watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Người cư sĩ và việc giáo dục con cái - tác giả Nhuận Bảo Nhuận Bảo

Người cư sĩ và việc giáo dục con cái

Tác giả: Nhuận Bảo

I . Trong suốt bề dầy lịch sử hình thành và phát triển đất nước, từ hàng nhiều ngàn năm qua, ông cha ta đã biết học hỏi, thâu góp, lượm lặt những tinh hoa văn-hóa lâu đời của phương Bắc, rồi chắt lọc, phát huy và xây dựng cho riêng mình một bản sắc đậm đà dân tộc, thuần tuý Việt-nam, có tính nhân bản và đạo đức cao. Cũng nhờ thế mà ngày nay chúng ta được kế thừa một truyền thống văn hóa tốt đẹp, lấy con người làm gốc chuẩn mực, đồng thời coi việc sửa thân, trị nhà (tu thân, tề gia) như là nền tảng giáo dục đạo đức làm người .

Tu, Tề mặc nhiên được cả cộng đồng ngầm hiểu, ngầm công nhận như là một đạo lý làm người căn bản, một bài học rèn luyện nhân cách và đạo đức mà kẻ nam giới, cũng là rường cột của gia đình vã xã hội trong tương lai, phải vượt qua, hầu tự lột xác để trở thành những con người mẫu mực, những trượng phu đúng nghĩa, những chánh nhân quân tử tài đức vẹn toàn, trong có thể yên trị gia đình, ngoài có thể sẵn sàng đảm đương công việc chăn dân, trị nước một khi được tín nhiệm, trao phó.

Cổ đức dạy : Dục tu kỳ gia giả, tiên tu kỳ thân. Có nghĩa là, muốn cho gia đình được nề nếp, an ổn, trật tự thì phải biết tập rèn lấy bản thân mình cho thẳng ngay, trong sáng, chỉnh tề, gương mẫu trước đã.

Những lời giáo huấn đó tuy mộc mạc, bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thực tế của từng mỗi con người, trong từng mỗi gia đình, là nền tảng vững chắc để xây đắp hạnh phúc thực sự cho tự thân, gia đình và xã hội, đã khiến chúng ta hiểu rõ hơn vì sao ông cha mình xưa nay lại coi trọng đạo lý tu thân, tề gia đến như thế?

Bỡi vì kết quả mong đợi của việc điều tâm, sửa thân cũng chính là sự thành tựu cái vốn quí căn bản là "thành nhân - thành người", cũng tức là để "biết sống sao cho đúng nghĩa một con người", có ích cho tự thân, gia đình và xã hội.

Bài học căn bản "biết làm một con người đúng nghĩa" mà ông cha ta thường yêu cầu đối với cháu con mình, gần như là một điều kiện bắt buộc. Nghĩa là ngoài năng lực chuyên môn, chuyên nghiệp mà mình phải có trong một lãnh vực nào đó để có thể dùng nó nuôi sống bản thân và gia đình mình, còn nói rộng hơn thì có thể góp phần xây dựng xã hội, thì tài năng ấy phải luôn luôn song hành cùng với phẩm hạnh và đạo đức làm người, thì cái tài ấy mới khả dĩ đắc dụng cho tự thân, gia đình và xã hội. Bằng có tài mà thiếu cái vốn cơ bản để làm người, nghĩa là không có đủ nhân cách, phẩm hạnh và đạo đức, thì đó thường là người tàn nhẫn, ích kỷ, hiếu thắng, cao ngạo, việc gì cũng có thể làm được, dù biết có hại cho người khác đi nữa cũng không từ, miễn là thấy có lợi cho mình. Con cháu có tài mà thiếu đức, theo quan niệm của ông cha mình, chẳng những không phải là niềm vinh hạnh mà còn là điều sỉ nhục, làm hoen ố thanh danh ông bà, tổ tiên vậy.

Cho nên, đối với những kẻ đã biết làm người đúng nghĩa, thì khi có điều kiện gánh vác, biết dùng cái vốn tài-đức căn bản ấy mà nhân rộng ra để giúp dân giúp nước, đem lại ấm no hạnh phúc cho người. Bằng trong đời không có dịp để thi thố tài năng, thì cũng là người công dân tốt của xã hội, là rường cột của gia đình, biết tuỳ duyên tuỳ phận mà tri túc tri nhàn, tự tại hiu nhiên, an bần lạc đạo, biết đường dạy bảo cháu con, biết sắp đặt cữa nhà bình ổn, trật tự.

Nói ngược lại, nếu tự thân của người đàn ông trụ cột trong gia đình làm điều bất nghĩa, bất nhân, dối gian, tà vạy, không biết thế nào là lễ nghĩa, liêm sỉ (thượng bất chánh) mà lại dạy bảo vợ con, em cháu trong nhà phải thẳng ngay, liêm khiết, trinh tiết, hiếu đễ, thì ai mà nghe theo (hạ tắc loạn) . Cho nên, một việc dễ là sửa mình và trị nhà mà còn làm chẳng được, tự thân thì phóng túng theo sở dục, gia pháp thì không nghiêm minh, dưới trên chẳng có kỷ cương trật tự, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con, vợ chẳng ra vợ, chồng chẳng ra chồng, thì thử hỏi tài năng và đạo đức ở đâu mà người kia có thể đem ra gánh vác việc ngoài xã hội cho tốt được.

Nếu thân tâm của mình đen tối, tà vạy mà không biết tự chỉnh sửa lại cho thẳng ngay, liêm khiết; gia đình dưới trên lộn xộn, sanh điều bất đạo phi pháp mà không biết dạy dỗ, chỉnh đốn cho an ổn trật tự được; ấy thế mà mình lại ra ngoài dạy dân, trị nước, bắt dân chúng phải thẳng ngay đúng phép như thế này, như thế nọ; hóa ra điều ấy đối với đạo lý chẳng phải là nghịch lắm ư, đối với lương tâm mình chẳng phải là đáng hổ thẹn lắm ư, đối với miệng đời chẳng phải là mình làm trò cười cho nhân thế mỉa mai, biếm nhẽ đó ư?

Bỡi thế cổ nhân mới dạy: "Dục tu kỳ quốc giả, tiên tề kỳ gia - Muốn dạy dỗ nhân dân, sủa trị đất nước cho tốt, thì phải biết sắp đặt gia đình của mình cho trật tự, chỉnh tề, an ổn trước đã" .

