watch sexy videos at nza-vids!
Truyện TIẾNG GỌI LINH SƠN - tác giả Thích Nữ Diệu Huệ Thích Nữ Diệu Huệ

TIẾNG GỌI LINH SƠN

Tác giả: Thích Nữ Diệu Huệ

Một buổi chiều về cuối Đông, một buổi chiều mà thời gian như ngưng đọng lại, không gian như trầm uất gợi buồn…, bên bờ sông Ni Liên Thuyền, một vị sa môn đang thẫn thờ đứng nhìn dòng nước sông xanh thẳm.

Người đứng đó rất lâu với phong thái trang nghiêm khả kính, với gương mặt thanh thoát hiền từ nhưng nếu ai tinh ý, sẽ nhận ra một nét buồn sâu kín ẩn trong đôi mắt Người. Điều nhận xét đó khiến ta tự hỏi: “Tại sao đã là sa môn Thích tử mà còn để lòng vương vấn thứ tình cảm vui buồn tầm thường của thế tục?”. Thế nhưng nếu ta biết rằng vị sa môn đó không phải ai xa lạ mà chính là Đại đức Svastika mà đức Phật đã vì Người nói kinh “Phóng Ngưu”, và nếu ta biết thời điểm mà Đại đức đứng trầm ngâm bên bờ sông Ni Liên Thuyền là chỉ gần một tháng sau ngày Đức Phật nhập niết bàn, ta sẽ hiểu ngay tâm trạng người lúc này là tâm trạng khổ đau chung của biết bao hàng Thích tử xa gần đối với việc Đức Phật rời bỏ cõi Ta bà, nhập diệt nơi rừng Ta la song thọ…
Nỗi buồn thương càng tăng thêm khi Đại đức hồi tưởng lại nhân duyên mình được dâng lên sa môn Gotama cỏ kusa lót làm toạ cụ để Ngài nhập định 49 ngày đêm và chứng đắc quả vị Phật. Rồi sau đó Đại đức lại được theo Đức Phật xuất gia tu hành và Đức Phật chính là một ân nhân đã phá bỏ bức tường kiên cố lâu đời phân chia giai cấp trong xã hội Ấn Độ để đưa Đại đức cùng bao người khác từ giai cấp thấp hèn lên địa vị tôn quý của hàng tỳ kheo.
Không buồn thương sao được khi Thánh hạnh của Đức Phật còn in sâu trong ký ức của bao người: ngoài đời, trong đạo, Ngài luôn ở địa vị tối tôn nhưng chính ngài là người thực hiện bình đẳng tuyệt đối với nhận định: “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, trong giọt nước mắt cùng mặn”. Nếu Đức Phật hoan hỷ với vua Tần Bà Sa La thì Ngài cũng mở rộng vòng tay với tên sát nhân Vô Não. Nếu Ngài hoan hỷ nhận khu vườn và tinh xá Trúc Lâm của trưởng giả Cấp Cô Độc thì Ngài cũng tùy hỷ với phước đức cúng hai xu dầu của bà lão nghèo nàn. Nếu ngài đánh giá cao bát sữa của cô thôn nữ Sujata dâng cúng khi Ngài tu khổ hạnh thì Đức Phật cũng bảo vệ phước đức cúng dường bát cháu của Cunda khiến Ngài ngộ độc nấm chiên đàn và tịch diệt!...
Bên tai Đại đức vẫn âm vang lời khuyên nhủ và sách tấn của Đức Phật: “Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật. Trong lộ trình giác ngộ, các con hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi! Trong đại dương luân hồi, các con hãy lội vào bờ giải thoát. Các con là hải đảo của chính mình. Đức Như Lai chỉ là Bậc Đạo sư trên nguyên tắc!”.
Chính vì tin vào khả năng Phật tánh nơi mỗi con người, có lần Đức Phật đã chỉ cho tôn giả A-nan thấy cảnh người dân Ấn Độ xuống tắm dưới sông Hằng (vì họ tin tưởng rằng nước sông Hằng có thể xoá sạch tội lỗi cho họ) với một nhận định rất xác đáng: “Nếu nước sông Hằng có khả năng gội sạch được tội lỗi thì cá sấu là sinh vật sạch tội nhất!”….
Nắng chiều đã tắt từ bao giờ, sa môn Svastika cũng không để ý vì người đang miên man với bao hoài niệm cho đến khi mấy đứa trẻ mục đồng lùa bò về qua một khúc sông cạn và vài đứa bé khác từ ruộng đồng trở về cùng gánh cỏ kusa, Đại đức mới giật mình trở về thực tại. Cảnh tượng lúc này đã nhắc Đại đức nhớ lại hình ảnh của chính mình thời niên thiếu. Điều đó càng khiến người nhớ thương Đức Phật tha thiết hơn. Nếu không có Đức Phật thì đến giờ phút này, mình vẫn là kẻ chăn bò thuê, đâu được diễm phúc trở thành sa môn sống trong Tăng đoàn, hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc, không bị phiền não vì những hạn chế tuổi tác, về giai cấp xã hội, về trình độ học vấn v.v.. May mắn hơn nữa, Đại đức còn có người bạn đạo thân thương La hầu la, con Đức Phật, mà tuy tuổi đời so với người nhỏ hơn nhưng mật hạnh tròn đầy của La hầu la vẫn là niềm tự hào cho Đại đức và là điểm tựa cho Người vươn lên trong quá trình tu tập.
