watch sexy videos at nza-vids!
Truyện CHUYỆN TÌNH ĐÊM GIAO THỪA - tác giả Trần Hoài Văn Trần Hoài Văn

CHUYỆN TÌNH ĐÊM GIAO THỪA

Tác giả: Trần Hoài Văn

- Kìa, anh đã ngủ rồi à?
Nàng lay lay vai hắn, giọng nũng nịu pha chút hờn dỗi.
Hắn giật mình, cố gắng dùng lí trí chống hai mí mắt lên rồi trả lời bằng cái giọng khê đặc:
- Đâu.., anh... đang... ngh...i...i...ĩ...
- Nghĩ cái gì? Giọng nàng tỏ vẻ cảnh giác.
- Thì nghĩ chứ còn nghĩ cái gì! Hắn ngập ngừng định nói cho xong chuyện.
- Nghĩ đến con nào phải không?
Nàng vùng hẳn dậy, nhìn thẳng vào mặt hắn, gằn giọng.
Lập tức, hắn tỉnh ngủ. Bao giờ cũng vậy, hắn luôn luôn tỉnh táo trước những câu hỏi dạng này. Ấy là cái lúc mà các noron thần kinh của hắn hoạt động một cách tích cực nhất. Lạy giời, đã nhiều năm nay hắn sống sót được là nhờ biết tỉnh táo vào những lúc như thế này.
- Dĩ nhiên là không rồi, em yêu! Anh làm quái gì có ai khác ngoài em ra!
Hắn điềm nhiên trả lời nàng bằng một thứ giọng đáng yêu nhất trên đời. Rồi ôm ghì cổ nàng, kéo xuống đặt một nụ hôn.
Nàng vùng vằng, quẫy người ra tránh cái hôn của hắn:
- Lại còn chối? Vào cái lúc nửa đêm này mà nghĩ, thì dứt khoát là anh nghĩ đến con nào rồi. Biết ngay mà, anh chỉ lừa dối tôi thôi! Hu hu...
Nàng bắt đầu thút thít.
Không ổn rồi! Hoàn toàn không ổn rồi! "Mẹ kiếp, cũng là lỗi tại mình!" - hắn tự đay nghiến. Ai bảo hôm trước lú lẫn thế nào mà trong lúc dùng lưỡi mân mê cái vành tai dưới của nàng, hắn lại thủ thỉ: "Hương, anh yêu em vô cùng!". Đang mềm nhũ trong tay hắn, nàng cũng lập tức bật dậy, hất hắn ngã lăn xuống, rồi rít lên: "Cái gì, anh vừa nói cái gì?"
Hắn sợ chết khiếp khi biết mình gọi nhầm tên con bồ, tim đập thình thịch như muốn nhảy hẳn ra ngoài. Chết mẹ! Làm sao bây giờ? Giả sử tên nàng cũng mang cái vần "ương", kiểu như: Phương, Xương, Lương..., gì đó thì dứt khoát hắn đã chối bay chối biến và khẳng định là nàng nghe nhầm. Nhưng đằng này, cái tên cha sinh mẹ đẻ của nàng chẳng dính giáng chó gì đến cái vần "ương" quái ác kia. Rõ ràng là thế, "Mít" và "Hương" là hai cái tên hoàn toàn khác nhau, thậm chí kể cả một chút họ hàng xa cũng không hề có. Ơ, hượm đã! À, mà có đấy! Đúng rồi!
Hắn lập tức nhìn nàng bằng cặp mặt ngạo nghễ và dõng dạc nhắc lại từng chữ:
- Ôi - mùi - hương - anh - yêu - em - vô - cùng.
Nàng ngạc nhiên trước thái độ bình tĩnh đến kì lạ của hắn, giọng ngập ngừng:
- Mùi Hương là ...
Không để cho nàng dứt lời, hắn cười rất to ra vẻ phấn khởi tột độ rồi giải thích bằng một thứ giọng đầy từ bi:
- Mùi hương, là cái mùi hương thơm từ thân thể em toát ra ấy còn gì. Mít thì dứt khoát là phải thơm rồi còn gì. Có thế mà cũng không... đoán được ra. Dốt, dốt quá!
Hắn lại cười thật to. Trong lúc nàng còn đang nửa phân vân, nửa vui sướng, nửa nghi ngờ cái thằng chồng "công ít tội nhiều" này thì hắn còn cười to hơn và âu yếm vòng tay qua lưng nhẹ nhàng hạ nàng nằm xuống.
Lần ấy thế là tạm ổn. Nhưng còn lần này?
Hắn căng óc ra nghĩ kế. Rồi bất chợt, hắn đập mạnh tay xuống giường, hắng giọng, quát khẽ:
- Cô hành hạ tôi vừa vừa chứ? - Vừa nói hắn vừa đưa mắt liếc nhanh vợ.
Thấy nàng đã bớt sụt sịt, hắn hơi yên tâm và quát to hơn một tí: Cả ngày đã mệt mỏi hết tiền lại hàng, hàng lại tiền...
Nàng ngừng khóc - hắn càng quát to: Tối đến lại còn phải "nộp thuế". Còn gì là người nữa?
Vợ hắn phân vân nhìn hắn, không hiểu thằng cha này định giở trò gì?
Còn hắn lại càng được thể, quát tướng lên: Cô nhìn cái thân thể của tôi đây này.
Lần này thì thực sự hắn rống lên, và thầm sung sướng vì không ngờ cái giọng của mình lại oai như vậy. Rồi hắn nhảy phắt xuống đất, hùng hổ chỉ tay vào mấy giẻ xương sườn (dĩ nhiên là sau khi đã cố hóp bụng vào cho mấy cái giẻ xương ấy lộ ra).
Nàng nhìn thái độ hùng hổ của hắn, vẻ bối rối.
- Chứ không à - hắn tiếp tục gầm lên - trong khi cô ngủ thì tôi đang phải căng óc ra nghĩ cách giải quyết cái lô hàng "cốp" của nhà mụ Y. Thế mà cô không thương tôi, lại còn bầy đặt chuyện ghen tuông vớ vẩn. Vừa vừa thôi, sức chịu đựng của tôi sắp hết rồi!
Hắn thở hổn hển, giọng run run ra chiều phẫn nộ. Chưa hết, hắn còn cố giật giật cơ má để tăng thêm phần xúc động.
Nàng hoang mang cao độ. Ờ, chẳng lẽ...? Rõ ràng là hắn không lúng túng, quanh co như thái độ của mấy gã chồng các cô bạn nàng. Bọn kia sau khi bị vợ nghi ngờ, tra hỏi thì đều ấp úng ngậm hột thị và đầu thú hết. Rõ ràng là mấy con bạn gái của nàng kể cho nàng nghe như vậy cơ mà? Chúng nó còn truyền kinh nghiệm cho nàng: "Nếu thấy các lão ấy mà lúng túng, mặt tái đi khi bị mình bắt nọn thì dứt khoát là có chuyện rồi. Phải lấn tới, làm cho ra nhẽ!". Nàng cố ghi nhớ những chiêu thức "bắt nọn quyền" ấy và cũng thử với chồng mình (số là sau cái vụ "Hương" với "Mít" kia, nàng cũng hơi nghi ngờ chồng và đem chuyện đó ra thỉnh mấy con bạn thân). Nhưng đằng này thì hắn lại hoàn toàn khác. Hắn gào lên bằng một giọng bi ai, mặt đỏ ké như thằng đốt nhà. Mà hình như mắt còn rớm lệ nữa. Thôi, đích thị là nàng nghi oan cho chồng mình rồi. Nàng thấy ân hận quá! Nàng thấy mình thực vô tích sự! Nàng thấy thương và yêu hắn quá! Kìa, mà sao hắn chớp mắt liên tục thế kia? Hắn khóc thật rồi!
