watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bức thư không gửi - tác giả Valery Ossipov Valery Ossipov

Bức thư không gửi

Tác giả: Valery Ossipov

Đã hai tuần lễ nay, chúng tôi phải nằm chờ máy bay trong một xóm nhỏ heo hút giữa rùng Taiga hoang sơ của vùng Iacut. Bọn chúng tôi có bảy người: ba cán bộ địa chất, ba kỹ sư địa vật lý và một nhà báo. Đi cùng các nhóm khảo sát khác nhau trong rừng Taiga, mỗi người đều có nhiệm vụ riêng của mình, chúng tôi tình cờ gặp nhau tại bãi đỗ máy bay trong xóm nhỏ này. Và tất cả đều cần phải bay gấp về thị trấn, trụ sở trung tâm của đoàn khảo sát thăm dò.
Sáng ra, khi mặt trời còn chưa mọc, chúng tôi đã vượt qua con sông nhỏ sang một đọt cát lớn dùng làm bãi đỗ máy bay, ngồi lên những con thuyền úp ngược và rầu rĩ nhìn ra nơi chân trời. Chúng tôi cứ ngồi im lặng như thế đến tận trưa. Ở những vùng này, tán dóc trong lúc đợi máy bay bị coi là một điềm gở.
Đến trưa, chúng tôi lấy đồ hộp, lưong khô trong balô ra, và vừa uể oải nhai bữa trưa đạm bạc, vừa than thở với nhau về thời tiết tồi tệ, về những đám cháy rừng kéo dài. Bây giờ thì không ai kiêng giữ điềm gở gì nữa, vì mọi người đều biết rằng dù sao thì sang buổi chiều máy báy cũng chẳng đến – nó sẽ không trở về căn cứ kịp trước lúc trời tối. Tuy vậy chúng tôi vẫn tiếp tục ngồi ở bãi đợi đến tận chiều.
Khi trời bắt đầu tối, chúng tôi khóac những chiếc balô đã nhẹ bớt đi sau một ngày và uể oải lê ủng trên sỏi, trở ra bến đò. chiếc thuyền con chở quá nặng, nước mấp mé tràn vào cả hai bên mạn, chỉ chực chìm xuống đáy sông bất kỳ lúc nào, cuối cùng rồi cũng đã cập bến an toàn. Sau khi dốc sạch nước trong ủng và vắt khô các vạt áo khóac ngoài, chúng tôi kéo nhau đi hong đồ đạc – và cũng là để ngủ qua đêm – trong một ngôi nhà đứng đơn độc bên bờ sông. Chủ nhân của ngôi nhà là Ivan Xemonovich, nhân viên phụ trách điện đài, là một người sống độc thân, vẻ mặt lúc nào cũng cau có.
Ngôi nhà của Ivan Xemonovich vừa làm chỗ ở, đồng thời vừa làm xưởng sữa chữa điện đài. Mấy chiếc giường xếp trải những chiếc chăn chui đầy vết dấu mỡ đặt dọc theo các bức tường, Ivan Xemonovich ngủ trên một trong những chiếc giường đó, tất cả còn lại dành cho bất cứ người khách Taiga nào có việc phải đi qua xóm. Phần nhà ngoài chất đầy những hòm sắt nặng có tay nắm làm bằng êbônít tròn trịa, và vô số những sợi dây điện – chúng hình như không có đầu, cũng không cuối – chăng dọc ngang chằng chịt. Hàng chục bóng đèn trông như ánh mắt mèo, đỏ có, xanh có, nhấp nháy một cách nghịch ngợm, và suốt ngày đêm, từ ngôi nhà lúc nào cũng vang lên những tiếng chíp chíp.
Ivan Xemonovich phụ trách việc liên lạc với các nhóm khảo sát địa chất làm việc trong rừng Taiga, và một ngày ba lần thông báo thời tiết cho các phi công đang bay làm nhiệm vụ. Suốt ngày đêm, ông ngồi bên máy với chiếc ống nghe vòng qua đầu và gõ cần điện tạch tè đơn điệu vào không gian.
Chuẩn bị chỗ ngủ xong xuôi, chúng tôi ngồi xúm lại uống trà, nằm dài trên những chiếc chăn chui và nhấm nháp thứ trà đặc Taiga đựng trong các vỏ đồ hộp cũ, giữa chúng tôi bỗng nhiên nổ ra một cuộc bàn luận rất sôi nổi về lòng hy sinh của một con người. Tôi không nhớ câu chuyện bắt đầu từ đâu, có lẽ một người nào đó vô tình gợi lên, vài người góp thêm vào, cả mấy phút sau, cuộc bàn luận đã lôi cuốn tất cả mọi người tham gia, chỉ trừ chủ nhà và người bạn đồng hành của chúng tôi - một kỹ sư địa chất đã đứng tuổi, vẻ mặt cau có với những đường cắt ngang dọc trên trán. Ivan Xemonovich , vẫn như thường lệ, ngồi bên máy, với chiếc ống nghe vòng qua đầu; còn người kỹ sư địa chất với vẻ mặt cau có nằm trên giường, hai tay đặt dưới gối, mắt nhìn lên trần nhà, im lặng hút thuốc.
Ngay từ đầu, ý kiến đã chia ra làm hai phe. Một số cho rằng người ta chỉ có thể hy sinh thân mình khi thấy được rõ rang mục đích vì cái gì mà hiến dâng cả cuộc đời. Một số khác lại khẳng định sự hy sinh chỉ là kết quả của một cơn xúc động cao độ, của sự chấn động tình cảm, rằng con người có thể hy sinh thân mình mà không cần suy tính, chỉ theo cảm hứng. Người bảo vệ đặc biệt hăng hái cho quan điểm thứ hai này là một anh chàng kỹ sư địa vật lý, chừng hăm nham tuổi, da đen nhẻm, tóc rối bù. Anh ta có khuôn mặt gầy gò, tái nhợt và cặp mắt to màu xanh xám.
Lúc đầu, người kỹ sư địa chất với vẻ mặt cau có ( họ anh ta là Tarianôp ) có vẻ như hoàn toàn không quan tâm đến câu chuyện của chúng tôi. Nhưng dần dần, khi cuộc tranh cãi bắt đầu trở nên sôi nổi, và anh chàng địa vật lý trong cơn hăng hái, đã nhảy ra giữa nhà, vung tay, múa chân, hét tuớng lên một điều gì đó không ai nghe rõ, Tarianốp đang nằm trên giường liền ngồi dậy, giơ tay lên như một cậu học trò xin phát biểu trong giờ học, và nói khẽ:
- Cho tôi xin nói một tý …
Tất cả chúng tôi đều quay lại, chăm chú nhìn anh
- Tôi sẽ không tranh luận với ai trong số các anh cả. tôi chỉ muốn kể cho các anh nghe một câu chuyện, mà theo tôi nghĩ, có ít nhiều liên quan đến đề tài cuộc tranh luận của các anh hôm nay.
Tarianôp với tay lấy chiếc xắccốt đã sờn nát của mình rút ra một cuốn sổ nhàu nát.
- Hai năm trước, vào giữa mùa thu lớn, một nhóm khảo sát địa chất đã bị mất tích trong rừng Taiga. Người ta tìm kiếm họ cho đến tận mùa đông, nhưng không có kết quả. Sang mùa xuân, khi tuyết đã tan, những người chăn cừu tộc Even tình cờ gặp nơi trú chân cuối cùng của nhóm khảo sát này. Họ còn tìm thấy một xác người nằm cách lều chừng năm mươi bước. Đó là nhóm trưởng nhóm khảo sát, kỹ sư địa chất Côxchia Xabinhin , chính là Xabinhin, người đã phát hiện ra khu mỏ kim cương ở vùng cận Bắc cực… Côxchia là người có một tâm hồn hiếm có, chân thực, thẳng thắn, một người đồng chí tuyệt vời, một người bạn thủy chung, một nhà địac chất nhiều năng lực, một chàng trai rất thông minh. Tôi đã có lần được làm việc cùng anh ta, và bây giờ tôi vẫn như đang trông thấy anh ta đứng trước mặt mình, cao lớn, vai rộng, vẻ mặt hiền lành với đôi mắt rất vui, màu nâu sẫm và bộ râu xoăn màu hạt dẻ.. Những người Êven tìm thấy trên túi ngực kỹ sư Xabinhin một gói nhỏ, trong đó có tấm bản đồ khu mỏ do anh phát hiện và một tập giấy viết tay – thư của Xabnhin gửi cho vợ. Người ta chuyển ngay thư về Matxcơva, còn tấm bản đồ thì được trao cho các kỹ sư địa chất để kiểm tra lại. Một năm sau, họ xác nhận ở mạch đá kimbeclit do Xabinhin tìm ra có một hàm lượng kim cương rất cao. Trước lúc gửi đi, bức thư của Côxchia được một người nào đó đánh máy lại, và bản sao này được chuyền rất lâu trong các đoàn khảo sát Iacut. Nhiều đoạn trong bức thư được những người địa chất đọc thuộc như những tín đồ đọc lời cầu nguyện. Sau đó, bức thư đến tay tôi, và tôi chép lại vào một quyển sổ. bức thư cuối cùng gửi vợ này, Coxchia viết rất lâu, liên tục trong mấy tháng liền và không có kết thúc. Đây là những gì viết trong bức thư đó:
“ … Ở nơi em giờ đây đang là buổi tối, còn nơi anh trời đã sáng rồi. Khi em đang nghe những bản nhạc nhẹ qua đài, thì nơi anh gà đã gáy; và các anh phải dậy sớm, rất sớm, để ra sân bay cho kịp chuyến bay đến một địa điểm khảo sát ở phương Bắc xa xôi. Khi em lên giường nằm và bắt đầu giấc ngủ, thì anh đã bay lên cao. Em sẽ gặp những giấc mơ tốt lành, trong sáng; còn bọn anh, thu mình trong những chiếc áo khóac bằng lông thú, ngồi ép sát vào nhau, nhìn qua các cửa sổ nhỏ hình tròn, xuống những mảnh mây xám lặng lẽ trôi từng đám dưới cánh máy bay. Trong căn phòng ấm cúng của em, ngọn đèn ngủ đang tỏa ánh sáng màu hồng nhạt, còn trước buồng lái của máy bay anh ngồi đã bắt đầu hiện lên những tia rực rỡ đầu tiên của vầng hào quang Bắc cực…
Vêra! Em yêu quý! Giờ đây chúng ta ở cách xa nhau biết bao nhiêu! Anh biết em lo lắng cho anh, cho cuộc đời đầy lang thang vất vả của anh. Những phút chúng ta ở bên nhau quá ít,và em nhớ anh phần lớn là nhớ những lúc anh đứng bên bậc lên xuống của toa tàu hay trong cánh cửa máy bay, bao giờ anh cũng đang sắp sửa đi xa, bay xa em…
Chính trong lúc này, khi em đang ngủ yên giấc ở Maxcova xa xôi, còn anh đang bay với những người địa chất im lặng đến bờ Bắc băng dương, anh muốn làm cho em một điều gì đó thật tốt lành, thật đẹp đẽ. Anh muốn trong mơ em thấy lại cái ngày trời nắng đẹp rực rỡ ở một thành phố nhộn nhịp của miền Nam, cái ngày mà năm năm trước đây chúng mình đã thề nguyền bên nhau mãi mãi.
Và cũng ngày ấy anh nói cùng em, rằng anh muốn trong cuộc đời của mình làm được một điều gì đó thật lớn lao, thật có ích và thật cần thiết cho Tổ quốc chúng ta. Và lúc đó, em nói rằng suốt đời sự xa cách sẽ là bạn đường của tình yêu chúng mình. Em còn nhớ không, chúng mình đã ngồi im lặng rất lâu sau những lời nói ấy. Hai đứa đều biết đó là sự thật, nhưng lúc ấy tình yêu của chúng mình còn mạnh hơn sự thật.
Và từ ngày đó đã năm năm trôi qua. Năm năm anh lang thang khắp miền Bắc này. Anh đi tìn cái lớn lao và cần thiết, cái mà anh đã nói với em trong thành phố phuơng Nam ấm áp ấy, cái mà chúng ta vẫn gọi bằng một từ lạnh lùng và xa lạ “ khóang sản”, nhưng cũng mà vì nó các anh sẵn sàng hiến dâng tất cả sức lực, mơ ước và ngọn lửa của tâm hồn mình.
Vêra, em thân yêu! Những lần chúng mình gặp nhau mới ít ỏi làm sao! Mỗi lần chia tay, chúng mình lại nâng cốc chúc mừng những năm tháng cách xa và những phút giây gặp gỡ. Chúng mình biết những phút giây đó đáng giá bằng cả cuộc đời dài được sống bên nhau. Chúng mình biết rằng cuộc đời với hai ta, những tháng năm xa cách không đáng sợ. Chúng mình tin tưởng vào điều đó.
