Chương 4
Tác giả: Anh Đức
4.
Thằng Xăm mừng rơn lên khi hay tin tên thiếu úy bắt được Sứ. Đang nằm trong lều, hắn nhổm dậy, co ro cánh tay bị thương, đi lộc xộc qua lại rồi khom lưng chui ra khỏi lều.
Bọn lính biệt kích đã về tới bờ suối bên kia. Chúng lôi Sứ xuống suối. Chị té nhào, ướt cả mình mẩy. Nước ở quãng suối này chỉ lên đến đầu gối. Sứ dầm chân xuống dòng suối buốt lạnh, đi qua. Dòng suối cuốn áng tóc dày mượt của chị, trôi loang loáng. Đặt chân lên tới bờ sỏi bên, chị ngước nhìn thấy hai ba thằng lính đang đứng xách đèn khí sáng rỡ. Chúng giơ cao đèn lên. Liền lúc đó, Sứ nhác trông thấy thằng Xăm, hắn đang đứng im, tay trái vịn cằm, tay phải bị thương treo băng co lên. Sứ cất bước, giả như không trông thấy, đi ngang qua hắn. Thằng Xăm vẫn đứng im, không nhúc nhích, vẻ mặt hắn lạnh lùng như tạc bằng đá. Đợi Sứ vừa đi khỏi hai bước, hắn gọi giật:
- Đứng lại, con kia!
Chị Sứ dừng chân, nhưng không ngoảnh lại. Thằng Xăm bước sải tới sát bên Sứ, nhát mắt.
- Nè, quên tao rồi sao?
Sứ liếc hắn, rồi lại nhìn thẳng tới trước, không đáp. Thằng Xăm ngó chị một lúc rồi nói:
- Đ.mẹ, tao cứ tưởng tụi bay ở lì trong hang chớ!... Té ra tụi bay cũng biết khát nước. Mà tao ngỡ là bắt được ai kia chớ đâu dè là mày. Thiệt tao không dè năm kia thả mày về để mày theo Việt cộng!
Sứ nhếch miệng nói nho nhỏ:
- Mày nói không dè tao theo Việt cộng, còn tao thì tao không dè lâu ngày gặp mày, thấy mày vẫn y như trước.
- Y như trước là sao?
- Là ăn nói thô lỗ. Đến như mày là trung úy mà cũng ăn nói như vậy, hèn chi người ta chê "quân đội cộng hòa" tụi mày lưu manh là phải lắm...
Bị Sứ nói như tát nước sôi vào mặt, tên Xăm giận điếng người. Hắn nắm chuôi dap "cúp cúp" ở thắt lưng, rút soạt dao ra. Hắn đưa lưỡi dao dài và sáng đó ngang tầm mắt, ngắm nghía. Mấy giây sau, bỗng hắn cau mày, từ từ hạ lưỡi dao xuống, đút trả vào vỏ.
- Đóng cọc trói nó lại đây cho tao! - hắn thét lớn.
Bọn biệt kích chạy đi lấy cây, đẽo sàn sạt. Lát sau chúng xốc một cây cọc tràm trên bờ suối, rồi dắt Sứ lại trói ghịt vô. Thằng Xăm bước tới mặt Sứ, nghiến răng:
- Đáng lẽ tao mổ bụng mày liền bây giờ để coi lá gan của mày lớn tới bực nào. Ngặt làm như vậy mày chết mau quá. Tao cho mày sống đôi ngày nữa để chôn chung một lỗ với anh em đồng chí của mày!
Nói xong, thằng Xăm quay lưng đi vào lều. Bọn lính giơ những cây đèn khí ra sau lưng Sứ, rọi coi trói Sứ như vậy đã thật chắc chưa. Rồi chúng cũng xách đèn bỏ đi. Chỉ còn lại một mình tên lính cầm súng đứng gác trước cửa lều thằng Xăm.
Sợi dây dù thít chặt hai bắp tay trần của chị Sứ vào cây cọc. Cứ mỗi lúc, Sứ có cảm giác sợi dây ấy càng thít chặt bắp tay mình hơn. Chị Quỳ trên đất sỏi, mái tóc ướt đẫm sau lưng chị rũ đầy, xõa che kín phủ cả hai gót chân. Đêm bỗng nhợt dần, vì trăng sắp lên. Từ chỗ bị trói, Sứ có thể nhìn ra biển cả. Trước đó một chút thì chị chẳng thấy gì đâu nhưng bây giờ chị đã nhìn thấy biển trước mặt mình. Chị tự nhủ: "Trăng lên rồi!" và mở to đôi mắt, chị nhìn sóng biển chợt hiện ra, lao xao. Bây giờ hầu như chị đã quên phắt ngay lưỡi dao của thằng Xăm, quân mình đang bị trói, quân cả tên lính gác đang đi đi lại lại kia. Giờ chị chỉ trông thấy có mỗi mặt biển đang nhấp nhô sáng rộng ra đó, chị chỉ trông thấy cái ánh biếc ngời như tự lòng biển thẳm đang xô dậy trên đầu các ngọn sóng đó.
Vầng trăng mười tám ngoi lên, vàng rực. Rồi trăng treo cao lên mải. Đến lúc màu trăng đọng lại vàng ối, Sứ liền thấy mặt trăng giống hệt trái xoài Hòn chín, không có cuống, treo lư lửng giữa không trung xanh nhạt.
Đêm nay trời lặng. Sóng biển rì rầm như kể những chuyện không bao giờ hết. Thỉnh thoảng, gió biển từ ngoài khơi lùa qua bờ bãi, thổi vào hơi thở ấm ấm mang vị muối. Tấm áo lụa mỏng ngắn tay của Sứ se se khô lại. Tóc chị rồi cũng dần dần được gió biển vuốt cho ráo đi. ánh Trăng đổ tràn trên bờ suối, làm nối rõ bóng Sứ đang quỳ, nổi rõ cây cọc nhú lên quá đầu chị độ trong gang tay. lát sau, tóc Sứ chợt vờn nhẹ. Thế rồi mái tóc ấy bồng lên, bay xõa theo chiều gió. Chẳng còn thấy đầu cây cọc kia đâu nữa. Chỉ có áng tóc tắm ánh trăng của Sứ đang bay lượn. Đêm càng khuya, gió thổi càng nhiều. Sứ không nhìn vầng trăng nữa. Chị ngoảnh về Hòn Đất đen sẫm một vòm, ở sát kề bên chị. Lòng chị rối bời lên vì không biết sự thể trong đó bây giờ ra sao. Có lẽ anh em đồng chí đều bị trúng độc cả rồi cũng nên. Đang khát mà gặp cà om nước của Năm Nhớ đem về ai lại không uống! Trời ơi, anh em có biết đâu nước trong cà om có thuốc độc. "Năm Nhớ ơi, chúng nó giết em rồi!" Sứ kêu lên trong lòng, và rùng mình nhớ lại ban nãy chính chị cũng đã định vốc nước đó lên uống. Nhìn xuống dòng sông đang loang loáng chảy xiết, Sứ giật mình sực nhớ lại quãng suối nước ban nãy hình như không chảy. Phải rồi, nước ở đó không chảy như ở đây. Chúng nó ngăn lại đổ bỏ thuốc độc mà! "Anh San ơi, anh ở ngoài đó có thấu không, tụi Mỹ - Diệm nó ác độc thế đó, anh có biết không?"
Trong đêm thâu bàng bạc ánh trăng, chị Sứ gọi chồng mà nói. Chị nói với chồng từ xa, lòng đau đớn không ngờ mình lại nói ra những lời ấy tại lòng suối mà tám năm về trước đã có lần chồng chị đứng dưới khoát nước lên cho chị gội đầu. Rồi chính tay anh ấy cầm lược chải gỡ từng mớ tóc rối cho chị. Tại bên bờ suối này đây, chị đã từng có những phút giây sung sướng. Bây giờ thì trái ngược hẳn. Bây giờ, sợi dây dù buộc chặt đến nỗi từ bắp tay chị trở xuống đã tê đi không còn có cảm giác gì nữa. lưng chị loi lói thốn đau vì cái báng súng thằng thiếu úy đánh chị ban nãy. Nhưng bây giờ cái làm chị khổ sở nhất vẫn là nỗi lo đang vò xé lòng chị. Chị lo cho mình thì ít mà lo cho anh em đồng chí trong hang, lo cho em gái và nhất là đứa con bé bỏng thương yêu của chị.
Suốt đêm, Sứ mở mắt trao tráo. Vầng trăng lên cao đến đỉnh đầu, rồi khuất ra sau lưng chị, mà nỗi lo của chị vẫn không vơi.
Gần sáng, mệt mỏi, Sứ ngoẻo đầu ngủ thiếp đi, trong lúc dòng suối bên dưới vẫn chày, reo theo khe khẽ. Và gió biển khưi vẫn ùa vào, thổi thay tóc chị ra phía sau như những làn sóng.
... Sứ thiếp đi được một giấc dài. Lúc chị tỉnh dậy, trời đã rạng sáng. Bọn lính từ trong các lều vải kéo ra đứng đầy bên bờ suối. Thằng Xăm dẫn hai thằng Mỹ đi xồng xộc đến bên Sứ. Hắn đưa mũi giày nhấc cằm chị lên. Hai thằng Mỹ nhìn mặt Sứ chăm chăm rồi xì xồ nói với nhau thứ tiếng của nó.
- Con Việt cộng này có đôi mắt ương ngạnh nhưng rất đẹp!
- Nói chung là nó đẹp!
Bọn lính tập hợp trên bờ đã bắt đầu lũ lượt lội ngang suối, qua bên kia. Hai tên Mũ rời chỗ chị Sứ một cách tiếc rẽ, men xuống suối. Bọn lính biệt kích khom lưng cõng chúng lội qua. Thằng Xăm cũng quay đi, nhưng mới đi mấy bước, hắn quay lại nói với Sứ:
- Mày ráng quỳ đợi đó. Bữa nay, tụi tao vô hang xách cổ hết đồng bọn của mày về cho mà coi!
Hắn nói và co co cánh tay buộc băng, bước xuống vệ suối. Một thằng lính đứng lom khom đợi sẵn, cõng hắn lên, lội sồn sột. Hôm nay, thằng Xăm cũng đi. Chị Sứ ngoảnh nhìn bọn chúng kéo vào Hòn, lòng hồi hộp chờ đợi. Trên bờ suối bây giờ chỉ còn lại năm bảy tên lính vừa nấu cơm vừa coi chừng chị. Bọn chúng ngồi bên bếp lửa mới nhóm, ngó chị Sứ, kháo chuyện với nhau:
- Tụi mình không dễ dầu gì kiếm được một con vợ ngộ như con nhỏ này đâu!
- ờ, đàn bà có nhan sắc mà theo Việt cộng, thiệt uổng!
Sứ nghe chúng nó nói, lấy làm khó chịu mà hơi tức cười. Chị làm thinh, ngước mắt nhìn ra phía biển. Trời đã sáng rõ. Hồi đêm, Sứ nhìn thấy những lạng sóng vàng lấp lánh ánh trăng, bấy giờ trước mặt chị là những lạng sóng hồng, lao xao, rối rít. màu tím nhạt trên bầu trời biển đã ngả sang mày hồng sen, phơn phớt. Buổi sáng mát rợi mở ra cho Sứ nhìn thấy tất cả những gì đêm qua chị còn chưa thấy rõ. Ban mai như kế tục cái đêm trăng thanh, òa vào lòng chị, an ủi thêm chị bằng những sắc màu của nó. Và chính nó đã cho chị nhìn thấy toàn cảnh Hòn Đất.
Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da thịt chị. Chính tại dẻo đất này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ, và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru cho con những câu hát ngày xưa. Chính tại đây chị đã giơ nắm tay nhỏ nhắn lên chào lá cờ Đảng, nên từ đó chị càng biết yêu thêm cha mẹ, chồng con, anh em, đồng chí. Chị Sứ đả yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang, nơi mà bất cứ lúc nào đứng đó chị cũng có thể nhìn thấy sóng biển, thấy xóm nhà xen lẫm trong vườn cây, thấy ruộng đồng, thấy núi Ba Thê vòi või xanh lam cứ mỗi buổi hoàng hôn lại hiện trắng những cánh cò.
Có lẽ chưa lúc nào chị Sứ yêu Hòn Đất oặn lòng như buổi sáng hôm nay. Lúc quỳ trước cái chết lại là lúc chị thấy yêu hơn sự sống, yêu hơn mảnh đất chôn nhau mà mình minh giờ đang trải ra một ngày mới.
ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng lòa cửa biển. Và xóm lưới cũng ngập trong nắng đó.
Sứ nhìn những làn khói bay lên từ cái mái nhà chen chúc của bà con làm biển. Sứ còn ngó thấy rõ những vạt lưới đan bằng sợi óng ánh, phất phơ, bên cạnh những vạt lưới đen ngăm, trùi trũi.
Nắng sớm đẫm chiếu người Sứ. ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm rợp mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị.
Nhưng tất cả những ánh nắng đó bất thần như động đậy lên cả một lúc. Một loạt súng nổ ran ở phía hang Hòn. Sứ giật mình ngoảnh lại. Súng nổ mỗi lúc một dữ dội. Chị nghe tiếng tiểu liên, tôm-xông bắn ngắt quãng và tiếng súng trường "bầm bầm" nhịp từng phát một. Bọn lính chạy ùa cả ra bờ suối, ngóng về hang Hòn. Mắt Sứ vụt sáng rựa. Ban đầu chị ngờ là tiếng súng của giặc, nhưng giờ chị nhận rõ là tiếng súng của anh em trong hang bắn ra. Chị lắng tai nghe thấy giữa những loạt súng nổ, dậy lên tiếng la chói lói,. văng vẳng. Mừng quá, Sứ muốn tung cả dây tróu mà nhảy lên vỗ tay hoan hô thỏa mãn. Sứ sung sướn nghĩ: "Vậy là anh em còn sống, còn chiến đấu..."
Một thằng lính đứng trên bờ suối vọt miệng:
- Súng nổ "mũng" này thì bữa nay thế nào cũng có khiêng về vài "con" nữa cho coi!
- Nè, saonói tụi nó uống nhầm thuốc độc rồi?
- Biết đâu... Nói vậy chớ có khi tụi nó uống mà không chết. Khúc suối minh mông dài nhằng như vậy mà bỏ thuốc độc thì có ăn thua mẹ gì!
Thằng biệt kích vừa nói xong câu ấy chợt nhớ có mặt Sứ, nó quay lại hầm hầm nhìn chị, giơ ngón tay lên dọa:
- Ê, nói vậy chớ đừng có mừng nghe "em"! Thân "em" như con cá trê bị chặt ngạnh để trên thớt rồi...
Sứ liếc nhìn nó muốn nói lại một câu. Nhưng chị nghĩ: "Nói với nó chỉ uổng lời mình". Thật ra thì chị chẳng mừng cho thân chị đâu. Chị mừng đây là mừng trong hang vẫn nổ súng, nghĩa là anh em vẫn còn sống, còn chiến đấu, chớ không phải để tụi nó vô xách ra, như thằng Xăm vừa nói.
Giữa lúc đó, tiếng súng trong hang đột nhiên im bặt. Lát sau tiếng trung liên rộ lên hàng tràng dài, không ngớt. Sứ biết bọn giặc đang bắn trả lại. Chị nghĩ bụng: "Không lo, giỏi lắm thì cũng như ngày hôm qua hôm kia thôi"
lát sau, giữa tiếng súng hãy còn nỗ giòn giả. Sứ bỗng thấy từ trong vườn dừa nhô ra một tốp lính. Chúng khiêng những tên bị thương xồng xộc ra suối. Tốp lính bên này suôi cũng vừa trông thấy. Thằn ban nãy nói:
- Thấy chưa tụi bây? ... tao đã nói rồi mà!
