Thiên nhiên thảo
Tác giả: Rodolfo Caltofen
Tác giả: Sinh ra tại Dresden, Rodolfo Caltofen luôn luôn quan tâm tới sự thông cảm giữa người với người. Tư tưởng này làm cho ông bị gửi tới trại tập trung trong thời Đức Quốc Xã. Những tác phẩm của ông được xuất bản tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Sỹ, Pháp và Ba Tây. Ông cũng đoạt được nhiều giải thưởng văn học tại các nước Đức, Mễ Tây Cơ và Pháp.
***
Khi thưởng thức ly rượu vang thơm ngon trong một bữa tiệc linh đình với bạn bè thân thuộc, bạn thấy ly rượu này như một tặng phẩm qúi giá của thượng đế ban cho loài người vậy. Dù cho bạn đang ở Đức hay Anh, đang ở Ba Tây hay Úc, tân thế giới hay cựu thế giới, sự sảng khoái khi uống ly rượu đều như nhau.
Nhưng ngoại trừ tại một làng bé nhỏ tên là Paiz de Vinho thuộc nước Bồ Đào Nha, nơi gốc gác của rượu nho thì lại khác
Nếu bạn đi ngược lên Regoa rồi tới miền núi thượng Duero, nơi trồng các loại cây nho cho nồng độ nhẹ, qua vùng Villa Real rồi đi lên cao hơn nữa, sâu vào vùng sơn cước hoang dại Corco, nơi đây người ta trồng các loại nho cho nồng độ nặng, bạn sẽ hiểu tại sao. Nếu ai không hiểu việc làm cực nhọc như thế nào thì mời bạn tới đây sẽ biết ngay: từ con nít tới ông già quần quật làm việc từ sáng sớm tinh mơ tới tối mịt trong những vườn nho rộng lớn. Quanh năm cây nho cần được chăm sóc thật tỉ mỉ. Rồi khi mùa thu hoạch qua đi, khi cây nho được nghỉ ngơi, công việc nặng nhọc lại bắt đầu. Người ta buộc những chiếc thùng vào sau lưng, mang đất từ phía dưới những vùng đất thấp để đổ vào lại các vườn nho ở trên cao mà trong năm mưa đã làm trôi đất đi. Vườn nho cần được tái tạo. Mỗi mảnh vườn dù nhỏ tới đâu cũng cần phải được cuốc xới, tái tạo, công việc nặng nhọc này phải được lập đi lập lại năm này qua năm khác. Thượng đế cũng đã tạo nên đồi núi phẳng lì với những chiếc vách dựng đứng như thành chiếc bát trơn tuột. Nơi đây là một thách đố của thiên nhiên đối với con người. Những rặng núi khổng lồ cằn cỗi đầy thù nghịch bao bọc chung quanh họ, nếu muốn sống còn, người ta phải khuất phục chúng không ngừng nghỉ.
Khi nhìn thấy đoàn người đeo những chiếc thùng chứa đầy ắp đất và trèo ngược lên cao với những bậc như vô tận, bạn sẽ nghĩ họ không những chinh phục núi non mà ngay cả trời xanh kia nữa. Không những họ mang đất lên để tái tạo lại vườn nho mà hình như họ còn muốn kéo cả mặt trời xuống nữa
Người dân trong làng Paiz de Vinho thật chơn chớt, nhún nhường và bình dị. Nhưng nếu hài lòng với cuộc sống vất vả như vậy thì vẫn chưa đủ nếu họ biết là tại nơi nào đó trong thế giới ngoài kia, người ta đang thưởng thức những thành quả khó nhọc của họ. Người trong làng Paiz de Vinho cũng cần một người thân yêu nào đó coi sóc và lo lắng cho họ ngày lẫn đêm. Nói khác đi, có thể họ sẽ có cùng số mệnh giống như lão già Tư Đến vậy.
Lão già biếng nhác Tư Đến lúc nào cũng say mèn bị cả làng khinh bỉ. Mỗi sáng khi mở cửa cầm cây chổi quét những bực đá trước nhà, nhìn thấy lão ngồi chồm hổm gần đó, cô bé gái nhà Vũ Lê thường nói:
Này lão già Tư Đến kia ơi, hãy kiếm công việc gì làm đi chứ.
Và lão thường trả lời cô:
-Đúng, đúng rồi bé cưng ạ.
Rồi lão hăm hở với tới đống cá khô đổ dưới đất sát gần cửa, nhặt hai con cá cứng như hai khúc gỗ lên rồi đập vào nhau, bụi bặm lẫn vẩy cá tung lên làm thành một đám bụi mù. Nhưng chưa làm xong một chục con lão đã lê chân ngồi về chỗ cũ. Con két trong lồng dưới mái hiên kêu lên những tiếng quang quác vang dội, lão nhe răng cười với nó: "Chào bạn" rồi phủi hai tay ngồi xuống bục cửa.
- Này lão già Tư Đến kia ơi, hãy kiếm công việc gì làm đi chứ.
