Chút Buồn Rơi Rớt
Tác giả: Thủy Lan Vy
Trời tháng 3 trưa nắng chói chang, từ ngả tư Bình Hòa tôi đạp xe lên Hốc Môn?đi từ tang tảng sáng, lộ trình rất quen thuộc với tôi vào thời khoảng năm 70, thời tôi làm trưởng toán dân sự vụ biệt phái công tác cho chi khu Hốc Môn, thời thiếu tá Hòa làm quận trưởng, thời Trung úy Minh rồi đại úy Cưng làm trưởng ban 5?với 12 xã trong quận đều có in bước chân của tôi, mỗi xã mỗi kỷ niệm mà những năm tháng trong lao tù tôi hồi ức lại để tìm chút vui an ủi trong cuộc sống?địa ngục trần gian.
Cảnh vật bây giờ có nhiều thay đổi, với 8 năm tù, với 2 năm quản chế ở Gò Công ?thời gian trên mười năm rồi còn gì nữa.
Ngày đó? Tôi làm trưởng toán Dân Sự Vụ, Trung Sĩ nhất Minh Ðường gốc người Hốc Môn làm toán phó, điều tiện lợi là nhà Minh Ðường tại Hốc Môn, bà con chòm xóm anh đều quen biết, nên những lúc cần công tác ban đêm tôi có nhà trú qua đêm, thường có nhiều xị rượu để anh em khề khà thức đêm chờ sáng. Xéo nhà Minh Ðường bên kia con lộ là lò bún của Bác Năm, là bác vợ của Minh Ðường. bác Năm lại thích anh em trong toán, thường trong tuần bác đều có tổ chức ăn nhậu tại nhà bác, lúc bấy giờ Hương con gái thứ của Bác đang học đệ tam trường Trung Học Lý Thường Kiệt Hốc Môn, toán tôi ghé nhà tuần nầy tháng nọ nên lần lần trở nên thân thuộc như người thân trong gia đình.Hương xem tôi như người anh, trong nhiều lần ghé nhà Bác nghỉ trưa, tôi thường chỉ cho Hương thêm về môn việt văn, món sở trường của tôi, năm Hương lên đệ nhị tôi ghé nhà thường hơn, giảng cho Hương thật kỷ về Kiều, trong kỳ thi tôi khuyên Hương nên chọn đề văn chương, nếu học kỷ, đề văn chương dễ làm và không sợ lạc đề.Tình anh em có thân mật hơn lúc đầu, tôi luôn giữ kỷ biên giới, nhiều khi nhìn qua ánh mắt tôi hiểu Hương cũng dành cho tôi nhiều cảm tình.Ðời lính như ngành nghề của tôi rày đây mai đó, tuy không trực tiếp trước trận tiền nhưng bất trắc của cuộc đời làm sao lường trước được, với lại đồng lương lính chỉ đủ cho tôi ăn sáng thì làm sao dám nghĩ tới chuyện lập gia đình?Ðôi khi tôi muốn có tấm ảnh của Hương nhưng vẫn ngại ngùng không dám mở miệng, tôi chỉ ngại cho Hương, tuổi đời còn trong trắng quá,,, Trang giấy trắng vẫn đẹp hơn trang giấy có vết hoen mờ?
Rời Hốc Môn sau gần 2 năm công tác, thời Ðại úy Danh làm chi khu phó, tôi về hậu cứ một thời gian rồi lên đường tăng phái cho Sư Ðoàn 18 đang đóng tại Nhơn Trạch, dưới quyền sử dụng của Thiếu Tá Ðiềm ( Khóa 18 VB) tiểu đoàn trưởng, cứ sau một thời gian công tác, toán về hậu cứ, về rồi lại đi, tôi tăng phái cho Bộ chỉ huy tiền phương quân đoàn 1 dưới quyền chỉ huy của Ðại Tá Phan Phiên, tăng phái công tác tại các trại tiếp cư đồng bào Quảng Trị tại Huế vào mùa hè đỏ lửa, những ngày sau cùng ở miền Nam tôi công tác trong toán huấn luyện quốc gia gồm có 12 trung úy dưới quyền của Trung Tá Nam, trực chỉ vùng 4 tham gia chiến dịch Kiện Toàn An Ninh lảnh thổ, để rồi mùa thu năm 74 tôi cầm quân lệnh trình diện quân đoàn 2? Tôi chỉ ở xứ phố núi cao phố núi đầy sương có mấy tháng. Tôi lại cuốn gói lên đường xuôi Nam theo tỉnh lộ 7B, con đường đầy máu và nước mắt, cả tháng trời từ KonTum mới về tới được Bình Tuỵ, thăm nhà nhìn trời Sài Gòn đôi bữa lại xách ba lô dẫn toán công tác tăng phái cho hậu cứ sư đoàn 22 đang đóng tại trại Lam Sơn Phước Tuỷ Chưa tới tuần lễ đã phải lên tàu băng biển từ Bến Ðình về Vàm Láng Gò Công.
