watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Lưu Lạc Bên Đời - tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo Nguyễn Thị Phương Thảo

Lưu Lạc Bên Đời

Tác giả: Nguyễn Thị Phương Thảo

Sau 4 năm lặn lội ở vùng huyện xa xôi, tôi được về trường trung tâm tỉnh. Tiết dạy đầu tiên rơi vào lớp 11B. Suốt tiết ấy, có một đôi "hột nhãn" cứ nhìn tôi chăm chú. Khi tôi nhìn lại, lập tức nó biến mất dưới hai hàng mi cong đã bắt đầu có vẻ e ấp của con gái.
Sự cố xảy ra ở tuần thứ tư. Lúc kiểm tra bài Nguyễn Du - Truyện Kiều, tôi đặt câu hỏi và chấm vào sở lớp.
- Mời em Bảo Trân!
Một học sinh đứng lên: "Thưa, cô gọi Trân nào?"
Thì ra cách 3 dòng còn có một tên Bảo Trân - Bảo Trân (Công)... Bảo Trân (Trần). "Mời em Bảo Trân họ Công!"
Có tiếng con trai tinh nghịch cất lên:
- Thẳng chứ không cong cô ơi!
Lớp cười rộ. Tôi ghi ngay tên tay "đột quậy" kia vào sổ đầu bài. "Em Trân đâu? Nhanh lên!"
Chính là cô bé. Đôi hột nhãn tiến về phía tôi, gò má vẫn còn ửng đỏ. Cô bé trả lời trôi chảy. Tôi yêu cầu em phân tích một câu Kiều. Cô bé đã làm nổi lên nhiều tiếng xuýt xoa từ đám bạn. "Khá quá! Phải chi học sinh nào cũng vậy". Tôi thầm nghĩ.
Lớp 11B, có hai Bảo Trân. Công Tằng Tôn Nữ Lê Đình Bảo Trân, là cô bé, và Trần Bảo Trân. Vì cách viết vắn tắt này của Giám thị mà đa số chúng tôi bị hố khi gọi kiểm tra.
Cô bé gốc Huế. Giọng nói có lẽ còn ảnh hưởng gia đình nên pha một vài âm trọ trẹ rất dễ thương, cũng thường là đầu đề để chọc phá cho cả lớp.
- Trân ơi! Hôm nay "răng" Trân đi bộ?
- Trân nì! Hồi nãy có người lại đây hỏi "o" Trân.
v.v... Cứ vậy mà hay khóc, hay phụng phịu và cũng dễ phì cười.
Nhà tôi ở ngoại ô. Con đường nằm quanh bảy quẹo mà cua quẹo cuối là góc đường có ngôi nhà cuả Trân. Ở đó, tôi đã nhiều lần bắt gặp những "cái đầu húi cua" lảng vảng. Chà! Cô bé lớn rồi, đã thành một nụ hoa giữa vườn hoa con gái!... Vậy đó mà vẫn còn trẻ con. Tôi đã từng bắt gặp em cuống quít khi nghe tiếng chuông của ông bán... càrem, đã từng được em tặng những nụ cười bối rối khi bị bắt gặp làm con nít ăn quà rong. Không hiểu từ lúc nào, tôi gần em hơn...
Một lần em mạnh dạn mời tôi ghé nhà. Căn nhà rộng thênh, một góc sân trồng đầy hoa kiểng qúy. Ở đó chỉ có em và người vú già. Hai tuần một lần, em mới gặp ba mẹ và anh chị từ thành phố về. Trên cái bàn nhỏ kê sát cụm quỳnh hoa, em đã đãi tôi món... cà rem(!); sau đó là một chầu nho tươi ướp lạnh. "Cuả mẹ mang về hôm trước", và cuối cùng là rau câu. Trời ạ. Tôi tự nhận là mình cũng tương đối dễ chịu, nhưng thực ra chưa bao giờ tôi đùa quá trớn. Vậy mà lần đó tôi đã phải ôm bụng cười suýt sặc, khi em lễ mễ đưa tôi một cốc coca-cola sủi bọt. "Uống đi cô! Tiêu bụng tốt lắm!" Kèm theo là 1 hộp ... cù là(!). Em đã ngơ ngác nhìn tôi cười, càng ngơ ngác hơn khi tôi hỏi: "Sao em không đưa luôn Ganidan cho cô?", để rồi khi chợt hiểu, em cười còn dữ dội hơn tôi. Rất may là chúng tôi có khoảng hàng rào dày chắn tầm mắt người đi đường. Tôi thú vị khi được biết nhiều điều về em "Cô út là vua ăn cà rem. Tôi hăm mét ông bà cũng không sợ, "Cô út nhắc cô hoài...". Hình như trong cái ốc đảo bình yên này, em là một thiên thần nhỏ bé. Trên bàn học cuả "thiên thần", tôi phát hiện một ghi chép ngồ ngộ.
- Ngày... Cô dạy tiết đầu tiên. Trẻ. Giống chị Hai.
- Ngày... Cô cắt tóc.
- Ngày... Cô gọi trả bài. Lớp "quê" mình. Ứ sợ!
- Ngày... Cô mặc áo dài trắng. Y nữ sinh.
"Ai vậy em?" Cô bé đỏ mặt cười khì, chỉ vào 1 dòng.
- Ngày... Cô giảng Nguyễn Du. Thương Nguyễn Du mồ côi, thương cô Kiều muốn khóc.
