Phía Trước Là Thiên Đường
Tác giả: Việt Hà
Mọi người đoán con bé chừng 9-10 tuổi. Chẳng có gì đáng chú ý nếu nó tung tăng chạy bên bố mẹ để ngó nghiêng đây đó như bao đứa trẻ khác mỗi lần được đi ngắm siêu thị. Đằng này con bé đứng chết chân một chỗ, giữa trời mưa tuyết. Người nó run lên từng hồi. Mặt nhăn đanh lại. Đầu cúi gằm. Hai tay con bé ôm khư khư con gấu Misa trắng như sợ ai giật mất. Tuyết rơi mỗi lúc một dày. Chiếc áo lông mỏng tang của con bé chẳng mấy chốc đã bám đầy tuyết, trắng xóa. Dưới chân nó là chiếc túi du lịch nhỏ, màu đen, chừng đã cũ. Chiếc mũ nồi đen nằm ngoác miệng, chỏng chơ trên miệng túi du lịch, phân nửa là tuyết trắng. Con bé chừng đã ngấm lạnh nên môi, răng đánh vào nhau lập cập. Đám khách bộ hành qua lại mỗi lúc một tấp nập. Dăm ba kẻ thấy chướng mắt tỏ vẻ hằn học ra mặt. Kẻ tò mò nán lại vài giây, nhìn con bé từ đầu tới chân, vẻ ngạc nhiên, rỗi khẽ lắc đầu, rảo bước. Tuyết rơi trắng xóa bầu trời. Ngưòi con bé đã xù lên những đọn tuyết. Trông xa nhiều người ngỡ đó là hình nộm tuyết mà tụi trẻ nào đó mới tạo nên, chỉ khác là cái nộm tuyết đó run lên từng chập. Một thiếu phụ trẻ, tay dắt đứa con gái chừng 5-6 tuổi đi ngang qua, nhận ra sự ngộ nghĩnh nọ, cả 2 mẹ con dừng lại ngắm nghía một hồi vẻ thích thú. Chợt nhận ra nộm tuyết là một cô bé, người mẹ thảng thốt hỏi: Này, cô bé? Không làm sao chứ? Con gái thiếu phụ cũng tròn xoe mắt nhìn nộm tuyết hồi lâu rồi ngước lên hỏi mẹ: Mama, có chuyện gì thế? Thiếu phụ giơ tay ra hiệu con gái yên lặng rồi tiếp tục gặng hỏi nộm tuyết thêm vài ba câu nhưng chỉ được đáp lại bằng tiếng rên hừ hừ từ khuôn mặt bám tuyết trắng lốp. Thất vọng, thiếu phụ đành dắt con, đi tiếp.
Đám khách bộ hành hiếu kỳ trước còn quanh quẩn hoặc đứng từ xa dòm lại, thấy vậy bâu lại vòng trong vòng ngoài rồi mỗi người một ý.
- Con bé này trông lạ lắm. Tôi chưa thấy nó xuất hiện bao giờ.
- Tôi nghĩ chắc nó bị tâm thần?
- Chẳng phải. - một kẻ khác đế thêm - nhìn nó giống dân ăn mày thì đúng hơn.
- Tôi cho tiền nó cũng chẳng phản ứng.
- Không tệ như vậy chứ? - có thể mẹ con bé mải mua đồ rồi bị lạc nó chăng?
- Này - một người trong đám đông giọng bí ẩn - các người nhìn kỹ con bé chưa? Biết đâu chừng nó chết cóng rồi?
Nghe vậy, một người trong đán bèn lấy tay khẽ gạt hết lớp tuyết bám trên mặt con bé, rồi nhòm kỹ tận mắt nó hỏi.
- Cô bé. Ổn cả chứ?
Con bé không phản ứng. Người nó vẫn run lên từng chập.
- Mein Gott. Vậy đâu phải là cách. Một bà người đẫy đà len từ ngoài vào, thở hổn hển - tôi để ý con bé lâu lắm rồi...
Đám đông dồn mắt về hướng người vừa lên tiếng.
