Cầu vồng trắng
Tác giả: Pautovsky Konstantins
Hoạ sĩ Pêtrốp được gọi nhập ngũ vào giữa năm thứ 2 của cuộc chiến tranh tại một thành phố lớn ở Trung Á. Từ Maxkơva, Pêtrốp đã sơ tán về đây. Dãy núi Alatao đứng sừng sững ở phía Nam thành phố như một bức trường thành màu xám. Tuyết đã rắc lên các đỉnh núi. Buổi tối trong những căn nhà đều giá lạnh imlìm và tối sẫm. Hoạ hoằn trong vài cửa sổ mới có ánh đèn dầu leo lét. Trong thành phố đèn tắt rất sớm. Ban đêm, vừng trăng nhô lên trên những rặng thuỳ dương trơ trụi và trong ánh sáng chói chang, thành phố có một vẻ gì dữ dội Pêtrốp sống trong căn nhà gỗ nhỏ bên bờ một con suối chảy lượn quanh thành phố sát các lề đường. Tiếng suối reo đều đều không đổi. Đêm đêm trên tấm đệm mỏng trải trên sàn nhà, Pêtrốp nằm lắng nghe tiếng nước tràn qua những viên đá. Sau tường nhà, con lạc đà già nua của hàng xóm chậm rãi nhai nhai mãi không thôi. Tàu hoả rời thành phố vào ban đêm. Nhà ga vắng tanh. Những hàng cây lạnh giá xào xạc. Đêm châu Á vun tuyết thành đống giữa các toa xe. Chẳng có ai ra ga tiễn Pêtrốp. Anh không có bạn bè và cũng chẳng để lại đây kỉ niệm nào. Không có gì hết ngoài cái cảm giác cuộc sống bị ngưng lại. Mới ngoài ba mươi tuổi nhưng cuộc đời phiêu bạt bơ vơ khiến Pêtrốp sớm cảm thấy mình là một ông già Lên tàu, Pêtrốp chui vào mọt góc toa hút thuốc. Ngoài cửa toa một người lính đang chia tay với một người phụ nữ trẻ tuổi. Không hiểu sao Pêtrốp cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe người phụ nữ xưng hô “anh, tôi” với bạn Đó là một người phụ nữ cởi mở và trong trẻo. Pêtrốp thầm nghĩ rằng người ta có thể đến với giọng nói ấy như một tiếng gọi từ xa, qua sa mạc, qua những đêm sâu mịt mùng, qua thác ghềnh giá buốt, đi cho đến lúc đôi chân rớm máu, gụi xuống lại bò tiếp. Miễn là được nhìn thấy cánh cửa, nắm lấy nó và nói: “Đây, tôi đã đến, xin đừng xua đuổi tôi”. Có những giọng nói nghe như một lời hứa hẹn của hạnh phúc. Tàu chuyển bánh. Pêtrốp ngó qua ngoài cửa sổ. Trên sân ga anh nhìn thấy người phụ nữ trẻ tuổi. Gương mặt tái nhợt, nụ cười, bàn tay giơ lên - chỉ có thế. Bóng tối lập tức ập ngay vào khuôn cửa.
“Nếu anh dừng ở Maxkơva, anh nhớ gọi điện cho Masa nhé!” và chị nói số điện thoại. Pêtrốp nhẩm lại số điện thoại hồi lâu và không tin ở trí nhớ của mình, anh ghi nó lên thẻ quân nhân. Dọc đường, Pêtrốp luôn ngó ra cửa nhìn những đám tuyết dày đặc, những cột điện thoại nối nhau chạy dài vào nẻo xa màu xám. Thành phố Trung Á xa dần không con đường trở lại với nó nữa. Nó trở thành hồi ức mờ ảo, như hư như thực, lấp lẫn giữa dòng đời như một ngày đã sống qua giữa ba trăm sáu mươi ngày của một năm dài dặc. Mùa đông, mùa xuân và mùa hè mưa nhiều trôi qua trong những trận đánh. Khi vượt qua tuyến phòng thủ của quân Đức ở Vitép, Pêtrốp bị thương vào đầu Ba tháng anh nằm ở bệnh viện. Ra viện anh được gửi đến một nhà nghỉ để hồi sức sau vết thương nặng nề. Pêtrốp yêu cầu được về nghỉ ở thành phố Trung Á, nơi anh đã được gọi vào quân đội. Gần thành phố có một an dưỡng đường nhỏ ở trên núi.
- Ồ, anh bạn thân mến.
- ông bác sĩ già râu bạc, quân hàm nhàu nát nói với anh - Anh nghĩ lại xem! Anh chỉ có một tháng mà đi về đã mất mười ngày rồi - Có khi một ngày còn quý hơn cả một năm - Pêtrốp cãi lại.
- À, nếu vậy thì… Nếu anh có những lý do đặc biệt để về đấy - Ông bác sĩ làu bàu, thì tôi chỉ biết giơ tay. Tôi đồng ý. Phải đi qua Maxkơva. Tàu đển Maxkơva lúc nửa đêm và sẽ rời Maxkơva đi Trung Á vào sáng sớm. Cả một đêm dài mệt nhọc đang chờ anh ở Maxkơva. Còn lâu tàu mới đến Maxkơva, Pêtrốp hồi hộp, ngay lúc vừa haòng hôn khi con tàu toả khói lên những cánh rừng bạch dương, chạy trên đất Xmôlenxkơ. Ngoài cửa sổ, những nhà nghỉ tối om, những bãi tuyết và những khu vườn lạnh vùng Kuntxevô lướt nhanh trong bóng đêm. Sau đó hiện lên vùng sáng yếu ớt của bầu trời đến Maxkơva tối mò và cuối cùng sân ga tăm tối vang động của ga Bêlôruxi về đêm trôi tới rồi dừng lại. Elêna Pêtrôpna tắt đèn và kéo tấm rèm cửa. Hơi ấm toả lên từ lò sưởi hơi nước. Đêm tối mò trải trên Maxkơva.
- Thế là lại về Maxkơva rồi. Lại xa cái vùng Trung Á- Elêna nói và lấy ngón tay ấn lên đôi mày. Chị thường làm như vậy mỗi khi suy nghĩ. Lại về với công việc quen thuộc, với bạn bè. Mọi chuyện lại như cũ. Còn muốn gì hơn nữa?
- Vậy mình còn mong muốn điều gì hơn nữa?- Chị nhắc lại và im lặng Một giọt lệ trào trong khoé mắt, chị không chùi đi mà cứ nhìn chằm chằm vào cửa sổ- Ánh sáng ở cột đèn ngoài ngã từ bỗng trở nên sắc cạnh như những ngôi sao bằng kim tuyến trên cây Nôen - Giá mà biết được hạnh phúc bí ẩn là gì? Nó ở đâu? Khó mà sống mãi thui thủi một mình và nhìn thấy tất cả dù chỉ là đêm nay, và suy nghĩ về mọi điều, không mỉm cười với ai, không đặt tay lên vai ai và không bảo: “Anh xem, tuyết đang rơi kìa” Máy điện thoại trên bàn thận trọng reo lên. Elêna Pêtrốpna cầm ống nghe. Giọng nói đàn ông yêu cầu gặp Masa.