Bấy giờ là ngày 27 tháng 4, lại mang ba lô trở lên Sài Gòn nhưng không vào được đành trở về Gò Công lạỉÐể rồi gọn nhẹ hành trang vào tù?Hơn tám năm lưu đày biệt xứ trong lao tù nghiệt ngã, thả về bị quản chế 2 năm tại Gò Công?. Một khoảng thời gian khá dài tôi mới trở lại Hốc Môn, cảnh đời biển hóa nương dâu, nhà cửa bây giờ lạ hết, tôi đạp xe ngang qua lò bún mấy lần, ngôi nhà chữ đinh năm xưa bây giờ thay thế bằng một biệt thự trông sang trọng, có mấy con chó cao lêu nghêu đi lại trong sân, sau cổng ra vào,cánh cửa bằng sắt cột đúc.Tôi tần ngần mấy lần rồi lại bỏ đi, ngôi nhà của Minh Ðường mà mười mấy năm trước đây tôi vẫn thường ăn nhờ ở đậu mà nay cũng thay bằng ngôi nhà mới, người trong nhà lạ hoắc với tôi.. cả ngôi nhà làm gạch bông kế bên cũng không còn?
Tôi thơ thẩn đạp xe từ từ về hướng chợ, định bụng tìm một quán cốc nào vào uống ly nước rồi tà tà đạp về.Một xe sinh tố cạnh bên là nơi sửa xe đạp, tôi dừng xe, vào kéo ghế ngồi, cô chủ xe sinh tố tuổi còn khá trẻ, có lẽ phụ mẹ hay chị sau giờ học ?tôi kêu 1 ly nước đá chanh, móc gói thuốc rê thẩn thờ vấn một điếu, mắt lơ đảng nhìn ra đường xem ông đi qua bà đi lại, trong lòng thấy bứt rứt không vui .
-Ông thầy, đi lạc đâu đây.?
Tôi giật mình nhìn lại thì ra anh sửa xe bên cạnh mà tôi vô tình không để ý, nhìn kỷ thấy có vẻ quen quen, mà không nhớ rõ được. Như hiểu ý tôi, anh tía lia giới thiệu :
-Từ Què nè, hồi trước mình nhậu chung hoài ở nhà Bác Năm chủ lò bún đó, ông thầy không nhớ tui sao? Tôi cũng vừa kịp nhận ra anh
- Thôi mà, thầy bà gì hổng biết, anh Tư vẫn khỏe chứ, trời ơi dễ có gần 15 năm mới gặp lại anh, lúc mới nhìn khó nhận ra ngay. Anh Tư nguyên là cán bộ Xây Dựng Nông Thôn thuộc xã đoàn Ðông Thạnh trong lần đi công tác Anh bị du kích liệng lựu đạn, một mảnh cấm sâu vào xương bàn chân nên anh được giải ngũ vào cuối năm 1973.
Tư Què tíu tít nhắc cho tôi nghe một vài người quen thường nhậu chung lúc tôi còn dẫn toán công tác tại đây..
-Ông uống nước xong tôi dọn đồ nghề, chẳng mấy khi gặp nhau, Ông về nhà tôi làm vài lỷTôi biết rất khó mà từ chối trước lòng nhiệt thành của Anh Tư, nên đồng ý ngồi chờ.
