Hồi 23
Tác giả: Cổ Long
Thực ra, trong đầu óc của Thiết Trung Đường đâu chỉ có hai công việc.
Ma thúc của chàng đang ở trong tay của Phong Cửu U ? Sự an nguy của sư môn bây giờ như thế nào ? Rốt lại ân cừu của Đại Kỳ môn còn bí mật nào nữa không ?
Tất cả những vấn đề này. Thiết Trung Đường đều phải tìm cho ra. Thậm chí có khi chàng có cảm tưởng không thể kéo dài thêm một phút. Trong mấy vấn đề này, đầu tiên là phải tìm cho ra Phong Cửu U và Ma thúc. Còn như vấn đề sau cùng, chàng vẫn còn nhớ trước khi chết phu nhân đã nói với Châu Tháo:
“Những bí ẩn về ân oán của Đại Kỳ môn chỉ có phụ thân của con mới biết rõ, phụ thân của con vẫn chưa chết.” Dạ Đế tuy vẫn còn sống, nhưng bây giờ ở đâu ? Có người nào biết ?
Còn mấy thiếu phụ áo đen sao lại ra tay giúp chàng, lại còn căn dặn Thiết Trung Đường tới đảo Thường Xuân. Châu phu nhân muốn chàng hoàn thành ba việc, một trong ba việc này là tìm cho ra thiếu nữ chột mắt từng lo cơm nước cho phu nhân. Bây giờ thì tất cả các thiếu nữ đều bị bốn thiếu phụ áo đen mang về đảo Thường Xuân. Có lẽ chàng phải tới ngay đảo Thường Xuân, biết đâu lại tìm ra tung tích và chỗ ở của Phong Cửu U và Dạ Đế.
Qúa nhiều vấn đề, nhiều câu hỏi cứ quay cuồng trong đầu óc Thiết Trung Đường.
Nhưng chỉ cần trong một lát chàng đã đi đến quyết định ! Bất luận như thế nào, trước hết là phải tới đảo Thường Xuân.
Ánh nắng tịch dương chưa tắt hẳn, những tia nắng cuối cùng còn vương lại trên đỉnh non cao. Thiết Trung Đường ngồi trên tảng đá xanh dưới chân núi. Cũng tảng đá này, khi chàng bắt đầu lên núi, chàng cũng ngồi trên đó. Thiết Trung Đường ngồi lặng lẽ, đôi mắt chàng nhìn về phía chân trời xa, ý tưởng đầu tiên khởi dậy trong đầu óc Thiết Trung Đường là đạo Thường Xuân tọa lạc nơi nào. Dĩ nhiên là chàng không biết.
Rốt lại trong giới giang hồ có ai biết ốc đảo này không. Tất cả những điều đó đang ở ngoài tầm tay của Trung Đường. Chàng tự nghĩ:
“Từ cái tên cũng có thể cho mình biết, đã là ốc đảo thì phải ở ngoài biển.!” Vừa nghĩ đến đó, Thiết Trung Đường liền xốc lại áo quần hướng về phía đông mà đị” Nhưng khi tới được bờ biển, chàng đã tìm đến những ngư phủ quanh năm sống với nghề đánh cá để dò hỏi, nhưng chẳng có một người nào biết đến ba chữ Thường Xuân đảo.
Có một ngư phủ gương mặt phong sương cho biết:
- Lão hủ đã sống tại đây suốt năm mươi năm qua, quả như trong vùng biển này có một ốc đảo như thế mà lão hủ này không biết thì quá vô lý.
Thiết Trung Đường nghe tiếng nói của lão ngư phủ ra bề tự phụ nhưng cũng có lý, chàng chỉ còn than thở :
- Theo sự hiểu biết của cụ thì trên vùng biển này không có đảo Thường Xuân ?
Lão ngư phủ tươi cười:
- Thiếu gia nói đúng đấy.
Thiết Trung Đường cứ dò hỏi mất cả hai ngày rồi nhưng vẫn không có kết quả gì chỉ có điều là quần áo chàng đã vương mùi nước biển.
Thiết Trung Đường buồn vô hạn, suy đi nghĩ lại vẫn vô kế khả thi, bây giờ chỉ còn trở lại hướng tây nữa thôi. Chưa hết một ngày thì Thiết Trung Đường đã đến Lao Sơn, nơi chàng đặt chân đến là Mặc Thành.
Trải qua một ngày dài, bây giờ Thiết Trung Đường tìm vào quán nghỉ chân.