Cô bé nhà Tư Lê thường nói với lão vào mỗi buổi trưa khi cô đứng ở quầy bán hàng, cắt những miếng xúc xích thành từng miếng nhỏ bằng ngón tay hay mở những hộp cá mòi.
- Đúng, đúng rồi, bé cưng ạ.
Lão Tư Đến cũng thường nói như vậy rồi vội vã chạy ra con suối ở cuối đường. Lão như bận rộn múc đầy nước vào chiếc xô, mỗi bước đi nước lại bắn lên tung tóe. Trước khi mang đủ nước uống cho con lừa con, lão đã lê chân về chỗ cũ. Con két trong lồng dưới mái hiên kêu lên những tiếng quang quác vang dội, lão nhe răng cười với nó: "Chào bạn", rồi phủi hai tay ngồi xuống bực cửa.
- Này lão già Tư Đế kia ơi, hãy kiếm công việc gì làm đi chứ.
Cô bé nhà Vũ Lê thường nói với lão vào mỗi buổi tối khi cô bận bịu chạy tới chạy lui giữa những thùng rượu vang và chiếc chảo chiên cá.
- Đúng, đúng rồi, bé cưng ạ.
Lão cũng thường nói như vậy rồi vội vã chạy tới chiếc bồn rửa chén, làm như bận rộn với chồng bát đĩa, ly tách dơ, nhưng được nửa chừng, lão đã 1ê chân về chỗ cũ. Con két trong lồng dưới mái hiên kêu lên những tiếng quang quác vang dội, lão nhe răng cười với nó: "Chào bạn", rồi phủi hai tay ngồi xuống bực cửa. Cứ như vậy tháng này qua năm nọ, cuộc sống của dân làng Paiz de Vinho cũng như của riêng lão trôi qua một cách bình thản.
Thỉnh thoảng có người khuyên bảo lão nên sửa đổi lại nếp sống nhưng lão chẳng bao giờ thèm để ý tới họ. Đối với lão, trên cõi đời này lão chỉ nhìn thấy và nói chuyện được có hai người, một là cô bé nhà Vũ Lê, sau là con két trong lồng mà thôi. Cũng có người đứng ngay trước mặt và nhìn thẳng vào lão, nhưng lão chỉ nhìn xuyên qua như người đó làm bằng thủy tinh vậy.
Lão Tư Đến thường ngồi im lặng bình thản một cách vô tội trong một góc quán nhưng chẳng một ai trong làng lại quên được lão. Mọi người đều nhớ rõ một lần có người đã xách cổ rồi ném lão ra khỏi quán vì không ai muốn ngồi chung với một lão già say cả. Máu trên đầu bê bết, trông tựa như một người rừng cho đến khi cô bé xuất hiện. Cô cầm tay áo lão nói:
- Đứng lên, đứng lên đi, Lão Tư Đến.
Lão ngoan ngoãn theo chân cô bé vào lại trong quán và ngồi co ro ở một góc như một đứa trẻ vâng lời cha mẹ.
Mọi người đều nhớ rõ có một lần người ta cho lão một chiếc ly bằng đất nung vì lão đã đánh bể nhiều chiếc ly thủy tinh rồi, việc này làm lão nổi giận, gây nên nhiều cuộc ẩu đả và chiếc ly đất này cuối cùng cũng rớt xuống đất vỡ tan tành. Cô bé phải tới nhặt những mảnh vỡ rồi nói với lão:
- Không sao, không sao đâu, Lão Tư Đến ạ.
Rồi từ đó lão phải uống bằng chiếc ly bằng thiếc giống như một đứa trẻ ngoan ngoãn vậy. Từ khi lão chiếm vị trí trong một góc quán, dù trời mưa hay trời nắng, tuần này hay tuần sau, sáng sớm hay khuya khoắt, lúc nào chiếc ly bằng thiếc cũng ở trước mặt lão. Vào khoảng trưa, lão bắt đầu lẩm bẩm những câu khó hiểu và dùng rượu vang đổ vung vãi để vẽ những hình ảnh nghệch ngoạc trên chiếc bàn gỗ. Đến khi chuông chiều đổ, lão bắt đầu cười rồi khóc. Vào xế chiều khi khách tới đông, hai chiếc ghế có chiếc lưng cao nghều được đẩy tới ngay trước bàn của lão và một tấm màn được căng ra, ngăn khu vực của lão riêng biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Khi mặt trời tắt hẳn, những tiếng nặng nề như những bao gạo phát ra làm người ngồi phía sau lưng hai chiếc ghế cao cũng nghe thấy:
- Nhưng tại sao em lại làm như vậy? Làm sao em có thể chịu đựng được khi lúc nào cũng có mặt lão già đê tiện quanh quẩn nơi này?
- Em không biết nữa ... Em không thể nào làm khác hơn được...
- Vậy thì có bao giờ em nghĩ có thể lấy được của lão già lười biếng đó một đồng xu nhỏ nào không?
- Em không biết nữa ... Em không thể nào làm khác hơn được ...
- Lão ta mặc một chiếc áo mới. Làm sao em có thể nhìn lén sau lưng lão ta được hả em?