Cái đạo lý ấy, cũng là khuôn phép học làm người để mưu cầu hạnh phúc cho tự thân, gia đình và xã hội, xem ra rất bình thường, giản dị, mộc mạc và cũng có thể nói là xưa như trái đất. Thế nhưng nó chưa bao giờ bị coi là vô ích hay lỗi thời cả. Bởi vì, giả như một con người mà không biết thế nào là lễ, nghĩa, liêm, sỉ, không biết thế nào là nhân, hiếu, tín, thành, làm điều tà vạy mà không biết xấu hổ với người, không biết thẹn thuồng với lòng khi chỉ có một mình, thì có thể nào gọi đó là một con người đúng nghĩa được và làm sao người đó có thể cư xử một cách nồng nàn, êm thấm, thuận thảo với gia đình, hay có thể tạo dựng một mối quan hệ tốt đẹp với xã hội được?

Cho nên, nếu không nhờ cái khuôn phép học làm người để chỉnh sửa con người, thì mầm loạn thú tính theo sở dục trong từng mỗi con người ắt nẩy sinh, con người sẽ không còn biết đến điều lễ nghĩa liêm sỉ, nhân tâm ắt suy đồi điên đảo, khiến gia đình sẽ không thể nào nề nếp, kỷ cương, xã hội sẽ không thể nào trật tự, ổn định được.

Lại nói thêm một chút để tránh hiểu lầm mà cho rằng người viết nệ cổ, hay có tư tưởng lạc hậu. Khuôn phép học làm người mà lúc khởi thuỷ cổ đức đem ra giáo huấn, thì hoàn toàn sáng trong, bình đẳng, nghĩa là không ra ngoài cái lẽ "Trung" của đạo thường. Trung có nghĩa là không thiên lệch, không ngã về một phía nào, không tư vị một riêng ai, mà luôn luôn chan hòa, bình đẳng, bất biến, tự nhiên như nhiên. Thế nhưng càng về sau, sự tiến bộ của loài người đã làm cho nhân tâm ngày một trí trá, cơ xảo, tham ác hơn, nên người ta mới thêm thắt, nhào nặn vào đấy những tư tưởng vị kỷ, nhỏ nhen, cực đoan, thiên lệch để không ngoài mục đích phục vụ cho quyền lợi riêng tư của các thế lực cầm quyền phong kiến ngày trước, khiến cái đạo "Trung" chơn-chất bị bóp méo, lệch lạc, mất đi tính trong sáng tự nhiên của thuở ban đầu.

Chẳng hạn như bên cạnh thuyết "Chính-Danh" của người xưa, nghĩa là người nào cũng phải lo làm tròn chức phận của người nấy, như làm tôi phải trung, làm vị quốc trưởng phải nhân, làm con phải hiếu, làm cha phải từ, vv…..đều là những lẽ phải, là đạo lý nên làm cả. Thế nhưng, để bảo vệ cho lợi quyền phong kiến, người ta đã cố tình gán ghép, cột buộc vào đó những ý tưởng mưu đồ đen tối, những cái nút thắt áp đặt nghiệt ngã, phản lại tính nhân bản và đạo đức làm người, như "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu -Vua khiến bề tôi phải chết mà bề tôi không chịu chết là tôi bất trung. Cha khiến con phải chết mà con không chịu chết, là con bất hiếu" chẳng hạn. Đó chẳng khác những hạt sạn, những tạp chất nguy hại lẫn lộn trong nồi cơm ngon vậy.

Cho nên, nếu chúng ta biết dùng cái tâm trong sáng và không thiên lệch để suy xét, biện biệt tư tưởng giáo dục của người xưa, nghĩa là biết gạn đục khơi trong để có thể dùng cái triết lý sống muôn đời ấy một cách đắc dụng cho tự thân, gia đình và xã hội, thì có thể nói cái khuôn phép học làm người là "sửa thân, trị nhà" tuy xưa cũ thiệt, nhưng nó chưa bao giờ bị lỗi thời hay bị coi là vô ích cả. Cũng như vấn-đề "giáo dục con cái" chẳng hạn, có thể nói đó là đề tài xưa như trái đất, gần như ai ai cũng biết, là cái món "biết rồi, khổ lắm, nói mãi", thế nhưng đối với thực tế cuộc sống của từng mỗi gia đình có trẻ thơ, có con cháu trong lứa tuổi mới lớn, thì theo chúng tôi, sự quan tâm của chúng ta đối với bầy trẻ sẽ không bao giờ được gọi là thừa, là lỗi thời hay vô ích cả.

Theo thói quen dung nạp của cơ thể và khẩu vị của người Việt-nam, thì thức ăn chính trong các bữa "cơm" không thể thiếu cái món cơm, hay những món ăn được làm từ chất gạo. Một thùng gạo lúc mới xay giã thì sạch sẽ, tinh nguyên; đem nấu lên thành cơm thì thơm tho, bổ dưỡng, mang lại sức sống cho con người; thế nhưng nếu để lâu ngày, chuột bọ côn trùng cũng rất có thể gây ra những tạp chất nguy hại cho con người. Cho nên, nếu biết nhặt bỏ các tạp chất trong thùng gạo ra thì chúng ta sẽ có được những bữa cơm ngon lành, hợp khẩu vị, no nê, bổ dưỡng.

Đạo lý sửa thân, trị nhà của ông cha ta, từ lâu đã thấm đượm trong máu thịt, tim óc của người Việt, đã trở thành một nhu cầu thiết yếu cho những ai muốn mưu cầu hạnh phúc thực sự cho tự thân, gia đình và xã hội, chẳng khác gì hằng ngày cơ thể chúng ta cần có được những bữa ăn no nê, bổ dưỡng và ngon miệng, mà cơm là thức ăn chính không thể thiếu hay những món được làm từ chất gạo. Bữa cơm của người Việt, dù là dân thường hay tầng lớp cao sang, mà không có cái món "cơm" thì quả là một thiếu sót lớn.

Cho nên, nếu mỗi người trong chúng ta biết chắt lọc để rút tỉa những cái hay, cái đẹp, cái tinh ba nguyên thuỷ từ những bài học làm người căn bản kia mà dùng để điều tâm, sửa thân, an trị gia đình và làm gương cho lớp trẻ noi theo, thì có thể nói, nó luôn luôn hữu ích, cũng như không bao giờ bị coi là lỗi thời.

Trước mắt chúng ta, văn minh khoa học đã làm cho thế giới tiến bộ, đổi thay từng ngày, từng giờ một, khiến nhân loại được hưởng thụ nhiều tiện nghi vật chất hơn. Thế nhưng, bên cạnh những lợi ích mà nó đem lại, không ai trong chúng ta có thể phủ nhận một sự thật rằng, cái nền văn minh vật chất kia cũng chính thiệt là con dao hai lưỡi, là thủ phạm gây ra những cám dỗ vật dục bệnh hoạn, làm tha hóa nhân tâm, băng hoại đạo đức và cũng làm cho con người dễ rơi vào khổ đau hơn. Bằng chứng là hằng ngày trên mặt báo đã có không biết bao nhiêu người tự dẫn mình vào vòng tội tù lao lý, gia đình ly tan đổ nát, chồng một nơi, vợ một ngả, con cái hút hít, sa đọa truỵ lạc, sống dở chết dở, chỉ vì lúc ban sơ người ta đã quên nghĩ tới hay chưa một lần nghĩ tới những giá trị đạo đức cơ bản hay khuôn phép học làm người, như sửa thân trị nhà, mà chỉ biết nhắm mắt chạy theo sự cám dỗ của vật dục. Đến khi bừng tỉnh thì mọi chuyện đã trở thành quá khứ muộn màng, có hối cũng không còn kịp nữa.

