Tự do cho một kiếp người
Tác giả: Nguyễn Thị Ấm
Có một nhà thơ, kiêm nhà viết kịch trẻ mà tôi vẫn hằng kính trọng. Một buổi hoàng hôn mùa xuân, tôi gặp anh. Anh ăn mặc lem luốc như một người đạp xích lô. Một tay anh ôm bọc quần áo, một tay anh ôm chồng sách buộc bằng dây gai. Nhưng mặt mũi hí hởn vui lắm. Tôi gật đầu chào anh. Anh khoe .
- Tôi bị vợ đuổi rồi.
- Sao vậy?
- Không kiếm được tiền nuôi vợ con chứ sao.
Tôi nhìn anh ái ngại. Xưa nay số người cầm bút chỉ có một phần ba trong số họ bình thường. Số còn lại, không chống nổi những cám dỗ của cuộc sống. Họ thường sống vật vờ như những chiếc lá cây nổi lên trên vũng nước sau trận mưa. Người đàn bà bào chả may lấy phải họ chắc chắn khổ lắm. Bắt họ sống theo qui luật bình thường của kiếp người, không thể được. Nuông chiều họ ư, muôn đời không được. Làm sao bây giờ? Nhưng không nên đuổi chồng ra khỏi nhà.
Một nhà thơ trẻ nổi tiếng, ra cuộc đời, chắc chắn có nhiều chuyện lắm lắm. Bao giờ cuộc đời cũng có những cô gái trẻ yêu thích nhà thơ. Tâm hồn của các cô gái này cũng giống như ”cây đàn muôn điệu“. Cây đàn hàng ngàn sợi dây. Trong đó chỉ có một sợi reo được khúc nhạc vi vu. Sợi này, chỉ có những nhà thơ mới gảy được. Thơ ca hôm nay vô duyên với cuộc đời, và rất có duyên với đàn bà, nhất là đàn bà đẹp. Những nhà thơ thường có cái tật rất đáng yêu: họ có thể yêu tới lần thứ một trăm, nhưng lần nào cũng mê man như mối tình đầu vậy. Tất nhiên nhà thơ mà mê, các cô còn mê mẩn hơn nữa. Trong cái vòng lẩn quẩn của ái tình, bao giờ nó cũng rối như một mối tơ hồng. Cổ nhân ngày xưa cũng chịu không gỡ nổi.
Tôi đang bần thần nghĩ lung tung thì nhà thơ chào tôi ra đi. Tôi nói với theo anh.
- Có tiền chưa?
Anh chỉ tay lên trời. Bầu trời trong vắt.. Nửa mảnh trăng đầu tháng, sáng như bạc nén, mọc sớm. Anh trả lời.
- Tiền kia kìa. Đem nó vào cửa hàng vàng bạc mà bán.
Tôi nghĩ thầm. Chịu các bố thật. Các vị muốn đem mảnh trăng duy nhất của cả nhân loại bán lấy tiền tiêu. May mắn, người đàn ông hôm nay không có quyền bán vợ. Chứ nếu không, vợ con cũng bị đem đi bán. Anh nhà thơ bước đi, vừa đi vừa hát.
- Trái đất bé tẹo tròn xoe.
Trái đất hôm nay không một bóng người
Ta cô đơn...
Ta tự do...
Đến đây, nhà thơ tắc tị. Anh hát tiếp:“ là lá la... là lá la...“. Anh đi khuất trong phố. Tôi nhìn theo bật cười...
Tôi lại vốn rất thân với chị vợ của nhà thơ nọ. Một tháng sau, chị đến gõ cửa nhà tôi tìm chồng. Tôi hỏi chị.
- Tại sao chị đuổi anh ấy đi?
- Chúng em dỗi nhau đấy thôi... Anh ấy nhân cớ chạy thẳng.
- Dại rồi... Bây giờ phải tìm nhanh...
- Tìm đâu?
Tôi gắt: ”Tìm khắp cái thành phố này chứ sao.“
Chị vợ lắc đầu, buồn bã bước đi. Trong khi đó, tôi đoán anh nhà thơ rất hạnh phúc. Đêm nay anh sẽ không cô đơn. Các nhà thơ không bao giờ chịu đi một mình trong đêm cô đơn. Bên anh sẽ có một cô gái vừa trẻ vừa xinh. Vai cô khoác một túi du lịch nhỏ. Họ sẽ đi một vòng quanh trái đất. Có trời mới biết họ nói gì... và làm gì...