- Masa không ở đây nữa- Elêna Pêtrốpna trả lời - Ai hỏi đấy?
- Vấn đề là… tôi không quen cô ấy - Giọng đàn ông trả lời sau một lát suy nghĩ. Nói tên tôi ra chả có ỹ nghĩa gì… - Cũng kỳ đấy.
- Êlêna Pêtrốpna giễu cợt nói - Kỳ quá thật!- người đàn ông đồng ý - Tôi vừa ở mặt trận về - Anh muốn chuyển gì cho cô ấy chăng? Anh ở chỗ anh cô ấy về chăng? Anh ấy cũng ở ngoài mặt trận mà.
- Không, tôi không biết anh cô ấy - người đàn ông trả lời và im bặt - Làm thế nào bây giờ? Tôi đợi đây- Elêna Pêtrốpna nói - Hay là bỏ ống nghe xuống - Hãy khoan đã - Giọng nói van lơn- Tôi đang ở Maxkơva đợi chuyển tàu. Tôi đang gọi điện từ sân ga Bêlôruxi. Không hiểu người ta có để cho tôi nói hết không. Bên máy có nhiều người đang đợi.
- Nếu vậy anh nói mau lên Elêna Pêtrốpna đứng nghe bên cửa sổ. Chị nhíu mày rồi mỉm cười, chìa tay ra cửa sổ - con mèo xám đang bám vào rèm cửa mắt tròn xoe; chị nói: Khẽ chứ! Mày làm gì thế! - Không, tôi không nói với anh mà nói với con mèo con. Chị bật cười, - Tôi đang nghe anh mà chẳng hiểu gì cả. Vâng, vâng. Quả là lạ lùng. Nhưng cũng có thể là điều hay… Toi không biết… Tôi còn nhớ tất cả: nhà ga, đêm và gió. Chỉ không nhớ có anh thôi. Chẳng lẽ bằng vào giọng nói ư? Anh là một người kỳ lạ. Bao giờ tàu chạy? Tôi cũng chẳng biết nghĩ thế nào nữa… Tất nhiên, đáng tiếc đấy. Anh bị thương nặng ư? Ở đầu à? Ở ngoài ga anh sẽ mệt đến chết mất. Ban đêm anh không được đi lại ở Maxkơva đâu. Họ sẽ giữ lại đấy. Vâng tôi nghe đây - Anh nói đi. Cuộc nói chuyện bỗng nhiên ngắt quãng. Elêna Pêtrốpna chậm rãi buông ống nói.
- Có thể anh ấy sẽ gọi điện nữa.
- Chị nói và ngồi xuống chiếc ghế dựa trên bàn, nhặt mẩu thuốc hút dở và rít mạnh Mười lăm phút, rồi nửa giờ trôi qua. Không có ai gọi điện cả. Đồng hồ điểm hai tiếng - Không, thế này thì không thể hiểu được! - Elêna Pêtrốpna nói to - Mình phát điên lên mất. Chị lao lại phía cái tủ và mở tung nó ra. Con mèo phát hoảng chui xuống gầm đi văng. Elêna Pêtrốpna nhanh nhẹn lấy chiếc áo dài đen, dốc lọ nước hoa. Con mèo ngồi ở dưới đi-văng đang thu mình rình chuột, móng vuốt xoè ra giỡn bắt khi thì dải đăng ten khi thì chiếc mùi-xoa mỏng lất phất quanh nó. Nó thích trò chơi này mặc dầu nó nhăn mũi lại và còn hắt hơi về mùi hương lạ lùng của các vật lạ này. Khi Elêna Pêtrốpna ra khỏi nhà đồng hồ điểm ba giờ. Maxkơva đang ngủ yên trong ánh sáng trắng của tuyết và những cây đèn. Ở quảng trường Puskin, nhóm tuần tra giữ Elêna Pêtrốpna lại. Chị đưa họ xem giấy tờ và nói rằng chồng chị bị thương ở ngoài mặt trận đang qua Maxkơva. Bây giờ anh ấy đang ở gai Bêlôruxi và chị cần phải được gặp anh ấy. Khi nói đến chữ “chồng” Elêna Pêtrốpna đỏ mặt lên, nhưng không chiến sĩ nào trông thấy điều đó. Các chiến sĩ thì thầm nói với nhau, sau đó người nhiều tuổi nói:
- Có thể chị nói thật - Nhưng Maxkơva đang giờ thiết quân luật, chị ạ - Việc gấp quá - chị nói đầy thất vọng - Vấn đề là như vậy - người chiến sĩ nhiều tuổi nói - Giá chị có nhiều thì giờ thì nhất định chúng tôi cũng vẫn giữ chị lại. Đúng thế! Nào Xiđôrốp - anh ta nói với người chiến sĩ thấp lùn - Hãy giữ chiếc xe kia lại Anh chiến sĩ chặn chiếc xe du lịch lại. Người có tuổi kiểm tra giấy tờ của người lái xe, nói gì đó với anh ta rồi quay sang Elêna Pêtrốpna:
- Chị ngồi vào đây! Xiđôrốp đi với nữ công dân đến nhà ga. Để kiểm tra, - anh nói thêm và mỉm cười.
- Và để chị khỏi bị giữ lại lần nữa. Elêna Pêtrốpna nhanh nhẹn bước vào căn phòng xanh nhạt của nhà ga và lập tức chị thấy nghẹ thở. Chị tưởng như trái tim mình dừng lại. Nếu có thể, chị sẽ nhắm mắt lại, dựa vào tường đứng yên để lắng nghe một cái gì đang vang vọng từ xa xăm và rất mỏng manh có thể từ ngọn lửa chùm đèn nhà ga, có thể là ngay trong mạch máu thái dương chị Những con người mệt mỏi đang ngồi gục trên những ghế dài bằng gỗ. Ở chiếc ghế đằng xa có một sĩ quan gầy gò vẻ mặt nhọc mệt đang ngồi. Mắt trái anh cuốn lớp băng đen. Elêna Pêtrốpna lại gần anh và nói:
- Thế đấy… Người sĩ quan nhanh nhẹn đứng dậy:
- Thế đấy… - Elêna Pêtrốpna nhắc lại và mỉm cười - Mà anh đúng hệt như tôi nghĩ Gian phòng như thụt xuống rồi quay tròn. Pêtrốp đỡ Elêna Pêtrốpna và đặt chị ngồi xuống chiếc ghế nơi anh chiến sĩ đang ngồi, bối rối kéo vội bọc quân trang để chị ngồi được thoải mái hơn. Elêna Pêtrốpna nhìn gương mặt đầy lo lắng đáng yêu và hầu như hoàn toàn quen thuộc của Pêtrốp, khẽ hỏi:
- Anh có hiểu gì không?
