Lạc Giữa Thiên Đường
Tác giả: Vũ thị Thiên Thư
- Bố ơi,sắp tơi chưa ?
- Em bé hỏi hoài ,ngũ đi.
- Sao anh hai không ngũ?
- Anh hai lớn rồi,em bé không hỏi lôi thôi.
Con đường đá dẩn về vùng ngoại ô xa tít, tôi mang thê nhi về miền nam, thăm một người bạn thuở xa xưa cùng nằm trong quân ngũ, chung nhau từ những ngày đói dài trong căn gác nhỏ, mỗi tháng hai lần nằm nghe tiếng đọc giảng phát ra từ hệ thống loa của ban tri sự Phật giáo Hoà Hảo bên kia bờ sông,thoạt đầu chưa quen không biết là ngâm thơ hay hát hò ,đến lúc gặp mấy cụ già trong xóm hỏi thăm ,các cụ giải thích
Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ khai sáng nền đạo Phật giáo Hoà Hảo,Thầy dùng các thể thơ, văn vần,cho dễ đọc dễ nhớ,giảng dạy giáo lý cho tín đồ , khuyên dạy người đời tu niệm, tránh dữ làm lành,ăn ở hiếu thảo thuận thà.
Đêm thanh, nằm nghe từng câu thơ thê thiềt, từng lời chỉ dạy ngọt ngào.Lúc túi rỗng tiền, lúc mưa rơi lộp độp trên mái tôn, lúc dăm tên thi nhau đàn hát ê a…Mấy thằng bạn tả tơi, tháng chưa hết cơm phần đã hết, xuống ca chỉ còn về vét chén cơm nguội , mấy cọng rau lang luộc dầm chút nước mắm trong, ngày tháng qua nhanh, chẳng chút bụi hồng.
Tháng tư đen, tin trốn chạy từ xa ,tin báo giặc về gần, trận tuyến đầu bỏ ngõ, cuộc chiến đã đổi thaỵChạy xấc bấc xang bang, bám theo tàu trong cơn cuống cuồng, xuống mẫu hạm mặt còn ngơ ngác, nhìn con tàu lăn vào lòng đại dương lòng buồn thê thiết, những tưởng là gắn bó đời nhau , mấy cánh quạt chưa quay tròn vòng,tưởng là sự nghiệp chiến chinh thê nhi, tưởng như cánh chuồn chuồn tung mây lướt gió, ngày chưa tàn chiến cuộc chưa đánh mà tan,chưa đầu đã mất,sang Phi Luật Tân ,áo bay bỏ lại, trong lòng như muối xát , tần ngần cắt sợi chỉ tơ vương,cái huy hiệu Xà Vương vẫn giữ gìn như đời đời gia bảo,xuống Guam thất thiểu chạy tìm, bơ vơ như rắn không đầu, lang thang như chim mất me... Cầm cái chứng chỉ tại ngũ, mặt còn ngơ ngác ,lòng buồn vô hạn, “mất nước rồi gia hạn nơi đâu…?”
Những ngày đầu bước chân vào Fort Chaffee mấy thằng độc thân túm nhau lại thành một mái gia đình, ngày ngày lang thang vào trại nầy ăn ké, sang trại kia đúm đàn, bỏ áo quân đội, xúng xính mang áo quần từ thiện phát ra do cơ quan trợ cấp xã hội, sáng cơm nhà ăn A chiều lang thang sang nhà ăn B .Nằm trong trại, có thằng bỗng nhớ lại thê nhi, ngày đi không một lời từ giã, có đứa bỗng nhớ lời mẹ hiền thấp thỏm quê nhà, mòn mõi mong tin. Có người đứng lên xin tổ chức hồi hương, cả bọn trẻ dại nhớ nhà xin về nhập bọn, đứa phân trần thê thiết
Mẹ già chưa kịp nói câu từ giã , thanh bình về chẳng thấy bóng con.
