Truyện Và Chuyện
Tác giả: Bình Huyên
Trong vườn Luxembourg, chị Bảy và chị Năm ngồi yên lặng bên nhau trên hai chiếc ghế sắt sơn xanh lá cây nhạt đã cũ. Chị Năm chợt hỏi:
- Dạo này mày còn làm thơ đăng trên báo nữa không?
Chị Bảy liếc bạn bằng ánh mắt lá răm, nhoẻn nụ cười rộng rãi vớI đôi môi đầy đặn tô son đỏ chót, cất giọng khàn khàn:
- Tao bớt làm thơ, để thời giờ viết văn. Có mấy tờ báo thích đăng những bài văn ngắn kể lể đủ thứ của tao lắm. Trong đầu tao đầy hình ảnh cuộc đời, cần được tuôn ra khỏi ngòi bút cho nhẹ nhõm.
Chị Năm thân mật vịn một bàn tay lên vai bạn, nhẹ nhàng nói:
- Nhiều hình ảnh cuộc đời là một chuyện, mà phải trình bày chúng theo đúng kỹ thuật truyện ngắn, mới thành những tác phẩm giá trị, kẻo mang tiếng là "văn sĩ ba xu” đấy nghe!
Chị Bảy nhướng cặp lông mày kẻ bút chì đen bóng và dày như hai lưỡI hái, lên giọng:
- Đừng lo! Tao có kỹ thuật riêng của tao. Thế nhưng mày biết gì hay hay về phương pháp viết truyện ngắn thì cứ nói hết ra đi.
Chị Năm cười khúc khích, gật gù tỏ vẻ hài lòng:
- Mày nói như vậy, tao chịu lắm. Đừng chủ quan mà viết lách cẩu thả như cái ông văn sĩ trong nhóm nhà văn hiện đại xưa kia mà tao không muốn nhắc tên.
- Sao?
- Ông ấy ăn khách quá nên viết truyện vung vít như người ta rắc hạt giống cỏ trên bãi đất hoang. Chính ông ta từng khoe khoang trong một bài phỏng vấn: Ông ấy làm công việc sáng tác tại nhà riêng với cả chục thư ký nam nữ cùng một lúc. Chắp tay sau lưng, đi qua đi lại trước mặt dàn thư ký, ông ấy đọc cho họ viết cả chục truyện ngắn, truyện dài, với đề tài khác nhau. Lần lượt, mỗi thư ký cặm cụi ghi chép từng câu văn do ông đọc như thày giáo đọc chính tả cho học trò. Chỉ khác là những gì ông đọc ra là nối tiếp những câu chuyện khác nhau. Hết một buổi, cả chủ lẫn ngườI làm công ngừng đọc ngừng viết, rời chỗ làm việc, để lại tiếp tục buổi khác. Cứ như thế, cho đến khi các truyện ngắn, truyện dài với nội dung khác nhau được lần lượt hoàn thành. Xong truyện nào, ông văn sĩ tham lam ấy thu ngay bản thảo, xếp một chỗ, chẳng thèm soát lại. Sau khi hoàn tất loạt truyện, ông trả công cho từng thư ký, rồi ôm xấp bản thảo mang trao cho nhà xuất bản và lấy ngay tiền tác quyền. Truyện của ông đăng trên báo hoặc in thành sách một cách ào ạt, không tránh khỏi những lỗi lầm càng ngày càng trầm trọng. Đó không hẳn là những lỗi chính tả, mà là lỗi về hình thức cũng như nội dung trình bày cẩu thả, vì không tôn trọng kỹ thuật viết văn của nhà văn có lương tâm.
Chị Bẩy giơ tay ngăn bạn không cho nói tiếp. Chị giơ ngón tay trỏ ra phiá xa, miệng cất tiếng vui mừng:
- Kià! Anh Hai, chồng của mày, chắc đã kiếm được chỗ đậu xe, đang đi tới. Mình sẽ hỏi anh ấy về kỹ thuật viết truyện, nhất là truyện ngắn, vì anh ấy xưa vốn là giáo sư văn chương nhiều năm kinh nghiệm, bây giờ thành văn sĩ. Tao cần biết phương pháp viết truyện ngắn hơn là truyện dài.
Chị Năm gật đàu:
- Đúng. Anh ấy biết nhiều hơn tao về cả lý thuyết lẫn thực hành. Tao chỉ thực hành thôi.
Anh Hai vừa bước tới chỗ vợ và cô bạn gái. Thấy hai người nhìn mình đăm đăm, anh bật cườI hỏi:
- Chị Bảy và em muốn gì mà nhìn "bỉ nhân" dữ "zậy"?
Chị Bảy chỉ ngón tay có móng sơn mầu sim chín vào tệp hồ sơ mầu vàng cam trong tay anh Hai:
- Anh lấy đâu ra xấp hồ sơ dầy cộm thế kia?
Anh Hai nhìn xuống rồi ngửng lên nhẹ nhàng đáp:
- Bản thảo tuyển tập truyện ngắn “Bóng ngườI xưa” sắp mang đi ấn loát đấy mà. Tôi mang ra đây xem lại trong khi hai bà thủ thỉ vớI nhau. Nhưng hai bà chưa trả lời câu hỏi của tôi.
Chị Bảy nói như reo lên:
- Thật đúng lúc! Chúng em đang bàn cãi về kỹ thuật sáng tác truyện ngắn. Mời anh ngồi xuống ghế trước mặt chúng em, giải thích rõ ràng vấn đề đó cho chúng em nghe. Xong, chúng em sẽ đãi anh một chầu mì vịt tiềm ở quận 13.
Anh Hai ngồi xuống, đặt tệp hồ sơ lên đầy gối, khoan thai hỏi:
- Sao tự nhiên hai bà lại chú ý tới truyện ngắn thế này? Thôi được. Vấn đề này là một trong những bài dạy của tôi với học trò lớp Mười Hai trường công cũng như các sinh viên học thêm Anh ngữ tại trường Đắc-Lộ Yên Đổ ờ Sài Gòn xưa kia. Một truyện ngắn coi là hay mang lại cho độc giả một cảm tưởng đơn độc sắc bén xoay trở hoài trong tâm trí họ. Sau khi đọc xong truyện ngắn, độc giả cần phải có một điều gì để suy ngẫm. Chẳng hạn như tình tiết cảm động hoặc khí vị khôi hài của cuộc đời, những điều trớ trêu của trong cuộc sống, hoặc giả những cái bất ngờ của thái độ con người.
