watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Quán Gió Đìu Hiu - tác giả Nguyễn Thị Thảo An Nguyễn Thị Thảo An

Quán Gió Đìu Hiu

Tác giả: Nguyễn Thị Thảo An

Thật ra, tên quán là Hương Việt. Nó cũng không phải tọa lạc ở một chỗ đìu hiu quạnh quẽ, bốn mùa lộng gió như cái tên mà người ta đặt để. Ðấy là cái nhà hàng nằm giữa một khu phố Việt chỉ nhộn nhịp vào mỗi cuối tuần. Ngày thường vào quán, thực khách sẽ rất bối rối trong việc chọn thức ăn. Trong tấm thực đơn dài sọc, chỉ có vài món là có thể gọi được. Muốn dùng các món khác, thì phải đợi cuối tuần. Lý do? Trong khi chờ đợi, từ từ rồi ai cũng hiểu. Ðúng bốn mươi lăm phút, món đầu tiên sẽ được dọn ra. Mỗi mười lăm phút sau, từng món khác cũng được mang ra như thế. Thời gian trống trãi, dư giả để những câu chuyện khào nhạt dần. Người ta bắt đầu tò mò nhìn quanh quất. Từ cửa vào cho tới tận trong bếp, cũng chỉ có đúng một người. Ðó là bà chủ, vừa làm bồi, vừa làm bếp...
Mùa đông, nhà hàng tiết kiệm thêm hơi sưởi. Thực khách lèo tèo thưa thớt, làm hàng quán ngày càng lạnh lẽo. Người tới một lần, không muốn đến lần thứ hai. Cái tên quán Gió để chỉ hơi lạnh thốc vào thổi khách. Ðìu hiu là chỉ sự vắng vẻ lâu ngày. Không biết do ai đặt để. Bây giờ thì người thành phố chỉ gọi tắt nó là quán Gió.
Quán Gió đổi chủ theo kiểu xuân thu nhị kỳ. Sau cùng, nó trở thành một quán sách. Nhưng cái chữ " đìu hiu" giống như một lời trù ẻo, chưa chịu buông tha cho những người chủ mới. Một phần không may là ở đất không mấy ai sính văn chương chữ nghĩa, thế mà họ lại mở ngay một quán sách khang trang, phong phú.
Bà chủ, trạc sáu mươi, dáng người thấp bé và linh hoạt. Suốt ngày, hầu như không rời quầy sách, thế mà chuyện xa gần bà đều biết. Dừng lại trong quán đôi phút, khách có thể nghe ngóng được những tin đồn mới nhất trong ngày. Quán Gió, có thể coi là nơi lấy tin tức như các tửu lầu trong những truyện giang hồ kiếm hiệp. Chuyên trò dăm câu, người khách ghé quán lần đầu cũng cảm thấy quán hàng thân thuộc. Ngay cả những khách buồn chân tạt ngang quán, cũng khó lòng trở ra bằng tay không.
Ngoài tính bặt thiệp, bà còn có tài giới thiệu sách. Không như những diễn giả trong những buổi ra mắt sách, bà có cách riêng của bà. Phương châm độc đáo là sách cần người mua. Bằng mọi cách, bà phải thuyết phục khách chịu bỏ tiền mua một món hàng mà không chắc mình thích. Và, hàng mua rồi, không được trả lại. Bằng vào kinh nghiệm không biết tích lũy từ đâu, bà chào hàng không mấy khi lầm lẫn. Khách là đàn ông đứng tuổi, da dẻ sạm mầu bà kể cho một loạt hồi ký, hồi ký chiến tranh, hồi ký cải tạo, bút ký chiến trường... Khách là đàn bà, bà kể một hơi những truyện tình éo le mà tác giả là nhân vật chính. Nếu khách có dẫn theo mấy chú nhóc, bà vui vẻ chỉ cho xem các thứ sách dạy vần Việt ngữ, các loại video dạy những bài hát thiếu nhi... Khách là những ông bà già nhà quê, cổ quấn khăn và chân còn kéo lê tiếng dép kêu lẹp xẹp, bà lôi ra một mớ truyện Tầu diễn nghĩa... Nếu khách thuộc loại tuổi mới lớn, bà tận tay chỉ vẻ cho các cuốn cẩm nang xử dụng vi tính, tự điển hay hướ ng nghiệp... Nếu gặp khách lơ tơ mơ hỏi, có sách nào hay. Bà không ngần ngại tán tụng những cuốn sách mà đang bị dư luận báo chí đều lên tiếng... chửi. Có người cắc cớ hỏi, tại sao? Bà lẳng lặng mỉm cười không nói. Chỉ chỗ thân tình, bà mới than thở . Sách phát hành rồi, thiên hạ mới ồn ào phê phán. Không tìm cách bán gấp, có muốn cân giấy vụn cũng không biết chỗ nào. Nhưng không phải cứ giớ i thiệu hay, mà ai nấy cũng mua. Gặp khách không mấy nhàn rỗi, bà giới thiệu các loại báo chí. Nguyệt san, tuần san... dành cho mọi lứa tuổi. Túng cùng, gặp khách lười đọc bà mới trỏ tay vào tủ kính mời mua các loại CD ca nhạc. Vì thứ này, bà không cần tốn công phu cho lắm.