Tên này vụt chạy xuống sát mé suối , hỏi to:
- Ê, thằng nào đó tuị bây?
Bọn lính đang khiêng không trả lời. Chúng cố rị chân để xuống cái dốc thoai thoải. Tới bờ suối, chúng để lại bọn bị thương xuống cát. Trong số đó có một tên Mỹ đang chòi đạp và rống lên dữ dội. Tụi lính đưa tay vuốt mồ hôi, hổi hển.
- Đ.mẹ trung úy nói tụi nó uống thuốc độcc hết hết rồi... biểu tụi tao vô hang... Mới nhảy vô, tụi nó ở trong xổ ra, chết hết sáu thằng, còn năm thằng bị thương. Có một thằng Mỹ gần xí lắc léc rồi đây nè!
- Bộ tụi nó cũng vô hang sao?
- Không, nó đứng ở ngoài xa, bị lạc đạn!
Bên kia suối, tên Mỹ to lớ đang giãy giụa. Hai tay nó cào cấu, bươi bươi lớp cát. Hồi sau, nó không la rống nữa, chân đạp mạnh mấy cái rồi nghẻo vật đầu sang một bên. Chiếc mũ ba rèm úp chặt lấy mặt nó, tối om om. Tên lính biệt kích cúi xuống để tay lên mũi tên Mỹ. Tên lính kêu lên:
- Nó chết rồi!
- Chết rồi à?
- Hết thở rồi.
Tên biệt kích lặp lại với giọng thản nhiên. nó đứng chàng hãng, hai tay chống mạnh nhìn xác tên Mỹ nằm im dưới đất. Một tên bên này bảo:
- Ê, khiêng nó đưa qua đây đi. Để nó nằm đó lát nữa bị "cạch" da!
- "Cạch" mẹ gì, bộ có mình nó biết chết sao! Khiêng mấy thằng còn sống của mình qua trạm cứu thương trước đã!
Bọn lính xốc khiêng bốn bên ngụy bị thương lội qua suối. máu từ các vết thương của chúng nhểu giọt xuống suối đỏ loang. Lúc chúng khiêng qua mặt Sứ, chị thấy rõ từng giọt máu rơi xuống cát, vấy thành hàng, dẫn rải theo gót chân của bọn lính đang khiêng.
Xác tên Mỹ bên kia bờ suối rồi cũng được bọn lính đưa sang. Chiếc mũ ba rèm trụt khỏi gáy tên Mỹ, rớt lại giữa dòng suối, trôi cuối đi. Sứ thấy lướt qua mặt mình một mớ tóc hoe hoe đỏ, xõa xượi và chiếc mũ khoằm khoằm nhô cao.
Tiếng súng trong hang đã ngớt
Tâm linh Sứ bỗng như báo trước một điều gì ghê gớm sắp xảy đến. Chị chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chịu đựng. Lời nói của anh San chợt vẳng lên rất rõ bên tai chị: "Chuyện gì mình cũng có lường tính trước thì tới lúc xảy ra mình vẫn vửng tâm hơn"
Và Sứ bắt đầu thầm nói với chồng:
- "Được rồi, em sẽ làm theo lời anh, anh ơi! Bây giờ, em vững tâm lắm rồi... Chắc lần này em không còn gặp anh nữa. Vậy khi trở về, anh cũng đừng buồn, Em thương cho anh lắm, vì em biết bảy năm qua anh vẫn nhớ tới mẹ con em. Em biết ngày trở về không có em, chắc anh sẽ buồn nhiều. Tha lỗi cho em, nghe anh! Nhưng nếu còn con Thúy, thì anh hãy coi đó là sự đền đáp của tình em. Anh hãy nhìn con, tức là anh nhìn thấy em rồi... Tới giờ phút này, em cũng chưa biết con ra sao, nhưng em tin là con mình còn sống, vì các đồng chí trong hang đều còn nắm chặt tay súng..."
Sứ thầm nói và chị cảm thấy như có chồng đứng bên cạnh mình thực. Rồi chị thủ thỉ với mẹ và em gái:
- "Má, bây giờ má đương làm gì? Má đương dọn vườn hay cho heo ăn? Ba ngày rồi con không thấy mặt má... E con cũng không còn thấy má được nữa... Nếu con chết, má nuôi con Thúy cho con, nghen má! Má hãy coi con Thúy như là con Sứ của má hồi nhỏ. Vậy thì con vẫn còn ở với má hoài chớ con không chết... Em Quyên oi, em xây dựng với Ngạn là phải đó. Ngạn là một thanh niên tốt, một đảng viên tốt. Chị chắc không dự được đám cưới của em. Nhưng không sao, chị vui và tin rằng đời em sẽ sung sướng. Em ráng công tác, thay chị săn sóc má, săn sóc con Thúy. Em thương con Thúy nhiều nhiều cho chị, nghe em út..."
Thổ lộ câu này. Sứ cũng có cảm tưởng rằng mẹ và em gái đang nghe mình nói. Nhớ tới con Thúy, chị khẽ kêu: - "Thúy ơi, con đừng chết, nghen con..." Và rồi chị âu yếm với con trong tưởng tượng. Chị ôm chầm lấy đầu con mà vuốt ve, hôn hít. Nhưng đều là trong tưởng tượng.
Quả nhiên, Sứ lường lính không sai. Việc chị ngờ đến đã đến.
Giữa lúc chị còn mải mê âu yếm với đứa con trong tưởng tượng thì mấy tên lính chạy từ trong hang Hòn về đến suối, lội gấp qua, chạy thẳng đến trước mặt chị. Một thằng mở phăng sợi dây trói buộc ngang mình chị:
- Đứng dậy!
Sứ tính đứng lên, nhưng đứng không được. Quỳ suốt đêm qua tới giờ, chân chị tê hết cả. Tên lính xốc tay chị lôi đi. Hai chân chị bị kéo lết trên sỏi. Xuống tới mé suối, chị vùng vằng:
- Buông tôi ra, để tôi đi!
Tên lính buông tay chị
Sứ co co chân một lúc mới nhón đi được. Chị chậm rãi lội ngang quãng suối mà hồi đêm hôm chị đã lội qua. Đến bờ bên kia, một tên lính khoát tay chỉ vào hang Hòn. Rồi nó đi xốc lên trước. Tên lính đi sau nói:
- Nè, chị biết đắt chị đi đâu không?
- Không
- Thiếu tá chỉ huy kêu đem chị về trỏng đấy. Số mạng chị còn lớn lắm!
Nghe tên lính nói, Sứ nghĩ: "Nó tính làm gì mình? Chắc nó có âm mưu gì đây. Được, cứ đổ coi, làm gì thì làm, tụi mày cẫn là tụi mày, tao vẫn là tao..."
Hai tên lính dắt Sứ vào trong vườn dừa, đưa chị đến trước mặt tên thiếu tá chỉ huy hành quân.
Tên thiếu tá này mặt xương, nước da đen nhánh. Hắn không đội mũ kết gì cả. Có lẽ hắn muốn chưng bộ tóc hớt kiểu tài tử, chải láng mướt, ốp sát vào gáy. Hắn nhịp nhịp trong tay một cái que gỗ đánh "vec-ni" nâu bóng loáng, ở đầu thanh que có bịt bạc (ấy là hắn bắt chước các tên trung tướng tay sai, hồi này đang bắt đầu có cái mốt ra trận không cầm súng mà cầm gậy chỉ huy)
Cùng đứng với tên thiếu tá, còn có thằng Xăm và lũ biệt kích.
Thấy Sứ, tên thiếu tá liền nhìn chị với đôi con mắt lấy lại vẻ nghiêm nghị. Hắn cầm thanh que, khẽ nhịp vào lòng bàn tay trái xòe ra. Sau một lúc ngắm nghía và nhoẻn một nụ cười gian giảo, hắn vẫn cứ nhịp nhịp thanh que vào lòng bàn tay:
- Cha, mặt mày coi sáng sủa như vầy mà lại theo Việt cộng à?
Sứ day nhìn chỗ khác.
- Nghe nói cô có người chồng tập kết, tôi cũng chẳng nói chi, có lẽ tôi còn khen cô nữa đó. Nhưng cô đi theo Việt cộng thì tôi không khen cô đâu. Đi theo Việt cộng là đi vô con đường chết...
Sứ mỉm cười. Nụ cười của chị như nói: "Mày không còn có chuyện khác nữa sao? Chuyện đó tụi mày nhai tới nhai lui tao nghe chán ra rồi, thôi đi!..."
Nhưng tên thiếu tá không chịu thôi. Trái lại, đứng trước Sứ hình như hắn muốn trổ tài. Hắn ba hoa một lúc về chủ nghĩa "nhân vị", về "đồng tiến xã hội", về lực lượng hùng hậu của "chính phủ quốc gia" do Ngô tổng thống lãnh đạo mà những người lính chiến như hắn là những người tiêu biểu. Cuối cùng, hắn kết luận:
- Cô đừng có trông đợi gặp chồng cô cho mất công. Không có thống nhất đâu. Còn chúng tôi và còn nước bạn Huê-Kỳ thì ở đây không có thống nhất gì ráo!
Về điểm này, chị Sứ không nhịn được nên chị trả lời:
- Tụi Mỹ với mấy người thì tính như vậy, nhưng nhân dân thì tính khác. Nhân dân tính sớm muộn gì cũng tiêu diệt mấy người, để có thống nhất!
Nghe Sứ nói, tên thiếu tá trố mắt, cười hẹ hẹ:
- Tiêu diệt tụi tôi? Chừng nào mới tiêu diệt được tụi tôi?
Hắn vung tay chỉ về phía miệng hang:
- Cô cứ coi kia, tụi đồng chí của cô trong hang cao lắm thì ngày mai cũng phải bò ra. Có mấy đứa với mất cây súng quèn mà đòi tiêu diệt...
- Anh em tôi trong hang chưa bò ra đâu!
Nụ cười gian giảo vụt tắt trên khuôn mặt thằng thiếu tá. Mặt hắn dần dần tái sạm lại. Hắm im đi một lúc để nén cơn giận, rồi day qua hỏi bọn lính:
- Đem máy nói lại chưa?
Bọn lính bảo rằng máy nói đã đem ra, và dây điện cũng xong. Tên thiếu tá khoát tay:
- Thôi, dắt nó đi!
Bọn lính biệt kích của thằng Xăm đẩy chị Sứ chúi nhào về phía trước. Tên thiếu tá và thằng Xăm xồng xộc đi theo sau lưng.
Một thằng thiếu uý tâm lý chiến mặt non choẹt, lấm chấm đầy mụn, tay cầm chiếc ng chực sẵn.
Tên thiếu tá bước lên sát chị Sứ:
- Nãy giờ tôi nói chuyện hòa nhã với cô, bây giờ thì tôi nói chuyện cứng rắn. Nghe tôi hỏi đây, bây giờ cô muốn sống hay chết? Nếu cô muốn sống, tôi hứa đảm bảo cho sống, nếu cô muốn chết tôi sẵn lòng cho cô chết trong nháy mắt. Cô trả lời đi, trả lời liền đi!
Chị Sứ nhìn thẳng vào mặt hắn. Lát sau, chị nói:
- Sao tôi lại muốn chết? ở đời đâu có ai muốn chết!
Nụ cười tái hiện trên đôi môi của thằng thiếu tá:
- à, tè ra cô cũng muốn sống...
Hắn cầm thanh que trỏ về phía miệng hang:
- Dễ thôi. Chỉ cần cô cho tôi một câu: cô hãy nói với tụi trong hang rằng cô đã đầu hàng, và kêu gọi tụi nó ra đầu hàng như cô... Cô hãy nói rằng tụi tôi đối xử tử tế với cô, đối xử tử tế với bất cứ ai bỏ súng xuống, đi ra khỏi hang... Được chớ?
Tên thiếu tá dừng lại, chờ đợi. Trong lúc ấy, tên thiếu úy tâm lý chiến cầm cái mi-crô bước nhón tới, để cái micrô lên ngay trước mặt chị Sứ. Đồng thời, thằng Xăm cũng đả rút soạt lưỡi dao "cúp cúp" Mỹ đeo lên hông bước thoắt đến đứng sát một bên Sứ. Tên thiếu tá chắp tay sau lưng, mắt dõi cử chỉ của Sứ. Hắn tin rằng chị sẽ khuất phục trước cái chết. Hắn tin chắc như vậy, vì thể theo bụng dạ của hắn, thì nếu lâm vào cảnh ngộ này, hắn sẽ còn làm hơn thế nữa để được sống. Vả chăng trước mặt hắn, chị Sứ là người phụ nữ, mà chị lại là một phụ nữ có nhan sắc, thì lẽ nào chị có thể cưỡng lại sự sống hay sao. Chính hắn, hắn còn tiếc thay huống hồ là chị.
Nhưng chị Sứ vẫn đứng yên, chị nhìn chiếc micrô bằng bụm tay, mặt lỗ chỗ như tổ ong, bụng nghĩ nếu mình nói vào đây tất tiếng nói sẽ lớn hơn. Nhìn về phía miệng hang, chị biết rõ từng anh em lúc nào cũng có mặt đó, và nếu chị nói, anh em đều có thể nghe thấy cả.
Tên thiếu tá sốt ruột hất hàm hỏi:
- Sao? Chịu hay không, trả lời đi!
Chị Sứ bước lên một bước, gật:
- Được, để tôi nói!
5.
Trong hang, anh em vẫn ghìm súng đợi. Sau lúc địch xộc và rồi bị đánh bật ra, chúng không xộc vào nữa. Đã gần một tiếng đồng hồ rồi, địch không mở thêm một trận tấn công nào mới. Nhưng anh em vẫn ngó thấy chúng còn lố nhố, thấp thoáng qua lại trong vườn dừa, cho nên anh em vẫn ở nguyên chỗ cũ súng không rời tay.
Ngạn nói với anh Hai Thép:
- Sợ chị Sứ bị bắt hay bị tụi nó bắn chết rồi quá!
- Có thể bị bắt. Hồi đêm đâu có nghe tiếng súng nổ!
Anh Hai Thép đáp thế và im lặng. Suốt đêm qua cho tới sáng nay, người lãnh đạo cuộc chiến đấu này bị đặt trước những sự biến không ngờ. Đêm qua, cô Nhớ sau khi đưa nước về tới hang, liền ôm bụng kêu đau và một lát sau mặt cô tái nhợt, người toát đầy mồ hôi lạnh, Anh Hai sinh nghi, hỏi cô có uống vốc nước suối nào không. Cô đáp là có. Vừa đáp xong, cô liền ngã vật xuống. Anh Hai lập tức thọc tay chọc cổ cô. Năm Nhớ ói ra một bãi nước lõng bõng, vàng lè. Từ bãi ấy xông lên một mùi nồng nồng rất khó chịu. Anh Hai Thép kết luận rằng địch đã đầu độc suối, chính Năm Nhớ đã uống phải vốc nước suối có thuốc độc rồi. Nhưng nhờ kịp thời là, cho Năm Nhớ nôn tháo nên cô nằm mê man một lúc thì tỉnh lại. Cái cà om nước của Năm Nhớ đem về lập tức bị đổ bỏ. Thế là trong hang vẫn ở trong cá tình trạng thiếu nước như cũ. Hơn thế, trong chuyến đi lấy nước, chị Sứ đã bị mất tích. Sứ không trở về, việc đó làm cho tất cả hang suốt đêm qua không ai ngủ được. Vào lúc nửa đêm, con Thúy giật mình thức giấc trên phiến đá, kêu: "Mà, má ơi!", rồi không có tiếng má nó đáp và ôm lấy nó như mọi khi, nó òa khóc. Quyên phải đến dỗ cho nó ngủ lại. Nhưng sáng ra thì con bé khóc thực sự, vì nó đi kiếm khắp hang mà chẳng thấy má nó đâu cả. Quyên phải nói dối má nó đi công tác ra ngoài xóm.
