watch sexy videos at nza-vids!
Truyện BÀN TAY ÁNH SÁNG-CHƯƠNG 6 - tác giả Barbara Ann Brennan Barbara Ann Brennan

Barbara Ann Brennan

CHƯƠNG 6

Tác giả: Barbara Ann Brennan

TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG VŨ TRỤ
Khi tôi đã thành người lớn và lại bắt đầu thấy các trường năng lượng sống thì tôi đâm ra hoài nghi và lẫn lộn.
Tôi chưa tìm ra được tài liệu nào (liên quan đến nội dung hai chương trước), tôi cũng không nhận được sự hướng dẫn nào liên quan đến nội dung chương 3.
Dĩ nhiên, là một nhà khoa học, tôi biết các trường năng lượng, nhưng chúng lại không thuộc con người và đã được xác định bằng các công thức toán học.
Các trường năng lượng sống là có thật hay không có thật ?
Có ý nghĩa gì không ?Liệu tôi có đơm đặt ra những trải nghiệm của mình ?
Đó là ước mơ hay tôi đã chiêm nghiệm được một chiều khác của thực tại có ý nghĩa, có trật tự và giúp tôi hiểu được những hoàn cảnh cuộc sống hiện tại của mình, cuộc sống như là một tổng thể trên thực tế ?
Tôi đã đọc những chuyện kỳ lạ ngày xưa, nhưng những chuyện nầy xảy ra trong quá khứ với ai đó mà tôi không quen biết. Nhiều chuyện dường như là đồn đại và tưởng tượng. Cái phần của nhà vật lý trong tôi đòi hỏi phải quan sát và kiểm tra nhằm chứng minh những hiện tuợng nầy là « có thật hay không có thật ».
Cứ như vậy, tôi bắt đầu tập hợp các cứ liệu, nghĩa là những trải nghiệm của riêng tôi, xem chúng có ăn khớp với một hệ thống hoặc hình thái lô-gích nào không, như giới vật lý vẫn làm.
Cũng như Einstein, tôi tin rằng "Thượng Đế không chơi trò may rủi với vũ trụ."
Tôi nhận thấy rằng những hiện tượng mình quan sát được hết sức giống cái thế giới tôi hằng quen thuộc, được sắp xếp tốt về hình thái, hình thù và màu sắc, và cũng dựa trên các quan hệ nhân quả một cách phân minh.
Tuy nhiên, vẫn luôn có một chút gì đó hơn thế, luôn có điều gì đó bị lãng quên tới mức không ai biết, không cắt nghĩa được, một điều huyền bí. Tôi đi đến nhận thức rõ ràng cuộc sống sẽ đáng chán biết mấy nếu không có cái điều huyền bí không hay biết nầy luôn nhảy múa trước mặt ta trong khi ta chuyển dịch qua … cái gì đó.
Thời gian hay không gian? Đó là cung cách mà trước đấy tôi thường hay suy nghĩ.
Bây giờ thì tôi thấy rằng ta chuyển dịch qua những trải nghiệm bản thân về “thực tại “ – suy nghĩ - , cảm giác, tồn tại, hòa nhập, khẳng định cá tính, chỉ để tái hòa nhập trong vũ điệu bất tận của sự cải biến, khi mà linh hồn hình thành, phát triển và chuyển dịch vế phía Thượng Đế.
Cái mà tôi quan sát được tương quan với nhìều sách bí truyền nói về chủ đề hào quang và các trường năng lượng.
Màu sắc tương quan; cử động, hình thù và hình thái tương quan. Phần lớn, những điều tôi đọc thường là đọc sau thời gian tôi tiến hành quan sát, như thể một bàn tay vô hình nào đó đã làm tôi tin rằng tôi trải nghiệm lần đầu tiên một hiện tượng trước khi đọc về nó, do đó tôi không thể tiến hành việc chiếu hình tượng tâm thần mà mình tạo nên được nhờ đọc sách. Bây giờ thì tôi tin tưởng vững chắc vào trải nghiệm về hướng dẫn nầy, nó chuyển dịch qua người tôi và tràn ngập toàn bộ cuộc đời tôi tựa như một bài ca, luôn thúc đẩy tôi tới những trải nghiệm mới, những bài học mới, trong khi tôi lớn lên và phát triển thành người.
