Thợ cả
Tác giả: Phan Chiến
Đã rất nhiều lần tôi cầm bút lên để viết lại câu chuyện về Hạng, nhưng lần nào cũng vậy, tôi không thể viết được bởi không biết nên bắt đầu từ đâu . May sao, lần này tôi lại nhận được thư của Hạng, và chính lá thư của nó đã gợi ý cho tôi . Trong thư, Hạng kể về cuộc sống của nó ở Xavannakhẹt, kham khổ lắm nhọc nhằn lắm. Ơ bên ấy bây giờ nó không còn được làm thợ cả như khi ở Việt Nam. Vì thế, nó nhấn mạnh rằng nó nhớ và ân hận về những gì nó đã đối xử không phải với tôi trước đây ...
Hồi ấy, trong khi chờ đợi kết quả thi Đại học, tôi xin vào làm trong xưởng mộc của ông Năm Công ở Đà Nẵng thông qua một người quen. Xưởng mộc có 3 máy cưa tất cả, riêng máy do Hạng đứng thợ cả còn khuyết một người nên ông chủ đưa tôi về đó . Ngay từ phút đầu tiếp xúc với Hạng, tôi đã thấy ớn ớn. Nó kém tôi hai tuổi, người đen thui và lì lợm, nhưng nó là xếp, nó là thợ cả của tổ cưa . Thấy tôi lớ ngớ, lại trắng trẻo nên ngay từ đầu, Hạng đã có ý chê :
- Này, ông anh có đủ sức làm không đó ? Làm ở đây không đơn giản như ôm vở đi học đâu nghe .
Không đợi tôi trả lời trả vốn, Hạng ấn vào tay tôi 3 que sắt có hai móc nhọn hai đầu, sau này tôi biết cái đó gọi là con đỉa (1), bảo :
- Theo tôi, định vị gỗ .
Thế là tôi cầm 3 que sắt theo nó chui vào giàn cưa . Sau khi nheo mắt xem lại sớ gỗ lần nữa, Hạng đưa thêm cho tôi một cái búa tay . Bằng vẻ mặt bắt cần đời, nó lấy chân đá đá vào thân gỗ, bảo tôi :
- Đóng đỉa vào đây . Nhớ đóng cho thẳng tay và dứt khoát, nếu không thì gỗ sẽ lệch, giằng đứt lưỡi cưa thì bỏ đời .
Tôi cúi đầu và lầm lì đóng, cảm thấy cay đắng khi bị một thằng nhóc con xài xể . Trong giây lát, tôi định vứt búa bỏ về, nhưng nghĩ lại, ai đi học nghề mà không phải nếm ít nhiều tiếng này tiếng nọ, nên tôi lại bậm môi làm tiếp. Trong khi tôi lom khom đóng đỉa, nó ở đâu xông tới giật phắt cái búa trong tay tôi và quát :
- Ông điên à . Phải bắt đỉa từ cây gỗ xuống đế máy chứ . Chỉ đóng trên gỗ không thôi thì đóng làm gì ?
Sau sự việc này, tôi nhận được quyết định "làm chạy ván vĩnh viễn", sẽ không bao giờ được vào đứng máy nữa . Mà chạy ván (2) là công việc nặng nhọc nhất trong một xưởng cưa .
Chỉ ba ngày chạy ván, hai bàn tay tôi đã sưng tấy lên vì những vết xước, vì những va chạm do gỗ gây ra . Cuối mỗi buổi làm việc, tôi lại ngồi xức thuốc, xuýt xoa vì đau . Có lần thằng Hạng nhìn thấy tôi ngồi nhăn nhó, tư dưng nó đổi giọng thân mật :
- Anh Nhân đau lắm phải không ?
Tôi chợt nghe nỗi bực dọc tăng lên, sẵng giọng :
- Nhằm nhò gì, chuyện nhỏ .
Nghe tôi trả lời như vậy, thằng Hạng cười hì hì, vỗ vai tôi một cái thật mạnh rồi nói :
- Không phải, đau lắm. Tôi làm trước anh nên tôi biết hết. Hơn nữa, lâu nay anh sống với cha mẹ, được cưng chiều, có biết lao động là gì đâu . Còn tôi, không mẹ, không cha, làm từ nhỏ đến giờ nên rành lắm, quen rồi ...
