Chương 10
Tác giả: Bà Tùng Long
Lan Chi đặt tờ báo đang xem xuống, thở dài rồi ngồi thừ người suy nghĩ.
Mỹ Kim thấy thế hỏi:
- Em đọc cái gì mà có vẻ suy nghĩ buồn chán như thế?
Lan Chi vội nói:
- Có gì đâu, mùa hè sắp đến, ở Thần Kinh người ta đang tổ chức những cuộc du lịch từ Huế vào Nam đó chị ạ.
- Thế sao khi đọc cái tin ấy em lại thở ra?
Lan Chi nói:
- Em nghĩ rằng có những cuộc du lịch thích thú như thế mà mình đi không được nên em buồn chớ sao đâu.
Mỹ Kim vừa nhả khói thuốc vừa nói:
- Thì ai cấm em đỉ Có phải như ngày trước đâu? Ngày trước mình không tiền. Đồng tiền là chúa tể của loài người mà! Em bỏ tiền ra rồi muốn đi Nam hay Bắc gì chả được. Chuyện gì mà buồn, chớ chị thì chị chả thích đi du lịch theo lối đó. Đi chung với những người mình không quen biết chán chết. Lại đi đây đi đó thì vất vả, chị không quen đâu. Họa may sau này, có chồng có chiếc xe nhà, chị đi hưởngtuần trăng mật với chồng thì được.
Lan Chi nói:
- Đợi đi hưởng tuần trăng mật với đức lang quân thì đời nào biết đó biết đây, em muốn đi du lịch cho biết, nhưng sợ mẹ không chọ Kỳ trước em xin đi Pháp với anh Tùng, mẹ tỏ vẻ buồn nên em phải ở nhà đó chị.
- Đi Pháp khác chớ, còn đây ra Bắc hoặc vào Nam độ mươi ngày là về, chắc mẹ cũng cho em đi chớ lẽ nào.
Lan Chi nói:
- Để mai em thưa với mẹ thử.
Sáng hôm sau Lan Chi đem ý muốn đi du lịch ra thưa với mẹ.
Lan Chi nói:
- Người ta có tổ chức một đoàn du lịch vào Nam, Con xin mẹ cho con gia nhập đoàn ấy để vào Nam rồi nếu thuận tiện, con lên Cao Miên viếng Đế Thiên Đế Thích. Con chỉ đi độ một tháng, ở nhà, thỉnh thoảng em Bích Diệp ở trường về và Bích Ngọc ở Mỹ Trang lên thăm mẹ, mẹ đừng buồn nhé.
Bà Hoàng nói:
- Ừ, thì con cứ đi chơi, nhưng con gái mà đi xa, lại đi chung với những người con chưa từng quen biết, con nên cẩn thận giữ mình con nhé.
Lan Chi mừng rỡ nói:
- Dạ, con cũng đã lớn, việc đi đứng con xin cẩn thận, mẹ không nên lo nghĩ.
Được mẹ cho phép, Lan Chi liền sửa soạn đến phòng du lịch để ghi tên.
Người đứng ra tổ chức cuộc du lịch ấy là hai vợ chồng thương gia Nguyễn Ngọc Phan, có tiếng là người đứng đắn. Ông bà Phan đã lớn tuổi được nhiều người tín nhiệm nên số người ghi tên cùng đi du lịch rất đông. Khi Lan Chi đến thì số người ghi đã hơn hai chục rồi.
Lan Chi đọc bản kê tên tuổi những người bạn đường, thấy có hai cụ già ngoài năm mươi tuổi, mười người thanh niên, vừa công chức vừa học sinh, bốn thiếu nữ cùng đi với mẹ.
Lan Chi thấy có các cô thiếu nữ thì mừng lắm, Lan Chi sẽ có bạn gái để trò chuyện dọc đường.
Sau khi đóng tiền lộ phí, Lan Chi trở về nhà lo sắm sửa đồ đạc.
Đúng ngày giờ đi, Lan Chi mang hành lý ra ga để nhập đoàn. Lan Chi được bà Phan giới thiệu với các bạn gái.
Bốn bạn gái của Lan Chi đều trạc tuổi của Lan Chị Cô Mỹ Lệ làm cô đỡ tại bện viện Huế, là một thiếu nữ cao lớn, vui vẻ, tuy không đẹp nhưng rất duyên dáng, ăn mặc thì cẩn thận lắm.
Cô Tố Ngọc, ái nữ của một bà huyện sang trọng và đẹp như một công chúa.
Cô Cẩm Hương người bé nhỏ, gầy còm nhưng có cặp mắt rất sắc sảo.
Cô Hồng, sinh viên vừa đậu bằng thành chung được cha mẹ thưởng cho đi du lịch trước khi cô xin bổ nhiệm vào công sở.
Lan Chi làm quen với các bạn và đã trong vài giờ họ đã thân ái nhau vì tuổi thanh niên dễ kết bạn lắm.
Chỉ có Lan Chi là đi một mình, bốn cô kia đều có mẹ đi theo.
Bà Phan cũng giới thiệu Lan Chi với các bạn trai trong đoàn và Lan Chi vui vẻ tiếp chuyện với họ không e lệ rụt rè như các cô bạn khác.
Tàu chạy qua đèo Hải Vân, Lan Chi ngồi nhìn mấy doanh trên chót núi và nghĩ đến câu.
Chiều chiều gió thổi Hải Vân
Chim kêu gành đá ngẫm thân thêm buồn.
Nhưng có lẽ cặp mắt Lan Chi đã say sưa trước cảnh đá bạc, một danh lam thắng cảnh trên đường Huế đi Đà Nẵng. Sóng đánh vào các gàng đá, làm tung toé nước biển một màu trắng bạc, trông đẹp mắt không sao tả được.
Đến Đà Nẵng đoàn du lịch đi viếng thành phố, bãi bể và thăm núi Ngũ Hành Sơn. Xong đoàn du lịch lại lên đường ghé Hội An, Quãng Ngãi để rồi đi Qui Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết và sau cùng đến Sài Gòn.
Một hôm trong lúc đi viếng Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết, Lan Chi đứng nhìn Phú Hải, buộc miệng khen:
- Chà cảnh đẹp quá, ai có ý tưởng dựng nên ngôi nhà này ít ra cũng là một thi sĩ.
Bỗng sau lưng Lan Chi có tiếng nói:
- Cảnh đẹp quá cô nhỉ? Nhưng sao bỏ hoang như thế này uổng quá. Giá mà tôi được một ngôi nhà như thế này thì tha hồ mà đọc sách.
Hai tiếng đọc sách đã làm cho Lan Chi chú ý đến chàng thanh niên đang nói chuyện với nàng.
Đó là một giáo viên có cái tên rất hiền hậu như vẻ mặt của chàng! Thiện.
Từ hôm đi du lịch đến nay, Lan Chi thường để ý đến Thiện, thấy Thiện ít nói chuyện với các bạn bè chỉ thích đọc sách. Thiện lại ăn mặc rất giản dị có vẻ là nhà nghèo. Nhưng những cử chỉ và lời nói của Thiện thì lại tỏ ra là một người biết lễ độ.
Đối với Lan Chi Thiện luôn luôn chào hỏi, đôi khi Thiện muốn nói chuyện với Lan Chi nhưng vì Lan Chi không muốn, nên Thiện không dám gần.
Hôm nay tình cờ hai người gặp nhau trong phòng đọc sách tại Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết, Thiện đánh liều hỏi một câu với người mà chàng đã để ý và có lòng ái mộ.
Lan Chi quay lại mỉm cười và nói:
- Vâng, được ở đây mà đọc cho hết tủ sách này thì thú biết bao, sách vở nhiều như thế này mà không ai đọc kể cũng uổng thật. Ngồi trên núi cao mắt nhìn ra biển cả, đọc sách ngâm thơ thì thật là thần tiên.
Thiện vui mừng nói:
- Chắc cô cũng thích đọc sách lắm nhỉ?
Lan Chi nói:
- Vâng, tôi chỉ có sở thích đó. Lúc trước cứ ngồi đọc sách, nhưng từ hôm đi du lịch đến nay được trông thấy cảnh đẹp của nước nhà tôi lại nhận thấy ngoài sách vở ra, còn cái thú khác, cái thú đi đây đi đó. Vì ở ngoài đời có biết bao nhiêu quyển sách của trời đất, đẹp đẽ và hùng vĩ hơn cả tư tưởng của các nhà văn hào lớn trên thế giới. Chẳng hay ý kiến anh như thế nào?
