watch sexy videos at nza-vids!
Truyện 10 Người đàn bà làm chấn động thế giới-Võ Tắc Thiên (C) - tác giả Bốc Tùng Lâm Bốc Tùng Lâm

Bốc Tùng Lâm

Võ Tắc Thiên (C)

Tác giả: Bốc Tùng Lâm

Nữ đế sủng nam

Võ Chiếu sau khi lên ngôi Hoàng đế, mặc trang phục của nam Hoàng đế, giả nam Hoàng đế thiết lập phi tần. Người bà thiết lập là phi tần nam, lựa chọn những thiếu niên nam dáng vẻ khôi ngô, và để cho những tần nam này mặc y phục nữ ở trong cung cung phụng. Việc này bị đời sau gọi là chuyện hoang đường. Bà chọn vài người con trai đẹp nổi tiếng xung thực vào hậu cung, trở thành nam sủng, cùng Hoàng đế làm trò vui phục vụ “xem hạc treo ngược” xây dựng thêm “phụng thần phủ”. Vì vậy người đời sau mắng bà dâm ô ở hậu cung, hoang dâm vô độ.



Hoàng đế Cao Tông mất đi không lâu, thời kỳ Võ hậu bận chính sự, bắt đầu cảm thấy mệt mỏi. Công chúa Thiên Kim con gái thứ 18 của Cao Tổ quan hệ rất tốt với Võ hậu, khéo nghênh tiếp, từ Thị Tỉnh Trung tìm đến một người con trai đẹp làm “linh dược” điều hòa âm dương dâng cho Thái hậu, người này vốn chính là Phùng Tiểu Bảo có quan hệ tình xưa với Võ hậu. Tiểu Bảo đương nhiên theo lời gọi, hai người lại thưởng thức vị tình năm xưa. Khi Thái hậu 60 tuổi, lần thứ nhất nếm được niềm vui chốn phòng khuê, người đời sau căn cứ vào việc này mà mắng Võ hậu dâm loạn. Kỳ thực, bà mải bận việc chính trị, hoàn toàn không xem trọng tình yêu. Ngay cả khi được Cao Tông sủng ái, thì tình yêu đối với bà cũng chỉ là biện pháp để tranh đoạt quyền lực, mà không có tình cảm và lạc thú chân chính. Nay, tuy tuổi đã về già, nhưng bình thường bảo dưỡng có chất, riêng nắm đại quyền tinh thần thoải mái, Thiên Kim công chúa đưa đến người bạn cũ khiến Thái hậu dường như hoa mẫu đơn tàn lụi, lần thứ nhất tưới nhuần nếm được vị ngọt. Để Phùng Tiểu Bảo có thể vào cung thường xuyên, Thái hậu cho ông ta làm trụ trì chùa Bạch Mã ở Lạc Dương, tặng tên Tiết Hoài Nghi, mượn cớ siêu độ cho danh sách Tổ tông, đi lại trong cung hành lạc, nhằm che giấu tội lỗi. Vị tăng Tiết Hoài Nghi này, dựa vào sự sủng ái của Thái hậu, mới đầu còn có sự kiêng dè, dần dần quên đi, ra vào lại cưỡi ngựa vua, do số người thần quan ủng hộ, gọi loa dẹp đường nhấc hàm thiếc ngựa lên, hống hách không ai bằng. Sĩ dân đến không kịp tránh, liền bị móng sắt đâm đầu, máu chảy đầy đất; gặp Đạo sĩ, liền khiến người cắt tóc họ đi; tình cờ gặp triều thần quí tộc, cũng khiến họ quỳ xuống; ngay cả Võ Thừa Tự, Võ Tam Tư v.v… là người thân của Hoàng đế, cũng đều tranh làm người đánh ngựa mở đường cho ông ta, thi lễ kính chào, những triều thần khác thì chỉ dám giận mà không dám nói. Phùng Tư Húc, Ngự sử tả đài, chấp pháp nghiêm chỉnh, ngẫu nhiên gặp Hoài Nghi giữa đường, bị Hoài Nghi quát khiến thị dịch dường như đánh chết. Tô Lang Tự Ôn Quốc công tiếp theo Liễu Nhân Quỹ, nhận lệnh Hoàng hậu đóng giữ Tây kinh, Võ hậu đặc biệt triệu làm Tể tướng, nhận chức vào triều, giữa đường gặp Hoài Nghi, để tránh bạo lực ông ta thi lễ, Tiết Hoài Nghi lại không đáp lễ, ngẩng cao đầu như không người. Tô Lang Tự giận dữ: “Kẻ trọc đầu từ đâu đến, lại dám ngạo mạn với ta?” Tiết Hoài Nghi đã mê muội ngạo nghễ ngang tang, làm sao nhẫn nại, liền cùng Quốc công đấu miệng. Tô Lang Tự ra lệnh tả hữu kéo ngã Hoài Nghi, và nhéo má ông ta vài chục cái. Nổi nóng Tiết Hoài Nghi mặt đỏ như gấc, vội vàng báo cáo Võ thị. Võ thị nhìn Hoài Nghi mỉm cười: “A sư chỉ nên ra cửa Bắc, dãy cửa Nam Tể tướng ra vào, làm sao có thể phạm chứ?” Việc này nói rõ, Võ thị chỉ dùng Tiết Hoài Nghi là người tình, không để cho ông ta xúc phạm Tể tướng.


