Truyện Tình
Tác giả: Ðỗ Thành
Ðoạn trường ai có qua cầu mới hay
Nguyễn Du
Mùa hè qua rất nhanh đến nỗi tôi chưa kịp nhận ra thì đã hết. Tôi trở về với mẹ sau mấy tháng ở với bạ Ðối với tôi, thời gian qua chẳng ra vui, chẳng ra buồn. Ở với ba một ít, ở với mẹ một ít chẳng qua cũng chỉ là bổn phận, khi mà vì lý do chẳng đặng đừng ba và mẹ không thể sống chung bên nhaụ Ðáng lẽ thì tôi chưa đi thăm ba, mặc dù đã bao lần ba viết cho tôi “ hè nghỉ, con sang ở với ba ít lâu, cha con lâu ngày không gặp, ba rất nhớ…” nhưng chẳng hè nào tôi đến. Ðối với tôi sự ở gần bên mẹ cần hơn vì mẹ vẫn chỉ sống một mình, trong khi ba thì đã có dì khác. Chuyện ba lấy vợ nữa, đối với tôi chẳng có quyền phán xét, vì người lớn có những quyết định riêng rẽ. Phương chi chuyện gãy đổ thì ai cũng có quyền chọn lựa một cuộc sống khác cho riêng mình. Tôi đã bao lần ngỏ ý nếu mẹ chọn sống một cảnh gia đình khác hơn thì tôi cũng vui thôị Nhưng mẹ không chịụ Mẹ bảo “ đàn ông năm thê bảy thiếp là chuyện thường tình. Còn đàn bà mà đi thêm bước nữa là chuyện xã hội ta vẫn khe khắt không dung “. Tôi thương mẹ mà từ chối lời bạ
Nhưng lần này chính tôi lại viết cho ba “ Ba ơi, con sắp nghỉ hè. Con có thể đến thăm ba không ? “ Ngay hôm sau tôi được ba gọi sang “ Trời ơi, con gáị Ba mong việc này lâu rồi, con đến là mừng quá đi chứ, sao lại còn hỏị”
Sở dĩ tôi muốn gặp ba vì bịnh tình của mẹ. Gần đây mẹ đi khám, người ta phát hiện ra có bướu lạ trong ngườị Bác sĩ đề nghị mẹ làm một tiểu phẫu để biết lành dữ ra saọ Nhưng mẹ chần chừ chưa chịụ Thâm tâm mẹ nghĩ nếu là bướu lành thì không nói làm gì, nhưng lỡ là dữ lại thêm lọ Mẹ không muốn đón nhận một sự thật mà mẹ chưa muốn biết đến. Có lẽ mẹ sợ tôi sẽ lo toan, sẽ bơ vơ, sẽ v.v… khi mẹ chẳng may không còn nữa, nên thà là mẹ không biết gì hết lại hơn. Tôi thì tôi nghĩ khác, chuyện gì càng sớm tìm ra nguyên nhân thì càng dễ chữa trị. Nhược bằng số mẹ không được sống dài thêm thì chuyện mẹ kéo dài việc khán nghiệm cũng có giúp ích được gì đâụ Tôi đã năn nỉ mẹ như thế, nhưng mẹ vẫn lắc đầu nguầy nguậỵ Mẹ bảo “ chả sao đâu, cứ để ít lâu theo dõi, xem sao “.
Tôi đến ba bằng chuyến xe Grayhound xuyên bang. Ba đón tôi ở trạm khi trời đã tối mịt. Gặp ba, tôi khóc ngon lành. Ba ôm tôi dỗ dành như ngày nhỏ. Tôi nói với ba về bịnh của mẹ. Ba lịm đi một lúc. Sau cùng ba bảo : “ Về nhà cái đã, rồi mọi chuyện sẽ tính sau “. Ba nhận lại hành lý cho tôi và hai cha con ra xẹ Ba lái chậm rãi trong bóng đêm, mắt ba nhìn vào khoảng không im lặng. Tôi cũng miên man nghĩ không biết giờ này mẹ đang làm gì.
