watch sexy videos at nza-vids!
Truyện người đầm - tác giả Thạch Lam Thạch Lam

người đầm

Tác giả: Thạch Lam

Hôm ấy ngày thứ hai, nên ít người đi xem, trước cửa rạp chớp bóng Pathé chỉ lơ thơ có dăm bẩy cậu học sinh đứng nghếch đầu nhìn mấy cái quảng cáo lộn xộn dán trên tường. Một hai người lính Tây đi vơ vẩn, miệng ngậm thuốc lá, tay đút túi quần, điệu bộ lơ đễnh và buồn tẻ, hình như họ không có cuộc đi chơi gì nữa, nên bất đắc dĩ phải đến xem chớp bóng vậy.
Khi tôi bước vào trong rạp, giờ hãy còn sớm. Tuy vậy hàng ghế "lô" và hạng nhất cũng đã đông người ngồi, toàn là người Pháp. Tôi đi vào dãy hạng nhì, chọn một chiếc ghế ở giữa. Tất cả độ hơn một chục người ngồi rải rác cùng một hàng với tôi.
Lập tức, tôi sửng sốt chú ý đến một người đầm ngồi cách tôi mấy ghế, đang quay sang phía bên nói chuyện với một cô gái nhỏ. Cái cảm tưởng tôi có trước nhất là sự ngạc nhiên. Một người Pháp, mà lại là một người đàn bà, ngồi ở hạng nhì lẫn với mọi người! Tôi tự hỏi tại sao người đầm ấy lại không lấy vé lô, hay ít ra vé hạng nhất, để ngồi chung với những người Pháp sang trọng mà tôi thấy bệ vệ và mãn nguyện trên các dãy ghế kia? Từ xưa đến nay, chúng ta quen nhìn thấy người Pháp ngồi ở hạng trên, đến nỗi tôi không thể tưởng tượng được rằng họ có thể ngồi ở các hạng dưới. Cũng không một lúc nào tôi có cái ý nghĩ rằng người đầm kia không có đủ tiền để trả cái vé hạng nhất.
Tôi nhận thấy, cũng như tôi, những người khác ngồi chung quanh tò mò nhìn vào người đầm. Nhưng họ nhìn một cách sống sượng và chăm chú quá; trong những con mắt đó, đôi khi lại thoáng qua một tia lãnh đạm và ác cảm nữa.
Người đàn bà Pháp hình như cũng nhận thấy thế, nên bà ta cố thu hình cho nhỏ bé lại, và luôn luôn cúi mặt xuống tờ chương trình để trên lòng. Cô bé quỳ ở trên ghế bên cạnh, quay lưng lại màn ảnh, chơi đùa với cái mũ da của mẹ. Cô thỉnh thoảng cất tiếng cười và huýt sáo miệng; lúc ấy bà mẹ vội vàng đưa mắt nhìn quanh, rồi ra hiệu bảo con im. Và cái nhìn của bà ta rụt rè e lệ quá, khiến tự nhiên tôi ái ngại và cảm động.
Đột nhiên tôi tin chắc người đàn bà đó, và đứa con, mới ở Pháp sang bên này. Nhiều cử chỉ của bà ta đã để tôi đoán như thế. Bà ta có cái vẻ lạ lùng bỡ ngỡ của người mới bước chân đến một nơi xa lạ, ngồi vào chung quanh những người khác giống không hiểu mình, và bà có cái vẻ rụt rè, nhũn nhặn mà ta không thấy ở nhiều người đầm đã sống lâu bên này.
Tôi ngắm nhìn bà ta với một cảm tình chân thật mà tôi không ngăn cấm được. Bà ăn mặc rất giản dị, toàn một màu đen. Có lẽ bà để tang. Tang cha mẹ, người thân thích hay chồng? Không biết tại sao, tôi chắc chồng bà đã mất, để lại cho bà cô gái bé kia. Mỗi khi cô bé quay lại phía bên này, tôi lại nhận thấy hai người - hai mẹ con - giống nhau quá; cũng cái khuôn mặt trái soan, cũng mớ tóc vàng, và nhất là đôi con mắt to, đưa chậm chạp, lúc nào cũng như nhìn ra ngoài xa.
Một vẻ buồn lặng lẽ và trầm mặc phảng phất trên nét mặt người đàn bà đó. Thỉnh thoảng bà ôm lấy con ghì chặt vào lòng như se lại trước cái ác cảm bà đoán thấy ở chung quanh. Hai mẹ con thủ thỉ với nhau những câu tôi không nghe rõ, nhưng tôi chắc là những câu đầy vẻ yêu đương đằm thắm.