Chẳng phải chỉ có những người thất học hay nghèo khổ vì không biết hay vì sự khốn khó về vật chất nên mới rơi vào hoàn cảnh như trên, mà ngày nay, không ít những gia đình dư giả, sung túc cũng phải bị hệ lụy, khổ đau, tan nát chỉ vì những người chủ của gia đình ít để ý tới sự giáo dục đạo đức làm người, cũng là không coi trọng việc tự chỉnh sửa thân mình để làm gương cho lớp trẻ noi theo, buông thả việc dạy dỗ, cũng như nuông chìu con cháu quá đáng.

Vì tiên liệu những điều tệ hại, bất hạnh, khổ đau có thể xảy ra cho con cháu, mà ông cha ta lúc nào cũng coi việc tự chỉnh sửa thân tâm, trị yên nhà cữa như là một đạo lý làm người bắt buộc, dành cho những người chủ gia đình trong tương lai.

Đối với người Việt-nam hiền lành, hòa hiếu và ưa chuộng đạo đức, thì bài học khuôn mẫu của đạo làm người, mà cơ bản là sửa thân, trị nhà có lẽ đã ăn sâu vào tận tim óc, máu thịt của chúng ta từ hàng nhiều ngàn năm qua rồi. Cho nên, dù muốn công nhận hay không, một cách bất thành văn, vai trò của người ông, người cha, người huynh trưởng trải qua bao đời nay, luôn luôn được các thành viên trong gia đình tôn trọng, quí kính, coi như là cây cột cái của ngôi nhà, là cái đầu tàu, cái bánh lái của con thuyền, là chất keo của sự gắn bó, đoàn kết, là chỗ nương tựa vững chắc nhất của mọi người, cả về tinh thần lẫn thể chất. Cũng bỡi lý do ấy mà trách nhiệm tất yếu của người chủ gia đình cũng thật nặng nề, nếu không muốn nói là vô cùng khó khăn và quan-trọng.

Cương vị của người đàn ông trụ cột ấy, theo phong hóa và mỹ tục của người Việt còn chịu ảnh hưởng một cách âm ỉ của lễ giáo Á-Đông, thì họ vừa là người chủ, vừa là người ông, người chồng, người cha, người thầy, người huynh trưởng đáng kính, đáng tin cậy và hết mực thân thương của cả gia đình. Vai trò, trách nhiệm và sự đóng góp công sức cũng như trí tuệ của người đầu tàu ấy quyết định sự hưng suy, thành bại của một gia đình, một gia tộc, hay tương lai của cả giòng họ trong nhiều thế hệ.

Một gia đình có được cuộc sống ấm no, an ổn và chan hoà hạnh phúc hay không, tuỳ thuộc rất nhiều vào thái độ tích cực hay thờ ơ, chễnh-mãng trong việc góp phần dựng xây và vun đắp cho gia đình mà người đầu tàu đã thể hiện ở cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần.

Ở đây chúng tôi không đề cập tới hai chữ "vinh-hoa, phú quí" hay một cuộc sống sung-túc dư thừa về vật chất, mà chỉ nhấn mạnh đến sự chan hoà, đầm ấm, an lạc, một tinh thần "hạnh phúc" đúng nghĩa của nó, vì đó mới chính thiệt là cái đích mà những người tu Phật tại gia như chúng ta đang theo đuổi. Hơn nữa, người xưa có câu "Hoà khí tất sanh tài". Nghĩa là ở đâu có cái không khí gắn bó, chan hòa, thân ái, đầm ấm, hạnh phúc, trật tự thì ở đó dễ có tài lộc nẩy sinh, kiết tường tụ hội. Cho nên một gia đình vốn sẵn kỷ cương nề nếp, có tôn ti trật tự, lễ nghĩa hiếu thảo, trên thuận dưới hòa, biết giao tế thân thiện, biết tương thân tương ái, ai ai cũng biết lo làm tròn phận sự của riêng mình, biết tiết kiệm thành quả lao động của mình và của cả gia đình mình, thì gia đình ấy lo gì trong đời không có lúc được hưởng những tiện nghi vật chất hơn người mà không hề mất đi ý nghĩa hạnh phúc thật sự mà cuộc đời đã đem lại.

Nghĩa là cuộc sống của những người vừa nói, hoàn toàn khác với sự vinh hoa, phú quí của những người suốt đời chỉ biết lo tạo dựng cho mình và gia đình mình một sự giàu có, sung túc bằng vật chất để thoã mãn tư dục mà không biết nghĩ tới hay quên nghĩ tới những giá trị tinh thần khác, cũng là nhân tố tất yếu quyết định sự hạnh phúc một cách đúng nghĩa, ngay trong cuộc sống này.

Từng mỗi con người trong gia đình là nhân tố tất yếu để hình thành nên một quốc gia và chính cái nhân tố này, tức con người chứ không là gì khác, quyết định sự hưng thịnh hay suy tàn của đất nước, của dân tộc. Cho nên, nếu mỗi cá nhân trong từng mỗi gia đình, ai ai cũng đều được thừa hưởng một nền giáo dục truyền thống cơ bản tốt đẹp, được rèn luyện đạo đức và tính nhân bản từ thuở nhỏ, lại biết thường xuyên phát huy nếp sống lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, biết yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, biết sống thân thiện, chan hòa, bình đẳng cùng đồng loại, thì dân tộc ấy ắc phải có được một cuộc sống tràn trề hạnh phúc, quốc gia ấy ắc phải được an hưởng thái-bình, phú cường, hưng thịnh. Đó là lẽ tất nhiên, khó ai có thể phủ nhận.

Thế thì, một người là thân cận nam của nhà Phật, tức một cư sĩ "tu Phật tại gia", có nghĩa là tuy thân người ấy còn ở nhà, còn là thành viên của gia đình nhưng tâm đã xuất gia theo Phật, có vai trò như thế nào đối với chính gia đình mà mình đang sinh sống và tu hành, đặc biệt là có nghĩa vụ và trách nhiệm ra sao đối với những đứa con của mình còn đang trong lứa tuổi cần phải được dạy dỗ cho nên người?

II . Tại sao vấn đề này lại được nêu ra với các bạn đạo của chúng ta?