- Em không biết nữa ... Em không thể nào làm khác hơn được ...
Dần dần những lời khiển trách trở thành những câu quở mắng rồi biến thành lời mắng mỏ, cho là cô ta quá trẻ và cả dân làng đều qúi mến cô. Có phải đó là lòng thương yêu hay không? Nhưng đây chỉ là câu hỏi ngớ ngẩn. Cô ta không bao giờ nói một lời cải chính hay chống đối lại những câu nói quở trách hay 1ời mắng mỏ. Cô cũng chẳng bao giờ chú ý tới lời nói của người khác.
Tên cô là Đoan Trinh có nghĩa là tinh khiết và con người của cô đúng như cái tên gọi. Bất cứ người nào trong làng cũng có thể đặt tay 1ên trên ngọn lửa mà thề độc là cô ta thật đoan trang và tinh khiết. Ngoài tính tình thùy mị ra, cô lại có khuôn mặt trái soan thông minh và đáng yêu. Với những đặc tính trời ban, cô có thể có nhiều bạn trai nếu cô muốn
Nhưng cô lại luôn luôn giữ một khoảng cách xa với mọi người. Điều này thực là khó thực hiện vì cô là chủ quán nhỏ trong làng nay mà mẹ để lại khi bà mất khi cô mới được mười bốn tuổi. Rồi tiệm tạp hóa trở thành quán rượu về đêm. Ban ngày rất an toàn, quán bán dầu ăn, cá mòi, cá khô, phó mát ... cùng những đồ vặt vãnh như mũ, giầy, đồ gốm. Nhưng khi tiệm tạp hóa đóng cửa, cô phải làm việc giữa những dãy bàn ghế chật chội. Qua vài ly rượu, những người đàn ông trở nên bạo dạn hẳn 1ên. Đôi lần có người dám vòng tay ôm ngang hông hay theo cô vào trong bếp, nhưng dần dần họ hối hận với hành động thiếu suy nghĩ này. Họ hiểu và nhận ra một điều đây là cô Vũ Thị Đoan Trinh chứ không phải là giống như nhiều cô gái khác.
Thời gian trôi qua như vậy đã lâu lắm và có lẽ sẽ như vậy mãi nếu ... nếu một ngày kia cô Đoan Trinh không tuyên bố là sẽ đính hôn và nếu lão Tư Đến không hiện diện vào buổi hội sau mùa thu hoạch. Đầu tiên mọi người trong làng không muốn tin vào việc cô đính hôn, nhưng tấm biểi đã được căng ra, vì vậy đây phải là một tin có thực, không còn nghi ngờ gì nữa. Người đính hôn với Đoan Trinh là Quốc Huy, một trại chủ nhỏ. Nói là nhỏ nếu nói về kích thước của trang trại, nhưng không nhỏ nếu nhìn vào sức phát triển của nó. Mọi người hài lòng với sự chọn lựa của cô vì anh này là một người coi được nhất trong số các thanh niên trong làng: siêng năng, cần mẫn, trầm lặng và hòa nhã. Đoan Trinh và Quốc Huy bây giờ như cây liền cành, chim liền cánh. Họ hiểi nhau qua ánh mắt, thông cảm nhau, nhưng chỉ có một điều không đồng ý với nhau về lão Tư Đến. Dân trong làng thì thầm với nhau là hai người còn cãi nhau khi họ đề cập tới lão nữa. Mặc dù cố tránh né, cố giữ im lặng không cho ai biết về sự bất đồng ý kiến này, nhưng khi thằng bé bán rau tới tiệm, nó nghe được lời to tiếng của Quốc Huy và câu chuyện này được rao truyền mọi nơi mà ai cũng biết như sau:
- Em không biết mắc cở à? Em không thấy là lúc nào lão cũng nhìn em chòng chọc sao? Anh thí không thể nào chịu đựng lâu hơn được nữa. Anh muốn biết tại sao em lại để cho lão ...
- Em không biết nữa ... Em không thể nào làm khác hơn được ...
- Đó không phải là câu trả lời.
Cô im lặng. Anh ta đập tay xuống bàn rồi la lớn:
- Anh muốn một lời giải thích của em.
Giọng cô như cầu khẩn:
- Em không biết tại sao nữa ... Nhưng em không thể nào làm khác hơn được ...
Từ ngày Đoan Trinh làm 1ễ đính hôn, thái độ của lão Tư Đến thay đổi rõ ràng. Lão không còn giúp đỡ ai, không nói chuyện với con két nữa. Lão ngồi bất động hàng giờ, mắt chăm chú nhìn, nhìn thẳng vào cô. Rõ ràng là cô thấy sợ, nhưng lão chẳng thay đổi mà còn có những hành động ngược lại là đằng khác. Bây giờ lão không còn ngồi im lặng trong một góc quán nữa. Khi cô đi đâu, ra ngoài đồng, tới sông lấy nước, vào trong vườn nho, cô đều thấy lão lẽo đẽo theo phía sau, nhìn cô buồn bã với con mắt như trách móc, như van xin.