Việc chị Sứ đi lấy nước không trở về khiến cho cả hang hết sức lo lắng. Phải chi chính mắt họ trông thấy chị bị bắn chết thì sự việc cũng là rõ ra. Đằng này họ không biết cái gì đã xảy đến với chị. Đêm hôm qua, khi Trọng và anh Ba Rèn về tới hang, thấy thiếu Sứ, hai anh liều quay lại, nhưng không tìm gặp chị. Lượt sau chính Ngạn xách súng cùng hai anh đi kiếm chị nữa. Họ mõ mẫm, sờ soạn từng gốc dừa, ngờ rằng chị đang nằm mê man bất tỉnh cạnh một gốc dừa nào đó ở lối đi lấy nước, vì họ ngờ chị cũng có thể vốc nước suối mà uống như cô Năm Nhớ. Nhưng rồi cả Ngạn cũng thất vọng. Anh đã quần giáp một khu vườn mà vẫn không thấy gì cả.
Đêm hôm qua, có thể nói là một đêm mà cả hang thấp thỏm, lo âu. Mất chị Sứ ai cũng cảm thấy như mình có lỗi, và lòng cứ dấy lên sự nhức nhối, hối hận. Ai cũng tưởng như chính mình phải gánh lấy trách nhiệm ấy. Dộu rằng trong cuộc chống trả này, chị chưa trực tiếp cầm súng, nhưng chị đã lo cho họ từng miếng ăn, giọt nước. Có chị là có sự chăm sóc, có những bước đi nhẹ nhàng không động, có sự dịu dàng đưa cho, và là vì từ buồi lớn thành người con gái, chị đã để lại trong lòng họ nhiều tình thương mến. Cũng giống như dòng suối, lá cành, hoa quả, chị Sứ như thuộc về Hòn Đất, không tách ra được, chị thuộc về niềm hãnh diện của xóm làng, kể cả sắc đẹp lẫn tính tình. Hơn nữa, chị còn là tấm gương chung thủy, là một người phụ nữ ôm riết lấy xóm làng đó, bà con đó, mà vượt qua mọi điều thử thách.
Anh Hai Thép lòng giày vò hối hận vì đêm qua đã để Sứ đi, mặc dầu anh thấy rằng mình nghĩ như thế là không được. Trong chuyến đi lấy nước ấy, nếu không là chị Sứ thì là người khác, và rốt cuộc cũng sẽ có một người gặp nạn cũng đều gây ra tổn thất trong lòng anh. Tuy nhiên, việc không may xảy ra với chị Sứ làm cho người bí thư này bị bứt rứt, giày vò hơn. Nếu như trong những năm gian khổ, mọi người đều phải vất vả của người vợ trẻ có chồng tập kết. Cũng cách đây hai hôm, Sứ đã đưa cho anh em lá thư của chồng từ miền Bắc gởi về, Anh còn nhớ rõ lúc đưa thư cho anh, mấy ngón tay của Sứ run quá và anh thấy đôi mắt Sứ lúc ấy ánh lên biết bao hy vọng. Nhớ lần sau lúc chị bị bọn trên quận bắt, Sứ đã bảo với anh: - "Em không tiếc cho thân em đâu, rủi em có chết em cũng không tiếc, chỉ thương cho con Thúy, với lại em chết thì tội nghiệp cho anh Ba. Thống nhất trở về không có em, thế nào ảnh cũng buồn nhiều".
Anh Hai Thép đã từng thấy trong những lúc cách mạng gặp khó khăn, có những người phụ nữ như thế. Họ muốn giữ mình được mãi mãi trọn vẹn là một đứa con gái yêu của Đảng, của chamẹ, của quê hương. Và đồng thời họ cũng cố sức giữ sao cho tấm thân mình được trinh nguyên, để khi đất nước được thống nhất, họ vẫn dành cho chồng mình những điều hạnh phúc. Thật không ai tin tưởng thống nhất và đấu tranh chờ đợi cái ngày ấy bằng họ.
Trong số phụ nữ đó, nổi rõ lên trước mặt anh là Sứ. Đêm hôm qua, anh đã nghe con Thúy giật mình cất tiếng gọi mẹ. Suốt từ đấy, anh cảm thấy gánh nặng của cuộc chiến đấu như càng đè trĩu lên vai anh. Đến sáng, khi nỗi lo của anh chưa trút được thì súng lại nổ. Anh chạy ra miệng hang. Cũng như những lần trước, lần này anh em đã đánh bật chúng nó ra ngay tức khắc. Có điều hơi lạ là sáng nay chúng xộc vào hang rất táo bạo. Vì thế mà chúng nằm lại trước miệng hang cũng nhiều hơn. Phần đông chúng đều nằm lật ngửa. Có tên chưa chết, chân duỗi soàn soạt, kêu hồng hộc như heo bị thọc huyết. Cuối cùng chúng nó cũng không còn kêu nữa.
Từ bấy đến giờ, anh em đón đợi chúng đột nhập lần thứ hai, nhưng vẫn chưa thấy chúng động tĩnh gì. Từ khi rút ra, chúng chỉ quạt trung liên vào chớ không thấy bóng một đứa nào xông vào hết. Anh Hai Thép luôn nhắc:
- Phải luôn luôn sẵn sàng. Có thể tụi nó tính mưu kế gì mới.
Nắng đã lên. Quyên đả đem túm gạo rang ra, đi đến từng chỗ phân phát cho anh em. Những tên giặc trước hang đều đã chất hẳn. Chúng nằm im, phơi mặt dưới ánh mặt trời. Trong vườn dừa, bọn giặc đi qua đi lại, lóng ngóng, nhấp nhỏm. Lâu lâu, chúng lại xổ vào miệng hang một băng trung liên. Rồi lại yên lặng. Có thể nghe thấy tiếng chim bắt đầu kêu chin chít, tiếng sóc chạy sột soạt trên các tàu lá dừa, và xa hơn là tiếng rì rào của sóng biển. Phút giây yên tĩnh này thật là căng thẳng, nó không cho mọi người nghỉ, cứ bắt mọi người phải để tay nơi cò súng. Và nếu những bóng xám đột nhiên lại xuất hiện ở cửa hang, thì sẽ không có chút yên tỉnh nào nữa. Súng sẽ nổ và những bóng xám sẽ quỵ xuống.
Anh em cầm súng ngồi sau các hốc đá ngày càng tin chắc hơn, rằng bọn giặc không thể nào lại có thể tránh được những phát đạn của họ. Cửa hang như một khoảnh định rất chuẩn xác, chỉ cần họ bình tĩnh mà bắn thì thế nào họ cũng bắn trúng. Càng ngày cái hang càng lộ rõ lợi thế cũng như nhược điểm. Lợi thế ấy là địa hình phòng ngự vững chắc. Nhược điểm ấy là thiếu nước. Chính vì vấn đề nước mà Năm Nhớ suyết chết, còn chị Sứ không trở về. Ngay bây giờ, ai cũng thấy họng mình khô khốc. Sau lần chiến đấu, mồ hôi lại đổ, cái khát càng dày vò mọi người dữ hơn. Anh Ba Rèn cứ rít lên từng chặp:
- Thiệt là quân chó đẻ! Tới suối nước mà nó cũng bỏ thuốc độc.
Anh chửi luôn mấy câu rất tục, bất chấp sự có mặt của Quyên ở đó, rồi thề rằng tên giặc nào bây giờ nhảy vô mà anh bắn hụt nó thì anh không phải là con người. Anh lại vung tay đấm vô ngực mình, vật vã oán mình sao hồi đêm mình lại không đi cản hậu.
- Tôi cứ ngỡ là tụi tôi đi đầu, nếu có đụng tụi nó thì đụng trước.
- Cũng tại tôi - Anh Hai Thép nói - Tại tôi không lường tới chỗ tụi nó bỏ thuốc độc. Đáng lẽ thì phải lường được hết sự hung ác của tụi nó, đằng này...
Chưa nói hết câu, chợt anh Hai dừng lại. Bên ngoài vụt có tiếng gì "rè rè", và tiếng loa phóng thanh đột ngột cất lên:
- a-lô! Nghe đây, nghe đây!
Tất cả đều nín im. Tiếng loa vọng vào hang ồm ồm:
- Quân đội Việt Nam Cộng hòa loan báo cho các phần tử Việt cộng trong hang được rỏ, cô Nguyễn Thị Sứ là đồng bọn với các người, nay đã lọt vào tay quân đội và đã quy thuận chánh nghĩa quốc gia. Sau khi đã quy thuận, nay cô Sứ có lời nói chuyện với các người...
Tiếng loa ngưng lại. Máy nói kêu khọt khẹt. Trong hang, mọi người sửng sốt ngó ra. Nhưng họ không thấy gì cả. Bọn giặc đặt cuộc nói chuyện ấy ở một nơi mà tầm súng trong hang không thể bắn ra được. Cặp mắt người này nhìn người kia, như hỏi nhau rằng có cái tiếng loa ấy thật không, hai tai mình nghe lầm. Không ai tin ở tai mình nữa. Nhưng sự thực là ai cũng nghe thấy. Không thể ngộ nhận về tiếng loa ấy được. Lúc đó, Quyên mới vốc một vốc gạo rang định đưa cho Ngạn là người cô phân phối sau cùng, thì chợt nghe tiếng loa. Tay cô lẫy bẩy buông xòa vốc gạo đổ xuống lòng bàn tay Ngạn. Mặt cô tái hẳn lại. Cô đứng im, mắt mở to đầy vẻ kinh hoàng, môi dưới của cô giựt giựt luôn mấy cái, tưởng chừng cô sắp òa lên khóc. Nhưng không, cô cắn chặt lấy môi dưới đang giựt giựt đó, hai bàn tay từ từ nắm chặt lại, và vẫn đứng im. Cô lặng người đi mà đợi một sự việc ghê gớm xảy đến. Chưa bao giờ Ngạn thấy Quyên hoảng sợ run rẩy đến tội nghiệp như thế. Bất giác Ngạn nhớ đến sự hiểu lầm của Quyên trước kia đối với anh, và anh tưởng như thấy lại được phần nào cái dáng dấp vật vã đau đớn của Quyên dạo nọ.
Anh Hai Thép cau mày nhìn ra cửa hang. Anh cũng không nhìn thấy gì. Anh nghĩ: "Rõ ràng là Sứ bị bắt cưỡng ép, nhưng lẽ nào Sứ lại nghe theo sự cưỡng ép của tụi nó. Không, không bao giờ Sứ lại như thế... Nhưng biết đâu được... Cô ta còn trẻ, còn con nhỏ, còn mẹ, còn nhiều cái ràng buộc với sự sống. Nếu cô ta nghe theo tụi nó mà nói những lời phải bội nthì thật hết sức tai hại. Chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến cuộc chiến đấu đang giữa lúc gay go. Nhất là Sứ, người mà ai cũng thương cũng quý. Lời nói của một người như Sứ lúc này rất hệ trọng..."
Tiếng khọt khẹt phát ra từ cái micrô kia đã dứt. Giọng nói ồm ồm của tên giặc giờ lại hăm hở sủa vào máy:
- Các người trong hang chú ý, chú ý! Đây, tiếng nói của chị Nguyễn Thị Sứ...
Mọi người trong hang đều nhìn ra. Đây cũng là những phút giây chờ đợi căng thẳng, thử thách. Nhưng mọi người không phải đợi lâu. Ngoài kia đã vọng vào tiếng nói hết sức quen thuộc, ai cũng nhận ra ngay là tiếng nói của Sứ:
- Thưa các đồng chí, tôi là Sứ đây...
Tiếp đó, bỗng chị vụt nói rất nhanh:
- Các đồng chí đừng tin, tụi nó nói láo, tôi không bao giờ đầu hàng. Các đồng chí ơi, đừng uống nước suối, đừng bỏ súng. Trong đó còn mạnh giỏi hết không, con tôi còn sống không? Nếu còn thì bắn một phát súng cho tôi mừng!...
Mấy lời cuối cùng chị Sứ nói sao mà vội vã, sao mà dồn dập, khẩn thiết! Tiếng chị như gào lên trong máy, cấp bách, dữ dội.
Mọi người trong hang đều ngẩng mặt, đứng hết cả dậy. Trên những khuôn mặt ấy bỗng chãy ròng nước mắt. Anh Ba Rèn nhảy phắt ra giữa hang. Anh xoạc chân đưa khẩu ga-răng lên vai, bắn chĩa ra ngoài luôn ba phát "bầm, bầm, bầm"...
6.
Nghe Sứ nói đến đấy, thằng thiếu tá tái mặt chửi lớn. Thằng Xăm thì co chân đá chị ngã chúi xuống rồi nhảy lên người chị, giẫm đạp. Nhưng huyền diệu thay cho cái tiếng súng. Nó làm rạng rỡ khuôn mặt đang áp sát đất của chị Sứ. Hình chị như không hề bị đạp tá. Chị sung sướng quá, chị mừng quá. Tiếng súng đã đáp lời chị, đáo lại hy vọng sau rốt mà chị hết lòng mong mỏi. "Như vậy là vẫn còn, vẫn còn sống!" Chị nghĩ thế và gượng nhổm lên, nhìn vào hang Hòn. Đôi mắt chị mở to ngoái nhìn về cái hang ấy. Có thể là chị nhìn qua cái hang ấy. Trong đôi mắt có ánh vui mừng, ánh cháy bỏng, đau đáu. Đôi mắt đó lưu luyến không nỡ rời, ngập ngựa những yêu thương, những hy vọng, vừa mãn nguyện vừa căm oán, vừa sung sướng nhưng lại vừa mông mênh cái đau giã biệt. Cho nên đôi mắt đó vốn đã đẹp nay càng tuyệt đẹp.
Tên thiếu tá hạ lệnh:
- Treo nó lên cây! Treo nó lên dừa ngã kia kìa, cho đồng bọn nó được ngó thấy!
Ba bốn tên biệt kích xông tới, túm lấy Sứ, lôi Sứ dậy. Chùng dùng một sợi dây dài buộc thêm vào hai khuỷu tay đã bị trói của chị. Thằng Xăm co ro cánh tay, dớn dác chạy tới ngắm nghía một cây dừa ngã xoài thân trước mặt hang. Hắn nói:
- Treo nó lên!
Hắn hất hàm sai một tên lính có đeo dao:
- Mày leo lên vạt một cái khất để tròng dây cho khỏi tuột. Mau đi
Tên lính nghe lời thằng Xăm, leo lên. Leo được nă, sáu thước, tên lính rút dao chặt bồm bộp vào thân dừa. Thằng Xăm đứng dưới ngước nhìn. Khi tên lính đả chặt được một khắc quanh thân dừa, thằng Xăm nói:
- Thôi, được rồi, xuống đi!
Tên lính ném lưỡi dao, tuột xuống. Hắn vừa tuột xuống gần tới gốc thì thằng Xăm chộp mối dây buộc Sứ đưa cho hắn, bảo hắn leo trở lên mắc vào cái khấc mới vạt đó.
Bọn lính giữ chặt lấy Sứ. Hai tên đứng đón mối dây, sửa soạn kéo sểng Sứ lên.
Sứ nói:
- Tụi mày treo tao lên thì anh em tao ở trong hang có thể ngó thấy tao, nhưng anh em tao càng thêm căm thù tụi mày chớ không sợ tụi mày đâu!