… Khi em tỉnh dậy, là lúc các anh đã hạ cánh xuống bãi cát bồi trên một con sông Taiga chảy xíêt. Nơi các anh sẽ hạ cánh chỉ cách vòng Bắc cực vẻn vẹn có bốn cây số. Và khi em đi rửa mặt, chải đầu thì các anh, sau khi tiễn chíêc máy bay trở về phương Nam, đã vượt qua đường vòng Bắc cực. Vai mang những chiếc bà lô nặng trĩu, các anh sẽ còn đi tiếp, theo hướng bắc. những chiếc búa địa chất của các anh sẽ gõ lên các lớp tinh thể nham thạch cổ đại lộ ra trên mặt đất. Những lưỡi cuốc chim, lưỡi xẻng của các anh sẽ đào sâu vào các tầng đất đóng băng vĩnh cữu. Và đêm đêm, các anh sẽ nằm giữa các bãi lầy lớn nhỏ, dưới trời sao Bắc cực lãnh lẽo, nghĩ về những người thân đang chờ các anh trên Đại lục.
Sau nhiều, rất nhiều ngày nữa, các anh sé lại ra khỏi rừng Taiga, người bẩn thỉu, mệt mỏi, râu tóc rậm rạp. Một chiếc máy bay sẽ đến đón các anh. Các anh sẽ trở về thắng lợi – anh tin như vậy. Khi máy bay bắt đầu cất cánh bay lên, anh sẽ lại nhìn qua cửa sổ và nghĩ về em.
Nhưng đến lúc đó hãy còn lâu, lâu lắm. Còn bây giờ… Em hãy nhíu đôi lông mày lại và chờ đợi. Và hãy tin vào thắng lợi của các anh.
“… Chào em, Vêrôsca! Đừng giận anh nhé, vì bức thư anh viết trên máy bay, cuối cùng lại không gửi được cho em. Bọn anh hạ cánh xuống một chỗ không được thuận tiện lắm, và buộc phải vác ba lô, đồ đạc, lội nước đến thắt lưng để lên bờ. Chính trong lúc nhốn nháo đó, anh đã quên không đưa bức thư cho mấy người trong đàon lái để nhờ họ bỏ vào thùng thư ở căn cứ trung tâm của đoàn khảo sát. Thế là bức thư vẫn ở nơi anh, và hai tuần nay anh mang nó trong mình đi khắp Taiga mà cứ nghĩ chắc thư đã đến nơi, và em đã đọc nó.
Chiều qua, anh nhìn thấy bức thư trong tập bản đồ, và giờ anh cũng không biết được là khi nào nó sẽ đến tay em. Tuy vậy, theo thói quen cũ, anh vẫn viết tiếp cho em đây. Cuộc sống của các anh hiện nay ra sao ư? Có lẽ em cũng không thích thú lắm khi đọc về những điều này, vì hàng mấy chục lá thư của anh viết từ phương bắc hiện đang nằm trong hộp xà cừ trên bàn trang điểm của em, mà tất cả những lá thư đó đều được viết bên đống lửa trong rừng Taiga, đầy những đoạn kể về cuộc đời lang thang của người địa chất năm này qua năm khác bao giờ cũng giống nhau.
Bây giờ thì anh lại ngồi bên đống lửa, đặt tờ giấy đã nhàu nát lên đầu gối và nghuệch ngọac vạch từng đường nét bút chì. Tất cả đều đã ngủ, chỉ còn mình anh ngồi lại. Xung quanh là hàng nghìn cây số rừng Taiga và đêm tối. Đống lửa của các anh chỉ là một hạt cát sáng chìm sâu trong đáy đại dương đêm vô tận.
Anh vẫn thường ngồi như vậy. Các bạn mắng anh, yêu cầu anh đi nghỉ, rồi cuối cùng họ chui vào chăn hết, để mặc anh một mình bên đống lửa. Anh ngồi nhìn ngọn lửa, nhìn những mẩu than hồng, nhìn những tia lửa xanh bay lên cao; và không hiểu sao, những lúc như thế anh lại nhớ đến lời một bài hát cũ của những người địa chất bọn anh:
Trong rừng sâu, bên đống lửa sắp tàn
Anh ngồi nhìn bếp than hồng le lói
Đồng đội ngủ say sau một ngày mệt mỏi
Sao bên mình anh chẳng thấy em…
Chào em thân yêu, Vêrôsca! Lại một chặng nghỉ, lại đêm tối và đống lửa, và anh lại muốn nói cùng em. Có lẽ bức thư này anh sẽ tự mang về cho em khi mùa đông tới – không có cách nào khác sớm hơn.
Khi trở về, anh sẽ không kể gì cho em nghe cả. Anh sẽ im lặng đi vào phòng em, đặt balô xuống sàn và đưa cho em bức thư này. Em sẽ đọc thư, còn anh sé ngồi đối diện và nhìn em, nhìn khôn mặt em, mái tóc đôi tay của em. Em đọc thư sẽ hiểu hết, và chúng mình sẽ không nói về anh nữa. Chúng mình sẽ chỉ nói về em, về cuộc sống, về công việc, về những nỗi lo lắng của em.
Vì vậy, anh sẽ viết kể cho em về tất cả công việc của các anh, về những nỗi gian truân vất vả, về những niềm vui nho nhỏ của các anh.
Nơi đây, trên vòng Bắc cực, các anh đang tìm kiếm mạch mỏ kim cương kimbeclit. Đó là cái gì, chắc em cũng đã biết qua những câu chuyện anh kể trước đây. Anh cũng chỉ nói thêm một điều là không tìm ra mạch kim cương này, các anh không thể trở về căn cứ trung tâm của Đoàn khảo sát. Các anh không thể không tìm thấy. Khu vực khảo sát đã được xác định, phương pháp thăm dò đã được xây dựng xong – nói chung, tất cả các điều kiện cần thiết đều đã sẵn sàng. Các anh không có quyền không tìm thấy mạch mỏ - công việc chuẩn bị đã tiêu tốn quá nhiều sức lực, thời gian và tiền của.
Mạch mỏ này đã bị các nhà địa chất bao vây tứ phía, nó không thóat đi đâu được nữa. Các anh chỉ còn lại một việc: phát hiện ra nó, lấy về một ít mẫu quặng và vẽ sơ đồ khu vực mỏ. Tiếp sau các anh là những người thợ xây dựng, họ sẽ thi công các công trình xí nghiệp khai thác và xóm thợ. Công việc này cần phải tiến hành không muộn hơn mùa hè năm sau, - như thế có nghĩa là mùa thu này các anh không thể trở về căn cứ trung tâm với hai bàn tay trắng lại vừa được biết rằng ở một nơi nào đó rất xa, tận miền Nam, đã có thêm mấy nhóm khảo sát lên đường đi tìm quặng kimbéclit. điều này càng thêm thôi thúc các anh, và lẽ dĩ nhiên, ai chẳng muốn mình là người đầu tiên phát hiện ra mỏ kim cương quý giá!
Công việc của các anh bắt đầu hơi muộn. Năm nay ở Iacut mưa nhiều, lũ kéo dài. Cho đến cuối tháng bảy nước rút, các anh mới rời căn cứ trung tâm bay tới khu vực khảo sát. Hiện nay ở đây đang là những ngày cuối cùng của đợt nóng muộn đầu thu. Trời ấm, mặt trời đốt khô các bãi lầy, không khí nồng nặc các thứ mùi của rừng Taiga. Tuy vậy cũng đã cảm thấy hơi hướng của mùa thu Bắc cực đang lại gần: các khóm lá tùng lạc diệp đã ngả sang màu nâu. Sáng dậy, những hạt sương bạc long lanh trên các bụi cây lê, những cây lá rộng buồn bã rủ xuôi các cành lá úa vàng, gầy guộc. Và thêm một dấu hiệu khác của mùa thu: loài muỗi lớn dần dần biến mất, thay vào đó là thứ muỗi mắt, nhiều vô kể. Kinh khủng nhất là ruồi độc – chúng đốt làm chân tay, mặt mũi sưng vù cả lên.
Rừng Taiga “say” của Iacut nay lại càng trở nên “say sưa” hơn. Em nhớ không, có lần anh đã kể cho em nghe rằng cây rừng ở vòng Cực Iacut không mọc thẳng như mọi nơi, mà tất cả đều ngả nghiêng như đám người đang say rượu. Ở đây, mùa đông rét đến nỗi các thớ gỗ bị xoắn vặn lại, và rừng Taiga trông đúng là đang lảo đảo, say sưa. Những cây rừng Iacut khốn khổ rất nhạy cảm với nhiệt độ, và khi cảm thấy mùa đông gía lạnh sắp tới gần, chúng đã vội nghiêng mình cúi sát xuống gần mặt đất.
Đống lửa đã tàn mất rồi. Anh mải quá, để quên cả việc chất thêm củi vào. Nào, ngủ nhé, Vêra. Chúc em thấy những giấc mơ hạnh phúc…
Anh quên khuấy mất, không giới thiệu các thành viên của nhóm khảo sát với em. Bọn các anh có tất cả bốn người. Trước hết, anh sẽ kể về Xécgây, người quản lý, cấp dưỡng, lao công, thủ kho, tóm lại, bọn anh gọi ông ta là “ tổng cục hậu cần “. Xécgây thực sự là một con người của rừng Taiga. Trong nhóm khảo sát, ông là người nhiều tuổi nhấTaiga, đồng thời cũng là người có nhiều kinh nghiệm nhất. Tuổi “ thâm niên Bắc cực “ của ông thậm chí còn nhiều hơn của anh đến hai năm, và anh gọi ông ta bằng tên chỉ là cậy quyền thủ trưởng mà thôi. Người xương xẩu, không cao lắm, mặt luôn luôn đăm chiêu cau có, vẻ như đang suy nghĩ một điều gì rất quan trọng, cái gì Xécgây cũng biết làm. Hình như không có nghề nào là ông không học, không làm được: kết bè, nấu ăn, dựng những lều trú đông rất tuyệt, và thậm chí ông biết khá nhiều về khoa học địa chất. Tóm lại, nếu thiếu ông ta, các anh chẳng khác gì thiếu hẳn cánh tay phải của mình.
Nói chung, vai trò của người công nhân trong các đoàn khảo sát đặc biệt quan trọng. Nhiều khi, những công nhân kỳ cựu phải làm việc với các kỹ sư địa chất trẻ tuổi, chưa có kinh nghiệm về cuộc sống trong rừng; và trong những trường hợp như vậy, họ phải thực hiện một trách nhiệm tương tự như các bà “ bảo mẫu “ – hay đúng hơn, các ông “ bảo phụ”. Những mối quan hệ đó, người ngoài nhìn vào đôi lúc rất cảm động. Anh nhắc đến điều này là vì hàng ngày vẫn chứng kiến một tình huống tương tự. hai thành viên khác của nhóm khảo sát là Ghécman và Tanhia hãy còn trẻ lắm. Tất nhiên “ trẻ “ ở đây cũng là tương đối – Ghécman đã học song trường kỹ thuật được hai năm, còn với Tanhia thì, kể từ khi rời ghế nhà trường đại học, đây là chuyến đi thứ ba với các nhà địa chất của Đoàn khảo sát. Nhưng đối với rừng Taiga Bắc cực này thì những khoảng thời gian đó là không đáng kể. Và Xécgây vẫn phải luôn luôn chăm sóc đến họ, chỉ bảo, bày vẽ cho họ từng ly từng tý về cái nghệ thuật đi rừng Taiga này.
Thôi anh lại ngồi quá khuya rồi, phải ngủ thôi. Ngày mai phải dậy sớm. Chúc em ngủ ngon…
Các anh bắt đầu công việc tìm kiếm trên một dòng suối, nơi anh đặt rất nhiều hy vọng. Nói đúng ra, đây không phải là suối, mà đây là một con sông chính cống – thói quen của người Taiga ( ở đây chỉ có những dòng nước khổng lồ như Lêna, Vilui mới được gọi là sông ).
Công việc của các anh là tìm nhặt các mẫu đất, đá, rửa sạch, phơi khô và đem phân tích, nghiên cứu. hiện nay, mọi việc đều tiến triển tốt đẹp, chỉ có thời tiết là bắt đầu xấu đi. Sương mù dày đặc, hầu như không trông thấy mặt trời, thỉnh thoảng lại có một trận mưa nhỏ. Quần áo bọn anh suốt ngày không khô được.
Hôm nay Xécgây bày cho Ghécman cách nhóm lửa. Ghécman trực nhật, cậu ta đốt một đống lửa to tướng, ngổn ngang nhưng không tỏa ấm. Xécgây không nhịn được, bực mình nói:
- Đồ ngốc, cậu muốn đốt hết cả rừng Taiga đấy à?