Cuộc đời trôi đi, ai cũng buồn vì nó thường đơn điệu. Những đêm mưa ngồi một mình trong phòng, tôi rất muốn như anh nhà thơ nọ. Những người hay hư hỏng thì lại có hạnh phúc. Còn tôi, người rất đứng đắn nhưng lại bất hạnh. Trong muôn nỗi buồn, nỗi buồn của một người đàn ông có vợ, không có tình nhân lại là nỗi buồn lớn nhất...
Kiếp nhân sinh, vô tình lại dễ gặp nhau. Hai tháng sau, trên một đường phố vắng, tôi gặp anh. Đúng như dự đoán, từ xa tôi đã thấy anh đi bên một cô gái. Nàng mặc quần bò mài, áo phông trắng muốt. Tôi thầm ghen với anh. Nhưng đi đến gần thì mái tóc của nàng dựng lên như trái mâm xôi. Nàng bị chột mặt, mặt rỗ, mồm rộng. Trên hàm răng đều tăm tắp lại bị gãy mất hai chiếc. Gió đêm thổi qua đó, nghe vi vu như tiếng sáo diều. Nhà thơ để người tình đứng khuất ở một góc đường, rồi bước lại nói chuyện với tôi.
- Anh không về nhà ư? - tôi hỏi
- Không.... Về nhà với vợ mất tự do. tôi muốn tự do cho một kiếp người.
- Anh không sợ ư?
- Sợ gì?
- Sida!
Nhà thơ nghe thấy tôi nhắc đến tên con bệnh khủng khiếp của thê kỷ, anh im lặng. Biết tính các nhà thơ. Tôi đến bên thì thào vào tai mấy câu. Sau đó chúng tôi chia tay.
Vài hôm sau, tôi đến tìm vợ anh. Tôi chỉ cho chị biết chỗ ở bí mật của anh. Chị vợ khóc lóc cảm động đến ngay tìm chồng. Đến nơi, chị bắt gặp nhà thơ đương ngồi nói chuyện với hai cô diễn viên điện ảnh đẹp như tiên. Chị vợ tròn mắt vừa phục vừa sợ chồng. Được tôi dặn trước, chị nín nhịn lẳng lặng vào dắt tay ông chồng về. Nhà thơ sau một hồi cự nự, rồi cũng đi theo vợ. Rất may, nhà thơ của chúng ta còn nguyên vẹn trong trắng...
Từ đó trở đi, nhà thơ bạn tôi không thấy đòi tự do cho một kiếp người nữa.
Có một nhà thơ, kiêm nhà viết kịch trẻ mà tôi vẫn hằng kính trọng. Một buổi hoàng hôn mùa xuân, tôi gặp anh. Anh ăn mặc lem luốc như một người đạp xích lô. Một tay anh ôm bọc quần áo, một tay anh ôm chồng sách buộc bằng dây gai. Nhưng mặt mũi hí hởn vui lắm. Tôi gật đầu chào anh. Anh khoe .
- Tôi bị vợ đuổi rồi.
- Sao vậy?
- Không kiếm được tiền nuôi vợ con chứ sao.
Tôi nhìn anh ái ngại. Xưa nay số người cầm bút chỉ có một phần ba trong số họ bình thường. Số còn lại, không chống nổi những cám dỗ của cuộc sống. Họ thường sống vật vờ như những chiếc lá cây nổi lên trên vũng nước sau trận mưa. Người đàn bà bào chả may lấy phải họ chắc chắn khổ lắm. Bắt họ sống theo qui luật bình thường của kiếp người, không thể được. Nuông chiều họ ư, muôn đời không được. Làm sao bây giờ? Nhưng không nên đuổi chồng ra khỏi nhà.
Một nhà thơ trẻ nổi tiếng, ra cuộc đời, chắc chắn có nhiều chuyện lắm lắm. Bao giờ cuộc đời cũng có những cô gái trẻ yêu thích nhà thơ. Tâm hồn của các cô gái này cũng giống như ”cây đàn muôn điệu“. Cây đàn hàng ngàn sợi dây. Trong đó chỉ có một sợi reo được khúc nhạc vi vu. Sợi này, chỉ có những nhà thơ mới gảy được. Thơ ca hôm nay vô duyên với cuộc đời, và rất có duyên với đàn bà, nhất là đàn bà đẹp. Những nhà thơ thường có cái tật rất đáng yêu: họ có thể yêu tới lần thứ một trăm, nhưng lần nào cũng mê man như mối tình đầu vậy. Tất nhiên nhà thơ mà mê, các cô còn mê mẩn hơn nữa. Trong cái vòng lẩn quẩn của ái tình, bao giờ nó cũng rối như một mối tơ hồng. Cổ nhân ngày xưa cũng chịu không gỡ nổi.