Bài tập “nhìn thấy” các trường năng lượng sống của vũ trụ
Cách dễ nhất để bắt đầu quan sát trường năng lượng vũ trụ là thư giãn một cách đơn giản trong tư thế nằm ngửa trên cỏ giữa một ngày nắng đẹp và chăm chú nhìn lên bầu trời xanh.
Một lát sau, bạn sẽ có thể nhìn thấy những viên orgone nhỏ xíu tạo nên những mẫu vẽ lượn sóng áp vào bầu trời xanh. Chúng tựa như những quả cầu màu trắng li ti, đôi lúc điểm một đóm đen, hiện ra trong một vài giây, để lại một vệt dài mỏng mảnh rồi biến đi. Khi bạn tiếp tục quan sát và mở rộng tầm nhìn, bạn sẽ bắt đầu thấy toàn bộ trường rung động cùng một nhịp. Ngày nắng ráo thì các quả cầu năng lượng nhỏ xíu nầy có màu sáng và chuyển động nhanh.
Ngày có mây, chúng có màu trong mờ hơn, chuyển động chậm và có số lượng ít hơn.
Trong một thành phố có sương mù thì chúng ít hơn, màu tối và chuyển động rất chậm. Chúng bị nạp thiếu năng lượng.
Nơi có số viên nhỏ xíu nầy nhiều nhất và nạp đủ năng lượng sáng chói nhất mà tôi quan sát được là ở trên dãy núi Alpes của Thụy Sĩ, nơi có nhiều ngày nắng chói chang và tuyết phủ mọi vật thành từng đống dầy. Rõ ràng là ánh sáng mặt trời nạp năng lượng cho các viên nhỏ xíu đó.
Bây giờ bạn hãy đưa mắt nhìn lên rìa các ngọn cây áp sát bầu trời. Bạn có thể thấy một đám màu lục ở xung quanh cây. Tò mò bạn cũng có thể nhận thấy không có viên nhỏ xíu nào trong đám màu đó. Nhưng khi nhìn kỹ hơn, bạn có thể thấy chúng nằm ở rìa đám màu lục thay đổi mẫu vẽ lượn sóng của chúng và chảy vào trong hào quang của cây, nơi chúng biến mất. Rõ ràng là hào quang của cây đang hấp thụ những viên nhỏ xíu nầy. Màu lục xung quanh cây hiện ra vào mùa xuân và mùa hè trong tầng lá đang trổ. Mở đầu mùa xuân hào quang của phần lớn cây cối có màu hồng hơi đỏ, tương tự như màu các chồi lộc của cây.
Nếu bạn nhìn kỹ một cây nhỏ trồng trong vườn nhà, bạn sẽ thấy hiện tượng tương tự. Đặt cây dưới ánh sáng chói chang trước một nền màu tối. Bạn có thể thấy những vạch màu lục ngã xanh lóe lên trên cây dọc các lá theo hướng tăng trưởng. Chúng đột nhiên lóe lên, sau đó nhạt màu dần, để rồi lóe lên lại, lần nầy có thể ở phía đối diện của cây. Những vạch nầy sẽ phản ứng với bàn tay bạn hoặc một mảnh pha lê nếu bạn đưa chúng lại gần hào quang của cây. Nếu bạn kéo mảnh pha lê ra xa cây, bạn sẽ thấy hào quang của cây và hào quang của nó giãn ra để duy trì tiếp xúc. Chúng căng dài ra như kẹo mạch nha .
