watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Lạc - tác giả Phạm Hải Anh Phạm Hải Anh

Lạc

Tác giả: Phạm Hải Anh

Tâm trạng của một thiếu nữ Hà Nội trước những va đập trong đời sống và trong chính bản thân cô. Giọng văn hài hước mà chua chát, pha chút "phá phách" và những nét lẩy sắc sảo của tư duy từ mạch cảm xúc rất "thơ". Và đằng sau tất cả, là một đôi mắt trầm tĩnh, trong sáng... Phạm Hải Anh sinh năm 1970 taị Hà Nội, tiến sĩ văn học Trung Quốc, hiện sống và làm việc ở Amsterdam.
Các hồn hãy xếp hàng thứ tự, đừng chen lấn, xô đẩy!
Hồn đeo băng đỏ đứng cạnh thùng cháo nghi ngút khói nhắc luôn miệng:
- Mỗi hồn đúng một muôi thôi đấy! Đưa tem phiếu đây. Cái hồn này, vừa nãy lĩnh cháo rồi, bây giờ lộn lại đây làm gì, định ăn gian hả? Cháo lú đấy chứ béo bổ gì mà ăn nhiều!
Hồn bị mắng là ăn gian đứng ngơ ngẩn, hỏi đường ra. Hồn đeo băng đỏ vung tay ra xa:
- Đấy, đường đầu thai lối kia kìa. Đi một đoạn rẽ phải, lên dốc rồi rẽ trái qua cái đường hầm trơn trơn. Cẩn thận không là lộn kiếp đấy!
Hồn kia cảm ơn rối rít, sắm nắm đi. Đến sáng hồn mò về, khổ sở:
- Bác làm ơn chỉ lại giúp. Tôi tìm mãi không thấy cửa.
Hồn đeo băng đỏ giơ cả hai tay lên trời than:
- Chắc lại ăn cháo quá liều rồi! Trên ấy kêu gào hơn ngày trời nay, tưởng hồn đã ra lâu rồi, ai ngờ vẫn lú lẫn ở đây. Thế có chết người ta không!
Hồn đeo băng đỏ áp tải hồn lạc đường ra tận cánh cửa đen hình tam giác, giữa có chữ "Lối ra" xếp dọc màu hồng, tống cho một đạp.
Con bé chào đời lúc bảy giờ ba chín phút sáng, sau cơn đau đẻ kéo dài hai bảy tiếng của sản phụ. Nó chui tuột ra mau lẹ, bất ngờ như có ai đẩy, mắt mở thô lố, không khóc. Bà đỡ nhận xét con bé này có bộ mặt ngơ ngác bẩm sinh.
Phản đối lại bà đỡ, hoặc giả vì tình mẫu tử vốn mù quáng, mẹ đặt cho con bé - tức là tôi - một cái tên thật sáng suốt: Tâm Minh. Bố thực tế hơn, ngậm ngùi công nhận "con gái giống cha". Bạn bè đã đúc kết rằng bố tôi có tật mạn tính, đến nhà ai chơi, lâu mau gì cứ phải đi tiểu trước khi ra về. Bố cười trừ, riêng hai bố con biết với nhau đấy là giải pháp tình thế, khi thay vì cửa ra, ông luôn luôn tông nhầm vào nhà vệ sinh. Một lần say rượu, bố khề khà tâm sự:
- Thực ra thì bố lạc từ lâu rồi con gái ạ... Con có biết thế nào là nhầm thế kỷ không? Cái thời của bố, lẽ ra nó phải khác. Hà hà, bố mày ấy, nhẽ ra ...
Mắt kính bố mờ như thể sương phủ, khoé mép giật giật. Trong một hộp sắt gỉ sét chìm lấp nơi đáy tủ, có lần tôi tìm thấy vài tấm hình bố thời trẻ. Dắt xe đứng bên đường Cổ Ngư lúc ấy còn nhiều bụi rậm hoang vu. Âu phục trắng chải chuốt, mũ phớt. Lại tấm ảnh chụp cùng bạn bè, tóc chải mượt, rẽ ngôi gọn ghẽ, những gương mặt khôi ngô sáng trưng. Chẳng hiểu sao ngần ấy năm sống trên đời, tôi chưa từng gặp một người đàn ông nào mang khuôn mặt sáng láng như thế. Như thể họ đã chui tuốt vào trong ảnh, giấu mình xa lắc ở cái thời bí hiểm ấy, cái thời mà cuối cùng bố cũng chẳng