Hôm ấy là hôm mồng ba tháng bảy... Bên nhà bà Nghè Thuyên, mấy mẹ con vừa ăn cơm sáng xong đang ngồi nói chuyện với nhaụ
Bà Cụ nói:
- Tôi tính sửa soạn mai tốt ngày thì dọn về, hai người nghĩ saỏ
- Sao má nôn về thế? Oánh trả lờị Tôi tưởng chẳng có việc gì gấp ta ở lại chơi đến rằm cũng được.
- Trước sau mươi ngày cũng nỏ làm chị Ta vào đây tính ra chỉ còn vài hôm nữa là vừa chẵn hai tháng, chơi như vậy đã vừa lắm. Vào đây là cốt để cho con Tư hắn dưỡng cho khỏe thì nay nhờ trời mười phần hắn đã khá được năm sáu rồị Bỏ vắng nhà lâu quá không nên và rốn lại ngày nào là tội cho con Hai ngày ấỵ Tội cả đêm khi hôm chẳng hề ngủ được vì nhớ sáp nhỏ quá.
- Đã thế thì về là phải rồị Nhưng tôi lại tính cậy người mua giùm một ít cá thia và ít cùi phật thủ, nếu mai nay về thì sợ không kịp vì còn đi chào mấy chỗ quen đã.
Bà Nghè đang dọn lại mấy cái chén đồ trà, nghe thế liền lắc đầu nói:
- Thôi đi, mấy người thật hay bày vẽ lắm. Đi đâu thì đi có phải nhẹ nhàng hơn không, cứ mua chác cho hết tiền lại mang mang xách xách cho thêm chuyện. Cái khỏe không muốn cứ đòi cho được mệt, thật tôi không hiểu các ngườị Còn đi thăm anh em, cái đó là bổn phận rồị
- Các ông bạn làm việc như ông Hồng đều ở công sở cả, đến tối mới thăm được, bây giờ thì hẳn đến thăm anh Trang vì anh ấy ở gần đây rồi luôn tiện đến chào ông Cửu một thể.
Oánh vươn vai, đứng dậy đi lấy áo mặc.
Nga nãy giờ ngồi nghe mẹ và anh bàn chuyện về thì nàng bỗng sinh ra vơ vẩn, không biết nên buồn hay vuị Đi chơi đâu thì cũng về, sự ấy rất thường, nàng tự nhỏ đến lớn cũng đã từng đi thăm các cô chị lấy chồng ở tận các tỉnh xa, đến khi về có buồn chăng nữa là chỉ vì tình chị em lưu luyến nhau thôị Giờ thì khác hẳn thế. Nàng nghe có một sự biến đổi gì nó sắp xẩy ra trong đời nàng, sự biến đổi ấy cơ hồ là bất lợị Trang! Cái tên ấy Oánh vừa mới gieo vào tai nàng mà trả lời cho những câu hỏi bề bộn trong lòng nàng vậỵ Nga biết rằng mình sẽ phải xa người thiếu niên, xa có lẽ không bao giờ còn lại gặp. Từ bữa tối chợ đêm thì không hề thấy mặt chàng một lần nàọ Nga lo ngại, nghĩ rằng không dè cái kế hoạch của nàng có hiệu quả mau như thế. Nhưng một người dễ giận hờn như chàng chắc là ngay thật lắm.
Nàng bèn tưởng tượng Trang với thằng bé con theo ở, hai thầy trò lăn lộn với công việc làm ăn trên con đường thiên lý; ban đầu Trang còn thỉnh thoảng nhớ đến nàng, nhưng mỗi ngày đến sẽ xóa nhòa cái hình ảnh nàng một ít cho đến hồi chàng quên biệt. Rồi biết đâu chẳng có người hiểu biết chàng hơn sẽ đền đáp cho chàng một tấm tình trọn vẹn. Nghĩ đến đó, nàng nghe lạnh toát cả lòng.