- Thế cậu nghĩ rằng chúng nó tha cho về ôm chân mẹ ư ?
- Cậu ngây thơ quá, chúng tôi chạy Cộng sản từ Bắc vào Nam, cậu nghĩ tại sao phải chạy thêm lần nữa ?
Ngày chuẩn bị lên xe bus theo đoàn người xin hồi hương bằng tàu Thương tín, gặp các cụ già di cư từ Bắc vào Nam , thêm một lần nữa lang thang đến Mỹ , các cụ một mực can ngăn, anh Khôi con cả của bác Huyến cũng hết lòng khuyên giải.
- Thằng nào muốn về thì ông đánh què cẳng, tụi mầy trẻ dạ non lòng, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, đánh mầy gẩy chân thì phải nhớ ơn ông, tụi mầy về chưa kịp thấy Mẹ Cha đã mất mạng rồi con ạ.
Bác gái, mẹ anh , cũng khuyên can , bác ân cần bảo chúng tôi
- Thôi có nhớ Bố mẹ thì trông vào bác đây ,tuổi cũng đã cao, thấy các con dại khờ, chưa có kinh nghiệm sống với chế độ Cộng sản, Bác xem các con là con tinh thần, có gì thì giúp đỡ lẩn nhau.
Mấy thằng bạn bè dắt nhau thất thiểu quay về. Đứa lang thang xuống ban quản trại tìm danh sách người thân , đứa ra góc kẽm gai ngồi khóc đời phiêu bạt. Ngày tiếp ngày, tháng tiếp tháng , mỗi chuyến xe đêm lại đổ thêm người vào trại, người người lại xôn xao thăm hỏi , tuổi trẻ chóng quên, vừa thấy thấp thoáng bóng hồng là cả bầy lại xì xầm thách nhau
- Đứa nào dám tới làm quen thì ông thua điếu thuốc.
Thập thò rồi cũng có đứa được trời cho duyên , chút bóng hồng làm tươi mát cuộc đời lang thang. Trại tị nạn đông dần theo những chuyến xe đêm. Luồng sóng đổ thêm người nhập trại, mỗi lần có chuyến xe là chúng tôi tình nguyện làm công việc điều hành , lập danh sách nhập trại, nhắn tin tìm người thân… nhờ mớ vốn anh ngữ học từ ngày vào hội Việt Mỹ thuở áo trắng học trò, đến khi vào nghiệp bay, bao nhiêu ngày dùi mài sách vở. Mang cái huy hiệu thông dịch viên cũng oai hùng như tung mây lướt gió, ánh mắt liếc của người ngọc cũng làm tim anh hùng ngất ngây…
Ngày tháng qua, những chuyến xe đêm lại mang người xuất trại, từng khu theo mẫu tự thưa dần, mấy thằng độc thân con bà phước vẩn còn nằm bơ vơ lây lất. Cái sân bóng chuyền mỗi chiều quần nhau cũng lê la mòn mõi, tiếng hát Khánh Ly đã trôi nổi miệt mài, có chút tiền còm thi nhau mua băng cassette về thu lại mấy bài hát não nề, sợ mai ngày không còn cơ hội nghe nữa. Cái stereo xách tay thổ tả , mỗi lần thu băng thì rón rén thập thò ,kê hai máy lại gần nhau, phân công đứa đứng ngoài canh cửa, đứng ngồi nín thở nhấn nút, vậy mà anh cả Di còn la oai oái
- Tụi mầy khe khẻ chứ, bao nhiêu là tiếng động như phi cơ oanh tạc thì còn thu cái nổi gì.
Cái thằng khù khờ nhát gái nhất trong bọn, thằng tối ngày chỉ sách vở cầm tay, chép bao nhiêu trang cuốn tự điển Anh Việt Anh của giáo sư Lê Bá Kông, chép đến chử bộ phận kín của phụ nữ là hừ …bỏ trống… Cuối cùng lại là tên được bao nhiêu gia đình ngấm nghé, mấy cô con gái cập kê , kẻ duyên dáng , người mặn mà , người học hành đỗ đạt, kẻ buôn bán siêng năng, chỉ cần anh hứa một tiếng thuỷ chung là theo nhau về trăm năm tơ tóc.