Chiếc xe đạp tróc hết sơn, bọt ba ga hàn thêm vĩ sắt to bè chở thùng đồ nghề to đùng, Tư đạp xe song hàng với tôi về hướng xã Ðông Thạnh, xã cách chợ cũng trên khoảng 3 Km, nắng buổi trưa tuy có gay gắt, nhưng qua tấm lòng của Anh Tư, với nhiều câu chuyện nhắc nhớ trên đường đã làm tôi thấy vui, thấy nhớ?thấy bớt mệt.
Ngôi nhà một căn nằm cạnh lộ trên đường xuống ấp Lân Tây, có sân trước sân sau thoáng khoáng, có gà mẹ dẫn gà con trong sân, có vịt lội trong ao bèo, bên hông nhà đám chuối xanh tươi, có quài chuối gần chín?
Vừa dựng xe bước vào nhà, anh Tư đã vồn vã giới thiệu tôi với vợ anh, cũng không quên sai thằng con xách chai mua rượu, lại hối vợ dọn cơm trưa. Tôi ngồi ghế giữa, bên tách trà, nhìn quanh, cảnh nhà với vật dụng đơn sơ, nhưng sạch sẽ ngăn nắp, nhìn đồ vật biết có bàn tay chăm sóc hàng ngày
-Anh Thủy ngồi chơi, tôi phụ vợ làm cơm, vừa nói anh Tư vừa bê rổ rau muống đã lặt trụi lá, anh quen thuộc dùng dao bào bào rau thả ngâm vào thau nước, bước ra sau hè anh cắt mấy đọt lá quê trồng trong chậủChẳng mấy chốc, mâm cơm được dọn ra nghi ngút khói, một chiếc mâm nhôm, với dĩa cá bạc má chiên dòn dầm nước mắm ớt, một tô rau muống bào trộn đường giấm có lẫn hành phi vàng, một thố cơm đang bốc khóỉ một nhạo rượu và 2 ly nhỏ.
-Tôi không ngờ có ngày gặp lại Anh Thủy, sau ngày tháng tư, tôi biết sĩ quan như anh khó tránh khỏi cảnh tội tù, nhìn anh còn lành lặn nguyên vẹn là tôi mừng rồi. Dzô 1 ly mừng ngày hội ngộ đi anh.Anh Tư thân mật rót đầy 2 ly rượu mời tôi.
Anh Thủy dùng cơm tự nhiên như ngày xưa mình từng nhiều lần nhậu chung ở nhà Bác Năm, rồi từ từ tôi sẽ kể cho anh nghe nhiều chuyện trong những ngàỷvật đổi sao dờịChắc là Anh nóng lòng muốn biết tin cô Hương ?
Tôi chớp mắt cảm động nhìn anh Tư, cuộc đời sau tháng tư có nhiều thay đổi nhưng một vài tấm lòng vẫn còn như ngày xưa không muốn nói là có thể đậm đà hơn.Ngoài mặt tôi làm như bình tỉnh, nhưng trong lòng thì nóng như hở Hương ngày xưa Hương một thời thơ trẻ bây giờ ra sao.?
Ðang đói bụng gặp cơm nóng, cá bạc má chiên dầm nước mắm chanh ớt. rau muốn bào sợi ? tôi thấy ngon miệng vô cùng, thịt cá tươi ngọt, rau non chua ngọt thật vừa miệng?