Số là trong chỗ tai nghe mắt thấy mà thường ngày chúng tôi ghi nhận được từ các bạn hữu thân thiết và gia đình của họ, thì có không ít những người tu Phật tại gia, do chưa thấu suốt cái lẽ tất nhiên "đời đạo tương ưng, đạo đời bất khả chia lìa", cũng là chân lý bất biến"không thể lìa đời mà có thể đạt đạo", cũng là "không thể lìa bỏ, trốn chạy, hay quay lưng lại với các pháp tướng sanh diệt (diệu dụng của tánh) mà mong có thể ngộ tánh (chơn thể vô sanh) được", nên không ít người đã bị lầm lạc, tự dẫn mình đi vào ngõ cụt không lối thoát ngay trong cuộc sống này.

Có những bạn đạo quen biết, đang theo đuổi tông Thiền, thường bộc bạch một cách chân thành rằng, nay tuổi đời đã lớn (thường từ trên bốn mươi trở lên) chán ngán hồng trần, muốn gát bỏ mọi việc để dành hết thời gian tu học một cách khẩn trương và triệt để, hầu sớm được giải thoát.

Lòng nhiệt tình, hăm hở đến với đạo pháp trong buổi đầu sơ phát tâm đã khiến cho họ quên mất thực tại, quên mất chân lý giải thoát của Thế tôn là "Phật pháp bất ly thế gian", quên mất cái đạo lý hiển nhiên trước mắt là chưa làm tròn một con người đúng nghĩa thì làm sao có thể làmThánh, làm Phật được, cũng như quên mất đằng sau lưng mình còn có cả một gia đình mà mình phải có bổn phận chung cùng gánh vác để đem lại hạnh phúc cho mọi người, cũng là nghĩa vụ và đạo lý làm người muôn thuở.

Vì không sáng tỏ lý giải thoát vi diệu của Phật đạo, là không lìa thế gian mà vẫn hiện tiền giải thoát, cho nên, dù chung sống với những người thân yêu, ruột thịt dưới cùng một mái nhà, nhưng họ đã không ngần ngại cắt đứt tất cả những mối tương quan, tương tác với gia đình, tự coi như người độc lập, để mặc vợ con làm gì thì làm miễn là không ai đụng chạm tới mình, miễn là mình được tự do làm theo sở ý để lo cho cái phần hồn của mình trước đã.

Phần đông những người như thế, thường trao gánh nặng gia đình lại cho vợ, hay những đứa con lớn, còn mình thì tự đi tìm sự an ổn cho riêng bản thân mình.

Họ thờ ơ với tất cả mọi người, bình thản với bất cứ chuyện gì xảy ra trong gia đình, dù là tốt hay xấu. Họ chẳng quan tâm tới việc dạy dỗ con cái, để mặc chúng muốn làm gì thì làm, xem như cây mọc ngoài thiên nhiên, ngay cũng tốt mà cong cũng chẳng sao, nên cũng phải mà hư hỏng cũng xong. Nói chung, họ tự coi mình như người ngoài cuộc, không chỗ dính dấp với gia đình. Trăm công ngàn việc trong ngoài, phó thác hết cho vợ con, tự coi mình như cái bóng, thẫn thờ đi tìm lý thiền, lý đạo bên ngoài cuộc sống hiện tại.

Ngoài việc ngày đêm chúi đầu vào sách vở, kinh điển để tầm chương trích cú như con mọt sách, học thuộc lòng một số thiền ngữ như vẹt học nói tiếng người, khiến bộ dạng bơ phờ, đờ đẫng như người không còn hồn vía, thì họ chẳng còn biết làm một việc gì khác để có thể gánh vác, giúp đỡ người thân, hay dạy dỗ con cái, làm chút lợi ích cho đời, trừ mỗi ngày ba bữa cơm cháo không thiếu không thừa.

Có ai động tới thì liền moi kinh này điển nọ ra đối đáp với một giọng điệu y hệt các thiền ngữ của những bậc đắc pháp của tông Thiền, như là "cần phải biết sống với cái tâm bình thường, nghĩa là đói thì ăn, khát thì uống, mệt thì đi nằm , đó là sống đạo vậy". Hoặc "phải biết nhàn cư, vô sự, vô tâm, bằng cách không làm thiện cũng chẳng làm ác, là vượt trên đối đãi nhơn quả nhị nguyên để giải thoát khỏi sự trói buộc của nhị nguyên nhơn quả".

Đây là một sự hiểu lầm nghiêm trọng đối với Giáo-lý giải thoát của đức Phật, một sự xuyên tạc (mặc dù vô tình vì thiếu hiểu biết) đối với tông Thiền, một sự bắt chước sáo rỗng, ngô nghê, ngớ ngẩn như vẹt học nói, nói mà không biết ai nói, khiến chúng ta phải cười ra nước mắt !

Đứng về cả hai mặt Đạo và Đời mà xét, thì, do chưa phải là người đã thực sự ly gia cát ái trọn vẹn trăm phần, nên trong chỗ thật tế trước mắt, người cư-sĩ (tu Phật tại gia) đương nhiên vẫn còn là một thành viên gắn bó và chịu ảnh hưởng trực tiếp đối với gia đình mà mình đang sinh sống. Dù tâm đã xuất gia theo Phật, nhưng bản thân người ấy mặc nhiên vẫn còn là người chủ, người thầy, người ông, người cha, người huynh trưởng, là người trực tiếp quyết định sự thành bại, an nguy, vui sướng hay khổ đau cho cả gia đình mình ở tương lai, phía trước. Đặc biệt là đối với sự giáo dục, uốn nắn con cái để chúng thành người hữu ích cho gia đình và xã hội mai sau, thì đó là bổn phận và trách nhiệm to lớn mà người Phật-tử tại gia phải làm tròn.

Đề cập tới vai trò của một người tu Phật tại gia đối với chính gia-đình mà mình đang sinh hoạt và chịu ảnh hưởng, thì đó là một vấn đề hết sức rộng lớn và khó lòng có thể bộc bạch hết trong vài ba quyển sách, huống là trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài viết ngắn. Cho nên, ở đây chúng tôi chỉ xin đề cập tới một phần nhỏ của một chủ đề lớn, ấy là bàn về trách nhiệm của người cư sĩ đôùi với việc dạy dỗ con cái trong gia đình. Hơn thế nữa, nếu vấn đề nhỏ này được khai thông sáng tỏ, thì những mắc mứu còn lại trong cuộc sống trước mắt, một bên là gia đình và một bên là đạo pháp, tức mối tương quan giữa đạo và đời, ắc cũng sẽ được người cư sĩ "ngộ ra" mà giải quyết một cách minh bạch, hầu tự mở cho mình một hướng đi đúng pháp, vừa tốt đời vừa đẹp đạo, trọn vẹn cả đôi đường.

