watch sexy videos at nza-vids!
Truyện QUÀ TẶNG CUỘC ĐỜI-Chương 10 - tác giả Ayya Khema Ayya Khema

Ayya Khema

Chương 10

Tác giả: Ayya Khema

Như một hồ nước sâu
Yên tĩnh, và trong veo
Người trí cũõng thanh tịnh như thế
Khi đã đưọc nghe Pháp.
Kinh Pháp Cú - 82

Từ đền của ngài Ramana Maharshi, chúng tôi tiếp tục lái đến thành phố Pondicherry, là một thuộc địa cũ của Pháp. Đây là nơi có ngôi đền của ngài Sri Aurobindo. Chúng tôi đã đưọc nghe ngài Sri Aurobindo, là một nhà thông thái đã từng sống ở đó. Lúc chúng tôi đến đó, ông cũng đã tịch. Một phụ nữ người Pháp đang coi sóc ngôi đền, bà là người thân của ngài Sri Aurobindo, và đưọc mọi người gọi là "Mẹ".
Đền Sri Aurobindo rộng mênh mông, to gần bằng một thành phố. Khắp nơi đều có những ngôi nhà trong đó mọi hoạt động đều là để phổ biến giáo lý của ngài Sri Aurobindo. Chúng tôi mướn một căn phòng ở trong đền.
Người Aán Độ coi Mẹ là một thánh nữ, điều mà ở Aán Độ người ta rất dể dàng đưọc tôn xưng. Dân chúng ở đây có nhu cầu thần thánh hoá mọi chuyện. Tuy nhiên, người Mẹ nầy tỏ ra là một người rất đặc biệt.
Cậu bé Jeffrey và Mẹ kết thân nhau nhanh chóng. Mổi ngày cậu bé đều tìm đến với Mẹ. Quả là một điều lạ. Mẹ sống khép kín. Ai đến cũng phải báo trước mới đưọc vào. Vậy mà cậu bé mổi ngày đều trèo lên nơi ở của Mẹ để chuyện trò với bà. Có lẻ bà Mẹ cũng không phiền, vì bà cũng có con. Một trong những người con của bà là một kiến trúc sư, người đã thiết kế một trong những tòa nhà ở tại đền.
Giáo lý của ngài Sri Aurobindo đối với tôi có vẻ phức tạp quá. Trong khi, những gì bà Mẹ truyền dạy cho chúng tôi rất đơn giản, thẳng vào vấn đề. Tôi cảm thấy những điều bà dạy gần gủi với mình hơn. Ngoài ra bà cũng dạy tu thiền.
Ở đây có một trường học rất đặc biệt, đến nỗi chúng tôi dự định gửi Jeffrey đến học. Ở trường đó, người ta dạy cả những vấn đề thuộc về tâm linh. Nhưng Jeffrey không muốn đi học, vì cậu bé không muốn phải xa cha mẹ.
Sân trường rộng mênh mông. Ban đêm chúng tôi thường tụ hợp ở đây dưới bầu trời đầy sao. Ban ngày, trời oi bức không chịu nổi. Chúng tôi đang ở vào tháng tư, tháng nóng nhất ở Aán Độ. Nhưng ban đêm thì rất dể chịu -không khí mát mẻ, trời trong đầy sao. Mẹ hướng dẩn chúng tôi tọa thiền qua máy phóng thanh. Tôi tập làm theo, và cảm thấy ngay lập tức, cách tu nầy rất thích hợp cho tôi. Những lời chỉ dẩn của bà Mẹ gần giống như trong Phật giáo.
Từ lúc đó, tôi bắt đầu tọa thiền. Đến nay là ba mươi bốn năm. Ngay lập tức tôi biết đây là con đường mình đã đi tìm kiếm. Từ giờ tôi có thể áp dụng phương pháp tu thiền để soi rọi lại mình. Mẹ cũng ban cho chúng tôi những lời giáo huấn thực tế, rõ ràng, cởi mở giúp chúng tôi sống hòa hợp với nhau hơn. Sau nầy bà Mẹ đã thành lập ra một ngôi làng quốc tế, Aurovillie, cho mọi người trên thế giới, muốn hướng đến một cuộc sống tâm linh đều có thể tụ họp lại đây. Nhớ đến Bà, lòng tôi tràn đầy sự biết ơn. Chúng tôi đã sống với bà đưọc vài tháng. Đối với tôi, Bà là cánh cửa dẩn đến con đường đạo của tôi. Những lời chỉ dẩn rõ ràng, đơn giản của bà đã giúp cho tôi biết phải làm gì.