-Từ ngày giải ngũ tôi vẫn sống bằng nghề sửa xe đạp, sau tháng tư tôi được học tập tại phường khóm mấy ngày để rồi sau đó gia đình tôi bị đuổi đi vùng kinh tế mới tại Quận Cai Lậy, khoảng đất hoang thuộc Ðồng Tháp Mười khoảng giữa xã Mỹ Phước Tây với ranh giáp hạt Tĩnh Kiến Tường. Như Anh Thủy biết, khu đất nầy thuộc về vùng đất mỏ? mỏ đậy là mỏ phèn, mùa mưa tới nước chua như nước chanh, mùa nắng nước vàng ươm?cây nào trồng cũng chết, chuối là lọai dễ trồng nhất mà trồng cây nào quéo đọt cây nấy, rau hoang thì có rau diệu, hẹ nước, rau đắng đất, hái riết rồi cũng hết, tiền bạc thì không có, nhà cửa thì nhửcái chòi vịt. vách trống trước trống sau, hai đứa con tôi lúc đó mới có mấy tuổi, chiều xuống muỗi bay như trấu, dầu lửa cũng không có để đốt đèn, mà có cũng không đủ tiền muảTôi ráng cầm cự được 6 tháng, nhắm chịu không kham, tôi dẫn vợ con bỏ về quê cũ, ?Lúc đầu cũng bị làm khó dễ, tôi lỳ riết cũng qua truông.Vợ tôi buôn chui bán nhủi, tôi sửa xe đạp, ky cỏm dành dụm mới có được cái nhà như ngày nay.
Tôi cũng kể sơ qua về cuộc đời tù tội của tôi, qua hai trại tù trong Nam chuyển lần ra Bắc. Tàu Sông Hương cặp bến cảng Hải Phòng, xe đò đưa về trại tù Hà Tây thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, rồi chuyển qua trại Tù Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh, tổng cộng hơn 8 năm khổ sai biệt xứ?Tôi về Sài Gòn chúng không cho bắt về Gò Công ở với mẹ, về đó bị quản chế 2 năm, thời gian quản chế chỉ khá hơn cảnh tù chút ít, vẫn phải đi lao động hàng tuần, chiều 6 giờ không được ra khỏi nhà, những ngày lễ lớn bị tập trung lại. Tôi còn nhớ tên Công An khu vực nói với anh em quản chế chúng tôi :
-Ngày mai là ngày bầu cử, chỗ nào treo cờ, rải truyền đơn hay lựu đạn nổ là các anh chịu trách nhiệm?Thôi về đi chuẫn bị 6 giờ chiều đến ngủ tại Lăng Võ Tánh.
- Ờ thì ở đâu cũng vậy nhưng có lẽ tỉnh Gò Công là tỉnh an ninh nhất nước trước 75 nên chúng trở về mang nhiều thù oán. Anh Tư góp ý với tôi. Ở Hốc Môn cũng không khá gì,các anh cải tạo bị nhốt ở thành Ông Năm,dân ở đây mỗi tuần đều nhìn thấy thân nhân đi thăm nuôi, Có chung hoàn cảnh mới thấy thương xót, thấy đau lòng?
Gia đình của bác Năm tuy không giàu nhưng cũng thuộc hàng khá giả, Cô Hương sau khi học xong trung học lên Sài Gòn tiếp tục học ở Ðại Học Văn Khoa, cô cũng ghi danh học những chứng chỉ mà anh đã học, cô đậu xong dự bị ban Việt, tháng tư năm 75 cô nộp đơn thi cuối khóa hai chứng chỉ Ngữ Học Việt Nam và Văn Chương Quốc Âm, còn mấy tuần nữa tới ngày thi thì sập tiệm. Lúc đó anh đã vào tù, ở ngoài nầy tôi chứng kiến biết bao nhiêu cảnh đời thay đổi . sinh viên không còn áo quần thời trang mà mặc lại những bộ đồ dân dã ngày xưa.. tất cả sinh viên còn muốn học nữa chúng cho chuyển qua Sư Phạm, cá mè một lứa, năm thứ nhất cũng như năm cuối cùng học chính trị một năm rồi phân chia đến các trường trung học dạy đệ nhị cấp ? tùy khả năng mà tự ý chọn môn dạy.
Tội nghiệp Cô Hương xin đổi về dạy tại trường Trung Học Gò Công, ý cô muốn về với quê của Anh.
-Xúc cơm thêm ăn đi Anh Thủy, gặp lại anh thiệt tình tôi vui hết sức, uống thêm với tôi một ly nữa rồi tôi kể tiếp cho anh nghe.