- Không, - Pêtrốp trả lời.
- Và có gì phải hiểu?
- Có lẽ đúng thế, không cần - Elêna Pêtrốpna đồng ý và thở dài.
- Tội nghiệp anh, em đã làm anh sợ. Tay anh lạnh cóng thế này.
- Chị cầm bàn tay Pêtrốp và sưởi ấm nó giữa hai lòng bàn tay mình - Cái này là về lâu dài.
- Chị nói như chính với mình Pêtrốp yên lặng. Trong giọng nói của Elêna Pêtrốpna có cả sự dịu dàng và sự lo âu như đêm tháng chạp. Trên sân ga, khi gió từ sa mạc thổi về làm bay tuyết khô, Pêtrốp yên lặng, nhưng anh tưởng rằng anh đã nói hết với Elêna Pêtrốpna … Thành phố Trung Á đón Pêtrốp với tuyết trắng và vừng mặt trời lồ lộ trên bầu trời xuân trong vắt. Tuyết phủ đầy trên các cành cây cổ thụ, trên hàng rào và cả đường dây điện thoại. Đường phố to rộng sáng chói như được xé ra từ những đống tuyết lấp lánh muôn vàn hình sao tuyết. Dãy núi Alatao toả sáng về thành phố qua lớp băng xanh lam tinh khiết. Đôi khi đất lở trên triền núi và bụi trắng bốc mùi lên Những con la đủng đỉnh trên phố lắc lư đôi tai cứng lạnh. Nước óc ách trong các hố băng và những bông hoa đại cúc phủ đầy tuyết mịn, xoè nở trong các thửa vườn nhỏ như những bông hồng mùa đông khổng lồ Pêtrốp hít thở say sưa không khí mùa đông thậm chí làm anh choáng váng Pêtrốp ngạc nhiên nghĩ rằng thành phố này một năm trước đây tưởng chừng như ảm đạm và dữ dội, giờ đây ký ức thô cứng của anh lại hé ra trong quá khứ những ngày tươi sáng, bầu trời trong trẻo, mùi lá mục và vẻ yên tĩnh của những khu vườn cổ xưa. Trước đây anh không nhận ra điều đó. Vì sao? Có thể vì anh chỉ có một mình và nhìn tất cả chỉ có một mình. Vì bên anh không có bàn tay ấm áp, không có đôi mắt tươi cười và giọng nói trầm ấm. Pêtrốp sống ở ngoài thành phố trong nhà an dưỡng giữa giá lạnh tuyệt vời của núi cao, nơi những ngôi sao tưởng chừng như đông lại về đêm và bọc quanh lớp băng sắc nhọn. Anh sống trong nỗi hội hộp lâng lâng không dứt. Sự hồi hộp càng tăng lên biến thành cảm giác của một niềm hạnh phúc hư ảo gần như không thể chịu đựng nổi, khi người ta mang đến cho anh một bức điện vỏn vẹn vài chữ: “Đón em, ngày hai mươi” Sau bức điện tất cả chuyển động như một cơn lốc tuyết, làm loá mắt, ngạt thở, biến thế giới thành chiếc cầu vồng trắng Sân ga ban đêm; giá rét đôi môi yêu quý run rấy, giọng nói của nàng, con đường về nhà nghỉ chạy len giữa rừng táo dại, tiếng thác đổ xuống những đám tuyết đầy bọt cùng cây rừng đổ nát. Và vừng sáng xanh biếc của những vì sao mọc trên đỉnh núi nối đuôi nhau thành chuỗi dài vĩnh cửu lấp lánh. Cả không khí của sa mạc, của núi và mùa đông phả vào mặt họ ở chỗ ngoặt, khi họ dừng lại trong phút chốc để nhìn lên những dãy núi về đêm lấp lánh ánh sáng của những hạt tuyết rắn mờ mờ. Và những lời của Elêna Pêtrốpna nói ra khe khẽ, gần như với sự tuỵêt vọng - Điều này là lâu dài, lâu dài. Có thể là mãi mãi… Cây tường vi Mộng Quỳnh dịch Đêm, sương mù trìm lên mặt sông, con tàu không thể đi được nữa vì qua màn sương không còn nhìn thấy đâu là phù tiêu, đâu là đèn hiệu. Tàu ghé mũi vào một mạn bờ dốc và tắt máy, chỉ còn nghe thấy tiếng cầu treo vừa quăng lên bờ kẽo kẹt nhịp nhàng, những người thuỷ thủ xuống bờ theo nhịp cầu này kéo dây neo ở đầu mũi tàu lên để cột vào một cây liễu già trên bờ. Masa Klimova chợt tỉnh giấc lúc nửa đêm. Bốn bè lặng lẽ đến nỗi cô không nghe thấy rõ ràng tiếng ngáy của một hành khách trọng một căn buồng ở tận đằng xa. Masa ngồi trên giường ngủ. Qua khung cửa sổ mở ngỏ không khí tươi mát đưa vào mùi lá liễu dịu ngọt. Những bụi cây mờ mờ trong sương, rạp xuống trên boong tàu. Masa có cảm tưởng như con tàu không rõ vì sao bỗng dưng mọc lên giữa mặt đất, giữa những bụi cây rậm rạp. Rồi sau nghe tiếng nước róc rách nhẹ nhàng cô đoán ra rằng con tàu dừng lại ở bên bờ sông. Trong bụi cây một âm thanh vang lên ríu rít rồi ngừng bặt. Một lát sau lại vang lên rồi lại tắt ngay. Hình như một người nào đó muốn thử thách cái yên tĩnh và độ nhạy cảm âm vang của đêm khuya. Thế rồi những âm thanh chuyển thành tiếng huýt gió ngắn gọn. Và đáp lại tiếng huýt ấy, lập tức hàng chục giọng chim cất vang lên và bất thần tiếng hót của bầy chim hoạ mi bỗng rộ lên, bát ngát lướt đi trên các lùm cây.
- Nghe thấy không, Egorop?
- Tiếng một người có lẽ ở bên trên cầu chỉ huy hỏi xuống.
- Một cuộc đua tiếng của hoạ mi như vậy ngay cả ở Sechxna cũng chưa từng có bao giờ! - Một giọng khàn khàn từ phía dưới trả lời lên. Masa mỉm cười. Cô chìa đôi bàn tay ra phía trước. Đôi tay cô đen sạm lại trong bóng đêm mờ nhạt, chỉ có những móng tay lấp lánh trắng ở đầu ngón.
- Không hiểu tại sao mình lại buồn thế này nhỉ?
- Masa cau mày tự hỏi khe khẽ, - có lẽ tại mình đang chờ đợi một cái gì chăng? Mà chờ gì, chính mình cũng không biết nữa. Masa chợt nhớ rằng bà của cô vẫn thường nói với cô về cái buồn khó hiểu ở lứa tuổi thiếu nữ.