Một lần tôi thử nhìn hiệu ứng ảo tượng của lá đã được nói nhiều trong các bức ảnh chụp của Kirlian. Qua các phương pháp của Kirlian, người ta có thể chụp được hình ảnh của cả chiếc lá nguyên vẹn sau khi đã cắt đi một nửa lá. Tôi quan sát hào quang của chiếc lá. Nó có màu xanh nhạt đơn giản. Khi tôi cắt vào lá thì hào quang toàn lá chuyển sang nâu thẩm ngã màu huyết. Tôi lùi lại và xin lỗi cây. Khi màu xanh nhạt đã tự phục hồi trở lại sau một vài phút thì thấy được những dấu hiệu rõ ràng của phần lá đã bị mất, nhưng không sáng sủa bằng khi tôi thấy trên các bức ảnh chụp của Kirlian. Vật vô tri cũng có hào quang. Phần lớn các vật dụng cá nhân đều thấm đẫm hào quang của chủ nhân và tỏa ra năng lượng nầy. Ngọc và pha lê cho thấy những hào quang thú vị với các mẫu vẽ nhiều tầng và phức tạp có thể sử dụng để chữa trị. Chẳng hạn, thạch anh tím có hào quang màu vàng với nhiều tia óng vàng lóe ra từ những điểm đa diện tự nhiên.
Đặc điểm của trường năng lượng vũ trụ
Như đã phát biểu ở chương 5, trường năng lượng vũ trụ đã được biết đến và được quan sát từ lâu.
Nó được nghiên cứu xa xưa trong lịch sử, lên tới thời điểm nào mà ta có thể vươn tới được.
Mỗi nền văn hóa đặt một tên gọi khác nhau cho hiện tượng trường năng lực và nhìn nó bằng một quan điểm riêng.
Khi mô tả điều thấy được, mỗi nền văn hóa đều tìm ra những đặc tính cơ bản tương tự trong trường năng lượng vũ trụ. Thời gian trôi qua và phương pháp khoa học phát triển, nền văn hóa phương Tây bắt đầu tìm tòi nghiên cứu trường năng lượng vũ trụ một cách ráo riết hơn.
Do chỗ các trang thiết bị khoa học đạt trình độ cao hơn, ta có khả năng đo đạc được những đặc tính tinh vi hơn của trường năng lượng vũ trụ. Từ những tìm tòi nghiên cứu nầy, ta có thể ước đoán rằng trường năng lượng vũ trụ chắc hẳn gồm một năng lượng trước đây chưa được khoa học phương Tây xác định, hoặc có thể là một loại vật chất mịn hơn cái mà ta thường coi là vật chất. Nếu ta xác định vật chất như là năng lượng ngưng kết thì trường năng lượng vũ trụ có thể tồn tại giữa cái hiện được coi như điạ hạt của vật chất và cái của năng lượng. Như ta đã thấy, một số nhà khoa học quy hiện tượng trường năng lượng vũ trụ vào bioplasma.
TS John White và TS Stanley Krippner liệt kê nhiều đặc tính của trường năng lượng vũ trụ: trường năng lượng vũ trụ thấm nhuần toàn bộ khoảng không, động vật và bất động vật, và liên kết mọi vật với nhau; trường năng lượng vũ trụ chảy từ vật nọ sang vật kia; và mật độ của trường năng lượng vũ trụ biến thiên ngược chiều với khoảng cách từ nguồn của nó. Trường năng lượng vũ trụ cũng theo những quy luật của cảm ứng họa âm và của cộng hưởng giao cảm - hiện tượng xảy ra khi bạn gõ lên một âm thoa thì âm thoa khác bên cạnh bắt đầu rung lên theo cùng tầng số, tạo thành âm thanh tương tự.
Các quan sát bằng mắt khám phá ra rằng trường có cấu tạo cao về một loạt điểm hình học, các điểm sáng cô lập rung động, các đường xoắn ốc, các mạng vạch, các tia lửa và mây. Trường rung động và có thể cảm nhận được bằng sờ, nếm, ngửi, và cùng với âm thanh cũng như độ sáng, có thể cảm thụ bằng các giác quan cao hơn.