Thiện nói:
- Vâng, đi du lịch cũng là một cái thú khó tả được, nhưng nghiệt một điều đi du lịch phải có tiền cô ạ. Chớ mua sách chả tốn là bao nhiêu. Tôi rất muốn đi du lịch thế mà đi dạy mấy năm nay tôi mới dành được một số tiền cỏn con để ngày hôm nay đi từ Huế vào Nam. Sự thật thì chúng ta là người dân Việt, phải biết cho hết nước Việt Nam, mắt chưa trông thấy hết các danh lam thắng cảnh của đất nước mà dám mở miệng nói nước Việt của chúng ta không có phong cảnh đẹp bằng các nứơc trên thế giới. Đọc cho nhiều mà không đi thì cũng không có lợi, cô Lan Chi ạ.
Thiện và Lan Chi nói chuyện một lúc rồi cùng đoàn du lịch trở về Phan Thiết...
Thế rồi những hôm sau Lan Chi và Thiện đã thân nhau, Lan Chi kể cho Thiện nghe về đời của chàng.
Thiện mồ côi cha mẹ từ thuở bé. Thiện là con một ông Phủ, nhưng khi bà Phủ sanh Thiện thì ông Phủ qua đời, bà Phủ nuôi Thiện được năm năm thì cũng bỏ chàng đi theo ông Phủ. Thiện được một bà cô tu hành đem về nuôi cho ăn học. Nhưng bà cô làngười tu hành nên không có của cải gì, Thiện nhờ cơm nhà chùa mà ăn học. Thiện rất thông minh và chăm học, nhờ thế mà Thiện tuy ở trong cảnh thiếu thốn nghèo khổ mà vẫn học được, năm mười chín tuổi Thiện đậu bằng thành chung, cả bằng sư phạm và được bổ làm giáo viên ở Huế.
Khi Thiện ra làm được hai năm thì bà cô chết, Thiện không còn ai là bà con tâhn thuộc cả.
Thiện nói với Lan Chi:
- Giá tôi có tiền thì tôi học thêm, chớ cái thành chung chỉ giúp tôi kiếm cơm. Tôi thấy các bạn tôi được học thêm, kẻ đậu bằng này, người đậu bằng khác mà tôi ao ước làm sao cho tôi được trúng số độc đắc để đeo đuổi thêm sự học. Họ có hơn tôi về thông minh và ham học đâu, họ chỉ hơn tôi về đồng tiền. Làm một giáo viên suốt ngày hò hét với lũ trẻ, có hôm tôi chán quá. Tôi chỉ muốn bay nhảy lặn lội trong biển học mà thôi. Tôi không hiểu tại sao con nhà giàu lại có người không thích học. Giá bây giờ có ai có lòng trọng tài giúp tôi ăn học thành tài thì sau này tôi xin đáp đền cái ơn sâu ấy một cách xứng đáng.
Lan Chi ngồi, nghe Thiện nói rất cảm động.
Thấy Lan Chi ngồi yên không nói gì, vẻ mặt hơi buồn, Thiện liền xin lỗi:
- Tôi mới quen cô, mà kể lể chuyện riêng cho cô nghe làm cô buồn, tôi thật có lỗi với cô nhiều lắm.
Lan Chi vội nói:
- Nào anh có lỗi gì đâu! Tôi hơi nghĩ ngợi là vì tôi cũng ở trong cảnh ngộ như anh. Trước kia khi tôi muốn học thì mẹ tôi nghèo. Giờ đây khi tôi có tiền thì tuổi tôi đã lớn không cho phép tôi học nữa. Tôi nghĩ mà tiếc rẻ chớ có phiền gì anh đâu.
Lan Chi liền kể cho Thiện nghe về gia đình nàng và tờ di chúc. Kể xong Lan Chi lại nói:
- Anh là một giáo viên ở trường sư phạm ra như thế là anh có ký kết với chính phủ phải làm cho chính phủ một thời hạn mấy năm phải không anh?, vì trước kia anh học tiền của chính phủ kia mà.
Thiện nói:
- Nhưng nếu mình có tiền thì mình sẽ hoàn lại số tiền ấy cho chính phủvà xin thôi chớ có sao đâu.
Lan Chi ngồi suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Kể ra được học cho đến nơi đến chốn thì cũng sung sướng anh Thiện nhỉ?
Thiện nhìn Lan Chi và thấy vẻ mặt của Lan Chi sáng lên một cách rực rỡ. Lan Chi có vẻ đẹp đáng tôn đáng kính.