Khi quán vắng người, cô nói với lão:
- Lão Tư Đến ơi, xin đừng làm như vậy nữa.
Lão ngồi vào chiếc ghế gần cô nhất, hai tay ôm lấy mặt khóc rấm rức.
Không khí trong quán như ngột ngạt, như sầu thảm.
- Lão Tư Đến ơi, xin đừng làm như vậy nữa.
Lão ngồi tựa lưng vào tường, hai tay ôm lấy mặt khóc rấm rức.
Rồi mùa xuân tới khi cây nho như bắt đầu bị nhỏ máu. Thường thì hàng năm vào lúc này, Lão già Tư Đến bận rộn và thườrng hay rời khỏi quán. Người ta thấy lão lăng xăng chạy tới chạy lui trong những vườn nho như thể tìm kiếm vật gì đó. Khi thấy một cây nho có máu nhỏ xuống, với tay không lão cào đất hay vội vã chạy tới gò cao, lấy đất rồi đổ trong mũ hay trong chiếc khăn tay, hăm hở chạy về để đắp vào 1ỗ hổng của cây. Vì vậy các chủ vườn đều có cảm tình với lão và cũng vì vậy ít người ghét bỏ lão. Họ thường nói với nhau:
- Lão có phải là người giống mình không nhỉ?
Chắc là cô bé Đoan Trinh cũng nghĩ như thế.
Mùa hè nóng nực và yên tĩnh trở lại, nhưng với lão thì không vậy.
Mùa thu tới với rừng lá nho xanh tươi chuyển sang màu vàng nhạt rồi màu đỏ. Trái nho cũng ngả sang màu vàng. Những tuần 1ễ thu hoạch bắt đầu. Hàng năm vào lúc này người ta thường thấy lão xuất hiện trên vùng núi dù cho lão chẳng làm cho chủ vườn nào cả. Lão lang thang trên những ngọn núi trọc, đứng im lặng hàng giờ nhìn xuống vùng Barros Rabello, nằm giữa những triền đá thẳng đứng và vườn nho đang trong mùa thu hoạch. Nếu trời quang đãng, người ta có thể nhìn thấy lão rõ ràng từ xa.
Năm nay, Tư Đến không trèo lên núi nữa. Lão lảng vảng tại khu vườn nho mà Đoan Trinh làm việc. Lão không giúp việc hái nho hay bỏ trái nho vào thùng rồi mang vào nhà kho. Lão chỉ đứng đó, mắt chăm chú nhìn Đoan Trinh, tay cầm một cây đàn vỹ cầm đứng bên người chơi chiếc đàn thùng.
Khi người chơi đàn thùng ngưng tay, toán thợ hái nho cũng nghỉ mệt và Tư Đến bắt đầu kéo vỹ cầm. Toán thợ không ngờ lão lại chơi đàn hay đến thế, có một cái gì khiến mọi người phải chăm chú theo dõi. Họ nói với nhau:
- Tại sao lão lại biết những bản nhạc này nhỉ. Đó là bài hát mẹ tôi thường ca khi tôi càn nhỏ mà.
- Đúng rồi, bản này lâu lắm tôi mới được nghe lại.
- Tôi cũng vậy.
Lão già kia ơi, lão có cảm thấy điều đó không? Đôi khi đang chơi nửa chừng, lão ngưng lại rồi chơi sang những bản nhạc có tiết tấu hoàn toàn khác hẳn. Thật là lạ lùng, chưa một ai trong làng được nghe những nhạc điệu như vậy.
Một ngày kia, trong khi đang kéo đàn thì lão già cúi rạp người xuống. Mọi người đợi lão chơi tiếp, bây giờ ai cũng mê điệu đàn của lão rồi, nhưng lão không tiếp tục kéo đàn nữa. Lão qùy xuống bên cạnh một gốc cây nho, chiếc đàn vỹ cầm đặt bên cạnh, rồi với hai tay không, lão bắt đầu cào đất như một gã điên cho tới một lúc đào lên được một chiếc bông tai bằng vàng.
Này lão già, kéo đàn tiếp đi chứ. - Lúc này, lão run rẩy qụy xuống, hai tay nâng niu chiếc bông tai, hai hàng nước mắt chẩy ra, miệng lẩm bẩm: “Đây rồi, đây rồi”.
- Này lão già kia ơi, kéo đàn cho chúng tôi nghe đi.
- Để lão yên, lão lại bị mất trí rồi.
- Để lão yên, lão lại say rồi.
- Này lão già kia, đứng lên kéo đàn cho chúng tôi nghe đi chứ.
Họ thẩy ra những đồng tiền bằng đồng và đưa một chai rượu cho lão, nhưng lão chẳng thèm lấy tiền hay rượu cũng như không cầm cây đàn vỹ cầm lên. Lão cầm lấy một con dao rồi bắt đầu nhập cùng bọn thợ chặt những cây nho già. Mọi người nhìn nhau lắc đầu. Và công việc tiến hành ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần kia. Tư Đến làm việc quên cả mệt nhọc, lão là người đầu tiên đi làm và cũng là người cuối cùng nghỉ tay mỗi ngày. Hình như là lão cố gắng làm bù lại cho chuỗi ngày đã đánh mất trong suốt cuộc đời của lão vậy.