- Toàn chuyện tầm bậy thôi! - Cô tự bảo - Mình chả tin cái nỗi buồn thiếu nữ vớ vẩn ấy và vì thế mình mới có vẻ lo sợ ít nhiều đấy thôi mà. Masa vừa tốt nghiệp đại học lâm nghiệp ở Lêningrat và cô đang đi về vùng hạ lưu sông Vônga để trồng rừng cho một nông trường. Rõ ràng là Masa đã tự dối mình khi cô nói chỉ thoáng lo sợ ít nhiều thôi. Thực ra thì cô sợ quá đi là đằng khác. Masa hình dung thấy mình đã tới khu vực làm việc như thế nào và ông phụ trách chắc chắn phải là một người cau có, bụi đầy người, mặc chiếc áo vét đen túi roãng cả ra, nhìn chằm chằm vào mặt cô, cái nhìn ấy sẽ dừng lại trên đôi mắt xám của cô ( theo Masa thì mắt cô hệt như quả bi bằng thiếc), dừng lại trên những bím tóc của cô và ông ta sẽ nói một mình: "Khéo chưa! Những cô ả tóc tết đuôi sam! Ở đây chỉ còn thiếu cái thứ ấy nữa thôi! Hẳn là rồi đây, chị chàng sẽ lôi sách vở ra bằng hết cho mà xem. Chúng tôi còn phải lo nhiều chuyện khác kia, khi gió hanh từ Axtrakhan thổi tới thì cô bạn thân mến ơi, sách vở của cô ở đây không ích lợi gì cho cô lắm đâu". Nhưng, trong chuyến đi dài này, cô đã dần dần quen đi với cái ý nghĩ rằng người phụ trách cô sẽ là một người cau có, mặc áo vét đen, rồi cuối cùng cô không thấy sợ ông ta nữa. Tuy nỗi buồn của cô vẫn chưa dứt. Masa không biết rằng đấy không hẳn là cái buồn, mà là một cảm giác chưa có tên gọi đích xác: cái cảm giác lòng ta se lại trước một tương lai chưa biết rõ, trước vẻ đẹp giản dị của đất mù, những đêm sâu thăm thẳm và tiếng lá liễu rì rào bên sông. Masa vẫn không tài nào ngủ được. Cô mặc áo vào và lên boong tàu. Sương đêm phủ đầy mọi vật: từ tay vịn cầu thang, lan can tàu có chấn song sắt đến ghế dài và những chiếc ghế mây. Có tiếng nói chuyện lầm rầm từ khoang lái đằng sau vọng tới. Một anh chàng thuỷ thủ trẻ đang kể chuyện…
- Tớ mới bảo ông lão thế này: "Bố già ơi, bố để lại một tí cho con hút nhờ với chứ". Ông lão bèn đưa mẩu thuốc còn lại cho tớ. Tớ nuốt một hới rồi lại nói với cụ: "Này bố già, vậy chứ ban đêm bố làm gì ở ngoài đồng thế?" "Lão canh bình minh", ông lão trả lời vậy rồi cười phá lên. "Có thể đó là buổi bình minh cuối cùng lão được chứng kiến ở trên đời. Điều này chú không hiểu nổi đâu, chú còn trẻ lắm!" Đám thuỷ thủ im không nói nữa. Chim hoạ mi lại cất cao tiếng hót trong những rặng cây. Masa tì tay lên thành cầu. Xa xa trong tăm tối những con gà trống đã cất tiếng gáy. Ở đằng kia, phía sau màn sương mù, chắc hẳn là một làng quê. "Gà gáy canh một hay canh hai đấy nhỉ?…" Masa suy nghĩ mà cũng không biết được gà gáy lần thứ nhất và lần thứ hai là mấy giờ. Cô đã đọc hàng chục cuốn sách nói về điều đó, nhưng cô đã quên mất cả rồi. Bà của Masa, vợ goá một thuyền trưởng chuyên chạy đường sông đã thuyết phục Masa nên đi tàu thuỷ. Masa hài lòng là đã nghe lời khuyên của bà. Sau khi đi theo sông Nêva với dòng nước xanh thẳm gần ngả sang màu đen, con tàu đã xuyên qua hồ Lagoda, và Masa lần đầu tiên đã nhìn thấy nước hồi xam xám và những ngọn hải đăng đá trên những mũi đất thấp trên hồ. Cô đã được thấy con sông Xviro hung dữ, những cửa sông ngăn nước trên sông đào Mariinxki, những bờ sông phủ đầy những bụi rậm nhỏ và những cây mộc tặc; và tất nhiên là thấy cả những chú bé đứng trên bến tàu tay cầm những chiếc cần câu cong queo câu cá chép, vẻ mặt trầm ngâm. Hành khách thay nhau lên xuống tàu; Masa thấy mỗi người đều có một vẻ hay hay. Tới Bêloderxco, một phi công trẻ tuổi mái tóc đã trắng bạc bước xuống tàu. Có lẽ anh ta vừa về Bêloderxco, nghỉ ở nhà mẹ; mẹ anh là một bà cụ người nhỏ bé, mảnh khảnh, mặc áo vải hoa màu xám; bà lão tiễn chân con ra tàu và đứng khóc thút thít ở trên bến. Anh phi công đứng trên boong tàu nói với mẹ:
- Mẹ đừng quên, mẹ nhé: con đã móc con cá con câu được ở sau cầu thang nhỏ trong hầm nhà kho ấy. Mẹ cho con mèo Vaxca một con cá rô nhé! -Mẹ sẽ không quên đâu, Pasa ạ, không quên đâu - bà mẹ gật đầu nói vậy, đưa chiếc mùi xoa vo tròn lên lau mắt. Anh phi công vừa mỉm cười vừa nói đùa, nhưng anh vẫn không rời mắt nhìn bà cụ và má anh cứ giật giật hoài. Sau đó một đoàn diễn viên lên tàu. Họ trổ tài ăn nói làm ầm ĩ cả lên. Và trong nháy mắt đã làm quen với tất cả các hành khách trên tàu. Chiếc dương cầm kê trong phòng khách đã ướt đẫm vì sương, nay lại suốt ngày vang lên không một phút nào ngơi. Một ca sĩ có tuổi, dáng linh lợi, mặt choắt lại, hát nhiều hơn tất cả những người khác. Masa kinh ngạc nghe bác ta hát. Chưa bao giờ cô được nghe những bài hát như vậy. Nhất là một ca khúc Balan, bác ta nhắc đi nhắc lại luôn. Bài hát kể lại một anh ăn trộm si tình không đánh cắp nổi cho người yêu một ngôi sao trên bầu trời đêm, nên đã bị nàng xua đuổi. Mỗi lần chơi xong bài đó, bác diễn viên đậy nắp dương cầm lại và nói:
- Ngụ ý của bài hát này thật rõ ràng. Hãy rộng lượng với những kẻ yêu. Xin đừng tranh cãi! Ý kiến chính xác đấy! Rồi bác ta sửa lại ngay ngắn chiếc cà vạt đen, ngồi vào bàn gọi bia và món cá vôbola ưa thích của bác ta. Đến Tserepovetx thêm một tốp sinh viên khoa kiến trúc xuống tàu. Họ từ tu viện Kirinlo-Bêloderxco trở về Maxcova, họ đến tu viện này để đo đạc và vẽ phác hoạ sơ đồ các công trình kiến trúc cổ. Suốt chuyến đi trên tàu, mấy anh sinh viên cứ thảo luận mãi về những hòn đá chạm trổ, về những vòm nhà thờ, về Andray Rubolep (1) về những ngôi nhà chọc trời ở Maxcova. Nghe họ nói chuyện Masa chỉ đỏ mặt lên vì sự dốt nát của mình về vấn đề này. Sau khi những chàng sinh viên này xuất hiện, nhà danh ca có tuổi trở nên bớt ầm ĩ hơn, không hát bài ca Balan về gã ăn trộm nữa và suốt ngày ngồi ở trên boong cắm cúi đọc cuốn sách "Đời tôi trong nghệ thuật" của Xtanilapxki (2). Bác ta phải đeo kính để đọc sách và mặt bác bỗng già đi và có vẻ hiền lành ra. Đến lúc ấy Masa mới thấy rõ rằng tất cả những tràng thuyết lý huênh hoang của bác ta chỉ là kết quả của một thói quen nhà nghề lâu đời và con người ấy tốt hơn cái vẻ cố làm ra bộ của bác ta nhiều lắm. Giờ này, các hành khách, anh phi công, nhà danh ca và đám sinh viên đều đã ngủ yên. Một mình Masa ở trên boong tàu, lắng tai nghe những tiếng động ban đêm và cố gắng đoán ra đó là những tiếng gì. Một tiếng ầm ì xa xa vẳng lên trong bầu trời, rồi từ từ tắt dần. Có lẽ trên lớp sương mù một chiếc máy bay bay đêm vừa đi qua. Một con cá quẫy mạnh ở gần bờ, rồi từ ở đâu xa xa tiếng tù và mục đồng nổi lên. Tiếng tù và vang đến từ rất xa đến nỗi đầu tiên Masa không hiểu những tiếng ngân dài và du dương đó là tiếng gì. Có ai quẹt một que diêm đằng sau Masa. Cô quay lại. Anh phi công đứng sau lưng cô châm thuốc hút. Anh vứt que diêm xuống nước: nó từ từ rơi qua làn sương mù với một đốm lửa bao ngoài một lớp hơi lung linh màu cầu vồng.
- Những con chim hoạ mi không còn cho ai ngủ nữa, - anh phi công nói. Không nhìn anh, Masa cũng đoán là anh mỉm cười trong bóng tối.
- Thật y như bài hát "Hoạ mi ơi, đừng quấy rầy những người lính, hãy để cho anh lính được ngủ yên…" -Tôi chưa bao giờ được nghe hoạ mi hót như thế này.
- Masa nói.
- Chị hãy đi đây đi đó một chút trong liên bang xem, chị sẽ biết nhiều điều thú vị hơn thế nữa.
- Anh phi công trả lời.
- Thật là một đất nước có một không hai, cả trong mơ cũng không thấy được nơi nào như vậy.
- Có lẽ đó là vì anh thường bay trên trời, - cô gái nói, - và dưới cánh máy bay, cảnh vật trên mặt đất luôn luôn biến đổi.
- Tôi không nghĩ thế, - anh phi công trả lời. Yên lặng một hồi lâu, cuối cùng anh nói:
- Trời hửng sáng rồi. Nền trời phương Đông đã trở nên xanh nhạt. Chị về đâu?
- Về Camusin.
- Tôi biết vùng ấy. Một thành phố trên sông Vonga. Nóng bức, nhiều dưa hấu, lắm cà chua…
- Thế còn anh?
- Xa hơn nữa kia, - anh trả lời. Anh đứng tì tay vào thành tàu và ngắm cảnh rạng đông vừa ló. Lúc này tiếng tù và đã ngân lên và gần hơn. Trời nổi gió. Màn sương mù lay động và gió cuốn trôi đi từng mảng trên mặt sông. Những bời bụi hiện ra, ướt đẫm sương đêm và ở giữa nhô lên một túp lều mái lợp bằng những cành liễu kết lại với nhau. Bên cạnh là một mồi lửa bốc khói nghi ngút. Masa cũng đứng ngắm bình minh. Trên nền chân trời vàng ánh ngôi sao cuối cùng lấp lánh sáng như một giọt bạc. "Bắt đầu từ hôm nay - Masa tự nhủ - mình sẽ sống khác hẳn. Từ trước đến nay, mình chả nhận xét được gì cả. Từ giờ trở đi mình sẽ để ý, ghi nhớ tất cả và sẽ giữ lại mãi trong lòng". Anh phi công quay lại phía Masa.
- Cô gái lại tư lự gì rồi - anh nghĩ bụng. Anh quay mặt đi rồi lại ngó Masa lần nữa. Anh nhớ đến một câu trong cuốn tiểu thuyết đã đọc từ lâu: "Trên đời không có gì đẹp hơn cặp mắt của trẻ em và các cô thiếu nữ vào lúc ban mai. Trong những cặp mắt đó, đêm vẫn còn sẫm bóng nhưng ánh nắng sớm đã ngời lên". "Câu ấy cũng không đến nỗi ngớ ngẩn lắm", anh phi công nghĩ vậy. Ông thuyền phó, một người có bộ mặt dầu dãi phong sương, mặc áo choàng bằng vải bạt, từ trên đài chỉ huy chạy xuống.
- Cô không ngủ à?
- Ông ta vui vẻ nói với Masa. Một giờ sau tàu mới nhổ neo. Cô có thể lên bờ dạo chơi một lát.
- Có lẽ tôi xuống chơi thật, - Masa vừa nói vừa quay lại phía anh phi công, - tôi sẽ hái một ít hoa luôn thể.
- Được lắm, ta cùng đi. Họ đi qua cái cầu treo rung rinh bước xuống bờ sông. Một ông già từ trong lều chui ra; đây hẳn là ông cụ thức đêm không ngủ để rình xem bình minh. Ngay lúc đó mặt trời đã nhô khỏi đám sương mù. Cỏ mọc xung quanh xanh thẫm như mặt nước lặng lờ và sâu thẳm. Giá lạnh buổi đêm toát từ đám cỏ.
- Bố làm gì đấy, bố già?
- Anh phi công hỏi.
- Lão làm nghề đan lát, - ông lão trả lời với nụ cười ngượng ngập.
- Lão cứ thủng thỉnh đan cái đơm cái đó, đan giỏ đựng khoai tây cho nông trường. Thế còn anh chị, lại đi xem cánh đồng đấy hẳn?
- Dạ vâng, chúng cháu cũng muốn thăm cảnh đồng quê một chút.
- Sao mà cô cậu vội vàng thế, - ông già vừa nói vừa cười.
