Nô lệ
Tác giả: Nhất Linh
Một làng yên tĩnh ở vùng Thanh Sơn, đất ít núi nhiều, có con sông trong và mát xuôi dòng chẩy ra trường giang. Chỗ thung lũng thời cấy lúa, mưa thuận gió hòa, đời đời con cháu an cư lạc nghiệp.
Có một người muốn mở đồn điền xin khai khẩn; Nhà nước cho tạm khẩn từ mốc A đến mốc B, phu đồn cứ việc kéo dây thẳng để phân địa giới. Chính giữa trong đồn điền có ít ruộng của dân làng mà gần khắp là ruộng của một chàng nông phu kia.
Dân làng kêu ca, ông chủ đồn điền dỗ ngọt, cho các kỳ mục trong làng một bữa chén no say rồi phân giải rằng:
- Không, các ông không sợ, tôi đến đây các ông chỉ có lợi chứ không có hại, vì tôi trồng cà phê, các đàn em trong làng ai không việc làm tôi dùng cho cả, kiếm bát cơm mà ăn, còn ruộng của các ông trong đồn điền thời các ông cứ vào mà cầy cấy chứ tôi lấy làm gì mà tôi lấy thế nào được!
Kỳ mục mỗi người được năm đồng, khoan khoái ca tụng rồi giải tán; dân làng cũng không kêu ca kiện tụng gì; sống ở đời cơm no, áo mặc, ăn ở với nhau cho hòa hợp, thế là đủ chứ có biết đâu đến cái mánh khóe là thế nào; những dân ấy ta thường gọi là dân ngu.
Lệ Nhà nước xin đồn điền, trong ba tháng không có ai kêu ca thời được khẩn, và trong ba năm thời một phần ba miếng đất mình xin phải có trồng cây cối rồi.
Trong lúc đó dân làng vẫn vào trong đồn điền cầy cấy làm ăn như thường, chàng nông phu kia thấy lúa tốt thời mừng, thấy thóc nhiều thời hởi dạ, mà ruộng ở trong đồn điền không sợ cướp bóc gì lại càng vững tâm nữa.
ít lâu cà phê đã lên cao, một năm, một năm rưỡi. Ông chủ đồn điền ra lệnh cấm không cho ai qua lại vì trâu bò giẫm chết cà phê. Vì ông không nghĩ đến cái quyền mà dân làng được vào cầy cấy nên ông làm thế cũng là có lý lẽ lắm. Những người khỏe không phải là nhẫn tâm mà làm hại kẻ dưới đâu, nhưng chỉ tại không thèm để ý mà vô cớ làm hại đấy thôi. Nhưng kẻ dưới thì dẫu cho ông nhẫn tâm hay là ông vô ý cũng không làm gì được, phận nhỏ phận hèn, phải cắn răng mà chịu vậy.
Dân làng sợ thanh thế nên không dám nói gì, chàng nông phu kia tâng hẩng.
Dần dần những ruộng cầy cấy trước kia thành hoang điền, cỏ non tốt um, tưởng chừng chưa thấy lưỡi cầy nhát cuốc bao giờ. Chàng nông phu ta ngày ngày nhớ ruộng xin phép vào đồn điền, đứng trên đồi cà phê xanh tốt mà nhìn xuống ruộng mình, thấy ngọn cỏ cao dần, lòng đau như cắt: thỉnh thoảng thấy ông chủ đồn đứng xa xa, sai bảo mấy người phu, tiếng nói oai quyền dõng dạc như ông chúa tể một vùng ấy, chàng nông ta có ý sợ hãi, lại sực nghĩ tới mấy năm trước, ruộng mình mình cấy, đường mình mình đi, nghênh ngang ai nạt ai cấm.
Hồi ấy Hội đồng ủy viên xét đồn điền đến khám. Ông chủ đồn điền bèn tiếp đãi cẩn trọng đưa đi xem cà phê: xem đến khu ruộng ấy thời tuyệt nhiên là đất bỏ hoang rồi liền ghi vào biên bản là đất của đồn điền.