Chàng vừa ăn xong một tô miến, chợt nghe có tiếng:
- Thánh cô nương lại đi qua đây, chúng ta hãy mau ra đón.
Hơn một nửa bồi bàn đều chạy ra, lại có ai nắm áo Thiết Trung Đường nói:
- Thánh cô nương tới, tại sao vẫn chưa quì xuống ?
Chàng tự nghĩ không nên dùng sức mạnh chống đối nên chàng cũng quì.
Một lát sau, nghe ngoài đường có tiếng hoan hô:
- Thánh cô … thánh cô … Có sáu bảy thiếu phụ mặc áo đen chấm đất, đầu cũng trùm khăn đen che mặt.
Họ đi tới trong tiếng hoan hô của dân chúng.
Dáng đi của họ cũng hết sức lạ kỳ, hông không động đậy, hai tay không cử động, hai chân của họ di động trong chiếc trường bào nhưng họ đi rất nhanh, mới nhìn cứ tưởng là họ đang đi di chuyển theo gió.
Vừa thấy họ, Thiết Trung Đường rất mừng ! Nếu đây không phải là những sứ giả của Nhựt Hậu thì còn ai ? Chỉ có điều dáng dấp của mấy thiếu phụ này không giống với mấy thiếu phụ áo đen trong đại sảnh của Châu Tháo. Thiết Trung Đường thầm nghĩ:
“Bất luận họ là ai, chỉ cần họ đi về đảo Thường Xuân thì mình cứ lần theo họ là được rồi.” Phía sau mấy thiếu phụ này là một cỗ xe lớn, chung quanh đều có rèm phủ kín gió cũng không lọt vào được.
Khi ấy, người đã kéo chàng quì xuống cho biết:
- Huynh đài không biết đó thôi, các thánh cô nương rất có từ tâm lại còn có pháp lực vô biên.
Thiết Trung Đường thấy bà con hớn hở như ngày hội lớn, đủ biết rằng những người dân chất phác này đã xem họ như thần tiên, nên mới tỏ ra cung kính như vậy.
Người ta đã xưng tán họ hết lời, chắc chắn mấy thiếu phụ này đã thực hiện rất nhiều việc tốt. Dù sao thì Thiết Trung Đường cũng rất vui mừng. Trong lúc ấy thì các thiếu phụ đã tới đường lộ, nhưng vẫn không thấy một thiếu phụ nào nhìn qua nhìn lại mà hình như họ đang chánh niệm. Mắt nhìn xuống mũi, mũi quán đến tâm, từng bước đi thong thả, đều đặn.
Thấy mọi người đứng dậy, Thiết Trung Đường cũng đứng dậy đuổi theo mấy thiếu phụ áo đen. Lúc ấy trời đã nhá nhem, chàng không để lộ một hành động nào để cho người khác chú ý. Nhưng chàng cũng không dám đi quá gần và quá nhanh. Chàng chợt thấy thiếu phụ áo đen đi sau cùng dừng bước quay đầu nhìn.
Thấy vậy, Thiết Trung Đường giật mình.
“Hay là mình đã bị lộ tung tích nên họ phát giác ra rồi” Chàng không muốn gây gỗ với thiếu phụ áo đen nên chàng chỉ lách mình tránh.
Không ngờ người thiếu phụ này đứng nơi chỗ bóng tối rồi vẫy tay gọi chàng.
Thiết Trung Đường biết rằng dù muốn tránh cũng không được, chỉ còn chường mặt ra mà thôi.
Người thiếu phụ áo đen nói nho nhỏ:
- Hãy đến đó !
Thiếu phụ di động đến sau một cây cổ thụ.
Thiết Trung Đường lấy làm kỳ. Chàng tự nhủ:
“Nếu bảo rằng thiếu phụ này vừa đi qua trước mắt chàng cùng với mấy người khác. Vì sao chỉ có người này trông có điều bí ẩn ? Còn nếu người thiếu phụ này không phải một bọn với mấy người kia thì tại sao lại biết mình ?” Trong lòng Thiết Trung Đường tuy đang nghi ngờ nhưng chân tay chàng vẫn cứ bước tới. Thiếu phụ áo đen nói dịu dàng:
- Tới chút nữa.
Thiết Trung Đường do dự hỏi:
- Có điều gì xin tiền bối chỉ giáo, tại hạ.. Bỗng nhiên thiếu phụ mỉm cười.
- Ngươi không nghe rõ giọng nói của ta sao ?
Vừa nghe xong, Thiết Trung Đường vội gọi:
- Ôn Đại Đại !