biết miêu tả ra sao, ngoài hai chữ lẽ ra lơ lửng. Ngày Tết, tôi thường cảm động chứng kiến cuộc gặp gỡ của những chiếc mũ phớt tại nhà. Những cái mũ phớt nói chuyện với nhau đệm bằng thứ tiếng Pháp của nửa thế kỷ trước. Bản thân ngôi nhà chúng tôi ở cũng hùa theo không khí cổ điển này. Mặc dù lở lói và phình ra quái gở với những cái bancông cơi nới, nó vẫn giữ màu vôi vàng nguyên thuỷ, cửa sổ sơn xanh, trần rất cao. Nó đứng như một người đàn bà nhan sắc tàn tạ cưu mang trong lồng ngực mệt mỏi của mình người tình mũ phớt nói tiếng Pháp, xúm xít bu quanh dưới chân là những phở-cháo-mỳ, trứng vịt lộn, xôi xéo, trà chén... vui vẻ và nhếch nhác. Tôi thích phía dưới hơn, những tiếng ì xèo bất tận vẳng ra từ các hàng quán vỉa hè, thường đệm rất giòn bởi Đ. , L., C. và một số âm quen thuộc khác, nghe có vẻ sinh động thành thực. Năm lớp vỡ lòng, lần đầu tiên từ trường về, tôi ngồi quay mặt vào tường, lẩm bẩm bài học đầu tiên. Bố mẹ rón rén đến đằng sau, hồi hộp rình đón thiên hướng đầu đời của con gái. Không phải thơ, cũng không phải bài hát, tôi đang tập nói "đ.m. mày". Ba roi quắn mông và lời đe doạ kiên quyết của bố "Đây là lần cuối cùng, nghe không!" làm thui chột mầm non, lẽ ra, triệt để đi theo con đường này, tôi có thể thành một cái gì đó nhiều màu sắc hơn bây giờ. Ba tuổi, tôi nỉ non đọc Kiều. Năm mười chín, tôi bắt đầu đeo kính lục sách thư viện đọc thơ Đường giữa những cụ già lục tuần. Thay vì tiếng Pháp, tôi đi học tiếng Nga rồi xoay sang học tiếng Anh, sau đó là tiếng Nhật. Năm hai bảy tuổi, tôi bị một cơn đau bụng cấp tính. Tất cả các từ "đ.m." không nói được ra trong suốt gần ba chục năm kết tủa trong khoang bụng, vón thành cục nặng nề, một phần khác lên men chua như axít, gây viêm loét. Cũng có thể hiểu được làm sao dân trí thức lịch sự hay bị đau dạ dày như thế.
Bố bảo lạc mà xem bản đồ hay hỏi đường chỉ là chữa bệnh tại ngọn. Cần phải định hướng chiến lược, đời bố lạc đủ rồi, Tâm Minh phải khác. Bố sắm la bàn, mua sách phong thuỷ về nghiên cứu. Bố chú ý đặc biệt đến hướng bắc - sự nghiệp, mua gương to về treo, sơn tường màu lam cho đúng chất Khảm Thuỷ. Mẹ thì chỉ chăm chăm vào hướng tây nam - tình duyên cho con gái. Sách phong thuỷ viết có cô muộn chồng, theo lời thầy địa lý mua vật cát tường là một bức tượng đàn ông đặt vào chỗ ấy. Ngay hai tuần sau cô gặp tiếng sét ái tình, thiêng nhất là tượng đồng đen nên chàng đến từ lục địa đen, trong bóng tối phải cười mới thấy. Cô này yêu nên đen trắng kể gì, nhưng mẹ rút kinh nghiệm. Tượng AÁ Châu ngoài chợ toàn Lã Vọng già lụ khụ, thằng cu ôm cá chép, ông Thọ đầu nổi u, ông Lộc bụng phệ, Trương Phi mắt trợn, mặt như nhọ chảo, được ngài Quan Công mặt mũi uy nghi thì râu dài tới rốn. Mẹ đành chọn tượng Tây, chàng Apollo trắng tinh điển trai.
Hiệu nghiệm! Hai tuần sau cuộc cách mạng phong thuỷ của bố, tôi nhận việc làm mới: Hướng dẫn viên du lịch cho Tây. Tôi thường tránh lối đi qua cầu Thê Húc. Chỗ đó có người đàn ông ăn mặc tồi tàn, ngồi xệp bên vỉa hè bán mấy con rùa mu bằng bìa đen, dán trên lõi cuộn chỉ gỗ. Kéo dây, cuộn chỉ lăn, con rùa bò tới lui, đầu gục gặc. Rùa giấy bán cho trẻ con ta năm trăm, một nghìn một con, Nhưng Tây động tới là phải trả bằng đô. Tây sẵn tiền lại khù khờ, ai thấy mỏ tiền lộ thiên như thế mà không bốc thử vài đồng có hoạ là ngu. Tôi không biết chân lý ấy nên dại dột ngăn mấy vị khách đang sốt sắng rút ví. Người đàn ông bán rùa chỉ thẳng tay vào mặt tôi:
- Đồ theo đít Tây! Không để người ta kiếm cơm nuôi con, mày là cái giống gì hả?
Tôi lùi lũi đi, họng đắng ngắt. Con lương tâm bắt đầu cắn, mỗi miếng đau nhói lại hỏi: "Sao lại cướp cơm? Sao lại cướp cơm?" Tôi dỗ nó im đi, lén quay lại mua mấy con rùa giấy giá cho Tây. Những con rùa đen rất lâu sau còn bò lổm ngổm trong cơn mộng mị. Biển cuồn cuộn dâng sóng, thần Kim Quy nổi lên quát: "Kẻ phản bội ở ngay sau lưng bệ hạ đó!". An Dương Vương quay lại, rút gươm chém đứt đầu Mỵ Châu. Máu vô tội kết ngọc trai đáy biển. Rùa đen này chắc là hậu duệ của rùa thần. Con cháu An Dương Vương bán rùa kiếm cơm cạnh hồ Gươm đã điểm mặt tôi, biến thân lạc loài của Mỵ Châu. Bi kịch thời nay chỉ tủn mủn được cỡ đó. Nước mắt tôi trong đêm không kết ngọc ngà gì cả. Không đáng một đồng xu, nó chỉ trong veo và rất mặn.
Tôi đi cùng ông khách vào bệnh viện Trung ương. Vết thương ngã xe đạp chảy máu đầu gối lẽ ra chẳng cần vào viện, nhưng ngọc thể Tây chẳng biết thế nào. "Tây à? - bác sĩ trực vẻ nghiêm trọng - Đưa ông ta vào phòng chờ đặc biệt". Phòng chờ đặc biệt có một cái giường ga trải hình như vốn màu trắng đã ngả sang vàng khè, nó đặc biệt có lẽ vì là phòng duy nhất trống trong cả bệnh viện chật ninh ních bệnh nhân. Ông ta rón rén ngồi lên mép giường chờ đợi. Chốc chốc lại có bóng áo trắng ló đầu vào: "Tây à? Bị làm sao?". Ông ta sốt sắng tụt quần dài, trình vết thương. Áo trắng xem xong lắc lắc đầu bỏ đi. Lại một áo trắng khác, lại tụt quần. Cởi ra mặc vào suốt buổi sáng, ông ta rút kinh nghiệm cởi luôn. Tôi ngồi nghiêng bẽn lẽn không dám nhìn hai bắp đùi rất Tây. Bác sĩ trưởng khoa Ngoại đầu giờ chiều mới tới. Vết thương đã tự cầm máu, đen bẩn bẩn. Bác sĩ nhìn qua phán: "Tây thì phải hỏi Viện trưởng, tôi không đủ thẩm quyền". Viện trưởng đang họp chuyên môn, sau đó thì bận đi ăn cưới. Tôi nghĩ đến một ngày trời nữa ngồi chứng kiến ông ta tụt quần chờ bác sĩ, sợ tái mặt. Cuối cùng thì bác sĩ trưởng động lòng, gọi y tá đến rửa vết thương, băng lại. Tôi ra nhà thuốc, y đơn bác sĩ kê, mua về chừng hơn nửa cân kháng sinh vân vân đủ loại, tôi ngờ rằng chỗ kháng sinh này đủ chữa nhiễm trùng cho cả đàn bò. Ông ta mời tôi ăn tối để cảm ơn cả ngày vất vả. Nhà hàng 93 Phùng Hưng, nằm cạnh đường ray xe lửa. Bàn ăn trải khăn đỏ, dương cầm thánh thót. Nửa tiếng một lần, xe lửa rầm rầm chạy qua nghiến đứt nhạc Trịnh Công Sơn, nhạc