Tôi ngước mắt lên nhìn Hạng. Cái dáng vẻ lì lợm, anh chị thường ngày ở nó biến mất.
- Thế... Hạng không bao giờ đi học à ?
- Có chứ, hết lớp năm. Nhưng mà nội tôi bảo đi học thì không làm ra tiền, thế là tôi bỏ học đi làm thợ xẻ .
Mấy ngày sau đó, tay tôi càng sưng tấy lên hơn. Hạng cho tôi nghỉ việc và chính nó vừa đi cỡ (3) vừa lo chạy ván thế chân tôi . Cuối tần, Hạng xỉa cho tôi một xấp tiền và bảo đấy là tiền công. Tôi không chịu nhận vì cả tuần tôi có làm lụng gì đâu . Thấy tôi cương quyết từ chối, nó nổi xung :
- Anh cũng sĩ diện hả . Đi làm thuê mà... Anh tưởng tôi vui lắm khi thấy anh thế này chứ gì ? Nhận đi, nếu không tôi lại điên lên đấy .
Tôi lắc đầu :
- Không, Hạng cất đi, tôi phải cám ơn Hạng mới phải .
Hạng lại cười hì hì chứ không điên lên như nó đã nói .
- Thôi, anh cầm lấy đi . Tôi biếu anh, cầm lấy mà lo tiền thuốc.
Đến khi tay tôi lành lặn hẳn, Hạng hội ý với cả tổ cho tôi ra đứng máy . Công việc chạy ván được giao lại cho một người khỏe mạnh hơn. Hạng lại bày tôi đóng đỉa, bày tôi "tút" lưỡi cưa, bày tôi cách xem sớ gỗ cũng như đoán tên từng loại gỗ khác nhau ...
Trong các công việc của thợ xẻ, phải nói rằng đi cỡ là công việc khỏe nhất nhưng khó nhất. Khỏe vì nhẹ nhàng nhưng khó vì nếu lỡ tay để cỡ sai một ly thì miếng gỗ cưa ra dù có tốt đến đâu cũng có thể thành gỗ bỏ . Thế mà Hạng lại quyết định cho tôi đứng cỡ sau một buổi chỉ vẽ qua loa . Nó giải thích với mọi người trong tổ:
- Anh Nhân đây là người có học, sắp tới ảnh sẽ vào Đại học đấy . Do đó tôi rất tin tưởng nên giao việc này cho ảnh làm thử. Tôi có việc ở nhà, phải về gắp. Anh Nhân có làm gì sai, tôi chịu .
Thế là chiều hôm đó, Hạng về thật. Hai, ba, rồi năm ngày sau vẫn chưa thấy Hạng quay lại xưởng. Tôi thật sự thấy lo lắng khi đợt gỗ mới về xưởng chờ xẻ toàn là gỗ quí. Nếu mình không đủ tinh tường xem sớ gỗ và đi cỡ mà lỡ tay thì không biết lấy gì mà đền cho ông chủ . Nhưng rồi nổi lo của tôi cũng xẹp xuống, thêm ba ngày nữa thì Hạng quay trở lại . Vừa đến nơi, nó đã chỉ tay lên ngực mình - nơi có chéo vải xô màu đen - nói tỉnh queo :
- Bà nội em chết rồi .
Tôi và mọi người cho dừng máy và xáp lại phía nó . Chỉ có mấy ngày mà Hạng gầy tọp hẳn đi . Nét cương nghị thường ngày trên gương mặt Hạng giờ đây là nét khắc khổ . Đêm đó, Hạng kể với tôi :
- Chiều hôm ấy, em nghe tiếng lưỡi cưa xé vào gỗ mà tự dưng thấy lạnh sống lưng. Em đoán ở nhà thế nào cũng có chuyện. Em về, một ngày sau thì bà nội qua đời ...
Từ dạo đó, Hạng càng lầm lì, ít nói . Nó chỉ chăm chú làm, rồi ăn, rồi ngủ . Vài ba ngày nó lại đón xe về Thăng Bình thăm mộ bà nội, thắp mấy nén nhang. Có đêm, nó nằm khóc tấm tức.
- Làm thuê mãi như em, khổ quá. Ước gì được như anh, có cha mẹ, được đi học, chẳng gì sung sướng bằng... Mai mốt anh đi học Đại học, em sẽ kiếm gỗ nhờ người ta đóng cho cái rương đựng sách vở, áo quần...