Nàng vội vàng đứng lên, chạy đến ôm chầm lấy hắn, gục đầu vào bộ ngực nở nang, miệng thì thầm:
- Em xin lỗi! Đừng giận em nữa, em yêu anh nên mới ghen thôi mà!
Thấy vợ nhũn như con chi chi, hắn mừng như cha chết sống lại, nhưng vẫn gằn giọng:
- Hừ, tôi xin kiếu cái kiểu yêu này của cô.
Nàng lại cuống cuồng ôm hắn chặt hơn. Hắn nghiến răng cố giữ cho khỏi bật cười rồi quát khẽ với giọng của một ông giáo cấp III:
- Lần sau nhớ không có được ghen tuông vớ vẩn nữa, nghe không?
Nàng gật đầu ngoan ngoãn như một cô học trò nhỏ.
Hắn bế vợ lên giường, định làm một "quả" nữa để tự thưởng cho sự nhanh trí của mình, nhưng chợt nhớ ra cái vẻ thiểu não, mệt mỏi mà hắn đã diễn rất xuất sắc ít phút trước, bèn tặc lưỡi: "Thôi, để mai. Cơm chưa ăn thì gạo còn đó, lo gì!", đoạn nhắm mắt cố tìm giấc ngủ. Vợ hắn hình như cũng cảm nhận được điều đó qua sự trỗi dậy của "viên dũng tướng", nhưng thấy hắn quay lưng lại, nàng cũng không dám quấy quả thêm.
Trằn trọc ít phút, nàng thấy nhớ nhà kinh khủng. Chỉ còn hai ngày nữa là Tết, hôm nay đã là 28, chắc giờ này cha mẹ nàng đang bấn lên với nồi bánh chưng. Nàng vớ chiếc hộp điều khiển TV, khẽ bật chương trình VTV4 rồi chỉnh cho âm thanh nhỏ nhất để khỏi kinh động đến giấc ngủ của chồng.
Hắn đang lim dim mắt với nụ cười đắc thắng của trẻ thơ, chợt nhổm hẳn dậy khi nghe từ TV giai điệu một bài hát:
Giữa giòng sông xanh, một bông hoa tím biếc.
Ơi con chim chiền chiện, hót chi mà vang lừng
Rừng cỏ cây trong sương
Tôi đưa tay hứng về...
Từ nhỏ, mỗi khi xuân về hắn thường nghe bài hát này, và cũng đã từ hơn mười năm nay, mỗi lần nghe cái giai điệu ấy, hắn lại nhớ về một kỉ niệm. Không, nói đúng hơn, hắn nhớ về một biến cố trong đời, một lần chết hụt, một mối tình thoảng qua thật đẹp. Đẹp như nhiều mối tình mà hắn đã có trong đời... Ấy là chuyện xảy ra vào một chiều đông giá...
* * *
... Tiếng máy xe ngắc ngứ, rồi câm tịt, mặc cho hắn ấn tẹt chân ga. Chiếc xe đứng khựng lại, ngoan cố như một con lừa - một con lừa bằng sắt vô tích sự.
Hắn nặng nề lê cái thân được bao bọc bởi chiếc áo khoác dày sụ ra khỏi xe, bật nắp ca bô. Lóng nga lóng ngóng, mãi vẫn không tháo được mấy con bu gi để kiểm tra phần điện, hắn bực mình lột chiếc găng tay. Nhưng vừa hở mấy ngón tay ra, hắn lại lập cập đeo vào bởi cái lạnh như cắt da cắt thịt. Hắn cuống cuồng, trời sắp tối. Thay xong mấy con bu gi, hắn lập cập chui vào xe và nín thở bật công tắc điện. Một tiếng "kẹt" khô khốc vang lên. Lại lập cập chui ra, lay lay nắn nắn mấy cái dây điện, rồi lại nín thở, hồi hộp quay chìa khoá. Chiếc xe vẫn im lìm như trêu tức. Mẹ kiếp, hắn bực tức đá vào cái xe, rồi mở nắp bình xăng, mặc dù đồng hồ báo nhiên liệu vẫn ở mức cho phép. Bình xăng vẫn còn quá nửa. Hắn cay đắng nhìn chiếc xe. Trình độ cơ khí của hắn chỉ đến thế, nghĩa là chỉ biết thay lốp, thay bu gi và kiểm tra xăng nhớt. Hắn đã giở hết võ rồi, mà chiếc xe vẫn câm lặng như một khối sắt vô tri vô giác.
Hắn nhìn đồng hồ, mới hơn bốn giờ chiều mà trời đã sẩm tối. Lạnh căm căm nhưng mồ hôi túa ra ướt đẫm, hắn đau khổ vò đầu bứt tai. Bỗng hắn nhớ đến cái TV cổ lỗ sĩ của mình. Mỗi khi nó giở chứng, đang nói chợt mất hình, hoặc còn hình mất tiếng thì hắn lại đấm một quả rõ mạnh vào cái vỏ nhựa. Lập tức mọi việc đều ổn, nghĩa là có cả hình lẫn tiếng. Hắn bèn run run đá vào thành xe mấy phát, rồi đập mấy cái thật mạnh vào phần chế hoà khí, rồi lại thành kính quay chìa khoá điện. Vô ích!
Hắn lại vắt óc và nhớ đến một câu chuyện của nhà văn Thổ Nhĩ Kì Azit Nexin nói về kinh nghiệm chữa máy kéo bằng nước đái của những người nông dân quê ông. Mặc cho cái rét ghê người, cực chẳng đã hắn vẫn phải tìm kiếm một lúc mới túm cổ được "ông bạn vàng", rồi đứng kiễng chân lên, nắn nót đái vào nắp máy. Rồi lại run run quay chìa khoá. Lần này thì thậm chí đến cả một tiếng "kẹt" khô khốc cũng không thèm có. Hắn tuyệt vọng thực sự.
Trời đã tối sậm. Những cơn gió vô hồn hun hút thổi, tuyết rơi như quất vào mặt.
Hắn đang ở giữa một thảo nguyên hoang vắng của nước Nga.
Cay đắng nhìn chiếc ba lô lèn chặt ních tiền rúp, số tiền khổng lồ mà hắn nhận của một soái để đi lùng mua vàng. Đã hơn một năm nay, bao nhiêu vàng của nước Nga chảy máu hết ra nước ngoài. Dân Cộng hăng hái đổ xô đi các nơi, vét sạch như chùi các cửa hàng kim hoàn. Vốn là một thằng tháo vát và mắc cái chứng bệnh thèm tiền kinh niên, hắn cũng xộc xạo khắp các xó xỉnh và gom được khá nhiều vàng để bán lại. Hắn kiếm được đã kha khá, nghĩa là gửi được ít tiền về cho mẹ hắn sửa cái nhà và mua thêm mảnh đất. Lần này, gã soái mà hắn hay đổ hàng tin tưởng giao cho một bịch tiền đầy ắp. Gã nói là đầu bên Ba Lan cần gấp, giá nào cũng mua, phết phảy lại cao, nên mặc dù dự báo thời tiết cực xấu, hắn vẫn hăm hở nhận nhiệm vụ, lên đường. Hắn đã tra bản đồ, và quyết định phóng xe băng qua thảo nguyên này để đến một thành phố công nghiệp sầm uất, nơi mà hắn hi vọng rằng chưa một thằng Cộng nào mò đến được, và vàng sẽ nằm ê hề trong ngăn tủ kính của các cửa hàng kim hoàn. Ôi, chỉ nghĩ đến những cái nhẫn dày, to như những lát dồi lợn, những đôi vòng xuyến lóng lánh, nặng trĩu đến rách cả tai đang có nguy cơ bị một thằng Cộng nào nhanh chân hơn vơ vét mất là hắn lại sôi hết cả máu lên, phóng xe như điên, không kể đường băng trơn như đổ mỡ.