Ông Chiêu Bảy ơi! Cô Kiều ơi! Có người đang khóc thương đây!
Cảm ơn! Cảm ơn em! Nghề làm thầy có cần chi nhiều hơn thế...
Tôi để ý, em tiếp nhận môn văn dường như từ đôi mắt đến vành tai bé xíu nghiên nghiêng và cả cái khuôn miệng con gái còn vướng nét trẻ thơ. Đặc biệt với văn học sử, nhất là văn học phong kiến tôi không thể tả được nét mặt em. Tôi hiểu rồi. Công Tằng Tôn Nữ... Có phải em đang mơ về thời đại những ông hoàng bà chúa, những cung các đền đài quyền quý đầy nghi lễ? Nơi đó đã ghi dấu những cái tốt đẹp và xấu xa, nhân đức và tội lỗi của các triều vua. Có phải em đang tự hỏi đáp về dòng dõi của mình? Sao thế? Đôi mắt lúc sáng rực, lúc tối sầm, lúc chìm đắm suy tư?...
Học kỳ I, Trân là học sinh duy nhất đạt 8,1 môn văn. Vậy mà sang học kỳ II, em học sút đi trông thấy. Buồn hơn, lơ đãng hơn. Nhiều lần tôi đã phải phê bình em tại lớp. Cô bé luôn cúi gầm lúc bị rầy. Đôi khi em ngước lên, tôi thoáng thấy có một giọt nước mắt rơi...
Đầu tháng 3, Trân vắng mặt suốt 2 tuần. Sau tôi được biết em lên thành phố cùng gia đình hoàn tất thủ tục xuất cảnh diện HO. Một lần, sau buổi học, em rụt rè đến bên tôi:
- Thưa cô...
- Gì vậy em?
- Cô buồn em lắm phải không? Em...
- Đừng em. Cô biết rồi. Bao giờ em đi?
- Em cũng chưa biết, nghe nói khoảng hai tháng nữa. Ba bắt em ở nhà. Ba bảo có học cho lắm thì qua đó cũng phải học lại tất cả, vì... chết! Em xin lỗi cô...
- Không sao em à!
- Thưa cô. Mẹ em cũng vậy, nhưng không cấm em đi học. Mẹ bảo chỉ sợ em luyện sinh ngữ không kịp. Từ nhỏ đến giờ, em chỉ được nghe ba mẹ nhắc về gia thế, dòng dõi. Chẳng ai dạy em cái gì, trừ Vú và Cô. Dòng dõi là gì hở cô? Em đã hiểu thêm nhiều điều mà ba mẹ không bao giờ nhắc tới. Duy chỉ có 1 câu mẹ thường bảo em: "Nếu còn thời Đế vương, con đã là một quận chúa"...
Tôi im lặng đặt tay lên vai em. Chợt em ngẩng đầu lên:
- Còn bây giờ, quận chúa Việt Nam đang mỗi ngày học làm dân Mỹ...
"Ngày... tháng...
Cô kính thương, đã 3 tuần em nghỉ học, nhớ cô, nhớ lớp lắm. Ba mẹ đã bán ngôi nhà rồi cô ạ! Tuần tới em về thành phố đợi chuyến bay. Cô ghi lại cho em cái gì đi! Cô ơi, em có cảm giác như mình là một kẻ tạm trú trên chính xứ sở mình. Thế là xong, phải không cô?..."
"Phải, Trân ơi! Thế là cô mất một khán giả trung thành, liều thuốc trợ lực cô trên bục giảng. Giọt nước mắt nào rơi từ mắt em, mai sau có còn mặn môi em trên đất lạ? Cô nữ sinh Bảo Trân xếp lại chiếc áo dài trắng tinh, bộ đồng phục không có trong những ngôi trường cao ốc Mỹ. Này là xấp thơ của các cậu trai hôm nào em còn cười khúc khích đưa tôi xem. "Cô đừng cười! Cô dạy em phải làm răng?" Tôi đã bật cười vì tiếng "răng" ngộ nghĩnh. "Cô có phải thần tình yêu đâu!". "Ứ! Cô biết cô dạy Trân đi!". Tội nghiệp em tôi! Cô bé con nhà giàu mà hay cô quạnh. "Cô nì! Cái ni cô xem kỹ cho em. Dạ? Có hơi... mên mến thôi. Anh Bảo hiền lắm, lại mồ côi, sinh viên Cao Đẳng Mỹ Thuật. Anh xin hè này được vẽ chân dung em. Vẽ cô nữa em mới chịu. Được không cô? Em có nên viết thư không?"...
Trang giấy ngồ ngộ viết về cô còn không em? Em ngừng ở ngày nào? Trong những người chủ mới dọn về sẽ có ai thay thế em đứng đợi bác bán cà rem quen thuộc? Còn cậu con trai mà co chưa biết mặt, Bảo - bức chân dung đợi muà hè sinh viên sẽ lên khung. Muà hè nào để em lần đầu run run ngồi yên, cho một đôi mắt con trai yêu thương ngắm nhìn và lia bàn tay trìu mến trên khung vẽ? "Cô cho em xin lại... Em không trả lời ai cả. Vậy tốt hơn phải không cô? Còn anh Bảo, làm anh ấy buồn thêm tội lắm, chẳng thà..."
Ôi! Thế là xong, phải không Bảo Trân!