Anh Hai ngừng nói, mở tệp hồ sơ, lấy ra xấp bản thảo để lên mặt bià cứng. Thấy vợ và cô bạn vẫn nghiêm trang chờ đợi, anh nói tiếp:
- Khi đọc xong cái được gọi là "truyện ngắn" mà độc giả không có phản ứng gì đối vớI cả nộI dung và hình thức của câu chuyện, tức là độc giả không thể thưởng thức đầy đủ “truyện ngắn” đó. Nói một cách khác, độc giả không “nghe", không "cảm", và không "thấy" gì cả. Một độc giả điệu nghệ đòi hỏi ở tác phẩm truyện ngắn ba thứ: Hành văn, kiến trúc câu văn, và nộI dung..
Hành văn thể hiện con người của tác giả qua việc lựa chọn chữ và văn từ, việc dàn xếp câu văn, nhịp điệu cùng âm hưởng của bài viết.
Kiến trúc câu văn phản ảnh công lao xây dựng truyện ngắn. Đó là phương pháp chọn lựa và sắp xếp các chi tiết của câu chuyện hầu mang lại những hiệu quả mà tác giả muốn có ở độc giả.
Tình tiết (của truyện ngắn) là việc dàn xếp những việc xảy ra dẫn đến cực điểm tức là cảm xúc cao nhất của câu chuyện.
Trong truyện ngắn nhan đề “Bóng người xưa”, và cũng là tựa đề của tuyển tập truyện ngắn "Bóng ngườI xưa" của hai vợ chồng tôi sáng tác, cô gái tinh nghịch tên là Isabelle Ngô tình cờ gặp "nạn nhân" của cô ta trên chuyến xe lửa từ nơi hành hương Lộ- Đức ở miền Nam nước Pháp đúng vào thời gian kỷ niệm cái chết của Công Nương Dianạ Để gây cho Trung, một nam đồng hành, một cơn sợ hãi tột độ, Isabelle Ngô đã lần lượt kể cho ông ta những câu chuyện kinh dị càng ngày càng gay cấn trong suốt chuyến xe từ Lộ- Đức đến Ba-Lệ Hai người đẹp hãy lắng nghe tôi đọc truyện này.
"Khi chuyến xe lửa tốc hành TGV ngừng lại ở Quai số 2 trong nhà gare của tỉnh Lourdes, Trung chỉ có hai phút để xách valise, leo lên toa xe của chàng, và tìm chỗ. Để valise lên giá hành lý sát trần xe xong, chàng ngồi xuống ghế bên lối đi. Ghế trong còn trống cạnh cửa sổ. Tiếng còi vang lên. Xe lửa từ từ chuyển mình ra khỏi nhà gare, chạy nhanh dần lên. Cánh cửa ở đầu toa trước mặt Trung bật mở. Một thiếu nữ khoảng hai mươi tám tuổi đi vào. Nàng có mái tóc nâu dài xoã trên vai ôm khuôn mặt bầu bĩnh nửa Âu nửa Á. Một tay kéo chiếc valise nhỏ, một tay vịn vào các đầu ghế, nàng cố bước cho vững. Tới hàng ghế của Trung, nàng dừng lại. Dựa bụng và ngực lên cạnh ghế, nàng đưa valise bằng hai tay vào chỗ trống của giá hành lý trên cao. Mùi nước hoa Amarige đắt tiền từ thân thể cô gái xông lên ngây ngất. Trung nhích người cho khỏi chạm vào cô gái. Nàng cúi xuống, hé miệng cười duyên dáng.
- Xin lỗi ông. Chỗ của tôi ở bên trong.
Trung vội đứng dậy, bước hẳn ra lối đi, nhường chỗ cho cô gái lách người vào. Nàng ngồi xuống, ngước nhìn Trung, dịu dàng nói:
- Cám ơn ông.
Trung khẽ gật đầu, bình thản nói:
- Không dám.
Đoạn, chàng ngồi xuống. Từ nãy, hai người trao đổi bằng tiếng Pháp. Cô gái chợt dùng tiếng Việt:
- Tôi tên là Isabelle Ngộ Tôi du lịch tại miền Tây Nam này, trong đó có tỉnh Lourdes là nơi hành hương quốc tế. Bây giờ tôi trở về Paris.
Giọng nói Isabelle Ngô thanh thanh có pha đôi chút nhí nhảnh. Trung cũng dùng tiếng Việt.
- Tôi tên là Trung, nhà ở Lourdes. Tôi lên Paris chơi ít lâu.
- Ông không đi làm sao?
- Tôi vừa ở bệnh biện tâm thần ra. Bác sĩ cho nghỉ thêm một thời gian.
Isabelle Ngô gật gù:
- à! Ông bị yếu thần kinh.
- Vâng.
Isabelle Ngô nhìn người đàn ông trước mặt mà nàng đoán tuổi chừng gần bốn chục. Nàng tò mò hỏi:
- Ông trông rất khoẻ mạnh. Làm sao mà thần kinh lại yếu được?
Trung có vẻ ngần ngừ. Isabelle Ngô nở một nụ cười rất quyến rũ, nói giọng thân mật:
- Tôi cũng hay hồi hộp. Ông thử nói xem có giống tôi hay không.
Trung chặc lưỡi nhẹ, nói giọng dè dặt:
- Trước khi ngã bệnh, tôi thường bị hồi hộp, xúc động dễ dàng, và đêm ngủ hay gặp ác mộng. Isabelle Ngô gật gù:
- Vậy là giống tôi rồi!