- Lão đã ở bảy mươi năm trên cánh đồng này rồi thế mà lão vẫn chưa kịp xem cho hết đấy. Các cháu cứ theo con đường mòn này đến tận cây cội dương đằng kia kìa. Nhưng chớ có đi xa hơn. Ở đấy cỏ mọc cao hơn đầu người; sương sẽ trút xuống, quần áo cứ gọi là hong đến tận tối vẫn chưa khô đâu. Cái thứ sương ấy, có thể hứng đầy hàng bình mà đem uống được…
- Bác đã uống sương rồi mà?
- Anh phi công hỏi.
- Tất nhiên rồi! Cái ấy bổ lắm. Masa và anh phi công thong thả đi theo con đường nhỏ. Masa đi đến tận chỗ con đường vòng quanh một cây cội dương đã héo khô thì dừng lại. Hai bên đường, những cây tường vi mọc cao lút thành một bức tường dựng đứng. Hoa tường vi nở còn ướt át, đỏ rực như những ngọn lửa, đến nỗi những tia nắng nằm trên vùng lá bên những bông hoa tường vi cũng trở nên lạnh lẽo và nhợt nhạt hơn. Tưởng như những đoá hoa tường vi đó đã vĩnh viễn đứt lìa khỏi những cành đầy gai góc và lơ lửng trên không như những ngọn lửa nhỏ rực rỡ. Trong rặng tường vi, những con ong vàng vằn đen cần mẫn bay vo vo.
- Những chàng hiệp sĩ Xanh Giooco, - anh phi công nói. Thực vậy, trông bầy ong giống như những dải băng ngắn của những chiếc mề đay Xanh Gióoc ngày xưa. Và bọn ong này cũng dũng cảm như những chàng chiến sĩ dạn dày chiến trận, chúng chẳng sợ người, lại còn sẵn sàng gây gổ với người nữa. Từng quãng một, những bụi tường vi lại cắt quãng bằng những bụi hoa cựa gà nở rộ chĩa lên những bông hoa hình nến màu xanh sẫm gần như màu đen. Phía sau, cỏ và hoa đủ các loại khác nhau mọc lên, quấn quít vào nhau, lấp một khu vườn um tùm trăm hồng nghìn tía: xa trục thảo đỏ và trắng, hoa hồng tử thái, hoa cẩm quì dại, ánh sáng rọi vào cánh hoa trong suốt hồng lên, hoa cúc trắng như tuyết và trăm thứ hoa khác mà Masa và anh phi công không biết tên là gì. Những con cun cút phành phạch vụt bay lên từ dưới chân. Một con gà nước núp dưới cái hốc ẩm ướt của một thân cây đã chết, cất tiếng kêu cùng cụ, nhạo báng tất cả mọi chuyện trên đời. Đàn sơn ca run rẩy bay lên không, nhưng tiếng hót của chúng lại không từ nơi chúng đang bay lên mà như từ phía sông đưa lại. Còi tàu lên giọng cụt lủn rồi rú lên thật to, gọi Masa và anh phi công trở về.
- Biết làm thế nào nữa chứ?
- Masa bối rối nhìn đám hoa.
- Làm thế nào bây giờ? Cô dùng cả hai bàn tay vơ vội từng ôm hoa. Tiếng còi tàu rú lên, lần này có vẻ sốt ruột và bực dọc.
- Cái gì vậy?
- Masa tức giận nhắc lại; và quay đầu về phía đám khói đang từ ống khói tàu bay lên trên đám sương mù, cô kêu to: "Về ngay đây! Chúng tôi về ngay đây mà!" Họ đi nhanh về phía tàu thuỷ. Áo váy của Masa ướt đẫm sương, lết quết đập vào chân cô. Đôi bím tóc búi lại đằng sau gáy đã tuột ra và rớt xuống lưng. Anh phi công đi đằng sau cô gái. Vừa đi anh còn lấy dao cắt được vài cành hoa tường vi; toán thuỷ thủ đang đợi họ để kéo cầu, liếc mắt nhìn bó hoa. Trong đám người ấy, có tiếng nói:
- Việc làm hay đấy! Đến hết cả hoa ở cánh đồng mất. Nào, Xêmion, làm một mạch đi! Người thuyền phó đứng bên trên nói lớn:
- Đem hoa vào phòng khách cho tất cả mọi người cùng hưởng với.
- Rồi ông cầm chiếc loa ra lệnh:
- Đi nào! Từ từ thôi! Những chiếc bánh lái nặng nề quay, chân vịt khuấy nước sùi bọt và bờ sông xa dần trong tiếng lá xào xạc. Masa cảm thấy bịn rịn phải xa cái bờ sông này, cới cánh đồng hoa, với mái lều và ông gìa đan lát nọ. Tất cả cảnh vật ở đây trở nên than thuộc với cô hệt như cô đã lớn lên ở đây, và ông lão kia là người đã nuôi nấng, dạy dỗ cô. "Thật lạ lùng, - Masa vừa nghĩ vừa bước chân lên cầu thang dẫn đến buồng khách.
- Mà mình có biết đây là đâu, thuộc trấn nào vùng nào và mình đang ở gần thành phố nào đâu". Buồng khách lạnh lẽo và rất sạch. Mặt trời chưa kịp sưởi ấm những bức tường gỗ nhẵn bóng, những chiếc bàn nhỏ và chiếc dương cầm bằng gỗ bồ đào. Masa sắp lại mớ hoa để cắm vào cái bình. Anh phi công mang từ chỗ cầu giá lên một xô nước lạnh.
- Ở Bêloderxco, mẹ tôi có một khu vườn - anh vừa nói vừa giúp Masa cắm hoa.
- Vườn nhỏ thôi, nhưng cơ man nào là hoa. Nhất là hoa cúc vạn thọ.
- Ở Bêloderxco, chắc anh đã nghỉ ngơi thoả chí chứ?
- Masa hỏi.
- Cũng khá. Tôi đọc sách và sửa sang lại cuộc đời mình. Ở Bêloderxco còn biết làm gì khác nữa?
- Thế nào? "Sửa sang" là thế nào?
- Masa ngạc nhiên hỏi lại.
- Tôi đã ghi chép tất cả những gì tôi trông thấy, làm được và suy nghĩ được. Thế rồi tôi kiểm lại xem tôi sống đã đúng chưa, tôi đã lầm lẫn những gì; tôi soát lại xem trong thời gian gần đây cuộc đời đã mang lại cho tôi những gì?
- Và rồi sao nữa?
- Masa hỏi.
- Từ nay, quá khứ thế là rõ ràng, - anh phi công trả lời.
- Tôi lại có thể sống tiếp với một đầu óc trong sáng.
- Tôi quả không ngờ ở đời lại có những việc như thế đấy, - Masa thì thầm và chăm chú nhìn anh phi công.
- Chị cứ thử xem, - anh mỉm cười khuyên Masa.