- Tôi nói thật đấy. - bà đẫy đà tiếp - tôi coi đồng hồ, nếu không lầm thì con bé đã đứng chỗ này đúng 2 tiếng 42 phút. Lúc ấy bên cạnh nó còn có một thiếu phụ chừng 40 tuổi. Tôi nghe loáng thoáng bà ta dặn dò con bé bằng tiếng Đức, rồi ra hiệu cho nó đứng chờ. Kế đó bà ta vội vã đi.
Người hồi nãy hỏi.
- Bà có biết bà ta đi đâu không?
- Bà đẫy đà nhún vai - làm sao tôi biết. Nhưng lâu vậy mà chưa trở lại, tôi nghĩ bà ta hành hạ con bé thì đúng hơn.
Nghe vậy đám đông càng xôn xao.
- Nhưng con bé dáng mạo Châu Á, làm sao có thể là con bà kia được?
- Ôi đào. Thiếu gì kẻ nhận con nuôi để lĩnh tiền của chính phủ, rồi lấy chúng làm trò tiêu khiển. Con bé này biết đâu chẳng nằm trong những đứa xấu số đó?
- Theo tôi chúng ta nên tìm giải pháp chứ không nên quy kết người khác khi chưa có bằng chứng.
Ông lão đứng vòng ngoài đột nhiên lên tiếng. Đám đông đổ dồn về phía ông lão nọ. Dăm ba người tỏ ý tán đồng. Mọi người đang chờ một lời khuyên từ ông lão thì bà đẫy đà nọ chợt reo lên mừng rỡ.
- Đây rồi. - bà đẫy đà gạt đám đông, xăng sởi bước ra ngoài, giọng phân trần - rốt cuộc bà ta cũng trở lại.
Đám đông tản ra nhường chỗ cho bà đẫy đà cùng một thiếu phụ vừa xuất hiện. Dường như linh cảm được điều chẳng lành, nên vừa thấy "nộm tuyết", thiếu phụ nọ đã bưng mặt, bật khóc.
- Trời ơi, tôi đã làm gì đây hở trời?
Vốn bán tín bán nghi nên đám đông tới tấp chất vấn thiếu phụ.
- Bà là mẹ cô bé này à?
- Sao bà ác tâm thế?
- Nó là con nuôi bà à?
- Vô lương tâm. Thiếu trách nhiệm thì đừng nhận chúng về.
- Tôi nghĩ chuyện này phải báo cảnh sát thôi.
Ông lão hồi nãy bước đến gần thiếu phụ nọ còn bưng mặt khóc, giọng thông cảm.
- Xin bà đừng hiểu lầm thiện ý của tôi. Nhìn thái độ, tôi đoán bà và cô bé đây không có thâm tình lắm?
Thiếu phụ vẫn bưng miệng khóc. Một lát sau mới lấy lại bình tĩnh, quay ra đám đông giảng giải.
- Xin các người nghe tôi giải thích một câu được không? Quả tình cách đây 3 giờ tôi có dặn cô bé này đứng chờ nhưng không phải để tôi đi mua bán hay làm chuyện tư riêng gì cả mà thực chất là tôi đi tìm mẹ của cô bé.
- Vậy bà là ai? Nếu không làm mẹ đứa bé tại sao bà phải dặn nó đứng chờ?- bà đẫy đà hỏi giọng chưa hết nghi vấn.
Thiếu phụ nọ run rẩy thanh minh.
- Xin các vị đừng hiểu lầm. Giữa tôi và cô bé không hề quen biết. Cách đây chừng 3 tiếng, lúc ấy tôi đang ngồi nghỉ trên ghế dưới gốc sồi kia thì có một thiếu phụ Châu Á dẫn cô bé này đến trước mặt tôi. Thấy mẹ cô bé ngập ngừng muốn hỏi, hay nhờ tôi giúp điều gì đó nhưng không dám, nên tôi bèn đứng dậy hỏi. Bà ta không hiểu tiếng Đức mà chỉ nói được "please" rồi ra hiệu tôi trông giúp cô bé. Theo tôi hiểu, bà ta định mua đồ ăn gì đó cho con. Thương tình nên tôi gật đầu. Tôi cùng cô bé này đúng chờ 15,20 rồi 30 phút, cho tới cả hai tiếng vẫn không thấy mẹ cô bé trở lại. Nghĩ bà ta lạc đường hay mải sắm đồ nên tôi dặn cô bé này ngồi ghế chờ. Nào ngờ - thiếu phụ nọ bưng mặt khóc - các vị thấy đấy, siêu thị thì lớn, cửa hàng sán sát, người đông như vậy, còn tôi thì đi rã cả chân vẫn không tìm thấy mẹ cô bé đâu. Thất vọng, tôi vi trở về đây thì cô bé đã chết cóng thế này. Tôi biết làm sao bây giờ?