Các nhà tìm tòi nghiên cứu về trường nầy tuyên bố rằng trường năng lượng vũ trụ về cơ bản là đồng vận, nghĩa là tác động đồng thời của các lực riêng rẽ mang lại một hiệu quả tổng thể lớn hơn các hiệu quả cá thể cộng lại. Trường nầy ngược với entropy, thuật ngữ dùng mô tả hiện tượng phân rã chậm mà ta từng quen theo dõi trong thực tại vật lý học, hiện tượng tan rã hình thể và trật tự. Trường năng lượng vũ trụ có hiệu lực cấu tạo đối với vật chất và xây dựng các hình thái. Có vẻ như nó tồn tại trong hơn ba chiều. Trước khi có thay đổi trong thế giới vật chất là đã có thay đổi trong trường nầy. Trường năng lượng vũ trụ bao giờ cũng kết hợp với một vài hình thái ý thức, từ phát triển cao đến rất thô sơ. Ý thức phát triển cao kết hợp với các mức "rung động cao hơn" và các mức năng lượng..
Như vậy, ta thấy rằng về một vài phương diện nào đó, trường năng lượng vũ trụ không khác bất cứ vật gì ta biết trong tự nhiên. Tuy vậy, nó vẫn khiến cho ta, với trí tuệ của mình, vươn tới để hiểu được mọi đặc tính của nó. Ở một vài mức độ, nó là một vật ''bình thường" như muối hay tảng đá; nó có những đặc tính mà ta có thể xác định bằng phương pháp khoa học. Mặc khác, nếu ta tiếp tục thăm dò sâu hơn vào bản chất của nó thì nó vượt quá các giải thích khoa học bình thường. Nó trở nên khó nắm bắt. Ta nghĩ rằng ta đã "đặt nó vào đúng chỗ của nó" cùng với điện và các hiện tượng khác không-bất-thường-như-thế, nhưng rồi nó lại tuột khỏi tay ta và khiến cho ta nghĩ: "Thật sự nó là cái gì ? Nhưng mặt khác, đại khái nó có phải là điện không ?"
Trường năng lượng vũ trụ tồn tại trong hơn ba chiều. Điều đó có ý nghĩa gì ? Nó là đồng vận và xây dựng hình thái.
Cái đó ngược với quy luật thứ hai của nhiệt động học nói rằng entropy luôn tăng lên, nói rằng hỗn loạn trong vũ trụ luôn lớn thêm, và bạn không thể lấy ra thêm năng lượng ngoài số năng lượng mà bạn đã cho vào một cái gì đó; bạn luôn lấy ra ít hơn một chút số năng lượng mà bạn đã cho vào. ( Chưa bao giờ làm được cỗ máy hoạt động vĩnh cửu ).
Đó không phải là trường hợp của trường năng lượng vũ trụ. Dường như nó luôn tiếp tục tạo ra nhiều năng lượng hơn. Như một kho hàng lớn, lúc nào nó cũng vẫn đầy, dù bạn lấy đi bao nhiêu cũng không có điều gì đáng ngại. Những điều nầy là những khái niệm lý thú và mang đến cho ta một cách nhìn lạc quan về tương lai trong khi ta đang có nguy cơ chìm sâu hơn nữa vào chủ nghĩa bi quan của thời đại hạt nhân.
Có thể một ngày nào đó chúng ta có khả năng tạo ra một cỗ máy khoan được vào năng lượng của trường năng lượng vũ trụ và có mọi năng lượng ta cần mà không bị đe dọa tự gây hại.
Điểm lại Chương 6
1. Hào quang là gì ?
2. Đồng xu penny có hào quang không ?
3. Cái gì không có hào quang ?
4. Hãy mô tả trường năng lượng vũ trụ
BÀN TAY ÁNH SÁNG
Lời giới thiệu
LỜI CẢM TẠ
CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3
PHẦN II
CHƯƠNG 4
CHƯƠNG 5
CHƯƠNG 6
CHƯƠNG 7A
CHƯƠNG 7B
CHƯƠNG 7C
CHƯƠNG 8
CHƯƠNG 9
CHƯƠNG 10A
CHƯƠNG 10B
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27 (chương kết)