Cuối cùng thì ba thằng độc thân cũng khăn gói lên đường, trại sắp đóng cửa rồi , ở lại với ai? Nhìn mãi vào bản đồ, thấy cái tên Whiting lạ quơ lạ quắc, nhưng nhìn kỷ lại thì nằm gần thành phố Chicago, nơi gia đình Bác Huyến đã rời trại về đó định cư , thôi thì một bước đưa chân…
Cầm số tiền mười đồng do hội thiện nguyện tặng , hai thằng xuống câu lạc bộ mua cho được cái cặp da, chứa mấy bộ quần áo xã hội, túi trống rỗng , nhưng ông tị nạn cười tươi, xuống phi trường xách cặp nghênh ngang như …ông cớm… trong khi đó thằng bạn hiền lành chắt chiu xách cái thùng giấy chứa đồ hộp, đựng mấy thứ cần dùng, và trong túi thì rủng rỉnh leng keng. Về phi trường Ó Hare gặp thêm một gia đình lóc nhóc con thơ, hỏi thăm thì ra cùng nhà thờ bảo trợ với nhau, Người đàn ông trung niên dáng người nhỏ nhắn nhưng rất nhanh nhẹn, người vợ trông như người đàn bà nhà quê chất phác. Tất cả ngồi chờ chừng hơn tiếng đồng hồ , có người đến đón về chốn định cư, thuộc thành phố Whiting nằm phía Tây Bắc tiểu bang Indiana ,d ân cư sống nhờ kỷ nghệ nặng như xưởng lọc dầu, xưởng chế biến cao su làm nhựa trải nóc nhà, làm dầu bắp , chế xà bông…
Nhà thờ bảo trợ mướn cho chúng tôi một căn nhà cũng gọi là có chổ che nắng mưa. Ba thằng nằm dài mùa đông đầu tiên xứ Bắc Mỹ gậm nhấm nỗi nhớ nhà, Bao nhiêu tờ thư bay như bươm bướm. Mấy đồng bạc dành dụm của thằng bạn lần lượt vào bưu điện trả tiền tem gởi thư . Hàng ngày vác đơn đi xin việc, giờ nghĩ lại mới thấy mấy ông trời con vô tư, nghề nghiệp trong tay chẳng có, chử nghĩa xếp lại chưa đầy… nhờ ơn trên, mãi rồi đứa xin được chân rữa chén nhà hàng tàu, thằng vào làm cho garage sữa xe… Mùa Lễ Tạ Ơn đầu tiên ở nước Mỹ, thức ăn chưa quen, trên bàn nguyên một con gà tây nhồi bánh mì nướng thật vàng , bên cạnh bao nhiêu thứ bánh trái , cả đám chỉ ngồi ăn bánh ngọt ,uống cà phê nhạt nhách viện cớ
- Cảm ơn, thức ăn ngon quá,nhưng chúng tôi ăn đã no lắm rồi.