Và bây giờ, hắn đang bơ vơ giữa cái thảo nguyên heo hút này.
Hắn tuyệt vọng nhìn quanh, mong thấy bóng một chiếc xe nào đó đi ngang qua. Không, tuyệt nhiên không. Vì vội vã muốn rút ngắn khoảng cách, hắn đã chọn con đường tắt hẻo lánh. Hắn bắt đầu ân hận. Hắn chợt thấy đói, và rét kinh người. Đã hơn bảy tiếng đồng hồ hắn chưa có miếng nào vào bụng, vì nghĩ rằng sẽ đến thành phố đó trước khi trời tối, tìm khách sạn nghỉ ngơi và đánh chén luôn thể. Hôm nay là ngày Tết cổ truyền, sáng mai mồng Một, hắn sẽ thong dong khoác chiếc ba lô đi gom độ dăm cân vàng là có thể yên tâm dẩu mỏ cử một điệu sáo "Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay". Đầu năm đã có lộc thì cả năm có mà mỏi tay đếm tiền! Ai ngờ!
Hắn đói quá rồi, và rét nữa. Cái dạ dày bất trị réo òng ọc. Răng hắn va vào nhau lập cập, người hắn run bần bật. Quãng đường đến thành phố còn những hơn trăm km nữa. Có mà mọc cánh như chim cũng không thể bay đến được trong cái lạnh ghê người này, chứ đừng nói đến chuyện cuốc bộ với cái dạ dày rỗng tuếch. Hắn hoang mang cao độ khi nghĩ tới những đoàn người chết gục trong băng giá Alaska trên đường đi tìm vàng mà hắn đã xem trong một bộ phim nào đó.
Nghĩ mình sắp chết, hắn thu nốt chút tàn lực, phóng tầm mắt nhìn lại một lần cuối cái nơi đồng không mông quạnh mà mình sắp gửi xác. Chỉ có gió hun hút và một màu trắng thê lương của băng tuyết. Hắn chợt thấy thèm thuốc. Lục trong túi áo khoác, còn một điếu duy nhất. Buồn bã đưa điếu thuốc đã nhàu nhĩ lên môi, hắn rít những hơi dài đến hóp cả má, cay đắng tận hưởng cái làn khói quyến rũ có lẽ là lần cuối trong đời.
Hắn khóc khi nghĩ đến cái dáng lụi cụi của mẹ giờ này ở một nơi rất xa đang tất tả lo bữa cơm cúng tất niên. Chắc chắn mẹ sẽ cầu xin trời phật phù hộ độ trì cho hắn được mạnh khoẻ, may mắn, rồi cả nhà sẽ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Có ai biết được rằng, hắn, cái nhân vật chắc chắn sẽ là chủ đề chính trong bữa ăn cuối năm kia, chỉ ít phút thôi sẽ ngã gục, rồi tuyết sẽ phủ lên thành một nấm mộ khổng lồ. Và biết đâu đấy, đến mùa xuân, khi tuyết tan, người ta sẽ tìm thấy xác hắn.
Hắn khóc thành tiếng, nức nở.
Như một nỗ lực cuối cùng của bất kì một kẻ tuyệt vọng nào, hắn nghĩ đến chuyện cầu nguyện Thượng Đế. Vốn là một kẻ vô thần, hắn có bao giờ thèm đếm xỉa gì đến Ngài. Nhưng giờ phút này, hắn quì xuống băng tuyết, mắt nhắm lại kính cẩn cầu nguyện, một việc mà hắn không bao giờ nghĩ đến khi ngồi trước bàn tiệc với những món ăn nóng hổi, rượu chảy ê hề như suối, và dĩ nhiên - bên cạnh những người đàn bà đẹp luôn trong tư thế sẵn sàng đón nhận "quả tên lửa" của hắn để phóng tới cánh cửa thiên đàng. Những lúc đó, giả sử Thượng Đế có hiện ra, thì hắn cũng sẵn sàng trợn mắt xơi tái ngài ngay tắp lự, chứ đừng nói đến chuyện cầu với chả xin.
Nhưng lúc này hắn muốn sám hối và cố gắng điểm lại những tội lỗi của mình để mong được tha thứ. Song nghĩ mãi, hắn thấy mình chẳng phạm phải một tội lỗi nào. Hắn chưa bao giờ giết người, chưa bao giờ lừa lọc, chưa bao giờ trộm cắp... Còn cái việc "à ơi" để đưa các bà các cô vào đời, chẳng lẽ đấy lại là tội lỗi? Hắn thoáng băn khoăn trong giây lát rồi tự nhủ: "Thôi, cứ cho đó là tội lỗi rồi thành khẩn mà nhận. Biết đâu lại được tha. Chẳng phải là cuộc đời này có rất nhiều kẻ chỉ nhờ luôn luôn cúi đầu mà phất như diều đó sao?". Chí đã quyết, hắn vận dụng tất cả cái vốn liếng còm cõi về tôn giáo của mình rồi cất lên những lời có cánh như sau: "Con lạy Đức Tối Cao anh minh và chí tôn! Xin ngài hãy ra tay cứu đỡ kẻ hèn yếu này qua cơn sóng gió. Hình như con đã vô tình phạm phải một vài điều răn nào đó khi quan hệ với những người khác giới. Nhưng nói thật để Ngài hiểu, không phải lần nào con cũng cố tình lừa đảo, mà cũng đôi khi bị người ta lừa lại. Dù gì đi nữa, con cũng phải rất vất vả để đưa những người phụ nữ đó lên được cái thiên đường nơi trần thế, đem lại niềm vui cho họ. Vậy xin Đấng Tối Cao vĩ đại nhón tay làm phúc mà cứu giúp cho con tai qua nạn khỏi. Nếu được thế, thì nhất định kẻ hèn này sẽ "ăn chay" trong vòng một tuần và làm lễ tế dâng lên Ngài một con cừu béo!"
Sau khi nói những lời có cánh đó, hắn thấy lòng thanh thản một cách kì lạ như được tiếp thêm sức mạnh và mở mắt ra. Kì diệu thay, tuyết đã ngừng rơi. Trời quang mây tạnh. Và hỡi ôi, từ phía xa xa, hắn thấy le lói một ánh đèn. Tưởng mình quáng gà, hắn dụi mắt một cách rất kĩ lưỡng rồi nhìn lại. Đúng, một ánh đèn! Ôi, Đức Ala vĩ đại toàn năng!
Mừng quýnh, hắn thầm cảm ơn Thượng Đế và lập cập đi về vùng ánh sáng. Quên cả đói rét, mệt nhọc, hắn vừa đi vừa chạy, mặc cho đường trơn như đổ mỡ với những cú ngã giập cả bi. Lúc đó hắn chỉ ước mơ một bát xúp, vài lát bánh mì đen và một chỗ ngả lưng trong kho đựng cỏ khô. Không, dứt khoát hắn không cần gì hơn!