Nhà đồn làm trên đỉnh đồi cao rộng rãi mát mẻ, các hội viên đi từ sáng đã thấy mỏi mệt, ông chủ liền mời lên mở rượu giải khát, rồi làm việc: trí nhận xét các hội viên cũng theo hơi cháo ám mà tiêu tán đi hết; đến khi sâm banh nổ, thời chẳng chút áy náy rằng đã làm một việc bất công.
Vài năm sau, chàng nông phu kia chỉ còn ít thửa ruộng ở ngoài làm không đủ ăn. Đâu là những lúc thóc lúa gánh về đầy vựa đầy sân, đâu là những lúc cơm trắng cá tươi, vợ con hớn hở? Dần dần còn ít thửa ruộng cũng bán nốt; năm sau vợ chết, mấy đứa con, bò nheo bò nhóc. ở làng không tìm được việc làm phải đưa con lên chốn rừng xanh núi đỏ; hay lang thang ba bốn tháng trời rồi lại bỏ về chốn quê hương.
Nhân lúc ấy đồn điền đã có hoa lợi, cần nhiều người vào hái "cà", anh đã quẫn bách, nói với người cai xin vào làm phu trong đồn điền, coi ông chủ như thần như thánh, ca tụng, tâng bốc, hễ gặp đâu thời cúi rạp xuống tận đất. Ông chủ mắng một tiếng thời mặt cắt không được giọt máu, khen cho một câu thời bay bổng lên tận trời xanh! Cứ ai vào làm thời ông chủ lại cho một thửa ruộng mà làm ăn, ruộng ấy là ruộng của làng trước. Ân huệ mưa móc xiết bao!
Chàng nông phu trước kia tự do, bây giờ đem thân nô lệ một người.
Buổi chiều đến, thấy ngọn đèn sáng trên đồi, tiếng chó tây cắn người inh ỏi, anh em ngồi quanh bếp nói với nhau: "ấy, đèn ông chủ", "ấy, chó ông chủ".
Rút từ tập truyện ngắn Người quay tơ,
Nxb. Đời nay, Hà Nội, 1927
Một làng yên tĩnh ở vùng Thanh Sơn, đất ít núi nhiều, có con sông trong và mát xuôi dòng chẩy ra trường giang. Chỗ thung lũng thời cấy lúa, mưa thuận gió hòa, đời đời con cháu an cư lạc nghiệp.
Có một người muốn mở đồn điền xin khai khẩn; Nhà nước cho tạm khẩn từ mốc A đến mốc B, phu đồn cứ việc kéo dây thẳng để phân địa giới. Chính giữa trong đồn điền có ít ruộng của dân làng mà gần khắp là ruộng của một chàng nông phu kia.
Dân làng kêu ca, ông chủ đồn điền dỗ ngọt, cho các kỳ mục trong làng một bữa chén no say rồi phân giải rằng:
- Không, các ông không sợ, tôi đến đây các ông chỉ có lợi chứ không có hại, vì tôi trồng cà phê, các đàn em trong làng ai không việc làm tôi dùng cho cả, kiếm bát cơm mà ăn, còn ruộng của các ông trong đồn điền thời các ông cứ vào mà cầy cấy chứ tôi lấy làm gì mà tôi lấy thế nào được!
Kỳ mục mỗi người được năm đồng, khoan khoái ca tụng rồi giải tán; dân làng cũng không kêu ca kiện tụng gì; sống ở đời cơm no, áo mặc, ăn ở với nhau cho hòa hợp, thế là đủ chứ có biết đâu đến cái mánh khóe là thế nào; những dân ấy ta thường gọi là dân ngu.
Lệ Nhà nước xin đồn điền, trong ba tháng không có ai kêu ca thời được khẩn, và trong ba năm thời một phần ba miếng đất mình xin phải có trồng cây cối rồi.
Trong lúc đó dân làng vẫn vào trong đồn điền cầy cấy làm ăn như thường, chàng nông phu kia thấy lúa tốt thời mừng, thấy thóc nhiều thời hởi dạ, mà ruộng ở trong đồn điền không sợ cướp bóc gì lại càng vững tâm nữa.