Bach. Ông ta đăm đăm nhìn tôi, mỉm cười bảo em giống như Hà Nội. Là sao? Cổ điển, phức tạp, và quyến rũ. Là như sáng nay mưa bụi phun bạc dọc con đường Cửa Bắc những ngôi biệt thự Pháp điêu tàn dưới tán cây xanh nhú lộc. Có một người đàn bà đèo con bằng xe đạp đi ngang, đầu đứa bé chụp cái túi ni lông hồng tránh mưa, gió thổi phồng như bong bóng, nó cười. Là một góc Viễn Đông Bác Cổ trầm mặc giữa phố xá còi xe inh ỏi. Là áo dài trắng mong manh nghiêng mình bên đoá loa kèn. Là những công sự bêtông thỉnh thoảng trồi lên giữa vườn hoa. Là cái bệnh viện khủng khiếp và mắt em lo âu... Ông ta còn nói nhiều nữa tôi không nhớ hết. Chỉ nhớ lúc nói thế trông ông ta hơi giống Apollo, da trắng như thế, tóc quăn như thế, riêng cái mũi to hơn hẳn. Hơn tháng sau buổi tối ấy, tôi nhận được thư ông ta từ Paris, bảo rằng muốn trở lại mang Hà Nội đi cùng.
... Tôi dắt đám du khách đến đền Cổ Loa. Ba bức tường đất lè tè bao bọc quanh đền là thành quách năm xưa chống Triệu Đà, An Dương Vương khó nhọc mãi mới xây được. Giặc ngày ấy hẳn rất lùn, hoặc giả thời gian đã bào mòn tất cả. Tôi tin ở sức mạnh thời gian hơn. Ngoài sân đền là giếng Ngọc. Chàng Trọng Thuỷ thất tình nhảy xuống đây trầm mình. Ai tìm được ngọc trai biển Đông đem tới giếng này rửa, lấy tình chàng Trọng Thuỷ tẩy sạch oan khiên cho Mỵ Châu, ngọc sẽ sáng lạ lùng. Khách bấm máy ảnh tanh tách. Nắng chiều viền vàng thành giếng Ngọc. Không có tượng Trọng Thuỷ, ở hậu cung chỉ có tượng Mỵ Châu cụt đầu, trùm tấm vải đỏ. Trong ánh ngày nhập nhoạng, màu vải đỏ sẫm rờn rợn buồn. Mỵ Châu là cô gái Việt đầu tiên lấy chồng ngoại quốc, không đến nỗi bị gả bán cho Đài Loan kiếm tiền nuôi cha mẹ, nhưng cũng chỉ là món hàng mua hoà hiếu mà thôi. Nếu cứ an phận như một món hàng, Mỵ Châu chắc chẳng đến nỗi bị cha chém đứt đầu. Yêu đương vào đâm rắc rối, chuyện đời xưa hơi đâu lo cho mệt, tôi vòng ra sân sau một mình. ở đó có khóm hoa mạt lỵ. Hoa mạt lỵ màu tím mỏng manh, khi kết hạt cho một thứ phấn trắng mịn, thơm man mát. Những cô gái nhà nghèo ngày xưa lén lấy phấn hoa ấy bôi mặt, da sẽ đẹp lạ lùng. Chiều lặng lẽ. Mạt lỵ toả hương dìu dịu. Lâu lắm rồi, có một người con trai đứng ở chỗ này. Người con trai xiết hạt mạt lỵ, lấy phấn xoa nhè nhẹ lên má tôi... Nhưng mà ở góc tây nam mẹ đã đặt tượng Apollo. Apollo không biết thứ phấn mạt lỵ của nhà nghèo. Chàng tặng hàng mỹ phẩm made in Paris-London-New York. Apollo mua tặng bố mũ phớt dạ Pháp, càvạt lụa Italy, lại hứa bảo lãnh em trai Minh Tú sang Pháp học. Người con trai ấy đến nhà, gặp lúc Apollo thận trọng đeo giúp tôi đôi hoa tai ngọc trai, đã lặng lẽ bỏ về. Ngọc trai biển Địa Trung Hải không cần rửa nước giếng Ngọc cũng được giá lắm rồi.
Ngày tôi theo chồng đặt chân tới Paris, tuyết bay trắng trời như lông ngỗng. Mỵ Châu ơi!...

Các tác phẩm khác của Phạm Hải Anh

Tri âm

Tôi Và Nó

Tình Đầu

Người vớt phù du

Huyết Đắng

Đi hết đường mưa

Cửa sổ