Một lúc sau, hắn đã đứng trước ngôi nhà gỗ. Mừng ứa nước mắt, lấy hết sức bình sinh, hắn hối hả đập như điên vào chiếc cổng gỗ sồi nặng trịch. Vài phút trôi qua mà hắn thấy lâu như hàng thế kỉ. Cuối cùng, cánh cửa hé mở. Một bà lão da dẻ nhăn nhúm hiện ra.
Trông thấy cái vẻ tiều tuỵ của gã khách bộ hành, không đợi phải nhiều lời, bà cụ nắm tay lôi hắn vào ngồi bên cạnh chiếc lò sưởi đang cháy rừng rực trong phòng khách. Hắn mừng đến ứa nước mắt, ngồi co ro tận hưởng làn hơi ấm từ những thanh củi gỗ thông đang tí tách reo vui.
Một lát sau, bà cụ bưng ra cho hắn bát xúp khoai tây nóng hổi, chiếc bánh mì đen và cả một cốc samagol đầy ăm ắp. Hắn nghiến ngấu vồ lấy bát xúp, vừa ăn vừa rên lên. Chỉ một thoáng, hắn đã thanh toán xong bát xúp cùng cái bánh mì to như chiếc guốc, và dĩ nhiên, cốc rượu cũng cạn sạch.
Bà lão nhân hậu hiền từ ngồi nhìn hắn ăn, nở một nụ cười mãn nguyện.
Đã hơi tỉnh lại, hắn ngồi dựa lưng vào bức tường, khoan khoái duỗi đôi chân lúc này mới thấy mỏi nhừ, đau nhức vì những cú ngã chí mạng. Hắn rưng rưng nhìn bà cụ, lắp bắp mở lời cảm ơn.
Bà cụ vẫn hiền từ ngồi đó, nở một nụ cười hơi bí hiểm từa tựa nàng Mona Lisa.
Hắn đưa mắt nhìn quanh căn phòng. Nó nghèo nàn, đơn sơ như nhiều ngôi nhà ở nông thôn nước Nga mà hắn đã có dịp ghé qua. Trong góc phòng, một chiếc radio cũ rích to như cái thùng đựng gạo đứng chình ình. Hắn liếc nhìn đồng hồ, đã gần 7 giờ tối, nghĩa là đã sắp giao thừa.
Hắn thừ người ra, mừng vì đã thoát chết. Và hắn lại thấy nhớ nhà kinh khủng. Hắn lại nghĩ đến mẹ. Chắc chắn giờ này mẹ hắn đang cúng giao thừa ngoài sân, thể nào mẹ cũng khấn, cũng cầu xin cho hắn.
Hắn lại ứa nước mắt.
Hắn nhìn chiếc radio, và bỗng da diết thèm nghe một tiếng nói của quê hương, xứ sở. Lắp bắp thưa với bà cụ rằng hôm nay là ngày Tết của dân tộc, hắn xin được mở radio.
Bà tiên hiền hậu khẽ gật đầu, và vẫn nở một nụ cười bí hiểm của nàng Mona Lisa.
Hắn run run dò tìm làn sóng điện. Sau một loạt những tiếng lạo xạo, tạch tè, chợt một giọng nữ trong vắt ngân lên:
Giữa giòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang lừng
Rừng cỏ cây trong sương
Tôi đưa tay hứng về
Mùa xuân người cầm súng
Lộc trải dài trên nương
Mùa xuân người ra đồng...
Hắn lặng người đi bởi một cảm giác thật thiêng liêng, khó tả. Có ai ngờ rằng, vào đêm giao thừa trong ngôi nhà gỗ ở thảo nguyên của nước Nga, có một kẻ tha hương khốn khổ đang khóc vì sung sướng khi được nghe giọng hát từ quê hương.
Trong khi hắn còn đương thẫn thờ với bao cảm xúc nhớ nhung, xao xuyến, thì bà tiên cứu mạng (không, có lẽ tiên cũng không thể tốt được như vậy) lại gần vỗ vai:
- Con trai, con gặp ta trong hoàn cảnh này là do duyên trời định. Hôm nay là ngày Tết của con, nhưng cũng là một ngày vui của ta.
Hắn ngơ ngác. Vẫn với nụ cười hiền hậu nhưng bí hiểm, "nàng Mona Lisa" tiếp lời:
- Số là ta có một đứa cháu gái, bố mẹ nó thiệt mạng trong một trận bão tuyết từ khi nó còn đỏ hon hỏn. Ta nuôi nấng nó đã hơn mười tám năm giời. Đã từ lâu, nó cứ nằng nặc đòi lấy chồng. Nhưng đàn ông vùng này toàn là một lũ vô tích sự, nghèo rớt mồng tơi, lại tối ngày rượu chè be bét, nên ta chưa đồng ý gả nó cho ai. Hôm nay gặp con, ta mừng lắm, vì mùa đông năm ngoái, cũng có một chàng trai người Việt lạc đường trên thảo nguyên này và đến tá túc ở một nhà hàng xóm cách đây nửa ngày đường. Anh ta cũng có một cái ba lô to tướng, trong ních toàn tiền, có lẽ giống như cái ba lô của con vậy. Thế rồi, anh ấy trở thành rể của nhà kia và đã đổi đời cho cả gia đình vợ. Ta cứ mong chờ một người khách như vậy đã lâu và đêm ngày cầu nguyện. Cuối cùng, Chúa đã rủ lòng thương cái thân già này! Vậy thì cháu gái ta đây, nó là của con. Ta mong rằng con sẽ không từ chối món quà mọn này của ta!
Hắn há mồm ra vì ngạc nhiên và tưởng mình nghe nhầm. Nhưng không, vừa dứt lời, bà cụ vỗ tay ba phát dõng dạc, từ cửa căn phòng bên cạnh, một thiên thần lộng lẫy tóc vàng rực hiện ra, nhìn hắn cười tình tứ.
Hắn ngã phệt xuống đất vì vui sướng trước “món quà mọn” của bà tiên, rồi lại đứng bật lên. Hắn chợt thấy người khoẻ như chưa bao giờ khoẻ đến thế. Hắn lập tức quên béng mất lão Thượng Đế cùng cơn đói rét và cái chết đã ngàn cân treo sợi tóc bên ngoài thảo nguyên ít phút trước đây. Hắn không thấy đau buốt của đôi chân đầy những vết bầm tím do va đập. Lúc này, hắn chỉ còn thấy thiên thần mười tám tuổi với những đường cong tuyệt mĩ cùng đôi môi đang he hé như nụ hồng hàm tiếu gọi mời.
Đêm ấy, trong cái lạnh kinh người của mùa đông nước Nga, có một “con chim chiền chiện” hót mê mải, say sưa, như chưa bao giờ được hót……
Hắn đã đón một đêm Giao thừa không thể nào quên trong đời.
* * *
Còn bạn, nếu cũng muốn có một đêm Giao thừa tuyệt diệu như vậy, thì còn chần chừ gì nữa, hãy nhét đầy tiền vào ba lô và đi tìm vàng trên thảo nguyên nước Nga.
Và nhớ là phải hỏng xe đấy!
Ba Lan tháng Mười Một 2003.