Võ hậu lo sợ Tiết Hoài Nghi tiếp tục tác oai tác quái, bèn mượn cớ nói ông ta khéo suy nghĩ, biết quản lý, để cho ông ta vào cung quản lý việc tạo dinh, chịu trách nhiệm xây dựng Minh đường, Thiên đường, và đại Phật. Minh đường cao 294 thước, vuông 300 thước, có 3 tầng. Tầng dưới tượng trưng cho 4 mùa; tầng giữa tượng trưng cho 12 con giáp, mặt trên làm cột tròn, ôm vào 9 con rồng; tầng trên tượng trưng cho 24 giờ, cũng làm cột tròn, trên đắp phụng sắt, cao 1 trượng, dùng hoàng kim trang sức, hiệu là Vạn Tượng thần cung. Phía Bắc Minh đường, lại kiến trúc Thiên đường 5 cấp, bên trong dành để chứa tượng Phật lớn. Tượng cao 900 thước, mũi tượng như chiếc thuyền lớn 10 hộc (1 hộc bằng 10 đấu hoặc 5 đấu tùy theo từng thời hỳ), ngón tay út có thể chứa vài chục người ngồi trên đó, bên trong quét sơn, tuyệt vời khác thường. Hoài Nghi sử dụng phí bình thường, tùy ý vào trong cung chi lấy, không bị hạn chế. Ông ta nghĩ ra một kế khéo léo, mỗi tháng mở đại hội, triệu tập thiện nam tín nữ, đại hội trong chùa, thấy có thiếu nữ nhan sắc, liền giữ lại thiền phòng, tùy ý mua vui, làm hư hại không biết bao nhiêu con gái nhà lành. Cứ như thế, dần dần bỏ Võ Hoàng đế qua một bên. Minh đường, Thiên đường và đại Phật xây dựng trong 6 năm mới xong, Hoàng đế mỗi tháng gọi Tiết Hoài Nghi vào 6,7 lần, dần dần ít nhất 2,3 lần, vì có thiếu nữ hành lạc, cuối cùng lại cự tuyệt Võ Hoàng đế gọi vào. Như thế, Hoàng đế bèn lại sủng ái Ngự y Thẩm Nam Trân. Nam Trân khéo vào phòng không để cho mọi người hoài nghi, Võ thị thích hợp cũng vui lòng. Việc này bị Tiết Hoài Nghi biết được, lửa ghen phừng phừng, phẫn nộ nổi lửa đốt Thiên đường và tượng đại Phật xây dựng trong 6 năm. Võ Hoàng đế không nhẫn được, bèn bàn với Thái Bình công chúa, ngầm phái cung nữ khỏe mạnh mai phục, dụ dỗ Tiết Hoài Nghi vào cung, trong Dao Quang điện giết chết ông ta. Bọn tay chân của Tiết Hoài Nghi, cũng bị giết hại tất cả.