Ghécman phật ý, tháo kính ra lau rất lâu, nhưng không nói gì cả. Nói chung, cái cậu Ghécman này là người tốt bụng nhất đời. Tanhia bảo rằng cậu ta tất giống bác sĩ Aibôlít và suốt ngày cứ gọi cậu ta bằng cái tên đó. ( Theo anh, Ghécman có vẻ mến Tanhia, và Tanhia cũng biết vật nên thường trêu cậu ta).
Ghécman cho rằng, con suối nợi các anh đang làm việc chưa có tên, và cậu ta đề nghị gọi nó bằng tên của trưởng nhóm khảo sát, tức là suối “Xabinhin”. Nhưng anh, với tư cách là thủ trưởng, tự rút lui, và đề nghị gọi là “suối Vêra”1, cái tên tượng trưng cho lòng tin tưởng chung vào sự nghiệp chung của chúng ta và vào thắng lợi của bọn anh. Hai cô cậu im lặng một lúc rồi đồng ý. Tất nhiên họ cũng hiểu rằng anh có ngụ ý nói về em nữa. Chỉ riêng Xécgây bảo rằng tất cả những cái đó đều là trò vớ vẩn.
Tanhia và Ghécman liền viết ngay một lá đơn gởi về Tổng cục trắc địa, và kể từ tháng giêng năm sau, trên tất cả các bản đồ của Iacut sẽ xuất hiện tên một con sông mới.
Trong suốt thời gian qua, các anh đi bộ dọc theo hai bên bờ sông; anh trên bờ phải còn còn Tanhia và Ghécman đi bên bờ trái, còn Xécgây thì ghép mấy chiếc xuồng cao su lại với nhau, bơi trước đến chỗ nghỉ mới đã được đánh dấu trên bản đồ. Trong lúc chờ, ông ta bắt tay vào dựng lều, chuẩn bị cơm nước, và nói chung, bắt tay vào làm nội trợ.
1.Vêra: nghĩa là niềm tin.
… Có một cái gì đó rầu rĩ, buồn nhớ trong lòng anh. Dù sao thì, Vêra ạ, anh vẫn yêu em bằng một tình yêu cuồng điên, đắm đuối khác thường. Anh hoàn toàn không thể thiếu em được, và nếu như không có sự việc ngẫu nhiên này - bức thư không gửi được cho em - , có lẽ anh không biết làm gì sau mỗi ngày làm việc. đối với hầu như tối nào anh cũng ngồi viết cho em, mỗi người trong nhóm có một thái độ khác nhau. Tanhia là phụ nữ nên rất tán thành, Ghécman thì im lặng. Đối với cậu ta, bất cứ việc gì anh làm cũng đều tốt cả. Còn Xécgây thì, tất nhiên trong thâm tâm lại khinh anh. Ông ta là một người kiêm trì theo đuổi cuộc sống độc thân. Theo lời ông, “đàn bà là một hứ vảy bám dai nhất đời”. Nhưng anh rất hiểu tại sao ông ta lại có thái độ như vậy. Đã lâu lắm, thời còn trai trẻ, Xécgây từng có một mối tình tuyệt vọng. Ông đã vật lộn, đấu tranh rất lâu cho hạnh phúc của mình, nhưng ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép được duyên, và Xécgây bỏ lên rừng Taiga phương bắc. Nhưng lẽ thường, đâu phải dễ gì người ta có thể trốn được bản thân mình…
Đêm đêm, ngồi bên đống lửa, anh vẫn nghe thấy từ rừng Taiga vọng ra những tiếng rống đứt quãng, khàn khàn từ bầy nai – đã bắt đầu mùa chọi nhau để tranh cái của các chú nai đực. Ban ngày, thỉnh thoảng các anh lại gặp nhứng con thú này đi thành từng cặp, chú nai đực toàn thân bị thương, ngẩng cao một cách rất tự hào cặp sừng nhiều nhánh, đi bên cô nai cái. Hạnh phúc đó của loài nai đối với con người cũng rất dễ hiểu – nó được tìm thấy trong đấu tranh.
Vêra, anh báo cho em một tin mừng! Chiều qua, ở một bãi rừng cây thấp lá rộng, Xécgây đã tìm thấy một mẫu quặng kimbeclit. Đúng, đây quả là đá kimbeclit chính cống! Trong mẫu quặng hiện lên rất rõ những hạt pirop và inmenit. Hai bên bờ sông, các anh đặt một số giếng thăm dò và bây giờ đang ra sức đào bằng cuốc chim và xẻng. Không còn thời gian để viết thư cho em nữa. Một ngày chỉ ngủ ba - bốn tiếng, thời gian còn lại là đào giếng thử.
Đã mấy ngày rồi, anh không viết được cho em. Mệt kinh khủng. Các anh đã đào gần hai chục giếng thử nhưng vấn không thấy bóng dáng quặng kimbeclit ở đâu cả. Mọi người vô cùng thất vọng. Tanhia phải phải khóc lên, Ghécman cũng vào loại mau nước mắt. Chỉ có Xécgây, vừa càu nhàu chửi rủa, vừa kiên cường tiếp tục chiến đấu với tầng đất đóng băng vĩnh cửu. Ông ta hầu như không lúc nào chợp mắt nữa.
Trời đã trở lạnh, dù sao thì cũng sang tháng chín rồi. Nhưng các anh không nhận thấy gì hết. Ghécman và Xécgây chỉ mặc áo mayo để làm việc. Đất bị giá, rất rắn, phải đốt lửa trong các giếng thử cho tan băng đi mới đào được. Lại còn nước ngầm nữa, có khi hàng mấy tiếng liền các anh phải dầm chân trong bùn lạnh đến cóng đầu gối, khi leo lên, người nào ngưòi nấy ướt sũng, gầy đen, mệt lử, râu ria, đầu tóc rối bù – y như một lũ quỷ đói nơi đầm lầy vậy. Tanhia cũng làm việc như mọi người. Tội nghiệp, cô bé phải khó khăn lắm mới giữ được cho mình tương đối sạch sẽ.
Mãi vẫn chưa thấy mấy hòn quặng Kimbeclit quái quỷ, đáng nguyền rủa! Bọn anh đã đào hếtcả lớp đệm thực vật, cả lớp bồi tích xốp, nhưng vẫn chưa gặp tầng đất chứa quặng kim cương. Ngày mai các anh sẽ chuyển trại theo dòng suối nguợc lên phí trên.
Vêrôsca! Ôi Vêrôsca yêu quý! Thắng lợi rồi! Chiều qua, anh cúng với Tanhia mới bắt đầu đào giếng thử ở chỗ mới đến, đã gặp ngay lớp đất màu xanh lam! Đào thêm chừng hơn một mét, anh lấy lên được một mẩu cao lanh màu xanh xám, sau đó một mẩu nữa, rồi một mẩu nữa!… Ở độ sau hai mét. lớp đất sét rắn như đá khối. Xécgây và Ghécman cũng bắt đầu đào ngay bên cạnh, và họ đào hăng đến nỗi chỉ hai giờ sau là đã vượt bọn anh. Hố của họ cũng toàn đất màu xanh lam. Và Ghécman, trong một nắm đất, đã tìm thấy mẩu tinh thể kim cương thô…
Bọn anh mừng không kể xiết! Đến nỗi Xécgây cũng tự cho phép mình mỉm một nụ cười. Nhân dịp thắng lợi này, các anh liền tổ chức một bữa tiệc liên hoan nấu hết tất cả số nước campot mang theo; còn Xécgây thì lấy rau quả khô và cá hộp chế biến thành một món rất tuyệt. Mối người được rót một cốc rượu cồn trong “khỏan dự trữ bất khả xâm phạm”, các anh nâng cốc chúc mừng mạch mỏ kim cương đã được tìm ra, chúc mừng sự nghiệp khai thác kim cương tương lai sẽ được dựng lên ở chỗ bây giờ chỉ có những túp lều nhỏ nhăn nhúm lại vì mưa gió của bọn anh.
Ghécman bị say ngay và chuyển sang lối nói kiểu cách long trọng. Đứng ưỡn người bên cạnh đống lửa, cậu ta tuyên bố rằng kể từ nay có thể coi cuộc đời đã sống không phải là vô ích, và đã tự mình tham gia vào một khám phá mang lại lợi ích cho cả loài người.
Tanhia phá ra cười, còn Xécgây thì cau mặt lại và túm lấp cuốc chim bỏ đi đào giếng thử. Tanhia và Ghécman qủa đang còn trẻ con lắm. Tuổi của hai người cộng lại hãy còn chưa đầy năm mươi. Họ là hai “đứa trẻ” lớn, gan dạ, truởng thành.
… Như vậy là các anh đã tìm thấy mạch mỏ! Ba ngày trước, các anh mới đào phía ngoài rìa. Hôm nay các anh đã đo đạc và xong sơ đồ. Vêra, em hãy tưởng tượng bọn anh đang đứng trên một miệng núi lửa khổng lồ ăn sâu vài ba cây số vào lòng đất, và dưới đó là kim cương. Các anh đang ăn, ngủ, đi lại trên miệng của một suối phun lửa khổng lồ đã tắt lạnh cách đây vài triệu năm.
Vêra, em có còn nhớ cái ngày trời nắng đẹp ở một thành phố nhộn nhịp của miền Nam ấm áp, khi anh gặp em và cả hai chúng mình hiểu rằng chúng ta không thể sống thiếu nhau không? Khi đó, anh nói với em rằng anh muốn trong đời minh làm được một việc gì đó thật lớn lao, thật cần thiết và thật có ích.
Và khi đó em trả lời rằng dù chính vì thế mà em yêu anh, nhưng sự xa cách suốt đời là người bạn đường của tình yêu chúng ta.
Và giờ đây, mọi xa cách thế là chấm dứt! Những lần xa cách như trước đây – dài hàng tháng, hàng năm trời - sẽ không còn nữa!
Vêra, anh đã gặp được cái mà anh vẫn mải mê tìm kiếm. Cái chính ở đây không phải chỉ là mỏ kim cương. Em biết đấy, trong cuộc đời này, anh không đi theo những con đường dễ dãi, bằng phẳng. Anh vẫn cho rằng cuộc đời chân chính là đấu tranh, là khắc phục khó khăn, là sự say sưa ngọt ngào với chiến thắng sau những thử thách nặng nề.
Trong rừng sâu Taiga vùng Iacut, trong các chuyến đi lang thang dọc những con sông không một bóng người, anh đi tìm hạnh phúc của mình. Hạnh phúc có đượm mùi khói của những đống lửa đêm trong rừng Taiga, hạnh phúc đó có khuôn mặt dãi dầu gió tuyết của những miền đất chưa ai biết đến, có đôi chân chai mòn sỏi đá của những vùng núi rừng nghìn năm hoang dã chất chứa bao điều bí mật địa chất mà đến nay còn chưa được khám phá ra. Hạnh phúc của anh không phải là thứ dành cho tất cả mọi người. Đây là một thứ hạnh phúc khó khăn, gian khổ, đó đè nặng lên vai người đi tìm nó. Nhưng em biết đấy, anh không quen đi trong cuộc đời với chiếc balô rỗng trên vai.
Và hạnh phúc của anh còn là em nữa. Anh biết rằng, sau những chuyến đi vất vả, sau những lần phiêu bạt ở phương xa,anh sẽ lại về với em, về căn phòng em ngập trong ánh đèn màu hồng êm dịu. Và anh luôn luôn đi về với em, về với ánh đèn của em, vượt qua bao con sông, con suối, núi đèo; và để có được một phút sống bên em, anh sẵn sàng vượt qua tất cả những cái đó, năm này qua năm khác, suốt đời…
Vêra, em thân yêu! Những gì các anh tìm kiếm, đã thấy, và những gì các anh dự định, đã thực hiện xong. Và bây giờ là đường về. Mọi người đều đang phấn khởi. Đặc biệt là Ghécman. Cậu ta cứ thì thầm mãi với Tanhia một điều gì đó. Chỉ riêng Xécgây vẫn cau có như thường lệ. Có lẽ không gì có thể làm cho đầu óc ông ta mất cân bằng, kéo ông ta ra khỏi những suy nghĩ lúc nào cũng ảm đạm.
Về nhà! Về nhà!Về nhà thôi! Những gì chúng ta dự tính từ mùa đông năm ngóai sắp tới sẽ trở thành hiện thực. Anh sẽ xin nghỉ phép, và chúng ta sẽ cùng nhau đi về phương Nam, đến thành phố ấm áp và vui nhộn, đến thành phó hạnh phúc và đầy nắng ấm của chúng ta. Chúng ta sẽ chẳng làm gì cả, chỉ tắm nắng, nằm dài trên bãi cát, bơi trong biển mặn và dạo chơi trên những con đường giữa những hàng cây trắc bá diệp mà em vẫn ưa thích…”
Tarianốp ngừng đọc, đặt cuốn vở sang bên cạnh và bắt đầu hút thuốc. Chúng tôi ngồi trên giường, im lặng nhìn Tarianốp lấy thuốc và diêm ra, vuốt vuốt điếu thuốc cho thẳng, châm lửa rồi thả ra một vòng tròn khói xanh. Vòng khói tan dần trong không khí, từ từ trôi đến bên cửa sổ đã bắt đầu ửng hồng trong ánh bình minh Bắc cực.