III . Chân lý giải thoát của Phật đạo, thể hiện rõ nét và cũng rất dễ nhận ra, đặc biệt là ở tông Thiền, cũng là Chánh-pháp Nhãn-tạng của Như-lai, là không phải giải thoát ở đâu xa, không phải đợi đến sau khi chết rồi mới giải thoát, mà giải thoát ngay trong cuộc sống này, giữa cuộc đời này, tự thân chứng nghiệm hiện tiền giải thoát, cũng là thực tế giải thoát khỏi sự trói buộc của cái tâm chấp ngã, chấp pháp vậy.

Nghĩa là sao? Nghĩa là tự vượt thoát khỏi bản ngã, vượt thoát khỏi các khái niệm sanh diệt xung đối ràng buộc, trói cột trong tâm như giàu nghèo, phải trái, hơn thua, lành dữ, thánh phàm, được mất, có không, cao thấp, sang hèn, sướng khổ . . . do phân biệt vì chấp ngã. "Chấp" cũng có nghĩa là tự trói buộc vào các pháp tướng hư vọng, huyễn hóa, sanh diệt kia để cùng chúng đi vào nhơn quả sanh diệt. Bằng vô chấp thì cũng có nghĩa là tự tâm rổng rang không trói buộc với bất cứ một pháp tướng nào, kể cả cái pháp tướng vi tế mà mình "vô chấp" kia, thì ngay đó ắc hốt nhiên nhận ra thể tánh chơn thật của bổn tâm, cũng là tánh biết sáng suốt tuyệt đối hiển lộ, không lầm nhơn quả, cũng là biết như thật vạn pháp tự "như" trước mắt, không chi dính dấp, là vô ngã tự tại, là hiện tiền giải thoát vậy.

Đạo Phật là đạo của sự thật, là chân lý hiển hiện tự nhiên như nhiên rõ ràng trước mắt, nghĩa là vạn sự vạn vật xảy sanh trong từng mỗi sát-na, trong từng mỗi hoạt dụng, từ thô đến tế không chi không phải từ đạo mầu diệu xuất. Người tu Phật chân chính có thể tự chứng ngộ Phật tâm không sanh không diệt trước mắt, không lầm nhơn quả trước mắt, vô ngã tự tại trước mắt. Đặc biệt đối với những người phước đức cao dày, căn trí linh lợi, tu học theo tông Thiền, có bậc thầy đắc pháp trực tiếp dẫn dắt thì hoàn toàn có thể thật chứng Phật tâm ngay trong đời này.

Trở lại với người cư sĩ trên kia. Chỉ vì sự thiếu hiểu biết ban đầu đối với chân-lý giải thoát của đức Phật, đã kéo theo hàng loạt những sai lầm khác trong ý tưởng và hình thức tu tập, khiến người cư sĩ trên kia tự dẫn mình đi vào ngõ hẹp không lối thoát, lại phải mang tiếng là yếm thế, tiêu cực, tư kỷ, trốn đời. Bỡi vì suy nghĩ và hình thức tu tập như vừa nêu, chẳng phải là hành động của một Phật tử tại gia sáng suốt mà là sự ngớ ngẩn, thiểu trí, nông nổi nhứt thời, do chấp ngã, chấp pháp vì thiếu hiểu biết, không được dẫn dắt trực tiếp bỡi các bậc thiện tri thức.

Có một số không ít các bạn đạo ham thích và theo đuổi Tông Thiền, nhưng do căn trí kém linh lợi, cũng như không có được các bậc thiện tri-thức tức những vị thầy đắc pháp của tông môn này trực tiếp hướng dẫn, nên thay vì biết trên lời, vựơt ý mà hiểu để tự thể nhập Trung-đạo, thì họ lại dùng tri thức sanh diệt để biện biệt, lý giải ngôn ngữ và hành động siêu vượt phàm tình của các Thiền-sư trong sách vở, khiến họ càng xa lìa tánh thấy biết, cũng là tự trói buộc chặt hơn vào mớ tri thức của vọng nghiệp sanh tử.

Do vậy mà không ít người đã không ngần ngại mượn lời người khác để lý luận hoặc chống chế khi bạn bè hoặc những người thân phàn nàn họ về việc không chịu giúp đỡ gia đình hay dạy dỗ con cái. Họ nói:

- "Chư Tổ dạy không làm thiện cũng không làm ác, vì thiện ác đều là lẽ tương đối, là hai đầu trói buộc của nhơn quả sanh diệt. Tôi là người tu Thiền, nên trước mắt mọi việc cứ như như, không chỗ nào dính dấp tới".

- Có thiệt là thân tâm bạn đã thật sự tự "như như" đối với các pháp xảy sanh trước mắt chưa ?

Tuy hỏi như thế nhưng cũng vẫn trả lời giùm bạn:

-"Ngàn lần chưa "như" được ! Chẳng "như" được một chút nào cả".

Bỡi cớ sao? - Chỉ bỡi một sự thật mà thôi. Nghĩa là ngôn ngữ mà bạn vừa dùng ở trên, chẳng phải như là thứ ngôn ngữ vượt cách, được áp dụng cho từng mỗi tình huống mà các bậc không tâm, đắc pháp của tông Thiền đã dùng để khai thị cho người, mà là thứ ngôn ngữ của khái niệm được vay mượn để giải thích sự việc nhơn quả, nghĩa là cũng chẳng qua lấy tướng trói buộc này để giải thích tứơng trói buộc kia mà thôi. Lời đáp ấy chẳng dính dấp, họ hàng gì với ngôn ngữ của những bậc đã thành tựu cái tâm "như" không dính dấp trói buộc với vạn pháp, nghĩa là đã sáng tỏ tánh "biết" tuyệt đối, không lầm nhơn quả.

Cho nên, bạn nói trước mắt vạn pháp cứ như như không chỗ dính dấp tới bạn, ấy là bạn chỉ tưởng tượng ra như thế mà thôi. Bỡi cớ sao? Bỡi vì một khi đã tự "như" đối với tất thảy pháp, thì dẫu nói sao cũng đều là ngôn ngữ trung đạo, từ cảnh giới chơn như thật chứng tuông chảy, siêu vượt phàm tình, không chỗ can hệ vướng mắc, chứ chẳng phải như bạn đã dùng khái niệm nhơn quả để cột buộc với khái niệm nhơn quả đó.