Về nhà, dì vẫn thức chờ, nấu sẵn một nồi cháo cho tôi ăn ấm dạ. Dì bảo : Con mau lớn quá. Tôi nhận lĩnh ý của dì, không phản ứng. Dì hỏi thăm về mẹ, tôi nói tránh là mẹ vẫn thường nên chấp nhận cho tôi đi thăm bạ Dì lại bảo : “ Tội nghiệp bà chị lúc nào cũng không nghĩ đến mình, chịu hi sinh hết cho người thân “.
Ba nghe thấy hả hê, song cũng không nói với dì về bịnh tình của mẹ. Tôi húp từng muỗng cháo nóng, mùi hành thơm làm nồng mũi tôị Aên xong, tôi xin phép đi nghỉ, sự mệt mỏi dặm đường làm cho mắt tôi díp lại, tôi thèm được ngả mình trong nệm ấm, chăn êm. Ba đưa tôi vào gian phòng đã được dì dọn sẵn. Tôi nằm xuống là đánh thẳng một giấc.
Những tia nắng đầu mai đánh thức tôi dậỵ Ba đã đi làm, chỉ còn dì ở nhà. Dì sẽ đi làm buổi chiều, khi ba về. Dì vừa dọn điểm tâm vừa nói với tôi : “ Ba đã cho dì biết về bịnh của mẹ. Sao con giấu dì, hay là con vẫn còn giận dì “. Tôi nói không phải, nhưng dì có vẻ không tin. Dì an ủi tôi, nói là khoa học ngày nay đã tiến xa, hi vọng mẹ không sao đâu, để còn sống lâu với tôị Tôi cám ơn dì, dù trong thâm tâm tôi vẫn thấy ghen tị thay mẹ về cái hạnh phúc dì đang hưởng bên cạnh ba, trong khi mẹ còm cõi một mình. Tôi nhìn dì, dì tránh không nhìn thẳng lại tôị Dì nói bâng quơ : “ Sự đời có nhiều việc xảy đến không sao tránh được. Song dù sao đi nữa thì dì cũng có lỗi với mẹ, nhưng dì chắc khi con lớn hơn, con sẽ hiểu cho dì “.
Có lẽ dì muốn phân bua về sự kết hợp với ba, nhưng tôi trấn an dì : “ Việc người lớn, làm sao con có đủ khả năng phán xét cho công bằng, có điều …” Tôi bỏ lửng câu nói, dì đứng nguyên chỗ chờ đợi, nhưng rồi thấy tôi lặng im, dì cũng không hỏi thêm. Giữa dì và tôi dường như vẫn có một sự ngăn cách nào đó nên chẳng ai muốn khơi sâu thêm vào suy nghĩ của mình. Dì lo dọn dẹp các thứ trong bếp, còn tôi ra khu vườn cỏ sau nhà. Tôi bước những bước thong thả trên thảm nhung xanh, nghe cái êm êm len nhẹ từ gót bàn chân lên khắp thân. Những con sóc chạy tìm ăn khắp chốn mang theo vẻ nhí nhảnh gieo vào buổi sáng xinh tươị Tôi nghĩ giá như đừng có mối lo toan về bịnh tình của mẹ thì với buổi sáng như thế này thật ý nghĩa biết baọ
Dì theo tôi ra vườn. Dì bảo : “ Ba thích trồng hoa, nhưng cả dì lẫn ba bận đi làm, nên chẳng còn ngày giờ tính đến chuyện vườn tược. “ Tôi hỏi lại : “ Sao ba và dì không thuê mấy người Mễ đến làm chọ Con nghe nói người Mễ ở đây đông, làm bất cứ việc gì ai cần. Tiền công lại rẻ, người nào thuê, chiều xong việc tặng thêm cho họ vài xách bia lon là họ ái mộ lắm. Nghe đâu họ tụ thành cả một chợ người để sáng sáng ai cần là có thể đến chọn lựạ” Dì lại bảo : “ Con nói đúng, người Mễ nào cũng chịu khó. Họ từ quê sang, mục đích là cố làm lụng để có tiền gửi về giúp bên nhà. So với người Việt ta, họ cũng lăn lưng vào làm bất cứ việc gì, dù nặng nhọc. Cảnh sát cũng biết, song có lẽ vì đất này trước kia là của Mễ bán lại thành nước Mỹ bây giờ, nên cũng làm lơ đi, miễn là đừng vi phạm vào những tội hình.”