Ði vòng chung quanh quán, người ta chợt phát hiện Bà còn là người phân loại văn học không bè phái, và rất thực tế. Sách loại nào, xếp kệ nấy. Sách khảo cứu có nhiều kệ. Mỗi kệ là một ngành riêng biệt, như thể Hồi ký, Sử, Tôn giáo...à cho chí những ngành Nữ công gia chánh, Tử vi, Dịch lý được phân chia cẩn thận. Về tiểu thuyết cũng xếp thành nhiều kệ. Truyện Việt, truyện dịch, truyện đồng quê,... cũng đều đâu ra đấy. Hình như chỉ có một kệ, bà sắp xếp lộn xộn. Kệ cuối cùng, nằm nép trong một góc phòng. Trên, để những sách bọc cẩn thận bằng những tấm nhựa trong và hàng chữ "cấm vị thành niên. ... " . Dưới, là những cuốn tiểu thuyết như Yêu, Loạn. Vòng tay học trò...
Có người thắc mắc hỏi, đấy là những cuốn tiểu thuyết được xem là the bestsellers ngày xưa, và có những nhà văn lớn đồng thời giải thích rằng tác giả của nó theo chủ nghĩa hiện sinh thịnh hành thời đó. Cớ sao, giờ nó lại nằm dưới những cuốn sách bọc nhựa vô danh tiểu tốt kia. Bà ngơ ngác, chủ nghĩa hiện sinh là cái quái quỷ gì. Không cần biết, nội dung giống nhau, bà xếp cùng một loại. Bà giải thích, bà phân loại dựa theo khuynh hướ ng chọn sách của khách hàng. Chỉ có vậy, mới giúp họ tìm ra loại sách họ thích.
Nếu ai cắc cớ hỏi thêm, bà trả lời ngang phè, chỉ cần một chai rượu nhiều người ở đây cũng trở thành nhà phê bình văn học ngang xương. Bà bán những tác phẩm văn chương, dễ hơn bán những cuốn phê bình nghị luận.
Cũng có nhiều người ngẫm nghĩ, như bà thế mà sướng. Bán sách, công việc nhẹ nhàng, lại rỗi, tha hồ đọc sách. Lầm. Lầm to. Bà bảo thế. Không khi nào bà đọc sách. Bà chỉ nếm sách thôi. Sách về, mở vài trang đọc thử để phân loại, để biết hay dở... Nếm sách như nếm cà phê vậy. Không cần uống hết tách, mới biết cà phê đậm nhạt, ngon
hay không. Vả, nghề nào nghiệp nấy. Nghề bán sách cũng là một thứ làm dâu trăm họ. Khách vào quán cũng có nhiều hạng. Người bình dân, coi chữ nghĩa như món hàng phù phiếm. Ăn một tô phở , mua một vé hát không tiếc. Nhưng kỳ kèo từng đồng bạc khi chỉ mua một tờ báo để xem. Cũng có người, vào quán lật từng cuốn sách xem cả tiếng đồng hồ, gần hết sách mới dè bỉu chê bai đủ thứ. Hạng làm dáng thì cầu kỳ hơn, cứ hỏi những sách mà quán không có. Ðến khi sách về, thì cứ phớt lờ. Vốn liếng kẹt dần trong những khoản đó.
Nghề bán sách trong nước sau này, là một nghề khá giả. Ngoài số lượng độc giả đông đảo, còn có những yếu tố tâm lý và xã hội. Sách Việt cần độc giả Việt. Ðọc sách là một nhu cầu mở mang kiến thức. Hơn nữa, nó vẫn còn được xem là một thú tiêu khiển thanh cao. Không như bên này, bà than thở, có quá nhiều trò giải trí, nên con người đâm lười đọc sách, lười suy nghĩ.
Ðôi khi bà cũng có những niềm vui an ủi. Ðấy là khi tiếp xúc giới cầm viết, bà mới cảm thấy mình oai. Nhất là đối vớ i những người mới viết, tự in tác phẩm, mà lại là thơ. Bà bảo nhà thơ, thơ khó bán nhất, sao không viết văn. Bà lại bảo nhà văn, tiểu thuyết bán chậm lắm, sao không viết hồi ký, thiên hạ vẫn ưa biết chuyện thật hơn. Và bà tự hào, thời buổi lưu vong, những người đóng góp trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc không chỉ ở những người viết và người đọc. Nếu không có những người như bà, văn chương sao có thể tới tay người đọc. Mà bà, yêu người đọc có lẽ còn hơn người viết. Không ý tứ cao xa, đơn giản chỉ là người đọc là khách hàng. Những người này nuôi sống quán sách. Và chỉ có họ mớ i xóa được hai chữ " đìu hiu" mà bà ghét cay, ghét đắng.
Tuy nhiên, có những người khách bâng quơ trò chuyện, mà cứ như dẫn bà lạc vào một chân trời xa lạ. Khách bảo, văn chương bây giờ có nhiều cái mới lắm cơ. Bà ngạc nhiên. Khách kể lể, đường hướng mới bây giờ là ngắn và gọn. Một bài thơ có thể có vài chữ hay một chữ thôi, cũng đủ. Còn truyện, thì thật ngắn. Một trang có thể có ba truyện.
Bà bối rối, tỏ vẻ không hiểu. Khách thí dụ, thì giống như khi xây một căn nhà, người thợ sẽ trao cho bà cái cửa, phần còn lại là tùy bà.
Bà vẫn tỏ vẻ không hiểu. Người khách kiên nhẫn giải thích. Họ tiên đoán, trong thế kỷ tới, với sự phát triển kỷ thuật rất cao con người sẽ không có thời giờ đọc sách. Văn chương muốn sống còn, phải thật ngắn.
Người khách bỏ đi từ lâu, mà bà vẫn còn ngơ ngác. Bà nhìn cánh cửa. Cánh cửa vẫn đóng kín. Hình như nó vẫn nhốt hai chữ " đìu hiu" còn nằm kín trên một trang sách nào trong quán.