Anh Tư uống xong ly rượu buông đủa lấy thuốc rê ra vấn, mắt mơ màng le lưỡi liếm thuốc, hình như anh đang cố nhớ lại vì câu chuyện đã trải qua một thời gian tương đối khá dàỉ
Tôi biết anh không có nói chuyện Cô Hương cho gia đình anh biết, nhưng ở gia đình bác Năm mọi người trong nhà đều biết Cô Hương thương anh, xuống Gò Công, cô Hương gặp chị ruột của anh đang dạy Việt văn tại trường, Hương cố tình làm quen và tỏ ra rất thân thiện với chị của anh, Hương thường xuống nhà thăm chị của anh, đồng thời tìm cơ hội nói chuyện với Mẹ anh, an ủi khuyên lơn người mẹ già đang nhớ con trong lao tù xa xôi ngoài Bắc, mỗi lần nghỉ lễ về Hốc Môn trở lại Gò Công Hương đều có mang quà cáp cho gia đình anh, sau nầy gia đình bác Năm không còn làm bún, sống nhờ mấy công đất trồng rau, cũng tạm đắp đổi qua ngày, kế thằng Năm tới tuổi nghĩa vụ , vì thuộc thành phần tiểu tư sản nên thằng Năm phải lên đường, Anh biết, mình là người Việt Nam nên phải bảo vệ?Cam Bu Chia! Thật là mỉa mai, thằng Năm tử trận gần biên giới Thái Lan, nó cũng có ý từ Miên sẽ tìm cách vượt biên sang Thái nhưng ?tất cả đểu do số mạng cả.
Từ ngày thằng Năm chết, bác Năm sức khỏe yếu dần, với tuổi ngoài bảy mươi, lại phải lao tâm lao lực, buồn đời bác lại thường ngày uống rượủ Bác nằm liệt phải chỡ xuống bệnh viện Tiều Châu, cô Hương phải nghỉ dạy về chăm sóc cha già, Cũng may có Bác Sĩ Ngọc là bạn cùng quê Gò Công với Anh tận tình chăm sóc, nhưng cây đèn khi đã cạn dầu rồi ?biết phải làm sao hơn?
Sau ngày bác trai mất, tôi thấy cô Hương thường về thăm nhà hơn, bởi bác gái sức khỏe cũng giãm súc nhiều, nét buồn lúc nào cũng vương đọng trên mặt cô,tôi biết cô có ý định ra biển, cuộc sống hiện tại bấp bênh quá, lương tiền không đủ nuôi thân, chế độ luôn nghi ngờ, tương lai chẳng thấy chút nào sáng sủa, anh thì trời xa biền biệt, với lại lòng cô thì như thế còn anh thì biết ra sao?.
- -Anh Tư À sao mà Anh rành chuyện Cô Hương quá vậy Anh Tư. Tôi ngắt lời Anh Tư
- - Trời, sao tui không rành được, lần nào về Hốc Môn cô Hương không ra chuyện vãn với tui, ở nhà cô không tâm sự được với ai nên có tui cô có chỗ trút bầu tâm sự
Cô Hương âm thầm tính chuyện ra đi, cô chẳng một lần bàn qua với mẹ và chị? thế rồi tin cô bị bắt tại Gò Công, nhà chưa kịp xuống thăm nuôi thì có tin cô chết ?Tội nghiệp bác gái sảng hoàng, tôi cùng với người chị hai tức tốc bao xe về Gò Công chở xác cô về lo chôn cất. Thật là đau lòng, cô Hương chết mà mắt còn mở , như nuối tiếc như chưa thỏa mãn, như muốn chờ gặp ai ? Anh biết tại sao cô chết tức tửi như vậy không?
