watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đô đốc Bùi Thị Xuân-2/ Trần Quang Diệu - tác giả Bùi Thụy Đào Nguyên Bùi Thụy Đào Nguyên

Bùi Thụy Đào Nguyên

2/ Trần Quang Diệu

Tác giả: Bùi Thụy Đào Nguyên

2/ Trần Quang Diệu, cũng là một hổ tướng của triều Tây Sơn:

Trần Quang Diệu (1746–1802), người làng Kim Giao, xã Liên Chiểu (nay thuộc xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi). Nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng quê quán của ông ở xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định…(sau đời Trần Quang Diệu, họ Trần dời ra làng Tú Sơn, nay thuộc xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi).

Theo Nguyễn Khắc Thuần trong sách Danh tướng VN tập 3 , tác giả cho biết trong một dịp đi khảo sát tại Đà Nẵng vào năm 1997, ông tìm thấy một ngôi mộ cổ và một bản phổ ý tại ngoại vi thành phố này.Ngôi mộ cổ ấy là của mẹ Trần Quang Diệu và bản phổ ý ấy là của dòng họ này. Cả hai tư liệu này đều nói Diệu là người Quãng Nam, nhưng để khẳng định quê quán của người anh hùng, cần phải khảo sát thêm để tìm thêm những bằng chứng khác nữa.

Theo một số chuyện kể dân gian, trước khi trở thành một trong những vị hổ tướng của Tây Sơn, Trần quang Diệu từng có mối quan hệ khá thân tình với Nguyễn Nhạc. Nên khi ông này dựng cờ khởi nghĩa, Quang Diệu tham gia phong trào Tây Sơn ngay từ đầu .

Năm 1789, ông được Nguyễn Huệ cử làm Đốc trấn Nghệ An, xây dựng thành Phượng Hoàng trung đô. Những năm 1790 - 91,ông chỉ huy các cuộc đánh dẹp lực lượng chống đối do Lê Duy Chỉ cầm đầu. Năm 1792, Quang Trung mất, ông giữ chức Thái phó, là một trong "Tứ trụ ” triều đình để giúp vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản).

Tuy vua mới hay nghe lời gièm pha nhưng vợ chồng ông vẫn tận tình giúp nhà Tây Sơn.Có thể nói thời bấy giờ, ông là chủ tướng quan trọng nhất trong việc đánh dẹp thế lực Nguyễn Ánh.

Năm 1800–1801, ông vây kinh thành Quy Nhơn cũ của vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) vừa mới bị quân Nguyễn Ánh đánh chiếm. Trận vây thành rồi bị cầm chân kéo dài gần một năm ở đây, tạo thời cơ tốt cho Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân rồi bắt sống Quang Toản.( tướng thủ thành của nhà Nguyễn là Võ Tánh tự vẫn chứ không giao thành ). Lực lượng của Nguyễn Ánh sau đó phản công ngày càng ác liệt .Cuối cùng Quang Diệu và vợ con đều bị bắt sống và bị giết.

Theo tự điển Wikipedia tiếng Việt ở đề mục “Trần Quang Diệu”, có ghi một chi tiết:

“Khi Gia Long (tức Nguyễn Ánh) chiêu hàng, Quang Diệu đáp:

“ Trung thần không thờ hai vua, nay tôi bị bắt thì chỉ có tội chết. Nếu nhà vua mới rộng lượng tha cho, như trước đây tôi đã tha cho các tướng ở Qui Nhơn thì tôi sẽ về ở nơi thôn dã, cày ruộng, nộp thuế như người thường dân, chứ nhận chức quan của triều đại mới thì không phải là trượng phu"

Mẹ ông – đã ngoài 80 tuổi – được vua Nguyễn tha chết, còn Quang Diệu thì bị đem làm tội.”

Về cái chết của Trần Quang Diệu, thông tin không thống nhất, nhưng đa phần các sách và trong dân gian đều nói ông bị xử lột da.

Những bậc cao niên nhất trong tộc đã kể rõ rằng, sau khi ông chịu án: bị xử lột da sống, có hai người hầu thân cận đã lén đánh cắp được chỉ một mảnh áo nhỏ dính máu của ông để mang về táng trong “mộ gió”… ( chỉ nghĩ đến thôi, tôi thật sự rùng mình vì phương pháp giết người này.)