Trung thao thao:
- Lúc đang bị bệnh, tôi cảm thấy không bình yên trong tâm trí. Tôi thấy những bóng hình quái đản cả ngày lẫn đêm. Ai làm cử chỉ hoặc nói năng mạnh, tôi thấy mủi lòng, muốn khóc. Rồi một hôm, tôi khóc hu hu trước mặt các đồng nghiệp. Bác sĩ trong sở chỉ cho tôi gặp một bác sĩ chuyên môn. Sau đó, người ta đưa tôi vào bệnh viện tâm thần để điều trị trong sáu tháng. Isabelle Ngô chớp chớp cặp mi cong dài.
- Bây giờ ông còn thấy gì không?
- Chưa khỏi hẳn, nhưng tôi trấn tĩnh được.
- Thí dụ,...
- Thí dụ như lúc ngồi một mình trong phòng khách ở nhà, đôi lúc tôi thấy ngoài hành lang có cái bóng vụt quạ Tôi đứng dậy, đi xem xét khắp nhà, không có gì cả. Khi tôi mở nước ào ào trong bồn tắm, tôi nghe thấy tiếng trẻ con nói văng vẳng. Nằm ngủ trên giường một mình, tôi thường cảm thấy buồn buồn trên cổ, tay, chân, như thể có bàn tay rất êm dịu ve vuốt tôi.
Isabelle Ngô ngồi yên lắng tai nghe. Nàng chợt hỏi:
- Ông có tin ma quỷ không, hở ông Trung?
Trung nhún vai, cười khinh khi:
- Tôi không tin có ma quỷ. Đó là sản phẩm của trí tưởng tượng mà thôi. Làm gì có ma quỷ trong thế giới văn minh này.
Isabelle Ngô mỉm cười:
- Tôi tin là có ma, ông Trung ạ. Ông thân sinh ra tôi trước đây cũng giống ông, không tin ma quỷ. Nhưng hồi gia đình tôi chạy qua Lào, ông thân sinh tôi đã phải tin là có ma quỷ, vì chính mắt ông đã thấy mạ Cả mẹ tôi cũng vậy.
Trung tò mò.
- Các cụ thấy ma như thế nào? Cô Isabelle có thể kể cho tôi nghe được không?
Đôi mắt to mầu nâu trong vắt của Isabelle Ngô mơ màng như thu dọn trí nhớ. Nàng bắt đầu kể:
- Hơn hai mươi bốn năm trước, khi cộng sản miền Bắc chiếm miền Nam, chúng tôi đi tìm tự do bằng cách trốn sang Lào. Gia đình tôi cùng một số gia đình khác bị công an Lào giữ lại, không cho đi tiếp sang Thái-Lan. Chúng tôi bị tập trung trong một cái chùa bỏ hoang nằm sâu trong rừng Lào. Một buổi sáng, bố mẹ tôi gọi chị em chúng tôi lại ngồi chung quanh, rồi kể rằng cả bố lẫn mẹ chúng tôi đã gặp ma đêm vừa quạ Bố tôi kể trước... Cả nhà tôi ngủ trên góc bên trái của cái bục cao độ bốn mươi phân. Lúc đó khoảng nửa đêm. Bố tôi nằm ở một lề chiếu, ngoảnh mặt ra phiá màn. Đó là chiếc màn dài rộng, đủ cho cả nhà nằm chung. Sau lưng bố tôi là các em tôi rồi đến mẹ tôi và tôi nằm sát vách chùa bằng gỗ. Chiếc bục chạy suốt bề ngang đầu ngôi chùa. Phần bục ở giữa cao hơn hai bên chừng sáu mươi phân, là chỗ trước đây có bày các tượng Phật. Bố tôi nhìn qua màn, ra chỗ bục cao. Ở đó có vài vệt ánh trăng lọt qua khe gỗ. Chợt bố tôi thấy ở ngay trước mặt ông, bên ngoài màn, có một thằng bé chừng một tuổi, trần truồng, đầu không có tóc. Nó nằm quay mặt nhìn ông hé miệng cười. Một tay nó quờ vào màn, có vẻ muốn sờ mặt ông. Một cách vô tình, ông ngước mắt nhìn lên đầu màn, chỗ có treo chuỗi tràng hạt mân-côi. Cặp mắt to của đứa bé từ từ nhắm lại. Hình ảnh của nó mờ dần, biến đi. Bố tôi vẫn còn đủ tỉnh táo để biết vợ và các con nằm ở đâu. Ông còn nghe cả tiếng ngáy, tiếng nói mơ từ những nơi có các gia đình khác nằm ngủ. Ông cảm thấy sàn chùa rung động. Nhướng mắt nhìn vào khoảng tối trên bục cao có vài vệt sáng trăng không đủ soi tỏ, ông thấy tiếng lao xao của một đám đông. Ông nhắm mắt, rồi mở ra ngay, và thấy một đoàn ông sư mặc cà-sa vàng, hai tay chắp lại giữ chuỗi tràng hạt. Các ông sư có dáng nét người Lào đi hàng một, men theo vách chuà, từ trên bục cao thẳng tới chỗ gia đình tôi đang nằm. Bố tôi định đứng lên cản lối nhưng ông không đứng dậy được. Ông ngước mắt nhìn lên chuỗi tràng hạt treo ngoài đầu màn, rồi ông lẩm nhẩm làm dấu Thánh Giá bằng miệng, vì tay ông không giơ lên được. Đám ông sư đi nhanh tới chỗ màn của gia đình tôi. Khi chạm đầu màn có chuỗi tràng hạt, họ tạt ngang, đi sang phiá giữa chùa. Bóng các ông sư áo vàng vừa đi vừa tụng kinh lào xào bị bóng tối trong lòng chùa phủ kín. Bố tôi bừng mở mắt. Ông quay lại nhìn vợ con. Thấy mọi người nằm ngủ bình yên, ông ngồi dậy lấy thuốc lá châm hút. Trong khi ấy, mẹ tôi đang ngủ, giật mình, nhỏm dậy. Bà thấy người chảy mồ hôi, bứt rứt. Bà chui ra khỏi màn, bước về phiá cầu thang, định đi xuống dưới đất làm vệ sinh. Dưới ánh sáng trăng mờ nhạt của đêm khuya, bà thấy cách chùa độ mươi thước có một cái bóng mặc quần áo trắng thấp thoáng ở một gốc cây tọ Bóng đó đang