Lời nói của Sứ làm hai tên lính cầm mối dây ngần ngừ chưa kéo. Thằng Xăm tức giận nạt:
- Kéo!
Hai tên lính giật mình kéo rị mối dây...
Chúng còn ghì chân Sứ để chị không vùng vẫy được. Lúc chân Sứ đã bị kéo khỏi mặt đất, bọn chúng mới bỏ ra. Một tên không may bị Sứ xỉa trúng ngón chân vào mặt. Nó bưng mặt la lên:
- Đ.mẹ, con nhỏ này dữ quá!
Sứ bị sợi dây kéo lên mỗi lúc một cao, lơ lửng, nghiêng nghiêng. Hai bắp tay trần trắng tươi của chị bị sợi dây rút ngược, tréo ngoặt... Đây là đôi tay đẹp đẽ và mát rượi. Đây là đôi tay làm lụng và vén khéo. Đôi tay này đã có khi rụt rè, đã nhiều lần âu yếm, đã có lúc run lên ôm lấy chồng, ôm lấy con, mẹ và em, cô bác và đồng chí. Nên đôi tay đó bị trói ngoặt trông sao mà tàn nhẫn, trông mà uất, mà thương. Sợi dây tàn bạo cứ kéo lấy đôi tay, lôi sểnh tấm thân mảnh khảnh. Trên tấm thân đó cái gì cũng mịn màng, từ mái tóc rủ gần tới gót chân, từ khuôn mặt tái đi vì đau đớn, từ bộ ngực căng căng sau lần áo lụa đen mỏng. Sợi dây tàn bạo kéo lên không trung người con gái xứ Hòn, người con gái miền Nam, đã một lần sinh hạ, ngóng trông, chung thủy. ở đây, trong lúc này, cái gì cũng tàn bạo. Từ đường dây đó, từ những tên giặc đứng bên dưới đó, ngoại trừ ánh mặt trời và cây cối. ánh nắng xuyên qua lá dừa mà gội đẫm mái tóc tốt dày của Sứ, gội tờ đầu đến chân Sứ. Và làn gió sang xuân, và hơi thở của biển. Sứ vẫn phân biệt được làn gia man mác của đồng bội và hơi gió biển mặn mòi, âm ấm. Trong lúc đôi cánh tay đau điếng, trái sái, Sứ cố nhìn tới hang Hòn bị những tàu lá dừa che xõa. Ôi, sao làn gió không thổi vẹt những tàu lá nọ, để may ra vào những giờ phút quý báu này, chị có thể nhìn thấy những bóng người thương mến! Biết đâu chừng chị có thể nhìn thấy Quyên đang cõng con Thúy? trời ơi, giá mà giữa lúc này chị được nhìn thấy con Thúy, dù là chỉ nhìn thấy nó một thoáng mà thôi! Trong phút chốt, Sứ nhớ lại đêm hôm qua. Chị nhớ đôi bàn tay bé bỏng của con bám riết lấy vai chị. Lúc rời phiến đá, chị đã dừng bước như thế nào, chị đã cảm thấy có một sức mạnh vô hình trì níu chị lại như thế nào. Chị nhớ mình đã cởi áo đắp cho con. Phải rồi, đó chính là những phút giây sau rốt, gần nhất, giữa chị và con. Đó chính là cái mốc của tình mẫu tử, cũng như đêm rạng ngày anh San lên đường tập kết và cái mốc gần nhất của tình chồng vợ mà chị hằng ghi dấu.
Sứ nhớ từ hai cái mốc ấy nhớ đi. Chị tự nhủ: "Bữa nay, có lẽ mình chết. Nhưng mình chỉ thấy tiếc chớ không ân hận, mắc cở gì cả... Tới phút này đối với Đảg, mình vẫn y nguyên, như chị Minh Khai, như Võ Thị Sáu... nên từ phút này trở đi, mình cũng phải giữ được như vậy..."
Bị treo lơ lửng giữa cây dừa lão ngã rạp, Sứ luôn chuẩn bị tinh thần kiên trì cho tới cùng. Nhưng chừng hai mươi phút trôi qua mà bọn giặc không đả động gì thêm. Thằng Xăm bỏ đi đâu một lúc, giờ mới quay lại. Hắn đứng bên dưới, ngước mắt, ngó chị lườm lườm. Rồi hắn rảo bước tới lui, vẻ nôn nóng như chờ đợi một cái gì. Thằng thiếu tá thì nửa ngồi nửa nằm, lưng dựa vào một gốc dừa. Hắn cắn cái ống đót bằng ngà, nheo nheo mắt nhìn Sứ, qua làn khói mà hắn nhả ra không ngớt.
"Nó tính làm gì mình nữa đây?" Sứ lại tự hỏi. Và chị lo sợ nghĩ đến một việc mà chị ngờ rằng bọn giặc có thể làm. "Trời ơi, nếu tụi nó đem má mình tới... Đừng... đừng, má ơi, má đừng tới đây!..."
Sự hồ nghi của Sứ không sai. Khi chị mới ngờ và kêu lên trong lòng như thế, thì lúc ngoái nhìn ra sau, chị đã trông thấy mẹ. Bà đi giữa hai tên biệt kích. Vẫn cái dáng gầy gầy, hiền hậu, quen thuộc ấy. Vẫn chiếc khăn rằn đỏ vắt vai và bộ quần áo tơ dệt ngả màu. Nhưng không phải chỉ có mỗi mình mẹ. Đằng sau có tiếng ồn ào của đông đảo bà con và tên lính biệt kích cứ đi day lui, tay ghìm khẩu cạc bin. Rồi một toán lính giăng ngang lối đi thành một cái hàng rào. Tên thiếu tá dụi dụi cái ống đót xuống rễ dừa, đứng bật dậy hỏi:
- Cái gì đó, cái gì mà họ la ó rần rần vậy?
- Thưa thiếu tá, họ đòi thả bà già. Họ nói bà già không cọ tội gì, tại sao lại vô cớ bắt bà?
Tên thiếu tá bảo một tên thiếu uý đứng cạnh: - Anh cho chặn họ lại. Không được để họ tràn lên, nghe chưa?
Rồi hắn bảo tên Xăm:
- Dắt bà già đó lên cho bả giáp mặt với con bả đi!
Thằng Xăm bước tới trước mặt mẹ Sáu, khoát tay chỉ về phía cây dừa treo Sứ:
- Con của bà nó cứng cổ lắm, nên nó đã bị treo lên kia kìa! Bà tới nói phải quấy cho nó nghe đi! Ông thiếu tá hứa nếu bà nói nó ưng chịu đầu hàng và kêu gọi tụi trong hang đầu hàng thì ổng cho hạ dây thả nó liền.
Thằng Xăm nói chưa hết câu, mẹ Sáu đã dang tay vẹt mấy tên lính trước mặt, chạy nhào về phía Sứ.
Sứ trông thấy đôi tay nghều ngào, mái tóc bạc trắng bay xõa của mẹ. Và chiếc khăn rằn đỏ trên vai mẹ chị rơi xuống đất. Còn mấy bước nữa đến chỗ Sứ, mẹ không đi được nữa, chân mẹ lóng cóng, khuỵu xuống. Nhưng mẹ nhổm lên, chạy tới. Cuối cùng, Sứ nhận ra đôi tay mẹ lập cập quàng lấy bắp chân mình, ôm riết. Rồi đầu mẹ, mặt mẹ giúo vào chân chị. Liền đó, chị nghe sao bắp chân mình ướt nóng, giàn giụa. Tiếng mẹ chị bắt đầu nấc lên ở bên dưới, nghẹn tắt. Sứ mở to mắt, nhìn xuống mái tóc bạc phơ và đôi vai gầy của mẹ đang rung rung. Lòng đau điếng, Sử ngoảnh nhìn nơi khác. Đôi mắt Sứ vụt đỏ hoe, không chớp. Nhưng Sứ cố nén, để nước mắt khỏi trào ra. Sứ muốn khóc, nhưng chị cưỡng lại. Chị không muốn để bọn giặc hiểu lầm một lần nữa, và để mẹ mình khỏi đau đớn thêm. Chị hồi hộp mong sao mẹ đừng thốt một lời nào, đừng nói một tiếng nào. Giữa lúc này, chị mong mẹ cứ im lặng, và thương chị, mẹ hãy cứ ôm chị thế đó, như ngày nào chị còn bé dại. Như chị cũng đã tính, nếu như vì quá thương chị mà mẹ lỡ nói với chị lời nói không phải, thì chị cũng không nghe theo đâu. nhưng như vậy ắt chị sẽ đau đớn. Thật là chưa bao giờ, chưa lần nào Sứ phải riết giữ lòng mình một cách quyết liệt đến thế. Cũng chưa lần nào chị có cái cảm giác xao xuyến lạ lùng đến thế. Đôi tay đó, khuôn mặt đó giờ đang áp vào chân chị, truyền khắp người chị một tình yêu giãy giục.
Hơn cả con mình, mẹ Sáu còn oằn oại gấp bội. Hai mươi bảy năm đẻ con ra và nuôi con lớn lên, mẹ đã nặn vắt từng giọt sửa, chắt chiu từng tấm áo. Đôi chân thon thả treo lư lửng này đây, chính mẹ là người trông thấy nó cất bước đi chập chững đầu tiên. Còn suối tóc mượt mà rủ xuống tới vai mẹ đây, chính mẹ cũng đã vuốt ve khi nó hảy còn lơ thơ bệt dính trên đầu. Rồi những tiếng ngọng nghịu, rồi những ngày mẹ lâm vào cảnh góa bụa, chính đứa con gái này đã cảm hiểu và đỡ đần cho mẹ nhiều nhất trong những năm tháng gieo neo. Mà lúc lớn lên, đứa con ấy nào có sung sướng gì cho cam! Nó lại cun cút nuôi con. Đới mẹ thế nào, đời con gái lớn mẹ cũng thế ấy. Một đứa con như thế mà lại phải dứt ra, mẹ Sáu không đau lòng sao cho được!
Nhưng muốn giữ lấy con, mẹ càng không thể nói những lờn bọn giặc buộc mẹ nói.Thiêng liêng hơn đứa con mang nặng đẻ đau đó còn cả xóm làng này, còn cả cái hang đang chống trả quyết liệt này. Thiêng liêng hơn đứa con của mẹ là cuộc cách mạng mà mẹ suốt đời tin tưởng và gắn bó.
- Bà già, bà nói đi! Nếu bà muốn cho con bà sống thì bà nói sao cho nó nghe đó thì nói!
Thằng thiếu tá đứng bên lại nhắc. Đôi chân hắn rậm rịch cứ như dẫm lên ổ kiến lửa. Thình lình, Sứ bỗng thấy mẹ buông rời chân mình ra. Mẹ chị day qua phía thằng thiếu tá. Sứ nghe rõ từng tiếng mẹ mình nói:
- Con tôi lớn rồi, nó có khí khôn của nó... ý nó muốn sao xin cứ để nó liệu lấy!
Nghe mẹ nói thế, Sự chịu không nổi nữa, nước mắt chị trào ra, chảy ròng ròng. Chị vặn mình trên dây la lớn:
- Cởi dây cho tao xuống, mau đi!
Tên thiếu tá nhìn thằng Xăm, nháy mắt. Thằng Xăm ướm hỏi:
- Sao, chịu rồi hả?
- Được rồi, mở dây cho tao đi! - Sứ nói
- Mở dây cho nó... tụi bây. Đem micro lại đây!
Bọn lính tháo dây buộc nơi cái cọc cặm bên dưới. Sợi dây từ từ buông hạ Sứ xuống. Người chị nghiêng nghiêng, trông chừng không thể đứng được. Bà mẹ giơ cả hai tay đỡ lấy con. Do đó, lúc chân Sứ mới chạm đất, thì đầu chị đã áp vào vai mẹ. Rồi cứ thế, chị ôm chặt lấy mẹ. Chị hôn khắp khuôn mặt nhăn nheo giàn giục nước mắt của mẹ. Chị hôn gấp gấp và sau rốt chị chỉ nghẹn ngào thốt được một câu đứt quãng: - Mà, má... má nuôi con Thúy cho con nghe má!...
Tên thiếu tá bước tới, tách bà mẹ ra khỏi Sứ. Hắn nói:
- Thôi, đủ rồi, bấy nhiêu đủ rồi!
Hắn đưa hai tay chỉ về phía tên thiếu ủy tâm lý chiến đang cầm micro chực sẵn bảo Sứ:
- Nói đi!
Sứ hỏi:
- Nói sao?
- Nói như lần đầu tao biểu, kêu mấy thằng đó buông súng đầu hàng. Cứ vậy mà nói!
- Mở trói cho tao đi!
- Không. Nói rồi sẽ mở trói!
Sứ không thốt thêm một lời nào nữa. Chị bước tới và nhanh như cắt, chị co chân đá thốc cái micro trên tay thằng thiếu úy. Chiếc micro văng hắn đi, lôi thốc theo cả sợi dây điện. lăn lông lốc.
Tên thiếu tá kêu ré lên một tiếng như bị ai bóp cổ. Hắn nhảy tới, đấm túi bụi vào mặt Sứ. Bà mẹ xổ vào. Hắn vung tay gạt mẹ ngã quay lơ ra, la lớn:
- Xăm chặt đầu con nhỏ này cho tao!
Thằng Xăm rút soạt lưỡi "cúp cúp" sáng loáng xông tới như một con thú. Hắn co thúc cánh tay bị thương sát vào bụng, vung dao lên chém mạnh vào gáy Sứ. Nhưng kỳ lạ quá, nhát dao đầu tiên đó mới chạm vào bỗng thấy bật trở lại. Thằng Xăm chém tiếp hai nhát thiệt mạnh nữa. Đầu Sứ chỉ chúi giật tới trước. Cả ba nhát dao đều chém không đứt đầu chị. Thằng Xăm chùn tay, thở hồng hộc. Hắn liếc nhìn lưỡi dao, ngờ vực. Nhưng đây nào phải vì lưỡi dao Mỹ không bén! Đây tại bởi tóc chị Sứ dày quá. Đây chính bởi lưỡi dao chạm phải một suối tóc tốt tươi nhất, suối tóc của hai mươi bảy tuổi đời con gái, vừa mượt vừa dày, gồm muôn ngàn sợi bền chặt rủ từ đỉnh đầu bất khuất đó tủ chấm xuống sát đôi gót chân bất khuất đó.
Bà mẹ đã ngất đi trên bãi cỏ.
Mãi khi hai tên biệt kích xông vào phụ lựa, hè hụi chụp tóc Sứ kéo ngược ra phía trước, thì thằng Xăm mới chém một nhát trúng gáy Sứ. Nhưng chị vẫn chưa chết. Thằng Xăm vung dao lên định chém nữa thì bỗng tên thiếu tá giơ tay ngăn lại:
- Thôi đừng, đừng chém, treo nó lên!
Bọn giặc lại rút Sứ lên thân dừa, tên thiếu tá hậm hực nói:
- Để nó ngắc ngoải như vậy, hay hơn. Để nó rên cho thấu tới tai tụi trong hang!
... Sau khi chém đến dao thứ tư, thằng Xăm bỗng liệng dao ôm vai lảo đảo đi tới bên gốc dừa. Hắn tựa lưng vào thân dừa, mở cúc sáo ngựa. Nơi bả vai bên trái của hắn, chỗ có buộc băng, thấy nhuộm đỏ máu. Không phải do ai đâm ai chém, mà là vì hắn đã ráng quá sức để chém Sứ, nên vết thương của hắn bị chấn động, phá miệng và máu hắn mới ồng ộc tuôn ra thế đó.