Khi trong rạp tối đi, tôi cũng không nghĩ đến xem phim nữa. Bao nhiêu chú ý của tôi đều đặt vào người đàn bà đó. Trí tôi tưởng tượng cái đời của bà ta, một người đàn bà hạng trung lưu bên Pháp, một người làm công có lẽ, vì chồng chết nên chán nản sang thuộc địa để xa mà quên đi. Tôi cảm thấy bà ta trơ trọi quá, bỡ ngỡ quá ở nơi xứ sở này. Tôi hiểu cái buồn và cái lạnh lẽo của bà, lúc này có lẽ bà đang mơ màng nghĩ đến quê hương ở tận bên kia phương tây, cái làng nhỏ ở sườn đồi, cái chuông nhà thờ cao lên trên rặng cây, cánh đồng cỏ, mấy con bò đủng đỉnh trên cái suối trong mà bọn chị em bạn cùng làng đang quay đập quần áo trên bàn giặt. Tôi đã đọc nhiều tiểu thuyết của người Pháp quá, nên có thể tưởng tượng được rõ rệt cái đời của người ấy. Cho nên tôi hiểu cái nỗi nhớ thương quê hương của bà.
Có lẽ bà quen như ở bên Pháp, nên mới lấy vé hạng nhì. Có lẽ bên ấy giá vé hạng nhì đối với bà là to rồi. Bởi thế, bà không biết ở xứ này, một người đàn bà Pháp không bao giờ lấy vé hạng ấy.
*
* *
Khi đèn bật sáng trong giờ nghỉ, bà dắt con đứng dậy, lách khe ghế đi ra. Đến trước mặt tôi, bà nhìn tôi một cách dịu dàng, và rất lễ phép:
- Xin lỗi ông.
Giọng nói của bà ngọt ngào, không có chút gì kiêu ngạo. Tôi ít khi được nghe một người đầm nói với mình lễ phép như thế. Tôi chợt nghĩ đến cái lễ độ nhã nhặn của người Pháp, của những người Pháp thật, những người chưa bị cái hoàn cảnh bên này làm xấu đi. Tôi nghĩ đến cái lòng nhân từ rộng rãi, cái tình cảm dồi dào của người đàn bà Pháp, lúc nào cũng sẵn sàng tha thứ và cúi mình trên những đau khổ của người ngoài. Và tôi thấy cái ý muốn được thân thiện hiểu biết những người đàn bà ấy.
Tôi theo ra ngoài rạp, thấy hai mẹ con bà đứng ở đầu hè, nhìn mặt nước hồ Hoàn Kiếm phẳng lặng như tấm gương. Trong đám người đi xem không ai để ý đến bà ta cả.
Một đứa bé bán kẹo, lấm lét nhìn quanh để trông cảnh sát, chạy đến gần bà, giơ hộp kẹo trước mặt cô bé. Tôi nghe thấy tiếng cô bé đòi mua, rồi bà ta chọn mấy cái kẹo trong hộp đưa cho con. Vừa mở ví lấy tiền bà vừa hỏi thằng bé bán kẹo:
- Bao nhiêu?
Đứa bé giơ ba ngón tay ra hiệu, miệng cười sung sướng:
- Ba xu, bà đầm!
Nghe câu trả lời của đứa bé, tôi thấy bà ta mỉm cười, lấy tay xoa đầu nó và hỏi bằng tiếng Pháp:
- Mày không lạnh ư, con?
Đứa bé nhe răng cười, lắc đầu vì không hiểu gì, rồi vội chạy vào chỗ tối bởi nó đã thấy bóng thầy cảnh sát ở đằng xa. Bà ta hơi ngạc nhiên nhìn theo, và nét mặt trở nên buồn như cũ.
Tôi tự nhiên đem lòng thương mến người đàn bà Pháp ấy. Cái vẻ buồn âm thầm của bà làm cho tôi cũng buồn lây. Tôi mơ màng ao ước người Pháp nào cũng tốt như bà; chúng ta sẽ yêu mến nước Pháp đẹp đẽ và rộng lượng kia bao nhiêu, và hai giống người khác nhau trên mảnh đất này sẽ hiểu biết nhau, coi nhau thân như anh em một nhà.
Lúc chớp bóng tan, trời bắt đầu mưa bụi và gió lạnh. Thấy hai mẹ con bà lủi thủi đi trên con đường vắng tôi chỉ muốn chạy theo nói cho bà biết cái cảm tình đằm thắm của tôi, lòng kính trọng của tôi trước sự đau đớn, lòng mến yêu của tôi đối với một kẻ nhân từ. Nhưng mà tôi chỉ đứng lặng yên, đứng nhìn theo đến khi hai người khuất vào bóng tối, rồi tôi thong thả trở về, trong lòng thấy băn khoăn, bực tức không duyên cớ.
Từ đó, tôi không bao giờ được gặp bà ta nữa. Về sau, nhiều lần đi xem chớp bóng, tôi để ý tìm nhưng không thấy bóng hai mẹ con bà ấy đâu cả. Có lẽ bà ta đã đi tỉnh khác rồi chăng?
Và mỗi khi đêm khuya ở rạp chớp bóng ra về, tôi hay đi vòng bờ hồ để nhớ lại hình ảnh dịu dàng của người đàn bà đó. Bây giờ chắc bà ta đã có công việc làm rồi.
Rút từ tập truyện ngắn Nắng trong vườn,
Nxb Đời nay, Hà Nội 1938.