III.Vì sao rất nhiều người đã ca ngợi oai danh và tiết tháo của bà?

Trong cuộc đời bà có ba sự kiện quan trọng đã xảy ra, và có thể nói, nhờ chúng mà danh thơm của Bùi Thị Xuân được truyền tụng mãi:

1/ sự kiện liên quan với Bùi Đắc Tuyên:

Bùi Đắc Tuyên người làng Xuân Hòa, huyện Tuy Viễn, cậu ruột của Cảnh Thịnh.
Còn nữ tướng Bùi Thị Xuân thì gọi ông ta bằng chú.

Theo sử sách ghi lại, sau khi vua Quang Trung mất, Cảnh Thịnh lên ngôi.Vì tuổi vua còn nhỏ nên quyền bính đều ở trong tay Bùi Đắc Tuyên.
Bùi Đắc Tuyên là anh của hoàng hậu Bùi Thị Nhạn, nên dù ít học vẫn được làm Thị Lang Bộ Lễ trong triều.Vì được phép vào ra nơi cung cấm, Tuyên thường bày nhiều trò vui để mua lòng thái tử Nguyễn Quang Toản (tức Cảnh Thịnh)
Bởi thế khi được lên ngôi báu, Quang Toản liền đưa Tuyên lên làm thái sư, bất chấp quan chế đã đặt định sẵn.
Trong cung đã có Bùi Thái hậu, ngoài triều lại có lắm đại thần nghiêng theo chiều gió như Ngô Văn Sở, Phạm Công Hưng, nên thế lực của Tuyên rất vững mạnh.

Vì vậy,Tuyên mỗi ngày một thêm lộng hành. Các đại thần không về cánh với Tuyên, kẻ thì bị Tuyên tìm cớ giáng chức, cách chức hoặc bị đưa đi trấn thủ nơi xa xôi.

Năm 1795, Tuyên bị Võ Văn Dũng giết. Bấy giờ có nhiều người nghi ngại Bùi Thị Xuân, vì bà là cháu ruột của Tuyên. Nhưng khác với gì xầm xì, bà đã không hề thù oán người giết chú ruột mình, cũng như lợi dụng sự rối ren đó mà đi theo đối phương hay tìm nơi cát cứ…

2/ Bùi thị Xuân và trận chiến đấu oanh liệt cuối cùng, hòng cứu vãn vương triều Tây sơn:

Tóm tắt theo sử sách, bà Bùi Thị Xuân cưỡi voi liều chết đánh lũy Trấn Ninh, nơi Nguyễn Ánh đang cố thủ, từ sáng đến chiều, máu và mồ hôi ướt đẫm áo giáp. Rồi bà còn giành lấy dùi tự tay thúc trống liên hồi. Lúc bấy giờ Nguyễn vương cùng tướng tá đã hốt hoảng vội chia quân vượt sông Linh Giang đánh bọc hậu hòng mở đường máu thoát thân.

Nào ngờ vua Cảnh Thịnh nhát gan thấy quân Nguyễn tràn qua nhiều, tưởng nguy khốn liền cho lui binh.Ngay lúc đó bà cũng nhận được tin Nguyễn Văn Trương phá tan thủy binh của Tây Sơn ở cửa biển Nhật Lệ (Quảng Bình) cướp được hầu hết tàu thuyền và tướng giữ cửa Nguyễn Văn Kiên cũng đã đầu hàng .

Trước tình thế đang thắng thành bại này đội quân của bà bỏ cả vũ khí, đạn dược để tháo chạy …
Đây có thể nói là trận chiến đấu oanh liệt cuối cùng của bà để hòng cứu vãn tình thế.
Nhưng ngờ đâu nhà Tây sơn, sau trận này thêm trượt dài trên đà suy vong, không sao gượng lại được nữa…

Trong bài thơ dài Bùi phu nhân ca của danh sĩ Nguyễn Trọng Trì (1853-1922) có đoạn rằng:
Xuân hàn lãnh khí như tiễn đao
Xuân phong xuy huyết nhiễm chinh bào
Hoàng hôn thành dốc bi già động
Hữu nhân diện tỷ phù dung kiều
Phu cổ trợ chiến Lương Hồng Ngọc
Mộc Lan tòng quân Hoàng Hà Khúc
Thùy ngôn cân quắc bất như nhân ?
Dĩ cổ phương kim tam đinh túc