Tôi đang bần thần nghĩ lung tung thì nhà thơ chào tôi ra đi. Tôi nói với theo anh.
- Có tiền chưa?
Anh chỉ tay lên trời. Bầu trời trong vắt.. Nửa mảnh trăng đầu tháng, sáng như bạc nén, mọc sớm. Anh trả lời.
- Tiền kia kìa. Đem nó vào cửa hàng vàng bạc mà bán.
Tôi nghĩ thầm. Chịu các bố thật. Các vị muốn đem mảnh trăng duy nhất của cả nhân loại bán lấy tiền tiêu. May mắn, người đàn ông hôm nay không có quyền bán vợ. Chứ nếu không, vợ con cũng bị đem đi bán. Anh nhà thơ bước đi, vừa đi vừa hát.
- Trái đất bé tẹo tròn xoe.
Trái đất hôm nay không một bóng người
Ta cô đơn...
Ta tự do...
Đến đây, nhà thơ tắc tị. Anh hát tiếp:“ là lá la... là lá la...“. Anh đi khuất trong phố. Tôi nhìn theo bật cười...
Tôi lại vốn rất thân với chị vợ của nhà thơ nọ. Một tháng sau, chị đến gõ cửa nhà tôi tìm chồng. Tôi hỏi chị.
- Tại sao chị đuổi anh ấy đi?
- Chúng em dỗi nhau đấy thôi... Anh ấy nhân cớ chạy thẳng.
- Dại rồi... Bây giờ phải tìm nhanh...
- Tìm đâu?
Tôi gắt: ”Tìm khắp cái thành phố này chứ sao.“
Chị vợ lắc đầu, buồn bã bước đi. Trong khi đó, tôi đoán anh nhà thơ rất hạnh phúc. Đêm nay anh sẽ không cô đơn. Các nhà thơ không bao giờ chịu đi một mình trong đêm cô đơn. Bên anh sẽ có một cô gái vừa trẻ vừa xinh. Vai cô khoác một túi du lịch nhỏ. Họ sẽ đi một vòng quanh trái đất. Có trời mới biết họ nói gì... và làm gì...
Cuộc đời trôi đi, ai cũng buồn vì nó thường đơn điệu. Những đêm mưa ngồi một mình trong phòng, tôi rất muốn như anh nhà thơ nọ. Những người hay hư hỏng thì lại có hạnh phúc. Còn tôi, người rất đứng đắn nhưng lại bất hạnh. Trong muôn nỗi buồn, nỗi buồn của một người đàn ông có vợ, không có tình nhân lại là nỗi buồn lớn nhất...
Kiếp nhân sinh, vô tình lại dễ gặp nhau. Hai tháng sau, trên một đường phố vắng, tôi gặp anh. Đúng như dự đoán, từ xa tôi đã thấy anh đi bên một cô gái. Nàng mặc quần bò mài, áo phông trắng muốt. Tôi thầm ghen với anh. Nhưng đi đến gần thì mái tóc của nàng dựng lên như trái mâm xôi. Nàng bị chột mặt, mặt rỗ, mồm rộng. Trên hàm răng đều tăm tắp lại bị gãy mất hai chiếc. Gió đêm thổi qua đó, nghe vi vu như tiếng sáo diều. Nhà thơ để người tình đứng khuất ở một góc đường, rồi bước lại nói chuyện với tôi.
- Anh không về nhà ư? - tôi hỏi
- Không.... Về nhà với vợ mất tự do. tôi muốn tự do cho một kiếp người.
- Anh không sợ ư?
- Sợ gì?
- Sida!
Nhà thơ nghe thấy tôi nhắc đến tên con bệnh khủng khiếp của thê kỷ, anh im lặng. Biết tính các nhà thơ. Tôi đến bên thì thào vào tai mấy câu. Sau đó chúng tôi chia tay.
Vài hôm sau, tôi đến tìm vợ anh. Tôi chỉ cho chị biết chỗ ở bí mật của anh. Chị vợ khóc lóc cảm động đến ngay tìm chồng. Đến nơi, chị bắt gặp nhà thơ đương ngồi nói chuyện với hai cô diễn viên điện ảnh đẹp như tiên. Chị vợ tròn mắt vừa phục vừa sợ chồng. Được tôi dặn trước, chị nín nhịn lẳng lặng vào dắt tay ông chồng về. Nhà thơ sau một hồi cự nự, rồi cũng đi theo vợ. Rất may, nhà thơ của chúng ta còn nguyên vẹn trong trắng...
Từ đó trở đi, nhà thơ bạn tôi không thấy đòi tự do cho một kiếp người nữa.