- Sau rồi sao? – Anh kỹ sư địa vật lý có đầu tóc rối bù không nén được, hỏi.
- Thế về sau rồi ra sao? – Chúng tôi nghe giọng nói trầm trầm của người phụ trách điện đài Ivan Xemonovich.
Ông ngồi trên một chiếc ghế đẩu cao, người nhoài ra phía trước, chăm chú.
Chiếc ống nghe của ông nằm trên bàn từ lâu đã phát ra những tiếng típ típ; một con mắt xanh của ngọn hiệu trên hộp kim lọai nháy liên hồi – Có một nơi nào đó đang gọi liên lạc. Song Ivan Xemonovich không thấy, không nghe gì hết.
Tarianốp gẩy tàn thuốc vào một chiếc vỏ đồ hộp, đưa mắt nhìn tất cả mọi người, rồi cầm lấy bức thư, đọc tiếp.
“ Chào em yêu, Vêra! Thư anh viết cho em phải gián đoạn mất một quãng thời gian khá dài. Một tai họa lớn, không lấy gì bù đắp được, đã xảy ra. Thật là vui hôm trước, họa hôm sau. Chữ may cùng với chữ tai sát kề!
Các anh đã vẽ xong bản đồ chi tiết về khu vực mỏ, nhặt đầy mấy ba lô các mẫu quặng Kimbeclit và bắt đầu bơi xuôi theo dòng suối Vêra. Trạm dừng chân cuối cùng của các anh cách chỗ con suối chảy vào dòng sông chính chừng cây số rưỡi. Từ đây, các anh cần phải bơi theo dòng sông đến một dọi cát lớn, nơi hạn máy bay tới đón, quãng đường gần hai trăm cây số.
Không nghi ngờ gì cả, không đóan trước được tai họa lớn đang đến gần, các anh dựng lều bên dòng suối Vêra, kéo thuyền lên bờ, ăn tối rồi đi nằm. Thời tiết hôm đó bình thường chẳng có gì đặc biệt: sương mù giăng kín mặt sông, trời rét nhẹ. Các anh quá mệt nên không khuân các thùng đồ hộp, điện đài và các balô quặng vào lều; tất cả vẫn để trong xuồng. Tất nhiên, đây là sai lầm của các anh, và trước hết là của anh, người chỉ huy nhóm.
Mệt mỏi cũng là nguyên nhân làm cho các anh không ai nghe thấy một cơn mưa thu dữ dội trút xuống lúc nửa đêm. Mọi người đang ở trong một tâm trạng phấn khởi - mạch mỏ đã được tìm ra, đoàn đang trên đường trở về thắng lợi, - lại được ăn no nên ngủ rất say. Lều của các anh dựng dưới một vòm rễ của một thân cây đổ, kín đáo, vì vậy không ai bị dòng nước mưa dội từ trên cao trút xuống làm thức giấc.
Trận mưa bắt đầu khoảng mười hai giờ khuya và kéo dài suốt đêm. Mọi người vẫn ngủ ngon lành – không một giọt nước nào thấm qua được những bức tường bằng vải bạt kín mít vào lều.
Xécgây là người đầu tiên thức dậy, lúc sáu giờ sáng. Nghe tiếng động ngoài lều, lúc đầu ông tưởng là tiếng gió giật, định ngủ lại, nhưng rồi chợt hiểu ra ngay: mưa! Ông đánh thức tất cả mọi dậy. Không tài nào có thể ló mặt ra khỏi lều được. Các anh ngồi, người co rúm lại vì lạnh, nhìn qua những khe hở ra bức tường nước dựng đứng ngay trước mặt. Em không thể tưởng tượng nổi ra cái cảnh hôm đó đâu. Không có một trận mưa rào nhiệt đới nào có thể sánh nổi với những cơn mưa thu miền Bắc cực. Hình như lúc đó tất cả băng tuyết của Bắc băng dương đều biến thành mây và trút nước xuồng đầu các anh.
- Xuồng! – Xécgây bỗng kêu to.
Các anh nhìn ra bờ suối – trống không! Nơi buộc xuồng hôm qua giờ đây ngập trắng băng nước của con suối lũ tràn bờ. Bây giờ nó không còn là suối nữa, mà làm một con sông lớn. Dọc theo dòng, những thân cây bị gió quật đổ lao vùn vụt.
Một sức mạnh không biết từ đâu đến xô các anh ra khỏi lều. Ai nấy còn ngái ngủ, không kịp mặc áo, không kịp trao đổi lời nào, các anh chạy bổ xuống phía dưới, dọc theo bờ suối, giữa trời mưa như trút. May ra, những chiếc xuồng còn chưa bị cuốn ra dòng sông chính chăng?
Chạy như thế chẳng khác gì một cực hình kinh khủng, Bùn nước lạnh làm cho chân tay bị chuột rút co cứng. Anh phải ra lệnh cho Tanhia quay trở lại, nhưng cô ta vẫn tiếp tục chạy theo mọi người.
Ở gần nơi đổ ra sông, con suối bị nghẽn lại. Dòng nước xiết mỗi phút lại cuốn về thêm những thân cây đổ, những cành mới gẫy. Bị chặn lại, không có lối thóat, chúng giận giữ trườn đè lên nhau.
- Xem kìa! Xuồng! – Xécgây túm lấy tay áo anh, kêu lên.
Một vật vàng vàng nổi lên giữa đám cây đổ. Đó là một trong số những chiếc xuồng cao su của các anh. Trên xuồng có đồ hộp, điện đài, mẫu quặng. Trên xuồng là tất cả những thứ gì có thể cứu thóat các anh. Nhưng làm thế nào để vớt nó lên được?
Trong lúc anh còn suy tính, thì Xécgây (anh không thể nào tha thứ cho mình được), Xécgây đã lên đống gỗ đổ, hai tay vung vẩy giữ thăng bằng, lần theo những thân cây đến bên xuồng. Và lúc đó, cái tai nạn khủng khiếp đã xảy ra. Những thân cây dường như chỉ đợi có một người nào đó đẩy nhẹ giúp chúng thóat ra khỏi chỗ nghẽn để đi vào lòng sông chính, liền rùng mình tản ra, và cả khối gỗ, bị cuốn vào dòng nước đã được giải phóng, ầm ầm lao ra con sông lớn đang điên cuồng hảy cuồn cuộn về xuôi. Cái cuối cùng các anh trông thấy là bàn tay của Xécgây cố với định níu lấy một thân gỗ, nhưng ngay lúc đó, từ phía trên, mấy khúc gỗ dày lao tới, và tất cả bị cuốn đi, chìm nghỉm.
Bây giờ, mấy ngày sau, anh mới có thể viết về điều này một cách bình tĩnh, nhớ từng chi tiết được; còn lúc đó, mọi người kinh hoàng đứng lặng đi. Tanhia và Ghécman rú lên khủng khiếp còn anh nghe trong người như có cái gì bục ra. Tất cả đều bị chấn động, sững sờ.
Lúc đó, các anh chực nhảy bổ theo xuống nước. Nhưng có thể làm gì được? Những cây gỗ trôi vùn vụt, nước lạnh như băng. Có giỏi lắm cũng chỉ bơi được mươi, mười lăm mét rồi chỉm nghỉm xuống đáy sông vì rét cóng hoặc bị những thân cây đè chết.
Liền áo, anh nhớ tới đồ đạc trong lều, và ba người lại lần ngược trở lại. Lều đã bị ngập nước, chậm tí nữa là bị cuốn trôi đi mất. Các anh nhặt nhạnh những chíêc chăn chui, áo quần, hai khẩu súng, những thứ không để trong xuồng nên còn sót lại. Tất nhiên, còn có thể nhặt thêm vài thứ khác, chẳng hạn như rìu – mà hiện nay hết sức cần thiết cho bọn anh – nhưng lúc đó, cái chết bi thảm của Xécgây đã làm cho mọi người bàng hoàng, mất hết minh mẫn, không còn nhớ gì nữa. Phải đến mấy tiếng sau, khi đã bình tĩnh lại đôi chút, các anh mới thấy hết tính chất nghiêm trọng của hoàn cảnh lúc này. Các anh còn lại ba người giữa rừng Taiga Iacut hoang vu, trong tay không có rìu, không có cả địa bàn - tất cả đều đã bị nước cuốn đi mất.
Mưa vẫn tiếp tục, tuy có nhẹ hơn trước, nhưng vẫn như dội từng cột nước từ trên trời xuống. Đợi suốt một ngày đêm, mưa vẫn không ngớt. Các anh liền quyết định đi, mang theo lều bạt, chăn chui, đồ hộp, vũ khí và đạn dược.
Được mấy bước đầu tiên, mọi người đã hiểu ngay răng không thể nào đi đến được bãi cát bồi lớn trên sông, nơi làm chỗ hẹn gặp máy bay. Dòng sông lũ tràn ngập hai bên bờ, rộng đến mấy cây số ( đây chính là cái đặc tính đáng nguyền rủa nhất của những con sông Iacut – khi gặp mưa, chúng gom nước của cả một lưu vực rất lớn, và trong khoảnh khắc có thể tràn bờ làm ngập cả một diện tịch rộng). Bơi dọc theo sông là điều không thể thực hiện được: nhiều khúc, nước chảy rất xiết, tạo thành những xóay lớn, nhưng lại có nơi dòng nước đứng yên, như trong một vũng sông êm đềm, hơn nữa các anh không có rìu, và cũng không biếtlấy gì để kết bè - bốn phía xung quanh cây đều đứng ngập trong nước.
Đi bộ đến bãi cát bồi lại càng là điều không tưởng nốt. Bởi vì như vậy phải luôn luôn đi vòng, quãng đường sẽ dài thêm đến hai chục lần là ít.
Cuối cùng, các anh đành phải chọn lấy phương án thứ nhất. Vất vả lắm, ba người mới bẻ được một ít cành cây đẫm nước, xé một tấm lều bạt làm dây buộc lại thành bè, nom giống như đáy của một chiếc làn đan cũ. Lấy sào chống xuống đáy sông đầy bùn, các anh bơi xuôi. quả là một sự cực nhọc kinh khủng. Khi anh mang được thư này về cho em đọc, chắc em cũng không thể nào tưởng tượng ra nổi, dù chỉ là một phần nghìn sự cực nhọc này đâu.
Suốt một ngày chèo chống, các anh mới lần ra được dòng sông chính. Ngủ đêm tren mặt nước. Sang ngày hôm sau, dòng nước tự cuốn bọn anh đi, nhưng lại phải lo nơm nớp tránh đụng độ với những thân cây lớn trôi dọc sông, hay đúng hơn, những chùm rễ của chúng. Sơ ý, chiếc bè mỏng manh của bọn anh sẽ bị lật chìm trong nháy mắt. Lúc đầu anh đã định dùng những chùm rễ đó kết thêm vào bè, nhưng sau lại thôi vì như vậy bè sẽ bị vướng vào các bãi cây đổ trên sông - cứ vài ba cây số lại gặp một bãi. Các anh phải trèo qua, còn bè thì kéo luồn ngầm phía dưới. Tất nhiên, chẳng cần phải nói, em cũng có thể biết được việc điều khiển một chiếc bè như thế phải vất vả đến mức nào.
Đã bắt đầu sang đêm thứ hai. Mưa vẫn không ngừng lấy một phút. Áo quần trên người bục hết. Chống chọi với những bãi cây đổ trong đêm tối như địa ngục này thì chẳng khác gì tự mình tìm đến cái chết. Các anh cố sức kéo bè ra khỏi dòng chính định cập bờ, nhưng chưa kịp thì bị một thân cây lớn xô vào và chiếc bè rệu rã của bọn anh vỡ ra từng mảnh.
Anh cũng không hiểu tại sao mà bọn anh không ai bị chết đuối cả. Cũng may là cái cây vướng vào bờ rừng bị ngập nước và mọi người vũng vẫy bơi được đến chỗ nước chảy nhẹ. Anh giúp Tanhia, cô ta gần như đã kiệt sức. Còn Ghécman mang được một balô đựng đầy đồ hộp. (Anh cũng không hiểu nổi làm cách nào mà cậu ta vẫn giữ được các thứ đó).