4.
Thằng Xăm mừng rơn lên khi hay tin tên thiếu úy bắt được Sứ. Đang nằm trong lều, hắn nhổm dậy, co ro cánh tay bị thương, đi lộc xộc qua lại rồi khom lưng chui ra khỏi lều.
Bọn lính biệt kích đã về tới bờ suối bên kia. Chúng lôi Sứ xuống suối. Chị té nhào, ướt cả mình mẩy. Nước ở quãng suối này chỉ lên đến đầu gối. Sứ dầm chân xuống dòng suối buốt lạnh, đi qua. Dòng suối cuốn áng tóc dày mượt của chị, trôi loang loáng. Đặt chân lên tới bờ sỏi bên, chị ngước nhìn thấy hai ba thằng lính đang đứng xách đèn khí sáng rỡ. Chúng giơ cao đèn lên. Liền lúc đó, Sứ nhác trông thấy thằng Xăm, hắn đang đứng im, tay trái vịn cằm, tay phải bị thương treo băng co lên. Sứ cất bước, giả như không trông thấy, đi ngang qua hắn. Thằng Xăm vẫn đứng im, không nhúc nhích, vẻ mặt hắn lạnh lùng như tạc bằng đá. Đợi Sứ vừa đi khỏi hai bước, hắn gọi giật:
- Đứng lại, con kia!
Chị Sứ dừng chân, nhưng không ngoảnh lại. Thằng Xăm bước sải tới sát bên Sứ, nhát mắt.
- Nè, quên tao rồi sao?
Sứ liếc hắn, rồi lại nhìn thẳng tới trước, không đáp. Thằng Xăm ngó chị một lúc rồi nói:
- Đ.mẹ, tao cứ tưởng tụi bay ở lì trong hang chớ!... Té ra tụi bay cũng biết khát nước. Mà tao ngỡ là bắt được ai kia chớ đâu dè là mày. Thiệt tao không dè năm kia thả mày về để mày theo Việt cộng!
Sứ nhếch miệng nói nho nhỏ:
- Mày nói không dè tao theo Việt cộng, còn tao thì tao không dè lâu ngày gặp mày, thấy mày vẫn y như trước.
- Y như trước là sao?
- Là ăn nói thô lỗ. Đến như mày là trung úy mà cũng ăn nói như vậy, hèn chi người ta chê "quân đội cộng hòa" tụi mày lưu manh là phải lắm...
Bị Sứ nói như tát nước sôi vào mặt, tên Xăm giận điếng người. Hắn nắm chuôi dap "cúp cúp" ở thắt lưng, rút soạt dao ra. Hắn đưa lưỡi dao dài và sáng đó ngang tầm mắt, ngắm nghía. Mấy giây sau, bỗng hắn cau mày, từ từ hạ lưỡi dao xuống, đút trả vào vỏ.
- Đóng cọc trói nó lại đây cho tao! - hắn thét lớn.
Bọn biệt kích chạy đi lấy cây, đẽo sàn sạt. Lát sau chúng xốc một cây cọc tràm trên bờ suối, rồi dắt Sứ lại trói ghịt vô. Thằng Xăm bước tới mặt Sứ, nghiến răng:
- Đáng lẽ tao mổ bụng mày liền bây giờ để coi lá gan của mày lớn tới bực nào. Ngặt làm như vậy mày chết mau quá. Tao cho mày sống đôi ngày nữa để chôn chung một lỗ với anh em đồng chí của mày!
Nói xong, thằng Xăm quay lưng đi vào lều. Bọn lính giơ những cây đèn khí ra sau lưng Sứ, rọi coi trói Sứ như vậy đã thật chắc chưa. Rồi chúng cũng xách đèn bỏ đi. Chỉ còn lại một mình tên lính cầm súng đứng gác trước cửa lều thằng Xăm.
Sợi dây dù thít chặt hai bắp tay trần của chị Sứ vào cây cọc. Cứ mỗi lúc, Sứ có cảm giác sợi dây ấy càng thít chặt bắp tay mình hơn. Chị Quỳ trên đất sỏi, mái tóc ướt đẫm sau lưng chị rũ đầy, xõa che kín phủ cả hai gót chân. Đêm bỗng nhợt dần, vì trăng sắp lên. Từ chỗ bị trói, Sứ có thể nhìn ra biển cả. Trước đó một chút thì chị chẳng thấy gì đâu nhưng bây giờ chị đã nhìn thấy biển trước mặt mình. Chị tự nhủ: "Trăng lên rồi!" và mở to đôi mắt, chị nhìn sóng biển chợt hiện ra, lao xao. Bây giờ hầu như chị đã quên phắt ngay lưỡi dao của thằng Xăm, quân mình đang bị trói, quân cả tên lính gác đang đi đi lại lại kia. Giờ chị chỉ trông thấy có mỗi mặt biển đang nhấp nhô sáng rộng ra đó, chị chỉ trông thấy cái ánh biếc ngời như tự lòng biển thẳm đang xô dậy trên đầu các ngọn sóng đó.
Vầng trăng mười tám ngoi lên, vàng rực. Rồi trăng treo cao lên mải. Đến lúc màu trăng đọng lại vàng ối, Sứ liền thấy mặt trăng giống hệt trái xoài Hòn chín, không có cuống, treo lư lửng giữa không trung xanh nhạt.
Đêm nay trời lặng. Sóng biển rì rầm như kể những chuyện không bao giờ hết. Thỉnh thoảng, gió biển từ ngoài khơi lùa qua bờ bãi, thổi vào hơi thở ấm ấm mang vị muối. Tấm áo lụa mỏng ngắn tay của Sứ se se khô lại. Tóc chị rồi cũng dần dần được gió biển vuốt cho ráo đi. ánh Trăng đổ tràn trên bờ suối, làm nối rõ bóng Sứ đang quỳ, nổi rõ cây cọc nhú lên quá đầu chị độ trong gang tay. lát sau, tóc Sứ chợt vờn nhẹ. Thế rồi mái tóc ấy bồng lên, bay xõa theo chiều gió. Chẳng còn thấy đầu cây cọc kia đâu nữa. Chỉ có áng tóc tắm ánh trăng của Sứ đang bay lượn. Đêm càng khuya, gió thổi càng nhiều. Sứ không nhìn vầng trăng nữa. Chị ngoảnh về Hòn Đất đen sẫm một vòm, ở sát kề bên chị. Lòng chị rối bời lên vì không biết sự thể trong đó bây giờ ra sao. Có lẽ anh em đồng chí đều bị trúng độc cả rồi cũng nên. Đang khát mà gặp cà om nước của Năm Nhớ đem về ai lại không uống! Trời ơi, anh em có biết đâu nước trong cà om có thuốc độc. "Năm Nhớ ơi, chúng nó giết em rồi!" Sứ kêu lên trong lòng, và rùng mình nhớ lại ban nãy chính chị cũng đã định vốc nước đó lên uống. Nhìn xuống dòng sông đang loang loáng chảy xiết, Sứ giật mình sực nhớ lại quãng suối nước ban nãy hình như không chảy. Phải rồi, nước ở đó không chảy như ở đây. Chúng nó ngăn lại đổ bỏ thuốc độc mà! "Anh San ơi, anh ở ngoài đó có thấu không, tụi Mỹ - Diệm nó ác độc thế đó, anh có biết không?"
Trong đêm thâu bàng bạc ánh trăng, chị Sứ gọi chồng mà nói. Chị nói với chồng từ xa, lòng đau đớn không ngờ mình lại nói ra những lời ấy tại lòng suối mà tám năm về trước đã có lần chồng chị đứng dưới khoát nước lên cho chị gội đầu. Rồi chính tay anh ấy cầm lược chải gỡ từng mớ tóc rối cho chị. Tại bên bờ suối này đây, chị đã từng có những phút giây sung sướng. Bây giờ thì trái ngược hẳn. Bây giờ, sợi dây dù buộc chặt đến nỗi từ bắp tay chị trở xuống đã tê đi không còn có cảm giác gì nữa. lưng chị loi lói thốn đau vì cái báng súng thằng thiếu úy đánh chị ban nãy. Nhưng bây giờ cái làm chị khổ sở nhất vẫn là nỗi lo đang vò xé lòng chị. Chị lo cho mình thì ít mà lo cho anh em đồng chí trong hang, lo cho em gái và nhất là đứa con bé bỏng thương yêu của chị.
Suốt đêm, Sứ mở mắt trao tráo. Vầng trăng lên cao đến đỉnh đầu, rồi khuất ra sau lưng chị, mà nỗi lo của chị vẫn không vơi.
Gần sáng, mệt mỏi, Sứ ngoẻo đầu ngủ thiếp đi, trong lúc dòng suối bên dưới vẫn chày, reo theo khe khẽ. Và gió biển khưi vẫn ùa vào, thổi thay tóc chị ra phía sau như những làn sóng.
... Sứ thiếp đi được một giấc dài. Lúc chị tỉnh dậy, trời đã rạng sáng. Bọn lính từ trong các lều vải kéo ra đứng đầy bên bờ suối. Thằng Xăm dẫn hai thằng Mỹ đi xồng xộc đến bên Sứ. Hắn đưa mũi giày nhấc cằm chị lên. Hai thằng Mỹ nhìn mặt Sứ chăm chăm rồi xì xồ nói với nhau thứ tiếng của nó.
- Con Việt cộng này có đôi mắt ương ngạnh nhưng rất đẹp!
- Nói chung là nó đẹp!
Bọn lính tập hợp trên bờ đã bắt đầu lũ lượt lội ngang suối, qua bên kia. Hai tên Mũ rời chỗ chị Sứ một cách tiếc rẽ, men xuống suối. Bọn lính biệt kích khom lưng cõng chúng lội qua. Thằng Xăm cũng quay đi, nhưng mới đi mấy bước, hắn quay lại nói với Sứ:
- Mày ráng quỳ đợi đó. Bữa nay, tụi tao vô hang xách cổ hết đồng bọn của mày về cho mà coi!
Hắn nói và co co cánh tay buộc băng, bước xuống vệ suối. Một thằng lính đứng lom khom đợi sẵn, cõng hắn lên, lội sồn sột. Hôm nay, thằng Xăm cũng đi. Chị Sứ ngoảnh nhìn bọn chúng kéo vào Hòn, lòng hồi hộp chờ đợi. Trên bờ suối bây giờ chỉ còn lại năm bảy tên lính vừa nấu cơm vừa coi chừng chị. Bọn chúng ngồi bên bếp lửa mới nhóm, ngó chị Sứ, kháo chuyện với nhau:
- Tụi mình không dễ dầu gì kiếm được một con vợ ngộ như con nhỏ này đâu!
- ờ, đàn bà có nhan sắc mà theo Việt cộng, thiệt uổng!
Sứ nghe chúng nó nói, lấy làm khó chịu mà hơi tức cười. Chị làm thinh, ngước mắt nhìn ra phía biển. Trời đã sáng rõ. Hồi đêm, Sứ nhìn thấy những lạng sóng vàng lấp lánh ánh trăng, bấy giờ trước mặt chị là những lạng sóng hồng, lao xao, rối rít. màu tím nhạt trên bầu trời biển đã ngả sang mày hồng sen, phơn phớt. Buổi sáng mát rợi mở ra cho Sứ nhìn thấy tất cả những gì đêm qua chị còn chưa thấy rõ. Ban mai như kế tục cái đêm trăng thanh, òa vào lòng chị, an ủi thêm chị bằng những sắc màu của nó. Và chính nó đã cho chị nhìn thấy toàn cảnh Hòn Đất.
Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da thịt chị. Chính tại dẻo đất này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ, và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru cho con những câu hát ngày xưa. Chính tại đây chị đã giơ nắm tay nhỏ nhắn lên chào lá cờ Đảng, nên từ đó chị càng biết yêu thêm cha mẹ, chồng con, anh em, đồng chí. Chị Sứ đả yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang, nơi mà bất cứ lúc nào đứng đó chị cũng có thể nhìn thấy sóng biển, thấy xóm nhà xen lẫm trong vườn cây, thấy ruộng đồng, thấy núi Ba Thê vòi või xanh lam cứ mỗi buổi hoàng hôn lại hiện trắng những cánh cò.
Có lẽ chưa lúc nào chị Sứ yêu Hòn Đất oặn lòng như buổi sáng hôm nay. Lúc quỳ trước cái chết lại là lúc chị thấy yêu hơn sự sống, yêu hơn mảnh đất chôn nhau mà mình minh giờ đang trải ra một ngày mới.
ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng lòa cửa biển. Và xóm lưới cũng ngập trong nắng đó.
Sứ nhìn những làn khói bay lên từ cái mái nhà chen chúc của bà con làm biển. Sứ còn ngó thấy rõ những vạt lưới đan bằng sợi óng ánh, phất phơ, bên cạnh những vạt lưới đen ngăm, trùi trũi.
Nắng sớm đẫm chiếu người Sứ. ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm rợp mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị.
Nhưng tất cả những ánh nắng đó bất thần như động đậy lên cả một lúc. Một loạt súng nổ ran ở phía hang Hòn. Sứ giật mình ngoảnh lại. Súng nổ mỗi lúc một dữ dội. Chị nghe tiếng tiểu liên, tôm-xông bắn ngắt quãng và tiếng súng trường "bầm bầm" nhịp từng phát một. Bọn lính chạy ùa cả ra bờ suối, ngóng về hang Hòn. Mắt Sứ vụt sáng rựa. Ban đầu chị ngờ là tiếng súng của giặc, nhưng giờ chị nhận rõ là tiếng súng của anh em trong hang bắn ra. Chị lắng tai nghe thấy giữa những loạt súng nổ, dậy lên tiếng la chói lói,. văng vẳng. Mừng quá, Sứ muốn tung cả dây tróu mà nhảy lên vỗ tay hoan hô thỏa mãn. Sứ sung sướn nghĩ: "Vậy là anh em còn sống, còn chiến đấu..."
Một thằng lính đứng trên bờ suối vọt miệng:
- Súng nổ "mũng" này thì bữa nay thế nào cũng có khiêng về vài "con" nữa cho coi!
- Nè, saonói tụi nó uống nhầm thuốc độc rồi?
- Biết đâu... Nói vậy chớ có khi tụi nó uống mà không chết. Khúc suối minh mông dài nhằng như vậy mà bỏ thuốc độc thì có ăn thua mẹ gì!
Thằng biệt kích vừa nói xong câu ấy chợt nhớ có mặt Sứ, nó quay lại hầm hầm nhìn chị, giơ ngón tay lên dọa:
- Ê, nói vậy chớ đừng có mừng nghe "em"! Thân "em" như con cá trê bị chặt ngạnh để trên thớt rồi...
Sứ liếc nhìn nó muốn nói lại một câu. Nhưng chị nghĩ: "Nói với nó chỉ uổng lời mình". Thật ra thì chị chẳng mừng cho thân chị đâu. Chị mừng đây là mừng trong hang vẫn nổ súng, nghĩa là anh em vẫn còn sống, còn chiến đấu, chớ không phải để tụi nó vô xách ra, như thằng Xăm vừa nói.
Giữa lúc đó, tiếng súng trong hang đột nhiên im bặt. Lát sau tiếng trung liên rộ lên hàng tràng dài, không ngớt. Sứ biết bọn giặc đang bắn trả lại. Chị nghĩ bụng: "Không lo, giỏi lắm thì cũng như ngày hôm qua hôm kia thôi"
lát sau, giữa tiếng súng hãy còn nỗ giòn giả. Sứ bỗng thấy từ trong vườn dừa nhô ra một tốp lính. Chúng khiêng những tên bị thương xồng xộc ra suối. Tốp lính bên này suôi cũng vừa trông thấy. Thằn ban nãy nói:
- Thấy chưa tụi bây? ... tao đã nói rồi mà!
