Sự Tích Hoa Tigon
Tác giả: Sophocle
Truyện của Sophocle (Hiền triết Hy Lạp 496 B.C – 406 BC).
Câu chuyện xảy ra cho thành phố Athens.
Theo truyền thuyết Oedipus Rex cho rằng Cadmus, người lập thành phố Athens, tức giận thần Apollo nên giết chết vị thần rắn. Thần Apollo tức giận nên có lời nguyền, dân Athens sẽ bị bệnh dịch cứ mưới năm sẽ có một trân dịch lớn, giết hại ngàn người. Cho đến ngày kia những đứa con của Camuds sẽ mắc vào lời nguyền nếu Laius (vua Thebes sau này) và vợ Jocasta khi nào sanh ra một đứa con mà chân có bớt đỏ màu máu thì chính đứa bé này ngày kia sẽ giết cha, rồi kết hôn với mẹ.
Vua Athens, Laius, sau khi nghe tin vợ mình, Jocasta, sanh một bé trai khỏe mạnh, gót chân bé có một màu đỏ máu, trước rất vua mừng, nhưng chợt nhớ đến lời nguyền truyền kiếp trăm năm trước nên vua lo sợ sai tên hầu cận, đêm khuya phải đem đứa bé lên núi cao mà giết nó, rồi đem trái tim nó về trình diện cho ta.
Người hầu cân nghe lời, nửa đêm đợi hoàng hậu ngủ yên, tên này mới bồng đứa bé, rồi cưỡi ngựa chạy về dãy núi cao. Dãy núi cao đó tên là Mt. Cithaeron. Đứa bé sơ sanh ngủ ngon lành, tên hầu cận không nỡ giết, nên giao bé cho một kẻ chăn cừu trên triền núi Cithaeron, rồi đem một trái tim cừu về trình diện vua Laius. Thấy trái tim con mình, vua Lauis bật khóc, nhưng làm sao hơn được, vì lời nguyền này mà đứa bé con mình sẽ giết mình chết, rồi lấy vợ mình. Kinh hồn chưa?
Tên chăn cừu ôm đứa bé, xuống làng chân núi mà xin sữa cho bé, bé không chịu uống sữa cừu. Gõ ngay cửa nhà, người đàn bà ra mở cửa, thấy bé dễ thương nên cho tiền tên chăn cừu mà mua đứa bé cho mình. Merope, vợ vua Polybus (vua xứ Corynth) đặt tên bé là Oedipus Rex (Oedipus nghĩa là gót chân đỏ hay gót chân sưng danh từ HyLạp cổ xưa). Đứa bé lớn lên khỏe mạnh, làu thông võ nghệ, chân tay chắc nịt, gươm giáo, tên nỏ chàng làu thông. Ngày kia lên trên đền thờ Delphi, thì gặp một giáo sĩ tiên tri Pythia lập lại lời nguyền của Apollo là Oedipus sẽ giết cha và lấy mẹ làm vợ. Oedipus kinh hoàng, nên bỏ xứ Corynth mà trốn đi xa. Trên con đường rong ruổi, chàng thấy một cỗ xe ngựa chạy vùn vụt đến, trên xe có 2 người, chưa kịp tránh thì bánh xe ngựa cán ngang chân chàng trai, tên lái xe lại vụt Oedipus một roi vào mặt rồi cười khoái trá. Oedipus tức giận, dù chân bị thương nhưng chàng vẫn rượt kịp chiếc xe ngựa, ghì cương ngựa lại hỏi thì tên hầu cận liền rút gươm đâm Oedipus. Chàng trai né được, thuận tay anh bẻ gươm đâm trả lại tên tài xế, trên xe có một người trọng tuổi cũng rút gươm đâm Oedipus. Bất khả tránh, Oedipus liền trở lưỡi gươm này đâm lại luôn một phát. Giết luôn ông già này. Chuyện nhỏ bánh xe cán ngang chân, nay trở thành ra chuyện giết người, nếu tên đánh ngựa có lời xin lỗi chàng thì mọi chuyện xong rồi. Nay cán chân người ta rồi còn đánh người ta nữa như vậy còn gì đạo lý nữa...
