watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Điện thoại lúc nửa đêm - tác giả Phong Điệp Phong Điệp

Điện thoại lúc nửa đêm

Tác giả: Phong Điệp

Cô thường về rất muộn. Khi chung cư bắt đầu thưa thớt những tiếng thì thầm khe khẽ và những con chó nằm dài trên bậc thềm, thao láo cắn đêm đợi trời sáng. Sự rón rén của cô dần dần thành một thói quen: rón rén tra chìa khóa vào cái ổ khóa kềnh càng, loảng xoảng với những vòng xích nặng nề; rón rén đưa đẩy từng nhịp cổng cho nó khỏi vô cớ rít lên ken két; rón rén dắt xe qua dãy nhà bảy phòng, mái tôn lợp - Giống như những hộp đồ chơi chật chội và ít màu sắc - Để dừng lại ở phòng số 8 - Vẫn còn le lói ánh đèn bàn ngái ngủ.
Lũ chó hồng hộc chạy theo và liếm vết bánh xe. Khi thấy không thể kiếm chác được gì, chúng mới chưng hửng bỏ đi.
Mệt mỏi và cơn buồn ngủ khiến cô bải hoải. Đứa bạn cùng phòng đã ngủ say với chiếc gối ôm ngả màu bạc phếch. Gian nhà chín mét vuông gây gây mùi dầu hỏa và mùi xà phòng ngâm trong chậu quần áo xốp xộm nước, đẩy sát chân giường.
Nước lạnh đẫm trong khăn mặt khiến cô tỉnh táo hơn. Nhẩn nha ngồi vào bàn chiếc bánh mì vẫn còn ấm nóng mua từ ngoài phố, cô rút trong ngăn bàn lá thư viết dở ngày hôm qua. Đó là lá thư gửi cho mẹ và các em dưới quê. Tìm mãi không được cái bút cùng màu, cô đành viết sang đoạn hai với màu mực khác.
“Con đang chuẩn bị làm đồ án tốt nghiệp. Thầy giáo hướng dẫn rất tận tình. Con vẫn đi làm thêm, đủ tiền chi tiêu trên này, mẹ không phải gửi thêm nữa đâu! Việc tìm lớp học thêm cho em Toàn cũng đã xong. mẹ chuẩn bị cho em lên nhập học vào tháng tới. Có gì gấp mẹ cứ gọi điện cho con theo số..”
Cô rũ xuống trong cơn ngáp ngủ dài lê thê. Chỉ kịp tắt điện và chui vào cạnh cô bạn đang thở nhịp đều đặn..
Những âm thanh thất thường - Dường như một cuộc cãi vã vào hồi gay gắt khiến cô choàng tỉnh.
- A, cô cũng biết đường mà dậy rồi hả?
Người đàn bà ở phòng số 2 xốc xốc đứa con nhỏ gầy xanh như một con ngái bén, vẫn còn đang tấm tức khóc gắt ngủ, sấn sổ lao đến bên cô.
- Cô xem ở cả khu này, có ai đi đêm về hôm như cô không? Ờ, thế tôi lại hỏi cô: 11-12 giờ đêm còn cơ quan xí nghiệp nào làm? Đi chơi đi bời thì cũng phải liệu đường về sớm chứ! Nữa đêm rồi còn lạch cạch cổng ngõ, cứ như phường khoét vách, đào ngạch. Đấy! Tối qua đã về muộn lại còn quên khóa cổng. Quá bằng mời lũ trộm cắp vào. Đấy, phòng đầu tiên mất tiêu cái xe đạp rồi đấy. May mà nó chưa kịp sờ đến nhà tôi thì đã bị phát hiện, chứ không thì cô không có yên với tôi đâu!
Những âm thanh chói gắt thi nhau quay cuồng quanh đầu cô. Cô bắt đầu hiểu ra sự việc một cách khá tường tận.
Các phòng khác đều đã cọt kẹt trở dậy. Khoảng sân hẹp với ngổn ngang của mọi thể loại áo quần trở nên chật chội. Mỗi người góp một câu rồi lại tất bật xô chậu cho các thủ tục cách rách của buổi sáng.
“Em xin lỗi”. Cô ấp úng phân trần với anh chàng đầu dãy vừa bị mất chiếc xe đạp. “Em cũng chẳng nhớ mình đã khóa cổng hay chưa. Dù sao em cũng xin lỗi”.
“Khóa hay không lại còn không nhớ nữa!” - Phòng số 5 lên tiếng giễu cợt - “Đãng trí thế là hỏng cả đời đấy em thân yêu ạ!”.
“Anh xem lại xem nhà mình có mất gì không?” - Cặp vợ chồng trẻ phòng số 3 tất bật trở lại phòng mình xem xét.
“Không sao đâu em ạ!”- Anh chàng phòng số 1 lên tiếng an ủi - “ Anh đang định đổi xe mới mà chưa tìm được lý do”.
Chuông điện thoại nhà cô đổ dồn dập. Người bạn gái cùng phòng - Giờ mới lồm cồm bò dậy, gọi vọng tên cô bằng cái giọng khê nồng.