Mọi người nhìn nhau hòng tìm giải pháp thì 2 nhân viên cảnh sát xuất hiện.
- Xin được hỏi: Ai là bà Herzog?
- Tôi đây. Bà đẫy đà len đám đông, tới trước viên đại úy cảnh sát, giọng thoáng lo âu.
Viên đại úy giơ tay chào, mỉm cười bắt tay bà đẫy đà, giọng thiện cảm.
- Bà đã gọi điện báo chúng tôi về sự việc tại đây?
- Vâng - bà đẫy đà thoáng đỏ mặt - nhưng tôi làm đúng bổn phận công dân.
Viên đại úy cười.
- Xin bà đừng hiểu lầm. Tôi là Hartmann, đồn trưởng cảnh sát giao thông quận B. - chúng tôi phải cảm ơn bà mới đúng.
Viên đại úy trao đổi cùng nữ đồng nghiệp đứng gần rồi quay ra phía đám đông đề nghị mọi người giải tán. Kế đó đề nghị bà Herzog cùng thiếu phụ nọ.
- Hai bà yên tâm. Cô bé này sẽ được xe cứu thương trở ngay đến bệnh viện để phục sức. Phía chúng tôi muốn mời 2 bà về đồn để hợp tác làm sáng tỏ sự việc. Ý 2 bà thế nào?
Bà đẫy đà tươi cười nhận lời, rồi giật tay thiếu phọ nọ còn bưng mặt khóc.
- Bà đừng quá lo như vậy. Có tôi làm chứng. Giờ ta lên đồn xem có giúp được cô bé kia điều gì chăng. Mình đi chứ?
Thiếu phụ khẽ gật đầu. Viên đại úy chìa tay mời hai người lên xe. Cùng lúc xe cứu thương ập tới.
- Micheal. Cô đi cùng cô bé này tới viện. Tiện thể tìm hiểu lai lịch cô bé thế nào? Có gì liên lạc về đồn ngay.
Dặn dò nữ đồng nghiệp xong viên đại úy cho xe chạy về đồn Quận B.
Đồn cảnh sát quận. Phòng làm việc của đại úy Hartmann. Hai nhân chứng đang cắm cúi ngồi viết bản tường trình. Chuông điện thoại đổ liên hồi. Đại úy Hartmann vừa buông máy, chuông điện thoại cầy tay lại reo vang.
- Hartmann đây. Micheal đấy à? Có gì khả quan không?
Tiếng người đầu dây.
- Thưa đại úy cô bé đã qua cơn nguy hiểm. Hiện đang được các bác sĩ chăm sóc. Theo báo cáo sơ bộ, hình như cô bé bị nhiễm bệnh khá nặng. Cụ thể phải chờ kết quả xét nghiệm.
- Còn lại lịch của cô bé?
Micheal.
- Có đấy. Trong áo choàng của cô bé có 1 bức thư được niêm phong rất kín. Hiện tôi chưa xác định được ngôn ngữ nước nào?
Hartmann.
- Còn túi đồ và con búp bê?
Micheal: Tôi đã kiểm tra. Trong túi sách tay có khá nhiều những vật dụng mà tôi đoán có thể là những kỷ vật liên quan tới gia đình cô bé.
Hartmann: Cô tạm thời niêm phong lại. Tôi sẽ báo cho bên hình sự nhờ giám định giúp. Như vậy chúng ta sẽ phải bắt đầu từ bức thư. Tạm thời cô đừng mở vội, đề phòng bất trắc. Một mặt tôi sẽ điện sang Viện công tố, xin họ cử thông dịch viên trong nhóm Châu Á mà chúng ta có thể khoanh vùng. OK. Cô ở bên cô bé và giữ liên lạc. Hẹn 2 giờ nữa tôi và 2 nhân chứng sẽ có mặt. Hy vọng bên Viện công tố sẽ cử người đến đúng giờ.