Sau khi Tiết Hoài Nghi bị giết, Võ Hoàng đế tự xưng Thiên Sách Kim Luân Đại thánh Hoàng đế, đổi niên hiệu “Thiên Sách vạn tuế”, lễ mừng kéo dài 9 ngày. Tháng 12 năm thứ 2 Thiên Sách vạn tuế, Hoàng đế lấy danh nghĩa Hoàng đế đế quốc Đại Châu, từ Thần đô Lạc Dương đi về Thần nhạc Tung Sơn, tổ chức nghi thức phong thần rất lớn. Lúc này bà đã gần 70 tuổi, đỉnh núi cao khoảng 1600m, đạp lên tuyết trắng xóa, đối mặt với gió lạnh thấu xương, chonngười theo hầu thối lui, một mình trang nghiêm lên đàn tế lễ, trong Thiên vương Thần Phong Sơn là bảo vệ Thần đô Lạc Dương. Cảnh hùng tráng này, lịch sử chưa từng có trong phong thần đại điển của đế vương cổ đại Trung Quốc. Sau 1 tháng làm lễ phong thần ở Tung Sơn, bệnh ngoài buồn trong nối nhau mà đến. Thổ Phiên, Khiết Đan, Đột Quyết nhiều lần vi phạm biên giới, văn thư báo gấp liên tiếp đưa lên. Khi Lưu Tư Lễ - thích sử Cơ Châu tấn công Khiết Đan, lại âm mưu phản đối nữ đế lâm triều. Mùa thu nhiều việc, khiến sức lực Hoàng đế không đủ, vấn đề khó khăn là lập con của Lý thị làm Thái tử hay cháu của Võ thị tiếp thừa, cũng khiến Hoàng đế quá mệt mỏi về tinh thần và thể chất. Lúc này, Thẩm Nam Trân ngự y một thời theo hầu Hoàng đế, vì đến trung niên, thân thể suy yếu mà mất đi sự sủng ái. Vì thế, công chúa Thái Bình con gái yêu vì mẫu hoàng tìm đến anh em Trương Dị, Trương Xương Tông thiếu niên, dáng dấp xinh đẹp, am hiểu âm luật. Xương Tông tuổi chỉ 20, mày mắt thanh tú, thân thể cường tráng. Thái Bình công chúa giới thiệu với mẫu hoàng, và gọi Xương Tông vào cung. Xương Tông xuất hiện trước mặt Võ Hoàng đế, khiến tình cảm trào dâng, ngay cả các cung nữ lớn tuổi trong cung cũng không tự chủ được phải phát ra lời khen. Xương Tông, hầu hạ suốt đêm, khiến Hoàng đế yêu thích vô cùng, Tiết Hoài Nghi, Thẩm Nam Trân trong quá khứ đều không bằng người mới. Trương Xương Tông tuy tuổi nhỏ nhưng dục vọng mạnh, trải qua đêm vui, lo lắng chống đỡ không nổi, bèn xin cho người anh Trương Dị được tiến cử vào. Hoàng đế đồng ý, ngày thứ hai bèn gọi Trương Dị. Công phu qua đêm của Trương Dị quả nhiên đặc biệt hơn so với Xương Tông, nhưng tình cảm dịu hiền khúm núm, còn kém một nước so với người em. Võ Hoàng đế nhận biết sở trường của mỗi người, cách đêm đổi người, giao hoan triệt để. Sau đó bèn phong Trương Xương Tông làm Vân Huy Tướng quân, phong Trương Dị làm Tư Vệ Thiếu khanh, đặc biệt tặng cho anh em họ nhà cửa khang trang, nô tỳ, tài sản trâu ngựa rất nhiều, ngoài ra còn thêm 500 tấm lụa đẹp. Từ đó hai Trương thay phiên nhau vào ngự triều, sủng ái không ai bằng. Ngay cả cha của hai Trương cũng được truy tặng làm Thích sử Tương Châu, mẹ cũng được phong làm Thái phu nhân. Không lâu, Hoàng đế lại tiến giao cho Xương Tông làm Ngân thanh quang lục đại phu, quyền lực của hai Trương không đầy 1 tuần (10 ngày), đã là uy chấn kinh đô. Các anh em Võ và khách Tổ tiên, đều tranh nhau cùng lên cửa yết kiến, rất hâm mộ, thậm chí đích thân vì hai Trương dắt ngựa cầm roi, tôn Trương Dị làm ngũ lang, Xương Tông làm lục lang.