- Chị sẽ ngạc nhiên thấy cuộc sống của mình tràn đầy đến thế! -Hoan hô! - Một tiếng nói quen thuộc vang lên đằng sau Masa. Cô quay lại. Nhà danh ca già đứng trên ngưỡng cửa, mặc bộ quần áo ngủ màu xanh lơ, mép trong ống tay áo lật lên màu nâu nâu, với chiếc khăn bông vắt lên vai.
- Hoan hô! - Bác ta nhắc lại.
- Tôi rất thích những cuộc trò chuyện buổi sáng. Sáng dậy những ý nghĩ của ta cũng sạch sẽ như bàn tay ta vừa rửa.
- Xin bác thôi đi cho, - anh phi công nhăn mặt nói, có vẻ không bằng lòng.
- Phải, toàn những chuyện vớ vẩn cả! - Người diễn viên nói.
- Anh đừng giận nhé. Tôi vô tình nghe lỏm câu chuyện của các bạn và tôi muốn góp vào một đôi câu, một chân lý không thể nào chối cãi được, cái chân lý tôi chỉ vừa mới hiểu ra đấy.
- Cái chân lý vĩ đại đó thế nào?
- Anh phi công hỏi.
- "Tôi không ưa giọng mỉa mai của anh đâu"(1) - bác diễn viên cố tình đọc câu thơ bằng một giọng ấp úng của một chàng ngâm thơ tồi. Bác nói tiếp - Một chan lý rất giản đơn: mỗi ngày trong đời đều có một cái gì tốt lành. Và cả thi vị nữa. Và mỗ khi ta sửa sang lại cuộc đời mình, như anh vừa nói, thì bất giác, ta hay nhớ đến cái nội dung thơ mộng và thông tuệ ấy của nó. Thật tuyệt diệu! Và lạ lùng làm sao. Tất cả chung quanh ta đều tràn đầy thơ. Hãy tìm cho ra nguồn thơ ấy! Đấy là lời chúc già lão của tôi cho các bạn tới muôn đời! Xin đừng có cãi lại! Chấm hết!
Bác diễn viên cười và bước đi, Masa bỗng trở nên tư lự, lòng thầm nghĩ rằng mọi vật quanh cô quả thật rất bình thườn, nhưng cũng rất kỳ lạ. Ở Lêningrat, ở trường đại học, điều đó không biểu lộ ra rõ rệt như trong chuyến đi này. Có lẽ đây chính là cái chất thơ bấy lâu vẫn bị che lấp đi, nay mới nở ra trước mắt, cái chất thơ chứa đựng trong từng ngày của cuộc sống. Hết ngày lại ngày gió thổi trên sông Vônga. Từng luồng hơi xanh xanh lan đi như những làn sóng trong vắt trên suốt mặt sông và dọc sườn tàu. Masa có cảm hứng như làn gió kia vừa đùa giỡn vừa lần lượt cuốn trôi theo tất cả những ngày hè đẹp đẽ này. Và khi chiều đến gió lại dịu dần. Nước sông Vônga trôi đi trong màn đêm kéo dài. Chỉ còn những ánh đèn của con tàu như đứt ra từ trong bóng đêm ấy một vòng tròn nhỏ trên mặt nước được chiếu sáng. Masa cảm thấy sung sướng, nhưng đôi lúc lại vẫn thấy buồn. Cô không sao làm quen được với cái ý nghĩ là cuộc đời mới của mình đã bắt đầu một cánh tốt đẹp như thế, một ngày kia lại có thể đổi khác đi được. Đến Camusin, Masa xuống tàu. Cơn gió kéo đến dâng lên một lớp sương mù vàng vàng trên mặt sông Vonga. Anh phi công và bác ca sĩ già tiễn Masa lên bến. Masa bối rối từ biệt anh phi công. Anh phi công không biết nói gì, trở lên tàu và dừng lại ở trên boong; từ chổ đó anh nhìn xuóng chỗ bác diễn viên đang chia tay với Masa. Bác ca sĩ giả mũ ra, nắm lấy tay Masa trong tay mình và đưa cặp mắt nhăn nheo đang cười, đăm đăm nhìn cô.
- Cô sẽ hạnh phúc, - bác ta nói - Nhưng hạnh phúc của tôi còn lơn hơn. Bởi tôi đã già rồi.
- Bác nói gì vậy?
- Masa hỏi.
- Cô không thể hiểu được cái niềm hạnh phúc của người không còn trẻ nữa.
- Bác diễn viên nói một cách văn hoa.
- Cái hạnh phúc được nhìn thấy những giọt nước mắt của nàng Đexdemona(3) yêu kẻ khác. Bác buông tay Masa ra và đi giật lùi về phía cầu treo, đầu vẫn để trần. Còi tàu rúc lên lần thứ ba và tàu mở máy chạy. Gió từ sông thổi vào mặt Masa mang tới dầu hoả. Một ông già nhỏ bé có bộ ria bạc trắng, xoắn xuýt quanh Masa và nhắc khẽ: "Cô để tôi mang hành lý cho cô nhé!". Nhưng cô không nghe thấy tiếng cụ. Thấy vậy ông già nhỏ bé lảng ngồi sang một chiếc ghế gỗ dài, thận trọng châm một điếu thuốc lá đợi cho Masa bớt xúc động. Cách một ngày sau Masa đã sống xa Camusin trong một toa tàu nhỏ lưu động đỗ ở trong thảo nguyên, gần một cái đầm có bờ đất sét trơ trụi bao quanh. Toa tàu nhỏ này được mệnh danh là văn phòng nơi trú ngụ của các nhân viên ở khu vực gây rừng của nông trường. Người phụ trách khu vực không mang bộ quần áo phủ đầy bụi và mặt mày cũng không cau có, ngược lại là một người hoạt bát và thích pha trò. Nhưng không khí ở khu vực này từ ngày Masa đặt chân tới đã không bình lặng chút nào. Ai nấy đều lo lắng. Những hạt dẻ vừa nhận để gieo liệu nó mọc lên được không? Sắp đến mùa gió khô từ phía đông nam thổi tới; và một lớp sương mù óng ánh như thủy tinh đã thấy trải dài bên kia sông. Ai nấy đều luôn miệng nhắc tới cái đám đất muối, thứ rêu độc của thảo nguyên, thứ đất sét vang lấp lánh muối vụn, kẻ thù vĩnh cửu và nguy hiểm đối với rừng cây non mới trồng. Theo lời khuyên của anh phi công, bữa trước Masa đã thử rà soát lại cuộc đời mình, và nhận ra rằng đời cô đã chia ra làm ba giai đoạn rất rõ: thời kỳ ở Lêningrat, chuyến đi trên tàu thủy và những ngày làm việc trong thảo nguyên vùng Vonga này. Mỗi giai đoạn đều có chuyện tốt lành, và theo như bác diễn viên, đều có cái thi vị của nó. Ở Lêningrat, có căn buồng