Và anh cũng không còn nhớ bằng cách nào mà ba người lần lên được chỗ nước cạn. Em thử tượng tượng xem, bọn anh đứng, nước lạnh buốt ( bây giừo đã là cuối tháng chín rồi còn gì!) ngập đến ngang lưng, xung quanh là đêm tối như bưng, và hoàn tòan mất phương hướng, không biết phải đi theo hướng nào. Rét kinh khủng, trong đời chưa bao giờ anh gặp một cơn run nư lần này. Cần phải nói rằng Tanhia và Ghécman tỏ ra dũng cảm tuyệt vời, không hề kêu ca lấy một lời. Chỉ có một lần, bị chuột rút đau quá, Tanhia thét lên, đến nỗi anh nghe mà tim như ngừng thắt lại. Thật là tội nghiệp cho cô bé phải chịu những cực nhọc quá sức…
Sau đó, các anh dựa vào tiếng động của sông mà đi, cố gắng làm sao cho tiếng nước chảy bao giờ cũng nghe ở phía sau lưng. Cứ thế lội suốt đêm, nước đến đầu gối, lắm lúc ngập ngang lưng. Tất cả đều bị những chuột rút co giật kinh khủng hành hạ. Đến sáng, cuối cùng rồi các anh cũng đến được một bãi lầy nhỏ. Thế cũng đã là may mắn lắm rồi! Ngã vật xuống đất, các anh cứ thế nằm úp mặt lên đám rêu ẩm ướt hàng hai ba chục phút. Rồi anh đỡ Tanhia và Ghécman dậy đi tìm chỗ “khô ráo”. Từ “khô ráo” anh để trong ngoặc, vì rằng thật ra làm gì có thể tìm được một cái gì gọi là khô ráo trong vòng vài ba chục cây số xung quanh chỗ các anh đang đứng!
Nhung trời cũng hãy còn thương tình bọn anh. Có lẽ ông ta cảm thấy bất lịch sự nếu cứ bắt các anh phải chịu mãi những thử thách phũ phàng như thế. Bọn anh đi và cảm thấy mặt đất hình như đang cao dần lên. Thì ra ở đây là chỗ bắt đầu của đường phân thủy. Đi thêm một lúc, các anh gặp một khe núi, mấy cây gỗ to đổ nằm bên bờ dốc tạo thành một mái che tự nhiên. Thế là thóat rồi!
Buồn ngủ kinh khủng ( đã ba đêm liền các anh không ngủ rồi còn gì!), toàn thân e ẩm, không còn cảm giác đâu là chân, đâu là tay. Các đốt xương nhức nhối vì ẩm, lạnh. Chỉ muốn nằm vật xuống, thiếp đi, mặc cho tất cả muốn ra sao thì ra. Nhưng như thế có nghĩa là tự sát. Anh ra lệnh đốt một đống lửa.
Xoay sở mãi, đống lửa mới bắt đầu bén - thiếu hẳn bàn tay tháo vát của Xécgây là thế đấy! Các anh đưa đồ đạc ra hong. Giữa đống đồ hộp, tình cờ tìm thấy hai lọ cồn, chúng đã cứu cho các anh thóat khỏi chứng viêm phổi tưởng đã không sao tránh được. Các anh cởi hết quần áo, treo đống giẻ rách đó lên xung quang đống lửa, rồi lấy cồn pha xoa cho nhau. Lúc đầu, Tanhia không chịu cởi, sau gần như phải dùng sức để lột cái mớ giẻ ướt sũng trên người cô bé ra. Anh lấy quyền của người lớn tuổi hơn bắt Ghécman quay mặt đi rồi xoa cho Tanhia từ gót chân lên đến đỉnh đầu, xong lấy tấm vải bạt gói cô ta lại, đặt bên đống lửa.
Xong xuôi, mỗi người uống một chén cồn pha (anh sợ rằng có ai vẫn bị cảm chăng), và đem đạn ra hong. Các anh còn tất cả mười chín viên đạn, mười bảy ống đồ hộp, một khẩu súng ( khẩu kia quyết định bỏ lại), ba chăn chui và một lều bạt. Cũng chưa đến nỗi tồi lắm!
Như thế đấy, Vêra ạ. Em có tưởng tượng được chồng của em đang gặp phải những khó khăn như thế nào không? Bây giờ viết cho em, anh vẫn đang ngồi dưới khe xói nọ, bên đống lửa, bọn anh đã tỉnh táo lại đôi tý, kéo vải bạt căng lều ngay bên đống lửa, còn Tanhia cuộn tròn hai chiếc chăn chui đang gnủ. Cô bé bị lên cơn rét dữ dội.
Anh viết cho em tỉ mỉ về tất cả mọi chuyện, để mong dù trong chốc lát, xua đi những ý nghĩ ảm đạm cứ quanh quẩn trong đầu. Hiện nay các anh vẫn còn chưa quyết định được sẽ đi đến chỗ đợi máy bay bằng cách nào – đi bộ hay đi bè. ( Theo anh, có lẽ không ai đồng ý đi theo cách thứ hai nữa). Còn mùa đông thì đã sát kề, cái mùa đông ở xứ Iacut này chứ không phải ở một nơi nào khác. Mười chín viên đạn và mười bảy ống đồ hộp - một sự che chở quá yếu ớt trước sức tấn công của cái mùa đông đó.
Ghécman đi trinh sát đã về. Trời vẫn còn mưa, nhưng đã yếu hơn. Ghécman bảo rằng các anh đang ở trên một trong những ngọn đồi xếp thành dãy dài theo bờ sông bên trái. Từ đây cho đến lòng chính của sông chừng mười lăm cây số - quãng đường mà hôm qua bọn anh đã vượt qua. Tất nhiên là không thể đi bộ dọc theo bờ bên trái để đi tới chỗ hẹn gặp máy bay được. tất cả các thung lũng, các khe giữa các ngọn đồi đều ngập nước. Ngoài ra, sau trận lũ đáng nguyền rủa này, địa hình thay đổi hẳn, những bãi bồi đều chìm sâu dưới nước, và không có bản đồ trong tay, các anh không thể nào tìm ra chỗ hẹn. Mà thay đổi địa điểm cũng không được, vì điện đài đã bị nước cuốn mất. Làm sao bây giờ?
Thôi đành phải trông chờ vào cái chân lý đã báo lần cứu giúp người Nga ra khỏi mọi hoạn nạn: nhất dạ sinh bá kế, buổi tối nghĩ sai, buổi mai nghĩ đúng. Đi ngủ thôi. Sáng mai sẽ cân nhắc tính tóan một cách thực tế mọi điều hơn lẽ thiệt, sẽ tìm ra một giải pháp. Chúc em ngủ ngon nhé, Vêrôsca! Khi cùng nhau đọc bức thư này, thế nào anh cũng nhớ lại buổi tối hôm nay. Một buổi tối không bao giờ có thể quên được…
Lại viết thư cho em từ chỗ nghỉ đêm. Các anh đang đi trong rừng Taiga. Sáng qua, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, các anh đi đến kết luận rằng, trong hopàn cảnh hiện nay, hoàn toàn không có cách nào để đi đến chỗ hẹn được. Còn ngồi đợi ở đây, cách bãi cát bồi đến hai trăm cây số - cũng không ổn. Khả năng sử dụng con sông như phương tiện di chuyển không thể thực hiện vì hai lẽ: thứ nhất là, không thể dùng bè xuôi dòng được; thứ hai là: đường đi quá vòng vèo – quãng đường dài thêm đến mấy trăm cây số, - và như vậy, các anh sẽ không thóat được những đợt rét dữ dội của mùa đông giữa rừng sâu Taiga . Tất nhiên, ở nhà sẽ cho người đi tìm. Kể cả khi không có mưa lũ như thế này, cũng sẽ có máy bay đi tìm đón bọn anh. Nhưng mọi việc đều có thể xảy ra. Có thể máy bay sẽ không tìm được các anh, có thể máy bay gặp tai nạn trong các trận bão mùa thu mà không bay đến nơi được,. Với khí hậu của vùng Iacut này, không thể chờ đợi điều gì tốt lành cả. Và nếu như máy bay có bay đến đây đi chăng nữa, thì làm thế nào và bằng cách nào tìm ra các anh giữa rừng Taiga này? Bọn anh không thể ngồi suốt ngày trên bè ở giữa sông. Thêm vào đó, liệu máy bay có thể đi chệch hướng đã định được không? Có nghĩa là từ bãi bồi, máy bay sẽ buộc phải quay trở lại ngay, vì không thể nào đủ xăng để bay tiếp sang hướng khác.
Tóm lại, các anh quyết định: khi hãy còn đồ hộp, còn đạn, còn sức, phải tự tìm cách thóat ra khỏi rừng Taiga. Ngồi một chỗ chờ đợi là tồi tệ nhất. Trong hoàn cảnh của các anh hiện nay, tốt nhất là tự tin cậy vào chính bản thân mình. Rất có thể quyết định của các anh là sai lầm, nhưng các anh không thể không hành động, không thể ngồi chờ được nữa.
Kế họach của các anh rất đơn giản: cứ nhằm hướng Nam mà đi tới, vượt qua đường phân thủy, nơi con sông phải chảy vòng quanh. Các anh sẽ cắt một đường thẳng. Các anh hy vọng sẽ kịp ra khỏi rừng Taiga trước khi những cơn rét dữ đầu mùa ập tới.
Hai người bạn đường của anh thật tuyệt vời! Mặc dù, theo anh biết, sau trận tắm đêm hôm trước, Ghécman bị lên cơn sốt, đến giờ nhiệt độ vẫn chưa giảm. Tanhia kinh hòang trước những sự việc đã xảy ra, nhưng vẫn cố trấn tĩnh, cố tỏ ra vui vẻ, cười đùa.
Chào em, Vêrulia! Các anh vẫn đan đi trong rừng Taiga hoang dã. Rừng già, mục nát, toàn những địa y và rêu. Trời mỗi ngày một rét hơn, nhưng tuyết vẫn chưa rơi lần nào. Những chiếc áo khóac bằng vải bạt không đủ ấm. Lương thực phải dè sẻn, lúc nào cũng cảm thấy đói. Hôm nay, lần đầu tiên anh nghi ngờ vào kết cục tốt đẹp của chuyến đi: phải mất ba que diêm mới nhóm được một đống lửa. Số diêm còn lại chưa đầy một bao, tất cả đều bị ẩm. Mà đi thì còn chưa biết phải bao lâu! Săn bắn được rất ít. Thú lớn không có, còn những loài vặt vãnh thì không muốn phí đạn. Trong khi đang còn đồ hộp, quyết định sẽ không bắn chim. Điều mong ước lớn nhất hiện nay của các anh là bắn được một chú hươu; nhưng không hiểu sao chẳng thấy bóng dáng chúng đâu cả.
Khẩu phần hằng ngày của các anh như sau: ba người một nửa ống đồ hộp, nước sôi thì không hạn chế. Các anh còn đi hái quả dại, nhưng tốn quá nhiều sức lực mà chúng lại hoàn tòan không có mùi vị gì cả. Ngủ nhiều, hầu như không nói chuyện với nhau. Hai người bạn đường của anh của anh hình như có điều gì buồn nản. Phải nghĩ cách động viên họ. Thôi chào em nhé, Vêra. Chúc em mơ thấy những giấc mơ hạnh phúc.
Hãy tránh xa ra, hỡi tính đa sầu, yếu đuối! Hôm nay đọc lại những gì viết ngày hôm qua, anh lại cảm thấy rất xấu hổ. Công việc của các anh được tíên hành một cách tốt đẹp. Hôm nay anh bắn được một chú vịt trời gẫy cánh ở cạnh hồ. Có lẽ nó bị các bạn bỏ lại trú đông ở đây, còn cả đàn thì bay về phương nam. Nấu một nồi nước hầm, thịt đem chén sạch – các anh tự cho phép mình một bữa tiệc khá xa xỉ. Ghécman bắt được hai chú cá nhỏ - cũng chén luôn. Sức lực lập tức được khôi phục. Ôi, giá như được ở lại bên cạnh cái hồ này, làm một cái lều nhỏ. Nhưng anh sợ mùa đông đang tới, các anh lại mặc quá mỏng manh, đêm đêm đôi chân cứ lạnh cóng lại.
Đường đi của các anh thật vất vả, phải vượt qua vô số những đồi dốc, lũng sâu. Sức lực tiêu hao rất nhiều, mà thức ăn quá ít ỏi. Ba người đi im lặng như những cái máy, không suy nghĩ không trò chuyện.
Có lẽ mùa đông đã đuổi kịp các anh. buổi sáng, đã nghe băng mòn lạo xạo gãy giòn dưới chân; về đêm, nhiệt độ có lẽ đã xuống đến mười - mười hai độ dưới không. Ghécman bị sốt nặng làm cho anh hết sức lo lắng. Không có gì để đo nhiệt độ, nhưng nhìn cũng biết cậu ta đang bị hành hạ khốn khổ. Tanhia lo lắng chăm sóc Ghécman.