quay về phiá chuà, chỗ mẹ tôi đứng. Đầu của bóng đó không cho bà nhìn rõ mặt. Bà thấy người lạnh toát. Bà có linh tính đó không phải là người. Trong chuà, ngoài sân, trong bản Lào, hoàn toàn tịch mịch. Cái bóng cứ lẩn khuất dưới gốc cây. Có lúc nó giơ tay như muốn vẫy mẹ tôi lại. Bà vội vàng trấn tĩnh, đưa tay lên làm dấu Thánh Giá kép. Miệng bà thầm gọi nhiều lần Chuá, Đức-Mẹ, Thánh bổn mạng của bà là Annạ Cái bóng mờ dần đi, rồi tan trong màn tối quện ánh trăng mờ. Mẹ tôi bảo rằng bà tự nhiên thấy người mát mẻ, hết bứt rứt. Bà chui vào màn nằm ngủ tiếp. Lòng tin đã làm bà hết sợ hãi, lo buồn. Bà thấy vững tâm vì tin rằng Chuá, Đức-Mẹ, cùng Thánh bổn mạng của bà luôn luôn ở cùng bà và gia đình bà. Thấy bố tôi ngồi lên hút thuốc, bà khẽ bảo ông đừng hút thuốc trong màn, rồi nhắm mắt đi vào giấc ngủ thật êm ái, nhẹ nhàng... Mẹ tôi còn kể thêm rằng ngày xưa bên hàng xóm có hai mẹ con ở với nhau. Đứa con gái trạc tuổi mẹ tôi thời đó, tức là khoảng mười ba tuổi. Nó mắc bệnh thương hàn chết. Người mẹ thương con quá, xin phép làng xã, rồi mua áo quan, một mình đào huyệt chôn đứa con gái trong vườn nhà, cho đỡ nhớ. Bà hàng xóm chỉ tâm sự với bà ngoại của tôi về tất cả những gì xảy ra trong nhà bà. Bà ngoại tôi giữ kín chuyện của bà hàng xóm với mọi người, chỉ kể riêng cho mẹ tôi nghe mà thôi. Theo lời bà hàng xóm, ngay đêm hôm chôn đứa con gái ngoài vườn, khoảng canh tư, bà đang thao thức trên giường thì nghe thấy tiếng động nhỏ từ cửa hướng ra vườn. Qua ánh đèn dầu lù mù trên bàn thờ, bà thấy một cái bóng từ khe cửa lẻn vào. Linh tính cho bà biết đó là hồn ma con gái bà, nên bà nằm yên. Cái bóng vén màn, chui vào giường, giở chăn nằm sát vào người bà. Người nó tiết hơi lạnh khác thường. Nó ôm lấy bà. Một lúc sau, bà cảm thấy thân thể nó ấm dần lên. Chợt bà nghe bên tai tiếng nói nũng nịu quen thuộc: " Mẹ cho con ăn phi luộc đi, mẹ Ơi!” Phi là một thổ sản của vùng Ba Làng gần Sầm Sơn. Trông nó giống con mực mình dẹp trắng phau to bằng hai ngón taỵ Khi luộc chín, phi tiết ra nước trắng như nước gạo, thịt giòn và đậm đà. Bà mẹ ngồi dậy, chui ra ngoài màn, cầm đèn dầu đi xuống bếp. Bà lấy một ít con phi ngâm trong chậu nước, bỏ vào nồi nhỏ, để lên bếp, nhóm lửa luộc phị Khi phi chín bốc hương thơm nồng mùi biển, bà múc ra bát để lên khay gỗ cùng với đôi đũa và cái thià. Một tay cầm đèn dầu, một tay bưng khay, bà lên nhà trên. Như bị một sức mạnh vô hình sui khiến, bà đặt khay đồ ăn cùng đèn dầu lên bàn thờ. Khói thơm phức từ bát canh phi bốc lên nghi ngút, bay cuồn cuộn về phiá giường phủ màn kín. Trong khoảnh khắc, bát canh phi hết bóc khói. Bà mẹ sờ vào thành bát, thấy lạnh ngắt. Bà lặng lẽ lại bên giường vén màn. Trên giường không còn bóng đứa con gái của bà. Ngoài vườn gà gáy canh năm. Cứ như thế, đêm đêm hồn ma đứa con gái từ nấm mồ ngoài vườn đi vào nhà nằm ngủ với mẹ cho đến gần sáng thì bỏ đi. Bà hàng xóm ở một mình ban ngày rất buồn bã. Bà thuê một chị người làm khoảng hai mươi tuổi để đỡ đần mỗi khi bà bận hoặc đau ốm. Chị người làm ở luôn với chủ. Thấy nấm mồ ngoài vườn, chị ta tưởng là một đống mối đùn, nên không để ý nhiều. Một đêm sáng trăng, chị người làm chợt tỉnh dậy, ngồi lên. Nhìn qua cửa sổ ra vườn, chị ta thấy cái bóng nhỏ bé tóc dài từ đống đất cao ngoài vườn lướt nhanh vào buồng ngủ của bà chủ. Chị rất hoang mang, nhưng không dám đi sang buồng hỏi bà chủ. Chị suy nghĩ, rồi nhớ tới bức ảnh đứa con gái của bà chủ trên bàn thờ. Chị người làm rùng mình, chùm chăn kín, không dám cựa quậy. Ngày hôm sau, chờ lúc bà chủ ngồi rảnh rỗi, chị đánh bạo hỏi: “Đêm qua bà có thấy ai vào buồng của bà không?" Bà chủ thấy không dấu được, bèn nói thật mọi chuyện. Chị người làm nghe xong, hết hồn, nhưng không dám bỏ việc. Cuối cùng, chị quyết định nói với chủ: "Bà phải mời pháp sư đến làm phép trừ tà ma, rồi mang hài cốt con gái bà chôn ngoài nghĩa điạ. Như vậy cháu mới dám ở lại làm cho bà." Bà chủ còn ngần ngại suy nghĩ chưa biết có nên theo lời yêu cầu của chị người làm mà bà cũng quý mến lắm, vì chị ta ngoan ngoãn, làm việc rất giỏi. Hơn nữa, nhờ chị người làm mà bà bớt nhớ đứa con gái xấu số. Một buổi sáng cách đó vài ngày, đang ngồi vo gạo trên cầu ao nhà, chị người làm lộn cổ xuống nước chết đuối... Như vậy có sợ không, ông Trung?