Thiện cảm thấy lòng chàng tràn ngập một tình yêu êm đẹp, nhưng bỗng mặt chàng cau lại vì chàng nghĩ đến hoàn cảnh và địa vị của mình.
Chàng làm sao cùng Lan Chi tính việc trăm năm được vì Lan Chi giàu, lại đẹp. Trái lại chàng thì nghèo địa vị xã hội cũng thấp kém.
Vẫn biết ở đời giá trị của con người không phải ở chỗ giàu nghèo, chức tước, nhưng mà ai hiểu được cái chân giá trị của con người mà không bị cái mã vinh hoa, cái mồi phú quý lôi cuốn.
Lan Chi đang suy nghĩ vẫn vơ, nàng thấy Thiện là người tốt, có nhiều cử chỉ to ûra là người có phẩm chất cao thượng. Lan Chi đem lòng kính nể Thiện. Đến khi nghe Thiện tỏ ý ham học, Lan Chi thương hại và có ý muốn giúp chàng ăn học.
Nhưng Lan Chi lấy lí do gì để giúp cho chàng ăn học đây? Không lẽ Lan Chi lại mở miệng ra nói với Thiện ư? Mở miệng ra nói với Thiện không khéo Thiện lại có ý nghĩ không tốt về Lan Chi thì còn gì phiền cho bằng.
Lan Chi mãi nghĩ ngợi không để ý đến Thiện đang nhìn mình với cặp mắt đầy sự kính yêu.
Cuộc du lịch tiếp tục trong những ngày vui vẻ và náo nhiệt.
Lòng Lan Chi mở rộng để đón những cảm giác mới lạkhi nhìn thấy những phong cảnh đẹp của đất nước.
Cuộc du lịch đã chấm dứt, đoàn du lịch lại sắp sửa lên đường trở về.
Đáng lẽ Lan Chi ghi tên để đi viếng Đế Thiên Đế Thích, nhưng có nhiều anh chị không đủ điều kiện nên ban tổ chức phải quyết định lên đường trở về.
Về đến Huế, Lan Chi và Thiện từ giã nhau.
Lan Chi nói:
- Hôm nào anh rảnh đến thăm tôi tại Lầu Tỉnh Mộng nhé.
Thiện nói:
- Vâng, tôi sẽ đến thăm cộ Tôi định xin phép cô nhưng chưa dám nói thì cô đã cho phép rồi, xin thành thật cảm ơn cô.
Nếu cuộc du lịch này chấm dứt mà để chấm dứt luông tình bạn của chúng ta thì thật đáng tiếc cô Lan Chi ạ.
Lan Chi nói:
- Không, gầy được một tình bạn thì đâu dễ, thì ai lại dại gì xóa bỏ tình bạn ấy đi.
Thiện vui vẻ tiếp lời:
- Tôi xin thành thật cảm ơn cô.
Thế rồi Thiện và Lan Chi chia tay…
Lan Chi trở về nhà, bà Hoàng và Mỹ Kim hết sức vui mừng vì Lan Chi đi khỏi Lầu Tỉnh Mộng là nàng đã đem theo cả sự vui mừng và êm dịu.
Bích Ngọc nghe Lan Chi về cũng vội vã từ Mỹ Trang lên thăm và hỏi han.
- Thế nào, chị đi du lịch có vui không?
Lan Chi kể cho Bích Ngọc những điều mắt thấy tai nghe của mình. Bích Ngọc nói:
- Chị đi như thế cũng thích nhỉ?
- Nhân không có ai, Lan Chi mới nói cho Bích Ngọc nghe về người bạn mới quen trong cuộc du lịch.
Bích Ngọc ngồi nghe chị kể là biết ngay chị mình đã có nhiều tình cảm với Thiện.
Lan Chi còn phân vân chưa biết nên tìm cách nào để Thiện có thể tiếp tục học hành thì Bích Ngọc đã gợi ý:
- Thiện đã nuôi cái ý nguyện muốn đeo đuổi việc học, thì theo em nghĩ, chị có thể giúp cho anh ta lắm chứ. Có gì mà chị phải ngại!
Lan Chi nói:
- Mình lấy cớ gì mà giúp người ta.
