watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Phan Thanh Giản-Phần I - tác giả Bùi Thụy Đào Nguyên Bùi Thụy Đào Nguyên

Bùi Thụy Đào Nguyên

Phần I

Tác giả: Bùi Thụy Đào Nguyên

"Lá cờ ba sắc không thể phấp phới bay trên một thành lũy mà nơi ấy Phan Thanh Giản còn sống".Phan Thanh Giản

Đời ai chẳng có mối sầu
Trăm năm âu cũng bể dâu phận người
Thoáng qua bao cuộc đổi dời,
Nay xin thuật lại đôi lời khó thay
Tần ngần nắm bút trên tay
Thở dài..nhớ chuyện những ngày đã qua…

I.Tiểu sử sơ lược:

Phan Thanh Giản tự là Tĩnh Bá, Đạm Như, hiệu là Ước Phu, Lương Khê, biệt hiệu Mai Xuyên, sinh ngày 12-10 năm Bính Thìn (11/11/1796), tại thôn An Hòa, làng Tân Thạnh, huyện Vĩnh Bình phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thạnh, nay làng Bảo Thạnh, thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Ông xuất thân trong một gia đình nghèo khổ.Tương truyền, tổ phụ ông là Phan Thanh Tập, gốc người Minh hương, vì không tùng phục nhà Mãn Thanh, nên di cư sang Việt Nam, đến ở phủ Hoài Nhân (Bình Định). Nơi đây ông cưới một người vợ bản xứ tên Huỳnh Thị Học, sinh được một trai tên là Phan Thanh Ngạn.

Năm Tân Mão (1771), ông Ngạn dẫn dắt gia đình vào Nam định cư tại Thang Trông (Định Tường), sau dời về Mân Thích, thuộc trấn Vĩnh Thanh, tỉnh Vĩnh Long.

Rồi lại bồng chống đến ở Bảo an, phủ Hoằng Trị, cũng thuộc tỉnh Vĩnh Long.Cuối cùng mới định cư hẳn ở quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Nơi này, ông Ngạn cưới người vợ tên Lâm Thị Bút, sinh được một trai là Phan Thanh Giản. Năm ông lên 7(1802), mẹ qua đời; cha cưới bà Trần Thị Dưỡng để có người chăm sóc con. May mắn thay, ông không những được mẹ kế hết mực thương yêu mà còn cho ông đi học với vị sư Nguyễn Văn Noa ở chùa làng Phú Ngãi.

Năm 1815, vì sự cáo gian của kẻ có thù riêng với gia đình, cha Phan Thanh Giản lúc ấy đang làm Thủ hạp, là một viên chức nhỏ, phải ngồi tù oan uổng.
Nóng lòng vì cha bị hàm oan, ông đệ đơn lên quan Hiệp Trấn Lương ở Vĩnh Long xin được thay cha vào tù.Dù không thể giúp được gì, nhưng quan lớn này rất cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của chàng trai 20 tuổi, nên lựa lời an ủi và giúp ông phương tiện ở lại gần nơi cha bị giam cầm, để vừa trao giồi kinh sử, vừa có cơ hội thăm cha mỗi ngày…
Sau ngày cha được mãn tù, nghe lời quan Hiệp Trấn và được cha đồng ý, Phan Thanh Giản vẫn ở lại Vĩnh Long để tiếp tục học và chờ đợi khoa thi. Tại đây, ông cũng gặp thêm được một tấm lòng rất đáng quí khác đã giúp ông nhiều thứ như tiền bạc, thức ăn, áo mặc…Đó là người đàn bà tên Ân!

Điểm qua quãng đời làm quan của ông:

Năm 1825, ông đậu Cử nhân khoa Ất Dậu. Sau đó một năm, ông đậu đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa Bính Tuất niên hiệu Minh Mệnh thứ 7 (1826), vào năm 30 tuổi. Ông là người đậu Tiến sĩ đầu tiên ở Nam bộ.

Trước sau ông từng giữ các chức vụ quan trọng như Thượng thư Bộ Lễ, Bộ Hình, Bộ Hộ, làm Hiệp biện Đại học sĩ, làm quan trải qua 3 đời vua: Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức (từ 1826 đến 1867).
Ông từng được cử đi sứ Trung Quốc, Indonesia, Singapore, Pháp, Tây Ban Nha.

Để bài soạn được gọn, ở đây tôi chỉ ghi lại 7 lần ông bị trách phạt, bị giáng chức:

Khoảng năm 1931 ông làm Hiệp trấn Quảng Nam và bị giáng (lần thứ nhất) làm Tiền quân hiệu lực vì bị thua trận trong khi được phái đi dẹp loạn Cao Gồng ở Chiên Đàn ( cuộc nổi dậy của các dân tộc ít người ở phía Bắc tỉnh Quảng Nam).

Năm 1836, do can gián vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá tuần thú Quảng Nam, từ hàm tòng nhị phẩm ông bị giáng (lần thứ 2) xuống chánh lục phẩm, làm một chức quan chuyên lo việc quét dọn bàn ghế trong công đường.