Thiếu phụ đáp:
- Đúng !
Đại Đại đưa cánh tay trắng như ngọc lấy chiếc khăn che mặt xuống, dung nhan của Đại Đại vẫn tươi như hoa. Thiết Trung Đường vội hỏi:
- Cô nương, tại sao cô nương lại cùng đi với họ ?
Chàng hỏi tiếp:
- Hiện giờ Vân tam đệ như thế nào ?
Nhìn đôi mắt của Ôn Đại Đại như thoáng nét u oán, nàng than thở:
- Câu chuyện rất dài, tiện thiếp chỉ xin nói đơn giản mà thôi.
- Vết thương của tam đệ đã lành chưa ?
- Chẳng những vết thương đã lành mà võ công cũng tiến bộ hơn nhiều.
- Ai … ai đã cứu tam đệ ?
Đại Đại đáp gọn:
- Vô Sắc đại sư !
Thiết Trung Đường mừng quá:
- Chưởng môn của Thiếu Lâm ? Xem ra duyên phước của tam đệ không mỏng, không ngờ tam đệ lại lọt vào mắt của Vô Sắc đại sư.
Đại sư Vô Sắc của Thiếu Lâm là một bậc thần tăng đương thời. Rất được giới võ lâm trọng vọng, rất ít người được gặp mặt ngài.
Hơn mười năm nay hầu như trong giang hồ không có ai được gặp ngài. Nhưng Thiết Trung Đường lại nghe chính tay người trị thương cho Vân Tranh nên không giấu được niềm vui.
Ôn Đại Đại nói:
- Ngày ấy thiếp trăm ngàn gian khổ, đã đưa Vân Tranh ra khỏi địa đạo. Sau đó, thiếp nghe theo lời các hạ mang chàng đến Thiếu Lâm tự.
Thiết Trung Đường ngạc nhiên hỏi:
- Thiếu Lâm tự là nơi nghiêm mật. Tại hạ cũng không biết nhờ đâu mà cô nương vào được mà lại được diện kiến Vô Sắc đại sư.
Ôn Đại Đại cười chua xót:
- Các hạ đừng nghĩ do thiếp vào được. Dù sao thiếp cũng phải tìm cách để vào gặp cho được Vô Sắc đại sư nhờ ngài chữa vết thương cho Vân Tranh.
Thiết Trung Đường thấy nụ cười của Đại Đại rất đau khổ, chàng biết rằng trong vụ việc này đã trải qua nhiều gian khó. Con đường dẫn đến gặp phương trượng tuy rất bình thản nhưng sự thật thì còn khó hơn vượt trăm sông ngàn núi. Đại Đại đã không muốn kể thì chàng cũng không hỏi thêm. Nhưng Thiết Trung Đường nghĩ rằng, đoạn đường này ngoài Ôn Đại Đại thì cũng khó có người vượt qua được.
Nguyên do, ngày ấy khi Đại Đại bế Vân Tranh đến Thiếu Lâm tự thì đã đuối sức.
Nàng quyết một lòng xin được diện kiến vị trưởng lão Thiếu Lâm nhưng bị tri khách chặn lại phía ngoài cửa. Đại Đại nhìn vào hai cánh cửa Thiếu Lâm tự đang đóng kín, dù ai đó có gan bằng trời cũng không dám vượt qua, nên nàng chỉ còn biết quì trước cửa van xin.
Đại Đại đã quì như vậy hết nửa đêm, tiếng khóc của nàng như tắc nghẹn nhưng vẫn không có ai đoái hoài.
Đây không phải xuất phát từ lòng ác độc của kẻ xuất gia, nhưng chỉ vì thanh danh của Thiếu Lâm tự rất lớn đối với giang hồ. Đã trải qua hàng bao nhiêu người đến cầu mong được che chở. Người thì tìm đến xin học đạo, nếu Thiếu Lâm tự cứ nghe ai đến cũng đón tiếp thì thời gian đâu mà có đủ. Phương chi, trong số những người tìm đến cũng có lắm kẻ đại gian đại ác gặp phải cùng đường cũng tìm đến che chở. Còn có không ít người giả vờ bệnh hoạn đến xin chữa trị, thực ra là họ cố tìm lý do để vào chùa học lén võ công. Nếu như Thiếu Lâm tự bất cứ ai cũng tiếp nhận thì hóa ra chốn Phật môn thanh tịnh đã biến thành nơi ô trọc.