Tên này vụt chạy xuống sát mé suối , hỏi to:
- Ê, thằng nào đó tuị bây?
Bọn lính đang khiêng không trả lời. Chúng cố rị chân để xuống cái dốc thoai thoải. Tới bờ suối, chúng để lại bọn bị thương xuống cát. Trong số đó có một tên Mỹ đang chòi đạp và rống lên dữ dội. Tụi lính đưa tay vuốt mồ hôi, hổi hển.
- Đ.mẹ trung úy nói tụi nó uống thuốc độcc hết hết rồi... biểu tụi tao vô hang... Mới nhảy vô, tụi nó ở trong xổ ra, chết hết sáu thằng, còn năm thằng bị thương. Có một thằng Mỹ gần xí lắc léc rồi đây nè!
- Bộ tụi nó cũng vô hang sao?
- Không, nó đứng ở ngoài xa, bị lạc đạn!
Bên kia suối, tên Mỹ to lớ đang giãy giụa. Hai tay nó cào cấu, bươi bươi lớp cát. Hồi sau, nó không la rống nữa, chân đạp mạnh mấy cái rồi nghẻo vật đầu sang một bên. Chiếc mũ ba rèm úp chặt lấy mặt nó, tối om om. Tên lính biệt kích cúi xuống để tay lên mũi tên Mỹ. Tên lính kêu lên:
- Nó chết rồi!
- Chết rồi à?
- Hết thở rồi.
Tên biệt kích lặp lại với giọng thản nhiên. nó đứng chàng hãng, hai tay chống mạnh nhìn xác tên Mỹ nằm im dưới đất. Một tên bên này bảo:
- Ê, khiêng nó đưa qua đây đi. Để nó nằm đó lát nữa bị "cạch" da!
- "Cạch" mẹ gì, bộ có mình nó biết chết sao! Khiêng mấy thằng còn sống của mình qua trạm cứu thương trước đã!
Bọn lính xốc khiêng bốn bên ngụy bị thương lội qua suối. máu từ các vết thương của chúng nhểu giọt xuống suối đỏ loang. Lúc chúng khiêng qua mặt Sứ, chị thấy rõ từng giọt máu rơi xuống cát, vấy thành hàng, dẫn rải theo gót chân của bọn lính đang khiêng.
Xác tên Mỹ bên kia bờ suối rồi cũng được bọn lính đưa sang. Chiếc mũ ba rèm trụt khỏi gáy tên Mỹ, rớt lại giữa dòng suối, trôi cuối đi. Sứ thấy lướt qua mặt mình một mớ tóc hoe hoe đỏ, xõa xượi và chiếc mũ khoằm khoằm nhô cao.
Tiếng súng trong hang đã ngớt
Tâm linh Sứ bỗng như báo trước một điều gì ghê gớm sắp xảy đến. Chị chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chịu đựng. Lời nói của anh San chợt vẳng lên rất rõ bên tai chị: "Chuyện gì mình cũng có lường tính trước thì tới lúc xảy ra mình vẫn vửng tâm hơn"
Và Sứ bắt đầu thầm nói với chồng:
- "Được rồi, em sẽ làm theo lời anh, anh ơi! Bây giờ, em vững tâm lắm rồi... Chắc lần này em không còn gặp anh nữa. Vậy khi trở về, anh cũng đừng buồn, Em thương cho anh lắm, vì em biết bảy năm qua anh vẫn nhớ tới mẹ con em. Em biết ngày trở về không có em, chắc anh sẽ buồn nhiều. Tha lỗi cho em, nghe anh! Nhưng nếu còn con Thúy, thì anh hãy coi đó là sự đền đáp của tình em. Anh hãy nhìn con, tức là anh nhìn thấy em rồi... Tới giờ phút này, em cũng chưa biết con ra sao, nhưng em tin là con mình còn sống, vì các đồng chí trong hang đều còn nắm chặt tay súng..."
Sứ thầm nói và chị cảm thấy như có chồng đứng bên cạnh mình thực. Rồi chị thủ thỉ với mẹ và em gái:
- "Má, bây giờ má đương làm gì? Má đương dọn vườn hay cho heo ăn? Ba ngày rồi con không thấy mặt má... E con cũng không còn thấy má được nữa... Nếu con chết, má nuôi con Thúy cho con, nghen má! Má hãy coi con Thúy như là con Sứ của má hồi nhỏ. Vậy thì con vẫn còn ở với má hoài chớ con không chết... Em Quyên oi, em xây dựng với Ngạn là phải đó. Ngạn là một thanh niên tốt, một đảng viên tốt. Chị chắc không dự được đám cưới của em. Nhưng không sao, chị vui và tin rằng đời em sẽ sung sướng. Em ráng công tác, thay chị săn sóc má, săn sóc con Thúy. Em thương con Thúy nhiều nhiều cho chị, nghe em út..."
Thổ lộ câu này. Sứ cũng có cảm tưởng rằng mẹ và em gái đang nghe mình nói. Nhớ tới con Thúy, chị khẽ kêu: - "Thúy ơi, con đừng chết, nghen con..." Và rồi chị âu yếm với con trong tưởng tượng. Chị ôm chầm lấy đầu con mà vuốt ve, hôn hít. Nhưng đều là trong tưởng tượng.
Quả nhiên, Sứ lường lính không sai. Việc chị ngờ đến đã đến.
Giữa lúc chị còn mải mê âu yếm với đứa con trong tưởng tượng thì mấy tên lính chạy từ trong hang Hòn về đến suối, lội gấp qua, chạy thẳng đến trước mặt chị. Một thằng mở phăng sợi dây trói buộc ngang mình chị:
- Đứng dậy!
Sứ tính đứng lên, nhưng đứng không được. Quỳ suốt đêm qua tới giờ, chân chị tê hết cả. Tên lính xốc tay chị lôi đi. Hai chân chị bị kéo lết trên sỏi. Xuống tới mé suối, chị vùng vằng:
- Buông tôi ra, để tôi đi!
Tên lính buông tay chị
Sứ co co chân một lúc mới nhón đi được. Chị chậm rãi lội ngang quãng suối mà hồi đêm hôm chị đã lội qua. Đến bờ bên kia, một tên lính khoát tay chỉ vào hang Hòn. Rồi nó đi xốc lên trước. Tên lính đi sau nói:
- Nè, chị biết đắt chị đi đâu không?
- Không
- Thiếu tá chỉ huy kêu đem chị về trỏng đấy. Số mạng chị còn lớn lắm!
Nghe tên lính nói, Sứ nghĩ: "Nó tính làm gì mình? Chắc nó có âm mưu gì đây. Được, cứ đổ coi, làm gì thì làm, tụi mày cẫn là tụi mày, tao vẫn là tao..."
Hai tên lính dắt Sứ vào trong vườn dừa, đưa chị đến trước mặt tên thiếu tá chỉ huy hành quân.
Tên thiếu tá này mặt xương, nước da đen nhánh. Hắn không đội mũ kết gì cả. Có lẽ hắn muốn chưng bộ tóc hớt kiểu tài tử, chải láng mướt, ốp sát vào gáy. Hắn nhịp nhịp trong tay một cái que gỗ đánh "vec-ni" nâu bóng loáng, ở đầu thanh que có bịt bạc (ấy là hắn bắt chước các tên trung tướng tay sai, hồi này đang bắt đầu có cái mốt ra trận không cầm súng mà cầm gậy chỉ huy)
Cùng đứng với tên thiếu tá, còn có thằng Xăm và lũ biệt kích.
Thấy Sứ, tên thiếu tá liền nhìn chị với đôi con mắt lấy lại vẻ nghiêm nghị. Hắn cầm thanh que, khẽ nhịp vào lòng bàn tay trái xòe ra. Sau một lúc ngắm nghía và nhoẻn một nụ cười gian giảo, hắn vẫn cứ nhịp nhịp thanh que vào lòng bàn tay:
- Cha, mặt mày coi sáng sủa như vầy mà lại theo Việt cộng à?
Sứ day nhìn chỗ khác.
- Nghe nói cô có người chồng tập kết, tôi cũng chẳng nói chi, có lẽ tôi còn khen cô nữa đó. Nhưng cô đi theo Việt cộng thì tôi không khen cô đâu. Đi theo Việt cộng là đi vô con đường chết...
Sứ mỉm cười. Nụ cười của chị như nói: "Mày không còn có chuyện khác nữa sao? Chuyện đó tụi mày nhai tới nhai lui tao nghe chán ra rồi, thôi đi!..."
Nhưng tên thiếu tá không chịu thôi. Trái lại, đứng trước Sứ hình như hắn muốn trổ tài. Hắn ba hoa một lúc về chủ nghĩa "nhân vị", về "đồng tiến xã hội", về lực lượng hùng hậu của "chính phủ quốc gia" do Ngô tổng thống lãnh đạo mà những người lính chiến như hắn là những người tiêu biểu. Cuối cùng, hắn kết luận:
- Cô đừng có trông đợi gặp chồng cô cho mất công. Không có thống nhất đâu. Còn chúng tôi và còn nước bạn Huê-Kỳ thì ở đây không có thống nhất gì ráo!
Về điểm này, chị Sứ không nhịn được nên chị trả lời:
- Tụi Mỹ với mấy người thì tính như vậy, nhưng nhân dân thì tính khác. Nhân dân tính sớm muộn gì cũng tiêu diệt mấy người, để có thống nhất!
Nghe Sứ nói, tên thiếu tá trố mắt, cười hẹ hẹ:
- Tiêu diệt tụi tôi? Chừng nào mới tiêu diệt được tụi tôi?
Hắn vung tay chỉ về phía miệng hang:
- Cô cứ coi kia, tụi đồng chí của cô trong hang cao lắm thì ngày mai cũng phải bò ra. Có mấy đứa với mất cây súng quèn mà đòi tiêu diệt...
- Anh em tôi trong hang chưa bò ra đâu!
Nụ cười gian giảo vụt tắt trên khuôn mặt thằng thiếu tá. Mặt hắn dần dần tái sạm lại. Hắm im đi một lúc để nén cơn giận, rồi day qua hỏi bọn lính:
- Đem máy nói lại chưa?
Bọn lính bảo rằng máy nói đã đem ra, và dây điện cũng xong. Tên thiếu tá khoát tay:
- Thôi, dắt nó đi!
Bọn lính biệt kích của thằng Xăm đẩy chị Sứ chúi nhào về phía trước. Tên thiếu tá và thằng Xăm xồng xộc đi theo sau lưng.
Một thằng thiếu uý tâm lý chiến mặt non choẹt, lấm chấm đầy mụn, tay cầm chiếc ng chực sẵn.
Tên thiếu tá bước lên sát chị Sứ:
- Nãy giờ tôi nói chuyện hòa nhã với cô, bây giờ thì tôi nói chuyện cứng rắn. Nghe tôi hỏi đây, bây giờ cô muốn sống hay chết? Nếu cô muốn sống, tôi hứa đảm bảo cho sống, nếu cô muốn chết tôi sẵn lòng cho cô chết trong nháy mắt. Cô trả lời đi, trả lời liền đi!
Chị Sứ nhìn thẳng vào mặt hắn. Lát sau, chị nói:
- Sao tôi lại muốn chết? ở đời đâu có ai muốn chết!
Nụ cười tái hiện trên đôi môi của thằng thiếu tá:
- à, tè ra cô cũng muốn sống...
Hắn cầm thanh que trỏ về phía miệng hang:
- Dễ thôi. Chỉ cần cô cho tôi một câu: cô hãy nói với tụi trong hang rằng cô đã đầu hàng, và kêu gọi tụi nó ra đầu hàng như cô... Cô hãy nói rằng tụi tôi đối xử tử tế với cô, đối xử tử tế với bất cứ ai bỏ súng xuống, đi ra khỏi hang... Được chớ?
Tên thiếu tá dừng lại, chờ đợi. Trong lúc ấy, tên thiếu úy tâm lý chiến cầm cái mi-crô bước nhón tới, để cái micrô lên ngay trước mặt chị Sứ. Đồng thời, thằng Xăm cũng đả rút soạt lưỡi dao "cúp cúp" Mỹ đeo lên hông bước thoắt đến đứng sát một bên Sứ. Tên thiếu tá chắp tay sau lưng, mắt dõi cử chỉ của Sứ. Hắn tin rằng chị sẽ khuất phục trước cái chết. Hắn tin chắc như vậy, vì thể theo bụng dạ của hắn, thì nếu lâm vào cảnh ngộ này, hắn sẽ còn làm hơn thế nữa để được sống. Vả chăng trước mặt hắn, chị Sứ là người phụ nữ, mà chị lại là một phụ nữ có nhan sắc, thì lẽ nào chị có thể cưỡng lại sự sống hay sao. Chính hắn, hắn còn tiếc thay huống hồ là chị.
Nhưng chị Sứ vẫn đứng yên, chị nhìn chiếc micrô bằng bụm tay, mặt lỗ chỗ như tổ ong, bụng nghĩ nếu mình nói vào đây tất tiếng nói sẽ lớn hơn. Nhìn về phía miệng hang, chị biết rõ từng anh em lúc nào cũng có mặt đó, và nếu chị nói, anh em đều có thể nghe thấy cả.
Tên thiếu tá sốt ruột hất hàm hỏi:
- Sao? Chịu hay không, trả lời đi!
Chị Sứ bước lên một bước, gật:
- Được, để tôi nói!
5.
Trong hang, anh em vẫn ghìm súng đợi. Sau lúc địch xộc và rồi bị đánh bật ra, chúng không xộc vào nữa. Đã gần một tiếng đồng hồ rồi, địch không mở thêm một trận tấn công nào mới. Nhưng anh em vẫn ngó thấy chúng còn lố nhố, thấp thoáng qua lại trong vườn dừa, cho nên anh em vẫn ở nguyên chỗ cũ súng không rời tay.
Ngạn nói với anh Hai Thép:
- Sợ chị Sứ bị bắt hay bị tụi nó bắn chết rồi quá!
- Có thể bị bắt. Hồi đêm đâu có nghe tiếng súng nổ!
Anh Hai Thép đáp thế và im lặng. Suốt đêm qua cho tới sáng nay, người lãnh đạo cuộc chiến đấu này bị đặt trước những sự biến không ngờ. Đêm qua, cô Nhớ sau khi đưa nước về tới hang, liền ôm bụng kêu đau và một lát sau mặt cô tái nhợt, người toát đầy mồ hôi lạnh, Anh Hai sinh nghi, hỏi cô có uống vốc nước suối nào không. Cô đáp là có. Vừa đáp xong, cô liền ngã vật xuống. Anh Hai lập tức thọc tay chọc cổ cô. Năm Nhớ ói ra một bãi nước lõng bõng, vàng lè. Từ bãi ấy xông lên một mùi nồng nồng rất khó chịu. Anh Hai Thép kết luận rằng địch đã đầu độc suối, chính Năm Nhớ đã uống phải vốc nước suối có thuốc độc rồi. Nhưng nhờ kịp thời là, cho Năm Nhớ nôn tháo nên cô nằm mê man một lúc thì tỉnh lại. Cái cà om nước của Năm Nhớ đem về lập tức bị đổ bỏ. Thế là trong hang vẫn ở trong cá tình trạng thiếu nước như cũ. Hơn thế, trong chuyến đi lấy nước, chị Sứ đã bị mất tích. Sứ không trở về, việc đó làm cho tất cả hang suốt đêm qua không ai ngủ được. Vào lúc nửa đêm, con Thúy giật mình thức giấc trên phiến đá, kêu: "Mà, má ơi!", rồi không có tiếng má nó đáp và ôm lấy nó như mọi khi, nó òa khóc. Quyên phải đến dỗ cho nó ngủ lại. Nhưng sáng ra thì con bé khóc thực sự, vì nó đi kiếm khắp hang mà chẳng thấy má nó đâu cả. Quyên phải nói dối má nó đi công tác ra ngoài xóm.