Vì thế có thể khẳng định, chỗ mà bạn cho là mọi việc trước mắt cứ "như như" không dính dấp tới thân tâm bạn, thật ra đó chỉ là việc mượn vải thưa để che mắt thánh, chẳng khác tự bưng mắt mình để không nhìn thấy người, rồi cứ tưởng người cũng không nhìn thấy mình. Điều ấy có nghĩa là bạn đã cố tình che dấu cái tâm sống động có ý thức của mình để nó trở thành như vô thức, như ngủ quên, như vô ký, tức cố tình giả bộ như không thấy, không nghe, không hay, không biết bất cứ một việc gì xảy ra chung quanh mình, cũng là cách tự dối mình, đánh lừa người, mang ý nghĩa trốn đời, tư kỷ, lười nhác, giũ bỏ trách nhiệm. Nói chính xác hơn, bạn đã cố tình muốn quên đi tất cả mọi việc xảy sanh trong tâm cũng như trước mắt mình, hầu có thể lẫn tránh những gì có liên quan, mắc mứu tới mình mà thôi.

Thế nhưng sự cố tình vận dụng cái tâm ý thức để quên, để như là không thấy, nghe, hay, biết thì sự cố tình ấy lại là sợi giây trói buộc chính mình, vì càng dụng tâm để quên đi thì cũng có nghĩa là cái tâm ý thức vẫn luôn luôn nhớ, tức nhớ những gì đã bắt cái tâm phải quên, và cũng chính mình chứ không ai khác vào đây, tự trói buộc tâm ý của mình vào chỗ "cố mong quên ấy", chỉ vì một lẽ chấp ngã mà thôi. Chỗ mà bạn cố tình đè nén, bắt cái tâm có ý thức để thành như vô thức, để như không thấy, nghe, hay, biết kia hoàn toàn chẳng giống cái tâm "như" thường nghe, vô phân biệt mà tự nó vẫn biệt biệt rõ ràng, chơn thường, sáng suốt, vô ngã, vô biên, vô hạn lượng, không lầm nhơn quả, nhơn quả chẳng thể trói buộc, là tâm "như" của những bậc đã sáng tỏ tánh Phật chúng sanh.

Tóm lại, hoặc là vì chính bạn "không tự biết như thật" thế nào là một tâm "như" do chưa thật chứng bổn tâm, nên mới ngộ nhận tâm "như"; hoặc là cố tình bắt cái tâm có ý thức phải quên để trở thành như vô ký, hoặc chính bạn phải miễn cưỡng lẩn tránh tất thảy những gì mà bạn không muốn bắt gặp trong tâm ý thức đó, để phủ nhận trách nhiệm ngoài thân; hoặc là cố tình tự lừa mình và dối người khi cho rằng tâm mình đã tự như như, cũng tức là đã sáng tánh "biết" tuyệt đối, đã không lầm nhơn quả, đã tự tại đến đi; thế nhưng qua việc làm không khế hợp với lý giải thoát "Phật pháp bất ly thế gian" cũng như ngôn ngữ trói buộc trong khái niệm nhơn quả mà bạn đã thể hiện, thì có thể nói, sự tu hành của tự thân bạn cũng chưa là gì cả, tâm bạn cũng chưa "như" được một chút nào cả.

Tâm bạn có tự "như như", tức không vướng mắc trói buộc với các pháp xảy sanh trước mắt hay không, tự nó thể hiện lên thân, khẩu, ý một cách rõ nét, dù mình có muốn dấu che cũng chẳng thể được nào. Nghĩa là, chỉ cần một câu nói, một hành động bất chợt, thì mọi việc phô bày cách rõ ràng: hoặc là nó thể hiện sự trói buộc với các khái niệm nhị nguyên nhơn quả do vọng tâm phân biệt vì chấp ngã như câu nói của bạn ở trên; hoặc là đã tự vượt thoát bản ngã, là "đang-là" trong nhứt niệm, đương niệm, cũng là nói, là làm trong tánh "biết" sáng suốt tuyệt đối, thông lưu vô ngại, siêu vượt khái niệm nhơn quả phàm tình.

Sẽ chỉ tự "như" một cách chân thật đối với vạn pháp trước mắt, khi nào tự tâm bạn bùng vỡ, cũng là chợt bừng sáng tánh thấy biết bổn lai, cũng là bổn thể chơn thường, cũng là Phật tánh hiển lộ. Cũng tức ngay đó, tự thấy biết chơn thật, không lầm nhơn quả, nghĩa là vạn pháp biến hiện, mất còn trước mắt mà không chổ dính dấp tới tánh thấy biết tuyệt đối, sáng suốt, chơn thường, không một vật mà tạm gọi ngay ấy, trong ấy, hiện ấy, tại ấy bạn tự "đang-là", là một, tuyệt đối, bất khả thuyết, bất khả tư nghì.

Chợt sáng tánh biết thì liền đó "biết" như thật, bản thể sáng trong, thường hằng, linh diệu, tuyệt vô đối đãi, là bổn lai diện mục cùng cái tướng động tay, múa chân, nghiêng đầu, hả miệng, trợn mắt, chau mày của bạn, luôn tự viên dung, thông lưu, xuyên suốt, chẳng phải hai cũng không phải khác, như lửa đã sẵn có tự trong củi, như sóng đã tự sẵn trong nước vậy; lửa trong củi, sóng trong nước thiệt chẳng phải một, chẳng phải hai cũng không phải khác, nếu không tự vọng niệm phân biệt. Có nghĩa là tánh biết "biết" như thật, cũng là thật chứng bổn tâm, thể tánh chơn thường và tướng này dung thông, chẳng ngại nhau, chẳng phải hai cũng không phải khác, cũng tức là bổn thể chơn như phi sanh diệt và diệu dụng của chính nó tự một, thông lưu, xuyên suốt, bao trùm, vô ngại, nhờ "tánh" linh diệu của bổn thể mà được như thế. Khi ấy không có gì là có "hai bên, hai phía" tức lưỡng nguyên đối đãi có thể hiện hữu trong bạn nữa, bỡi ngay đó bạn tự một, đồng một, cũng chính là một pháp duy nhất, độc diệu, sáng suốt, vô hạn lượng, bất khả thuyết, bất khả tư nghì.

Một khi sáng tỏ tánh thấy biết, thì (tánh thấy biết, cũng là chơn tâm, chơn ngã) liền tự "như" đối với tất thảy pháp, không gì dính dấp tới dẫu trời có sập trên mình bạn, vì ngay đó tánh biết "biết" như thật thảy thảy vạn pháp đều là hoa đóm trong không. Ngay đó, bạn (cùng tánh biết dung thông, là một, tuyệt đối) tự rõ như thật, không còn cần phải bỏ thân, trốn đời, hay cố tình cắt đứt cuộc đời cũng là tự cắt đứt chính bạn ra làm trăm, ngàn mảnh như bây giờ, cũng tức là bạn không cần phải tự làm ma thuật để dối lừa chính bạn nữa. Bỡi vì mọi hoạt dụng xảy sanh trước mắt bạn, đều là đạo, từ đạo xuất sanh chứ không là gì khác, kể cả cái thân tướng sanh diệt, huyễn vọng mà một sát na trước tự chấp là "ta", cũng chỉ là dụng của tánh biết tuyệt đối, như trăng trong nước, như cái bóng trong gương mà thôi.