Trong cuộc sống riêng tư, Võ Hoàng đế hết sức nuông chiều hai Trương, xem anh em Trương thị là Bảo Chương, Lâm Phàm trong thần thoại. Nhưng trên chính trị, bà lại công tư phân minh, hoàn toàn tin tưởng vào danh tướng Địch Nhân Kiệt, tất cả chính sự đều giao cho ông ta xử lý. Đặc biệt trong vấn đề sắc lập Hoàng Thái tử, nhiều lần nghe theo ý kiến Địch Nhân Kiệt. Địch Nhân Kiệt ung dung nói với Hoàng đế: “Hoàng đế dãi gió dầm mưa, thân liều gươm đao, để yên thiên hạ, truyền cho con cháu. Đại đế đem hai con ủy thác cho bệ hạ, nay bệ hạ muốn thay đổi tộc của chúng, chẳng phải là ý trời ư! Vả lại cháu và con ai thân hơn? Bệ hạ lập con, thì thiên thu vạn tuế sau này, thay cơm Thái miếu, tiếp thừa vô cùng; lập cháu, thì chưa nghe cháu là Thiên tử mà lễ miếu cô vậy.” Ra sức khuyên bảo Hoàng đế triệu hoàn Lư Lăng Vương. Các trọng thần khác, như Lý Chiêu Đức, Vương Phương Khánh, Vương Cập Thiện v.v…, cũng khuyên Hoàng đế lập con mà không nên lập cháu. Nhưng Hoàng đế ý đã định. Như thế, Võ Hoàng đế sau khi suy nghĩ trăm lần, lặng im và đau khổ đưa ra quyết sách chính thức, tiếp nhận kiến nghị của Địch Nhân Kiệt, làm tiêu tan nỗi băn khoăn đổi lập Ngụy Hoàng Tự cháu của Võ thị, quyết định tiếp theo phục hồi lại Lư Lăng Vương Thái tử trước kia đã bị phế bỏ, lập lại Ngụy Thái tử. Sau khi địa vị Thái tử Lý Hiển được xác lập, Hoàng đế lại lo lắng cháu của Võ thị sẽ gặp tai nạn bị tiêu diệt khi không có bà. Vì thế, Hoàng đế lại gọi Thái tử Lý Hiển, tướng Vương Đán, Thái Bình Công chúa cùng với các vương Võ thị đến, ra lệnh họ thệ ước “Sau khi Hoàng đế mất đi, giữa Thái tử Lý Hiển và tộc Võ thị tuyệt đối không sinh ra tranh chấp gì”. Như thế còn chưa đủ, bà lại ra lệnh cho Thái tử Lý Hiển tuyên đọc văn thệ giữa mọi người tại cung Thông Thiên, hướng đến trời đất triều thần phát thệ, và văn thệ được khắc trên phiếu sắt, cất giữ trong sử quán. Đương nhiên, đây chỉ là một nỗ lực, một hy vọng của Hoàng đế. Trong lòng Hoàng đế cũng rõ, sau khi bà trăm tuổi, con cháu Lý Đường lại nắm quyền, lời thệ ước này cũng có thể không được tuân thủ, bà cũng không thể quản lý được.



Khi Võ Hoàng đế nhận thức, về sau “Đế quốc Đại Châu chỉ có một đời ta”, thì cũng dần dần chán nản đối với chính trị, ít quản lý chính sự, mà chuyển hướng đi tìm những niềm vui tuổi già. Bà ra lệnh cho Tăng nhân Hồ Siêu nghiên cứu bào chế thuốc trường thọ, trải qua 3 năm, hao rất nhiều tiền, cuối cùng thành công. Đây là một loại thuốc tính thanh xuân, sau khi dùng, tính dục tăng mạnh. Bà tuy đã hơn 70 tuổi, nhưng sau khi cùng anh em hai Trương hành lạc, cảm nhận được sự sảng khoái chưa từng có. Hoàng đế đại Ngụy cao hứng, hậu tặng Hồ Siêu, đổi niên hiệu Cửu thị, đại xá thiên hạ. Hoàng đế quả thật giống như tuổi trẻ, tự mình cũng cảm thấy hồi phục sức sống. Vì thế, ở Lạc Dương hầu như mỗi ngày đều phải tổ chức yến tiệc để hai Trương trong lòng Ngụy, Hoàng đế nhiều lần đích thân tham gia. Một lần trong yến tiệc, Võ Tam Tư khoe khoang Trương Xương Tông không thuộc về người đẹp nhân gian, có thể là Hoàng tử Tiên nhân gỉa chuyển thế. Sau khi Hoàng đế nghe được rất cao hứng, đặc biệt nảy sinh suy nghĩ kỳ lạ, ra lệnh căn cứ theo câu chuyện truyền thuyết, chế tạo ra hạc gỗ có bánh xe và áo sợi mẫu hoa văn có hình hạc, để Trương Xương Tông gỉa cưỡi hạc thổi sáo làm Hoàng tử “Thái tử lên Tiên”, và gọi Tống Chi Vấn , Thẩm Toàn Kỳ thi nhân đến theo dõi thi phú. Đồng thời, Hoàng đế ra lệnh lựa chọn càng nhiều thiếu niên anh tuấn, đưa vào Phụng thần phủ để dễ cung phụng. Như thế, trong cung ngoài cung truyền nói rất dữ dội “Nữ đế hoang dâm”, nhanh chóng truyền khắp trong dân gian.