Về tới nhà ba thằng chia nhau vào bếp kiếm cơm nguội, trứng chiên và mỗi đứa còn làm thêm một tô mì gói , thật là …
Mùa Giáng Sinh chưa kịp qua, món quà đầu tiên, mấy cái áo pull cao cổ đổi cho nhau chưa kịp mặc phai màu, có thằng theo tiếng gọi ái tình bỏ cuộc vui. Thôi thì cũng mừng cho bạn có nơi xếp cánh. Còn lại hai thằng cù bơ, thằng ngậm ngùi hàng ngày dầm tuyết lạnh hơn một dặm đường rữa chén nhà hàng Tàu, thằng vào làm thợ phụ cho một tiệm sữa xe hơi, ít nhất cũng không phải ngữa tay chờ tiền xả hội, nhất là có được chút tiền còm trong túi. Cái xe hơi do nhà thờ tặng làm phương tiện di chuyển . Thằng chuẩn thợ máy chưa kịp thăm dầu , thằng nấu bếp đã dám mang ra chạy tuốt lên tận phố tàu Chicago mua …nước mắm…
Nhờ chuyến phiêu lưu nầy cả bọn có cơm gạo, có bữa ăn , có ngày đánh chén…
Tháng tư, gần một năm sau ngày chạy loạn, người bảo trợ xin cho hai thằng bạn vào US Steel ,theo học chương trình huấn nghệ , đào tạo chuyên viên kỷ thuật , chuyên sữa chửa hệ thống máy móc dùng trong công xưởng kỷ nghệ. Cùng lúc lại được hồng thiệp của thằng bạn hiền lành báo tin ngày tàu về hang ga…Tội nghiệp ông bảo trợ cũng hết lòng, có cái xe Pinto cũ kỹ ho hen , đưa hai thằng bạn cù bơ đến tận xứ nghìn hồ Minnesota mừng thằng bạn hiền ngày thành gia thất.
Cô bạn nhỏ biết nhau từ thuở lang thang trong Fort Chaffee, ngày mai là đám cưới mà chiều lạy xuất giá cô dâu trẻ còn lông nhông đạp xe đạp rong chơi ngoài sân nắng. Nhìn thấy hai thằng cù bơ bước xuống , cô bé vất cả xe đạp chạy đến tay bắt mặt mừng. Vậy mà cũng nên vợ thành chồng, năm sau báo tin mừng, đứa con gái đầu lòng nhởn nhơ chờ sau hơn mười tháng , tiếp theo là thằng con trai nối dõi tông đường.
Cuộc sống mới với những bận bịu, thích nghi, hai thằng còn lại ở Whiting rồi cũng học hành đến nơi đến chốn, công việc bình an, thê nhi đàng hoàng. Thư từ vắng lần, thỉnh thoảng những cú điện thoại nhắc nhở, những lần báo tin, con cái lần lượt lớn dần theo năm tháng, đứa vừa thôi nôi, đứa lôi đầy tháng, đứa chịu Lễ mình thánh lần đầu, đứa dần dà Thêm sức. Cho đến ngày cuộc thăm viếng bất ngờ
- Vợ chồng tao ghé thăm tụi mầy trên đường dọn về Texas
- Về Texas ? mầy đang làm việc đàng hoàng trên Minnesota, mắc giống gì lại bỏ đi?
- Minnesota lạnh quá, cả nhà vợ tao đã dọn về Texas từ lâu, Mẹ Kim cứ thôi thúc mãi, Vợ tao nhớ bà , nên thôi thì tao dọn phức về cho có anh em.
- Mầy về đó làm gì sống?
- Ông anh Vợ đã mua tàu đánh cá, tao thì làm gì cũng được, trời sanh voi sanh cỏ.
Bẳng đi, thời gian không chờ đợi, vẩn tin đi tin về. Công việc và đời sống ở xứ sở tân tiến kỷ thuật nầy như guồng máy cuốn đi. Ba chìm bảy nổi, thằng bạn hiền lành giờ như ông trùm trong cái xóm đạo hắt hiu, những lần nhớ nhau tôi lặn lội về tận cái bến cá trong vùng vịnh nước đen ngòm, giữa những chuyến tàu ngày ngày ra khơi chiều về bến đỗ , cá tôm đầy khoang, vừa mang lên cân vào dựa xong , lại nhậu nhẹt bài bạc từng ngày, mỗi mùa mỗi thức. Thằng bạn hiền bôn ba nhiều phen, cũng bến cá , cũng nhà hàng, cũng bao lần chìm nổi.