Bệnh viện thành phố B. Phòng hồi sức. 18giờ 42 phút. Bệnh nhân vẫn ngủ li bì trên giường. Trong phòng ngoài bác sĩ trưởng khoa cùng phụ tá còn có đại diện Phòng cảnh sát hình sự quận và thông dịch viên do Viện công tố gửi tới.
Bác sĩ trưởng khoa:
- Thưa các ngài, bệnh tình của cháu bé này rất nan giải. Theo khám nghiệm sơ bộ, cháu bé đây vừa trải qua những chấn động tinh thần kịch điểm. Hiện chúng tôi chưa xác định rõ độ tuổi của bệnh nhân. Qua kết quả điện tâm đồ cho thấy não bộ của bệnh nhân đã bị rối loạn hoàn toàn. Thêm vào đó trong não bệnh nhân lại tồn tại một khối u khá lớn. U dữ hay lành còn phải chờ kết quả xét nghiệm máu vào ngày mai. Chúng tôi sẽ thông báo cụ thể khi có kết quả trong tay. Đó là tất cả những gì chúng tôi có thể làm được trước mắt.
Trao đổi xong, bác sĩ trưởng phòng cùng cộng sự rời phòng bệnh. Ra tới cửa ông còn quay lại nhắc nhở.
- Xin lưu ý các ngài: bệnh nhân còn trong tình trạng hôn mê nên xin tránh mọi phiền nhiễu không cần thiết. Nếu các ngài không phản đối có thể đến phòng họp ban của tôi để giải quyết nốt những chuyện có liên quan tới bệnh nhân. Tôi e rằng sẽ tiện hơn.
Phòng họp ban. Khoa hồi sức. 19giờ 30'. Đại úy Hartmann đăm chiêu đi lại trong phòng, một lát anh dừng bước, trao đổi cùng các đồng nghiệp còn lại.
Hartmann: Như vậy là chúng ta có thể yên tâm về những món đồ trong túi sách của cô bé. Theo giám định hình sự, đó chỉ là những kỷ vật có liên quan đến cuc đời binh nghiệp của bố mẹ cô bé. Về bức thư, hiện chúng ta chỉ còn thiếu thông dịch viên từ phía Việt Nam. Hy vọng mọi sự sẽ sáng tỏ. Đại úy Hartmann vừa dứt lời thì có tiếng gõ cửa. Mặt viên đại úy rạng sáng khi biết người mình đang mong đã có mặt.
- Tôi họ Phạm, thông dịch viên Việt - Đức. Người mới tới bắt tay viên đại úy cùng mọi người trong phòng - đây là giấy giới thiệu của Viện công tố.
Mọi người thoáng thở phào. Đại úy Hartmann đón bức thư từ tay một đồng nghiệp. Anh tóm tắt sự vụ rồi trao bức thư cho người thông dịch.
- Trước hết xin bà làm ơn xác minh giúp ngôn ngữ của bức thư. Kế đó nếu có thể bà dịch giúp luôn nội dung thư?
Nữ thông dịch: Đây đúng là tiếng Việt.
- Cảm ơn chúa. Viên đại úy reo khẽ - hy vọng bức thứ sẽ hé mở phần nào những bí ẩn có liên quan tới số phận cô bé.
Thông dịch viên: Tôi bắt đầu từ trang bìa nhé?
Trại tị nạn D. Ngày... Tháng... Năm...
Con gái yêu của mẹ!