Cuối cùng Hoàng đế tuổi già sắc suy, đối với hai thiếu niên đẹp Xương Tông, Trương Dị mà nói, đương nhiên không thể thỏa mãn. Bên cạnh Hoàng đế có một nữ Thượng quan Nhu Mì (cháu gái của Thượng quan nghi lễ), thi phú hội họa đều rất khéo, tuy đã ngoài 30, chỉ vì vẫn cứ là xử nữ, dáng vẻ đẹp không kém thiếu nữ. Rõ ràng, Thượng quan Nhu Mì có ma lực rất lớn trong mắt Trương Xương Tông. Một hôm, hai Trương và Thượng quan Nhu Mì cùng hầu Hoàng đế dùng cơm, Xương Tông và Nhu Mì lại chăm chú nhìn nhau say đắm. Một đôi tình nhân còn chưa tự biết, mà tuổi già Hoàng đế đã xét thấy. Chỉ thấy Hoàng đế duỗi tay ôm vào, bỗng nhiên một luồng ánh sáng hướng lên đầu Nhu Mì bay đi. May thay Nhu Mì nhanh mắt nghiêng đầu qua một bên, Hoàng đế trợn mắt nhìn họ, sau đó phất tay áo mà đi. Sau sự việc, Nhu Mì bị giam cầm ở lao nữ, hai Trương cũng bị đối xử nhạt nhẽo nhiều giờ. Do hai Trương khóc lóc cầu hòa, dâng hiến nịnh nọt, mới lại được Hoàng đế sủng ái, Nhu Mì cũng chỉ bị xử cắt tóc, tiếp tục giữ lại trong cung. Từ câu chuyện này có thể thấy được, Hoàng thượng tuy già, nhưng sự ghen tuông chưa giảm.


Sau khi danh tướng Địch Nhân Kiệt qua đời, Hoàng đế than thở “Triều đình không còn ai vậy”. Hai Trương bắt đầu can dự triều chính, gặp phải ác cảm của Thái tử, Đại thần và các vương Võ thị. Trên dưới triều đình cùng suy nghĩ “Hoàng đế tuổi đã cao, không bằng sớm nhường ngôi cho Thái tử”. Nội quan Tô An Hằng hai lần dâng sớ, khuyên Hoàng đế “nhường ngôi cho Đông cung, để dưỡng Thánh thể”, Hoàng đế đích thân triệu kiến và tặng thưởng, nhưng lại không xử lý thêm. Khi Quận vương Trọng Nhuận trưởng tử, Quận chúa Vĩnh Thái con gái và Vũ Đình Cơ (trưởng tử của Vũ Thừa Tự) rể của Thái tử Lý Hiển cùng uống rượu, nói đến quan hệ của Tổ mẫu tuổi già và hai Trương, vì bất mãn hai Trương chuyên ngang ngược, ngữ khí rất dữ dội. Lời nói truyền đến tai hai Trương, họ liền thêm dầu thêm mỡ vào và báo đến Hoàng đế. Sau khi Hoàng đế nghe được rất nổi giận, liền ra lệnh cho Thái tử Lý Hiển thẩm vấn xử trí. Thái tử vì bảo toàn địa vị của mình và bảo vệ mạng sống của những người khác trong cả nhà, đành chịu đau ra lệnh trưởng tử, con gái và rể tự sát. Việc này, điểm sai là bức bách phi Hàn thị của Thái tử không sinh đẻ, Hàn thị quyết tâm “quân tử báo thù, 10 năm không muộn”. Đợi Trọng Nhuận chết được 3 năm, khiến Thái tử Lý Hiển, tướng Vương Đán và Thái Bình Công chúa không yên, lo sợ hai Trương còn sẽ báo thù. Vì thế, sau khi 3 anh em bí mật bàn bạc, dâng tấu thỉnh Hoàng đế phong Trương Xương Tông làm vương. Lúc này, hai Trương đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống tuổi già của Hoàng đế, đã có các người của Thái tử khẩn cầu, Hoàng đế liền phong Trương Xương Tông làm Nghiệp Quốc công. Sự việc này làm chấn động thiên hạ, phản đối hai Trương càng thêm dữ dội.