Hai dì cháu nói lăng nhăng dăm ba câu chuyện, rồi dì hỏi thẳng tôi : “ Nếu chẳng may mẹ ra đi, liệu Niên có chịu về sống cạnh ba chăng ? “ Tôi bất thần vấp vào một quyết định mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến, nên tôi lúng túng không biết trả lời saọ Dì im lặng nhìn tôi, như muốn đốc thúc tôi nói ra ý nghĩ. Tôi vơ vẩn nhìn lên trờị Có thể nào mẹ vắn số như vậy saọ Mà cho dù mẹ có mất đi, chuyện về với ba thực tình là tôi không muốn. Tôi không thích phải nhìn cảnh hạnh phúc của ba với dì, trong khi đáng lẽ ra việc này phải làđể mẹ được hưởng. Nhưng tôi đồng thời lại cũng sợ làm dì buồn, nên tôi lơ lửng nói cho qua : “ Thì chừng đó sẽ tính cũng không muộn mà dì. “
Buổi chiều dì đi làm. Tôi ở nhà một mình, càng thấy thương mẹ. Lúc này mẹ làm gì, chắc là đang trông chờ tôị Mẹ vốn đã héo hon vì bệnh, giờ lại thêm ngong ngóng đợi chờ, e bệnh mẹ càng trở nên trầm trọng hơn. Thế là tôi tự trách mình thêm.
Ðến sau 5 giờ ba mới về tới nhà, người ba có vẻ mệt mỏị Ba than chiều cuối tuần, ai cũng dành về trước nên xa lộ kẹt, ba sốt ruột đến bây giờ mới về được. Tôi chạy đi rót nước mời ba rồi giục ba đi tắm. Sau đó hai cha con ngồi ra bàn trò chuyện với nhaụ Ba như trách tôi : “ Tại sao mẹ bị bệnh mà đến giờ con mới cho ba biết “. Tôi bỗng muốn sửng cồ. Tôi nghiêng về phía bênh mẹ mà hỏi khó ba : “ Con tưởng bây giờ ba ít còn để ý gì mẹ và con nữa chứ.” Câu nói như một nhát búa khỏ vào người bạ Mắt ba trông thảm hại hẳn đị Ba đưa tay cào cào lên mái tóc : “ Trời ơi, đến con mà cũng hận ba vậy sao “. Rồi như ba thấy lỗi mình cũng đáng, ba lẩm bẩm nói như phân bua : “ Phải rồi, ba vô tâm, vô tính nên Niên buồn ba là phảị Song cả mẹ, cả ba đã cố giữ gìn đừng cho sứt mẻ, nhưng rồi cũng không giữ được. Tan vỡ nào xảy ra, người ta cũng lên án tại người đàn ông ham vui, song ba nghĩ nếu không dung hợp được với nhau thì cũng nên sống xa để cả hai cùng thấy thoải máị Ba sai là vừa rời xa mẹ ba đã lại có dì ngaỵ Thế nhưng đàn ông không can đảm được như phụ nữ đâu con, ba như vừa đánh rơi vật quí thì ba thấy bơ vơ kinh khủng. Cho nên khi có người muốn an ủi mình là ba ngã liền. Niên có thể trách ba, nhưng con cũng phải hiểu cho ba là thực tình ba còn nghĩ về mẹ nhiều lắm. “
Tự dưng tôi càng ấm ức hơn. Tôi hỏi ba : “ Ba nói ba còn nghĩ đến mẹ mà sao hè nào ba cũng chỉ muốn mình con đến với bạ Tiếc gì ba không mời luôn mẹ đi nữạ Ðó là lý do vì sao con đã từ chối lời ba suốt mấy năm liền. Kỳ này nếu đừng vì bệnh của mẹ, chắc con còn chưa muốn đến thăm ba đâụ Con muốn đến để nhắc ba nên về thăm mẹ một lần, đừng để đến khi muộn quá rồi ba sẽ ân hận. “
Nói ra được rồi, tôi mới thấy mình hỗn. Tôi sà vào lòng ba cầu xin một sự tha thứ. Ba cũng nhận ra ýtôi, nên ba vỗ vỗ vào vai tôi mà nói : “ Con nói phải, ba sẽ xin ngay phép về thăm mẹ. Con cứ ở đây qua hè, để ba về một mình. Ba sẽ nói với mẹ ý ba giữ con ở chỗ ba ít lâụ Rồi qua kỳ hè con hãy về. “
Tôi không hứa gì với bạ Sự ở lại hay trở về sớm sẽ còn tuỳ thuộc vào ba, vào dì có vui vẻ vì sự hiện diện của tôi ở đây hay không. Nếu dì và ba cứ cắn đắn nhau thì liệu tôi ở lại có vui gì.
Thế là ba về thăm mẹ khoảng một tuần. Dì cũng tỏ ra vui vì có tôi quanh quẩn một bên. Lúc nào đi làm thì thôi, về đến nhà là dì cháu bày ra nấu nướng hết món này sang món khác. Rồi khi ba trở về, ba khen : “ Dì cháu khéo hợp nhau nên trông ai cũng khoẻ rạ”
Ba kể chuyện gặp mẹ và đưa mẹ đi khám bệnh. Mẹ khăng khăng không chịu đi, ba phải thuyết phục miết, mẹ mới nghe theọ Bệnh viện làm trắc nghiệm tiểu phẫu, thấy bướu kết tụ là do sự buồn phiền, chứ không phải là loại bướu ác. Ba mừng và mẹ càng mừng hơn vì biết rằng mẹ con sẽ còn được ở cạnh nhau lâụ Mẹ không còn lo tôi phải chịu bơ vơ khi mất mẹ. Do đó mẹ thuận cho tôi ở với ba đến hết hè.
Suốt mùa hè tôi sống trong sự vô tư và được chiều chuộng. Dì lo cho tôi ăn uống đầy đủ, dì nói nửa đùa, nửa thực : “ Lâu lâu Niên mới đến đây, dì phải lo chu đáo, kẻo khi về sút cân mẹ lại trách dì “. Nỗi vui vì biết bệnh tình mẹ đã qua sự âu lo và cũng nghĩ thà không đến thì thôi, đã đến với ba thì cũng cố vui một lần vì chắc gì còn có dịp trở lạị Nhưng có những buổi chiều đột nhiên tôi cũng thấy nhớ mẹ, song thư mẹ gửi đến đều đều cho thấy mẹ vui và dặn tôi cứ ở chơi với ba, đừng lo lắng gì cả, nên tôi lại vâng theọ
Rồi mùa hè trôi quạ Ngày chia tay cả ba lẫn dì cùng tiễn chân tôi ở trạm. Dì lo lỉnh kỉnh mọi thứ cho tôi ăn dọc đường, lại dặn dò các điềụ Xe rời bến rồi, tôi mới thấy buồn mênh mang. Bóng dáng cả ba lẫn dì vẫy tay làm cho tôi thấy mắt cay caỵ Tôi cám ơn ba, cám ơn dì về những ngày sống bên nhau ngắn ngủị
Về đến nhà, mẹ dơ hai tay đón tôị Mẹ hơi đẩy tôi lui ra mà ngắm. Xong mẹ khen tôi đẫy đà và nói đùa : “ Bao giờ thì Niên cho mẹ ăn cỗ đâỵ” Tôi nghe như có một luồng máu nóng từ đâu kéo đến, dâng lên khuôn mặt tôi, như người vừa nhắp xong chút rượụ Tôi nũng nịu dụi người vào lòng mẹ : “ Con chưa có tiệc mời mẹ đâụ Con còn muốn ở gần mẹ, mẹ ạ. Hay là mẹ không còn cần con nữa “. Mẹ cằn nhằn :
“ Con nhỏ nói tào lao, mẹ không cần Niên thì mẹ cần ai “.
Cứ vậy, cả hai mẹ con cùng đắm đuối vỗ về nhau trong trời chiều nhẹ gió.