- Chị đã xem Thiện như một người bạn thì có thể giúp Thiện. Ơû đời có biết bao người đàn bà ăn học thành tài. Chị có biết bà trạng sư Thái không? Ông trạng sư thái trước kia chỉ là một người bình thường. Khi cưới bà Ngọc Anh, Ngọc Anh bỏ tiền ra cho ông Thái du học và ông đã đậu bắng luật khoa cử nhân và hiện nay hai vợ chồng rất là tương đắt. Không phải chỉ có một ông trạng sư Thái này mà thôi đâu, còn biết bao gia đình khác mà người đàn ông đã nhờ vào cái của cải của vợ đã làm nên công danh sự nghiệp để hai vợ chồng cùng sung sướng với nhau.
Lan Chi nói:
- Đó là khi người ta đã nên vợ nên chồng rồi, người vợ có gây dựng cho chồng cũng là việc bình thường chớ cảnh chị, Thiện nào dám tỏ tình với chị đâu? Biết đâu chừng đó chỉ là tình bạn suông mà thôi?
Bích Ngọc lại nói:
- Nếu là một tình bạn không thì giúp một người bạn trai với mục đích nâng đỡ họ, làm cho đời họ tốt đẹp hơn lên, cũng là một cử chỉ cao quí chớ có sao đâu mà chị ngại.
Lan Chi ngồi im tỏ vẻ suy nghĩ.
Hai chị em lại nói sang chu.
Hai chị em lại nói sang chuyện khác.
Một tuần sau, khi Lan Chi đang ngồi đọc sách ngoài vườn thì Thiện đến.
Nhưng Thiện đang đứng trước mặt Lan Chi lại là một người có vẻ rụt rè, không được tự nhiên như Lan Chi đã gặp trong cuộc du lịch.
Lan Chi tưởng đâu Thiện thấy cảnh giàu sang của Lan Chi mà ngượng ngập rụt rè.
Nhưng không phải thế. Thiện trước kia chỉ xem Lan Chi như một người quen biết, nên câu chuyện giữa chàng và Lan Chi chỉ là một câu chuyện xã giao, không có gì đáng chú ý. Vì thế nên lòng chàng được tự nhiên.
Nay thì lòng chàng đã đổi khác. Từ sự quen biết đi đến sự kính nể, rồi từ sự kính nể đi đến chỗ mến yêu. Đã vậy Thiện lại cố giấu kín ở thâm tâm tình yêu của chàng đối với Lan Chi.
Thiện chẳng những cố giấu kín mà còn tìm đủ mọi cách để quên Lan Chi là khác. Chàng tự thấy hoàn cảnh của mình không thể nào đi cưới Lan Chi được.
Mồ côi cha mẹ từ lúc bé, không bà con thân thuộc, về tiền của đã chẳng có mà địa vị xã hội thì thấp kém quá. Một giáo viên lương tháng có là bao mà hòng đi cưới một cô gái đẹp, lại là một quận chúa con của ông Hoàng.
Yêu Lan Chi, biết Lan Chi có yêu lại hay không, thế thì yêu làm gì để đeo trong người một mối tình thất vọng.
Mà dầu Lan Chi có yêu Thiện đi nữa, thì Thiện, một người con trai mà phải đi nhờ vào vợ thì cũng khó coi lắm.
Từ hôm chi tay với Lan Chi tại nhà ga, Thiện cứ vẩn vơ suy nghĩ mãi và cố tìm đủ cách để xóa cái hình ảnh dịu dàng đẹp đẽ của Lan Chi, cái hình ảnh đang giày vò tâm cang chàng.
Nhưng Thiện càng cố quên Lan Chi bao nhiêu thì hình ảnh Lan Chi lại càng hiện ra rõ rệt bấy nhiêu. Lúc nào Thiện cũng thấy Lan Chi đứng trước mặt mình với những cử chỉ đoan trang, với nét mặt hiền lành và nụ cười kín đáo.
Về nhà được một tuần. Thiện thấy dài như mấy thế kỷ và Thiện tiếc rẻ cuộc du lịch mà chàng đã trải qua…
Nhìn cảnh vật xung quanh, từ vui hay buồn, linh hoạt hay ủ rũ. Thiện cũng đặt Lan Chi vào đó.
Gặp một cô gái nào đi qua, Thiện cũng đem Lan Chi ra mà so sánh, và trong sự so sánh ấy bao giờ Lan Chi cũng chiếm phần thắng.
Nghe một tiếng nói của bất cứ ai, Thiện cũng nghĩ ngay đến tiếng nói êm ái nhẹ nhàng của Lan Chi.