Giải quyết xong, Oedipus hướng về thành Athens (thành phố vô cùng lộng lẫy nhất thời đó). Lúc này dân trong thành đang cực kỳ hoảng hốt, vì thành Athens đang bị bệnh dịch. Cứ 10 năm thì đáo trở lại không ai trị được bệnh dịch này. Đồng thời kèm bệnh dịch thì có thêm một hung thần Sphinx (đầu người mình sư tử), xuất hiện mai chỗ này mốt chỗ kia. Hung thần này hay ăn thịt người ta. Trước khi ăn thịt thì thần Sphinx hỏi nạn nhân một câu: “Con vật gì mà ban mai thì đi bốn chân, trưa thì hai chân, chiều tối thì ba chân?” Nếu trả lời được, thì lời nguyền sẽ được tan biến theo hình ảnh của hung thần Sphinx. Dân chúng xứ Thebans không một ai trả lời được. Cùng lúc đó, vua láng giềng Damasistratus được lính báo rằng vua Laius bị kẻ lạ mặt giết chết trên con đường về thành Delphi. Như vậy hoàng hậu Jocasta trở thành góa bụa rồi. Vua ban chiếu khắp xứ Creon, luôn thành Athens, nếu ai mà giết được hung thần Sphinx thì nhà vua sẽ chia nửa giang sơn cho người đó, và gả em gái mình là Jocasta cho người đó. Hung thần Sphinx rất dễ giết nếu giải được câu hỏi mà hung thần hỏi trước khi bị giết thì thần Sphinx sẽ bị biến hình bốc hơi mất lên cung đình Zeus. Phần thưởng được dán khắp ngã tư đường, từ mọi ngã đường về thành phố Athens. Dân Thebans càng lúc càng chết nhiều hơn và hung thần Sphinx xuất hiện thường xuyên hơn nữa. Dân xứ Creon kinh hoàng, thành phố Athens trở nên hoang vắng như bãi tha ma. Không một ai dám ra khỏi nhà khi màn đêm kéo đến.
Oedipus không biết chuyện này, chàng trai trẻ đi đến cổng thành Athens thì thấy bảng treo của vua láng giềng Damasistratus cho ai giải được câu hỏi của thần Sphinx thì sẽ cưới được em gái vua tên là Jocasta, rồi được chia nửa giang sơn Creon cho. Định mạng khốc liệt đang chờ chàng tại nơi đây.
Thình lình hung thần đầu người mình sư tử Sphinx hiện ra, trước khi xé xác chàng trai lạ mặt, thần đưa câu hỏi kết thệ (riddle) như lần trước: “Vật gì mà ban mai đi bốn chân, trưa đến thì đi hai chân, chiều về thì đi ba chân?” Chàng trai Oedipus Rex không do dự trả lời liền: “Đó là con người. Lúc ấu thơ thì bò bằng bốn chân, khi lớn thì đi bằng hai chân, về già với cây gậy thì đi bằng ba chân.” Lời thệ nguyện (riddle) được giải lập tức hung thần Sphinx rùng mình biến hình, rồi bốc hơi tan mất trước hàng ngàn cặp mắt sợ sệt dân thành Athens. Bệnh dịch lập tức không còn nữa. Giữ lời hứa, vua Damasistratus làm lễ thành hôn Jocasta, em gái mình cho chàng trai trẻ phương xa đến. Toàn dân hoan hỉ, hoàng hậu Jocasta xinh đẹp cũng nguôi ngoai tang lòng ngày xưa. Chàng trai làm vua được hai chục năm, thì biết được tin vua trước mình là Laius bị kẻ lạ mặt giết chết, hung thủ không tìm ra. Vua Oedipus Rex bèn treo giải thưởng cho toàn dân tìm cho ra hung thủ giết vua Laius. Oedipus và Jocasta có 4 người con, tên là Antigone, Ismene, Eteocles và Polyneices. Riêng người con gái Antigone trẻ nhất, xinh đẹp và rất có hiếu với cha mẹ.