Còn lại tất cả mười một ống đồ hộp. Hôm qua anh bắn được một con chim nhỏ, tốn mất hai viên đạn. Săn bắn bây giờ cũng khó khăn - đạn bị ẩm, bắn tắc luôn, mà con mồi thì không ưa làm duyên lâu trước nòng súng…
Hôm nay lại gặp một tai nạn lớn. Khi đi xuống một ngọn đồi theo dốc đá lở dài, Ghécman bị ngã, chân trật khớp nặng, không đứng dậy ngay được. Anh cùng Tanhia , mỗi người một bên, phải dìu Ghécman đi từ từ xuống dốc.
Phải dừng lại nghỉ đêm sớm hơn mọi ngày – chân Ghécman bị sưng tấy lên. Anh băng cho cậu ta một miếng gạc thật ấm. Nghe có tiếng máy bay. Anh bắn súng báo hiệu nhưng vô ích.. Lại bắn thêm được một con chim, nhưng lần này phải mất đến ba viên đạn. đồ hộp ( mỗi đầu người còn ba ống ), lúc này quyết định chưa đụng đến. Đấy là kho dự trữ “ bất khả xâm phạm” của bọn anh. Ôi, ước gì gặp được một chú hươu! Rừng Taiga dường như nằm chết lặng…
Phải làm cho Ghécman một chiếc gậy để chống. Cậu ta khập khiễng tợn, nhưng vẫn không chịu tụt lại phía sau. Nhìn Ghécman, Tanhia thỉnh thoảng lại gạt thầm nước mắt. Tanhia quả là một cô gái thật tuyệt diệu!
Đêm qua, Ghécman lên cơn rét dữ dội, răng đáng vào nhau cầm cập, đến nỗi bọn anh không tài nào chợp mắt được. Tanhia phải ra khỏi chăn chui của mình nằm sang chăn Ghécman để sưởi ấm cho cậu ta. Cậu ta có đỡ hơn rồi thiếp đi. Anh sợ Tanhia cũng ốm nốt, nhưng may đêm trôi qua bình yên vô sự.
Ghécman bước đi rất khó nhọc, chỗ sưng ở chân tấy to thêm. Có lẽ quá trình viêm toàn thể làm cho vết sưng không thể khỏi nhanh được. Tất cả đồ đạc của Ghécman, anh đều mang hết, nhưng suốt ngày vân chỉ đi được ba - bốn cây số… Đến giữa trưa, Ghécman lên cơn sốt nặng và phải nghỉ lại. Anh cho phép cậu ta mở một ống đồ hộp trong kho dữ trữ “bất khả xâm phạm”, nhưng cậu ta từ chối.
Trông thấy một chiếc máy bay. Anh băn hai phát súng, nhưng trên máy bay không nghe thấy. Chỉ còn lại bảy viên đạn. Tối nay, luc ngồi bên đống lửa, một bầy “ruồi trắng” bay đến: tuyết đầu mùa đã rơi. Mắt Tanhia ngấn đầy nước. Ghécman hỏi mượn anh tấm bản đồ khu mỏ kim cương không hiểu để làm gì. Anh lấy bản đồ ra; cậu ta trải lên hai đầu gối, xem rất lâu, rồi thở dài và trả lại.
Giờ các anh đang buồn rầu ngồi bên đống lửa sắp tàn. Trong lòng quá nặng nề, đến nỗi anh cũng không nghĩ ra được điều gì để có thể động viên, an ủi hai người.
Thêm vào đó, anh không thấy một dấu hiệu gì chúng tỏ các anh đang đi đến gần sông. Thật lạ lùng! Nếu như cho rằng các anh có chậm mất hai ngày vì cái chân đau của Ghécman đi nữa thì đáng ra con đường cũng phải bắt đầu đi xuống dốc từ lâu. Ghécman (buổi chiều cậu ta có đỡ hơn) hỏi anh về điều này, nhưng anh chỉ trả lời qua quýt, cố lảng chuyện …
Sáng nay, Ghécman hoàn toàn không thể nhấc chân lên được, dù chống gậy. chỗ sưng bị sầy da và bắt đầu mưng mủ. Phải dừng lại đến tận trưa, anh làm cho Ghécman một chiếc nạng gỗ. Tuyết lại rơi. Rừng Taiga trước đây màu vàng hung, giờ chuyển sang một màu sắc khác. Quả dại đã hết hẳn. Những gò đất mọc đầy lọai cỏ đầm lầy cũng bớt xù xì. Cuộc sống trong rừng Taiga lắng dần.
Mới đầu chống nạng, Ghécman đi được khá nhanh, nhưng sau cứ tụt dần, mấy lần lảo đảo rồi ngã xuống. Lại phải dừng lại nghỉ sớm hơn thời gian dự định. Ghécman ngất đi, anh phải cõng đến lều. Cậu ta bắt đầy nói mê. Tanhia khóc. Mà sông vẫn chưa thấy tăm hơi…
Sự ngày mai các anh không thể tiếp tục lên đường được. Ghécman, theo anh, hình như bị bệnh họai thư. Anh đề ra một phương án giải quyết: Tanhia sẽ mang tất cả đồ đạc – bây giờ chỉ còn lại chừng ba chục cân, không hơn, - còn anh sẽ làm một cái cáng, đặt Ghécman vào rồi kéo đi. Cậu ta không nặng lắm, chỉ trên dưới bảy muơi lăm cân. Tanhia đồng ý. Ghécman (anh cho cậu ta uống nước nóng có đơn hơn), chỉ đánh răng mà không nói gì. Máy bay thì đã mấy ngày nay không thấy bóng dáng đâu…
Giờ anh cùng Tanhia chuẩn bị vào rừng để làm cáng. Ghécman hỏi xin một tờ giấy trắng. Không biết cậu ta cần nó để làm gì…
Vêrôsca! Em thân yêu! Anh không thể nào kể lại được việc đã xảy ra đêm qua. Nó vượt qua sức tưởng tượng của anh. Em hiểu không, đến anh, một người đàn ông đã bốn chục tuổi đầu, đã chứng kiến đủ chuyện trên đời này, cũng không nén được, phải khóc.
Đêm qua, Ghécman đã bỏ đi. Anh và Tanhia làm được cáng, từ rừng về mệt quá, ngủ thiếp đi. Tuyết bắt đầu rơi từng bông to. Ghécman nằm trong chăn chui giữa hai người, nhưng sáng dậy cậu ta đã biến mất. Trên vách lều ghim lại một mảnh giấy, trong đó viết:
“Anh Cônxtatin Pêtrôvich! Em buộc phải hành động như thế này. Ở đây chỉ có một con tóan hết sức đơn giản: thà một người chết còn hơn để cả ba. Đồ hộp của em ở trong chăn chui, anh nhớ lấy đừng quên. Em đi đây. Đừng tìm em, đừng phí sức vô ích, tuyết sẽ lập hết dấu vết. Em Ghécman … Nhất thiết anh phải về đến nơi – trong Đoàn mọi người đang chờ đợi tấm bản đồ khu mỏ. Anh hày chăm sóc, giữ gìn Tanhia.”
Ôi, Ghécman, con người dũng cảm và cao thượng tuyệt vời! Sao cậu lại sử xự một cách tàn nhẫn với mình như vậy? Thế nào chúng mình cũng về đến nơi kia mà! Thà bỏ lại tất cả, lều bạt, chăn chui… Ôi!
Hai ngày liền, anh và Tanhia tìm Ghécman, nhưng bão tuyết dữ dội không ngớt đã xóa hết mọi dấu vết. Tất cả mọi cố gắng tìm kiếm đều không có kết quả. Ngày thứ ba, muời hai giờ trưa, bọn anh nhổ lều và tiếp tục lên đường.
Suốt ngày vẫn không thấy bóng dáng con sông đâu cả. Hình như các anh đã đi hơi lệch hướng về hướng trái. Ngày mai sẽ chỉnh lại. Tanhia không biết điều này, cứ im lặng bước đi, mắt nhìn xuống đất. Việc Ghécman bỏ đi đã gây cho Tanhia một xúc động quá nặng nề. Một chuyến đi quá bi thảm! Hai người đã hy sinh! Việc phát hiện ra khu mỏ kim cương đã phải trả một giá quá đắt…
Suốt ngày chỉ đi được mười hai cây số. Không hiểu do đâu mà hôm nay anh chợt hiểu ra rằng, cái quý nhất hiện nay không phải là sinh mệnh. Là cuộc sống của bọn anh, mà là tấm bản đồ khu mỏ. Các anh bây giờ không có quyền tiếc bản thân mình - tấm bản đồ nhất định phải được mang về căn cứ trung tâm của Đoàn khảo sát.
Tanhia hình như cũng chỉ suy nghĩ về điều này. Buổi tối, hai người ăn nửa ống thịt hộp - cần phải lấy sức để ngày mai đi được ít nhất là mười lăm cây số. Cần phải khẩn trương. Những đợt gió mang rét dữ đang đến gần.
Đi được hai vạn sáu nghìn bước. Mệt rã rời. Ăn thêm nửa ống thịt hộp. Bắn một con chim, nhưng trượt mất. Không thể viết tiếp được nữa. Mà sông vẫn chưa thấy…
Hai vạn chín nghìn bước. Trời vừa sãng đã lên đường, tốit mịt mới dừng lại nghỉ. Vẫn chưa gặp sông. Chỉ sợ lạc đường hoặc quá chệch sang phải. Cốt sao đừng quành trở lại thành một vòng tròn.
Bắt đầu giai đoạn “trầm uất” – hôm nay hai người đã cố gắng quá sức. Hôm nay Tanhia đi được bảy nghìn bước thì ngã xuống bất tỉnh. Tanhia đã hoàn toàn kiệt sức, người gầy rộc hẳn đi. Hai ngày qua, cô bé Tanhia đáng yêu cố gắng đi cho kịp anh, nhưng đến hôm nay chắc sức lực đã hết. Thế mà Tanhia không hề nói với anh một lời, không lần nào yêu cầu đi chậm lại.
Anh bế Tanhia trên tay và tiếp tục đi. Không có một chỗ nào thuận tiện để nghỉ lại. Phải mất khá lâu. Tanhia rất nhẹ. Sau quãng đường khủng khiếp vừa qua, cô bé đáng thương này chỉ còn lại như một xác ve.
Anh nhóm lửa, cho Tanhia uống nước nóng, cho ăn và đặt nằm ngủ. Và giờ anh viết cho em đây, Vêrusca ạ. Hình mùa đông đã đuổi kịp bọn anh. Bọn anh đi trước, chạy trốn; mùa đông theo sau, sát gót. Nó đi từ bờ Bắc băng dương xuống phuơng nam, và hôm nay lần đầu tiên bọn anh cảm thấy hơi thở của nó. Rét khủng khiếp. Rét véo vào tai, vào mũi; chân trong ủng cóng đờ.
Hôm nay lần đầu tiên trời quang mây tạnh, bầu trời xanh bao la hiện ra trên đầu. Đúng là mùa đông rồi. Ở Iacut, chỉ khi nào sắp sửa có những trận rét dữ, trời mới xanh như vậy.
Bão tuyết nổi lên từ sáng sớm, và bọn anh không ra khỏi lều. Rừng Taiga hoang vu, phủ tuyết trắng lạnh giá trải ngang dọc một khoảng không gian rộng hàng ngàn cây số, và một túp lều con không ai biết đến nằm giữa đại dương tuyết đó. Trong lều có hai con người mệt mỏi, kiệt sức vì đói, trên đầu, bốn bên là bão tuyết gào réo điên cuồng.
Điều này quả thật là kinh khủng. Tốt hơn hết là đừng nghĩ đến nó nữa. Anh cùng với Tanhia nằm trong một chiếc chăn chui ( Tanhia hôm qua đã đánh rơi mất chăn của mình ), và Tanhia đòi anh kể cho nghe về em, Vêra ạ, về mái tóc, đôi mắt, về dáng người của em, về việc em thích mặc lọai áo nào, em có hiền không? Anh kể cho Tanhia về em. Tanhia vẫn cứ hỏi mãi, hỏi mãi, rồi khóc. Và, không hiểu sao, anh va Tanhia cứ nói chuyện thì thầm.
Đến trưa thì bão tuyết dứt. Lại lên đường. Tanhia hình như có khá hơn. Đi được chừng năm cây số, lại gặp bão tuyết, lại phải dựng lều. Hình như đâu đây có tiếng máy bay, nhưng nhìn lên, bầu trời vẫn trống không… Anh đốt một đống lửa lớn ngay trong lều. Chân tay bị cóng đờ cả. Lại chui vào chăn nằm, và Tanhia lại đòi kể về em. Anh gặp em lần đầu tiên như thế nào? Ai là người tỏ tình trước? Ôi, cô bé đáng yêu, ngây thơ! Cô ta muốn biết tất cả: em có thích ăn diện theo mốt không? Có dám hy sinh vì tình yêu không? Em chải tóc kiểu gì? Anh kể, Tanhia cứ đòi nghe thêm, và khóc.
Rồi bỗng nhiên Tanhia hốt hoảng hỏi anh có đánh mất bản đồ mỏ không? Anh lấy bản đồ ra, Tanhia mới yên tâm.