Tối trước khi đi ngủ, Thiện cũng nghĩ đến Lan Chị Sáng vừa bừng mắt dậy, Thiện cũng nghĩ đến Lan Chi, lúc ăn Thiện cũng không quên hình ảnh của Lan Chi.
Cái vũ trụ to rộng này chỉ còn thu hẹp lại trong cái hình dáng của người chàng yêu.
Vì thế Thiện không thể ngồi yên ở nhà được nữa và phải tìm cách đến thăm Lan Chi, vừa gặp lúc Lan Chi đang ngồi ngoài vườn xem sách.
Vừa thấy Thiện, Lan Chi liền mời Thiện vào nhà và trứơc cảnh lộng lẫy uy nghi của gian phòng khách của Lầu Tỉnh Mộng, Thiện bỗng nhớ lại cái địa vị xã hội của chàng và một nỗi buồn khó tả đến xâm chiếm người chàng.
Lan Chi vồn vã mời Thiện ngồi:
- Từ hôm về đến nay anh vẫn mạnh? Anh đã đi dạy lại chưa hay còn nghỉ phép?
- Tôi còn nghỉ được nữa tháng nữa. Từ hôm về đến nay tôi vẫn mạnh. Tôi định đến thăm cô nhưng ngại ngại làm sao ấy.
- Tại sao anh lại ngại?
Lan Chi hỏi Thiện một cách tự nhiên khiến Thiện càng thêm buồn rầu vì chàng cho rằng Lan Chi không có chút gì chú ý đến chàng cả.
Ngồi im một lát Thiện mới đáp:
- Tôi ngại vì nghĩ tôi mới quen với cô, lui tới thăm viếng sợ có điều gì trở ngại cho cô chăng. Vả lại người ngoài họ không hiểu tưởng tôi thấy cô giàu sang mà theo đuổi…
Lan Chi nói:
- Anh lo ngại cái điều không đáng lo ngại chút nào cả anh ạ. Nếu ở đời, cứ sợ mãi những dư luận khắc khe thì chán quá.
Thiện nói:
- Ở đời chúng ta phải để ý đến dư luận chớ. Nhất là khi cái dư luận ấy có thể làm thương tổn đến thanh danh của người mình kính nể.
Lan Chi có vẻ suy nghĩ về câu Thiện vừa nói với nàng và chưa biết nói gì thì Thiện lại hỏi thêm một câu buâng quơ:
- Từ hôm về đến nay cô đọc được mấy quyển sách rồi?
Lan Chi nói:
- Mới đọc có một bộ tring táhm mà thôi, vì đi xa về tôi phải đi thăm bà con, thành ra tuy về một tuần nay mà sự thật chỉ ở nhà có vài ngày. Hôm nay nếu anh đến trễ, có lẽ tôi cũng không có mặt ở nhà rồi đa.
Thiện thở dài nhìn đàn bứơm liệng quanh các bụi kiểng mà không nói gì.
Lan Chi hỏi:
- Thế còn anh, anh đã đọc được những sách gì rồi?
Thiện nghe hỏi giựt mình đáp:
- Tôi không đọc được trang sách nào cả, tinh thần tôi hình như bị khủng hoảng cô ạ.
Lan Chi ngạc nhiên nói:
- Thường thường các nhà văn hay nhà giáo, sau một năm làm việc mệt nhọc cần phải đi du lịch để nghỉ ngơi tinh thần và đổi không khí mình đang sống. Anh vừa đi du lịch về, thì tinh thần phải khoan khoái, đầu óc minh mẫn, con người vui vẻ chớ sao anh lại thấy khủng hoảng tinh thần? Tôi ngại là anh không quen đi xa nên về thấy mệt chứ gì?
Lan Chi vừa nói vừa nhìn vào mặt Thiện, bỗng Lan Chi nhìn ngay ra chỗ khác. Lan Chi không dám nhìn lâu cái nét mặt dàu dàu đáng yêu ấy. Vầng tráng của Thiện cao vút dưới mái tóc đen tạo nên vẻ cao thượng của người có tâm hồn trong sáng.