Việc chị Sứ đi lấy nước không trở về khiến cho cả hang hết sức lo lắng. Phải chi chính mắt họ trông thấy chị bị bắn chết thì sự việc cũng là rõ ra. Đằng này họ không biết cái gì đã xảy đến với chị. Đêm hôm qua, khi Trọng và anh Ba Rèn về tới hang, thấy thiếu Sứ, hai anh liều quay lại, nhưng không tìm gặp chị. Lượt sau chính Ngạn xách súng cùng hai anh đi kiếm chị nữa. Họ mõ mẫm, sờ soạn từng gốc dừa, ngờ rằng chị đang nằm mê man bất tỉnh cạnh một gốc dừa nào đó ở lối đi lấy nước, vì họ ngờ chị cũng có thể vốc nước suối mà uống như cô Năm Nhớ. Nhưng rồi cả Ngạn cũng thất vọng. Anh đã quần giáp một khu vườn mà vẫn không thấy gì cả.
Đêm hôm qua, có thể nói là một đêm mà cả hang thấp thỏm, lo âu. Mất chị Sứ ai cũng cảm thấy như mình có lỗi, và lòng cứ dấy lên sự nhức nhối, hối hận. Ai cũng tưởng như chính mình phải gánh lấy trách nhiệm ấy. Dộu rằng trong cuộc chống trả này, chị chưa trực tiếp cầm súng, nhưng chị đã lo cho họ từng miếng ăn, giọt nước. Có chị là có sự chăm sóc, có những bước đi nhẹ nhàng không động, có sự dịu dàng đưa cho, và là vì từ buồi lớn thành người con gái, chị đã để lại trong lòng họ nhiều tình thương mến. Cũng giống như dòng suối, lá cành, hoa quả, chị Sứ như thuộc về Hòn Đất, không tách ra được, chị thuộc về niềm hãnh diện của xóm làng, kể cả sắc đẹp lẫn tính tình. Hơn nữa, chị còn là tấm gương chung thủy, là một người phụ nữ ôm riết lấy xóm làng đó, bà con đó, mà vượt qua mọi điều thử thách.
Anh Hai Thép lòng giày vò hối hận vì đêm qua đã để Sứ đi, mặc dầu anh thấy rằng mình nghĩ như thế là không được. Trong chuyến đi lấy nước ấy, nếu không là chị Sứ thì là người khác, và rốt cuộc cũng sẽ có một người gặp nạn cũng đều gây ra tổn thất trong lòng anh. Tuy nhiên, việc không may xảy ra với chị Sứ làm cho người bí thư này bị bứt rứt, giày vò hơn. Nếu như trong những năm gian khổ, mọi người đều phải vất vả của người vợ trẻ có chồng tập kết. Cũng cách đây hai hôm, Sứ đã đưa cho anh em lá thư của chồng từ miền Bắc gởi về, Anh còn nhớ rõ lúc đưa thư cho anh, mấy ngón tay của Sứ run quá và anh thấy đôi mắt Sứ lúc ấy ánh lên biết bao hy vọng. Nhớ lần sau lúc chị bị bọn trên quận bắt, Sứ đã bảo với anh: - "Em không tiếc cho thân em đâu, rủi em có chết em cũng không tiếc, chỉ thương cho con Thúy, với lại em chết thì tội nghiệp cho anh Ba. Thống nhất trở về không có em, thế nào ảnh cũng buồn nhiều".
Anh Hai Thép đã từng thấy trong những lúc cách mạng gặp khó khăn, có những người phụ nữ như thế. Họ muốn giữ mình được mãi mãi trọn vẹn là một đứa con gái yêu của Đảng, của chamẹ, của quê hương. Và đồng thời họ cũng cố sức giữ sao cho tấm thân mình được trinh nguyên, để khi đất nước được thống nhất, họ vẫn dành cho chồng mình những điều hạnh phúc. Thật không ai tin tưởng thống nhất và đấu tranh chờ đợi cái ngày ấy bằng họ.
Trong số phụ nữ đó, nổi rõ lên trước mặt anh là Sứ. Đêm hôm qua, anh đã nghe con Thúy giật mình cất tiếng gọi mẹ. Suốt từ đấy, anh cảm thấy gánh nặng của cuộc chiến đấu như càng đè trĩu lên vai anh. Đến sáng, khi nỗi lo của anh chưa trút được thì súng lại nổ. Anh chạy ra miệng hang. Cũng như những lần trước, lần này anh em đã đánh bật chúng nó ra ngay tức khắc. Có điều hơi lạ là sáng nay chúng xộc vào hang rất táo bạo. Vì thế mà chúng nằm lại trước miệng hang cũng nhiều hơn. Phần đông chúng đều nằm lật ngửa. Có tên chưa chết, chân duỗi soàn soạt, kêu hồng hộc như heo bị thọc huyết. Cuối cùng chúng nó cũng không còn kêu nữa.
Từ bấy đến giờ, anh em đón đợi chúng đột nhập lần thứ hai, nhưng vẫn chưa thấy chúng động tĩnh gì. Từ khi rút ra, chúng chỉ quạt trung liên vào chớ không thấy bóng một đứa nào xông vào hết. Anh Hai Thép luôn nhắc:
- Phải luôn luôn sẵn sàng. Có thể tụi nó tính mưu kế gì mới.
Nắng đã lên. Quyên đả đem túm gạo rang ra, đi đến từng chỗ phân phát cho anh em. Những tên giặc trước hang đều đã chất hẳn. Chúng nằm im, phơi mặt dưới ánh mặt trời. Trong vườn dừa, bọn giặc đi qua đi lại, lóng ngóng, nhấp nhỏm. Lâu lâu, chúng lại xổ vào miệng hang một băng trung liên. Rồi lại yên lặng. Có thể nghe thấy tiếng chim bắt đầu kêu chin chít, tiếng sóc chạy sột soạt trên các tàu lá dừa, và xa hơn là tiếng rì rào của sóng biển. Phút giây yên tĩnh này thật là căng thẳng, nó không cho mọi người nghỉ, cứ bắt mọi người phải để tay nơi cò súng. Và nếu những bóng xám đột nhiên lại xuất hiện ở cửa hang, thì sẽ không có chút yên tỉnh nào nữa. Súng sẽ nổ và những bóng xám sẽ quỵ xuống.
Anh em cầm súng ngồi sau các hốc đá ngày càng tin chắc hơn, rằng bọn giặc không thể nào lại có thể tránh được những phát đạn của họ. Cửa hang như một khoảnh định rất chuẩn xác, chỉ cần họ bình tĩnh mà bắn thì thế nào họ cũng bắn trúng. Càng ngày cái hang càng lộ rõ lợi thế cũng như nhược điểm. Lợi thế ấy là địa hình phòng ngự vững chắc. Nhược điểm ấy là thiếu nước. Chính vì vấn đề nước mà Năm Nhớ suyết chết, còn chị Sứ không trở về. Ngay bây giờ, ai cũng thấy họng mình khô khốc. Sau lần chiến đấu, mồ hôi lại đổ, cái khát càng dày vò mọi người dữ hơn. Anh Ba Rèn cứ rít lên từng chặp:
- Thiệt là quân chó đẻ! Tới suối nước mà nó cũng bỏ thuốc độc.
Anh chửi luôn mấy câu rất tục, bất chấp sự có mặt của Quyên ở đó, rồi thề rằng tên giặc nào bây giờ nhảy vô mà anh bắn hụt nó thì anh không phải là con người. Anh lại vung tay đấm vô ngực mình, vật vã oán mình sao hồi đêm mình lại không đi cản hậu.
- Tôi cứ ngỡ là tụi tôi đi đầu, nếu có đụng tụi nó thì đụng trước.
- Cũng tại tôi - Anh Hai Thép nói - Tại tôi không lường tới chỗ tụi nó bỏ thuốc độc. Đáng lẽ thì phải lường được hết sự hung ác của tụi nó, đằng này...
Chưa nói hết câu, chợt anh Hai dừng lại. Bên ngoài vụt có tiếng gì "rè rè", và tiếng loa phóng thanh đột ngột cất lên:
- a-lô! Nghe đây, nghe đây!
Tất cả đều nín im. Tiếng loa vọng vào hang ồm ồm:
- Quân đội Việt Nam Cộng hòa loan báo cho các phần tử Việt cộng trong hang được rỏ, cô Nguyễn Thị Sứ là đồng bọn với các người, nay đã lọt vào tay quân đội và đã quy thuận chánh nghĩa quốc gia. Sau khi đã quy thuận, nay cô Sứ có lời nói chuyện với các người...
Tiếng loa ngưng lại. Máy nói kêu khọt khẹt. Trong hang, mọi người sửng sốt ngó ra. Nhưng họ không thấy gì cả. Bọn giặc đặt cuộc nói chuyện ấy ở một nơi mà tầm súng trong hang không thể bắn ra được. Cặp mắt người này nhìn người kia, như hỏi nhau rằng có cái tiếng loa ấy thật không, hai tai mình nghe lầm. Không ai tin ở tai mình nữa. Nhưng sự thực là ai cũng nghe thấy. Không thể ngộ nhận về tiếng loa ấy được. Lúc đó, Quyên mới vốc một vốc gạo rang định đưa cho Ngạn là người cô phân phối sau cùng, thì chợt nghe tiếng loa. Tay cô lẫy bẩy buông xòa vốc gạo đổ xuống lòng bàn tay Ngạn. Mặt cô tái hẳn lại. Cô đứng im, mắt mở to đầy vẻ kinh hoàng, môi dưới của cô giựt giựt luôn mấy cái, tưởng chừng cô sắp òa lên khóc. Nhưng không, cô cắn chặt lấy môi dưới đang giựt giựt đó, hai bàn tay từ từ nắm chặt lại, và vẫn đứng im. Cô lặng người đi mà đợi một sự việc ghê gớm xảy đến. Chưa bao giờ Ngạn thấy Quyên hoảng sợ run rẩy đến tội nghiệp như thế. Bất giác Ngạn nhớ đến sự hiểu lầm của Quyên trước kia đối với anh, và anh tưởng như thấy lại được phần nào cái dáng dấp vật vã đau đớn của Quyên dạo nọ.
Anh Hai Thép cau mày nhìn ra cửa hang. Anh cũng không nhìn thấy gì. Anh nghĩ: "Rõ ràng là Sứ bị bắt cưỡng ép, nhưng lẽ nào Sứ lại nghe theo sự cưỡng ép của tụi nó. Không, không bao giờ Sứ lại như thế... Nhưng biết đâu được... Cô ta còn trẻ, còn con nhỏ, còn mẹ, còn nhiều cái ràng buộc với sự sống. Nếu cô ta nghe theo tụi nó mà nói những lời phải bội nthì thật hết sức tai hại. Chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến cuộc chiến đấu đang giữa lúc gay go. Nhất là Sứ, người mà ai cũng thương cũng quý. Lời nói của một người như Sứ lúc này rất hệ trọng..."
Tiếng khọt khẹt phát ra từ cái micrô kia đã dứt. Giọng nói ồm ồm của tên giặc giờ lại hăm hở sủa vào máy:
- Các người trong hang chú ý, chú ý! Đây, tiếng nói của chị Nguyễn Thị Sứ...
Mọi người trong hang đều nhìn ra. Đây cũng là những phút giây chờ đợi căng thẳng, thử thách. Nhưng mọi người không phải đợi lâu. Ngoài kia đã vọng vào tiếng nói hết sức quen thuộc, ai cũng nhận ra ngay là tiếng nói của Sứ:
- Thưa các đồng chí, tôi là Sứ đây...
Tiếp đó, bỗng chị vụt nói rất nhanh:
- Các đồng chí đừng tin, tụi nó nói láo, tôi không bao giờ đầu hàng. Các đồng chí ơi, đừng uống nước suối, đừng bỏ súng. Trong đó còn mạnh giỏi hết không, con tôi còn sống không? Nếu còn thì bắn một phát súng cho tôi mừng!...
Mấy lời cuối cùng chị Sứ nói sao mà vội vã, sao mà dồn dập, khẩn thiết! Tiếng chị như gào lên trong máy, cấp bách, dữ dội.
Mọi người trong hang đều ngẩng mặt, đứng hết cả dậy. Trên những khuôn mặt ấy bỗng chãy ròng nước mắt. Anh Ba Rèn nhảy phắt ra giữa hang. Anh xoạc chân đưa khẩu ga-răng lên vai, bắn chĩa ra ngoài luôn ba phát "bầm, bầm, bầm"...
6.
Nghe Sứ nói đến đấy, thằng thiếu tá tái mặt chửi lớn. Thằng Xăm thì co chân đá chị ngã chúi xuống rồi nhảy lên người chị, giẫm đạp. Nhưng huyền diệu thay cho cái tiếng súng. Nó làm rạng rỡ khuôn mặt đang áp sát đất của chị Sứ. Hình chị như không hề bị đạp tá. Chị sung sướng quá, chị mừng quá. Tiếng súng đã đáp lời chị, đáo lại hy vọng sau rốt mà chị hết lòng mong mỏi. "Như vậy là vẫn còn, vẫn còn sống!" Chị nghĩ thế và gượng nhổm lên, nhìn vào hang Hòn. Đôi mắt chị mở to ngoái nhìn về cái hang ấy. Có thể là chị nhìn qua cái hang ấy. Trong đôi mắt có ánh vui mừng, ánh cháy bỏng, đau đáu. Đôi mắt đó lưu luyến không nỡ rời, ngập ngựa những yêu thương, những hy vọng, vừa mãn nguyện vừa căm oán, vừa sung sướng nhưng lại vừa mông mênh cái đau giã biệt. Cho nên đôi mắt đó vốn đã đẹp nay càng tuyệt đẹp.
Tên thiếu tá hạ lệnh:
- Treo nó lên cây! Treo nó lên dừa ngã kia kìa, cho đồng bọn nó được ngó thấy!
Ba bốn tên biệt kích xông tới, túm lấy Sứ, lôi Sứ dậy. Chùng dùng một sợi dây dài buộc thêm vào hai khuỷu tay đã bị trói của chị. Thằng Xăm co ro cánh tay, dớn dác chạy tới ngắm nghía một cây dừa ngã xoài thân trước mặt hang. Hắn nói:
- Treo nó lên!
Hắn hất hàm sai một tên lính có đeo dao:
- Mày leo lên vạt một cái khất để tròng dây cho khỏi tuột. Mau đi
Tên lính nghe lời thằng Xăm, leo lên. Leo được nă, sáu thước, tên lính rút dao chặt bồm bộp vào thân dừa. Thằng Xăm đứng dưới ngước nhìn. Khi tên lính đả chặt được một khắc quanh thân dừa, thằng Xăm nói:
- Thôi, được rồi, xuống đi!
Tên lính ném lưỡi dao, tuột xuống. Hắn vừa tuột xuống gần tới gốc thì thằng Xăm chộp mối dây buộc Sứ đưa cho hắn, bảo hắn leo trở lên mắc vào cái khấc mới vạt đó.
Bọn lính giữ chặt lấy Sứ. Hai tên đứng đón mối dây, sửa soạn kéo sểng Sứ lên.
Sứ nói:
- Tụi mày treo tao lên thì anh em tao ở trong hang có thể ngó thấy tao, nhưng anh em tao càng thêm căm thù tụi mày chớ không sợ tụi mày đâu!