Ông bị giáng (lần thứ 3) năm 1838 xuống làm Lang trung biện lý hộ vụ, vì sơ ý để thuộc viên bỏ sót, không áp kiềm (ấn, triện) vào một tờ sớ tấu đã được vua bút phê.
Năm 1839, từ Thái Nguyên ông được triệu về triều lãnh chức Thông chánh phó sứ rồi thăng lên Thị lang bộ Hộ, nhưng sau đó lại bị giáng (lần thứ 4), vì bị Minh Mạng cho là có "tư tưởng bè phái" việc ông không ký vào bản án của Cơ mật viện quy Vương Hữu Quang tổng đốc Bình Định (Ông và người này là người cùng làng), do tội vô đạo phải trảm thủ vì đã dám dâng sớ can ngăn vua hay xem hát bội và xin huỷ bỏ bản tuồng Lôi Phong Tháp (mặc dù sau đó, vua Minh Mạng vẫn tha tội cho Tổng đốc Vương Hữu Quang và ra lệnh đốt bỏ bản tuồng).

Từ Thông chánh phó sứ ông lại bị giáng (lần thứ 5) một cấp, vì là Phó chủ khảo của trường Thừa Thiên khoa thi năm đó, đã để lọt bài phú của cử nhân Mai Trúc Tùng (mắc lỗi trùng vận)

Lần thứ 6 xảy ra vào năm Tự Đức thứ 15 (1862), cùng với Lâm Duy Hiệp, các ông đã thất bại trong việc thương lượng với thực dân Pháp; phải mất 3 tỉnh miền Đông Nam bộ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường &đảo Côn Lôn tức Côn Đảo), bồi thường cho giặc 4 triệu đồng chiến phí. Hòa ước Nhâm Tuất ngày 05-06-1862 tại Sài Gòn

Lần thứ 7,vào năm 1868 tức là 1 năm sau ngày ông tự xử vì đã để mất luôn 3 tỉnh miền Tây; vua Tự Đức đã hạ lệnh xử án trảm giam hậu, tước hết mọi chức hàm và cho đục bỏ tên ông ở bia Tiến sĩ (tháng 11-1868).






Trong sách Việt Sử giai thoại tập 8 , nxb Giáo Dục, năm 1998; ông Nguyễn Khắc Thuần có bình phẩm những lần bị cho là lầm lỗi này như sau:

Bảy lần bị trách phạt, trước sau mức độ tuy có khác nhau nhưng lỗi của Phan Thanh Giản thì gần như chỉ có một, ấy là sự bất cẩn.

Thường dân bất cẩn thì hại nhà, hại xóm. Làm quan mà bất cẩn thì hại nước, hại dân…Sau lần thứ 7, Phan Thanh Giản chẳng còn có thể chuộc lại lỗi lầm ( ý nói ông Giản đã tự quyên sinh, người soạn viết thêm), thế mới biết, sự cẩn trọng lúc sinh thời cần thiết biết bao …

Điểm lại, lỗi đầu tiên: thua trận, cũng dễ hiểu thôi vì ông là quan văn mà.Lỗi thứ 6 & 7 là chủ đề chính của bài soạn này, sẽ nói sau. Còn mấy lần khác, tôi thấy lỗi chẳng có gì để quá quang trọng vấn đề.

Chúng ta nên nhớ, Phan Thanh Giản là viên quan người miền Nam được vua tín nhiệm, giao cho trọng trách lớn, chắc gì ông không bị ghen tị; và đối với phe “ chủ chiến”, ông còn là cái gai trong mắt họ; nên chỉ vịn vào bấy nhiêu rồi qui cho ông là người làm việc“bất cẩn” thì có hơi quá chăng?

Thêm nữa, trong dân gian và trong nhiều sử liệu đa phần đều khen ngợi ông là người tính cương trực, khẳng khái, hiếu nghĩa, thanh liêm, rất đáng kính phục.

Ngay cả vua Tự Đức cũng đã 2 lần khen ngợi ông là : "Liêm, Bình,Cần, Cán" được khắc trên kim khánh vào năm 1852; là "thanh liêm, cẩn thận" vào năm 1856. ( theo Đại Nam chính biên liệt truyện, t.4. Huế 1993, tr.37-42 ).
Và nếu ông là người làm việc thường tắc trách, thì làm gì có chuyện ông bị giáng rồi mau chóng phục hồi phẩm chức, để lại tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ quan trọng khác.

Ngoài cuộc đời làm quan, Phan Thanh Giản còn là một nhà văn với nhiều tác phẩm có giá trị :

· Lương Khê thi thảo
· Lương Khê văn thảo
· Sứ Thanh thi tập
· Tây phù nhật kí
· Ước Phu thi tập
· Tích Ung canh ca hội tập
· Sứ trình thi tập
· Việt sử thông giám cương mục (Chủ biên)
· Minh Mạng chính yếu (Chủ biên).

Nhận xét chung, trong thơ văn của Phan Thanh Giản, chúng ta tìm thấy những tình cảm dạt dào, lời lẽ trang trọng, một tâm hồn trung hậu và nhất là cảm xúc hết sức chân thành.

Ở đấy, ông cũng không hay dùng lối sáo ngữ, chỉ cốt lấy sự giản dị, thành thật làm tiêu chuẩn để biểu lộ tấm lòng của một bậc quân tử theo đạo Nho…
Trích một bài để minh họa:

Giã vợ nhà đi làm quan

Từ thuở vương xe mối chỉ hồng
Lòng này ghi tạc có non sông
Đường mây, cười tớ ham giông ruổi,
Trướng liễu, thương ai chịu lạnh lùng
Ơn nước, nợ trai đành nổi bận,
Cha già, nhà khó cậy nhau cùng
Mấy lời nhắn nhủ khi lâm biệt,
Rằng nhớ rằng quên, lòng hỏi lòng?


-Ảnh bên trên là ảnh chụp Phan Thanh Giản tại Paris năm 1863, nhân dịp ông cầm đầu sứ bộ sang Pháp để xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ.
Phan Thanh Giản
Phần I
Phần II
Phần III