Hôm ấy ngày thứ hai, nên ít người đi xem, trước cửa rạp chớp bóng Pathé chỉ lơ thơ có dăm bẩy cậu học sinh đứng nghếch đầu nhìn mấy cái quảng cáo lộn xộn dán trên tường. Một hai người lính Tây đi vơ vẩn, miệng ngậm thuốc lá, tay đút túi quần, điệu bộ lơ đễnh và buồn tẻ, hình như họ không có cuộc đi chơi gì nữa, nên bất đắc dĩ phải đến xem chớp bóng vậy.

Khi tôi bước vào trong rạp, giờ hãy còn sớm. Tuy vậy hàng ghế "lô" và hạng nhất cũng đã đông người ngồi, toàn là người Pháp. Tôi đi vào dãy hạng nhì, chọn một chiếc ghế ở giữa. Tất cả độ hơn một chục người ngồi rải rác cùng một hàng với tôi.

Lập tức, tôi sửng sốt chú ý đến một người đầm ngồi cách tôi mấy ghế, đang quay sang phía bên nói chuyện với một cô gái nhỏ. Cái cảm tưởng tôi có trước nhất là sự ngạc nhiên. Một người Pháp, mà lại là một người đàn bà, ngồi ở hạng nhì lẫn với mọi người! Tôi tự hỏi tại sao người đầm ấy lại không lấy vé lô, hay ít ra vé hạng nhất, để ngồi chung với những người Pháp sang trọng mà tôi thấy bệ vệ và mãn nguyện trên các dãy ghế kia? Từ xưa đến nay, chúng ta quen nhìn thấy người Pháp ngồi ở hạng trên, đến nỗi tôi không thể tưởng tượng được rằng họ có thể ngồi ở các hạng dưới. Cũng không một lúc nào tôi có cái ý nghĩ rằng người đầm kia không có đủ tiền để trả cái vé hạng nhất.

Tôi nhận thấy, cũng như tôi, những người khác ngồi chung quanh tò mò nhìn vào người đầm. Nhưng họ nhìn một cách sống sượng và chăm chú quá; trong những con mắt đó, đôi khi lại thoáng qua một tia lãnh đạm và ác cảm nữa.