Thiện chậm rãi nói:
- Con người ta nó có nhiều chuyện phiền phức khó hiểu lằm cô ạ. Đáng lẽ như lời cô nói, sau bốn năm làm việc với học trò giữa bốn vách tường tiểu học, được đi du lịch từ Huế vào Nam thì còn cái thú nào bằng… Nhưng nghiệt ngã thay là tôi vừa nhìn thấy một cái đẹp hơn cả cái danh lam thắng cảnh mà cô và tôi vừa đi ngang qua, cái đẹp mà tôi gặp đây, người khác có thể hy vọng đạt được, nhưng tôi tự xét hoàn cảnh và địa vị của mình thấy không thể làm chủ cái “đẹp” mà tôi vừa gặp được.
Lan Chi hỏi:
- Anh bảo “cái đẹp” đó là cái gì mà đẹp thế? Cảnh đẹp, người đẹp, hay lý tưởng đẹp? Cảnh đẹp thì ai cũng có quyền hưởng cả,không đợi hoàn cảnh và địa vị xã hội, miễn là mình không bị giam hãm tù đày và không ai có quyền cấm đối mắt mình ngắm cả. Lý tưởng thì mình cũng có quyền đeo đuổi theo nó chớ? Ai làm sao hiểu được ý nghĩ của tâm hồn mình mà cản ngăn mình được? Thế thì chỉ còn người đẹp? Vấn đề này lại càng dễ giải quyết. Đành rằng ở đời có hạng đàn bà chỉ biết có sự giàu sang quyền quí, chỉ biết có vẻ bề ngoài mà không cần hiểu thế nào là nhân phẩm là chân giá trị. Nhưng ngoài hạng người trên, đời vẫn có hạng người biết người, biết của. Anh nghĩ những lời tôi nói có phải không?
Thiện nghe Lan Chi nói thế thì trong lòng bỗng nảy ra một tia sáng vì Lan Chi nói thế thì khác nào Lan Chi hé mở lòng nàng cho Thiện hiểu hay sao?
Theo lời Lan Chi nói, đời còn có người đàn bà biết người, biết của, hạng người ấy nếu Lan Chi không nói mình thì còn nói về ai nữa?
Thiện bạo dạn nói:
- Cô thử đoán trong ba cái đẹp mà cô vừa nêu ra, tôi bị cái đẹp nào ám ảnh?
Vừa nói Thiện vừa nhìn tận mắt của Lan Chi khiến Lan Chi phải nhìn chỗ khác, nhưng Lan Chi vẫn đáp:
- Lòng anh thì chỉ anh hiểu, chớ tôi làm sao đoán được.
Thiện cười mỉm mà không nói:
Đến đây câu chuyện lại xoay ra chiều khác. Lan Chi không để cho Thiện bộc lộ lòng chàng mà sự thật thì chàng cũng chưa dám bộc lộ. Thiện còn đợi một cơ hội khác.
Cứ mỗi tuần đến ngày chủ nhật là Thiện lại đến thăm Lan Chi và Lan Chi nhận thấy mỗi ngày ánh mắt của Thiện mỗi sáng thêm và đen láy một niềm rạo rực khó tả.
Tình yêu cũng như ngọn lửa, khó mà dấu diếm được, nhứt là dấu diếm với người mình yêu.
Tình yêu chân chính là một nguồn điện, nó có thể xé không gian, phá thời gian để đi vào tâm hồn của người mình yêu. Người ta bảo đó là sức mạnh của ái tình.
Aùi tình mạnh như thế, huống chi Lan Chi cũng có đôi phần yêu kính Thiện thì làm sao Lan Chi không bị sức mạnh tình yêu của Thiện thu hút.
Thế rồi ngày một ngày hai, Thiện và Lan Chi đã cho nhau thấy cái tình yêu sôi nổi trong lòng họ và Lan Chi khuyên Thiện thôi nghề giáo để qua Pháp tiếp tục sự nghiệp học hành, bao giờ thành tài hãy trở về nước tính chuyện hôn nhân.
Thiện sẵn lòng nhận cái ơn của Lan Chi giúp cho chàng ăn học.
Và từ đây hai người sẽ xa nhau ít lắm là năm sáu năm, nhưng cả hai đều không thấy sự ly biệt quá nặng. Họ đặt trên ái tình cả sự nghiệp, cái chí làm trai của người đàn ông.
Bà Hoàng vui lòng nhận gã Lan Chi cho Thiện và sau khi làm lễ hỏi, Lan Chi bình tĩnh đưa Thiện ra sân bay đi Pháp du học. Hai người chia tay biết bao luyến tiếc nhưng lòng tràn ngập hy vọng một tương lai rực rỡ.