Nguyễn Thị Phương Thảo
(Gv. PTTH Nguyễn Đình Chiểu - Bến Tre)



Sau 4 năm lặn lội ở vùng huyện xa xôi, tôi được về trường trung tâm tỉnh. Tiết dạy đầu tiên rơi vào lớp 11B. Suốt tiết ấy, có một đôi "hột nhãn" cứ nhìn tôi chăm chú. Khi tôi nhìn lại, lập tức nó biến mất dưới hai hàng mi cong đã bắt đầu có vẻ e ấp của con gái.

Sự cố xảy ra ở tuần thứ tư. Lúc kiểm tra bài Nguyễn Du - Truyện Kiều, tôi đặt câu hỏi và chấm vào sở lớp.

- Mời em Bảo Trân!

Một học sinh đứng lên: "Thưa, cô gọi Trân nào?"

Thì ra cách 3 dòng còn có một tên Bảo Trân - Bảo Trân (Công)... Bảo Trân (Trần). "Mời em Bảo Trân họ Công!"

Có tiếng con trai tinh nghịch cất lên:

- Thẳng chứ không cong cô ơi!

Lớp cười rộ. Tôi ghi ngay tên tay "đột quậy" kia vào sổ đầu bài. "Em Trân đâu? Nhanh lên!"

Chính là cô bé. Đôi hột nhãn tiến về phía tôi, gò má vẫn còn ửng đỏ. Cô bé trả lời trôi chảy. Tôi yêu cầu em phân tích một câu Kiều. Cô bé đã làm nổi lên nhiều tiếng xuýt xoa từ đám bạn. "Khá quá! Phải chi học sinh nào cũng vậy". Tôi thầm nghĩ.

Lớp 11B, có hai Bảo Trân. Công Tằng Tôn Nữ Lê Đình Bảo Trân, là cô bé, và Trần Bảo Trân. Vì cách viết vắn tắt này của Giám thị mà đa số chúng tôi bị hố khi gọi kiểm tra.

Cô bé gốc Huế. Giọng nói có lẽ còn ảnh hưởng gia đình nên pha một vài âm trọ trẹ rất dễ thương, cũng thường là đầu đề để chọc phá cho cả lớp.

- Trân ơi! Hôm nay "răng" Trân đi bộ?