Người đàn bà Pháp hình như cũng nhận thấy thế, nên bà ta cố thu hình cho nhỏ bé lại, và luôn luôn cúi mặt xuống tờ chương trình để trên lòng. Cô bé quỳ ở trên ghế bên cạnh, quay lưng lại màn ảnh, chơi đùa với cái mũ da của mẹ. Cô thỉnh thoảng cất tiếng cười và huýt sáo miệng; lúc ấy bà mẹ vội vàng đưa mắt nhìn quanh, rồi ra hiệu bảo con im. Và cái nhìn của bà ta rụt rè e lệ quá, khiến tự nhiên tôi ái ngại và cảm động.

Đột nhiên tôi tin chắc người đàn bà đó, và đứa con, mới ở Pháp sang bên này. Nhiều cử chỉ của bà ta đã để tôi đoán như thế. Bà ta có cái vẻ lạ lùng bỡ ngỡ của người mới bước chân đến một nơi xa lạ, ngồi vào chung quanh những người khác giống không hiểu mình, và bà có cái vẻ rụt rè, nhũn nhặn mà ta không thấy ở nhiều người đầm đã sống lâu bên này.

Tôi ngắm nhìn bà ta với một cảm tình chân thật mà tôi không ngăn cấm được. Bà ăn mặc rất giản dị, toàn một màu đen. Có lẽ bà để tang. Tang cha mẹ, người thân thích hay chồng? Không biết tại sao, tôi chắc chồng bà đã mất, để lại cho bà cô gái bé kia. Mỗi khi cô bé quay lại phía bên này, tôi lại nhận thấy hai người - hai mẹ con - giống nhau quá; cũng cái khuôn mặt trái soan, cũng mớ tóc vàng, và nhất là đôi con mắt to, đưa chậm chạp, lúc nào cũng như nhìn ra ngoài xa.

Một vẻ buồn lặng lẽ và trầm mặc phảng phất trên nét mặt người đàn bà đó. Thỉnh thoảng bà ôm lấy con ghì chặt vào lòng như se lại trước cái ác cảm bà đoán thấy ở chung quanh. Hai mẹ con thủ thỉ với nhau những câu tôi không nghe rõ, nhưng tôi chắc là những câu đầy vẻ yêu đương đằm thắm.

Khi trong rạp tối đi, tôi cũng không nghĩ đến xem phim nữa. Bao nhiêu chú ý của tôi đều đặt vào người đàn bà đó. Trí tôi tưởng tượng cái đời của bà ta, một người đàn bà hạng trung lưu bên Pháp, một người làm công có lẽ, vì chồng chết nên chán nản sang thuộc địa để xa mà quên đi. Tôi cảm thấy bà ta trơ trọi quá, bỡ ngỡ quá ở nơi xứ sở này. Tôi hiểu cái buồn và cái lạnh lẽo của bà, lúc này có lẽ bà đang mơ màng nghĩ đến quê hương ở tận bên kia phương tây, cái làng nhỏ ở sườn đồi, cái chuông nhà thờ cao lên trên rặng cây, cánh đồng cỏ, mấy con bò đủng đỉnh trên cái suối trong mà bọn chị em bạn cùng làng đang quay đập quần áo trên bàn giặt. Tôi đã đọc nhiều tiểu thuyết của người Pháp quá, nên có thể tưởng tượng được rõ rệt cái đời của người ấy. Cho nên tôi hiểu cái nỗi nhớ thương quê hương của bà.

Có lẽ bà quen như ở bên Pháp, nên mới lấy vé hạng nhì. Có lẽ bên ấy giá vé hạng nhì đối với bà là to rồi. Bởi thế, bà không biết ở xứ này, một người đàn bà Pháp không bao giờ lấy vé hạng ấy.

*
* *

Khi đèn bật sáng trong giờ nghỉ, bà dắt con đứng dậy, lách khe ghế đi ra. Đến trước mặt tôi, bà nhìn tôi một cách dịu dàng, và rất lễ phép:

- Xin lỗi ông.

Giọng nói của bà ngọt ngào, không có chút gì kiêu ngạo. Tôi ít khi được nghe một người đầm nói với mình lễ phép như thế. Tôi chợt nghĩ đến cái lễ độ nhã nhặn của người Pháp, của những người Pháp thật, những người chưa bị cái hoàn cảnh bên này làm xấu đi. Tôi nghĩ đến cái lòng nhân từ rộng rãi, cái tình cảm dồi dào của người đàn bà Pháp, lúc nào cũng sẵn sàng tha thứ và cúi mình trên những đau khổ của người ngoài. Và tôi thấy cái ý muốn được thân thiện hiểu biết những người đàn bà ấy.