Tháng 11 năm Trường An thứ 4, thành Lạc Dương mưa tuyết nhiều, gió lạnh dữ dội, bệnh tình của Võ Hoàng đế nghiêm trọng, không thấy Tể tướng, cũng không thấy lâm triều, bên cạnh chỉ có hai Trương hầu hạ. Các quan viên văn võ lo lắng Hoàng đế trong bệnh sẽ mê mờ đem quyền lực giao cho hai Trương, quyết định lập kế cách ly hai Trương, giết chết họ. Vì thế, một người tên Dương Nguyên Tự liền ra báo cáo hai Trương âm mưu tạo phản. Hoàng đế biết rõ hai Trương không quay lưng phản mình, nhưng vì thân mình đang bệnh, chỉ có thể giữ hai Trương lại bên thân, mới có thể bảo đảm sự an toàn cho hai thanh niên trẻ này.
Trương Đông Chi Tể tướng tuổi đã 80 và Thôi Huyền Vĩ là Lãnh tụ “Quang phục Đường thất”, quyết định ủng hộ Thái tử Lý Hiển đem binh bức bách Võ Hoàng đế thoái vị. Vì thế, ngày 22 tháng giêng năm Thần Long nguyên niên, Trương Đông Chi, Thôi Huyền Vĩ thống lĩnh 500 quân Vũ Lâm, bước vào Đông cung, ôm Thái tử Lý Hiển lên ngựa, lãnh đạo binh tiến công vào cung Nghênh Tiên nơi Hoàng đế cư ngụ. Hai Trương nghe được bên ngoài có tiếng động, bèn nhanh chóng chạy đến cửa cung nhìn, bị giết chết. Khi Thái tử Lý Hiển đứng trước giường bệnh của Hoàng đế, Hoàng đế giận dữ trách hỏi: “Vốn việc con làm là tốt phải không?” Như vậy ngày 24 tháng 1 năm 705, kết thúc sự thống trị của nữ Hoàng đế trước sau chưa từng có trong lịch sử. Thái tử Lý Hiển lên ngôi lần thứ hai, hiệu là Trung Tông. Võ Hoàng đế được đưa đến cung Thượng Dương tĩnh dưỡng, được tôn phụng là “Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng đế”. Từ đó trở đi, mới bắt đầu xuất hiện hiệu gọi “Tắc Thiên”.



Ngày 26 tháng 11 năm 705, nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên quy tiên, hưởng thọ 82 tuổi. Trước khi lâm chung bà di chiếu “bỏ đế hiệu, gọi Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng hậu”, và dặn chôn chung với Cao Tông Hoàng đế, trước lăng dựng bia không chữ.


Một đời nữ Hoàng đế đổi triều thay thời đại, công tội muôn đời người sau đánh giá. Tuy lịch triều lịch đại công tội của Võ Tắc Thiên đúng sai sánh giá không thống nhất, nhưng bà là nữ Hoàng đế duy nhất ảnh hưởng đến lịch sử Trung Quốc. Từ năm 1988, thành phố Quảng Nguyên tỉnh Tứ Xuyên, mỗi năm vào ngày 1 tháng 9 định làm ngày lễ phụ nữ, để kỷ niệm nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên. Điều này cho thấy, quần chúng nhân dân Trung Quốc không quên bà.
10 Người đàn bà làm chấn động thế giới
Cléopatre
Cléopatre (tt)
Võ Tắc Thiên
Võ Tắc Thiên (B)
Võ Tắc Thiên (C)
Isabella I
Elizabeth I
Catherine II
Catherine II (tt)
Diệp Hách Na La Thi
Clar Chilteking
Marie Curie
Indira Gandhi
Indira Gandhi (tt)
Margaret Thatcher