Ngày hội tới khi mùa thu hoạch chấm dứt và mọi người ngạc nhiên với sự hiên diện của lão Tư Đến. Trước kia người ta chỉ nhìn thấy lão với bộ râu tua tủa mọc hỗn loạn, bây giờ đã được cắt gọn gàng sạch sẽ. Trước kia, người ta chỉ nhìn lão qua bộ quần áo nhếch nhác rách rưới, bây giờ đã thì lão mặc bộ quần ao tuy không mới nhưng tươm tất và không có vết rách. Trước kia người ta nhìn thấy đôi giầy lão mang bẩn thỉu lúc nào cũng dính bùn, nhưng bây giờ thì đã được đánh bóng. Lão đứng ở phía xa, khiêm tốn và nhún nhường. Có vẻ như lão vẫn còn e ngại mọi người. Ông chủ đồn điền nho tổ chức ngày hội này gọi cô con gái ra mời lão vào.
Những người tham dự đỏ mặt vì ngượng. Tại sao ông chủ lại làm như vậy? Có phải lão Tư Đến cũng làm việc trong mùa thu hoạch cho ông chủ này không? Việc gì sẽ xẩy ra đây? Lão lại lên cơn nổi giận nữa không đây?
Nhưng rồi cũng chẳng có việc gì xẩy ra cả. Lão chẳng nói năng gì mà chỉ như nhìn xuyên qua cô gái thôi. Ông chủ lo ngại cho việc tổ chức bị trở ngại nên đưa thằng con trai ra. Những người tham dự lại quay mặt đi nơi khác. Tại sao ông ta lại làm như vậy nhỉ? Có phải là lão cũng đã làm việc trong mùa thu hoạch cho ông chủ này không? Việc gì sẽ xẩy ra đây? Lão có gây phiền nhiễu gì không đây?
Tư Đến tiến về phía ông chủ, nhỏ nhẹ nói:
- Tôi là khách của ông chủ đây, thưa ông. Tôi đến đây không lấy, không xin gì của ông cả mà chỉ mang một tặng vật thôi, thưa ông.
Đó là một buổi chiều chủ nhật, nắng ấm chiếu rọi khắp nơi, tiếng nhạc tấu đầy thinh không. Lão đứng cách xa mọi người một khoảng. Chủ nhà mang thức ăn nước uống lại và cám ơn cũng như mời lão vào bàn ngồi. Lão cám ơn chủ nhà nhưng vẫn đứng xa nơi mọi người đang tụ tập ăn uống. Lão chăm chú nhìn vào đám đông đang vui cười kia, theo dõi từng cử động nhỏ của Đoan Trinh.
Mọi việc diễn tiến êm xuôi cho đến phần phân phát quà tặng. Rồi đến khi ai nấy đã có phần của mình, Tư Đến mới tách đám đông tiến lại phía cô bé Đoan Trinh. Cô ta đỏ mặt, mọi người không hiểu là chuyện gì sẽ xẩy ra. Tới trước mặt cô, lão nghiêng mình chào rồi móc trong túi ra chiếc bông tai bằng vàng được gói kỹ bằng lớp giấy mỏng. Lão dơ cao cho mọi người cùng nhìn thấy rồi nói lớn:
- Hãy nhận chiếc bông tai thứ hai này ... cô đã biết chiếc kia rồi... Hỡi Đoan Trinh yêu qúi.
Cô gái hết nhìn chiếc bông tai vàng rồi tới lão già Tư Đến, từ lão Tư Đến rồi tới chiếc bông tai bằng vàng. Cô thấy mọi con mắt đổ dồn về phía mình, cô nhỏ nhẹ nói:
- Đừng làm như vậy, lão Tư Đến ơi.
Rồi cô cũng cầm lấy chiếc bông tai như người ta nhận một món quà thật chân qúy, đôi mắt cô chứng tỏ là miệng cô đang nói dối. Cô cám ơn lão thật lễ phép, mặt đỏ rừng và làm cho mọi người nghi ngờ.
Người ta bắt đầu nhẩy. Căn nhà nghẹt hơi người và hơi thuốc lá cùng mùi rượu nho mới cũng như cũ. Người ta kéo nhau ra ngoài để nhẩy tiếp. Ngọn đồi đủ rộng và núi rừng cũng đủ không khí cho những khuôn mặt đỏ au vì rượu. Tư Đến đứng ở một góc. Đoan Trinh tiến về phía lão. Họ đứng cách nhau một khoảng, giữa là bụi sim rừng.
- Lão Tư Đến ơi, nói cho tôi biết là làm sao lão biết chuyện chiếc bông tai này? – Giọng nói của cô run rẩy, tim cô đập thình thịch.
Lão nói sang chuyện khác:
- Nhẩy với tôi một bản nhé, Đoan Trinh?
Cô gật đầu. Thế là họ sánh bước và nhẩy với nhau. Mọi người nhìn hai người rồi lui lại.