- Tư, mầy có đồ đạc gì cũng nên gói gắm bỏ vào rương hòm lần đị
Nghe bà Cụ bảo thế, Nga vùng choàng dậy, uể oải đáp rằng:
- Má nhất định mai về thật saỏ
- Về thì về, còn thật với không gì nữạ Nhưng mầy nghĩ làm sao lại hỏi thế?
- Không, con có nghĩ làm sao đâụ
Nga làm mặt thản nhiên đứng dậy đi dọn dẹp chăn chiếu, nhưng kỳ thật là để cho được theo đuổi cái ý nghĩ riêng mình.
Oánh thay quần áo xong đã bước ra sân ton tả đi đến nhà trọ của Trang. Đến nơi thấy bạn hai tay thủ túi, đang thơ thẩn dưới giàn mướp trong vườn, chàng liền cất tiếng gọi:
- Anh Trang làm gì đó? Lại thôi xao chớ gì?
Trang nghe tiếng, mừng rỡ, chạy ra chào và cầm tay Oánh giắt vàọ
Trong khi chàng xếp lại mấy tờ báo xáo lộn trên bàn, Oánh cứ nhìn theo chàng rồi bỗng nói:
- Tôi trông anh hôm nay hư đi nhiều lắm. Mấy bữa đây không thấy anh ra bể chơi, hay là anh có cảm lãm gì chăng?
Trang vin ngay vào câu hỏi bạn, đáp:
- Vâng, tôi cũng có mệt xoàng, vì mấy bữa rày ít ngủ quá nên mất ngon miệng ăn uống có hơi kém. Sáng nay thì đã khỏe ra nhiềụ
Chàng ngừng một lát, lại vui cười nói tiếp:
- Nằm khểnh ở nhà mấy hôm chán quá, chiều nay tôi sẽ ra tắm.
Oánh nghe bạn nói thế sực nhớ đến câu chuyện của mình liền hỏi:
- Anh còn ở chơi đây lâủ
- Vâng, tôi cũng chưa định khi nào về.
- Tôi qua đây là để chào anh, vì mai nầy bên tôi phải dọn về Huế; tôi tính đi chuyến xe tốc hành.
Nghe vừa dứt lời, Trang bỗng biến sắc mặt phải vờ cúi xuống lượm một mảnh giấy gì dưới gậm bàn cho bạn khỏi trông thấỵ Khi ngẩng đầu lên, chàng đã giữ được nét mặt tự nhiên như thường. Trang vội hỏi:
- Anh không ở lại chơi đã, tôi tưởng trời còn nóng bức lắm kia mà!
- Tôi cũng nghĩ như thế, nhưng má tôi lại sợ bỏ nhà lâu nên chỉ muốn về gấp. Vì vậy bên tôi hôm nay phải xếp đặt hành lý và giao trả lại nhà lại, còn tôi phải đi chào ít chỗ thân bằng nữạ
Oánh đứng dậy bắt tay Trang:
- Thôi, anh ở lại sức khỏe, khi nào về Huế có rộng thì giờ hãy lên tôi chơi, anh biết chỗ rồi thì phảỉ
Trang tiễn bạn ra cửa nói:
- Vâng, anh ở địa đầu làng Cư chánh?
- Phải rồi, anh cứ đi đến Cầu Lim rồi thẳng tới chừng nửa cây số sẽ đến một cái rẫy nằm phía bên tay mặt và cách đường cái không bao xa, bên ngoài toàn rào bằng gai bốm, ấy chính tôi ở đấỵ Nhưng miễn anh đi đến Cầu Lim rổi cứ hỏi mấy bác điền phu là tự khắc biết.
- Vâng, và tôi xin kính lời hầu thăm cụ bên nhà.
- Cám ơn!
- Mạnh giỏi nhé!