- Trân nì! Hồi nãy có người lại đây hỏi "o" Trân.

v.v... Cứ vậy mà hay khóc, hay phụng phịu và cũng dễ phì cười.

Nhà tôi ở ngoại ô. Con đường nằm quanh bảy quẹo mà cua quẹo cuối là góc đường có ngôi nhà cuả Trân. Ở đó, tôi đã nhiều lần bắt gặp những "cái đầu húi cua" lảng vảng. Chà! Cô bé lớn rồi, đã thành một nụ hoa giữa vườn hoa con gái!... Vậy đó mà vẫn còn trẻ con. Tôi đã từng bắt gặp em cuống quít khi nghe tiếng chuông của ông bán... càrem, đã từng được em tặng những nụ cười bối rối khi bị bắt gặp làm con nít ăn quà rong. Không hiểu từ lúc nào, tôi gần em hơn...

Một lần em mạnh dạn mời tôi ghé nhà. Căn nhà rộng thênh, một góc sân trồng đầy hoa kiểng qúy. Ở đó chỉ có em và người vú già. Hai tuần một lần, em mới gặp ba mẹ và anh chị từ thành phố về. Trên cái bàn nhỏ kê sát cụm quỳnh hoa, em đã đãi tôi món... cà rem(!); sau đó là một chầu nho tươi ướp lạnh. "Cuả mẹ mang về hôm trước", và cuối cùng là rau câu. Trời ạ. Tôi tự nhận là mình cũng tương đối dễ chịu, nhưng thực ra chưa bao giờ tôi đùa quá trớn. Vậy mà lần đó tôi đã phải ôm bụng cười suýt sặc, khi em lễ mễ đưa tôi một cốc coca-cola sủi bọt. "Uống đi cô! Tiêu bụng tốt lắm!" Kèm theo là 1 hộp ... cù là(!). Em đã ngơ ngác nhìn tôi cười, càng ngơ ngác hơn khi tôi hỏi: "Sao em không đưa luôn Ganidan cho cô?", để rồi khi chợt hiểu, em cười còn dữ dội hơn tôi. Rất may là chúng tôi có khoảng hàng rào dày chắn tầm mắt người đi đường. Tôi thú vị khi được biết nhiều điều về em "Cô út là vua ăn cà rem. Tôi hăm mét ông bà cũng không sợ, "Cô út nhắc cô hoài...". Hình như trong cái ốc đảo bình yên này, em là một thiên thần nhỏ bé. Trên bàn học cuả "thiên thần", tôi phát hiện một ghi chép ngồ ngộ.

- Ngày... Cô dạy tiết đầu tiên. Trẻ. Giống chị Hai.
- Ngày... Cô cắt tóc.
- Ngày... Cô gọi trả bài. Lớp "quê" mình. Ứ sợ!
- Ngày... Cô mặc áo dài trắng. Y nữ sinh.

"Ai vậy em?" Cô bé đỏ mặt cười khì, chỉ vào 1 dòng.

- Ngày... Cô giảng Nguyễn Du. Thương Nguyễn Du mồ côi, thương cô Kiều muốn khóc.

Ông Chiêu Bảy ơi! Cô Kiều ơi! Có người đang khóc thương đây!

Cảm ơn! Cảm ơn em! Nghề làm thầy có cần chi nhiều hơn thế...

Tôi để ý, em tiếp nhận môn văn dường như từ đôi mắt đến vành tai bé xíu nghiên nghiêng và cả cái khuôn miệng con gái còn vướng nét trẻ thơ. Đặc biệt với văn học sử, nhất là văn học phong kiến tôi không thể tả được nét mặt em. Tôi hiểu rồi. Công Tằng Tôn Nữ... Có phải em đang mơ về thời đại những ông hoàng bà chúa, những cung các đền đài quyền quý đầy nghi lễ? Nơi đó đã ghi dấu những cái tốt đẹp và xấu xa, nhân đức và tội lỗi của các triều vua. Có phải em đang tự hỏi đáp về dòng dõi của mình? Sao thế? Đôi mắt lúc sáng rực, lúc tối sầm, lúc chìm đắm suy tư?...