Tôi quyết định đưa vợ con đi thăm ông bạn hiền mà tụi nhỏ chỉ thoang thoáng mơ hồ nghe kể lại. Ba thằng bạn cùng trong quân đội , chỉ còn lại hai thằng quanh quẩn cùng nhau. Từ Whiting đi Henderson đoạn đường xuyên qua năm tiểu bang, mất mười tám tiếng lái xe mà tưởng chừng như đi sang một thế giới khác. Mùa hè miền nam nóng như thiêu như đốt, không khí ẩm ướt, côn trùng, muỗi mòng bay rì rào. Khu nhà di động chừng vài chục nóc gia, kê san sát nhau, trẻ con đầu trần chân đất chạy chơi chunh quanh, vịt gà kêu oang oác.
- Bố, bộ mình đi camping ở đây ?
- Sao Bố nói mình đi thăm bác Louis ?
- Ừ , Mình đến nhà bác Louis rồi.
Các con tôi nhìn quanh, chưa thấy ai sống trong trailler giữa một vùng đất bùn lầy như vậy bao giờ . Bước xuống xe, vô ý đạp chân vào vũng nước bùn xem xép do cơn mưa tối qua còn đọng lại, bên cạnh mấy bụt gỗ làm tam cấp bước vào nhà, con bé nhìn ái ngại đứng chờ, tôi cúi xuống bế con vào nhà, tay bắt mặt mừng…
Buổi chiều hai thằng mang ghế ra sân ngồi nhâm nhi mấy lon bia lạnh, tôm cá tươi đầy dẫy , không cần phải ra chợ mua, Kim đi dạo một vòng mang về đầy túi, nào cá lưỡi trâu, cua xanh, chưa kể loại crawfish đặc sản của vùng Vịnh Mexico, New Oleans … Nhắc lại chuyện cũ tưởng như mới hôm qua, chỉ có lúc lủ trẻ con chạy quanh quẩn đòi Bố mới nhớ rằng hai thằng đều thê nhi hai gánh. Cuộc sống hai đứa giờ khác hẳn, mặc dù cái thành phố Whiting nhỏ xíu đi năm phút đã về chốn cũ, nơi đầu tiên cả bọn đến định cư làm lại cuộc đời , so với cái thôn xóm đìu hiu nầy vẩn còn đông đúc hơn, vẩn còn có đôi hàng cột điện đèn đóm lập loè, ở đây,chỉ có ngọn đèn vàng vọt đứng chơ vơ đầu ngõ, chiều chưa tắt hẳn đã nghe tiếng côn trùng rĩ rã chung quanh, tiếng muỗi kêu rì rào, đàn đom dóm lập loè nơi góc nhà,cái hình ảnh quen thuộc của những ngày mới lớn lên tận cánh rừng cao su miền đất đỏ, hay nằm dài trong căn gác đói meo chờ cơm tháng bên cạnh con kinh nước đổ đục ngầu phù sa.
- Thằng Hoà năm nay lớp mấy rồi?
- Hết lớp tám,chuẩn bị vào trường hightschool
- Trường học cách đây bao xa?
- Cũng không xa lắm, tụi nó có xe bus đón hàng ngày
- Mầy có định dọn về thành phố kiếm chổ cho con cái đi học không ?
- Ừ ! vợ tao cũng có ý định mua nhà ngoài La Fayette , về ngoài đó thì cũng được nhưng tao di làm hơi xa
- Xa , đi chừng bao lâu ?
- Chừng mười lăm dặm, bình thường mất nửa tiếng lái xe.
- Vậy mà xa cái nổi gì? Bộ mầy tính ở trong cái trailler nầy suốt đời sao ? ông bà mình vẩn nói “an cư mới lạc nghiệp được“ phải chi mầy nghèo quá không có tiền mua thì tao không nói gì. Mình đã không học hành được bao nhiêu, nửa chừng đã vào quân đội, sang được tới đây rồi thì ít ra cũng cố gắng lo cho con cái chúng nó ăn học đến nơi đến chốn.
- Tao cũng muốn đi, ngặt bà cụ cứ nắm níu , vợ tao là cây cột chống cả nhà , trong ngoài chỉ một mình nó thôi, tụi tao mà đi thì bà cụ chẳng còn ai giúp đở.
- Thì mầy cũng phải nghĩ đến các con, các em của vợ mầy đã lớn, chúng nó tự lo được rồi, chẳng lẻ tụi mầy cứ lo đến suốt đời hay sao?
- Ừ ! thì tao cũng nghĩ vậy, để từ từ rồi tao sẽ tính.
Cái thằng vẩn vậy, năm ba năm sau vẩn địa chỉ không thay đổi, vợ chồng tôi đã xây nhà cho các con ở một thành phố khác, cách Whiting mười lăm dặm về hướng nam. Một thời gian khá lâu, bận bịu với cuộc sống, thăm hỏi cũng vơi đi, cứ đinh ninh rằng mọi chuyện cũng bình thường. Bất chợt, như thôi thúc trong lòng, tôi nhấc điện thoại thăm hỏi sau bao tháng ngày xa vắng
- Lâu quá không nghe tin, vợ chồng mầy thế nào?
- Vợ tao bỏ đi rồi.
- Mầy nói đùa ,bỏ đi đâu ?
- Tao không biết, chuyện dài lắm, nó thường xuyên vắng nhà, khi thì đi buôn bán, khi thì đi chơi, cho đến mấy tháng nay không thấy về.
- Mầy không biết nó đi đâu thật à ? Vợ chồng tụi mầy sao lạ vậy? Tao không nghĩ là chuyện nầy mới sảy ra, sao bây giờ mầy mới nói?
- Tao cũng không muốn làm mầy bận tâm, cũng tưởng là sẽ qua đi, chuyện vợ chồng mấy ai không lục đục, vợ tao dạo sau nầy đi đánh bạc triền miên, tao làm bao nhiêu cũng không đủ, cứ nợ nần tứ phía, đến nổi bao nhiêu thẻ tín dụng tao cắt hết, chưa kể trương mục tiết kiệm nó cũng lén rút tiền ra, tao chẳng biết phải làm thế nào, thôi thì nó bỏ đi cũng tốt, tao còn chút đỉnh sức lực để nuôi con.
- Hay là mầy mang tụi nhỏ về ở tạm với vợ chồng tao, chật thì ở chật , chừng nào mầy tìm được công việc vững chắc thì thuê nhà riêng cũng được chứ lo gì.
-Tao cũng chưa tính đi, dù sao tụi nhỏ cũng còn bà Ngoại và dì út, vợ tao bỏ đi nhưng mọi người không ai bỏ tao.
- Tùy ý mầy, nhưng tao trước sau vẩn vậy, bất cứ lúc nào mầy cần, vẩn có thể nương náu với vợ chồng tao
Thiệp cưới bất ngờ, con bé lớn chưa xong trung học đã theo chồng. Thời gian gấp rút không cho phép chúng tôi đến dự, rồi tin báo thằng bạn hiền giờ lên chức ông Ngoại, thôi thì cũng mừng cho nó. Còn lại ba đứa sau nầy hy vọng sẽ không là cái gánh nặng bên lưng. Tôi cũng không nghe nó than phiền chuyện gà trống nuôi con, nghĩ rằng nó đã tìm được bình an.
Đếm lại bao nhiêu mùa tuyết đổ, lá rơi, nhìn đàn con lần lượt vào đại học, tôi nghĩ lại đời sống của chính mình, từ lúc vất lại áo bay trong căn cứ Guam đầy gió bụi, đến khi nằm trong trại Fort Chaffee , chờ cho đến trại gần đóng cửa, lên đường về đất hứa Whiting, lúc bế trên tay thằng con còn đỏ hỏn mà bàng hoàng. Chưa bao giờ tôi hình dung được đường đời dăm ba lối rẽ.