Chỉ còn hai viên đạn, anh đặt Tanhia nằm ngủ và đi vào rừng Taiga. Biết đâu vẫn còn vận đỏ, gặp được một chú hươu.
Vêra! Vêra em! Sao mà cái năm nay lại kinh khủng đến thế! Bao nhiêu là mất mát, bao nhiêu con người kỳ diệu đã hy sinh chỉ trong nửa tháng vừa qua!
Anh không thể viết được nữa, muốn khóc đến tức thở…
Hôm qua anh ỏ trong rừng Taiga quá lâu. Một con chim dẫn đi sâu vào rừng, rồi bão tuyết.. Khi trở về lều, không thấy Tanhia đâu cả, chỉ thấy một bức thư:
“ Anh Cônxtatin Pêtrôvich quý mến! Em đi đến với Ghécman đây. Cần phải thế, anh ạ, và anh cũng đừng buộc tội cho em qua nghiêm khắc. đi hai người, chúng ta sé chết cả, mà ở nhà mọi người đang chờ tấm bản đồ khu mỏ kim cương. Trong chúng ta, một người cần phải sống. Và người cần phải sống chính là anh, người khỏe hơn. Em thấy em và Ghécman là gánh nặng đối với anh. Nếu không có chúng em thì anh đã về đến căn cứ trung tâm từ lâu rồi. Anh đã hy sinh tất cả cho bọn em, và bây giờ đến lượt bọn em. Ghécman đã hiểu điều này sớm hơn, em có muộn hơn một chút. Đúng ra, em hiểu điều này từ đã lâu; nhưng em sợ, không dám đi, vì rằng em là một con bé hèn nhát. Bây giờ thì em đã quyết định rồi. Em đã đợi được trận bão tuyết này, và giờ thì em đi đây. Em sẽ chóng đến để gặp Ghécman. Anh đừng tìm em, đừng phí công vô ích. Dù sao thì bão tuyết cũng sẽ lấp xóa hết dấu vết. Em giữ được cho anh một ống đồ hộp, để ở trong chăn chui, anh đừng quên nhé. Bây giờ nhất thiết anh phải mang cho được tấm bản đồ khu mỏ ra khỏi rừng Taiga. Vĩnh biệt anh! Tanhia… Anh Cônxtatin Pêtrôvich yêu quý! Anh còn phải nhất thiết trở về với chị. Anh yêu chị đến nhường ấy cơ mà! Em và Ghécman cũng rất yêu nhau. Chúng em quen biết nhau đã mấy năm nay rồi. Nhưng chúng em không để lộ ra điều này, vì không muốn làm ảnh hưởng đến công việc chung. Bọn em đã định nói cho anh biết sau khi tìm ra mạch mỏ, nhưng lúc đó lại xảy ra tai nạn với Xécgây, và sau đấy thì không còn dịp nào nữa. Em muốn cùng với Ghécman xây dựng gia đình, nhưng bây giờ thì, thế là hết! Không còn gì để nói nữa! Cuộc sống của bọn em, hạnh phúc của bọn em thế là không thành… Em cầu mong cho hạnh phúc của anh… Anh nhất định phải về được với chị ấy… Và em còn một điều mong muốn nữa, anh Cônxtatin Pêtrôvich ạ, anh hãy viết thư cho mẹ em, địa chỉ có ở Đoàn. Thôi nhé, em – Tanhia.”
Anh đi tìm Tanhia suốt một ngày, nhưng rừng Taiga sau trận bão thế kia làm sao mà tìm được! Ghécman đã bày cho Tanhia biết nên đi vào lúc nào “tốt” nhất.
Bây giờ, Vêra ạ, cuộc sống của anh không còn thuộc về anh nữa. Anh phải sống và mang tấm bản đồ về đến nơi, dù phải chịu bất cứ sự mất mát hy sinh nào đi nữa.
Anh xé lều bạt ra thành những tấm vải bọc chân. Bây giờ đôi chân là cái quan trọng nhất. Còn lại bốn hộp thịt, một chăn chui, một viên đạn và mười hai que diêm. Anh tin rằng, anh sẽ ra khỏi nơi đây.
Vêrôsca! Anh đang mở hết tốc lực để về với em. Hôm nay đi được bốn vạn bước, nghĩa là khoảng hai chục cây số. Bây giờ anh đang ngồi dưới gốc một cây tùng lạc diệp rất to và đun nước chè uống.
Xung quang anh là những cây cổ thụ khổng lồ, trắng toát. Năm nay tuyết nhiều nhưng trời chưa lạnh lắm. Dù sao sức mạnh của thiên nhiên thật khủng khiếp. Nhưng con người cũng không kém… Con người hùng mạnh bằng tinh thần. Và giữa cái địa ngục Taiga của miền Bắc này, con người vẫn không nhỏ bé. Con người biết nhường cho nhau bữa ăn, truyền cho nhau sức mạnh tinh thần, trao cho nhau cả cuộc sống của mình, và vì vậy, vẫn tiếp tục sống trong người khác và trở nên bất tử, trường sinh vô tận hơn bất cứ thiên nhiên nào…
Hôm nay anh đi được năm vạn ba nghìn bước. Em biết không, quả là các anh đã bị lạc, có lẽ là đi song song với con sông, và như vậy thì không thể nào gặp sông được. Hom nay anh bắt đầu cảm thấy mình đang đi xuống dốc. Như thế có nghĩa là đã qua được đường phân thủy. Bây giờ thì có lẽ là chắc chắn anh sẽ về đến nơi. Đây cũng chính là nghĩa vụ của anh. Mà nghĩa vụ thì phải hoàn thành, như Ghécman và Tanhia đã làm trong nghĩa vụ của mình… Trong nghề của bọn anh, có lẽ hơn bất cứ nghề nào khác, cuộc đời và nghĩa vụ gắn chặt với nhau. Và không hiếm những lúc nghĩa vụ yêu cầu phải hy sinh cuộc sống…
Anh vẫn đi, vấn đi trong rừng Taiga. Taiga là kẻ thù độc ác nhất của anh. Nó đã cướp đi ba người đồng chí, và giờ lại đang rình mò anh. Nhưng anh không đầu hàng. Taiga, mày nghe tao chứ, tao không đầu hàng đâu!
Hôm nay đi được sáu vạn bước… Đường toàn xuống dốc. Ngày trở nên ngắn hơn. Bắt đầu lên đường lúc trời còn tối, dọc đường mới sáng rõ, và sau khi mặt trời lặn vẫn còn đi tiếp hai tiếng nữa. Tinh thần sảng khóai. Sông đã ở đâu đây rất gần – nhìn địa hình, anh cảm thấy như thế.
Hôm nay nấu nước chè mất khá lâu. Anh chỉ còn lại hai ống đồ hộp.
Đã từ lâu anh quên mất ngày tháng. Bây giừo có lẽ cũng đã sang tháng mười một rồi. Sáng hôm nay anh cảm thấy như vậy, vì giá rét có lẽ phải đến ba mươi độ dưới không. Tốc độ của vì vậy phải giảm xuống. Phải ngồi lại lâu hơn bên đống lửa. Đến việc chuẩn bị chỗ ngủ bây giờ cũng không còn đơn giản - phải trải quá nhiều cành cây. Mà bẻ cành thì không còn sức nữa. Thở cũng khó khăn…
Đã hai ngày nay chẳng viết được gì cho em cả. Rét một cách đáng sợ. Hình như các mô cơ mặt bị lạnh đã hỏng hết, không còn họat động được nữa. Đêm qua đang ngủ, thức giấc, người tóat đầy mồ hôi lạnh. Anh mơ thấy mình đánh mất tấm bản đồ khu vực mỏ. Thò tay sờ vào dưới áo – nó vẫn còn nguyên tại chỗ.
Không hiểu vì sao mà anh lại nghe lòng quặn đau khi nghĩ tới Tanhia và Ghécman . Họ yêu nhau, thế mà anh, ngoài tình yêu đến điên cuồng của anh đối với em, anh không nhận thấy gì hết. Tình yêu của họ mới nghiêm khắc, mới trong trắng làm sao! Họ không muốn tỏ ra cho người khác biết, chỉ vì nghĩ rằng tình cảm của họ sẽ làm ảnh hưởng đến công việc chung. Đối với họ, cái công việc, cái nhiệm vụ mà họ đã cố hết sức hoàn thành mới lớn lao biết bao!
Mà họ còn rất trẻ. Nếu là anh, có lẽ anh không thể tự kiềm chế mình được như vậy…
Anh lại ngồi bên đống lửa… Viết rất khó khăn. Và anh ngồi suy nghĩ, hồi tưởng lại… Không biết có phải anh đã bắt đầu mê sảng hay không, nhưng anh thấy rất rõ trước mắt mình Ghécman và Tanhia. Đúng hơn, không phải chính họ, mà linh hồn của họ. Bao bọc trong vòng hào quang kỳ diệu, họ bay lượn trước mặt anh, nhẹ nhàng, trong trắng. Đây không phải là chuyện thần bí, tưởng tượng đâu, Vêra ạ. Anh cảm thấy họ bằng cả toàn thân thể của mình. họ truyền cho anh sức mạnh mới, và anh biết rằng, anh tin rằng anh sẽ mang được tấm bản đồ về đến nơi.
Lại nghỉ. Những ý nghĩ cứ lẫn lộn.. Cần phải bình tĩnh lại… Anh không thể đầu hàng được! Anh không có quyền làm điều này trước vong hồn của Tanhia và Ghécman, trước vong hồn Xécgây… Không, anh không thể nằm lại được. Anh sẽ đi lên phía trước. Chỉ đi lên phía trước…
Vêra em, cả ngày hôm nay anh suy nghĩ về cuộc đời mình. Cuộc đời anh có thành đạt không? Có lẽ là có. Anh đã chọn cho mình một công việc, một sự nghiệp, và hình như đã tiến hành cho đến tận cuối… Cái gì sé xảy ra với thân thể anh, không quan trọng lắm. Anh đã tìm ra kim cương ở nước Nga này. Điều dự đóan của anh đã được khẳng định…
Ồ, kim cương… Tao đã đuổi theo mày rất lâu. Đã mười năm nay, tao đi tìm mày trong rừng Taiga… Người ta bảo mày cứng rắn nhất, quý giá nhất trên mặt đất. Nhưng con người đã tìm ra mày. Mày phải biết, con người vốn rất bướng bỉnh. Họ có thể làm được những việc mà chính họ cũng không ngờ tới. Họ không ngờ tới nhưng họ vẫn làm được… Kim cương ạ, mày đối sử thật tàn tệ với tao. Mày đã cướp đi của tao ba người đồng chí. Và hình như mày đang sửa soạn kết liễu cả tao nữa… Nhưng mày vẫn không thóat khỏi tay tao, nghe không? Tao đã tìm ra mày. Mày nằm dưới đất rất lâu, không tên tuổi, không ích lợi cho ai. Mà đất nước tao đang đói khát, đang xây dựng chiến đấu. Và tao đã tìm ra mày. Tao là người đầu tiên tìm ra mày… Người ta gọi tao là kẻ điên cuồng ư? Mặc. Tao đã tìm ra bí mật của mày, đã tìm ra kim cương. Tao đã chiến đấu với mày cho đến tận cùng. Tao còn lại một mình. Mày gần như đã hủy diệt được tao. Có thể, giờ không còn tao ở đây nữa… Nhưng ở đây có Ghécman, có Tanhia, có Xécgây. Họ đã từ bỏ cuộc đời này, hết người này đến người khác, nhưng họ vẫn tiếp tục sống. Họ đã ra đi là để cho những người còn lại đi được xa hơn. Để cho tấm bản đồ khu mỏ có thể tiến lên phía trước, đến với con người. Đã có ở đâu mày thấy một cuộc chạy tiếp sức như vậy không, hỡi kim cương? Một cuộc chạy tiếp sức, khi con người trao nhau cuộc đời của mình? Không, không, tao phải về đến nơi! Vì họ, vì ba người kia… Tao không có quyền ngã xuống. Hãy giúp đỡ ta, mặt đất ơi! Thế nào chúng tao cũng chiến thắng mày, kim cương ạ. Mày có nghe không? Bọn tao có bốn người. Bọn tao vẫn như xưa, có bốn người. Con sông ở đâu đây gần bên cạnh, tao cảm thấty như thế… Không, đây không phải là cơn mê sảng… Chỉ cần có sức…
Vêra em, thế là anh đã ra đến sông. Một dòng sông chết. Những tảng băng chồng chất lên nhau. Gió lồng lộn trên mặt sông. Mục tiêu đã đạt được, nhưng quá muộn chăng? Nếu ở lại và chờ tại chỗ có hơn không? Hình như anh bắt đầu nói lẩn thẩn… Nhưng tại sao các anh lại không thể ở nguyên tại chỗ?… Bởi vì, chắc mọi người đã phải đi tìm từ lâu. Không thể không đi tìm được!