Không có nghĩa là những lời của ngài Sri Aurobindo không rõ ràng. (Thực ra, ông chưa hề viết gì, những lời ông nói sau nầy đưọc người ta viết lại). Nhưng ông ở một trình độ gần giác ngộ, một bước quá xa tôi, một con số quá to lớn đối với tôi. Ngược lại, bà Mẹ nói về những chuyện xảy ra cho chúng tôi hằng ngày.
Sau những ngày ở lại đền Sri Aurobindo, chúng tôi lại tiếp tục lái xe vòng quanh Aán độ. Qua đó, có hai kỷ niệm vẫn còn ghi dấu ấn trong tâm trí tôi.
Lúc đó chúng tôi đang ở Calcutta. Chúng tôi đậu xe van trong sân của Câu Lạc bộ Xe để ngủ qua đêm. Có một người đàn ông thường ngồi bán cam ở góc đường. Tôi bảo Jeff: "Đây con lấy năm rubi ra mua một bịt cam". Cậu bé đi, và không thấy trở lại.
Càng lúc càng lâu. Cả tôi và Gerd đều chạy đi tìm cậu bé. Có lẻ Jeff đã hiểu lầm tôi mà chạy ra chợ. Trời bắt đầu tối. Lại một cơn ác mộng giống như ở Iquitos. Nhưng ở Calcutta, chúng tôi càng thêm lo, vì ở đây trẻ con thường bị bắt cóc -bị làm cho tàn tật- rồi đưọc huấn luyện để đi ăn xin, sống trong những gia đình chuyên ăn xin. Đó là những lời đồn đại, tôi không biết có đúng không. Dầu gì, chúng tôi cũng rất đổi lo lắng.
Khi không thể tìm ra cậu bé, chúng tôi trở lại Câu lạc bộ Xe Hơi báo cho họ biết đứa trẻ đã bị thất lạc. Câu lạc bộ lập tức kêu gọi tất cả những người lái xe gắn máy để chạy đi tìm khắp mọi ngõ ngách. Giữa lúc họ sắp khởi hành, thì Jeff lững thững đi về với một bịch cam trong tay.
Chúng tôi tra vấn cậu bé: "Trời đất, con đi đâu vậy?" Jeff trã lời bằng cách kể cho chúng tôi nghe câu chuyện dưới đây. Sau khi mua cam xong, Jeff thấy một người đàn ông dẩn bò đi ngang qua. Oâng vắt sữa bò ngay giữa phố, rồi gỏ cửa từng nhà, bán cho các bà nội trợ sữa tươi nguyên trong bình. Thế là Jeff đi theo người đàn ông để coi. Sau hồi lâu, cậu bé xin phép đưọc giúp ông vắt sữa bò. Tốt lắm, đưọc ngay, người đàn ông trã lời.
Thế là Jeff đi với người đàn ông và con bò từ nhà nầy qua nhà khác. Ban đầu nó đưọc phép kiềm giữ con bò. Sau, nó đưọc phép vắt sữa. Rồi đưọc phép mang sữa đến từng nhà. Rốt cuộc đã bốn tiếng đồng hồ qua đi, mà cậu bé cũng không hay.
Qua chuyện nầy, tôi quyết định phải dứt bỏ lòng lo lắng cho con, lúc nào cũng nghĩ về con trong đầu tôi. Vì những việc nầy làm tôi không còn an tâm để vui sống với con. Người mẹ nào, dầu con còn nhỏ hay đã trưởng thành, đều hiểu điều nầy. Lúc nào bạn cũng sống trong sự lo lắng.