- Kìa, anh đã ngủ rồi à?
Nàng lay lay vai hắn, giọng nũng nịu pha chút hờn dỗi.
Hắn giật mình, cố gắng dùng lí trí chống hai mí mắt lên rồi trả lời bằng cái giọng khê đặc:
- Đâu.., anh... đang... ngh...i...i...ĩ...
- Nghĩ cái gì? Giọng nàng tỏ vẻ cảnh giác.
- Thì nghĩ chứ còn nghĩ cái gì! Hắn ngập ngừng định nói cho xong chuyện.
- Nghĩ đến con nào phải không?
Nàng vùng hẳn dậy, nhìn thẳng vào mặt hắn, gằn giọng.
Lập tức, hắn tỉnh ngủ. Bao giờ cũng vậy, hắn luôn luôn tỉnh táo trước những câu hỏi dạng này. Ấy là cái lúc mà các noron thần kinh của hắn hoạt động một cách tích cực nhất. Lạy giời, đã nhiều năm nay hắn sống sót được là nhờ biết tỉnh táo vào những lúc như thế này.
- Dĩ nhiên là không rồi, em yêu! Anh làm quái gì có ai khác ngoài em ra!
Hắn điềm nhiên trả lời nàng bằng một thứ giọng đáng yêu nhất trên đời. Rồi ôm ghì cổ nàng, kéo xuống đặt một nụ hôn.
Nàng vùng vằng, quẫy người ra tránh cái hôn của hắn:
- Lại còn chối? Vào cái lúc nửa đêm này mà nghĩ, thì dứt khoát là anh nghĩ đến con nào rồi. Biết ngay mà, anh chỉ lừa dối tôi thôi! Hu hu...
Nàng bắt đầu thút thít.
Không ổn rồi! Hoàn toàn không ổn rồi! "Mẹ kiếp, cũng là lỗi tại mình!" - hắn tự đay nghiến. Ai bảo hôm trước lú lẫn thế nào mà trong lúc dùng lưỡi mân mê cái vành tai dưới của nàng, hắn lại thủ thỉ: "Hương, anh yêu em vô cùng!". Đang mềm nhũ trong tay hắn, nàng cũng lập tức bật dậy, hất hắn ngã lăn xuống, rồi rít lên: "Cái gì, anh vừa nói cái gì?"
Hắn sợ chết khiếp khi biết mình gọi nhầm tên con bồ, tim đập thình thịch như muốn nhảy hẳn ra ngoài. Chết mẹ! Làm sao bây giờ? Giả sử tên nàng cũng mang cái vần "ương", kiểu như: Phương, Xương, Lương..., gì đó thì dứt khoát hắn đã chối bay chối biến và khẳng định là nàng nghe nhầm. Nhưng đằng này, cái tên cha sinh mẹ đẻ của nàng chẳng dính giáng chó gì đến cái vần "ương" quái ác kia. Rõ ràng là thế, "Mít" và "Hương" là hai cái tên hoàn toàn khác nhau, thậm chí kể cả một chút họ hàng xa cũng không hề có. Ơ, hượm đã! À, mà có đấy! Đúng rồi!
Hắn lập tức nhìn nàng bằng cặp mặt ngạo nghễ và dõng dạc nhắc lại từng chữ:
- Ôi - mùi - hương - anh - yêu - em - vô - cùng.
Nàng ngạc nhiên trước thái độ bình tĩnh đến kì lạ của hắn, giọng ngập ngừng:
- Mùi Hương là ...
Không để cho nàng dứt lời, hắn cười rất to ra vẻ phấn khởi tột độ rồi giải thích bằng một thứ giọng đầy từ bi:
- Mùi hương, là cái mùi hương thơm từ thân thể em toát ra ấy còn gì. Mít thì dứt khoát là phải thơm rồi còn gì. Có thế mà cũng không... đoán được ra. Dốt, dốt quá!
Hắn lại cười thật to. Trong lúc nàng còn đang nửa phân vân, nửa vui sướng, nửa nghi ngờ cái thằng chồng "công ít tội nhiều" này thì hắn còn cười to hơn và âu yếm vòng tay qua lưng nhẹ nhàng hạ nàng nằm xuống.
Lần ấy thế là tạm ổn. Nhưng còn lần này?
Hắn căng óc ra nghĩ kế. Rồi bất chợt, hắn đập mạnh tay xuống giường, hắng giọng, quát khẽ:
- Cô hành hạ tôi vừa vừa chứ? - Vừa nói hắn vừa đưa mắt liếc nhanh vợ.
Thấy nàng đã bớt sụt sịt, hắn hơi yên tâm và quát to hơn một tí: Cả ngày đã mệt mỏi hết tiền lại hàng, hàng lại tiền...
Nàng ngừng khóc - hắn càng quát to: Tối đến lại còn phải "nộp thuế". Còn gì là người nữa?
Vợ hắn phân vân nhìn hắn, không hiểu thằng cha này định giở trò gì?
Còn hắn lại càng được thể, quát tướng lên: Cô nhìn cái thân thể của tôi đây này.
Lần này thì thực sự hắn rống lên, và thầm sung sướng vì không ngờ cái giọng của mình lại oai như vậy. Rồi hắn nhảy phắt xuống đất, hùng hổ chỉ tay vào mấy giẻ xương sườn (dĩ nhiên là sau khi đã cố hóp bụng vào cho mấy cái giẻ xương ấy lộ ra).
Nàng nhìn thái độ hùng hổ của hắn, vẻ bối rối.
- Chứ không à - hắn tiếp tục gầm lên - trong khi cô ngủ thì tôi đang phải căng óc ra nghĩ cách giải quyết cái lô hàng "cốp" của nhà mụ Y. Thế mà cô không thương tôi, lại còn bầy đặt chuyện ghen tuông vớ vẩn. Vừa vừa thôi, sức chịu đựng của tôi sắp hết rồi!
Hắn thở hổn hển, giọng run run ra chiều phẫn nộ. Chưa hết, hắn còn cố giật giật cơ má để tăng thêm phần xúc động.
Nàng hoang mang cao độ. Ờ, chẳng lẽ...? Rõ ràng là hắn không lúng túng, quanh co như thái độ của mấy gã chồng các cô bạn nàng. Bọn kia sau khi bị vợ nghi ngờ, tra hỏi thì đều ấp úng ngậm hột thị và đầu thú hết. Rõ ràng là mấy con bạn gái của nàng kể cho nàng nghe như vậy cơ mà? Chúng nó còn truyền kinh nghiệm cho nàng: "Nếu thấy các lão ấy mà lúng túng, mặt tái đi khi bị mình bắt nọn thì dứt khoát là có chuyện rồi. Phải lấn tới, làm cho ra nhẽ!". Nàng cố ghi nhớ những chiêu thức "bắt nọn quyền" ấy và cũng thử với chồng mình (số là sau cái vụ "Hương" với "Mít" kia, nàng cũng hơi nghi ngờ chồng và đem chuyện đó ra thỉnh mấy con bạn thân). Nhưng đằng này thì hắn lại hoàn toàn khác. Hắn gào lên bằng một giọng bi ai, mặt đỏ ké như thằng đốt nhà. Mà hình như mắt còn rớm lệ nữa. Thôi, đích thị là nàng nghi oan cho chồng mình rồi. Nàng thấy ân hận quá! Nàng thấy mình thực vô tích sự! Nàng thấy thương và yêu hắn quá! Kìa, mà sao hắn chớp mắt liên tục thế kia? Hắn khóc thật rồi!
Nàng vội vàng đứng lên, chạy đến ôm chầm lấy hắn, gục đầu vào bộ ngực nở nang, miệng thì thầm:
- Em xin lỗi! Đừng giận em nữa, em yêu anh nên mới ghen thôi mà!
Thấy vợ nhũn như con chi chi, hắn mừng như cha chết sống lại, nhưng vẫn gằn giọng:
- Hừ, tôi xin kiếu cái kiểu yêu này của cô.
Nàng lại cuống cuồng ôm hắn chặt hơn. Hắn nghiến răng cố giữ cho khỏi bật cười rồi quát khẽ với giọng của một ông giáo cấp III:
- Lần sau nhớ không có được ghen tuông vớ vẩn nữa, nghe không?
Nàng gật đầu ngoan ngoãn như một cô học trò nhỏ.
Hắn bế vợ lên giường, định làm một "quả" nữa để tự thưởng cho sự nhanh trí của mình, nhưng chợt nhớ ra cái vẻ thiểu não, mệt mỏi mà hắn đã diễn rất xuất sắc ít phút trước, bèn tặc lưỡi: "Thôi, để mai. Cơm chưa ăn thì gạo còn đó, lo gì!", đoạn nhắm mắt cố tìm giấc ngủ. Vợ hắn hình như cũng cảm nhận được điều đó qua sự trỗi dậy của "viên dũng tướng", nhưng thấy hắn quay lưng lại, nàng cũng không dám quấy quả thêm.
Trằn trọc ít phút, nàng thấy nhớ nhà kinh khủng. Chỉ còn hai ngày nữa là Tết, hôm nay đã là 28, chắc giờ này cha mẹ nàng đang bấn lên với nồi bánh chưng. Nàng vớ chiếc hộp điều khiển TV, khẽ bật chương trình VTV4 rồi chỉnh cho âm thanh nhỏ nhất để khỏi kinh động đến giấc ngủ của chồng.
Hắn đang lim dim mắt với nụ cười đắc thắng của trẻ thơ, chợt nhổm hẳn dậy khi nghe từ TV giai điệu một bài hát:
Giữa giòng sông xanh, một bông hoa tím biếc.
Ơi con chim chiền chiện, hót chi mà vang lừng
Rừng cỏ cây trong sương
Tôi đưa tay hứng về...
Từ nhỏ, mỗi khi xuân về hắn thường nghe bài hát này, và cũng đã từ hơn mười năm nay, mỗi lần nghe cái giai điệu ấy, hắn lại nhớ về một kỉ niệm. Không, nói đúng hơn, hắn nhớ về một biến cố trong đời, một lần chết hụt, một mối tình thoảng qua thật đẹp. Đẹp như nhiều mối tình mà hắn đã có trong đời... Ấy là chuyện xảy ra vào một chiều đông giá...
* * *
... Tiếng máy xe ngắc ngứ, rồi câm tịt, mặc cho hắn ấn tẹt chân ga. Chiếc xe đứng khựng lại, ngoan cố như một con lừa - một con lừa bằng sắt vô tích sự.
Hắn nặng nề lê cái thân được bao bọc bởi chiếc áo khoác dày sụ ra khỏi xe, bật nắp ca bô. Lóng nga lóng ngóng, mãi vẫn không tháo được mấy con bu gi để kiểm tra phần điện, hắn bực mình lột chiếc găng tay. Nhưng vừa hở mấy ngón tay ra, hắn lại lập cập đeo vào bởi cái lạnh như cắt da cắt thịt. Hắn cuống cuồng, trời sắp tối. Thay xong mấy con bu gi, hắn lập cập chui vào xe và nín thở bật công tắc điện. Một tiếng "kẹt" khô khốc vang lên. Lại lập cập chui ra, lay lay nắn nắn mấy cái dây điện, rồi lại nín thở, hồi hộp quay chìa khoá. Chiếc xe vẫn im lìm như trêu tức. Mẹ kiếp, hắn bực tức đá vào cái xe, rồi mở nắp bình xăng, mặc dù đồng hồ báo nhiên liệu vẫn ở mức cho phép. Bình xăng vẫn còn quá nửa. Hắn cay đắng nhìn chiếc xe. Trình độ cơ khí của hắn chỉ đến thế, nghĩa là chỉ biết thay lốp, thay bu gi và kiểm tra xăng nhớt. Hắn đã giở hết võ rồi, mà chiếc xe vẫn câm lặng như một khối sắt vô tri vô giác.
Hắn nhìn đồng hồ, mới hơn bốn giờ chiều mà trời đã sẩm tối. Lạnh căm căm nhưng mồ hôi túa ra ướt đẫm, hắn đau khổ vò đầu bứt tai. Bỗng hắn nhớ đến cái TV cổ lỗ sĩ của mình. Mỗi khi nó giở chứng, đang nói chợt mất hình, hoặc còn hình mất tiếng thì hắn lại đấm một quả rõ mạnh vào cái vỏ nhựa. Lập tức mọi việc đều ổn, nghĩa là có cả hình lẫn tiếng. Hắn bèn run run đá vào thành xe mấy phát, rồi đập mấy cái thật mạnh vào phần chế hoà khí, rồi lại thành kính quay chìa khoá điện. Vô ích!
Hắn lại vắt óc và nhớ đến một câu chuyện của nhà văn Thổ Nhĩ Kì Azit Nexin nói về kinh nghiệm chữa máy kéo bằng nước đái của những người nông dân quê ông. Mặc cho cái rét ghê người, cực chẳng đã hắn vẫn phải tìm kiếm một lúc mới túm cổ được "ông bạn vàng", rồi đứng kiễng chân lên, nắn nót đái vào nắp máy. Rồi lại run run quay chìa khoá. Lần này thì thậm chí đến cả một tiếng "kẹt" khô khốc cũng không thèm có. Hắn tuyệt vọng thực sự.
Trời đã tối sậm. Những cơn gió vô hồn hun hút thổi, tuyết rơi như quất vào mặt.
Hắn đang ở giữa một thảo nguyên hoang vắng của nước Nga.
Cay đắng nhìn chiếc ba lô lèn chặt ních tiền rúp, số tiền khổng lồ mà hắn nhận của một soái để đi lùng mua vàng. Đã hơn một năm nay, bao nhiêu vàng của nước Nga chảy máu hết ra nước ngoài. Dân Cộng hăng hái đổ xô đi các nơi, vét sạch như chùi các cửa hàng kim hoàn. Vốn là một thằng tháo vát và mắc cái chứng bệnh thèm tiền kinh niên, hắn cũng xộc xạo khắp các xó xỉnh và gom được khá nhiều vàng để bán lại. Hắn kiếm được đã kha khá, nghĩa là gửi được ít tiền về cho mẹ hắn sửa cái nhà và mua thêm mảnh đất. Lần này, gã soái mà hắn hay đổ hàng tin tưởng giao cho một bịch tiền đầy ắp. Gã nói là đầu bên Ba Lan cần gấp, giá nào cũng mua, phết phảy lại cao, nên mặc dù dự báo thời tiết cực xấu, hắn vẫn hăm hở nhận nhiệm vụ, lên đường. Hắn đã tra bản đồ, và quyết định phóng xe băng qua thảo nguyên này để đến một thành phố công nghiệp sầm uất, nơi mà hắn hi vọng rằng chưa một thằng Cộng nào mò đến được, và vàng sẽ nằm ê hề trong ngăn tủ kính của các cửa hàng kim hoàn. Ôi, chỉ nghĩ đến những cái nhẫn dày, to như những lát dồi lợn, những đôi vòng xuyến lóng lánh, nặng trĩu đến rách cả tai đang có nguy cơ bị một thằng Cộng nào nhanh chân hơn vơ vét mất là hắn lại sôi hết cả máu lên, phóng xe như điên, không kể đường băng trơn như đổ mỡ.