Mẹ biết nói gì đây khi sắp phải vĩnh viễn từ giã cõi đời này. Vậy là ngay cả tâm nguyện cuối cùng của cha con - một người anh hùng; một dũng sĩ diệt Mỹ; người đã để lại phân nửa thân thể cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam... Mẹ cũng không có cơ hội hoàn thành. Mẹ đưa con ra đi vào lúc những vòng hoa tang trên mộ phần của bố con chưa kịp héo. Linh hồn của bố con còn chưa kịp siêu thoát. Căn nhà ngói 3 gian, gia sản ngỡ tưởng sẽ thuộc về cha mẹ để lấy đó làm nơi dưỡng ngụ tuổi già và sẽ là món quà cha mẹ định dành tặng con, nào ngờ cha con vừa nằm xuống người ta đã cho người đến thu hồi. Con đừng hỏi mẹ lý do vì sao? Bởi ở xứ sở này, thời nay tình người, tình đồng chí là một món hàng xa xỉ của thời bao cấp, con ạ. Tâm nguyện đưa con ra nước ngoài mẹ đã làm. Tương lai chưa thấy, mà trước mặt mẹ con mình chỉ là những chuỗi ngày hãi hùng, ảm đạm và đầy nhục nhã. 17 tháng qua mẹ con mình phải sống trong hoảng loạn. Hàng ngày, chỉ có mẹ và con trong căn phòng tị nạn bé nhỏ nhưng mẹ không dám nhìn thẳng vào mặt con. Mẹ sợ phải bắt gặp đôi mắt ngây dại, gương mặt đau đớn, sợ hãi đến tột cùng của con. Chỉ hình dung thôi cũng đủ để lòng mẹ đứt đi từng khúc ruột. Là người đàn bà, mẹ hiểu, sau gần 1 năm làm "osin" (*) cho bọn dẫn đường, và sau cái đêm mẹ con mình cùng 4 thiếu nữ Việt khác, mừng mừng tủi tủi khi được giải phóng khỏi cảnh "osin" để theo bọn dẫn đường, vượt biên... qua Đức. Rồi ngay trong đêm ấy, cái đêm mà người ta bẻ giật 2 cánh tay mẹ ra sau lưng, nhét kín tấm bông gòn còn tanh nồng mùi máu - mùi trinh tiết của 4 cô gái Việt nọ lớn hơn con chừng 1 vài tuổi... kế đó mẹ phải gồng mình, gào không thành tiếng, chứng kiến 2 thằng khốn, vừa Tây, vừa Ta, thay nhau cưỡng hiếp con trước mặt mẹ. Nỗi đau, nỗi tủi hận của mẹ chưa kịp nuốt, thì chính con lại bị 2 kẻ vừa hiếp mình, bẻ giật khửu ra sau rồi một đứa kéo ngược tóc con lên, buộc con phải chứng kiến 2 thằng Tây lông lá, thay nhau hiếp mẹ... Trong nỗi đau, nỗi nhục của người mẹ, người vợ đang đi tang chồng, mẹ đã cắn lưỡi mình định tự vẫn, nhưng nhìn con mình mẩy đầm đìa máu, quằn quại trong vòng tay của 2 thằng khốn đó mẹ lại không đành lòng nhắm mắt. Và hôm ấy mẹ đã chịu xuôi tay mặc cho chúng tự do hãm hiếp mẹ cho tới lúc 2 mẹ con mình tỉnh dậy đã thấy mình đang nằm trong khoang xe tải chở lợn, tiến về biên giới Ba Lan... Lúc ấy xen lẫn tiếng lợn kêu, mẹ nghe tiếng thều thào của một cô gái nằm cạnh mình mà lờ mờ hiểu được: 2 mẹ con mình đã thoát ra từ cõi chết....
Con gái yêu của mẹ!
Đã 7 tháng tròn mẹ con mình sống cảnh đời tị nạn trên đất Đức. Mẹ chẳng thể ngờ để kiếp tị nạn của mẹ con mình cũng nhục nhằn chẳng kém gì khi còn làm kiếp "osin" trên xứ Bạch Nga đầy nguyền rủa. Những vết thương trên mình mẹ trong những tháng ngày tải đạn; xẻ núi; mở đường Trường Sơn rồi bị bom đạn Mỹ dập vùi tưởng chết; những tấm huân, huy chương chiến công; anh hùng; dũng sĩ; những bằng khen, và những kỷ vật liên quan đến số phận, cuộc đời quân ngũ của bố và mẹ... không ngờ cũng chẳng giúp ích gì cho hành trang tị nạn của mẹ con mình.
