máy ấy, sau này tôi sẽ cấp vốn để đổi công nghệ khác". Tất nhiên dàn máy cũ đó cũng chạy được, nhưng khốn nỗi chất lượng sản phẩm kém và hao điện một cách ghê gớm, đẩy giá thành sản phẩm quá cao. Đơn đặt hàng ít dần, công ty thua lỗ đến độ hai năm sau xin phá sản. Vụ ấy bố con ông Tự thoát nạn. Cậu Lung trở nên giàu nổi tiếng trong giới kinh doanh.
Nhưng rồi khi nghỉ hưu ông Tự thấy mình có tội lớn với công nhân nhà máy ấy, trong một cơn giông, sấm sét nổ liên hồi, ông Tự run rẩy thổ lộ với Bình:
- Tội tôi lớn quá. Tôi đã đẩy nhiều người vào cảnh thất nghiệp. Tôi đã qua được luật của người nhưng e khó lọt được lưới trời. Liền mấy đêm tôi nằm ngủ thấy ác mộng sét đánh trúng đầu mình. Thôi thì, tội tôi đáng chết, nhưng tôi lo cho con cháu. Nhỡ sét đánh tôi mà chúng chết oan thì sao?
Bình thầm nghĩ, nếu kẻ gieo ác đều bị lưỡi tầm sét của thiên lôi đánh chết cả thì đời này sẽ tốt đẹp biết bao. Dù sao ông Tự cũng biết sám hối, tức là còn lương tâm, tuy sự ăn năn của ông đã muộn mằn. Khoảng 10 giờ tối đêm ba mươi Tết, Bình đi xe gắn máy đến nhà ông Tự ở cư xá Thanh Đa. Căn hộ ông ở lầu ba gồm hai buồng, để tiếp khách và ngủ.
- Từ ngày về đây rất ít khách đến thăm. Tôi tưởng như mình bị xã hội lãng quên rồi.
Bình nhìn quanh, đồ dạc trong nhà bày biện ngăn nắp. Trên bàn thờ ở góc nhà bày mấy cặp bánh chưng, bánh tét, một hộp mứt và vài gói kẹo. Vòng nhang trầm lập loè nhả khói, ngào ngạt mùi thơm nhưng vẫn toát ra không khí lạnh lẽo.
- Hàng tết do thằng hai đặt đâu ngoài phố rồi người ta đem tới cho tôi.
- Sao bác không tới ở với gia đình nó?
Nó không thích tôi ở chung. Tôi cũng sợ trời đánh mình chết oan con cháu. Tôi muốn ở một mình chốn này cho hết những ngày của tháng chạp của đời người, cậu ạ.
Đến cuối đời người ta thường sống vì tương lai con cháu cũng phải lắm. Riêng ông Tự đã lo cho con cái từ ngày còn đương chức. Cậu ấm, con trưởng mà ông thương kêu bằng thằng Hai được bố cưng chiều hết mực, nay có hẳn một công ty trong tay. Cô con gái cũng có thêm một công ty thêu vi tính. Mấy đứa cháu nội, ngoại được gửi ra nước ngoài học cả. Mỗi đứa một năm phải chi cả chục ngàn đô la. Nghe đâu đó là tiền ông Tự kiếm được trong thời gian làm giám đốc Sở tài chính. Kể cũng tài!
Ông Tự lấy chai rượu Macten trong tủ kính và lôi trong tủ lạnh mấy lon bia:
- Chú sài gì mặc sức.
Bình không biết uống rượu, không thích uống bia, anh xin ông Tự được dùng nước lọc.
Hai người, một già đã nghỉ hưu và một người trai trẻ ngồi trò chuyện trong căn phòng để chờ giao thừa. Bình trò chuyện vòng vo một lúc rồi hỏi cái điều anh muốn biết:
- Thưa bác, tại sao bác loại bỏ hai cái răng đang tốt ấy?
Ông Tự nói như dỗi:
- Tôi biết mà, cậu đến đây là để biết mỗi cái chuyện ấy thôi. Chớ đâu phải thương cái thân già này đang lay lắt trong tháng Chạp của đời người.
Bình cười gượng, chống chế:
- Cháu tới để được đón giao thừa cùng Bác...
Tôi cũng chả có chi phải giấu cậu. ấy là vì tôi sợ tuổi đã già mà răng vẫn còn nguyên sẽ ăn hết lộc của con cháu. Ông bà, cha mẹ khi đã ở tuổi trên bảy mươi mà răng còn chắc là điềm xấu, con cái sẽ khó phát tài, phát lộc, người xưa bảo thế. Vì vậy tôi nhổ hai cái răng ấy.
Bình thực sự xúc động, đâu ngờ ông Tự lại sống vì con cháu đến vậy. Anh tính nói gì nhưng điện thoại di động của anh đổ chuông. Bình mở máy, tiếng Lung, cong trai trưởng ông Tự:
- Anh Bình có phải không? Tôi rất vui khi được tin giao thừa này anh đến đón giao thừa với ông già tôi. Nhờ anh nói với ông già rằng, gia đình tôi đón Tết đàng hoàng lắm. Sáng mai tụi này tiếp khách tại nhà, mùng Hai đi chúc Tết bạn hữu, mùng Ba đi Suối Tiên, mùng Bốn mới đến ổng được. Hồi nãy giờ tôi và cô em gái trò chuyện với nhau và đều cảm động trước sự việc ổng nhổ hai cái răng còn dùng được ấy. Đó là một cử chỉ cao cả, một sự hi sinh vô bờ bến của người làm cha. Chúc anh đón Tết với ông già vui vẻ nghe.
Bình chuyển lời Lung tới ông Tự. Cùng lúc ấy dưới đồng hồ điểm giao thừa. Ông Tự châm một nén nhang cắm lên bàn thờ lạy ba cái, khấn lẩm bẩm. Lúc sau, ông quay lại, khuôn mặt chợt bừng lên niềm vui. Ông cười khoe hai chỗ răng khuyết.
Nguyễn Quốc Trung