Nguyễn Thị Thảo An
nguồn: Tạp chí Văn Nghệ Ngàn Phương



Thật ra, tên quán là Hương Việt. Nó cũng không phải tọa lạc ở một chỗ đìu hiu quạnh quẽ, bốn mùa lộng gió như cái tên mà người ta đặt để. Ðấy là cái nhà hàng nằm giữa một khu phố Việt chỉ nhộn nhịp vào mỗi cuối tuần. Ngày thường vào quán, thực khách sẽ rất bối rối trong việc chọn thức ăn. Trong tấm thực đơn dài sọc, chỉ có vài món là có thể gọi được. Muốn dùng các món khác, thì phải đợi cuối tuần. Lý do? Trong khi chờ đợi, từ từ rồi ai cũng hiểu. Ðúng bốn mươi lăm phút, món đầu tiên sẽ được dọn ra. Mỗi mười lăm phút sau, từng món khác cũng được mang ra như thế. Thời gian trống trãi, dư giả để những câu chuyện khào nhạt dần. Người ta bắt đầu tò mò nhìn quanh quất. Từ cửa vào cho tới tận trong bếp, cũng chỉ có đúng một người. Ðó là bà chủ, vừa làm bồi, vừa làm bếp...

Mùa đông, nhà hàng tiết kiệm thêm hơi sưởi. Thực khách lèo tèo thưa thớt, làm hàng quán ngày càng lạnh lẽo. Người tới một lần, không muốn đến lần thứ hai. Cái tên quán Gió để chỉ hơi lạnh thốc vào thổi khách. Ðìu hiu là chỉ sự vắng vẻ lâu ngày. Không biết do ai đặt để. Bây giờ thì người thành phố chỉ gọi tắt nó là quán Gió.

Quán Gió đổi chủ theo kiểu xuân thu nhị kỳ. Sau cùng, nó trở thành một quán sách. Nhưng cái chữ " đìu hiu" giống như một lời trù ẻo, chưa chịu buông tha cho những người chủ mới. Một phần không may là ở đất không mấy ai sính văn chương chữ nghĩa, thế mà họ lại mở ngay một quán sách khang trang, phong phú.