Và bây giờ, hắn đang bơ vơ giữa cái thảo nguyên heo hút này.
Hắn tuyệt vọng nhìn quanh, mong thấy bóng một chiếc xe nào đó đi ngang qua. Không, tuyệt nhiên không. Vì vội vã muốn rút ngắn khoảng cách, hắn đã chọn con đường tắt hẻo lánh. Hắn bắt đầu ân hận. Hắn chợt thấy đói, và rét kinh người. Đã hơn bảy tiếng đồng hồ hắn chưa có miếng nào vào bụng, vì nghĩ rằng sẽ đến thành phố đó trước khi trời tối, tìm khách sạn nghỉ ngơi và đánh chén luôn thể. Hôm nay là ngày Tết cổ truyền, sáng mai mồng Một, hắn sẽ thong dong khoác chiếc ba lô đi gom độ dăm cân vàng là có thể yên tâm dẩu mỏ cử một điệu sáo "Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay". Đầu năm đã có lộc thì cả năm có mà mỏi tay đếm tiền! Ai ngờ!
Hắn đói quá rồi, và rét nữa. Cái dạ dày bất trị réo òng ọc. Răng hắn va vào nhau lập cập, người hắn run bần bật. Quãng đường đến thành phố còn những hơn trăm km nữa. Có mà mọc cánh như chim cũng không thể bay đến được trong cái lạnh ghê người này, chứ đừng nói đến chuyện cuốc bộ với cái dạ dày rỗng tuếch. Hắn hoang mang cao độ khi nghĩ tới những đoàn người chết gục trong băng giá Alaska trên đường đi tìm vàng mà hắn đã xem trong một bộ phim nào đó.
Nghĩ mình sắp chết, hắn thu nốt chút tàn lực, phóng tầm mắt nhìn lại một lần cuối cái nơi đồng không mông quạnh mà mình sắp gửi xác. Chỉ có gió hun hút và một màu trắng thê lương của băng tuyết. Hắn chợt thấy thèm thuốc. Lục trong túi áo khoác, còn một điếu duy nhất. Buồn bã đưa điếu thuốc đã nhàu nhĩ lên môi, hắn rít những hơi dài đến hóp cả má, cay đắng tận hưởng cái làn khói quyến rũ có lẽ là lần cuối trong đời.
Hắn khóc khi nghĩ đến cái dáng lụi cụi của mẹ giờ này ở một nơi rất xa đang tất tả lo bữa cơm cúng tất niên. Chắc chắn mẹ sẽ cầu xin trời phật phù hộ độ trì cho hắn được mạnh khoẻ, may mắn, rồi cả nhà sẽ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Có ai biết được rằng, hắn, cái nhân vật chắc chắn sẽ là chủ đề chính trong bữa ăn cuối năm kia, chỉ ít phút thôi sẽ ngã gục, rồi tuyết sẽ phủ lên thành một nấm mộ khổng lồ. Và biết đâu đấy, đến mùa xuân, khi tuyết tan, người ta sẽ tìm thấy xác hắn.
Hắn khóc thành tiếng, nức nở.
Như một nỗ lực cuối cùng của bất kì một kẻ tuyệt vọng nào, hắn nghĩ đến chuyện cầu nguyện Thượng Đế. Vốn là một kẻ vô thần, hắn có bao giờ thèm đếm xỉa gì đến Ngài. Nhưng giờ phút này, hắn quì xuống băng tuyết, mắt nhắm lại kính cẩn cầu nguyện, một việc mà hắn không bao giờ nghĩ đến khi ngồi trước bàn tiệc với những món ăn nóng hổi, rượu chảy ê hề như suối, và dĩ nhiên - bên cạnh những người đàn bà đẹp luôn trong tư thế sẵn sàng đón nhận "quả tên lửa" của hắn để phóng tới cánh cửa thiên đàng. Những lúc đó, giả sử Thượng Đế có hiện ra, thì hắn cũng sẵn sàng trợn mắt xơi tái ngài ngay tắp lự, chứ đừng nói đến chuyện cầu với chả xin.
Nhưng lúc này hắn muốn sám hối và cố gắng điểm lại những tội lỗi của mình để mong được tha thứ. Song nghĩ mãi, hắn thấy mình chẳng phạm phải một tội lỗi nào. Hắn chưa bao giờ giết người, chưa bao giờ lừa lọc, chưa bao giờ trộm cắp... Còn cái việc "à ơi" để đưa các bà các cô vào đời, chẳng lẽ đấy lại là tội lỗi? Hắn thoáng băn khoăn trong giây lát rồi tự nhủ: "Thôi, cứ cho đó là tội lỗi rồi thành khẩn mà nhận. Biết đâu lại được tha. Chẳng phải là cuộc đời này có rất nhiều kẻ chỉ nhờ luôn luôn cúi đầu mà phất như diều đó sao?". Chí đã quyết, hắn vận dụng tất cả cái vốn liếng còm cõi về tôn giáo của mình rồi cất lên những lời có cánh như sau: "Con lạy Đức Tối Cao anh minh và chí tôn! Xin ngài hãy ra tay cứu đỡ kẻ hèn yếu này qua cơn sóng gió. Hình như con đã vô tình phạm phải một vài điều răn nào đó khi quan hệ với những người khác giới. Nhưng nói thật để Ngài hiểu, không phải lần nào con cũng cố tình lừa đảo, mà cũng đôi khi bị người ta lừa lại. Dù gì đi nữa, con cũng phải rất vất vả để đưa những người phụ nữ đó lên được cái thiên đường nơi trần thế, đem lại niềm vui cho họ. Vậy xin Đấng Tối Cao vĩ đại nhón tay làm phúc mà cứu giúp cho con tai qua nạn khỏi. Nếu được thế, thì nhất định kẻ hèn này sẽ "ăn chay" trong vòng một tuần và làm lễ tế dâng lên Ngài một con cừu béo!"
Sau khi nói những lời có cánh đó, hắn thấy lòng thanh thản một cách kì lạ như được tiếp thêm sức mạnh và mở mắt ra. Kì diệu thay, tuyết đã ngừng rơi. Trời quang mây tạnh. Và hỡi ôi, từ phía xa xa, hắn thấy le lói một ánh đèn. Tưởng mình quáng gà, hắn dụi mắt một cách rất kĩ lưỡng rồi nhìn lại. Đúng, một ánh đèn! Ôi, Đức Ala vĩ đại toàn năng!
Mừng quýnh, hắn thầm cảm ơn Thượng Đế và lập cập đi về vùng ánh sáng. Quên cả đói rét, mệt nhọc, hắn vừa đi vừa chạy, mặc cho đường trơn như đổ mỡ với những cú ngã giập cả bi. Lúc đó hắn chỉ ước mơ một bát xúp, vài lát bánh mì đen và một chỗ ngả lưng trong kho đựng cỏ khô. Không, dứt khoát hắn không cần gì hơn!