Tôi muốn dứt bỏ những phiền não nầy. Tọa thiền, theo tôi, là cách để thực hiện điều đó. Dầu không phải ngay lập tức, nhưng tôi hy vọng một ngày nào đó tôi có thể thực hiện đưọc. Vì thế mong rằng người đọc không hiểu lầm rằng tôi không yêu thương con cái tôi. Tôi thương chúng hết lòng, cho đến tận ngày hôm nay. Tuy nhiên, tôi hiểu là sự bám víu, lòng sợ hãi chỉ đem lại những ảnh hưởng tiêu cực cho tình thương của tôi. Các con tôi không thuộc về sở hữu của tôi, chúng tự làm chủ mình. Tôi không phải là người canh giữ chúng, cũng như ngược lại. Chúng tôi có liên hệ với nhau, chứ không phải bị cột chặt vào nhau, đó là sự khác biệt.
Những kinh nghiệm tôi thâu lượm đưọc trong suốt cuộc hành trình dài dăng dẳng nầy đã trang bị cho tôi rất nhiều trong cuộc hành trình về tâm linh. Nếu không có chuyến đi với Gerd và Jeff, hẳn là tôi sẽ khó thể hiểu đưọc chính mình. Có lẽ tôi sẽ mãi chui rúc trong căn nhà nhỏ bé xinh xắn của tôi ở San Diego, sẽ làm tròn bổn phận hằng ngày của tôi, và có lẻ dù ba mươi lăm tuổi hay bảy mươi, tôi cũng sẽ chẳng thay đổi nhiều. Tôi sẽ chẳng bao giờ biết đưọc những giới hạn của mình, để có thể vượt qua.
Kỷ niệm đáng nhớ thứ hai đối với Aân độ là ở một công viên nơi chúng tôi dừng chân nghĩ qua đêm. Lúc đó tôi đang ngồi trước xe, ngó mông lung, bổng tôi thầy một người mặc đồ trắng, ra vẻ là một tu sĩ người Aán độ. Phía sau là một cái đuôi tóc đen bện vào nhau. Tôi nhìn ông, rồi bảo với Gerd: "Anh nhìn kìa. Đó là một người Tây phương!" Cách người tây phương đi hoàn toàn khác với người Aán độ, và vóc dáng của họ cũng khác. Tôi bảo: "Hãy mời ông ta đến dùng trà". Gerd chạy theo người ấy và mời ông về nhà.
Đó là một tu sĩ người Uùc, pháp danh là Narikutti. Oâng rất vui đưọc mời đến xe. Chúng tôi có cái bếp nhỏ để nấu trà đãi khách. Narikutti đi quá giang xe chúng tôi một đoạn đường. Oâng giảng cho chúng tôi về thấn bí học của Aán độ, dựa vào những hình ảnh của các vị thần đưọc vẽ hay đưọc tạc tượng ở những ngôi đền chúng tôi đã viếng thăm. Nam Aán độ có rất nhiều những ngôi đền hoành tráng, mà phần lớn đều có hình voi. Chúng tôi đưọc biết tên và truyền thuyết về những vị thần như Shiva, Ganesha và Hanuman, nhưng phải thú thật là tôi không phải loại người thích thờ các thần thánh. Tôi chỉ thấy các câu chuyện thú vị, và chúng giúp cho tôi phần nào hiểu về tư duy của người Aán độ, chỉ thế thôi.
Narikutti cùng với chúng tôi đến Sri Lanka. Sau đó ông trở về lại Aán độ, và sống suốt đời trong một hang đá, trên sườn núi Arunachala, kế bên đền của ngài Ramana Maharshi. Oâng đã mất lâu rồi, dù ông chỉ lớn hơn tôi đôi, ba tuổi. Sau lần gặp gở đó, chúng tôi vẫn liên lạc thư từ với ông. Tôi coi ông là một trong những người thầy của chúng tôi. Có ba người chúng tôi cảm thấy mang ơn rất nhiều, vì họ đã dẩn dắt chúng tôi đến con đường đạo: Ramana Maharshi, bà Mẹ và Narikutti.
Chúng tôi ở Aán độ khoảng một năm. Vào khỏang thời gian đó, khỏang những năm sáu mươi, có rất ít người du lịch nước ngoài, nên ai gặp chúng tôi cũng dể dàng kết bạn. Hơn nữa, chúng tôi luôn có thể giúp đở họ một cách thiết thực, vì chúng tôi có rất nhiếu thuốc men.