Hương xuống Gò Công vì còn độc thân nên ở chung với nhiều cô giáo khác trong khu nhà tập thể gần Cống Bà Chài, hàng ngày đến trường bằng chiếc xe đạp mini, với ý định vươt biên nên cô Hương thường nghe ngóng tin tức , biết thầy giáo Kính dạy bên trường cấp hai đang tổ chức một chuyến đi, những người có tên trong chuyến đi nầy đa phần là giáo chức, tiền sẽ trả sau khi qua tới miền đất hứa
Ðời luôn có nhiều sự bất ngờ, trong lúc Cô Hương là chủ nhiệm một lớp 12, trong lớp có thằng học trò thường xuyên quậy phá,thằng Tiến lé, học thì kém mà trốn học đi chơi thì nhiều, cô Hương sau nhiều lần khuyến răn không được nên phải dùng biện pháp mạnh, đề nghị ban giám hiệu đuổi học một tuần, Anh biết thằng nầy cũng xuất thân trong gia đình mô phạm, ba nó là Thầy giáo Cơ, vì có chân trong đảng Cấp Tiến nên phải bị lưu đày ra đất Bắc, thầy bị nhốt ở trại Vĩnh Phú, nỗi tiếng là người tù kiên cường chống Cộng, Thằng Tiến lé là con thầy, ở nhà không cha tự tung tự tác.bị đuổi học nó đâm ra oán hận cô Hương, tình cờ nó nghe chuyện vượt biên, một dịp trả thù cô giáo. Nó báo Công An. Cả chục mạng bị tó, trong đó có cô Hương.
Anh Thủy biết không, lúc về Gò Công lấy xác, tôi có gặp một vài người bạn cũ của Anh cho tôi biết, tên trưởng Công An thị xã là Trung Úy Lê Ðình Vãng, từ ngoài Bắc vào, cùng với tên Công An khu vực tên Lâm đen, ban đêm bày rượu nhậu tại phòng Công An, rượu vào ngà ngà, dẫn cô Hương ra hỏi cung, chúng sàm sở sao đó với Cô Hương lúc đó tay bị còng, cô quá phẩn uất đã cắn lưỡi quyên sinh, bọn chúng dã man chạy tôi bằng cách đem cô về phòng giam tạm thời rồi sau đó báo cáo cô tự vận trong phòng giam?
Tôi xuống kịp lúc xác còn trong nhà xác bệnh viện, thương quá anh Thủy ơi, nhìn gương mặt cô vẫn bình thương , mắt thì mở?
Tôi cầm ly rượu trên tay mà lòng nghe tê tái, chuyện kề của anh Tư xoáy đau như ai xé ruột xé gan, buổi sáng đạp xe lên đây tôi vẫn hy vọng dù mỏng manh là được gặp lại gia đình Bác Năm? Lúc được thả về nhà, mẹ và chị có kể lai chuyện Cô Hương, nhưng tôi không ngờ cô giáo xấu số đó là Hương, là cô bé Hốc Môn, cô bé có nhân dáng đã in đậm trong lòng tôi.
-Anh Thủy là, tôi nhắc lại đề anh nhớ, tên Công An tạo ra cái chết của Cô Hương là Trung Úy Lê Ðình Vãng và tên Công An khu vực tên Lâm mà dân quen gọi là Lâm đen, uống với tôi một ly nữa đi anh Thủy.
Ba xị rượi đế Hốc Môn, hai anh em cưa đứt vậy mà nghe xong câu chuyện Anh Tư kể tôi thấy như chưa hề uống ly rượu nào, tôi thấy tôi hoàn toàn bất lực, cái chết oan khiên của Hương làm sao tôi giải oan cho Hương đây
Chiều dần xuống?. Hình ảnh những bửa nhậu ở nhà Bác Năm khi tôi còn đi công tác tự nhiện như hiện rõ trước mắt, hình ảnh của Hương trong bếp lo làm mồi nhậu, má ửng hồng vì lửa nóng, mắt thật buồn với hàng mi cong vút..Hơn tám năm trong lao tù Cộng Sản, tôi vẫn thường mơ ước ngày về gặp lại Hương?trộn lại tô gỏi trứng sam mà ngày nào hai đức cùng làm trong nhà bếp?
Bây giờ nhà cũ của bác Năm cũng đã sang tay, chị hai của Hương cũng đã vượt biên không tin tức, tôi còn sống sau cảnh tù đày ải đã là điều may mắn, Anh Tư dặn tôi mấy lần phải nhớ kỷ tên của hai tên Công An gây ra cảnh thảm tử cho Hương?
Tôi như cua rụng hết càng ngoe, tôi làm được gì khi cờ đỏ còn bay như thách thức trên quê hương?!
Viết Tại Kỳ Ðà Ðộng. Ngày đầu năm DL 2007
Thủy Lan Vy