Một lúc sau, hắn đã đứng trước ngôi nhà gỗ. Mừng ứa nước mắt, lấy hết sức bình sinh, hắn hối hả đập như điên vào chiếc cổng gỗ sồi nặng trịch. Vài phút trôi qua mà hắn thấy lâu như hàng thế kỉ. Cuối cùng, cánh cửa hé mở. Một bà lão da dẻ nhăn nhúm hiện ra.
Trông thấy cái vẻ tiều tuỵ của gã khách bộ hành, không đợi phải nhiều lời, bà cụ nắm tay lôi hắn vào ngồi bên cạnh chiếc lò sưởi đang cháy rừng rực trong phòng khách. Hắn mừng đến ứa nước mắt, ngồi co ro tận hưởng làn hơi ấm từ những thanh củi gỗ thông đang tí tách reo vui.
Một lát sau, bà cụ bưng ra cho hắn bát xúp khoai tây nóng hổi, chiếc bánh mì đen và cả một cốc samagol đầy ăm ắp. Hắn nghiến ngấu vồ lấy bát xúp, vừa ăn vừa rên lên. Chỉ một thoáng, hắn đã thanh toán xong bát xúp cùng cái bánh mì to như chiếc guốc, và dĩ nhiên, cốc rượu cũng cạn sạch.
Bà lão nhân hậu hiền từ ngồi nhìn hắn ăn, nở một nụ cười mãn nguyện.
Đã hơi tỉnh lại, hắn ngồi dựa lưng vào bức tường, khoan khoái duỗi đôi chân lúc này mới thấy mỏi nhừ, đau nhức vì những cú ngã chí mạng. Hắn rưng rưng nhìn bà cụ, lắp bắp mở lời cảm ơn.
Bà cụ vẫn hiền từ ngồi đó, nở một nụ cười hơi bí hiểm từa tựa nàng Mona Lisa.
Hắn đưa mắt nhìn quanh căn phòng. Nó nghèo nàn, đơn sơ như nhiều ngôi nhà ở nông thôn nước Nga mà hắn đã có dịp ghé qua. Trong góc phòng, một chiếc radio cũ rích to như cái thùng đựng gạo đứng chình ình. Hắn liếc nhìn đồng hồ, đã gần 7 giờ tối, nghĩa là đã sắp giao thừa.
Hắn thừ người ra, mừng vì đã thoát chết. Và hắn lại thấy nhớ nhà kinh khủng. Hắn lại nghĩ đến mẹ. Chắc chắn giờ này mẹ hắn đang cúng giao thừa ngoài sân, thể nào mẹ cũng khấn, cũng cầu xin cho hắn.
Hắn lại ứa nước mắt.
Hắn nhìn chiếc radio, và bỗng da diết thèm nghe một tiếng nói của quê hương, xứ sở. Lắp bắp thưa với bà cụ rằng hôm nay là ngày Tết của dân tộc, hắn xin được mở radio.
Bà tiên hiền hậu khẽ gật đầu, và vẫn nở một nụ cười bí hiểm của nàng Mona Lisa.
Hắn run run dò tìm làn sóng điện. Sau một loạt những tiếng lạo xạo, tạch tè, chợt một giọng nữ trong vắt ngân lên:
Giữa giòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang lừng
Rừng cỏ cây trong sương
Tôi đưa tay hứng về
Mùa xuân người cầm súng
Lộc trải dài trên nương
Mùa xuân người ra đồng...
Hắn lặng người đi bởi một cảm giác thật thiêng liêng, khó tả. Có ai ngờ rằng, vào đêm giao thừa trong ngôi nhà gỗ ở thảo nguyên của nước Nga, có một kẻ tha hương khốn khổ đang khóc vì sung sướng khi được nghe giọng hát từ quê hương.
Trong khi hắn còn đương thẫn thờ với bao cảm xúc nhớ nhung, xao xuyến, thì bà tiên cứu mạng (không, có lẽ tiên cũng không thể tốt được như vậy) lại gần vỗ vai:
- Con trai, con gặp ta trong hoàn cảnh này là do duyên trời định. Hôm nay là ngày Tết của con, nhưng cũng là một ngày vui của ta.
Hắn ngơ ngác. Vẫn với nụ cười hiền hậu nhưng bí hiểm, "nàng Mona Lisa" tiếp lời:
- Số là ta có một đứa cháu gái, bố mẹ nó thiệt mạng trong một trận bão tuyết từ khi nó còn đỏ hon hỏn. Ta nuôi nấng nó đã hơn mười tám năm giời. Đã từ lâu, nó cứ nằng nặc đòi lấy chồng. Nhưng đàn ông vùng này toàn là một lũ vô tích sự, nghèo rớt mồng tơi, lại tối ngày rượu chè be bét, nên ta chưa đồng ý gả nó cho ai. Hôm nay gặp con, ta mừng lắm, vì mùa đông năm ngoái, cũng có một chàng trai người Việt lạc đường trên thảo nguyên này và đến tá túc ở một nhà hàng xóm cách đây nửa ngày đường. Anh ta cũng có một cái ba lô to tướng, trong ních toàn tiền, có lẽ giống như cái ba lô của con vậy. Thế rồi, anh ấy trở thành rể của nhà kia và đã đổi đời cho cả gia đình vợ. Ta cứ mong chờ một người khách như vậy đã lâu và đêm ngày cầu nguyện. Cuối cùng, Chúa đã rủ lòng thương cái thân già này! Vậy thì cháu gái ta đây, nó là của con. Ta mong rằng con sẽ không từ chối món quà mọn này của ta!
Hắn há mồm ra vì ngạc nhiên và tưởng mình nghe nhầm. Nhưng không, vừa dứt lời, bà cụ vỗ tay ba phát dõng dạc, từ cửa căn phòng bên cạnh, một thiên thần lộng lẫy tóc vàng rực hiện ra, nhìn hắn cười tình tứ.
Hắn ngã phệt xuống đất vì vui sướng trước “món quà mọn” của bà tiên, rồi lại đứng bật lên. Hắn chợt thấy người khoẻ như chưa bao giờ khoẻ đến thế. Hắn lập tức quên béng mất lão Thượng Đế cùng cơn đói rét và cái chết đã ngàn cân treo sợi tóc bên ngoài thảo nguyên ít phút trước đây. Hắn không thấy đau buốt của đôi chân đầy những vết bầm tím do va đập. Lúc này, hắn chỉ còn thấy thiên thần mười tám tuổi với những đường cong tuyệt mĩ cùng đôi môi đang he hé như nụ hồng hàm tiếu gọi mời.
Đêm ấy, trong cái lạnh kinh người của mùa đông nước Nga, có một “con chim chiền chiện” hót mê mải, say sưa, như chưa bao giờ được hót……
Hắn đã đón một đêm Giao thừa không thể nào quên trong đời.
* * *
Còn bạn, nếu cũng muốn có một đêm Giao thừa tuyệt diệu như vậy, thì còn chần chừ gì nữa, hãy nhét đầy tiền vào ba lô và đi tìm vàng trên thảo nguyên nước Nga.
Và nhớ là phải hỏng xe đấy!

Ba Lan tháng Mười Một 2003.

Các tác phẩm khác của Trần Hoài Văn

VỢ NGOẠI

Sự Tích Loài Chim Không Biết Hót

Sống Mãi Tuổi Mười Ba

Nơi ấy có một loài hoa

Một Ngày Không Bình Thường

Một ngày đi bụi

Kẻ cắp Bà già

Chuyện thằng Chanh

Chuyện Internet Quê Tôi

Chuyện dành cho những người thích đùa

Chú Đình

Bao giờ ???