Từ Aán độ, chúng tôi lấy phà qua Sri Lanka, rồi du lịch khắp nơi. Đúng là một thiên đường. Ở đâu cũng yên tĩnh, ở đâu người dân cũng tươi cười tiếp đón chúng tôi, tặng cho chúng tôi dừa, chuối; chúng tôi có thể đi tắm biển, xem đủ loại cá với những màu sắc rực rỡ. Sau nầy, tôi thành lập một ni viện ở Sri Lanka, nhưng đó là chuyện mãi sau nầy.
Từ đó, chúng tôi đi thuyền qua Thái Lan -ngẫm nghĩ lại, đúng là càng ngày tôi càng đến gần với Phật giáo hơn.
Tất cả những gì chúng tôi thấy ở Bangkok cũng như các thành phố khác ở Thái Lan, đều là những kỳ quan, đáng ngưỡng mộ. Những pho tượng Phật trang nghiêm, các đồ trang trí bằng vàng, tượng Đức Phật đưọc khắc từ một tảng đá qúy -tất cả mọi thứ đều quá sức tưởng tượng. Và biết bao nhiêu ngôi lộng lẫy khiến người ta không thể không ngằm nhìn. Chúng tôi quen đưọc một vài vị sư người Thái nói đưọc tiếng Anh, để hỏi họ về Phật giáo. Những điều họ giải thích cho tôi, tựu trung lại cũng chỉ là những hình thức lễ bái, mà không phải là những vấn đề tôi quan tâm. Đơn giản là sống như thế nào.
Từ Thái Lan, chúng tôi qua Campuchia. Ở đó chúng tôi mượn xe đạp để đi thám hiểm Angkor Wat, nơi có những ngôi chùa lộng lẫy đã đưọc người Khmer xây dựng rất lâu đời, và đã đưọc các nhà khảo cổ tình cờ khám phá ra. Các ngôi chùa hoang vắng, gần như không có ai ngoài chúng tôi ra. Sự tĩnh lặng, thần bí của nơi nầy, các tượng Phật, các hình đá chạm khắc những thánh nữ nhảy múa, gây ấn tượng mạnh đối với chúng tôi.
Trước khi đưọc khám phá, các ngôi tháp, những hình tượng đều bị rừng rậm che khuất. Các dây leo cắm sâu rể vào những vết nứt. Ở một số chổ, các ngôi tháp vẫn đưọc giữ nguyên trong rừng rậm. Dưới những tàn cây, những dây leo đan chằng chịt rể, người ta tìm thấy các pho tượng cổ, và trên hết tất cả là sự tĩnh lặng mênh mông.
Ở thủ đô Pnom Penh, chúng tôi lại có thêm một kỷ niệm đáng nhớ. Ở đó có một chợ chim, chim đưọc bán trong các lồng, mà người mua lập tức thả chúng ra để đưọc có thiện nghiệp. Ngay sau đó, các tay bán chim, lại bắt chúng lại, bỏ vào lồng bán tiếp. Chúng tôi thấy điều đó quá lạ lùng, đến nổi Jeff không cầm đưọc nước mắt.
Địa danh kế tiếp là Việt Nam. Mới nhìn vào, Saigon vẫn đầy quyển rủ, như không hề có dấu vết của cuộc chiến tranh đã trở nên khốc liệt ở miền Nam. Nhưng sự có mặt của nhiều phóng viên ngoại quốc ngồi quanh quẩn trong các khách sạn, lại gợi nhớ đến điều đó. Saigon đã không còn là một nơi hoàn toàn yên bình cho du khách. Do đó chúng tôi quyết định lên tàu, nhắm đến Singapore. Ở Singapore, chúng tôi bán chiếc xe van Land Rover, đáp tàu về Freemantle, Uùc.
Đó là một chiếc tàu của người Hòa Lan, trên đó chỉ có đủ phòng cho mười hai khách. Nhưng Jeff đưọc phép xuống tàu, làm người khách thứ mười ba. Cậu bé đưọc ở riêng một cabin, làm cậu rất thích. Chúng tôi đưọc ở cabin của chủ tàu, có đủ cả phòng khách, phòng ngủ và phòng tắm. Người đầu bếp còn nấu cả các món chay cho chúng tôi -trong khi đó là một chuyến tàu buôn chở thịt đông lạnh.