Anh Hai ngừng đọc, nhìn vợ và cô bạn, giải thích:
- Dĩ nhiên là Trung phải giữ thái độ “trượng phu anh hùng" của ông. Ông không chịu thua dễ dàng trước mấy đợt tấn công đầu tiên của Isabelle Ngộ Tuy nhiên, cô gái quả là cao thủ trong ngón nghề doa. người tạ Cô tung ra chưởng pháp thứ nhì. Hãy nghe đây. ầ, hai người đẹp có sợ thì ngồi sát vào nhau đi.
Chị Năm cầm tay chị Bảy, cười khúc khích:
- Em không sợ, vì em viết chung với anh. Đừng lo.
Chị Bẩy cũng cười "hề hề" một cách tiếu lâm:
- Ban ngày ban mặt. Sợ gì! Xin anh Hai kể tiếp, cho tụi này hiểu rõ bài dạy về cách viết truyện ngắn của anh.
Anh Hai hắng giọng đọc tiếp:
"Trung cười thành tiếng:
- Chuyện xưa qua rồi. Chứ bây giờ ở bên Âu Mỹ văn minh khoa học, sao mà còn ma quỷ, linh hồn người chết, hoặc Thần Thánh hiện ra được, hở cô Isabelle!
Isabelle Ngô nhìn Trung bằng cặp mắt tinh quái:
- Thần Thánh, linh hồn người quá cố, nhất là ma quỷ xuất hiện bất cứ ở đâu, ông Trung ạ. Ông anh cả của tôi, Vincent, đã gặp ma ở ngay Paris.
Trung mở to mắt:
- Thật à?
Isabelle Ngô chảu đôi môi san hô trông thật mềm và hấp dẫn:
- Nói dối với ông làm gì. Anh Vincent gặp ma không phải chỉ một lần, mà nhiều lần, cùng một con ma!
- Cô làm ơn kể cho tôi nghe đi. Còn một giờ đồng hồ nữa, xe lửa mới tới Gare Montparnasse ở Paris.
Isabelle Ngô khẽ hắng giọng, chậm rãi kể:
- Ông anh tôi đi làm ở Quận Mười Hai, Paris. Anh ấy hay về trễ. Khi lái xe đến đường Porte de Charenton, trời đã nhá nhem tối. Từ đầu đường, một bức tường xám có những cột trụ bằng gạch đỏ chạy dài chừng một trăm thước. Bên trong là nghiã đia. Charenton. Ở khoảng giữa bức tường đó có cái cổng lớn với hai cánh sắt sơn xanh lá cây đậm hé mở, cho ta thấy những hàng bia mộ ảm đạm bên trong. Khi đường đông xe cộ, anh Vincent cho xe chạy lằn ngoài. Một bận, đường vắng xe, trời mưa lất phất. Anh ấy lái xe chầm chậm, rồi tự nhiên anh ấy ghé xe vào lề đường, định châm thuốc lá hút. Chỗ ấy cách nghiã đia. Charenton độ chừng non một cây số. Chợt anh thấy một cô đầm từ sau một gốc cây tiến lại sát xe của anh. Cô ta cúi đầu nhìn qua cửa kính xe. Trời tối, anh Vincent không thấy rõ mặt cô gái. Anh hạ kính xe, hỏi: "Où voulez-vous aller, Mademoisellẻ" Cô ta trả lời rất nhanh khiến anh Vincent chỉ kịp hiểu là cô ấy muốn quá giang một quãng để tránh mưa ; nhà cô ta ở trên đường Porte de Charenton. Anh Vincent nhoài người mở cửa cho cô đầm lên ngồi bên phải anh. Cô ta tự đóng cửa xe. Xe chạy. Có một sức mạnh làm anh Vincent không thể quay đầu nhìn mặt cô gái và cũng không nói chuyện được với cô tạ Đến cổng nghiã đia. Charenton, tự nhiên anh Vincent ngừng xe. Cô gái lặng lẽ gật đầu, xuống xe, đi về phiá cổng nghiã điạ, mất hút sau cánh cửa sắt. Hai tuần sau, trời sẩm tối và cũng hơi mưa. Anh Vincent lại gặp cô đầm xin quá giang xe. Tới cổng nghiã địa, cô ta xuống xe, đi vào trong nghiã điạ. Bốn tháng sau, anh Vicent lại gặp cô đầm mà anh có cảm tưởng là cùng một người, vì cử chỉ và ý muốn y hệt những lần trước. Anh ấy bắt đầu thấy ớn xương sống. Anh mang chuyện đó nói với một ông bạn người Pháp ở khu rừng Vincennes gần nghiã đia. Charenton.Lúc bấy giờ anh Vincent mới biết rõ là mình gặp ma, vì ông bạn bảo: "Đó là nạn nhân bị xe cán chết cách nghiã đia. Charenton, nơi cô ta được chôn cất, khoảng một cây số. Nhiều người đã gặp cô ta rồi!” Từ đó, anh Vincent đổi lộ trình khi đi làm về.
Anh Hai lại ngừng đọc, giải thích thêm:
- Đến đây, mặc dầu bắt đầu thấm đòn, Trung vẫn cố kháng cự. Thuyện ngắn được tiếp tục như sau.
“Trung nghe đến đây, bật cười, nói giọng kiêu căng:
- Tôi mà như ông anh cô là tôi không đổi đường. Để xem nó dở trò gì.