Bà chủ, trạc sáu mươi, dáng người thấp bé và linh hoạt. Suốt ngày, hầu như không rời quầy sách, thế mà chuyện xa gần bà đều biết. Dừng lại trong quán đôi phút, khách có thể nghe ngóng được những tin đồn mới nhất trong ngày. Quán Gió, có thể coi là nơi lấy tin tức như các tửu lầu trong những truyện giang hồ kiếm hiệp. Chuyên trò dăm câu, người khách ghé quán lần đầu cũng cảm thấy quán hàng thân thuộc. Ngay cả những khách buồn chân tạt ngang quán, cũng khó lòng trở ra bằng tay không.

Ngoài tính bặt thiệp, bà còn có tài giới thiệu sách. Không như những diễn giả trong những buổi ra mắt sách, bà có cách riêng của bà. Phương châm độc đáo là sách cần người mua. Bằng mọi cách, bà phải thuyết phục khách chịu bỏ tiền mua một món hàng mà không chắc mình thích. Và, hàng mua rồi, không được trả lại. Bằng vào kinh nghiệm không biết tích lũy từ đâu, bà chào hàng không mấy khi lầm lẫn. Khách là đàn ông đứng tuổi, da dẻ sạm mầu bà kể cho một loạt hồi ký, hồi ký chiến tranh, hồi ký cải tạo, bút ký chiến trường... Khách là đàn bà, bà kể một hơi những truyện tình éo le mà tác giả là nhân vật chính. Nếu khách có dẫn theo mấy chú nhóc, bà vui vẻ chỉ cho xem các thứ sách dạy vần Việt ngữ, các loại video dạy những bài hát thiếu nhi... Khách là những ông bà già nhà quê, cổ quấn khăn và chân còn kéo lê tiếng dép kêu lẹp xẹp, bà lôi ra một mớ truyện Tầu diễn nghĩa... Nếu khách thuộc loại tuổi mới lớn, bà tận tay chỉ vẻ cho các cuốn cẩm nang xử dụng vi tính, tự điển hay hướ ng nghiệp... Nếu gặp khách lơ tơ mơ hỏi, có sách nào hay. Bà không ngần ngại tán tụng những cuốn sách mà đang bị dư luận báo chí đều lên tiếng... chửi. Có người cắc cớ hỏi, tại sao? Bà lẳng lặng mỉm cười không nói. Chỉ chỗ thân tình, bà mới than thở . Sách phát hành rồi, thiên hạ mới ồn ào phê phán. Không tìm cách bán gấp, có muốn cân giấy vụn cũng không biết chỗ nào. Nhưng không phải cứ giớ i thiệu hay, mà ai nấy cũng mua. Gặp khách không mấy nhàn rỗi, bà giới thiệu các loại báo chí. Nguyệt san, tuần san... dành cho mọi lứa tuổi. Túng cùng, gặp khách lười đọc bà mới trỏ tay vào tủ kính mời mua các loại CD ca nhạc. Vì thứ này, bà không cần tốn công phu cho lắm.

Ði vòng chung quanh quán, người ta chợt phát hiện Bà còn là người phân loại văn học không bè phái, và rất thực tế. Sách loại nào, xếp kệ nấy. Sách khảo cứu có nhiều kệ. Mỗi kệ là một ngành riêng biệt, như thể Hồi ký, Sử, Tôn giáo...à cho chí những ngành Nữ công gia chánh, Tử vi, Dịch lý được phân chia cẩn thận. Về tiểu thuyết cũng xếp thành nhiều kệ. Truyện Việt, truyện dịch, truyện đồng quê,... cũng đều đâu ra đấy. Hình như chỉ có một kệ, bà sắp xếp lộn xộn. Kệ cuối cùng, nằm nép trong một góc phòng. Trên, để những sách bọc cẩn thận bằng những tấm nhựa trong và hàng chữ "cấm vị thành niên. ... " . Dưới, là những cuốn tiểu thuyết như Yêu, Loạn. Vòng tay học trò...

Có người thắc mắc hỏi, đấy là những cuốn tiểu thuyết được xem là the bestsellers ngày xưa, và có những nhà văn lớn đồng thời giải thích rằng tác giả của nó theo chủ nghĩa hiện sinh thịnh hành thời đó. Cớ sao, giờ nó lại nằm dưới những cuốn sách bọc nhựa vô danh tiểu tốt kia. Bà ngơ ngác, chủ nghĩa hiện sinh là cái quái quỷ gì. Không cần biết, nội dung giống nhau, bà xếp cùng một loại. Bà giải thích, bà phân loại dựa theo khuynh hướ ng chọn sách của khách hàng. Chỉ có vậy, mới giúp họ tìm ra loại sách họ thích.