Chính vì vậy, Thiếu Lâm tự mới lập ra môn qui, nếu không có người giới thiệu hoặc trực tiếp dẫn đến, hoặc là những hiệp sĩ nổi tiếng trong giang hồ thì đừng nghĩ đến chuyện được vào chùa, dù chỉ một bước.
Riêng Ôn Đại Đại đã không có ai tiến dẫn lại không tiếng tăm trong giang hồ, bây giờ bị chặn lại ngoài cửa thì cũng là điều hiển nhiên.
Trong lúc ấy, Đại Đại cũng không biết may hay rủi, nàng nghe có tiếng gió nhẹ Ở phía sau, không biết một lão nhân áo tím đã có mặt tự hồi nào.
Lão nhân này thân hình rất cao lớn, nhưng khi đến nàng chỉ nghe có tiếng gió rất nhẹ. Nhìn lão nhân chẳng khác gì là vị thần tiên.
Với đôi mày rậm, dưới cầm phất phơ chòm râu bạc, lão nhìn Đại Đại rồi hỏi:
- Tiểu cô nương! Vì sao cô lại khóc.
Tiếng nói của lão nhân như tiếng sấm rền. Đại Đại nhìn dáng dấp của lão rồi nghe tiếng nói, nàng giật mình nhưng xem ra lão nhân không biểu lộ ác ý nên nàng thuật lại đầu đuôi câu chuyện.
Nghe xong, lão nhân áo tím cười ha hả:
- Cô nương muốn gặp Vô Sắc hòa thượng thì cũng không khó gì, nhưng xưa nay mỗ chưa từng giúp bất cứ ai. Trừ phi sau khi được việc phải có lễ trọng thưởng, đền đáp.
- Tiện nữ không có vật gì đang quí cả, duy chỉ có một số vàng bạc mà thôi.
- Vàng bạc mỗ đây từng thấy nhiều rồi, nếu như mỗ ra tay giúp đỡ, cô nương sẽ nghĩ là mỗ vì đồng tiền ?
- Nhưng ngoài vàng bạc, tiện nữ không có vật gì khả dĩ để tương tạ tiền bối.
- Thế thì cô nưong cứ tiếp tục quì đó !
Nói xong lão nhân áo tím phất tay áo cất bước.
Đại Đại nhìn thương thế của Vân Tranh càng lúc càng nặng. Nàng biết rõ nếu không sớm được cứu chữa thì có thể không còn kịp. Nghĩ đến đó, Đại Đại buộc miệng gọi:
- Tiền bối, xin tiền bối dừng chân.
Lão nhân áo tím quay đầu lại hỏi:
- Cô nương đã tìm ra lễ vật để tạ ta rồi sao !
Đại Đại đáp ngay:
- Đúng như vậy ?
- Vật gì ?
- Chính là thân của tiện nữ.
Lão nhân áo tím ngửa mặt cười ha hả:
- Không lầm ! Không lầm ! Nếu mỗ không muốn cô nương nói ra điều đó thì công sức đâu mà cứ đứng đây lời qua tiếng lại. Tuy cô nương nói ra hơi trễ, nhưng kể ra cô nương cũng thông minh nên rồi cũng nói ra điều đó.
Chợt lão nhân ngưng tiếng cười nói lớn:
- Nhưng điều đó là do cô nương tự nguyện nói ra chứ mỗ đây không hề có ý bức bách cô nương.
- Nếu như tiền bối không đưa vào được thì biết làm sao đây ?
Khi nói điều này, sắc mặt của Đại Đại vẫn trầm tĩnh, đôi mắt nàng khi tỏa ra tia nhìn rất nhiệt tình, lòng nàng như đã quyết:
- Nếu mỗ không tiến dẫn được thì mỗ lấy bộ não này giao cho cô nương.
- Dẫu tiền bối chịu tiến dẫn nhưng bây giờ vẫn chưa vào được… Lão nhân áo tím nói:
- Mỗ biết rằng cô nương muốn ở lại chăm sóc cái tên tiểu tử nửa sống nửa chết ấy thêm mấy ngày nữa chứ gì ?
Đại Đại tỏ ý:
- Không phải chỉ mấy ngày mà là mấy chục ngày.
Lão nhân áo tím lại cười ha hả:
- Quả là một thiếu nữ lợi hại, mỗ gia đây chưa hề gặp người nào như cô nương.
Thôi được! Để cho cô nương bốn mươi ngày. Sau bốn mươi ngày thì thân thể cô nương thuộc về mỗ.