Từ trên phi cơ nhìn xuống những cánh đồng bát ngát, sóng lá chập chờn, xanh biếc, không phải là quê hương mà mình sống ở đây lâu hơn nơi mình sinh trưởng. Rời Việt nam vội vàng, lớn lên ở Whiting khi phải thật sư đi làm nuôi sống bản thân. Bạn bè sống chết với nhau những ngày chinh chiến cũ, sang đến xứ tự do rồi lại mỗi đứa một nơi. Được tin nó vào bệnh viện thập tử nhất sinh, tôi lại tất tả lên đường. Đỗi chuyến bay ở Memphis, phải ngồi phi cơ nhỏ về La Fayette, từ đó mướn xe về Henderson.
Đến nơi, vẩn cái trailler mười mấy năm nay không thay đổi, chỉ có thêm dấu tàn phá của thời gian. Thằng bạn vốn gầy gò bao nhiêu năm nay giờ thêm xanh xao vì mất máu. Cuộc giải phẩu bất ngờ nối ba động mạch tim, vết thương còn chằng chịt dấu. Nó vần điềm nhiên ngồi chuyện trò
- Tao tưởng chỉ bị sơ sài thôi, không ngờ nặng quá
- Mầy đúng là dễ ngươi, bệnh từ bao lâu rồi?
- Chỉ tưởng là nhức đầu, áp xuất huyết cao thôi, đâu ngờ là động mạch tim bị nghẽn.
- Tao tưởng là mầy chầu trời rồi, cô bạn mầy nói là nặng lắm, tao mới tất tả xuống đây
- Tao cũng không muốn báo tin làm gì, không nghĩ là mầy có thời gian xuống thăm tao.
- Cũng như mầy im lặng mấy năm nay không báo tin tìm được ngưới chia xẽ đoạn đời còn lại ?
Ba ngày thăm viếng qua nhanh, tôi trở về an tâm là thằng bạn hiền đã có người sớm hôm bầu bạn. Chuyến ngã bệnh bất ngờ cũng làm mấy thằng tôi suy nghĩ miên man, ít nhất thì cũng không còn tự tin vào cái sức khoẽ vô hạn của chính mình. Nhìn lại, mỗi tên chúng tôi cũng lê lết cận kề với lớp tuổi tri thiên mệnh . Thằng bạn hiền cũng siêng năng gọi nhau thăm hỏi, dù chỉ đôi câu thường tình, đã nghe tiếng nói pha chút sinh khí, chút vui đùa của thời trai trẻ . Còn hẹn sẽ mang cô bạn mới về thăm chúng tôi khi hoàn toàn bình phục. Những gì trước đây chần chờ giờ mang ra thực hiện, miếng đất mua từ bao năm giờ mới nghĩ đến chuyện đi xây nhà. Thôi thì cũng mừng nó tìm được chút bình an trên đoạn đời còn lại.
- Chị Xuân, Kim đây , anh Tân về chưa?
- Anh về muộn hôm nay, khoãng mười giờ , lâu quá không nghe tiếng nói, thật bất ngờ.
- Kim chỉ sợ là không có tin vui cho anh chị. Chị báo cho anh Tân là Louis đang nằm bệnh viện ở New Orleans
- Tại sao lại nhập viện nhanh vậy? Anh mới nói chuyện tuần trước đây, còn rủ anh Tân về thăm Mẹ và ăn Tết ở bên nhà nữa mà.
- Anh vào bệnh viện ba hôm nay, đi tái khám ở La Fayette, bác sĩ giữ lại không cho về, nằm được một đêm rồi chuyển sang đây, sáng nay thì còn nói chuyện , trưa lại kêu mệt và khó thở, bác sĩ cho vào phòng cấp cứu thở bằng dưỡng khí , hiện nay anh đã hôn mê, bác sĩ nghĩ rằng anh không qua khỏi đêm nay.
- Bệnh nguy ngập đến thế sao. Anh Chí đã biết chưa?
- Kim mới gọi báo tin, gọi anh Tân không được nên gọi anh Chí.