Tôi theo ra ngoài rạp, thấy hai mẹ con bà đứng ở đầu hè, nhìn mặt nước hồ Hoàn Kiếm phẳng lặng như tấm gương. Trong đám người đi xem không ai để ý đến bà ta cả.

Một đứa bé bán kẹo, lấm lét nhìn quanh để trông cảnh sát, chạy đến gần bà, giơ hộp kẹo trước mặt cô bé. Tôi nghe thấy tiếng cô bé đòi mua, rồi bà ta chọn mấy cái kẹo trong hộp đưa cho con. Vừa mở ví lấy tiền bà vừa hỏi thằng bé bán kẹo:

- Bao nhiêu?

Đứa bé giơ ba ngón tay ra hiệu, miệng cười sung sướng:

- Ba xu, bà đầm!

Nghe câu trả lời của đứa bé, tôi thấy bà ta mỉm cười, lấy tay xoa đầu nó và hỏi bằng tiếng Pháp:

- Mày không lạnh ư, con?

Đứa bé nhe răng cười, lắc đầu vì không hiểu gì, rồi vội chạy vào chỗ tối bởi nó đã thấy bóng thầy cảnh sát ở đằng xa. Bà ta hơi ngạc nhiên nhìn theo, và nét mặt trở nên buồn như cũ.

Tôi tự nhiên đem lòng thương mến người đàn bà Pháp ấy. Cái vẻ buồn âm thầm của bà làm cho tôi cũng buồn lây. Tôi mơ màng ao ước người Pháp nào cũng tốt như bà; chúng ta sẽ yêu mến nước Pháp đẹp đẽ và rộng lượng kia bao nhiêu, và hai giống người khác nhau trên mảnh đất này sẽ hiểu biết nhau, coi nhau thân như anh em một nhà.

Lúc chớp bóng tan, trời bắt đầu mưa bụi và gió lạnh. Thấy hai mẹ con bà lủi thủi đi trên con đường vắng tôi chỉ muốn chạy theo nói cho bà biết cái cảm tình đằm thắm của tôi, lòng kính trọng của tôi trước sự đau đớn, lòng mến yêu của tôi đối với một kẻ nhân từ. Nhưng mà tôi chỉ đứng lặng yên, đứng nhìn theo đến khi hai người khuất vào bóng tối, rồi tôi thong thả trở về, trong lòng thấy băn khoăn, bực tức không duyên cớ.

Từ đó, tôi không bao giờ được gặp bà ta nữa. Về sau, nhiều lần đi xem chớp bóng, tôi để ý tìm nhưng không thấy bóng hai mẹ con bà ấy đâu cả. Có lẽ bà ta đã đi tỉnh khác rồi chăng?

Và mỗi khi đêm khuya ở rạp chớp bóng ra về, tôi hay đi vòng bờ hồ để nhớ lại hình ảnh dịu dàng của người đàn bà đó. Bây giờ chắc bà ta đã có công việc làm rồi.

Rút từ tập truyện ngắn Nắng trong vườn,
Nxb Đời nay, Hà Nội 1938.

Các tác phẩm khác của Thạch Lam

Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường

trong bóng tối buổi chiều

Trở Về

tối ba mươi

tình xưa

Tiếng Sáo

Tiếng Chim Kêu

sợi tóc

Những Ngày Mới

Nhà Mẹ Lê

Người Lính Cũ

Người Bạn Trẻ

người bạn cũ

Nắng Trong Vườn

Một Đời Người

Một Cơn Giận

Kẻ Bại Trận

Hai Lần Chết

Hai đứa trẻ

Gió Lạnh Đầu Mùa

Đứa Con Đầu Lòng

Đói

đêm sáng trăng

Duyên Số

Dưới Bóng Hoàng Lan

cuốn sách bỏ quên

Cô Hàng Xén

Cô Áo Lụa Hồng

Cái Chân Què

Buổi Sớm

Bóng Người Xưa

bên kia sông

Bắt Ðầu