Đến khi đó bạn tự biết như thật, chỉ có từ thế gian, trong thế gian, từ nhơn quả sanh diệt, trong nhơn quả sanh diệt, từ các pháp huyễn vọng, trong các pháp huyễn vọng, từ trong vọng thức vô minh, nhờ vọng thức vô minh….từ chính các hoạt dụng xảy sanh trước mắt mà chúng sanh mới có thể tự ngộ tánh thấy biết sáng suốt tuyệt đối, cũng là mặt mũi chơn thật vốn tự sẵn có, thường hằng, phi sanh diệt, cũng là tánh Phật chúng sanh mà thôi.

Đến khi đó thì bạn tự ồ lên kinh ngạc vì vỡ lẽ: thì ra tánh thật vô minh là Phật tánh, thật tánh sanh tử chẳng ngoài Niết-bàn tịch tịnh vô sanh.

Bằng ngược lại, nếu không từ trong nhơn quả vô minh, không từ chính trong cuộc đời này, không từ chính trong thân tâm hư vọng này, không từ chính trong mọi hoạt dụng hằng ngày, không từ chính trong từng cá thể sanh diệt và các pháp tướng sanh diệt tương quan tương tác ngay giữa thế gian này mà có thể khám phá và ngộ nhập lý mầu của Phật đạo để giải thoát vô minh sanh tử là điều chưa từng có, chưa từng xảy ra vậy. Muốn tìm đạo, muốn thể nhập đạo, muốn "một" với đạo mà tự quay lưng, trốn tránh, rời lìa các hoạt dụng nhiệm mầu trước mắt mà lúc nào đạo cũng tự sẵn dung chứa, thông lưu, thì biết chừng nào mới thành tựu được sở nguyện. Thí như muốn có lửa để sưởi ấm mà không dùng củi để tự nhen nhúm, thì làm sao ấm được?.

Bỡi muôn pháp hư vọng trước mắt, mà trong đó có chính cái thân tâm này, được tạm gọi là "Ta", tức cũng là một pháp hư vọng, đều từ một pháp chơn thường duy nhất mà ra, tức bổn thể chơn như, thường hằng, tự tại, bất biến, mà thường tuỳ duyên khéo sanh các pháp. Nếu lìa cái dụng "rất diệu" của thể tánh chơn thường mà có thể khám phá bổn thể linh diệu chơn thường, thì chỉ đợi khi nào thỏ có sừng, rùa mọc lông thì họa chăng mới thành sự thật.

Không thể lìa thế gian mà có thể chứng ngộ Phật đạo, không thể lìa cảnh giới sanh tử mà có thể sáng lẽ Bồ-đề giải thoát, chứng nhập cảnh giới Niết-bàn, tịch tĩnh, vô sanh. Đó là lẽ thật trăm phần, là chân lý bất biến. Thí như muốn thấy biết cái mặt thật của mình tròn méo ra sao mà không cần nhờ tới cái ảnh ảo của mình trong gương thì khó mà biết được. Cũng có nghĩa là không biết nương cái ảnh ảo trong gương thì khó bề nhận ra cái mặt thật của mình.

"Phật pháp bất ly thế gian", đó là chân lý bất biến, một sự thật hiển nhiên, tất yếu, là lẽ tự nhiên như nhiên, như một cộng với một là hai vậy.

Nghĩa là sao ? Nghĩa là từng mỗi chúng sanh biết tuỳ duyên nhờ vào một trong hằng vạn pháp phương tiện thiện xảo mà đức Phật đã chỉ bày để đem áp dụng trực tiếp vào chính cái thân này, cái tâm này, cái cảnh này, cái tri thức huyễn vọng này, cái cuộc sống hiện tại trước mắt này, để có thể ngộ ra mặt mũi chơn thật vốn tự sẵn có xưa nay chưa từng hư mất của mình. Bổn thể uyên nguyên, tạm mượn từ ngữ gọi là một pháp duy nhất, tự tại, chơn thường, bất biến mà vẫn thường tuỳ duyên khéo sanh muôn pháp, mà thân tâm này cũng là một pháp trong muôn vạn pháp xuất sanh từ một pháp duy nhất đó, hễ chợt ngộ ra thì cũng liền tự biết như thật, mình cũng là một pháp duy nhất bất biến, chơn thường, mà nói không thể tới.

Vẫn biết rằng cái con người đi đứng, nằm, ngồi cùng vật, cảnh lay động trong gương là ảo ảnh. Thế nhưng, muốn tìm ra cái con người thật trong gương, thì chỉ một phép là phải biết nhìn dội ngược, chiếu theo bóng hình, ảo ảnh kia mà tìm thì mới mong khám phá ra người thật được.

Tạm lấy một thí dụ. Như từng mỗi bóng trăng trên sóng nước, một khi ngộ ra lẽ thật, liền biết như thật chính nó là một huyễn pháp sanh diệt, tự nó không có thật thể. Nó biết như thật, sở dĩ có muôn vàn bóng trăng như nó và cùng nó tương quan, tương tác, biến hiện, mất còn trên sóng nước, chỉ là do ánh sáng của mặt trăng thật chiếu soi trên nước mà thành, tức biết như thật cái tướng trăng huyễn giả của nó trên nước là do thể sáng của mặt trăng tuỳ duyên chiếu soi mà hiện ảnh; tánh sáng của ảnh hiện đồng một cùng tánh sáng của ánh trăng luôn bất động, tự tại, như như, bình đẳng, thường hằng. Ngay đó tự khám phá, chính nó (ảnh hiện) là một huyễn tướng, huyễn sanh huyễn diệt, một pháp tướng hữu hạn sanh diệt trên sóng nước, mà cũng là một vô hạn lượng, thường hằng, sáng trong, phi sanh diệt, đồng một, là một, và cũng chính là tánh sáng của mặt trăng thật vậy.

Nghĩa là, nếu không trăng thật tuỳ duyên chiếu soi trên sóng nước, thì cũng sẽ không có những bóng trăng huyễn và các tương tác sanh diệt như nó được. Ngược lại, từng mỗi mỗi bóng trăng đang thoắt ẩn, thoắt hiện trên sóng nước cùng thâu nhiếp vào một mặt trăng thật, tự chúng đồng một, là một với mặt trăng thật.

Đang trói buộc trong cảnh giới nhơn quả sanh diệt vì lầm biết do chấp có thật ngã thật pháp, hốt nhiên bừng sáng tánh biết bổn lai, tánh biết tuyệt đối, thì liền vượt qua bờ kia, không lầm nhơn quả, nhơn quả chẳng thể trói buộc, là tự tại giải thoát.