Dọc đường chúng tôi ghé vào rất nhiều nơi, kể cả Indonesia và Timor. Chúng tôi đưọc lên bờ, ngắm nhìn các bến cảng, và những khu vực quanh đó. Chúng tôi dừng chân một tuần lể ở Darwin, hải cảng ở cực bắc của nước Uùc. Đó là một cuộc hành trình dể chịu, khoan khóai, nhàn nhã.
Cuối cùng chúng tôi cũng đến Freemantle, hải cảng của thành phố Perth. Chúng tôi xuống tàu. Đó là vào tháng tám, là muà đông ở Uùc. Vì không chuẩn bị, chúng tôi đành đứng trong cái lạnh cóng người. Từ Perth, chúng tôi lại đi đến Sydney, tìm lại đưọc tất cả hành lý ký gửi trước đó, và cả chiếc xe Jeep. Sau đó chúng tôi lái xe Jeep về Queensland ở miền đông, nơi chúng tôi thích nhất năm năm về trước.
Chúng tôi mua đưọc một nông trại ở gần Brisbane, thủ đô của Queensland. Khí hậu ở đó rất dể chịu.
Nông trại có diện tích độ khỏang bảy mươi hai hecta. Quang cảnh chung quanh có núi đồi, thung lũng, cánh đồng và một khu rừng nhiệt đới nguyên thủy, trong đó đầây những hoa lan dại, các loại cây leo và cây cọ. Nông trại còn có một hồ nhỏ, có thể bơi lội hay ra đó hóng mát.
Trên nông trại có một ngôi nhà, với điện, điện thoại, một garage bỏ hoang và một chuồng. Khi người chủ nhà nầy tự nhiên bỏ đi đâu mất, mọi thứ trở thành sở hữu của ngân hàng. Chủ nhà đã khánh tận. Ngân hàng đòi ba ngàn bảng Anh. Chúng tôi trả hai ngàn, họ cũng vui vẻ nhận ngay. Tính ra tất cả hai trăm công đất và nhà chỉ có độ khoảng $2,700 đô, tính theo tỷ gía ngày nay.
Đó là một nơi thật lý tưởng. Chúng tôi không phải lo lắng gì. Chủ các nông trại lân cận cũng rất tử tế, đã giúp đở chúng tôi rất nhiều trong những ngày đầu vì hai chúng tôi đều là dân thành phố, có biết gì về nông nghiệp đâu.
Phần lớn các nông trại chung quanh đều nuôi bò sữa. Chúng tôi suy nghĩ tìm cách xử dụng các cánh đồng của mình vào chuyện khác. Cách nào, cỏ cũng dùng để nuôi gia súc. Nhưng chúng tôi không muốn nuôi, để rồi phải giết chúng. Vì thế chúng tôi quyết định nuôi ngựa giống Shetland, đâu có ai giết ngựa Shetland. Chúng tôi dự định sau nầy sẽ bán lại cho các gia đình có con thích cưỡi ngựa.
"Tôi có một nông trại ở châu Phi". Đó là câu mở đầu trong quyển tiểu thuyết rất nổi tiếng của nhà văn Isak Dinesen. Tôi và Gerd thì có một nông trại ở Uùc. Nông trại của chúng tôi là một trong những nông trại thiên nhiên đầu tiên trong khu vực. Chúng tôi trồng các thực vật thiên nhiên, hoàn toàn không dùng thuốc trừ sâu hay bất cứ thuốc gì. Điều đó đòi hỏi bao công sức. Chúng tôi thu hoạch đưọc rất nhiều, đủ để dùng, nên mổi năm chỉ tốn khoảng một trăm đô la cho thực phẩm. Chúng tôi chỉ phải mua gạo, nho khô và đường cát vàng. Nhưng thường chúng tôi trao đổi hoa mầu thặng dư để lấy những thứ mình cần.