Tôi bảo :
- Biết có đậu không mà nói vậy .
Hạng nạt :
- Người như anh, phải đậu chứ. Không thể làm thuê được.
... Rồi tôi có giấy báo đậu Đại học, mẹ tôi từ trong quê đón xe ra kêu tôi về . Tôi sung sướng nhảy cẫng lên, bỏ máy chạy ào ra bãi gỗ . Đến khi tôi sực nhớ nhiệm vụ của mình, vội vã quay vào thì thấy Hạng vừa đi cỡ vừa khóc. Nó bảo tôi :
- Thôi, anh nghỉ đi cho khỏe rồi về .
Mặc kệ lời Hạng nói, tôi hăm hở lao vào chạy ván. Thấy tôi xốc vác, nhanh nhẹn, mẹ tôi cứ đứng ngây ra mà nhìn.
Đến lúc chia tay, Hạng lẳng lặng giúi vào tay tôi một xấp tiền.
- Anh cầm lấy cái này mà đi học, em không có nhiều lắm đâu .
Tôi ái ngại đẩy ra, không nhận. Hạng nói thêm, cay đắng :
- Bây giờ, em chỉ nuôi có một mình em thôi chứ có nuôi ai nữa đâu mà lo ... với lại, lương thợ cả như em cũng đâu đến nỗi ...
Nửa năm sau, tôi quay lại xưởng cưa tìm Hạng nhưng không gặp. Hạng đã sang Lào, tiếp tục làm nghề xẻ gỗ thuê . Tôi viết vội một lá thư, kèm theo dòng địa chỉ của mình nhờ ông Năm Công chuyển sang lên đó. Và rồi tôi đã nhận được thư hồi âm, Hạng nhắc lại chuyện chưa kịp tặng cho tôi cái rương đựng sách vở áo quần...
Những lá thư của Hạng được viết trên giấy học trò, chữ còn chưa thẳng hàng, lá thư nào cũng dính đầy mồ hôi . Những lá thư ấy luôn bắt đầu bằng chữ Savannakhẹt, gởi anh Nhân, nhưng không ghi ngày tháng...
Phan Chiến
(1) Con đĩa : Dụng cụ bằng sắt dùng để định vị gỗ khi xẻ .
Đã rất nhiều lần tôi cầm bút lên để viết lại câu chuyện về Hạng, nhưng lần nào cũng vậy, tôi không thể viết được bởi không biết nên bắt đầu từ đâu . May sao, lần này tôi lại nhận được thư của Hạng, và chính lá thư của nó đã gợi ý cho tôi . Trong thư, Hạng kể về cuộc sống của nó ở Xavannakhẹt, kham khổ lắm nhọc nhằn lắm. Ơ bên ấy bây giờ nó không còn được làm thợ cả như khi ở Việt Nam. Vì thế, nó nhấn mạnh rằng nó nhớ và ân hận về những gì nó đã đối xử không phải với tôi trước đây ...
Hồi ấy, trong khi chờ đợi kết quả thi Đại học, tôi xin vào làm trong xưởng mộc của ông Năm Công ở Đà Nẵng thông qua một người quen. Xưởng mộc có 3 máy cưa tất cả, riêng máy do Hạng đứng thợ cả còn khuyết một người nên ông chủ đưa tôi về đó . Ngay từ phút đầu tiếp xúc với Hạng, tôi đã thấy ớn ớn. Nó kém tôi hai tuổi, người đen thui và lì lợm, nhưng nó là xếp, nó là thợ cả của tổ cưa . Thấy tôi lớ ngớ, lại trắng trẻo nên ngay từ đầu, Hạng đã có ý chê :
- Này, ông anh có đủ sức làm không đó ? Làm ở đây không đơn giản như ôm vở đi học đâu nghe .
Không đợi tôi trả lời trả vốn, Hạng ấn vào tay tôi 3 que sắt có hai móc nhọn hai đầu, sau này tôi biết cái đó gọi là con đỉa (1), bảo :
- Theo tôi, định vị gỗ .
Thế là tôi cầm 3 que sắt theo nó chui vào giàn cưa . Sau khi nheo mắt xem lại sớ gỗ lần nữa, Hạng đưa thêm cho tôi một cái búa tay . Bằng vẻ mặt bắt cần đời, nó lấy chân đá đá vào thân gỗ, bảo tôi :
- Đóng đỉa vào đây . Nhớ đóng cho thẳng tay và dứt khoát, nếu không thì gỗ sẽ lệch, giằng đứt lưỡi cưa thì bỏ đời .