Ôn Đại Đại lại nói lý sự:
- Còn trái tim thì của tiện nữ.
Lão nhân áo tím hỏi:
- Bao nhiêu tiền để đổi lấy trái tim của cô nương ?
- Đổi tính mạng của tiền bối !
Nghe xong, lão nhân áo tím phóng lên cười khoái chí:
- Được, được! Không ngờ trong lúc mỗ còn sống mà lại gặp được một thiếu nữ như cô nương, tiếc rằng mỗ không được gặp sớm hơn.
Ôn Đại Đại nói:
- Nếu sớm hơn ít ngày thì tiền bối dù có gặp cũng như không.
Ý của Đại Đại muốn nói với lão nhân nếu trước đây dù lão có gặp thì cũng không có điều gì cần đến lão. Tại sao tiền bối lại muốn được thân thể của tiện nữ ?
Lão nhân áo tím cười lớn hỏi:
- Tên cô nương là gì ? Hãy nói mau !
- Ôn Đại Đại.
Lão nhân áo tím nhìn nàng từ đầu xuống chân rồi bỗng nhiên lớn tiếng hỏi:
- Có hòa thượng ở nhà không ?
Tiếng hỏi của lão nghe chấn động, khiến lá tùng rụng lả tả.
Một lát sau, cánh cửa hé mở, có một vị sư ló mặt ra nhìn. Xem chừng như thấy cũng bị chấn động bởi tiếng hét của lão nhân.
Vị tăng ấy hỏi:
- Thí chủ có điều gì dạy bảo ?
Lão nhân nói ngang nhiên:
- Lão phu cần gặp Vô Sắc.
Vị sư này nghe lão nhân dám gọi đến pháp danh của hòa thượng phương trượng, sắc mặt có hơi biến đổi nhưng thái độ, ngôn ngữ vẫn lễ độ.
- Thưa thí chủ, đã nhiều năm rồi chưởng môn tổ sư không tiếp xúc với khách bên ngoài.
- Vô Sắc không muốn gặp người khác, còn đối với lão gia thì lại muốn gặp.
Vị sư lễ phép hỏi:
- Xin được biết đại danh của thí chủ ?
Lão nhân áo tím nạt:
- Tên họ của ta không phải để cho ngươi hỏi.
Vừa nói xong lão đã chuyển mình phóng ra một chưởng. Chỉ nghe một tiếng “bình” thì ra cây cổ tùng đã bị chưởng phong của lão nhân đánh gãy hai, nữa phần trên mang cành lá đổ xuống ! Sư tri khách thấy chưởng lực uy mãnh của lão nhân, trong lòng rất kiêng nể và có phần sợ hãi, vội quay mình đi vào trong.
Lão nhân thấy vị sư đã đi rồi nên nói với Đại Đại:
- Nếu lão phu không ra tay thì hắn đâu có ra hỏi.
Một lát sau quả có một hòa thượng râu đã bạc vừa nhìn thấy lão nhân lập tức đổi sắc mặt.
Lão nhân liền nói:
- Tuệ Căn, ngươi còn nhớ mỗ gia ?
Tuệ Căn chấp tay thưa:
- Thì ra tiền bối đã đến. Để bần tăng vào bẩm bạch với gia sư. Có lý nào gia sư lại không tiếp kiến tiền bối ?
Lão nhân áo tím giục:
- Thế thì mau lên !
Tuệ Căn chỉ đáp hai tiếng “mô phật” rồi vội vàng đi ngay.
Ôn Đại Đại biết rằng Tuệ Căn là một trong những vị danh tăng của Thiếu Lâm tự, nhưng lại cung kính lão nhân áo tím, nàng càng ngạc nhiên hơn.
Một lát sau thấy hai cánh cửa mở rộng, có đến bảy vị hòa thượng mày bạc đứng trang trọng đón lão nhân áo tím, tất cả đều chấp tay thưa:
- Chưởng môn phương trượng xin mời thí chủ.
Lão nhân áo tím hừ một tiếng rồi nói:
- Lão hoà thượng càng ngày càng lớn nhỉ. Sao lại không thân hành ra tiếp mỗ gia.
Ôn Đại Đại hãy bồng thằng nhóc ấy theo ta.
Quả nhiên tất cả tăng nhân của Thiếu Lâm tự không hề gây khó khăn gì. Đại Đại đang bồng Vân Tranh vừa vào khỏi sơn môn nhưng chúng tăng vẫn đứng hai hàng ở bên trong với hương khói nghi ngút. Tất cả đều chấp tay đứng trang nghiêm như những pho tượng không ai nhìn ai.