Chúng sanh trong cảnh giới nhơn quả cũng như thế, chỉ có thể ngộ ra thật tánh, thật tướng của mình bỡi chính từ cái thân tâm huyễn vọng, nay còn mai mất mà mình đang đeo mang, trong cảnh giới nhơn quả này mà thôi.

Bằng lìa cái thân tâm này, quay lưng nhắm mắt lại với cái cảnh giới hư huyễn này, trốn chạy các pháp tương quan, tương tác ngay trong cuộc sống này mà có thể giác ngộ tánh biết chơn thật, tánh biết không lầm nhơn quả hầu vượt thoát nhơn quả, có khác nào cái bóng trăng trên nước tự rời lìa chính cái bóng sáng hình trăng của nó trên nước thì lấy cái gì để mà nó có thể ngộ ra thể tánh chơn thật của chính nó, cũng là mặt trăng đang tỏa sáng và lặng lẽ chiếu soi kia?

Với bạn cũng vậy, một khi tánh thấy biết chơn thật hiển lộ, thì liền biết như thật, mọi hoạt dụng xảy sanh trước mắt, tất thảy đều tương ưng, tương hợp với đạo pháp, trong tình thương bao la, bình đẳng của tánh Phật. Nghĩa là bạn làm tất thảy việc để giúp đỡ mọi người sao cho đều được trở nên toàn hảo, mà trong đó có những thành viên của gia đình bạn, bằng với một tâm như, nghĩa là tự nhiên như nhiên, làm mà không thấy làm, vì biết như thật, đó chỉ là cái tướng huyễn từ diệu tánh đang trổ thần thông để tuỳ duyên hành Bồ-tát đạo, làm tất thảy việc với cái tâm "vô" bình đẳng, vô phân biệt .

Đến lúc đó bạn mới biết một cách như thật, thế nào là ý nghĩa câu nói của chư Tổ, "đói ăn, khát uống, mệt đi ngủ", hay "không làm thiện không làm ác", tức là làm bằng cái tâm "không, vô tướng, vô tác" tự nhiên như nhiên, bình đẳng của đạo mầu, chứ chẳng phải bằng sự hiểu biết ngô nghê, ngớ ngẩn vì vô minh trói buộc.

IV . Còn bây giờ, đối với biển pháp mênh mông không ngằn mé ở phía trước, bạn chỉ là người sơ cơ cầu Phật. Cũng có nghĩa, trong khi chờ đợi một cơ duyên hy hữu xảy đến với bạn ở tương lai, cũng là thành tựu đại công đức "khám phá tánh thấy biết chơn thật để không lầm nhơn quả", vượt thoát nhơn quả, tự do tự tại, thì song song với việc tham thiền tu học, bạn hãy nên biết áp dụng một cách thực tiễn giáo lý giải thoát của đức Phật vào ngay trong cuộc sống này để tự làm một phật tử tại gia đúng nghĩa trước đã.

Nghĩa là trước hết bạn phải biết y theo những lời dạy của đức Phật mà tu hành một cách chân chính: không một việc thiện nào mà không làm, cũng như không một việc bất thiện nào mà làm, mà nghĩ tới. Có làm được như thế, cũng tức là để trước hết vun trồng căn lành, phước nghiệp cho mình, đến lúc đầy đủ công đức, tròn duyên tròn phước, thời cơ chín mùi, thì tự khắc có chỗ khai mở, tự khắc thật chứng bổn thể vô sanh.

Vả lại bạn là người đang theo đuổi tông Thiền. Mà với tông Thiền cũng là chánh pháp Nhãn-tạng của Như-lai, thì, đạo mầu phô bày trong từng mỗi hoạt dụng hằng ngày, dù nhỏ nhặt nhất, không lìa thế gian, chưa từng che dấu và bí quyết của sự chứng ngộ là ở ngay trước mắt. Đối với tông môn này, đạo chưa từng lìa mình một giây một khắc nào, nó thực tế đến nỗi đi đứng nằm ngồi uống ăn ngủ nghỉ đều là đạo, từ đạo, trong đạo, cho đến việc một ngày không làm là một ngày không ăn, cũng là đạo lý đó bạn ạ. Nếu không phải thế thì Thiền Tổ Bá-Trượng đã không buộc phải chép cái điều lệ bất hủ "nhứt nhựt bất tác, nhứt nhựt bất trác" này vào Thanh-qui của mình đâu !

Một Phật tử tại gia đúng nghĩa, thông sáng lý đạo, thì hiểu rằng không thể lìa thế gian mà có thể chứng ngộ tâm giải thoát. Lại nữa, do chưa phải là người thực sự ly gia, cát ái trăm phần, nên người cư sĩ ắc phải biết y theo những lời dạy của đức Phật mà hành trì, nghĩa là tu và hành không ra ngoài tam-qui, ngũ giới, cũng như không quên ba đức lớn Bi-Trí-Dũng mà người Phật tử phải biết luôn luôn phát huy, củng cố và giữ gìn, mà trong đó cái tâm từ bi khiến mình không quên nghĩa vụ chăm lo giúp đỡ gia đình, mà trách nhiệm giáo dục con cái nên người là việc quan trọng hàng đầu.

Một Phật tử tại gia đúng nghĩa, song song với việc như pháp hành trì, phải biết vun đắp cái vốn đạo đức căn bản làm người trước đã, sau đó biết đem cái vốn tu học sở đắc của mình ra để trực tiếp giúp đỡ những người gần gũi thân cận, hầu xây dựng cho gia đình mình, tức cái nôi, cái tổ mà trong đó mình cũng là một thành viên, có được một cuộc sống bình ổn, an lạc, chan hòa, hạnh phúc, cũng có nghĩa là tu và hành như thế nào để vừa tốt đời, vừa đẹp đạo vậy.

Làm tròn được nghĩa vụ này là người cư sĩ đã góp phần không nhỏ vào việc đem lại hạnh phúc cho những người thân yêu, nhờ đó có thể cảm hóa được mọi người trong gia đình cùng hoan hỉ đến với đạo pháp bằng tất cả con tim và tấm lòng của họ, nhất là tự tạo dựng cho chính mình có được một môi trường lý tưởng để tu hành và giáo hoá, cũng là tuỳ thuận nhơn duyên hành Bồ-tát đạo ngay trong đời này. Đến chừng đó, chỉ cần bước một bước là vào ngay cảnh giới "Trung" của các bậc thánh, tánh biết hốt nhiên bừng sáng, biết như thật vạn pháp trước mắt "tự như", nói nín tuỳ duyên làm lợi ích cho người mà không chi dính dấp, tự tại an nhiên, đến đi vô ngại, chứ chẳng cần phải mượn lời người khác nói ngớ ngẩn như con vẹt, nói mà không biết ai đang nói, hay thẫn thờ, đờ đẫng, tỉnh tỉnh, mê mê như con mọt sách trong hiện tại.