Lại thêm hai ngày vô nghĩa đi dọc bờ sông. Đáng ra, trong vùng này phải gặp dân Even. Nhưng hiện giờ anh đang ở đâu? Anh không thể hình dung ra chỗ mình đang ở, dầu chỉ với mức độ chính xác là một trăm cây số.
Hình như thế là hết! Anh đã làm hỏng chân phải, vì lạnh quá. Chỉ còn lại ba que diêm. Bây giờ anh chỉ có một nhiệm vụ: làm sao mang tấm bản đồ về gần nơi có người ở hơn…
Vêra! Những năm tháng gần đây, anh chỉ sống bằng tình yêu đối với em. Em, với sắc đẹp và tuổi trẻ của mình, đối với anh, một kẻ đàn ông bốn chục tuổi đời lang thang trong rừng Taiga, em là một ngôi sao dẫn đường. Anh tìm về ánh sáng màu hồng nhạt nơi cửa sổ phòng em từ những góc trời xa xôi nhất, từ những chốn nguy hiểm nhất. Anh đã phải đi rất lâu, vì chúng ta cách nhau xa quá. Và em biết không, anh đã mệt. Anh mệt vì đường đi, mệt vì sự cô đơn giữa rừng Taiga, mệt vì cuộc đời phải phân đôi - một nửa ở đây, trong rừng Taiga, nửa kia ở nơi em. Bây giờ, khi mục đích đời anh đã đạt, anh có thể mạnh dạn nói hết tất cả, cả những điều mà trước đây anh vẫn không dám thú nhận với chính mình.
Trong việc anh và tấm bản đồ khu mỏ kim cương mới phát hiện bị mất tích, không ai có lỗi cả. Đây chỉ là một sự ngẫu nhiên kỳ lạ, một sự trùng hợp bi thảm của các tình huống. Nhưng đấy chưa phải là cái chính. Trong chuyến đi này, ngoài việc tìm ra khu mỏ kim cương, anh còn phát hiện ra cho mình một điều rất quan trọng. Anh hiểu ra rằng trước đây mình sống chưa đúng. Anh cho rằng tình yêu chân chính là tình yêu có thể tạm biệt nó đi xa và rồi lại có thể trở về với nó. Anh nghĩ quan hệ giữa em và anh là quan hệ lý tưởng giữa đàn ông và phụ nữ. Nhưng không hiểu sao, giờ đây anh lại ghen tỵ, lại thèm muốn được như Ghécman và Tanhia. Họ cùng chia nhau sướng vui và đau khổ. Họ cùng nhau đi giữa cuộc đời. Tình yêu của họ lớn lao, vĩ đại đến nỗi nó không cần đến những biểu hiện bên ngoài. Họ cùng bên nhau cho đến tận cuối cuộc đời. Tình yêu không cản trở họ làm tròn bổn phận của mình.
Còn anh thì lại khác. Anh viết thư cho em từng ngày một, anh mang hình ảnh của em trong anh. Nhưng đấy chưa phải là hạnh phúc - đấy mới chỉ là sự an ủi. Để làm nên hạnh phúc, em quá xa xôi.
Tất cả mọi người đều thấy điều đó, tất cả mọi người đều hiểu rằng bên trong cái vỏ bọc đường ngọt ngào là viên thuốc đắng. Chỉ một mình anh không thấy. Không, anh có thấy! Nhưng anh tự lừa dối mình. Anh tưởng tượng ra em, Vêra ạ. Và sự lừa dối lớn đến nỗi Tanhia, cô bé đáng thương, cũng phải tin vào điều đó!
Đã nhiều lần anh gọi em. Vêra a, anh gọi em đến đây, lên miền Bắc này. Anh muốn rút ngắn quãng đường đến bên em. Nhưng em không nghe. Em ở lại Matxcova. Và khi anh chết, em sé không được nghe hơi thở cuối cùng của anh, em sé không được vuốt mắt cho anh. Ôi, đau lòng biết bao khi nghĩ đến điều này!… Đau xót và nặng nề. Những ý nghĩ này đã cướp đi của anh chút hơi sức còn lại.
Vêra, em thân yêu! Em cần cho anh chính là ở nơi này, bên cạnh anh đây, chứ không phải ở bất cứ nơi nào khác. Anh cần một em hiện thực, chứ không phải là hão huyền, tưởng tượng. Anh muốn tình yêu của anh bên cạnh anh, bên đống lửa lúc này, để sưởi ấm cho đôi chân anh đã chết cóng vì băng giá, để cùng anh bò dọc theo bờ sông, để anh có thể trao lại tấm bản đồ khu mỏ vừa mới phát hiện và chết một cách bình thản, biết rằng tình yêu của anh sẽ mang tấm bản đồ về đến nơi cần đến.
Nhưng không, anh không có ai để trao tấm bản đồ cả. Tình yêu của anh hóa ra là không hiện thực. Không hiểu tại sao, nhưng anh cứ nhớ Ghécman. Anh ghen tỵ, anh thèm muốn được như Ghécman…
Hình như tôi đang ngất đi. Đúng, tôi đang mê man… Không tôi tỉnh lại rồi. Anh ghen tỵ với Ghécman…
Không! Thất vọng hãy còn quá sớm! Cần phải đi, phải bò, phải toài, phải trườn, phải lăn.
Có thể, đây là lần ghi cuối cùng của tôi…
Không chưa phải là cuối cùng. Anh còn sống. Phải làm gì với tấm bản đồ bây giờ? Ở Đoàn, mọi người đang đợi nó…
Anh thường ngất đi, nừm mê man hồi lâu trên tuyết. Anh mơ thấy những vụ nổ mạch kimbeclit, những trận phun của núi lửa kim cương. Kim cương bay tứ tung, rơi thẳng từ trên trời xuống, và nhặt chúng, không phải bò trong rừng Taiga. Trận mưa rào kim cương kéo dài suốt ngày, vô tận, xung quanh hàng chục cây số, chỗ nào cũng đầy kim cương…
Anh còn mơ thấy những thành phố, những thành phố mới, to lớn; trong thành phố có những ngôi nhà trắng, những thảm cỏ xanh rờn, trẻ con tung tăng trên đường phố và những cặp trai gái yêu nhau khóac tay đi chầm chậm…
Anh không còn cảm thấy mình có chân nữa.
Nếu ra được khỏi nơi đây, chắc sẽ bị cắt mất chân…
Sức sống của con người mới dai làm sao! Anh bò, đứng thẳng người trên hai đầu gối, ngã xuống, và lại bò. Biết đâu anh còn bò thóat ra được… Dù sao thì anh vẫn cứ yêu em, Vêra ạ. Với ý nghĩ này, anh bò đi cảm thấy dễ dàng hơn.
Anh làm một cái lều. Anh sẽ chết ở đây. Có lều, mọi người sẽ dễ tìm ra anh và tấm bản đồ hơn…
Còn bao nhiêu điều phải nói, mà sức lực đã hết rồi. Thường là như vậy. Khi đến phút cuối cùng hiểu được một điều gì đó lớn lao, thì sức lực lại cạn kiệt. Tất cả sức lực đã đem dùng vào việc hiểu được một điều gì đó lớn lao…
Ừ kim cương ạ, cuộc giao tranh giữa tao và mày đã sắp kết thúc, và dù sao, mày cũng đã thất bại. Con người sẽ đến đây. Họ sẽ đến đón tao. Họ sẽ tìm thấy tao và tấm bản đồ. Họ sẽ dựng lên ở đây một thành phố. Trong thành phố đó, bốn người, tao, Xécgây, Ghécman và Tanhia sẽ gặp nhau. Theo các đường phố, bọn tao sẽ đi đến quảng trường chính, và sẽ ở lại đó, vĩnh viễn…
Nghe như có tiếng người, tiếng chó sủa. Bò ra khỏi lều. Không có gì cả, chỉ là ảo tưởng… Bây giờ lại nằm trong lều. Rét đã bớt dữ dội… Đáng que diêm cuối cùng, nhóm một đống lửa. Nó cháy không lâu… Ôi, Vêra , em cần cho anh ở đây biết bao! Anh cần biết bao một tình yêu làm người trợ thủ, chứ không phải tình yêu để làm đồ chơi. Chắc hẳn, số phận không…
Vĩnh biệt nhé, kim cương! Máy kháng cự rất lâu. Mày là một địch thủ cứng đầu. Cảm ơn mày nhé! Mày đã không cho phép cuộc đời tao yên lặng, hời hợt. Mày luôn gọi tao. Bao giờ tao cũng nghe tiếng gọi của mày. Và đây, tao đã đến với mày. Tao sẽ ở lại cùng mày. Cảm ơn mày nhé, kim cương, cảm ơn mày…
Lần cuối cùng kiểm tra lại tấm bản đồ. Tấm bản đồ vẫn nằm trong ngực áo. Mọi việc thế là đều ổn cả. Vĩnh biệt nhé, Vêra! Hãy tha thứ cho quãng đời anh sống với em…
Vêra, nhất thiết em phải tìm ra… địa chỉ mẹ Tanhia… Hãy viết cho bà cụ… Viết cả về Ghécman nữa…
… Người nào tìm thấy tôi đầu tiên… Hãy chuyển ngay tấm bản đồ này… cho những người địa chất… Tôi xin đề nghị Chính phủ cho xây đài kỷ niệm Ghécman và Tanhia trong thành phố kim cương tương lai… Vĩnh bi…
… Muốn sống quá, Ve…”
Tarianôp lật trang giấy cuối cùng và đặt lá thư sang bên cạnh. Ngoài cửa sổ, trời đã sáng từ lâu – chúng tôi không ai nhận thấy đêm đã qua từ lúc nào.
- Thế còn tiếng người và tiếng chó sủa, anh ta có nghe thấy thật không? - người kỹ sư địa chất có đầu tóc rối bù hỏi.
- Người ta tìm thấy Côxchia vào mùa xuân – Tarianôp nói - Lều chỉ cách nơi cắm trại của dân Even chừng mười cây số. Vì thế gió có thể thổi đến chỗ anh ta những tiếng động đó. Và chắc không phải chỉ một lần. Nguời ta tìm thấy Côxchia không ở trong lều; anh ta đã bò ra khỏi lều và bò về hướng có trại. Nhưng bò được rất ít, chỉ chừng mươi, mười lăm bước, và bị chết cóng. Trong mùa hè năm đó, những người Even không gặp một cán bộ địa chất nào. Họ du cư vào tận sâu trong rừng Taiga nên cũng không thấy được những chiếc ca nô suốt mùa hè ngược xuôi trên con sông trước chỗ cắm trại cũ của họ để tìm kiếm nhóm khảo sát bị mất tích. Đếb tận mùa hè năm sau, qua một người nào đó, những giấy tờ của Côxchia mới được chuyển về căn cứ trung tâm của Đòan khảo sát. Suốt hai năm, không ai biết đến phát hiện của nhóm khảo sát Xabinhin về khu mỏ kim cương ở vòng cực Bắc. Khi những nhóm địa chất lại tìm đến khu vực này để kiểm tra tấm bản đồ của Côxchia, ở cùng Iacut, người ta đã phát hiện thêm một số mạch mỏ nữa. Số phận của các nhóm khảo sát này đều may mắn hơn.
Tarianôp bỏ sức thư vào túi và nói tiếp:
- Về sau, xung quanh mạch mỏ kim cương của Xabinhin, người ta còn phát hiện thêm nhiều khu mỏ mới. Bây giờ ở đó đang tiến hành xây dựng với quy mô rất lớn.
Còn đài tưởng niệm Tanhia và Ghécman thì sao?
Tên của bốn thành viên nhóm khảo sát Xabinhin được đặt cho bốn đường phố trong thành phố Kim cương - Tarianôp noi – Cũng đã có đồ án thiết kế đài kỷ niệm. Một nhóm các nhà điêu khắc trẻ tuổi muốn dựng tường đài trên một mỏm đá lớn, cạnh bờ sông, cách thành phố chừng hai cây số. Để từ xa đã có thể trông thấy…
Tuyệt lắm! - Người kỹ sư địa vật lý với mái tóc rối bù khẽ nói – Đúng như Xabinhin mong muốn. Vĩnh viễn…
Đột nhiên, từ trên trời, ngang qua mái nhà, vang lên tiếng động cơ quen thuộc, và một bóng đen khổng lồ lướt qua cửa sổ. Đó là một chiếc máy bay từ khu mỏ kim cương vòng cực Bắc trở về Iacutxcơ. Những chiếc máy bay này chở thiết bị, máy móc cho công trường xây dựng khu mỏ liên hợp ở thành phố kim cương, và lần nào nó cũng trở về không, vì vậy rất sẵn sàng nhận chở những hành khách quá cảnh như chúng tôi.
Chúng tôi cảm ơn lòng hiếu khách của Ivan Xemonovich và chuẩn bị lên đường…