ít lâu cà phê đã lên cao, một năm, một năm rưỡi. Ông chủ đồn điền ra lệnh cấm không cho ai qua lại vì trâu bò giẫm chết cà phê. Vì ông không nghĩ đến cái quyền mà dân làng được vào cầy cấy nên ông làm thế cũng là có lý lẽ lắm. Những người khỏe không phải là nhẫn tâm mà làm hại kẻ dưới đâu, nhưng chỉ tại không thèm để ý mà vô cớ làm hại đấy thôi. Nhưng kẻ dưới thì dẫu cho ông nhẫn tâm hay là ông vô ý cũng không làm gì được, phận nhỏ phận hèn, phải cắn răng mà chịu vậy.
Dân làng sợ thanh thế nên không dám nói gì, chàng nông phu kia tâng hẩng.
Dần dần những ruộng cầy cấy trước kia thành hoang điền, cỏ non tốt um, tưởng chừng chưa thấy lưỡi cầy nhát cuốc bao giờ. Chàng nông phu ta ngày ngày nhớ ruộng xin phép vào đồn điền, đứng trên đồi cà phê xanh tốt mà nhìn xuống ruộng mình, thấy ngọn cỏ cao dần, lòng đau như cắt: thỉnh thoảng thấy ông chủ đồn đứng xa xa, sai bảo mấy người phu, tiếng nói oai quyền dõng dạc như ông chúa tể một vùng ấy, chàng nông ta có ý sợ hãi, lại sực nghĩ tới mấy năm trước, ruộng mình mình cấy, đường mình mình đi, nghênh ngang ai nạt ai cấm.
Hồi ấy Hội đồng ủy viên xét đồn điền đến khám. Ông chủ đồn điền bèn tiếp đãi cẩn trọng đưa đi xem cà phê: xem đến khu ruộng ấy thời tuyệt nhiên là đất bỏ hoang rồi liền ghi vào biên bản là đất của đồn điền.
Nhà đồn làm trên đỉnh đồi cao rộng rãi mát mẻ, các hội viên đi từ sáng đã thấy mỏi mệt, ông chủ liền mời lên mở rượu giải khát, rồi làm việc: trí nhận xét các hội viên cũng theo hơi cháo ám mà tiêu tán đi hết; đến khi sâm banh nổ, thời chẳng chút áy náy rằng đã làm một việc bất công.
Vài năm sau, chàng nông phu kia chỉ còn ít thửa ruộng ở ngoài làm không đủ ăn. Đâu là những lúc thóc lúa gánh về đầy vựa đầy sân, đâu là những lúc cơm trắng cá tươi, vợ con hớn hở? Dần dần còn ít thửa ruộng cũng bán nốt; năm sau vợ chết, mấy đứa con, bò nheo bò nhóc. ở làng không tìm được việc làm phải đưa con lên chốn rừng xanh núi đỏ; hay lang thang ba bốn tháng trời rồi lại bỏ về chốn quê hương.
Nhân lúc ấy đồn điền đã có hoa lợi, cần nhiều người vào hái "cà", anh đã quẫn bách, nói với người cai xin vào làm phu trong đồn điền, coi ông chủ như thần như thánh, ca tụng, tâng bốc, hễ gặp đâu thời cúi rạp xuống tận đất. Ông chủ mắng một tiếng thời mặt cắt không được giọt máu, khen cho một câu thời bay bổng lên tận trời xanh! Cứ ai vào làm thời ông chủ lại cho một thửa ruộng mà làm ăn, ruộng ấy là ruộng của làng trước. Ân huệ mưa móc xiết bao!
Chàng nông phu trước kia tự do, bây giờ đem thân nô lệ một người.
Buổi chiều đến, thấy ngọn đèn sáng trên đồi, tiếng chó tây cắn người inh ỏi, anh em ngồi quanh bếp nói với nhau: "ấy, đèn ông chủ", "ấy, chó ông chủ".
Rút từ tập truyện ngắn Người quay tơ,
Nxb. Đời nay, Hà Nội, 1927