Lời nói của Sứ làm hai tên lính cầm mối dây ngần ngừ chưa kéo. Thằng Xăm tức giận nạt:
- Kéo!
Hai tên lính giật mình kéo rị mối dây...
Chúng còn ghì chân Sứ để chị không vùng vẫy được. Lúc chân Sứ đã bị kéo khỏi mặt đất, bọn chúng mới bỏ ra. Một tên không may bị Sứ xỉa trúng ngón chân vào mặt. Nó bưng mặt la lên:
- Đ.mẹ, con nhỏ này dữ quá!
Sứ bị sợi dây kéo lên mỗi lúc một cao, lơ lửng, nghiêng nghiêng. Hai bắp tay trần trắng tươi của chị bị sợi dây rút ngược, tréo ngoặt... Đây là đôi tay đẹp đẽ và mát rượi. Đây là đôi tay làm lụng và vén khéo. Đôi tay này đã có khi rụt rè, đã nhiều lần âu yếm, đã có lúc run lên ôm lấy chồng, ôm lấy con, mẹ và em, cô bác và đồng chí. Nên đôi tay đó bị trói ngoặt trông sao mà tàn nhẫn, trông mà uất, mà thương. Sợi dây tàn bạo cứ kéo lấy đôi tay, lôi sểnh tấm thân mảnh khảnh. Trên tấm thân đó cái gì cũng mịn màng, từ mái tóc rủ gần tới gót chân, từ khuôn mặt tái đi vì đau đớn, từ bộ ngực căng căng sau lần áo lụa đen mỏng. Sợi dây tàn bạo kéo lên không trung người con gái xứ Hòn, người con gái miền Nam, đã một lần sinh hạ, ngóng trông, chung thủy. ở đây, trong lúc này, cái gì cũng tàn bạo. Từ đường dây đó, từ những tên giặc đứng bên dưới đó, ngoại trừ ánh mặt trời và cây cối. ánh nắng xuyên qua lá dừa mà gội đẫm mái tóc tốt dày của Sứ, gội tờ đầu đến chân Sứ. Và làn gió sang xuân, và hơi thở của biển. Sứ vẫn phân biệt được làn gia man mác của đồng bội và hơi gió biển mặn mòi, âm ấm. Trong lúc đôi cánh tay đau điếng, trái sái, Sứ cố nhìn tới hang Hòn bị những tàu lá dừa che xõa. Ôi, sao làn gió không thổi vẹt những tàu lá nọ, để may ra vào những giờ phút quý báu này, chị có thể nhìn thấy những bóng người thương mến! Biết đâu chừng chị có thể nhìn thấy Quyên đang cõng con Thúy? trời ơi, giá mà giữa lúc này chị được nhìn thấy con Thúy, dù là chỉ nhìn thấy nó một thoáng mà thôi! Trong phút chốt, Sứ nhớ lại đêm hôm qua. Chị nhớ đôi bàn tay bé bỏng của con bám riết lấy vai chị. Lúc rời phiến đá, chị đã dừng bước như thế nào, chị đã cảm thấy có một sức mạnh vô hình trì níu chị lại như thế nào. Chị nhớ mình đã cởi áo đắp cho con. Phải rồi, đó chính là những phút giây sau rốt, gần nhất, giữa chị và con. Đó chính là cái mốc của tình mẫu tử, cũng như đêm rạng ngày anh San lên đường tập kết và cái mốc gần nhất của tình chồng vợ mà chị hằng ghi dấu.
Sứ nhớ từ hai cái mốc ấy nhớ đi. Chị tự nhủ: "Bữa nay, có lẽ mình chết. Nhưng mình chỉ thấy tiếc chớ không ân hận, mắc cở gì cả... Tới phút này đối với Đảg, mình vẫn y nguyên, như chị Minh Khai, như Võ Thị Sáu... nên từ phút này trở đi, mình cũng phải giữ được như vậy..."
Bị treo lơ lửng giữa cây dừa lão ngã rạp, Sứ luôn chuẩn bị tinh thần kiên trì cho tới cùng. Nhưng chừng hai mươi phút trôi qua mà bọn giặc không đả động gì thêm. Thằng Xăm bỏ đi đâu một lúc, giờ mới quay lại. Hắn đứng bên dưới, ngước mắt, ngó chị lườm lườm. Rồi hắn rảo bước tới lui, vẻ nôn nóng như chờ đợi một cái gì. Thằng thiếu tá thì nửa ngồi nửa nằm, lưng dựa vào một gốc dừa. Hắn cắn cái ống đót bằng ngà, nheo nheo mắt nhìn Sứ, qua làn khói mà hắn nhả ra không ngớt.
"Nó tính làm gì mình nữa đây?" Sứ lại tự hỏi. Và chị lo sợ nghĩ đến một việc mà chị ngờ rằng bọn giặc có thể làm. "Trời ơi, nếu tụi nó đem má mình tới... Đừng... đừng, má ơi, má đừng tới đây!..."
Sự hồ nghi của Sứ không sai. Khi chị mới ngờ và kêu lên trong lòng như thế, thì lúc ngoái nhìn ra sau, chị đã trông thấy mẹ. Bà đi giữa hai tên biệt kích. Vẫn cái dáng gầy gầy, hiền hậu, quen thuộc ấy. Vẫn chiếc khăn rằn đỏ vắt vai và bộ quần áo tơ dệt ngả màu. Nhưng không phải chỉ có mỗi mình mẹ. Đằng sau có tiếng ồn ào của đông đảo bà con và tên lính biệt kích cứ đi day lui, tay ghìm khẩu cạc bin. Rồi một toán lính giăng ngang lối đi thành một cái hàng rào. Tên thiếu tá dụi dụi cái ống đót xuống rễ dừa, đứng bật dậy hỏi:
- Cái gì đó, cái gì mà họ la ó rần rần vậy?
- Thưa thiếu tá, họ đòi thả bà già. Họ nói bà già không cọ tội gì, tại sao lại vô cớ bắt bà?
Tên thiếu tá bảo một tên thiếu uý đứng cạnh: - Anh cho chặn họ lại. Không được để họ tràn lên, nghe chưa?
Rồi hắn bảo tên Xăm:
- Dắt bà già đó lên cho bả giáp mặt với con bả đi!
Thằng Xăm bước tới trước mặt mẹ Sáu, khoát tay chỉ về phía cây dừa treo Sứ:
- Con của bà nó cứng cổ lắm, nên nó đã bị treo lên kia kìa! Bà tới nói phải quấy cho nó nghe đi! Ông thiếu tá hứa nếu bà nói nó ưng chịu đầu hàng và kêu gọi tụi trong hang đầu hàng thì ổng cho hạ dây thả nó liền.
Thằng Xăm nói chưa hết câu, mẹ Sáu đã dang tay vẹt mấy tên lính trước mặt, chạy nhào về phía Sứ.
Sứ trông thấy đôi tay nghều ngào, mái tóc bạc trắng bay xõa của mẹ. Và chiếc khăn rằn đỏ trên vai mẹ chị rơi xuống đất. Còn mấy bước nữa đến chỗ Sứ, mẹ không đi được nữa, chân mẹ lóng cóng, khuỵu xuống. Nhưng mẹ nhổm lên, chạy tới. Cuối cùng, Sứ nhận ra đôi tay mẹ lập cập quàng lấy bắp chân mình, ôm riết. Rồi đầu mẹ, mặt mẹ giúo vào chân chị. Liền đó, chị nghe sao bắp chân mình ướt nóng, giàn giụa. Tiếng mẹ chị bắt đầu nấc lên ở bên dưới, nghẹn tắt. Sứ mở to mắt, nhìn xuống mái tóc bạc phơ và đôi vai gầy của mẹ đang rung rung. Lòng đau điếng, Sử ngoảnh nhìn nơi khác. Đôi mắt Sứ vụt đỏ hoe, không chớp. Nhưng Sứ cố nén, để nước mắt khỏi trào ra. Sứ muốn khóc, nhưng chị cưỡng lại. Chị không muốn để bọn giặc hiểu lầm một lần nữa, và để mẹ mình khỏi đau đớn thêm. Chị hồi hộp mong sao mẹ đừng thốt một lời nào, đừng nói một tiếng nào. Giữa lúc này, chị mong mẹ cứ im lặng, và thương chị, mẹ hãy cứ ôm chị thế đó, như ngày nào chị còn bé dại. Như chị cũng đã tính, nếu như vì quá thương chị mà mẹ lỡ nói với chị lời nói không phải, thì chị cũng không nghe theo đâu. nhưng như vậy ắt chị sẽ đau đớn. Thật là chưa bao giờ, chưa lần nào Sứ phải riết giữ lòng mình một cách quyết liệt đến thế. Cũng chưa lần nào chị có cái cảm giác xao xuyến lạ lùng đến thế. Đôi tay đó, khuôn mặt đó giờ đang áp vào chân chị, truyền khắp người chị một tình yêu giãy giục.
Hơn cả con mình, mẹ Sáu còn oằn oại gấp bội. Hai mươi bảy năm đẻ con ra và nuôi con lớn lên, mẹ đã nặn vắt từng giọt sửa, chắt chiu từng tấm áo. Đôi chân thon thả treo lư lửng này đây, chính mẹ là người trông thấy nó cất bước đi chập chững đầu tiên. Còn suối tóc mượt mà rủ xuống tới vai mẹ đây, chính mẹ cũng đã vuốt ve khi nó hảy còn lơ thơ bệt dính trên đầu. Rồi những tiếng ngọng nghịu, rồi những ngày mẹ lâm vào cảnh góa bụa, chính đứa con gái này đã cảm hiểu và đỡ đần cho mẹ nhiều nhất trong những năm tháng gieo neo. Mà lúc lớn lên, đứa con ấy nào có sung sướng gì cho cam! Nó lại cun cút nuôi con. Đới mẹ thế nào, đời con gái lớn mẹ cũng thế ấy. Một đứa con như thế mà lại phải dứt ra, mẹ Sáu không đau lòng sao cho được!
Nhưng muốn giữ lấy con, mẹ càng không thể nói những lờn bọn giặc buộc mẹ nói.Thiêng liêng hơn đứa con mang nặng đẻ đau đó còn cả xóm làng này, còn cả cái hang đang chống trả quyết liệt này. Thiêng liêng hơn đứa con của mẹ là cuộc cách mạng mà mẹ suốt đời tin tưởng và gắn bó.
- Bà già, bà nói đi! Nếu bà muốn cho con bà sống thì bà nói sao cho nó nghe đó thì nói!
Thằng thiếu tá đứng bên lại nhắc. Đôi chân hắn rậm rịch cứ như dẫm lên ổ kiến lửa. Thình lình, Sứ bỗng thấy mẹ buông rời chân mình ra. Mẹ chị day qua phía thằng thiếu tá. Sứ nghe rõ từng tiếng mẹ mình nói:
- Con tôi lớn rồi, nó có khí khôn của nó... ý nó muốn sao xin cứ để nó liệu lấy!
Nghe mẹ nói thế, Sự chịu không nổi nữa, nước mắt chị trào ra, chảy ròng ròng. Chị vặn mình trên dây la lớn:
- Cởi dây cho tao xuống, mau đi!
Tên thiếu tá nhìn thằng Xăm, nháy mắt. Thằng Xăm ướm hỏi:
- Sao, chịu rồi hả?
- Được rồi, mở dây cho tao đi! - Sứ nói
- Mở dây cho nó... tụi bây. Đem micro lại đây!
Bọn lính tháo dây buộc nơi cái cọc cặm bên dưới. Sợi dây từ từ buông hạ Sứ xuống. Người chị nghiêng nghiêng, trông chừng không thể đứng được. Bà mẹ giơ cả hai tay đỡ lấy con. Do đó, lúc chân Sứ mới chạm đất, thì đầu chị đã áp vào vai mẹ. Rồi cứ thế, chị ôm chặt lấy mẹ. Chị hôn khắp khuôn mặt nhăn nheo giàn giục nước mắt của mẹ. Chị hôn gấp gấp và sau rốt chị chỉ nghẹn ngào thốt được một câu đứt quãng: - Mà, má... má nuôi con Thúy cho con nghe má!...
Tên thiếu tá bước tới, tách bà mẹ ra khỏi Sứ. Hắn nói:
- Thôi, đủ rồi, bấy nhiêu đủ rồi!
Hắn đưa hai tay chỉ về phía tên thiếu ủy tâm lý chiến đang cầm micro chực sẵn bảo Sứ:
- Nói đi!
Sứ hỏi:
- Nói sao?
- Nói như lần đầu tao biểu, kêu mấy thằng đó buông súng đầu hàng. Cứ vậy mà nói!
- Mở trói cho tao đi!
- Không. Nói rồi sẽ mở trói!
Sứ không thốt thêm một lời nào nữa. Chị bước tới và nhanh như cắt, chị co chân đá thốc cái micro trên tay thằng thiếu úy. Chiếc micro văng hắn đi, lôi thốc theo cả sợi dây điện. lăn lông lốc.
Tên thiếu tá kêu ré lên một tiếng như bị ai bóp cổ. Hắn nhảy tới, đấm túi bụi vào mặt Sứ. Bà mẹ xổ vào. Hắn vung tay gạt mẹ ngã quay lơ ra, la lớn:
- Xăm chặt đầu con nhỏ này cho tao!
Thằng Xăm rút soạt lưỡi "cúp cúp" sáng loáng xông tới như một con thú. Hắn co thúc cánh tay bị thương sát vào bụng, vung dao lên chém mạnh vào gáy Sứ. Nhưng kỳ lạ quá, nhát dao đầu tiên đó mới chạm vào bỗng thấy bật trở lại. Thằng Xăm chém tiếp hai nhát thiệt mạnh nữa. Đầu Sứ chỉ chúi giật tới trước. Cả ba nhát dao đều chém không đứt đầu chị. Thằng Xăm chùn tay, thở hồng hộc. Hắn liếc nhìn lưỡi dao, ngờ vực. Nhưng đây nào phải vì lưỡi dao Mỹ không bén! Đây tại bởi tóc chị Sứ dày quá. Đây chính bởi lưỡi dao chạm phải một suối tóc tốt tươi nhất, suối tóc của hai mươi bảy tuổi đời con gái, vừa mượt vừa dày, gồm muôn ngàn sợi bền chặt rủ từ đỉnh đầu bất khuất đó tủ chấm xuống sát đôi gót chân bất khuất đó.
Bà mẹ đã ngất đi trên bãi cỏ.
Mãi khi hai tên biệt kích xông vào phụ lựa, hè hụi chụp tóc Sứ kéo ngược ra phía trước, thì thằng Xăm mới chém một nhát trúng gáy Sứ. Nhưng chị vẫn chưa chết. Thằng Xăm vung dao lên định chém nữa thì bỗng tên thiếu tá giơ tay ngăn lại:
- Thôi đừng, đừng chém, treo nó lên!
Bọn giặc lại rút Sứ lên thân dừa, tên thiếu tá hậm hực nói:
- Để nó ngắc ngoải như vậy, hay hơn. Để nó rên cho thấu tới tai tụi trong hang!
... Sau khi chém đến dao thứ tư, thằng Xăm bỗng liệng dao ôm vai lảo đảo đi tới bên gốc dừa. Hắn tựa lưng vào thân dừa, mở cúc sáo ngựa. Nơi bả vai bên trái của hắn, chỗ có buộc băng, thấy nhuộm đỏ máu. Không phải do ai đâm ai chém, mà là vì hắn đã ráng quá sức để chém Sứ, nên vết thương của hắn bị chấn động, phá miệng và máu hắn mới ồng ộc tuôn ra thế đó.