Chờ đến nữa đêm, cú điện thoại báo tin chẳng lành, câu nói nghẹn ngào đứt quãng, đêm dài lê thệ Rạng ngày vào sở làm, ngồi thẩn thờ bên điện thoại , bên tai vẩn còn nghe tiếng nói cười, thằng bạn hiền lành, thằng bạn chân thật. Những ngày tháng chiến chinh chuyện chết sống đường tơ kẻ tóc, lúc về Whiting, ba thằng tưởng là chung nhau đến hết cuộc đời, lúc thằng bạn chán cảnh độc thân khăn gói lên xứ nghìn hồ lấy vợ, hai thằng còn lại đã thấm nổi buồn sinh ly, bây giờ sẽ chẳng còn cơ hội ngồi lại với nhau, buồn nào hơn tử biệt ?
Hai thằng bạn còn lại khăn gói về Henderson đưa nhau lần cuối. Cái áo quan im lìm và hai hàng hương khói .Dù có bao nhiêu người khóc tiển thì cũng đã nằm yên .Vợ xưa có về cũng hương tàn khói nhạt, vợ nay có khóc thì cũng xác lạnh hồn tan.
Cuộc sống phù du, chưa kịp tri thiên mệnh đã từ giã cõi đời. Bạn bè cũ dăm ba năm sau có người nhớ lại, hỏi thăm nhau
- Tụi mầy sang Mỹ cuộc sống thế nào ?
Biết kể thế nào về cuộc sống ở đất nước nầy? Hơn một phần tư thế kỷ, sống ở giữa xả hội kỷ nghệ tân tiến hàng đầu thế giới, giữa cái thiên đường mơ ước của những người dân đói nghèo khắp nơi, cái thế giới mâu thuẩn nghèo giàu vẩn muôn trùng cách biệt , vẩn đầy người xếp hàng xin trợ cấp thất nghiệp trong những ngôi nhà chọc trời với thang máy tối tân, với máy điều hoà không khí êm ái, mỗi con người trong xả hội không tên tuổi , chỉ là những biểu hiệu bằng hàng chử số …thằng bạn hiền sống hai mươi bảy năm dài chưa ra khỏi cái vùng đất sình lầy , hàng ngày lặng lẽ đi về , làm việc như máy móc , vẩn chung sống trong cái thôn xóm sơ sài mấy nóc gia, cái thôn xóm không có luỹ tre làng bao bọc nhưng vẩn đầy dẫy những đất lề quê thói. Bên cạnh những bon chen của cuộc sống hàng ngày , vẩn bình thản , vẩn âm thầm , vẩn chịu đựng, vẩn hằng tin mỗi người một thánh giá phải cưu mang , cho đến những ao ước cuối cùng, trở về quê hương thăm lại Mẹ già, đốt nén hương trên bàn thờ cha ngày Tết , cái ao ước của một đời bình an đã nằm vào áo quan chờ lây lất ngoài đồng trống.
Cho đến cái chết, vẩn phi lý, biến chứng từ một năm sau khi giải phẩu, những cơn sốt dai dẳng về chiều, nổi đau âm thầm chịu đựng, cái chết bàng hoàng như giấc mộng , bao nhiêu kỷ thuật tân tiến của y khoa, sao không tìm được nguyên nhân, sao không chuẩn đoán được để cho máu độc lan tràn vào tận tim mạch ? Chết cũng âm thầm như sống, chôn cũng là thử thách cuối cùng, nằm ba ngày sau ngoài đồng hoang chưa hạ huyệt, lý do thật đơn giản vì không có công nhân đào huyệt. Ơi ! cái xứ sở văn minh bậc nhất thế giới dầy dẫy chuyện khóc cưới…
Ba thằng bạn thân, sinh cùng năm lớn cùng thời, sang đất Mỹ cùng chung đời tị nạn, chuyện sống chết phù du, buông tay nằm xuống còn lại những gì ?