Isabelle Ngô nhướng cặp lông mày dài:
- Đã có người làm như ông vừa nói. Người đó đã dại dột tắt máy, xuống xe, theo cô ta vào nghiã địa. Không thấy gì, ông ấy về nhà. Nhưng từ hôm đó, ông ta bị hỗn loạn thần kinh. Được mang vào bệnh viện, ông ta khai với bác sĩ về việc theo cô gái vào nghiã điạ, rồi nói thêm rằng: "Cô ấy theo tôi về tận nhà.” Bác sĩ hỏi: “Sao ông biết điều đó?” Ông ta run rẩy trả lời: “Tôi không trông thấy, mà cảm thấy là cô ấy lẩn khuất trong nhà tôi. Ban đêm, nằm trên giường, da mặt, da chân, da tay tôi buồn buồn như bị ai ve vuốt. Tôi cảm thấy bị tấn công tình dục bởi linh hồn một phụ nữ đã mất hẳn trí khôn mà lại rất dâm dục!... " Báo chí đia. phương đăng nhiều về vụ này. à, ông Trung lên Paris chơi ở nhà người quen hay mướn phòng khách sạn?
Trung trả lời lơ đãng:
- Tôi chỉ mang một valise nhỏ đựng quần áo đủ dùng dăm bảy hôm. Tới Paris, tôi mới thuê taxi tìm khách sạn ở trung tâm thành phố cho dễ đi dạo trên đường phố và bờ sông Seinẹ Tôi thích ngắm sông Seine về ban đêm lắm.
- Nếu ông chưa đặt khách sạn, tôi sẽ cho ông đia. chỉ một khách sạn rất tốt, cách bờ sông Seine không xa, gần một chiếc cầu cổ rất đẹp nữa. Chỗ đó thuộc quận Tám, song song với Champs-Élisées.
Trung vui mừng:
- Cô làm ơn cho tôi biết địa chỉ khách sạn đó.
Isabelle Ngô lấy trong ví một tấm carte visite, đưa cho Trung.
- Đia. chỉ, tên khách sạn, điện thoại có đủ trong tấm carte này. Ông giữ lấy mà dùng.
Trung gật đầu cám ơn, cất ngay tấm carte vào túi áo chemise.
Isabelle tiếp tục nói:
- Ở khách sạn đó có nhân viên lịch thiệp trực suốt đêm. Đặc biệt từ 22 giờ có một cô tiếp viên rất dễ thương. Ông đến đó sẽ hài lòng lắm. Bây giờ là cuối tháng Tám. Mỗi năm, người ta mang nhiều hoa đến tưởng niệm ngày công nương Diana bị tai nạn dưới hầm cầu Almạ Ông lên Paris lúc này thật đúng dịp. Ông sẽ thấy rất nhiều chuyện lạ đấy. Nghe nói công nương cũng thiêng lắm,...
Anh Hai ngừng đọc, nói:
- Hai bà sẽ thấy, với việc cho Trung đia. chỉ khách sạn ở Paris, Isabelle Ngô đã chuẫn bị ra chiêu chí tử sau chót của cô tạ Xin nghe tiếp.
“Xe lửa đến Gare Montparnasse lúc tám giờ tối. Trung từ biệt Isabelle Ngộ Chàng thuê taxi tới khách sạn theo địa chỉ của Isabelle chọ Đó là một khách sạn sang trọng ở đầu một đại lộ gần bờ sông Seinẹ Trung vào khách sạn, thuê một phòng đơn. Chàng tắm rửa, xuống phòng ăn dùng bữa tối, rồi ra khỏi khách sạn, thả bộ trên hè phố rực rỡ ánh đèn. Chàng đi dọc theo bờ sông Seinẹ Cuối cùng, trước khi về khách sạn ngủ, chàng đi lên một cái cầu lớn bắc ngang sông. Từ trên cầu, Trung ngắm mặt sông lấp lánh ánh đèn đủ mầu, có du thuyền sáng chói chở đầy khách qua lại. Hai bên bờ sông xe chạy nườm nượp. Ở một đầu cầu có cái bảng. Lại gần, Trung thấy bảng đề hai chữ “Pont Alma”! Tự nhiên, Trung thấy ngực chàng bị thắt lại, rồi tim bắt đầu đập hơi bất bình thường: Nhịp tim khi nhanh khi chậm, làm Trung có cảm tưởng bị hụt hơi. Cảm giác này chàng đã có trước đây khi đang bị bệnh thần kinh. Chàng cố trấn tĩnh bằng cách lấy thuốc lá hút, chân bước mạnh trên nền ciment, miệng lẩm bẩm hát. Tiếng nói ám ảnh của Isabelle Ngô chợt vẳng lên bên tai Trung. "Tôi tin có ma, ông Trung a... Bố tôi không tin, sau này gặp ma, ông mới tin. Mẹ tôi gặp ma Lào... Anh cả tôi gặp ma nhiều lần mà không biết... Có người theo ma vào nghiã điạ, đã bị ma ám phải vào bệnh viện tâm thần điều trị. Anh ta bị con ma rất đa tình mà lại không còn trí khôn ve vuốt suốt đêm... !"