Buổi sáng hối hả kết thúc bằng một bể nước cạn gần đáy.Vòi nước ri rỉ chảy như một gã ti tiện thích trêu tức mọi người. Cô cuống cuồng gò lưng trên chiếc xe đạp long xóc, bỏ lại sau lưng dãy nhà trọ 10 phòng rồng rắn như những toa tàu chờ chuyến.
“Thực ra là cháu đang làm cái gì vậy? Tại sao tối nào cũng về khuya thế?” Bà chủ nhà kín đáo kéo cô vào phòng riêng để hỏi han.
“Bác thấy mọi người trong khu nhà kêu về cháu nhiều quá. Chứ không phải là cháu làm cái việc đấy chứ?”.
Cô thảng thốt:
“Bác vẫn nghĩ là cháu... cháu...?”
“À không!” - Người đàn bà phúc hậu cố gắng xoa dịu câu chuyện - “Một vài kẻ độc mồm độc miệng nói thế thôi. Chứ bác thì bác chẳng tin!”
Cô ngồi ệp vào thành ghế - Giống hệt như một con mèo ốm.
“Tại sao mọi người lại nghĩ tệ về cháu đến thế?”
“Chẳng phải nhà cháu đang rất khó khăn sao? Thực ra cũng có thể giải thích được. Nhưng không đúng thế không? Thế thì tốt quá! Bác nhìn mày bác biết chứ!”.
Cô thiểu não đứng dậy và uể oải đi về phòng. Vài ba cặp mắt nhấp nhỏm sau khe cửa. Những tiếng lào thào khó hiểu. Vòi nước ngoài bể bỗng xoe xóe như người đi xe máy lên ga quá đà. Cô bạn cùng phòng bươn bả bê chậu quần áo bẩn đi giặt, véo von chửi đổng thay cho bạn:
“Cái quân rỗi việc, ngồi lê đôi mách, chỉ chực hại người. Rồi cũng bị trời đày thôi!”.
Cô bật cười trước vẻ nanh rọc rất trẻ con của người bạn gái.
Điện thoại xòng xọc kêu lên như một bà già bẳn tính. Cô vội vã thay quần áo và phóng xe đi.
“Cái gì hả ?” - Người đàn ông có khuôn mặt bều bệu trắng, cất giọng đay đả - “Cô muốn về sớm hả. nửa lương nhé! Được không? Mẹ kiếp, làm ít đòi nhiều. Đừng tưởng bán hàng đông khách thì hạch sách nhé! 10 - 11 giờ khách mới tới ăn đông. Cô đòi về từ 9 - 10 giờ thì có mà bán cho chó à?”.
Cô cố ghìm mình, nài nỉ thêm:
“Cháu sẽ đi làm sớm hơn, được không chú?”.
“Đến sớm để mà quẩn chân người khác à? Mẹ kiếp, ngày trước xếp cho làm ca chiều thì kêu ca: “Cháu bận học, cháu bận nọ bận kia, cho cháu làm tối thôi!”. Chập chập keng keng nó vừa vừa thôi. Mỗi bán quầy rượu đã rủng rỉnh tháng bảy - tám trăm ngàn đồng, chưa kể tiền “boa”. Mày tưởng tao mù à? Muốn khấm khá cũng phải chịu “vất” một tí chứ! Thôi ra làm đi. Không lôi thôi nữa. Thích thì cứ nghỉ việc. Tao không cần!”.
Cô căng thẳng trở về gian phòng hun hút khói thuốc và nồng nặc mùi rượu mạnh. Nụ cười kéo ra hai phía gì má hốc hác vô hồn như một cái mặt nạ.
“ Hay cậu nghĩ làm ở đấy đi” - Cô bạn gái xót xa - “Ban ngày lo cày đề tài tốt nghiệp, tối đứng chôn chân ở quán rượu, làm sao mà cậu chịu nổi? Nhưng mà cũng khó thật cơ…”.
Lại nằm thượt xuống giường, ngao ngán. Chốc đã thấy tiếng khò khè đều đặn.
Tự dưng điện thoại đổ chuộng giữa đêm. Cô hoảng hốt ngỡ là nhà đã ra chuyện gì.
“Mẹ à? Mẹ có phải không?” - Cô áp chặt ống nghe vào tai - “ Có chuyện gì vậy mẹ?”.
Cô biết từ khi bố qua đời, mẹ nghĩ việc ở nhà máy, tâm tư của bà rất bất ổn.
“ Có chuyện gì thế” - Cô cuống quít hỏi lại, như sợ đầu dây bên kia nghe rõ tiếng mình.
Nhưng vẫn là sự im lặng khó hiểu. cô nín thở chờ đợi khá lâu. Đến khi định buông máy xuống thì cũng là lúc đầu dây bên kia đã đáp lại:
“Em đi nghỉ đi! Khuya rối đấy!”
Giọng một người con trai, nghe rất lạ. Và máy điện thoại ngắt. Cô chưa kịp hiểu điều gì đã xảy ra. Nhưng rồi cũng nằm xuống và nhắm mắt lại, chờ đợi giấc ngủ sẽ đến - Thật thanh thản.

Các tác phẩm khác của Phong Điệp

Trở về

Họa Sĩ