của bà cô, nơi cô thường ngắm cảnh mặt trời lặn trên sông Lakhơta, những bạn gái, học viện, sách vở, rạp hát và các khu vườn. Trong chuyến đi, lần đầu tiên Masa hiểu được cái duyên dáng của cuộc gặp gỡ thoáng qua nhưng để lại một dư âm thăm thẳm trong tâm hồn và vẻ đẹp nên thơ của vùng đất phóng khoáng của nước Nga ở ven những bờ sông. Còn đây, trên thảo Nguyên này, cô hiểu được ý nghĩa lớn lao và sức mạn của công việc cô đang làm. Và đâu đó, tận đáy con tim vẫn lưu lại cái kỷ niệm về anh phi công nọ. Cô vẫn nhớ nụ cười ngượng ngậo của anh khi anh oán trách lũ chim họa mi, và cặp mắt anh nhìn cô ở Casumin, từ trên boong tàu và má anh bỗng giật giật như khi ở bến Bêloderxco. Một con người đi ngang qua cuộc đời và thật là đáng tiếc… Masa nghĩ luôn đến chuyến đi vừa qua của cô, đên nỗi có lần cô nằm mê thấy cuộc đời ấy trở lại. Những bụi cây tường vi sum suê ướt đẫm sương đêm. Trời hoàng hôn. Trăng non dịu dàng giống như chiếc lưỡi liềm bạc của mọt cô thợ giặt nào đó bỏ quên, trên nền bức rèm xanh biếc nhạt của đêm khuya. Cảnh vật tĩnh mịch và lòng nhẹ lâng lâng đến nỗi Masa cười thành tiếng ngay trong giấc ngủ. Dải rừng vừa ươm như một con sông cạn xanh nhờ nhờ lao qua các đỉnh núi cao và xuôi xuống những vùng thảo nguyên khô cằn nơi bụi đỏ cuốn làm lên từng đám trên những con đường lớn. Công việc đang dồn dập. Cần phải xới xỉa lớp keo vào đấy. Masa đã làm tất cả những việc đó với một sự chu đáo đặc biệt, có thể nói với cả một miền trìu mến đối với những mầm cây non nớt này. Masa đen cháy đi. Những bím tóc của cô bạc nắng mặt trời. Bây giờ cô đã giống như một cô gái thực thụ của đồng cỏ. Áo cô, đôi bàn tay cô, mọi vật quanh cô đều toát ra mùi cây ngải cứu. Mùi ngải cứu bốc lên từ đám lông xù của con chó Nardan chuyên canh gác toa tàu khi mọi người đi làm ngoài thảo nguyên. Con Nardan cùng gác nhà với Xtiopa, một thằng bé lên bảy tuổi, con trai người phụ trách khu vực. Người và chó cả ngày cùng ở dưới bóng râm của toa tàu, nghe tiếng gió khô đập vào một cây táo dại cong queo; mỗi đợt gió lại làm cho thân cây kêu choang choang ầm ĩ như thể đúc bằng đồng đen vậy. Đến mùa hạ đám cây non bị lũ chuột nhảy đến tấn công. Chúng khoét lỗ ở gần những cây sồi nhỏ và xuống dầm mình trong lớp bụi để rũ sạch những con bọ chó. Người ta đã gọi một chiếc máy bay "làm vườn" từ Xtalingrat tới để thả lúa mạch tẩm thuốc độc xuống những cánh rừng mới ươm này. Một buổi chiều trong khi Xtiopa đang ngồi cạnh toa xe, con Nardan bỗng ngẩng đầu lên và cất tiếng gầm gừ. Là là trên đồng cỏ một chiếc máy bay nhỏ từ phía mặt trời đang bay lại với tiếng động cơ nổ chậm chạp và lười nhác. Chiếc máy bay bay qua phía trên toa tàu, quay ngoắt lại và hạ cánh trên bãi ngải cứu, chạy lăn đi vài thước rồi đỗ lại. Người phi công từ buồng máy nhảy xuống, bỏ mủ phi công ra và đi về phía toa tàu nhỏ. Anh phi công còn trẻ, nhưng tóc mai đã bạc trắng. Trên ngực anh phi công, Xtiopa thấy hai hàng cuống huân chương. Con Nardan đáng lẽ phải sủa lên, lại chúi đầu vào gầm toa xe gừ gừ se sẽ trong cuống họng.
- Chào chú bé! - Anh phi công nói. Anh ngồi xuống bên bậc lên xuống của toa xe bên cạnh Xtiopa và châm một điếu thuốc lá.
- Có phải đây là khu vực số 15 không?
- Vâng! - Xtiopa rụt rè trả lời.
- Chú đến chỗ chúng cháu à?
- Ừ, đến với anh em ở đây, - anh phi công trả lời.
- Chú đến tiễu trừ chuột nhảy.
- Chú được nhiều huân chương mà lại phải đến đánh nhau với bọn chuột nhảy ở đây à?
- Xtiopa nghĩ một lúc rồi hỏi lại như vậy.
- Ở đây cứ nghĩ là người ta sẽ cử đến một học sinh trường hàng không.
- Tự chú muốn được đến đây, bé ạ.
- anh phi công trả lời và đưa tay vuốt tóc Xtiopa.
- Cô Masa Klimova có làm việc ở đây không?
- Có, - Xtiopa hấp háy mắt trả lời.
- Thế thì làm sao hả chú?
- Thế cô ấy đâu?
- Kia, ở trong rừng kia kìa.
- Xtiopa chỉ đám cây non mới trồng.
- Quả là rừng thật! - Anh phi công vừa nói vừa cười rồi đi thẳng về phía những hàng cây non, không hề quay đầu lại. Xtiopa đưa mắt nhìn theo chú phi công. Chiều đã xuống không thấy gì trên đồng cỏ nữa, nhưng Xtiopa vẫn nhìn thấy cô Masa đang từ thảo nguyên trở về. Chú phi công bước nhanh đón cô, nhưng cô Masa chưa đi đến chỗ chú phi công đã ngồi thụp xuống đất và lấy hai tay bưng lấy mặt. Trời đã tối hẳn. Một ngôi sao thảo nguyên lang thang, đứng cao tít trên vòm trời lồng lộng, lấp lánh sáng le lé nhìn xuống làn nước hồn đen ngòm. "Tại sao cô Masa lại lấy tay ôm lấy mặt thế?" Xtiopa tự hỏi, và chú bé lặp lại câu nói của bố vẫn thường đùa cô Masa.
- Cái cô Masa này đến là kỳ quặc! Còn con Nardan, nó vẫn nằm dưới gầm xe và suốt đêm cứ nhìn chiếc máy bay đang bình yên ngủ trong máy bụi ngải cứu mà gầm gừ khe khẽ.
(Mộng Quỳnh dịch)
(1) Nhà hoạ sĩ kiến trúc vĩ đại người Nga.
(2) Nhà đạo diễn sân khấu vĩ đại người Nga. (3) Nhân vật trong bi kịck Ôtelo của đại văn hào Anh Sêchxpia.