- Là những người đã từng đổ máu cho cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập của nước mình, tại sao bà không ở lại nơi ấy để tiếp tục xây dựng lại mảnh đất mà bà và chồng mình đã từng cống hiến chọn tuổi thanh xuân?
Viên trưởng phòng Thẩm vấn đã hỏi mẹ như vậy với ánh mắt sắc lạnh, nghi ngờ. Lúc ấy mẹ chỉ thấy nghẹn ứ trong cổ. Mẹ muốn hét vang một điều gì đấy, ít ra để người đối diện hiểu, hoặc chia xẻ phần nào động cơ tị nạn của mẹ con mình, nhưng nhìn nét mặt đầy sự khinh thị của viên trưởng phòng Thẩm vấn, mẹ đã chọn cho mình quyền im lặng. Mẹ hiểu, đó là hành động duy nhất của một người còn có lòng tự trọng con ạ. Vả lại, mấy đời suối trong bắt ngưồn từ sa mạc?
Con gái yêu của mẹ! Ngày mai con đã tròn tuổi 17. Đáng tiếc cũng là ngày mẹ con mình sẽ bị trục xuất về Việt Nam, nơi mà mẹ con ta đã buộc lòng phải ra đi. Mình mẹ sẽ chẳng có gì phải băn khoăn, nhưng còn tương lai của con; lời nguyền của bố con để lại và di chứng chất độc màu da cam mà bố mẹ đã để lại trên mình con? Nghĩ như thế mà lòng mẹ tan nát. Mẹ biết làm gì đây ngoài cái chết của mẹ? Mẹ hiểu, mạng của mình với người đời nào có nghĩa gì đâu. Nhưng đó là tất cả những gì mẹ làm được cho con, vì con. Mẹ hy vọng cái chết của mẹ sẽ khơi dậy phần nào lòng thương cảm của những người hảo tâm đối với một số phận khốn khổ, mỏng mảnh, đang cần sự chở che, giúp đỡ - người ấy là con.
Hòa Bình con! Mai mẹ đã đi xa. Có thể cái chết của mẹ không thức tỉnh được ai, nhưng cho dù hy vọng ấy mong manh mẹ cũng sẽ làm. Một mai, nếu con bừng tỉnh lại và nhận ra bên cạnh con không còn ai thân thuộc, mẹ xin con đừng quá đau lòng. Mà con hãy khóc thật to, 1 lần, cho vợi đi bao nỗi nhục nhằn, chua xót trong những tháng ngày qua mà con phải gánh chịu. Mất mẹ con sẽ rất đau lòng. Vắng con lòng mẹ cũng đứt ra trăm ngàn mảnh. Nhưng mẹ tin con gái yêu của mẹ sẽ có đủ trí khôn để vững bước, trưởng thành.
Hòa Bình con! Trước mặt con là biển rộng mà thân con tựa như cánh buồm yếu ớt, mảnh mai... Nơi chín suối mẹ và cha con sẽ phù hộ cho con thoát khỏi cơn bĩ cực. Hãy gắng đợi tới ngày thái lai con nhé...
Con gái yêu của mẹ! Cho mẹ được nhìn con lần cuối...
Vĩnh biệt con
Nguyễn Thị Thắng Mỹ
Lời kết: Cảnh sát phía nam thành phố nhận được cấp báo về vụ tai nạn chưa từng xảy ra ngay cửa ngõ giao thông của thành phố. Tới hiện trường, cảnh sát phát hiện xác nạn nhân đã bị các phương tiện giao thông làm biến dạng hoàn toàn. 6 trong số 18 chủ nhân xe con có liên quan tới xác nạn nhân, trong cơn hoảng loạn đã bỏ trốn. Nhiều nhân chứng cho biết đã nhìn thấy nạn nhân bay từ khu nhà 18 tầng xuống lòng đường. Khám nghiệm pháp y cho biết: nạn nhân là một nữ quân nhân (?); tóc đen; đầu cuốn băng vải trắng. Vật chứng duy nhất trên người nạn nhân là 1 mảnh giấy nhỏ, bọc kỹ bằng nilon với dòng chữ: "Please do not ask why".
(*) : “Osin”: Tiếng lóng gọi người giúp việc hay trông nom trẻ con trong nhà.