Bây giờ chỉ còn hai người trên khoảng đất trống làm sàn nhẩy mà thôi. Bây giờ còn ai bảo lão là lão già say rượu nữa? Có ai nghĩ rằng có một phép lạ nào đã biến lão thành một người được mọi người ngưỡng mộ? Có ai dám nghĩ là đôi mắt ngớ ngẩn và buồn rầu kia bây giờ trở nên linh hoạt rực rỡ? Và có ai nhận ra cô ta, cô bé Đoan Trinh của mọi người, đã đính hôn kia đâu. Có ai dám nghĩ là cô gái không bao giờ dám bắt tay một người lạ giờ đây đang ngả đầu vào ngực lão? Họ nhẩy với nhau, quấn quýt vào nhau như muốn dành trọn cả buổi tối này cho chính họ.
Còn về phần Quốc Huy, người hôn phu của cô thì sao? Anh ta là một người trầm lặng và lúc nào cũng muốn bình yên. Anh ta lau mồ hôi trên mặt, trên trán và quệt đôi mắt. Một lúc sau anh ta quay ra ngoài, hai nắm tay thọc sâu trong túi quần.
Rồi một việc kinh khủng xẩy ra. Tư Đến cao, cao hơn Đoan Trinh nhiều. Cô thấy nóng nên cởi chiếc khăn choàng cổ ra. Họ tiếp tục nhẩy, Tư Đến chợt la lên một tiếng man rợ, lấy tay bức chiếc nút áo trên cùng của chiếc áo lụa trắng thêu tay của cô ra và cúi xuống nhìn chòng chọc vào ngực cô, ngay bên trên trái tim, ngay ngực, nơi tận cùng chiếc cổ. Rồi lão la lên, hú lên, cười lên những tiếng như điên như khùng. Một lúc sau là tiếng kêu khác, một tiếng rú đau đớn thì đúng hơn.
Hai người đàn ông vật lộn dưới đất, một con dao loang loáng vung lên, ba giây sau do lão già Tư Đến nằm quằn quại dưới đất, máu chẩy ướt đẫm chiếc áo màu trắng. Hai bên thái dương lão phập phồng, đôi mắt đã bất động nhưng lão cố gắng cười dù cho niềm hạnh phúc này không ai có thể hiểu được:
- Nàng ơi... nàng là... quả thực là... của riêng ta mà.
Quốc Huy muốn xấn lại phía lão lần nữa, nhưng mọi người đã kéo anh ta ra xa.
- Nhanh lên, nhanh lên ... ngựa đâu ... quanh đây có bác sĩ nào không?
Đời sống rời khỏi thân xác lão Tư Đến khi đôi mắt lão trở nên dại hẳn đi, chiếc hàm dưới thõng xuống. Mọi người bỏ mũ và đọc bài kinh cầu nguyện. Chủ nhà cầm ly rượu vang quí nhất rẩy 1ên xác lão. Mặt của lão được sửa lại với nét rạng rỡ nhất và như muốn nói liên tục câu: "Nàng ơi, nàng là của riêng ta..."
Một biến cố trọng đại xẩy ra trong làng, bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào người ta cũng bàn tán về chuyện này. Mọi người đều bị thẩm tra, Đoan Trinh thì kiệt lực vì bị hỏi đi hỏi lại nhiều lần.
- Tôi không biết nữa ... Tôi không thể nào làm khác hơn được...
Các điều tra viên chỉ nghe được câu trả lời này của cô mà thôi. Cô giữ im lặng và run rẩy khi nghe họ cho biết trong thực tế lão già Tư Đến là một người nào khác với những điều cô biết về lão.
Cánh cửa mở rộng, tựa sát bên quan tòa đi vào phòng là một bà già nhỏ nhắn tóc đã bạc trắng. Ba ta đi thật chậm, miệng lẩm bẩm: " Thiên niên thảo ... cỏ tình yêu ngàn năm ... thiên niên thảo ở đâu?".
Bà già nhìn quanh mọi người rồi bất chợt chồm tới phía trước, mắt bà mở lớn, tay chỉ về hướng cô bé Đoan Trinh:
- Chúa ơi, Đức Mẹ ơi. Con bé Đoan Trang kia ơi.
Mặt của Đoan Trinh nhợt nhạt.
Bà già được dìu ngồi xuống ghế nhân chứng.
- Này bà Trần Thị, hãy nghe rõ lời quan chánh án, bà là nhân chứng chính cho vụ thảm sát này.
- Tôi là gì?
Ông thư ký tòa án nhắc lại lần nữa, to hơn vì ông ta cho là bà bị điếc.
- Tôi là gì? ... Nhân chứng chính là gì vậy? Tôi không muốn là nhân chứng chính. Đức Mẹ đồng trinh ơi, tôi muốn về nhà ngay bây giờ.
Bà già muốn ra khỏi nơi đây lập tức. Bà khóc như mưa bão. Người ta đến an ủi bà, họ nói là bà chỉ cần trả lời những gì bà biết về Đinh Văn Bá mà thôi. Bà có muốn kể chuyện thằng Bá nghèo nhưng hiền lành của bà không? Dĩ nhiên là bà muốn nói cho mọi người biết về nó chứ.