Tôi cúi đầu và lầm lì đóng, cảm thấy cay đắng khi bị một thằng nhóc con xài xể . Trong giây lát, tôi định vứt búa bỏ về, nhưng nghĩ lại, ai đi học nghề mà không phải nếm ít nhiều tiếng này tiếng nọ, nên tôi lại bậm môi làm tiếp. Trong khi tôi lom khom đóng đỉa, nó ở đâu xông tới giật phắt cái búa trong tay tôi và quát :
- Ông điên à . Phải bắt đỉa từ cây gỗ xuống đế máy chứ . Chỉ đóng trên gỗ không thôi thì đóng làm gì ?
Sau sự việc này, tôi nhận được quyết định "làm chạy ván vĩnh viễn", sẽ không bao giờ được vào đứng máy nữa . Mà chạy ván (2) là công việc nặng nhọc nhất trong một xưởng cưa .
Chỉ ba ngày chạy ván, hai bàn tay tôi đã sưng tấy lên vì những vết xước, vì những va chạm do gỗ gây ra . Cuối mỗi buổi làm việc, tôi lại ngồi xức thuốc, xuýt xoa vì đau . Có lần thằng Hạng nhìn thấy tôi ngồi nhăn nhó, tư dưng nó đổi giọng thân mật :
- Anh Nhân đau lắm phải không ?
Tôi chợt nghe nỗi bực dọc tăng lên, sẵng giọng :
- Nhằm nhò gì, chuyện nhỏ .
Nghe tôi trả lời như vậy, thằng Hạng cười hì hì, vỗ vai tôi một cái thật mạnh rồi nói :
- Không phải, đau lắm. Tôi làm trước anh nên tôi biết hết. Hơn nữa, lâu nay anh sống với cha mẹ, được cưng chiều, có biết lao động là gì đâu . Còn tôi, không mẹ, không cha, làm từ nhỏ đến giờ nên rành lắm, quen rồi ...
Tôi ngước mắt lên nhìn Hạng. Cái dáng vẻ lì lợm, anh chị thường ngày ở nó biến mất.
- Thế... Hạng không bao giờ đi học à ?
- Có chứ, hết lớp năm. Nhưng mà nội tôi bảo đi học thì không làm ra tiền, thế là tôi bỏ học đi làm thợ xẻ .
Mấy ngày sau đó, tay tôi càng sưng tấy lên hơn. Hạng cho tôi nghỉ việc và chính nó vừa đi cỡ (3) vừa lo chạy ván thế chân tôi . Cuối tần, Hạng xỉa cho tôi một xấp tiền và bảo đấy là tiền công. Tôi không chịu nhận vì cả tuần tôi có làm lụng gì đâu . Thấy tôi cương quyết từ chối, nó nổi xung :
- Anh cũng sĩ diện hả . Đi làm thuê mà... Anh tưởng tôi vui lắm khi thấy anh thế này chứ gì ? Nhận đi, nếu không tôi lại điên lên đấy .
Tôi lắc đầu :
- Không, Hạng cất đi, tôi phải cám ơn Hạng mới phải .
Hạng lại cười hì hì chứ không điên lên như nó đã nói .
- Thôi, anh cầm lấy đi . Tôi biếu anh, cầm lấy mà lo tiền thuốc.
Đến khi tay tôi lành lặn hẳn, Hạng hội ý với cả tổ cho tôi ra đứng máy . Công việc chạy ván được giao lại cho một người khỏe mạnh hơn. Hạng lại bày tôi đóng đỉa, bày tôi "tút" lưỡi cưa, bày tôi cách xem sớ gỗ cũng như đoán tên từng loại gỗ khác nhau ...
Trong các công việc của thợ xẻ, phải nói rằng đi cỡ là công việc khỏe nhất nhưng khó nhất. Khỏe vì nhẹ nhàng nhưng khó vì nếu lỡ tay để cỡ sai một ly thì miếng gỗ cưa ra dù có tốt đến đâu cũng có thể thành gỗ bỏ . Thế mà Hạng lại quyết định cho tôi đứng cỡ sau một buổi chỉ vẽ qua loa . Nó giải thích với mọi người trong tổ:
- Anh Nhân đây là người có học, sắp tới ảnh sẽ vào Đại học đấy . Do đó tôi rất tin tưởng nên giao việc này cho ảnh làm thử. Tôi có việc ở nhà, phải về gắp. Anh Nhân có làm gì sai, tôi chịu .
Thế là chiều hôm đó, Hạng về thật. Hai, ba, rồi năm ngày sau vẫn chưa thấy Hạng quay lại xưởng. Tôi thật sự thấy lo lắng khi đợt gỗ mới về xưởng chờ xẻ toàn là gỗ quí. Nếu mình không đủ tinh tường xem sớ gỗ và đi cỡ mà lỡ tay thì không biết lấy gì mà đền cho ông chủ . Nhưng rồi nổi lo của tôi cũng xẹp xuống, thêm ba ngày nữa thì Hạng quay trở lại . Vừa đến nơi, nó đã chỉ tay lên ngực mình - nơi có chéo vải xô màu đen - nói tỉnh queo :
- Bà nội em chết rồi .
Tôi và mọi người cho dừng máy và xáp lại phía nó . Chỉ có mấy ngày mà Hạng gầy tọp hẳn đi . Nét cương nghị thường ngày trên gương mặt Hạng giờ đây là nét khắc khổ . Đêm đó, Hạng kể với tôi :
- Chiều hôm ấy, em nghe tiếng lưỡi cưa xé vào gỗ mà tự dưng thấy lạnh sống lưng. Em đoán ở nhà thế nào cũng có chuyện. Em về, một ngày sau thì bà nội qua đời ...
Từ dạo đó, Hạng càng lầm lì, ít nói . Nó chỉ chăm chú làm, rồi ăn, rồi ngủ . Vài ba ngày nó lại đón xe về Thăng Bình thăm mộ bà nội, thắp mấy nén nhang. Có đêm, nó nằm khóc tấm tức.
- Làm thuê mãi như em, khổ quá. Ước gì được như anh, có cha mẹ, được đi học, chẳng gì sung sướng bằng... Mai mốt anh đi học Đại học, em sẽ kiếm gỗ nhờ người ta đóng cho cái rương đựng sách vở, áo quần...
Tôi bảo :
- Biết có đậu không mà nói vậy .
Hạng nạt :
- Người như anh, phải đậu chứ. Không thể làm thuê được.
... Rồi tôi có giấy báo đậu Đại học, mẹ tôi từ trong quê đón xe ra kêu tôi về . Tôi sung sướng nhảy cẫng lên, bỏ máy chạy ào ra bãi gỗ . Đến khi tôi sực nhớ nhiệm vụ của mình, vội vã quay vào thì thấy Hạng vừa đi cỡ vừa khóc. Nó bảo tôi :
- Thôi, anh nghỉ đi cho khỏe rồi về .
Mặc kệ lời Hạng nói, tôi hăm hở lao vào chạy ván. Thấy tôi xốc vác, nhanh nhẹn, mẹ tôi cứ đứng ngây ra mà nhìn.
Đến lúc chia tay, Hạng lẳng lặng giúi vào tay tôi một xấp tiền.
- Anh cầm lấy cái này mà đi học, em không có nhiều lắm đâu .
Tôi ái ngại đẩy ra, không nhận. Hạng nói thêm, cay đắng :
- Bây giờ, em chỉ nuôi có một mình em thôi chứ có nuôi ai nữa đâu mà lo ... với lại, lương thợ cả như em cũng đâu đến nỗi ...
Nửa năm sau, tôi quay lại xưởng cưa tìm Hạng nhưng không gặp. Hạng đã sang Lào, tiếp tục làm nghề xẻ gỗ thuê . Tôi viết vội một lá thư, kèm theo dòng địa chỉ của mình nhờ ông Năm Công chuyển sang lên đó. Và rồi tôi đã nhận được thư hồi âm, Hạng nhắc lại chuyện chưa kịp tặng cho tôi cái rương đựng sách vở áo quần...
Những lá thư của Hạng được viết trên giấy học trò, chữ còn chưa thẳng hàng, lá thư nào cũng dính đầy mồ hôi . Những lá thư ấy luôn bắt đầu bằng chữ Savannakhẹt, gởi anh Nhân, nhưng không ghi ngày tháng...
Phan Chiến
(1) Con đĩa : Dụng cụ bằng sắt dùng để định vị gỗ khi xẻ .