Ngày đầu tiên được về sống với Đức Phật, La hầu la luôn là người giúp đỡ, dìu dắt Người, Đại đức nghĩ: “Tuy La hầu la đã nhập diệt nhưng chắc vẫn còn luôn nhớ nghĩ đến người bạn đạo Svastika, vẫn mong chóng tới ngày đón Đại đức cập thuyền vào bến giác”. Đại đức chợt mỉm cười sung sướng khi nghĩ rằng nếu một ngày nào đó, Svastika này được Đức Phật thọ ký thì chắc chắn La hầu la sẽ là người đầu tiên tung y vàng lên trời để chúc mừng Svastika..… Lòng Người dậy lên một niềm tin mãnh liệt và Người biết chính niềm tin đó sẽ là sức mạnh bền bỉ giúp người thực hiện lời dạy của Đức Như Lai: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi!”…
Màn đêm sắp sửa bao trùm cả vạn vật, sa môn Svastika rời bỏ sông Ni Liên Thuyền, chậm rãi bước về nhà trong tâm trạng tiếc rẻ vì trước kia mình đã chẳng bao giờ để tâm chiêm ngưỡng cái đẹp của cảnh hoàng hôn trên sông nước. Đúng vậy, tất cả những gì xảy đến với Người trong quãng đời niên thiếu, lúc đó cậu trai Svastika không nhận ra và bây giờ thì Đại đức không nhớ hết. Có nhớ chăng thì cảnh chiều về trên con sông nhỏ này gắn liền với hình ảnh Svastika hăng hái lội qua sông khi hoàn thành nhiệm vụ trong ngày của cậu bé chăn bò thuê cho chủ hoặc buồn bã, uể oải khi gặp việc không may! Có nhận ra chăng là nhận ra sự sung sướng tràn ngập trong lòng khi nghĩ mình lội qua sông đem no ấm, vui vẻ về cho các em hay buồn khi tay không trở về, nhìn các em thất vọng và đói lạnh!... Và những bất hạnh sẽ luôn rình rập, đày đọa cuộc sống của bao người nô lệ, còn mãi và sẽ còn mãi nếu đức Phật không xuất hiện rên cõi đời này…
Rồi Đại đức nhớ lại hiện giờ mình đã là sa môn dòng Thích, phải làm sao sống xứng đáng với hạnh sa môn. Lời di giáo của đức Phật nơi rừng Ta la song thọ hôm nào bỗng vẵng bên tai: “Tỳ kheo các ngươi! Đừng ôm lòng bi não! Nếu Ta trụ thế trọn một kiếp nữa, rồi ra cuộc họp nào cũng sẽ tan. Có hội ngộ mà chẳng có chia ly, trọn không thể được. Tự lợi, lợi tha, pháp đều đủ cả. Nếu ta trụ mãi cũng chẳng ích gì…”. Nhớ đến đây bất giác Đại đức nhận ra một điều: Cuộc đời Sa môn không cho phép mình cứ để mặc trí óc loanh quanh tìm về “cảnh cũ người xưa”.
Núi Linh Thứu hãy còn kia, tinh thần hội Linh sơn vẫn còn đó, tha thiết gọi mời… Chỉ có nếp sống Tăng đoàn mới đủ sức mạnh đỡ ta đứng lên và dìu ta bước tới trên con đường giải thoát. Đại đức quyết định sẽ rời bỏ làng quê, rời bỏ dòng sông Ni Liên Thuyền gắn liền với tuổi trẻ của chính mình để về lại Linh Sơn; ở đây, mỗi chiều, Đại đức lại sẽ ngắm nhìn rõ hơn cái đẹp của cảnh mặt trời lặn sau dãy Linh Thứu mà trước kia, khi còn tại thế, Đức Phật thường bảo thị giả A- nan và các đệ tử quanh Ngài hãy ngắm nhìn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên ấy. Bây giờ và chính bây giờ, Sa môn Svastika mới nhận ra hết cái đẹp của cảnh hoàng hôn nơi Linh Thứu. Càng đẹp hơn khi cảnh đó cũng mang cùng ý nghĩa như cảnh nhập diệt của Đức Thế Tôn. Thế Tôn nhập diệt nhưng điều đó không có nghĩa là chánh pháp sẽ hoại diệt và mọi loài chúng sanh sẽ lại chìm đắm trong đêm dài tăm tối mà với ba lần chuyển pháp luân, âm hưởng pháp mầu của Đức Thế Tôn sẽ khiến chánh pháp được trường tồn và chúng sanh sẽ nương đó làm thuyền bè để vượt bờ mê sang bến giác. Cũng thế, cảnh mặt trời khuất đi sau dãy Linh Thứu không có nghĩa là báo trước nhân loại phải chìm ngập trong đêm dài tăm tối mà là để hứa hẹn một bình minh rực rỡ hơn, xán lạn hơn, ấm áp hơn ở sáng ngày mai vậy.

Các tác phẩm khác của Thích Nữ Diệu Huệ

Bản Giao Hưởng Tuyệt Vời