Trung thấy lưng toát lạnh. Chàng lẩm bẩm:
- Trước đây, mình cũng có cảm giác buồn buồn trên da thịt. Chắc là bị ma ám rồi! Sao mình lại lên Paris đúng vào dịp giỗ công nương Diana thế này! Mình đã quanh quẩn bên bờ sông Seine gần nơi xảy ra tai nạn. Bây giờ mình lại đứng rất lâu trên chính cái cầu định mệnh mang tên Alma này! Cô Isabelle nói công nương thiêng lắm! Mà cô ấy không nói thiêng như thế nào. Không hiểu sao trong người mình ớn lạnh, rùng rợn một cách kỳ lạ thế này. Thôi, mình đi về phòng khách sạn đóng chặt cửa ngủ là xong. Trong khách sạn có nhân viên trực suốt đêm, sợ gì.Trung bước vội trên lề cầu Alma, nhắm hướng khách sạn nơi chàng thuê phòng. Tới đầu cầu, Trung quay nhanh đầu nhìn đàng sau. Chàng giật mình đánh thót một cái khi thấy ở đầu cầu đằng kia có bóng một người đàn bà mặc váy dài xanh mờ mờ trong đêm tối. Người ấy thấy Trung nhìn lại thì nấp mình sau một cột đèn. Trung rảo bước cho chóng về khách sạn. Đứng ở đầu đại lộ chờ đèn xanh để qua đường, Trung thấy lạnh toát sau lưng. Chung quanh chàng, đường xá bắt đầu vắng xe cộ. Người đi đường rất thưa thớt. Trung quay đầu nhìn đằng sau một lần nữa. Tim chàng lại nhói lên khi chàng vẫn thấy bóng một người đàn bà mặc váy lượt thượt đang lẩn khuất sau một cây lớn gần đầu cầu Almạ Chợt nụ cười tươi sáng, ánh mắt xanh trong như hồ thu của công nương Diana hiện lên trong tâm trí Trung. Chàng thầm nghĩ: "Nhiều người kể cả cái cô Isabelle kia đều nói rằng công nương thiêng lắm! khi ngồi trên xe lửa, mình đã chót nói không tin có Thần Thánh, ma quỷ. Nhỡ công nương hiện lên bây giờ để chứng tỏ là thế giới linh hồn đang bao vây quanh ta dầy đặc thì saoá! Có lẽ mình thuộc loại người có tần số hay gặp ma quỷ thì phải. Trước đây, mình cũng nhiều lần cảm thấy buồn buồn trên da thịt. Bây giờ, hình như có người phái nữ theo dõi mình trong đêm tối kia kià!... "
Đèn xanh đầu đường bật lên cho khách bộ hành đi quạ Trung bước những bước thật dài trên hè phố. Đến cửa khách sạn, chàng giơ tay đẩy vội cánh cửa kính mờ, bước nhanh vào trong. Chàng khép ngay cửa lại, thở phào. Hú viá! Ngoài đường về khuya có bóng ma lẩn khuất cũng thây kệ! Chàng yên tâm nhìn quanh. Trong hành lang rộng lớn, cao vòi vọi của khách sạn, đèn bắt đầu bớt ngọn. Trung giơ tay xem đồng hồ: Mười giờ hơn. Sát tường của hành lang có hai dãy ghế salon sang trọng bày sẵn bên những chiếc bàn thấp để khách nghỉ chân. Một tấm thảm nhung đỏ đắt tiền trải trên mặt đá cẩm thạch dẫn tới một cái quầy ở đằng xạ Quầy làm bằng gỗ quý bóng lộn với những nẹp kim khí vàng chói. Đằng sau quầy có một thiếu phụ đang ngồi cúi đầu như ghi chép điều gì. Mái tóc vàng óng, ngắn gọn, che khuất khuôn mặt của người đó. Nhưng Trung cũng thấy được chiếc cần cổ dài trắng hồng, cánh tay trần thon thả hồng hào rất hấp dẫn, chiếc lưng dài mềm mại trong chiếc áo xanh. Phần người dưới của người thiếu phụ khuất sau mặt quầy. Thân hình mảnh mai cho ta biết nàng phải là một giai nhân có chiều cao đáng kể. Người đó nghe tiếng chân tiến lại gần, bèn hất nhẹ mái tóc vàng cắt theo kiểu Diana, ngửng đầu lên, quay ra nhìn người khách. Đôi mắt nàng long lanh, miệng nở hoa, hai mép nhếch lên để lộ hai hàm răng trắng phau. Mũi nàng cao nhọn. Cằm nàng dài xinh. Trung mở to đôi mắt nhìn người thiếu phụ. Chàng thấy đầu choáng váng, ngực thắt lại, tim đập liên hồi: Trước mặt chàng là công nương Diana bằng xương bằng thịt với nụ cười như hoa nở đang giơ tay có những ngón dài, móng đỏ chót, mời chàng đến gần hơn! Trung đứng sững lại. Công nương cười thành tiếng, hai mắt chiếu sáng. Nàng đứng lên. Thân mình nàng dong dỏng cao lướt nhanh ra bên cửa quầy, chỗ có cái bảng treo chià khoá các phòng khách sạn. Nàng chưa kịp trao chùm chià khoá cho người khách Á châu đang há hốc miệng, mở thao láo hai mắt, thì người này quay phắt đi, ba chân bốn cẳng lao tới cửa.
Chị Bảy và chị Năm say mê theo dõi tiếng đọc truyện đầy truyền cảm. Anh Hai ngừng lại. Sau vài giây yên lặng, anh nói:
- Hai người đẹp thấy cao điểm, tiếng Anh gọI là CLIMAX, của truyện ngắn “Bóng người xưa” chưa? Sau khi đạt tớI cao điểm, một tác phẩm khả dĩ xứng đáng với danh hiệu TRUYỆN NGẮN phải đi xuống, tức là diễn tiến dần tớI một kết thúc trong đó mọi rắc rối được giải quyết, chủ đề được vạch rõ, bí mật được giải thích. Xin nghe tiếp đoạn chót:
" Mở cửa ra, thấy ngoài đường ánh đèn loang loáng qua cành lá chiếu xuống đường thành những hình thù kỳ dị, Trung vội đóng sập cửa lại. Quay vào, anh lại thấy công nương Diana tươi cười bước ra khỏi quầy, đi về phiá anh! Chưa biết phải trốn đâu cho thoát, chàng chợt thấy, ở bên phải, qua hai cánh cửa kính có treo màn thêu, căn phòng ăn rộng lớn đèn sáng trưng, âm nhạc dìu dặt. Chàng vội đẩy cửa bước vào. Phòng ăn đầy khách đang ngồi uống rượu hoặc khiêu vũ. Thấy người đàn ông Á châu đẩy cửa lao vào như gió, mặt mũi tái mét, những người khách quay cả lại nhìn. Một người bồi bàn chạy đến hỏi:
- Có chuyện gì thế, thưa ông?
Trung chỉ tay ra hành lang, miệng nói như người hết hơi:
- Ngoài kia có Diana! Diana hiện về kià!