Dần dần nông trại thiên nhiên của chúng tôi đưọc nhiều người biết đến, vì Gerd cũng có viết một số bài về nơi nầy. Nhiều thanh niên nam nữ kéo đến thăm viếng trại.
Gerd là người rất năng động (cho đến ngày nay vẫn thế). Trên mãnh đất của chúng tôi, anh đã trồng đến năm trăm loại cây trái khác nhau; ngoài ra anh còn trồng cây vân sam (để làm giấy) và cây xương rồng. Tất cả có hơn hai mươi ngàn loại cây con, có thể mang đến nguồn lợi tức cho chúng tôi trong tương lai.
Các chú ngựa Shetland rất dể thương. Không có gì đáng yêu hơn một chú ngựa con vừa lọt lòng mẹ, trông như một con chó xù to.
Ngoài ra chúng tôi còn nuôi ngựa để cưỡi. Jeffrey có một con ngựa cái rất ngoan, tên là Flicka, chú bé thường ngồi trên mình Flicka đi dạo quanh trại. Flicka đưọc huấn luyện rất thuần, đến nổi hình như bạn có thể biểu nó làm gì nó cũng làm. Nhưng có lần nó bị hết hồn vì một cái lá rơi ngay trước mặt hay gì đó, mà nó bất thình lình ngừng lại giữa lúc đang sãi chân, làm Jeff té xuống đất. Tôi đang đứng ở cửa số nhìn xuống. Cậu bé ngã ngữa, không ngồi dậy đưọc. Lúc đó tôi nghĩ rằng: có lẻ nó đã chết. Ngay lúc đó tôi cảm thấy hình như tôi chấp nhận cái chết hay bất cứ điều gì xảy ra cho con tôi. Khỏang một phút sau, nó tỉnh lại, và bắt đầu la khóc; lúc đó tôi biết là nó chưa chết. Nó chỉ bị té bật ngữa, và bất tỉnh giây lát.
Đối với tôi, đó là dấu hiệu đầu tiên của việc ly ái đối với con cái tôi. Lần đầu tiên tôi có thể coi Jeffrey và Irene (con gái tôi, vẫn đang sinh sống ở San Diego) là những người tôi thương yêu, nhưng không phải là một bộ phận không thể tách rời khỏi tôi. Nói thế, không có nghĩa đó là dấu hiệu tôi không còn thương yêu chúng, trái lại là khác. Tôi vẫn thương yêu chúng, nhưng không phải bằng tình thương sợ sệt, âu lo, mà tự trong trái tim tôi, một tình thương yêu vô điều kiện, không đòi hỏi gì ở chúng. Tình thương của tôi dành cho chúng, không chỉ lúc chúng còn sống, không chỉ vì chúng phải sống theo cách tôi muốn; chúng phải tùy thuộc vào tôi, chúng phải mang ơn tôi hay phải cư xử thế nầy, thế nọ. Tất cả đều không thành vấn đề nữa.
Đức Phật có một người con trai tên Rahula (La Hầu La), có nghĩa là "sự ràng buộc". Vì Đức Phật biết đứa con là một sự ràng buộc trong tâm ta, nên đã đặt tên đó cho con.
Tôi đã hai lần kinh nghiệm tương tự như thế ở Iquitos và Calcutta. Ngoài ra việc tôi để Irene lại nhà, vì cô bé không muốn cùng đi với chúng tôi, cũng không phải là một yếu tố nhỏ. Tất cả đều không phải là việc dể xử cho tôi. Tôi luôn bị dằn vật vì không đưọc ở gần con gái.
Phải trãi qua một thời gian dài trước khi tôi có thể nói: Chúng hiện hữu, chúng là con tôi, tôi yêu chúng vô hạn, nhưng tôi cũng phải chấp nhận cái chết của chúng. Không có thái độ buông xả nầy, ta khó thể có tình yêu thương thanh thản. Tình thương của ta sẽ đầy lo âu, sợ hãi mất mát. Không dể gì đoạn diệt đưọc lòng sợ hãi, nhưng vào cái ngày khi Jeff bị té ngựa, tôi đã làm đưọc điều đó.
QUÀ TẶNG CUỘC ĐỜI
Lời giới thiệu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15