Chờ cho Oánh đi ra khỏi con đường hẻm rồị Trang mới trở về phòng nằm nghĩ ngợị Gia đình Oánh dọn về! Nga về! Cái đoạn gặp gỡ của chàng và cô em gái bạn đến đó là liễu kết rồị Còn có khi nào gặp nhau nữa chăng? Có lẽ không bao giờ vậỵ Nhưng gặp để làm gì? Trang tự hỏi mà không kiếm ra câu trả lờị Vì chàng chưa hề có ngỏ bày với Nga một lời tâm sự. Tuy bao nhiêu cử chỉ của chàng đã để lộ cái cảm tình chàng ra một cách rõ rệt nhưng chắc gì Nga trông thấy, hoặc là nàng trông thấy mà không sá bận lòng đến thì saỏ Có lẽ cái ức thuyết sau nầy đúng hơn, một người con gái bao giờ cũng soi thấy được nỗi khổ tâm của những kẻ thổn thức vì mình. Trang nhớ lại cái đêm Nga đi với Hồng thì nỗi thất vọng lẩn với sự căm hờn làm cho chàng rất khốn đốn. Từ hôm chàng thề tuyệt giao với Nga thì chàng đã giữ lời hứa không ra bể lần nàọ Vậy bây giờ Nga đi chính là hợp với ý muốn của chàng còn phải nghĩ suy gì nữả
Trong đạo bằng hữu, Oánh đã đến thăm chàng, lẽ phải là chàng cũng nên đáp lễ lạị Nhưng làm như thế thì Trang sẽ để cho Nga trông thấy vẻ mặt sầu thảm của mình, - chàng không muốn cho cô ta hưởng sự đắc thắng ấy - thứ nữa là chàng liệu có đè nén được sự cảm xúc trong khi từ biệt chăng? Trang không có một chút tự tin về điều đó. Vả chàng nghĩ rằng Oánh là người có độ lượng, dẫu không đến chắc bạn cũng chẳng chấp trách nàọ
Đến sáng mai nhằm ngày chủ nhật, bên nhà bà Nghè còn đang sửa soạn lên tàu thì Hồng và ông Cửu Bạch đã đến thăm mà đi đưa luôn thể.
Nga có ý mong đợi Trang và lấy làm lạ sao chàng không đến. Nàng đếm từng phút thì giờ đi qua mà sốt ruột. Nga không ngờ mình đối với người thiếu niên lại nặng tình đến thế. Bây giờ sắp xa cách thì bao nhiêu nỗi niềm hiềm tị nàng tuyệt nhiên không còn nữạ Trang dẫu thế nào cũng là một con người hiếm có.
Mỗi một tiếng động, mỗi một lời nói của khách đi qua trước nhà đều làm cho nàng giạt mình chú ý, chạy ra cửa nom dòm. Nhưng chàng chưa đến! Mỗi lẫn như thế là mỗi cái hy vọng tan tành. Trang tình tệ thật, lại không bằng những kẻ như ông Cửu Bạch, ông Tham Hồng. Trang giận nàng đến thế chăng? Chàng bị điều gì ngăn trở chăng? Càng gần đến giờ, mấy câu hỏi ấy lại càng làm cho tâm thần nàng rối loạn.
Đến khi ai nấy đã đều giục giã ra đi, Nga tưởng chừng như bị ai giầy xéo lên trên lòng. Nàng mới hay từ thuở Thạch mất rồi, mấy tháng ở Mỹ Khê chính là những ngày tốt đẹp nhất trong cái đời vô vị của nàng, những ngày ấy, khốn nỗi! Nàng đã thờ ơ để nó đi qua rất vô vị! Nga muốn kêu cầu Thạch đến giúp đỡ nàng, nhưng người tình cũ bấy giờ như lùi hẳn vào trong cái ký vãng mù mịt xa xăm, không còn gọi được. Nga tưởng tượng mọi người đều lìa bỏ mình mà rất đỗi kinh hoàng.
ở trên xe lửa, sau khi một hồi còi