Nghĩa là:
Khí xuân lạnh như khí lạnh nơi lưỡi dao bén thoát ra.
Gió xuân thổi máu bay đẫm tấm chinh bào
Nơi góc thành tiếng tù và lay động bóng hoàng hôn
Có người dung nhan kiều diễm như đóa hoa phù dung
Thật chẳng khác Lương Hồng Ngọc đánh trống trợ chiến cho ba quân.
Và nàng Mộc Lan xông trận nơi sông Hoàng Hà
Ai bảo khăn yếm không bằng người ?
Từ xưa đến nay vững vàng thế ba chân vạc.

3.Cuộc đối đáp ngang ngửa giữa kẻ thắng, người thua và cái chết hết sức hiên ngang của nữ tướng họ Bùi :

Khi nghe bà bị bắt, Nguyễn Ánh sai người đem đến trước mặt hỏi giọng đắc chí: Ta và Nguyễn Huệ ai hơn?

Bà trả lời: Chúa công ta; tay kiếm tay cờ mà làm nên sự nghiệp. Trong khi nhà người đi cầu viện ngoại bang, hết Xiêm đến Tàu làm tan nát cả sơn hà, cùng đều bị chúa công ta đánh cho không còn manh giáp. Đem so với Chúa công ta, nhà ngươi chẳng qua là ao trời nước vũng .

Ánh gằn giọng: Người có tài sao không giữ nổi ngai vàng cho Cảnh Thịnh?

Bà đáp: Nếu có một nữ tướng như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không để lạnh. Nhà ngươi khó mà đặt chân được tới đất Bắc hà…

Thế rồi vào ngày 6 tháng 11 năm Nhâm tuất (20-11-1802, các sách ghi không đồng nhất, có sách ghi là 2/ 11, có sách ghi là 30/11), vua tôi nhà Tây Sơn trong đó có Bùi Thị Xuân cùng chồng con bị đưa ra pháp trường tại Phú Xuân.Chồng bà bị xử tội lột da, còn bà cùng con gái độc nhất 15 tuổi tên Trần Bích Xuân bị xử voi giày (bãi chém An Hoà, ngoại ô Huế,ở đó khoảng 200 tướng lĩnh của nhà Tây Sơn đã hiên ngang ra pháp trường )

Theo tư liệu của một giáo sĩ phương Tây De La Bissachère viết năm 1807- người có dịp chứng kiến - đã miêu tả buổi hành hình được tóm lược như sau:

“Đứa con gái trẻ của bà ( Bùi Thị Xuân) bị lột hết y phục. Một thớt voi từ từ tiến đến .Cô gái biến sắc rồi mặt trắng bệch như tờ giấy.Nàng ngoảnh nhìn mẹ, kêu thất thanh. Bà Xuân nghiêm mặt trách : Con phải chết anh dũng để xứng đáng là con của ta !…

Đến lượt bà, nhờ lớp vải ở bên trong quấn kín thân thể, nên tránh khỏi sự lõa lồ. Và bà rất bình thản bước lại trước đầu voi hét một tiếng thật lớn khiến voi giật mình lùi lại. Bọn lính phải vội vàng bắn hỏa pháo,đâm cây nhọn sau đít con vật để nó trở nên hung tợn, chạy bổ tới, giơ vòi quấn lấy bà tung lên trời…

Nhưng trái với lệ thường, nó không chà đạp phạm nhân như mọi bận mà bỏ chạy vòng quanh pháp trường, rống lên những tiếng đầy sợ hãi khiến hàng vạn người xem hoảng hốt theo”… ( Theo T hiên Nam nhân vật chí , bà bị xử lăng trì, thi hài bị thiêu rụi…)
Đô đốc Bùi Thị Xuân
Nỗi ngậm ngùi bên cửa Nhật Lệ
2/ Trần Quang Diệu
IV.Giới thiệu một thơ, một văn ca ngợi Bùi nữ tướng: