watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Sang Xuân - tác giả Phan Cao Toại Phan Cao Toại

Sang Xuân

Tác giả: Phan Cao Toại

Buối đông, trời ấm dần lên. Trong con hẻm nối hai đường phố chính của thành phố, mùa xuân như đã đến từ lâu. Trước ban công của những ngôi nhà lợp tôn, những bông hồng, bông thược dược đã khoe màu. Lác đác có mấy chậu mai nhà ai đã nở những bông hoa màu nắng.

Con hẻm không rộng nhưng yên tĩnh, đối nghịch với cảnh người xe nườm nượp của hai đường phố chính. Một ngôi chùa tọa lạc khoảng giữa làm cho con hẻm càng thêm thanh tịnh.Dântronghẻmphầnlớnlàdânlaođộng.Nhữngquán cà phê, quán cóc cũng tềnh toàng. Một chiếc bàn nhỏ bằng gỗ phủ nilông. Dăm chiếc ghế nhựa thấp tè nhưtrong nhà trẻ. Thế là thành quán. Khách đến uống cà phê hình nhưkhôngphảingườitronghẻm.Họđixegắnmáy,mỗingười đèo theo một chiếc lồng chim bé xíu được bọc bằng một lớp vải. Có người mang theo hai lồng. Ðến nơi, họ tháo vải bọc, treo lồng chim lên cành của những cành cây trong vườn chùa vươn ra ngoài đường. Cũng có người treo lồng chim vào hàng rào của những ngôi nhà gần quán cà phê.

Trong những chiếc lồng nhỏ ấy là những chú chim vành khuyên. Mỗi lồng là một kiểu dáng, là một công trình nghệ thuật khá tinh vi. Có chiếc hình vuông, hình chữ nhật cóchiếc hình trụ.Nhưng dù kiểu dáng nào thì những nan tre cũng được chuốt rất công phu, đánh vecni màu nâu nhạt.Và rồi với bàn tay khéo léo của những người thợ, những chiếc lồng chim thành hình.Ngoài lồng gắn thêm những bức chạm nhỏ xíu khắc hình bông hoa hoặc long ly quy phụng hoặc hình những vị bồ tát trên những mảnh gỗ hay trên ngà voi. Bên trong lồng là những chiếc chén hạt mít bằng sứ đựng nước và cào cào gắn vào bốn góc chuồng. Một que tre bắc ngang cho chim đậu. Chủ nhân của mỗi chú chim vành khuyên đều cố gắng trang điểm cho chiếc lồng chim của mình thật đẹp và để khoảng trời nhỏ của những chú chim thật khoáng đạt với hy vọng con chim của mình hót sẽ hay hơn.

Dân chơi chim vành khuyên phần lớn là giới mày râu. Có người ăn mặc chải chuốt, có người ăn mặc bình dân. Có người già. Có người còn trẻ. Họ đến con hẻm uống cà phê với chú chim nhỏ đáng yêu của mình để đắm mình trong ánh sáng của bình minh vừa chớm hé, để hít thở bầu không khí trong lành và để nghe những chú chim vành khuyên hòa tấu. Những âm thanh trong trẻo hòa quyện vào nhau, rộn ràng, líu lo, làm họ quên những phút vất vả của chuyện mưu sinh, làm họ quên đi những khó nhọc củađờithường.Nhữngngườiđemchimđếnhìnhnhưkhôngtrò chuyện với nhau nhiều, lặng lẽ ngồi đốt thuốc hay nhâm nhi giọt cà phê chát đắng, lắng tai nghe bản hòa tấu của chim muông.

Gần đây, người ta thấy có một người phụ nữ trạc ngoài bốn mươi, khuôn mặt đẹp và buồn, đi chiếc xe Dream màu mận chín với chiếc lồng chim vào con hẻm.Chịdừnglạibên chiếc bàn ngay sát cổng chùa, chỗ trước đây một người đàn ông dáng vẻ nghệ sỹ vẫn đến ngồi với một chú chim vành khuyên. Khi người phụ nữ dựng xe và treo chiếc lồng chim của mình lên cành cây, những người đàn ông đoán chị có mối liên quan mật thiết với người đàn ông đã từng đến ngồi chỗ ấy. Họ nhận ra điều này nhờ chiếc lồng chim khá đơn giản và giọng hót tuyệt vời của chú chim vành khuyên trong lồng. Dân nghiền chim vẫn ghen tỵ với ông nghệ sỹ có con chim ấy. Bẵng đi một thời gian, họ không thấy ông đâu và đoán già đoán non, rằng ông bị bệnh, rằng ông bận công việc... Hôm nay nhìn thấy chiếc băng tang màu đen trên ngực người phụ nữ, họ giật mình và đoán rằng, có lẽ người nghệ sỹ ấy đã qua đời. Con chim của người phụ nữ bay loạn xạ trong chuồng, chị cũng không biết sẽ phải làm gì để chú chim trở lại bình thường và cất lên tiếng hót.

Người chủ quán bê ra một ly cà phê đen không đường, như sở thích của người đàn ông trước đây vẫn uống. Giọng ông ấp úng:
-Thưa, xin lỗi, chị là... của nghệ sỹ X?
Người đàn bà ngạc nhiên, hướng đôi mắt mệt mỏi và buồn về phía người chủ quán, khẽ gật đầu. Người chủ quán tế nhị không hỏi gì thêm.
Ông cố lặp lại những gì người nghệ sỹ đã từng làm: Mua một túi nhỏ cào cào, đổ thêm ít nước vào những chiếc chén và vẫy tay ra hiệu cho chim hót. Tất cả đều diễn ra như người nghệ sỹ vẫn từng làm. Chú chim vành khuyên nhúng chiếc mỏ nhỏ xíu của mình vào chén nước, nhẩng cổ lên nuốt, rẽ cánh chuốt lại bộ lông màu vàng nhạt của mình rồi đĩnh đạc cất tiếng hót. Giữa âm thanh rộn ràng của hàng chục chú vành khuyên đang đua nhau hót, tiếng chim vành khuyên của người vợ nghệ sỹ như trong hơn, rõ hơn và dìu dặt hơn. Nó như người lĩnh xướng trong một giàn hợp xướng và có vai trò chủ đạo cho những tiếng hót của những con chim khác hót theo. Những người đàn ông ngồi trong quán cà phê gật gù.Họ như sống lại quãng thời gian họ được ngồi với người nghệ sỹ để cùng nghe chim hót. Lúc ấy, ông không nhìn vào ai, mắt mơ màng dõi theo những sợi khói thuốc, nhìn những đám mây trắng đang bay qua bầu trời. Ông như hóa thân theo tiếng nói của chú chim vành khuyên, đến nỗi có ai đó muốn mời ông điếu thuốc để tán thưởng chú chim nghệ sỹ của ông cũng phải vỗ vào vai nhiều lần ông mới bừng tỉnh. Hôm nay, chú chim vành khuyên của ông vẫn hót rất hay, thanh và cao nhưng giới chơi chim cảnh vẫn nhận ra một điều gì hơi khác. Hình như những giọt buồn đã lẫn vào dòng trong của tiếng chim, nghe đau và buồn.
Người phụ nữ vẫn mỗi sáng đem lồng chim đến quán cà phê. Chị đã quen làm những việc nhỏ như mua cào cào, đổ thêm nước vào những chiếc chén hạt mít và vẫy tay ra hiệu cho chim hót. Sáng ngày ba mươi tết, chị đến sớm hơn thường lệ. Con hẻm lúc ấy chưa có ai. Chủ quán cà phê cũng mới dọn hàng. Chị ngập ngừng nói với ông:
-Hôm nay, nhờ bác xếp bàn lại thành hai dãy. Tôi muốn mời những người chơi chim, bạn cũ của nhà tôi uống ly cà phê giã từ năm cũ.

Ông chủ quán gật đầu, mỉm cười. Vốn có cảm tình với người nghệ sỹ đã qua đời, ông làm mọi việc chuẩn bị hết sức chu đáo. Những chiếc bàn con được kê ngay ngắn trước cửa nhà ông, đối diện với cổng chùa, từ đó có thể nhìn rất rõ những chiếc lồng chim vành khuyên.

Người đàn bà treo chiếc lồng chim, say sư ngắm chú chim nhỏ bé của mình. Khi chú bé đạp xe mang những túi nilôn nhỏ đựng cào cào đến bán, từ bên ngoài con hẻm, nhiều tiếng xe gắn máy vọng vào. Dân chơi chim vành khuyên bắt đầu đến. Ông chủ quán cà phê thông báo với nhã ý của người phụ nữ. Họ vui vẻ nhận lời.

Người phụ nữ ngồi phía đầu dãy bàn. Những người đàn ông ngồi hai bên. Cà phê đang nhỏ giọt. Bản hòa tấu của những chú chim vành khuyên bắt đầu.Vẫntiếnghóttrong trẻo của chú vành khuyên của người nghệ sỹ lĩnh xướng. Những người đàn ông lặng im, hòa tâm tưởng của mình vào những tiếng chim đang hót.
Mặt trời đã nhô lên sau những tòa nhà. Nắng le lói vào con hẻm. Những vệt nắng màu vàng sưởi ấm con hẻm xi măng xám lạnh. Và gió sớm từ đâu về mang theo hơi ấm. Mùa xuân đang đến đâu đây. Người phụ nữ đứng lên, cắt ngang dòng suy nghĩ của những người đàn ông:

-Thưa các anh, nhà tôi đi lại với con hẻm này từ dạo mới về thành phố này, từ lúc anh ấy vừa xây dựng gia đình với tôi. Anh ấy rất mê chim và chiếc lồng kia tự tay anh làm lấy.
- Chị chỉ tay sang chiếc lồng chim đang treo trên cành cây.
-Nay anh ấy đã ra đi. Mấy hôm nay tôi cố làm những việc anh ấy vẫn làm, mang chú chim vành khuyên mà anh ấy rất quý đến hót cùng với những con chim của các anh.Nhưng mỗi lần đến đây, tôi lại càng da diết nhớ anh ấy...

Nói đến đó, chị nghẹn lời. Những người đàn ông im lặng. Chỉ có những chú chim vành khuyên vô tư vẫn hót líu lo. Và nắng vẫn nồng nàn sưởi ấm con hẻm. Chợt một người đàn ông đứng dậy, hai tay chắp trước ngực, kính cẩn nói với chị:
-Thưa chị, chúng tôi rất cảm động được chị mời dự buổi họp mặt cuối năm. Thú thực, anh em tôi đến đây chỉ biết mặt nhau. Không ai hỏi nhau về nghề nghiệp, chỗ ở của mình. Ðến để uống cà phê và nghe chim hót. Vì thế, chúng tôi cũng thành thật xin lỗi, chúng tôi cũng chưa biết quý danh của anh nhà và anh đã mất vì bệnh gì?

Giọng người phụ nữ vẫn trầm buồn:
-Nhà tôi là nhạc sỹ Phú Cường. Vừa qua, anh đi công tác miền Trung. Trong một đợt về thực tế tại một huyện miền biển, anh ấy đã mất cùng nhiều đồng bào trong cơn lũ lịch sử...
Giọng chị thật cảm động. Nhưng chị không khóc, hai môi cắn chặt. Chị đi sang phía cổng chùa, nơi chiếc lồng chim của chị đang treo trên một cành cây, cẩn thận nâng tay đỡ chiếc lồng xuống. Chị quay lại, đặt chiếc lồng lên bàn. Ðôi tay chị run run, giọng chị như lạc đi:
-Lẽ ra, tôi phải tiếp nối sở thích của nhà tôi, sáng nào cũng mang chú chim vành khuyên này đến đây cùng hót với những chú chim của các anh trong mươi mười lăm phút trước lúc đi làm. Nhưng tôi rất sợ đến con hẻm này, ngồi lên chiếc ghế nhà tôi vẫn ngồi, ngắm con chim nhỏ bé và nghe tiếng hót du dương của nó. Tất cả thức dậy trong tôi kỷ niệm về người chồng thân yêu và càng làm tôi nhớ thương anh ấy. Nhưng tôi lại có quá ít thời gian lại bận trăm công nghìn việc. Tôi đành nhận lỗi với nhà tôi rằng tôi đã không đến đây như anh ấy đã từng đến. Vì vậy, tôi muốn thả chú chim về với thiên nhiên, chỉ giữ lại chiếc lồng làm kỷ niệm...
Nói xong, chị mở chiếc cửa nhỏ bé trên lồng cho chú chim bay ra trước con mắt ngạc nhiên của những người đàn ông. Con chim vành khuyên bay lên cành cây trước vườn chùa, ngoái lại nhìn chị rồi cất tiếng hót cùng với những con chim khác trong lồng.

Sang xuân, những người đàn ông lại đến con hẻm với những chiếc lồng chim của mình. Họ hết sức ngạc nhiên, con chim vành khuyên của người nghệ sỹ vẫn còn đó, hót líu lo trong vòm lá xanh rờn trước vườn chùa. Một vài người thả những chú cào cào lên mặt bàn của quán cà phê và chú chim sà xuống mổ. Và con chim vành khuyên ấy đã ở lại với con hẻm suốt cả mùa xuân.


Nha Trang, cuối đông 1999

Các tác phẩm khác của Phan Cao Toại

Nghề và nghiệp

Mộ Cát

Linh huyết

Hoa Mai Núi

Đêm mưa

Cuốc Xe Đêm

Cuộc trả thù êm ả

Chuyện của một nhà thơ già

Bài hát biệt ly

Ao nhà

Lời Thề Hippocrate