Nếu ai cắc cớ hỏi thêm, bà trả lời ngang phè, chỉ cần một chai rượu nhiều người ở đây cũng trở thành nhà phê bình văn học ngang xương. Bà bán những tác phẩm văn chương, dễ hơn bán những cuốn phê bình nghị luận.

Cũng có nhiều người ngẫm nghĩ, như bà thế mà sướng. Bán sách, công việc nhẹ nhàng, lại rỗi, tha hồ đọc sách. Lầm. Lầm to. Bà bảo thế. Không khi nào bà đọc sách. Bà chỉ nếm sách thôi. Sách về, mở vài trang đọc thử để phân loại, để biết hay dở... Nếm sách như nếm cà phê vậy. Không cần uống hết tách, mới biết cà phê đậm nhạt, ngon
hay không. Vả, nghề nào nghiệp nấy. Nghề bán sách cũng là một thứ làm dâu trăm họ. Khách vào quán cũng có nhiều hạng. Người bình dân, coi chữ nghĩa như món hàng phù phiếm. Ăn một tô phở , mua một vé hát không tiếc. Nhưng kỳ kèo từng đồng bạc khi chỉ mua một tờ báo để xem. Cũng có người, vào quán lật từng cuốn sách xem cả tiếng đồng hồ, gần hết sách mới dè bỉu chê bai đủ thứ. Hạng làm dáng thì cầu kỳ hơn, cứ hỏi những sách mà quán không có. Ðến khi sách về, thì cứ phớt lờ. Vốn liếng kẹt dần trong những khoản đó.

Nghề bán sách trong nước sau này, là một nghề khá giả. Ngoài số lượng độc giả đông đảo, còn có những yếu tố tâm lý và xã hội. Sách Việt cần độc giả Việt. Ðọc sách là một nhu cầu mở mang kiến thức. Hơn nữa, nó vẫn còn được xem là một thú tiêu khiển thanh cao. Không như bên này, bà than thở, có quá nhiều trò giải trí, nên con người đâm lười đọc sách, lười suy nghĩ.

Ðôi khi bà cũng có những niềm vui an ủi. Ðấy là khi tiếp xúc giới cầm viết, bà mới cảm thấy mình oai. Nhất là đối vớ i những người mới viết, tự in tác phẩm, mà lại là thơ. Bà bảo nhà thơ, thơ khó bán nhất, sao không viết văn. Bà lại bảo nhà văn, tiểu thuyết bán chậm lắm, sao không viết hồi ký, thiên hạ vẫn ưa biết chuyện thật hơn. Và bà tự hào, thời buổi lưu vong, những người đóng góp trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc không chỉ ở những người viết và người đọc. Nếu không có những người như bà, văn chương sao có thể tới tay người đọc. Mà bà, yêu người đọc có lẽ còn hơn người viết. Không ý tứ cao xa, đơn giản chỉ là người đọc là khách hàng. Những người này nuôi sống quán sách. Và chỉ có họ mớ i xóa được hai chữ " đìu hiu" mà bà ghét cay, ghét đắng.

Tuy nhiên, có những người khách bâng quơ trò chuyện, mà cứ như dẫn bà lạc vào một chân trời xa lạ. Khách bảo, văn chương bây giờ có nhiều cái mới lắm cơ. Bà ngạc nhiên. Khách kể lể, đường hướng mới bây giờ là ngắn và gọn. Một bài thơ có thể có vài chữ hay một chữ thôi, cũng đủ. Còn truyện, thì thật ngắn. Một trang có thể có ba truyện.

Bà bối rối, tỏ vẻ không hiểu. Khách thí dụ, thì giống như khi xây một căn nhà, người thợ sẽ trao cho bà cái cửa, phần còn lại là tùy bà.

Bà vẫn tỏ vẻ không hiểu. Người khách kiên nhẫn giải thích. Họ tiên đoán, trong thế kỷ tới, với sự phát triển kỷ thuật rất cao con người sẽ không có thời giờ đọc sách. Văn chương muốn sống còn, phải thật ngắn.

Người khách bỏ đi từ lâu, mà bà vẫn còn ngơ ngác. Bà nhìn cánh cửa. Cánh cửa vẫn đóng kín. Hình như nó vẫn nhốt hai chữ " đìu hiu" còn nằm kín trên một trang sách nào trong quán.


Nguyễn Thị Thảo An
nguồn: Tạp chí Văn Nghệ Ngàn Phương

Các tác phẩm khác của Nguyễn Thị Thảo An

Những dòng sông không chảy

Mũi Lao

Đường ra khỏi basra

Đỉnh trời tròn

Cửa Búa

Con bù nhìn

726256-b526