Các người khách nhìn nhau, ngạc nhiên. Có người trợn mắt nhìn Trung như nghĩ rằng anh này dở người! Người bồi bàn chạy ra nhìn, rồi quay vào vừa cười vừa giải thích:
- Làm gì có Dianạ Có cô Anna đang trực. Cô ấy nổi tiếng ở đây là giống công nương Dianạ Hơn nữa, cô Anna lại ưa để tóc, ăn mặc theo mode của Dianạ Qúy ông đây ngộ nhận đấy!Cả phòng cười ầm lên. Trung nghe hiểu, nhưng chưa hoàn hồn, nên chàng còn dụ dự đứng yên. Người bồi bàn đề nghị:
- Để tôi đi lấy chìa khoá cho ông lên phòng nghỉ nhé.
* * *
... Isabelle Ngô đẩy cửa khách sạn bước vào. Nàng cất tiếng cười giòn tan khi thấy thiếu phụ có vóc dáng và khuôn mặt giống Diana như đúc đang đứng phân vua với hai ba đồng nghiệp, cử chỉ rất buồn cười. Thấy Isabelle Ngô, người thiếu phụ nói:
- Kià Isabelle! Sao mày đến đây giờ này? Ô là là, ở đây vừa xảy ra chuyện lạ lắm! Có cái ông người Á châu vào đây. Vừa thấy tao, ông ấy hớt hải quay lưng chạy ra cửa như bị ma đuổi. Tới cửa, nghĩ thế nào ông ấy nhảy xổ vào phòng ăn đang có khách uống rượu, khiêu vũ, nói om xòm lên rằng ngoài này có công nương Diana hiện về! Tao biết là tao cũng hao hao giống Dianạ Nhưng đàn ông gì mà nhát quá vậy!
Isabelle thản nhiên trả lời cô bạn gái:
- Tao biết ông ấy, Anna ạ. Trên chuyến xe lửa từ Lourdes về Paris, tao ngồi cạnh ông ấy. Hai người nói chuyện với nhau. Trong câu chuyện hai người có đề cập đến vấn đề Thần Thánh, ma quỷ. Ông ấy yếu tim mà còn nói rằng không sợ ma quỷ, và nhất định không tin có thế giới linh hồn. Tao bèn kể thật nhiều chuyện ma quỷ, lại nhắc luôn đến ngày giỗ của Dianạ Sau cùng, tao chỉ ông ấy tới đây, vì tao biết mày giống Diana lắm. Để xem ông ấy có sợ hay không! Quả nhiên là ông ấy bị một mẻ hết hồn.
Anna phát lên vai Isabelle Ngô, mắng yêu bạn:
- Mày đùa ác quá! Nhỡ ông ấy lăn ra đây chết giấc thì sao!
Isabelle Ngô cười tinh nghịch:
- Ông ấy không chết giấc đâu. Nhưng ông ấy sẽ hết hẳn tật yếu bóng viá, và khi về tỉnh ông ấy sẽ kể chuyện về khách sạn của mày có người giống công nương Dianạ Biết đâu nhờ thế mà khách sạn sẽ đông khách hơn. Mày sẽ được nhiều người đến chiêm ngưỡng. Chủ sẽ lên lương cho mày! Khoái không, Diana, à, Annả!
Chị Năm và chị Bẩy cùng bật cười thích thú. Anh Hai cũng cười, rồi kết luận:
- Tuy nhiên, chính cái tình tiết của truyện ngắn chỉ là một chuỗi biến cố mang lại cho độc giả một ý nghĩa chính của toàn thể bài viết gọi là CHỦ ĐỀ", tiếng Anh gọi là THEMẸ Chủ đề của truyện ngắn diễn tả một sự thật quan trọng về đời sống hàng ngày hoặc bản chất con người. Trong truyện ngắn "Bóng người xưa", hai bà cũng đồng ý với tôi rằng chủ đề nói về cái ảnh hưởng sâu rộng của thế giới linh hồn đối với thế giới vật chất, nhất là trong thời gian đánh dấu ngày qua đời của một nhân vật khi sinh thời đã có ít nhiều kỷ niệm với chúng tạ Ở đây là Công Nương Diana, sau năm năm lià trần vẫn làm vang vọng trong lòng mỗi người chúng ta một vài âm hưởng thương tiếc.
Đó là vài nét phác thảo của kỹ thuật viết truyện ngắn mà một cây bút có lương tâm cần phải tôn trọng. Cũng như Thơ Đường phát xuất từ bên Trung Hoa với những niêm luật của nó, Truyện Ngắn phát xuất từ văn chương Anh, gọi là SHORT STORY, sang văn chương Pháp gọi là NOUVELLẸ Các nhà văn Việt Nam từ thế kỷ 19 cho tới nay sáng tác truyện ngắn một cách phóng khoáng cho hợp với tinh thần người Việt. Tuy nhiên, mỗi khi sáng tác, họ làm một dàn bài cẩn thận, vì tôn trọng độc giả và cũng vì tự trọng. Nếu bị viết bừa bãi từ những nguồn tư tưởng trong đầu, bài viết trở thành CHUYỆN PHIẾM kể lể một cách tầm thường, có khi đầu voi đuôi chuột, như những câu chuyện bình dân của những người làm việc buôn bán ngoài chợ, hoặc giữa các Marie Sến, Robert Nhỏ tụ họp ở góc đường, bên máy nước, trong parking để xe,... Dĩ nhiên những chuyện bình dân có giá trị riêng của chúng, nhưng không thể mang vào VĂN CHƯƠNG được. Báo chí nào vô tình cho đăng tải loại bài này sẽ mất dần giá trị văn chương của Toà Soạn. Các cây viết cộng tác sẽ bất mãn, rời xa tờ báo.
Chị Bảy đứng lên trước, vươn vai, nhìn hai bạn, ngọt ngào nói:
- Em xin cám ơn anh Hai rất nhiều. Nhờ những lời chỉ dẫn quí báu của anh, em sẽ cố gắng sáng tác truyện ngắn cho đúng với giá trị của nó. Bằng không, em sẽ trở về với cõi thơ cố hữu của em. Thôi ta ra xe, lên quận 13, ăn mì vịt tiềm đi.
Hết