Ngày kia, tin dữ dưa đến. Người hầu cận ngày xưa của vua Laius, người mà được lệnh vua đem dứa bé có gót chân đỏ vào núi rừng giết chết. Hầu cận này tình cớ thấy gót chân vua, khi vua bước qua một tảng đá cuội trên dòng suối cạn. Hầu cận này đã già, nhưng vẫn nhớ chuyện ngày xưa. Vua Oedipus nghe được chuyện, biếtchính mình là kẻ đã giết cha ruột. Đứa con sát thân phụ. Chuyện cũ ngày xưa trở về tâm trí mình. Trong lúc nóng giận vì bánh xe cán ngang chân, tên đánh ngựa là kẻ hung tàn, lại còn muốn giết mình nữa. Vì tự vệ thôi, nhưng tại sao lão già cùng chung xe ngựa, cũng lại rút gươm đâm mình nữa? Tại sao lại có chuyện như vậy. Chuyện nhỏ đâu đáng gì? Nếu tên đánh xe ngựa biết lời xin lỗi thì chân ta dù đau cách mấy ta cũng nguội lòng. Vua Oedipus nghe được câu chuyện ngày xưa của mình. Về cung điện, bỏ ăn bỏ ngủ ba ngày đêm liên tiếp. Chuyện kinh hoàng không thể nói nên lời. Trời ơi! Vợ mình Jocasta đang say ngủ trên giường có phải là vợ mình hay không? Còn người nào mà ngày xưa đã cho mình bú, mang nặng đẻ đau mình, nay lại là vợ mình sao? Còn mấy đứa con nữa, Antigone xinh đẹp có phải là con mình hay là em gái của mình vì Jocasta sanh ra? Không thể được. Trời ơi, ngàn lần không thể được như vậy đâu. Hỡi Thượng Đế, hỡi Thần Zeus, tại sao lại là con? Như vậy tình sao đây? Tiếp tục cùng Jocasta yên vui hạnh phúc trên ngai vàng này chăng? Không! Trăm ngàn lần không. Trời ơi!
Ngày kia, vua Oedipus không chịu nỗi cắn rứt lương tâm, không muốn thấy Jocasta, Antigone, Ismene, Eteocles. Vua Oedipus Rex bèn dùng tay móc cặp mắt của mình. Trọn đời mù lòa. Ông bỏ cung điện mà lang thang trong rừng sâu núi thẳm. Cô gái xinh đẹp nhất, Antigone thương cha mình tự dưng nổi điên mà tự làm đui mù, nên Antigone khóc nức nỡ mà chạy theo cha vào rừng sâu núi thẳm. Đi xin ăn nuôi cha mình, lo giấc ngủ cho cha mình. Một lòng hiếu thảo vô biên, nhưng cô không hiểu tại sao cha mình, từ khi đui mù thì lại tìm cách xa lánh mình, không muốn nói chuyện gì với mình hết, ngày đêm than khóc mà thôi. Cha mình cũng không gọi tên mình Antigone một cách trìu mến như ngày xưa? Tại sao như vậy? Mình đâu có một lần nào lầm lỗi với cha mình đâu? Tại sao như vậy? Antigone không trả lời được. Antigone chỉ khóc thầm mà thôi khi đêm về. Còn mẹ, tuy vắng mình, nhưng vẫn còn mấy anh em an ủi, còn cha chỉ một mình cô đơn nơi rừng sâu núi thẳm. Không, mình phải theo cha mình trọn nghĩa mới được. Tội nghiệp cha tôi. Tại sao cha phải làm như vậy? Cho tới ngày kia cha ruột mình chết héo rủ trong một ngôi đền Eumenides ở Colone. Chôn cất cha xong, Antigone trở về Athens. Nhưng câu chuyện thương tâm lại đổ thêm vào đầu cô gái vô tội. Người ta đã kết án tử anh mình, vì không tuân lệnh Creon, đã cử hành nghi lễ chôn cất cho anh mình Polynice, vì người ta kết tội anh mình là kẻ phản quốc theo địch. Antigone bị bắt, rồi Thượng hội Đồng kết án tử nàng. Bắt giam sống trong ngôi nhà mồ của dòng họ. Cửa nhà mồ bị bít kín, ngày đêm dưới mộ sâu, Antigone chiu không nỗi thảm cảnh xảy ra liên tiếp cho đời mình. Antigone đành quyên sinh. Dân làng sau đó lập một ngôi mộ mới chôn nàng. Nhưng tại ngôi mộ của cô gái đầy lòng hiếu thảo với cha, lòng thương anh và mẹ, có một loài hoa lạ mọc trên ngôi mộ của mình. Dân thành Athenes không dám gọi thẳng là tên Antigone, mà người ta gọi tắt là hoa Tigone.
Nho nhỏ, sắc hoa có năm, màu đỏ thắm, có năm màu tang trắng. Mau tàn, nhưng đầy sự lung linh sống động. Loài hoa Tigone... "