Rồi bà bắt đầu kể, dông dài như những người già thường mắc phải.
- Thực ra tôi chỉ là bà mẹ đỡ đầu của nó mà thôi, nhưng tôi coi nó như con ruột của tôi vậy. Tôi biết nó khi nó mới lọt lòng mẹ. Chính tôi đã xức dầu và thay tã lót khi nó mới chào đời và tôi cũng biết rất nhiều về đời sống riêng tư của nó. Nó là đứa bé ngoan ngoãn, chăm chỉ, tần tiện, ít nói và khiêm tốn. Nó là một thanh niên đẹp trai và yêu con bé Đoan Trang nhà Vũ Lê tại làng Venda. Ôi, con bé Đoan Trang thật tuyệt vời, thật đẹp và tới nay vẫn còn đẹp. Kìa … mọi người không tin thì nhìn phía đằng kia kìa, Đoan Trang ngồi kia, mọi người hãy nhìn cho kỹ xem nàng đẹp như thế nào ...
Mọi người quay mặt về phía Đoan Trinh. Bây giờ mặt cô trắng bệch như tờ giấy.
- “Đoan Trang là cả một nguồn hạnh phúc và cũng là mối khốn khổ khốn nạn cho nó. Đoan Trang không muốn lấy một chủ vườn nhỏ, nó thường than thở với tôi như vậy. Rồi vì buồn rầu, nó bỏ vườn nho để tới vùng Duero mong kiếm được nhiều tiền hơn. Nhưng cũng chẳng đủ cho nàng, nỗi tuyệt vọng của nó thường trút lên tôi, mong được tôi chia xẻ với nó. Tôi thường bảo nó: "Con ơi, tiền bạc không phải là điều chính yếu, nếu muốn chinh phục được Đoan Trang thì con phải kiếm cho ra loài thiên niên thảo, một loại cỏ tình yêu ngàn năm đó con". Loại cỏ này có thể kiếm ra trên những ngọn núi phía xa kia. Nhưng nó nói là phải xuất ngoại, sang tận xứ Ba Tây để kiếm thật nhiều hột xoàn. “Ba năm nữa anh sẽ trở về Đoan Trang ạ, rồi chúng mình sẽ mua một vườn nho rộng nhất ở đây. Chờ anh, em nhé", nó bảo nàng như vậy. Nó đi thật, càn nàng thì trung thành chờ đợi ngày về của nó. Tôi bắt đầu buôn bán trong vùng này và coi chừng Đoan Trang bởi vì tôi yêu thằng Bá như con ruột của tôi.
" Hai năm chưa qua mà nó đã trở về. Nó nói là không thể chờ lâu hơn được nữa vì nhớ Đoan Trang và vườn nho. Nó không mang về một hột xoàn nào cả mà chỉ tặng cho nàng một chiếc thìa bạc, một đôi bông tai bằng vàng, một chiếc áo lụa màu trắng thêu tay. Đoang Trang kêu 1ên vui mừng khi thấy hắn trở lại. Nó nói với nàng: " Nhưng anh không có hột xoàn, anh không thể mua được một vườn nho rộng lớn cho em được". "Hột xoàn mà làm gì, vườn nho rộng lớn mà làm gì hả anh?". Nàng nói với nó rồi mang liền đôi bông tai vào người. Đó là một buổi sáng chủ nhật vào cuối thu. Đôi uyên uơng đi bộ bên nhau trong vườn nho đầy hạnh phúc.
" Buổi chiều hôm đó, một người lạ mặt xuất hiện tại Venda. Đó là một người đã bỏ chiếc tàu và trốn tới làng này. Hắn ta như một ngọn lửa, ăn mặc bảnh bao và chải chuốt, nhìn Đoan Trang không chớp mắt. Hắn chơi ném đĩa với thằng Bá và thắng nó nhiều lần, như thể làm cho Đoan Trang hài lòng.
" Ngày hôm sau, Đoan Trang nói với thằng Bá là nàng đánh mất một chiếc bông tai, có lẽ rơi tại vườn nho. Nhưng chiều hôm đó nó lại nhìn thấy chiếc bông tai này trong túi áo người lạ mặt. Nó ngồi với tôi và khóc nức nở như trời xập vậy. Tôi yêu thương nó như con đẻ nên nói với nó: "Bởi vì con không chịu đi kiếm loài thiên niên thảo, loài cỏ tình yêu ngàn năm đó thôi". "Con sẽ đi kiếm cho bằng được loài cỏ này, mẹ ạ". Thế rồi nó đi, đi mãi và chẳng bao giờ thấy trở lại nữa ...
" Vâng, thưa quan tòa, mọi việc xẩy ra như vậy đó. Có Đức mẹ Maria nhân từ làm chứng, mọi điều tôi nói ra đều là sự thực. Nếu không tin, quan tòa và mọi người cứ hỏi cô Đoan Trang đang ngồi phía đằng kia thì sẽ rõ.