Học kỳ I, Trân là học sinh duy nhất đạt 8,1 môn văn. Vậy mà sang học kỳ II, em học sút đi trông thấy. Buồn hơn, lơ đãng hơn. Nhiều lần tôi đã phải phê bình em tại lớp. Cô bé luôn cúi gầm lúc bị rầy. Đôi khi em ngước lên, tôi thoáng thấy có một giọt nước mắt rơi...

Đầu tháng 3, Trân vắng mặt suốt 2 tuần. Sau tôi được biết em lên thành phố cùng gia đình hoàn tất thủ tục xuất cảnh diện HO. Một lần, sau buổi học, em rụt rè đến bên tôi:

- Thưa cô...

- Gì vậy em?

- Cô buồn em lắm phải không? Em...

- Đừng em. Cô biết rồi. Bao giờ em đi?

- Em cũng chưa biết, nghe nói khoảng hai tháng nữa. Ba bắt em ở nhà. Ba bảo có học cho lắm thì qua đó cũng phải học lại tất cả, vì... chết! Em xin lỗi cô...

- Không sao em à!

- Thưa cô. Mẹ em cũng vậy, nhưng không cấm em đi học. Mẹ bảo chỉ sợ em luyện sinh ngữ không kịp. Từ nhỏ đến giờ, em chỉ được nghe ba mẹ nhắc về gia thế, dòng dõi. Chẳng ai dạy em cái gì, trừ Vú và Cô. Dòng dõi là gì hở cô? Em đã hiểu thêm nhiều điều mà ba mẹ không bao giờ nhắc tới. Duy chỉ có 1 câu mẹ thường bảo em: "Nếu còn thời Đế vương, con đã là một quận chúa"...

Tôi im lặng đặt tay lên vai em. Chợt em ngẩng đầu lên:

- Còn bây giờ, quận chúa Việt Nam đang mỗi ngày học làm dân Mỹ...

"Ngày... tháng...

Cô kính thương, đã 3 tuần em nghỉ học, nhớ cô, nhớ lớp lắm. Ba mẹ đã bán ngôi nhà rồi cô ạ! Tuần tới em về thành phố đợi chuyến bay. Cô ghi lại cho em cái gì đi! Cô ơi, em có cảm giác như mình là một kẻ tạm trú trên chính xứ sở mình. Thế là xong, phải không cô?..."

"Phải, Trân ơi! Thế là cô mất một khán giả trung thành, liều thuốc trợ lực cô trên bục giảng. Giọt nước mắt nào rơi từ mắt em, mai sau có còn mặn môi em trên đất lạ? Cô nữ sinh Bảo Trân xếp lại chiếc áo dài trắng tinh, bộ đồng phục không có trong những ngôi trường cao ốc Mỹ. Này là xấp thơ của các cậu trai hôm nào em còn cười khúc khích đưa tôi xem. "Cô đừng cười! Cô dạy em phải làm răng?" Tôi đã bật cười vì tiếng "răng" ngộ nghĩnh. "Cô có phải thần tình yêu đâu!". "Ứ! Cô biết cô dạy Trân đi!". Tội nghiệp em tôi! Cô bé con nhà giàu mà hay cô quạnh. "Cô nì! Cái ni cô xem kỹ cho em. Dạ? Có hơi... mên mến thôi. Anh Bảo hiền lắm, lại mồ côi, sinh viên Cao Đẳng Mỹ Thuật. Anh xin hè này được vẽ chân dung em. Vẽ cô nữa em mới chịu. Được không cô? Em có nên viết thư không?"...

Trang giấy ngồ ngộ viết về cô còn không em? Em ngừng ở ngày nào? Trong những người chủ mới dọn về sẽ có ai thay thế em đứng đợi bác bán cà rem quen thuộc? Còn cậu con trai mà co chưa biết mặt, Bảo - bức chân dung đợi muà hè sinh viên sẽ lên khung. Muà hè nào để em lần đầu run run ngồi yên, cho một đôi mắt con trai yêu thương ngắm nhìn và lia bàn tay trìu mến trên khung vẽ? "Cô cho em xin lại... Em không trả lời ai cả. Vậy tốt hơn phải không cô? Còn anh Bảo, làm anh ấy buồn thêm tội lắm, chẳng thà..."

Ôi! Thế là xong, phải không Bảo Trân!


Nguyễn Thị Phương Thảo
(Gv. PTTH Nguyễn Đình Chiểu - Bến Tre)

Các tác phẩm khác của Nguyễn Thị Phương Thảo

Biển khát