Mọi người quay sang phía Đoan Trinh. Cô ta ngồi im bất động, mặt trắng bệch như tờ giấy. Im lặng bao chùm khắp căn phòng. Bây giờ chỉ còn có tiếng thở khò khè của bà lão, tiếng bút của viên thư ký cạo trên tờ giấy. Mọi người cũng nghe tiếng giọt nước mắt của bà rơi xuống. Rồi bà chuẩi bị đứng dậy ra về. Không, bà chưa thể về được. Còn một việc thật quan trọng khác mà bà cần nói cho mọi người nghe, ba muốn cho mọi người biết rõ về đứa con yêu dấu của bà đã chứ, mặc dù nó không thực là con bà, nhưrng bà thương yêu nó như đứa con ruột.
- Vâng, kính thưa Đức Mẹ Maria, vâng, thưa quan tòa ...
- Đã bao nhiêu năm bà không gặp Đinh Văn Bá?
- Tôi không nhớ chính xác lắm, thưa ông quan tòa. Tôi chỉ biết là tôi gặp nó lần cuối vào mùa hè thứ hai sau khi vua Carlos bị giết.
- Vậy khi đó hắn có thay đổi gì nhiều không?
- Vết sẹo có ngay từ lúc sinh ra thì không thay đổi gì cả, thưa ngài. Tất cả mọi người trong gia đình hắn đều có mang vết sẹo này, một vết sẹo lớn nằm ở đây này ..." Bà già đặt ban tay lên vùng ngực, phía trên trái tim, nơi tận cùng chiếc cổ.
Cô bé Đoan Trinh đứng bật dậy.
- Cô muốn nói gì không?
- Vâng ... bây giờ tôi biết rõ là ... tôi là ... - Nhưng rồi cô lại ngồi xuống..- Không, không ... tôi không biết gì cả. Cô ôm mặt lẩm bẩm một mình:
- Trời ơi, mẹ Đoan Trang yêu dấu ơi, bố Tư Đến yêu dấu ơi.
Bây giờ có một đốm hồng đáng yêu hiện lên gò má trắng bệch của cô. Trước kia đã có người nào đã nhìn thấy đôi mắt thật buồn bất chợt bừng lên những tia sáng thật hạnh phúc chưa?
Tiếng chuông vang động cả ngọn đồi, tiếng chuông báo hiệu sự tha bổng cho nghi can.
Quốc Huy chạy bổ về phía cô:
- Đứng lên, về đi em, Đoan Trinh yêu qúy.
Cô đứng im nhìn Quốc Huy nhưng lúc này như thể cô đang ở trong một thế giới nào khác.
- Em giận anh lắm phải không, Đoan Trinh?
- Không, tôi không giận dỗi ai cả, nhưng anh làm ơn đi đi, đi thật xa và đừng bao giờ trở lại đây nữa.
Đoan Trinh vượt qua mặt mọi người để trở về nhà một mình. Mọi người nhìn cô e ngại và lui bước. Có một khoảng trống rỗng khủng khiếp trong tâm hồn cô. Cô dơ tay phải ra như thể có người yêu dấu nào đó đang đi bên cạnh, người này đang dìu và nói chuyện với cô. Mọi người bỏ mũ nón rồi đọc bài kinh cầu nguyện.
Họ cúi đầu trước người chết mà bây giờ người này đang đi bên cạnh cô, nhìn rõ ràng thấy từng ngườii một. Rồi từ đó trở về sau, để tôn trọng điều bí mật của người quá cố, mọi người trong làng không còn gọi lão là người chết nữa mà chỉ gọi là lão Tư Đến mà thôi.
Bạn phải hiểu là rượu vang chế tạo tại làng Paiz de Vinho rất trong và vàng, trong và vàng hơn bất cứ loại vang nào bạn tìm thấy trên thế giới này. Những người đi buôn cố tạo ra một câu chuyện về sự trong và vàng của loại nượu nho tại đây. Họ nói đó là một bí quyết của dân trong làng này mà không ai ở bên ngoài học được. Nhưng khi đọc xong câu chuyện này, người viết khuyên bạn hãy tới hỏi bà già trong câu chuyện hay bất cứ người nào biết rõ về thiên niên thảo, một loài cỏ tình yêu ngàn năm. Họ hiểu rất rõ và sẽ kể cho bạn như đã kể cho tôi nghe. Việc trong và vàng của rượu là một tặng phẩm cho những người đã đổ mồ hôi và chịu biết bao khó nhọc mới tạo ra được và theo như người dân làng này kể lại, đó là kết tinh của mối tình giữa lão già Tư Đến và cô gái thật đẹp Đoan Trang trong làng. Nhưng bạn ạ, trước đám bạn bè vui vẻ, chiếc ly của bạn tràn đầy loại nượu vang qúy giá này, bạn hãy quên đi những điều tôi vừa kể cho bạn nghe nhé. Hãy thưởng thức hương vị thơm ngon cua nó, một loại tiên tửu, một tặng phẩm của thượng đế ban cho loài người vậy.
*Trần Hồng Văn