Ôn Đại Đại trộm nhìn chúng tăng, thấy dáng dấp của quí vị quá trang nghiêm, nàng không dám nhìn, chỉ cúi đầu mà đi.
Còn đường đi vào, từ đoạn lát gạch rồi đến đoạn lát đá xanh. Hết đoạn đá xanh qua đoạn đường cát nhuyễn. Qua khỏi đoạn đường cát nhuyễn lại đến đoạn đường rải đá nhỏ. Chẳng biết đi đã bao lâu thì tới một đoạn toàn cỏ xanh mướt và ngát tỏa mùi trầm nên mới biết là đã sắp đến liêu của phương trượng, khách nhân lại càng không dám ngước mặt nhìn.
Lão nhân áo tím hỏi:
- Có Vô Sắc hòa thượng không ?
Bức sáo trúc ở trong phòng phương trượng đã ngã sang màu vàng do khói trầm hương, nghe có tiếng nói thật trầm ổn từ trong liêu vọng ra.
- Xin mời cố nhân.
Lão nhân áo tím nói:
- Nơi nào có mùi trầm hương thì mỗi gia không muốn đến.
Lại nghe tiếng:
- Xin thứ lỗi, già này đã không ra tiếp đón.
Lão nhân áo tím nói:
- Bất tất lão huynh phải ra, mỗi gia chỉ xin hỏi một câu.
Lão già áo tím tằng hắng rồi tiếp:
- Có một việc này chẳng biết lão huynh can thiệp vào hay không ?
- Việc gì thế ?
Lão nhân áo tím cười nhạt:
- Việc này thì cả hai ta đều quá rõ, việc này đã hàng chục năm nay không dính dáng gì đến hai ta, không biết hôm nay lão huynh dự vào hay không ?
Im lặng một hồi, lại nghe có tiếng nói:
- Dự vào tức là không dự vào, không dự vào tức là dự vào. Mắc gì mà đàn việt phải bận tâm hỏi ?
Lão nhân áo tím nhíu mày khó chịu:
- Lão hòa thượng nói gì mỗ chẳng hiểu.
- Hiểu tức là không hiểu, không hiểu tức là hiểu.
Bỗng nhiên lão già áo tím cười ha hả:
- Tốt … tốt lắm ! Mỗ gia đến cũng như không đến, không đến cũng như có đến.
Thế thì công việc ấy có làm cũng tốt, không làm cũng tốt.
Có tiếng cười nhẹ sau bức rèm trúc:
- A di đà phật, thế là đàn việt đã đại triệt đại ngộ rồi !
Lão nhân áo tím cũng cười lớn:
- Cờ lớn tức là cờ nhỏ, cờ nhỏ tức là không có cờ. Tình tức là thù, ái tức là hận … mỗ gia nói có đúng không ?
- Lão huynh hiểu rồi … hiểu rồi … Lão nhân áo tím ngửa mặt lên trời cười lên mấy tiếng rồi chợt nói:
- Còn có một người sắp chết muốn được lão hòa thượng cứu, mỗ gia đã mang đến.
Lão hòa thượng cứu tức là không cứu đều do lão huynh cả. Nếu lão huynh muốn để hắn chết trước mặt mình thì mỗ gia cũng không quan hệ gì … mỗ đi đây !
Lão nhân vừa nói dứt liền bắt Ôn Đại Đại và Vân Tranh liệng vào thất của phương trượng rồi cười lớn:
- Sau bốn mươi ngày, bất luận cô nương ở đâu mỗ gia này đều tìm ra cả.
Ôn Đại Đại chỉ nghe có tiếng gió thì lão nhân áo tím đã đi xa rồi. Nàng tưởng rằng phen này ắt Vân Tranh đành chịu chết. Nào ngờ lại gặp lão nhân áo tím nên mới được vào đây.
Thiền Thất của Vô Sắc đại sư rất nghiêm túc, đại sư ngồi như một pho tượng trang nghiêm.
Ôn Đại Đại không dám nhiều lời, nàng chỉ biết quì xuống xin được ngài giúp đỡ.
Vô Sắc đại sư hỏi:
- Cô nương là ai ? Thí chủ này là ai ?
Đại Đại cúi đầu thưa:
- Tiểu nữ là Ôn Đại Đại, còn người này là Vân Tranh đệ tử của Đại Kỳ môn.
Vô Sắc đại sư nghe ba tiếng Đại Kỳ môn ngài nghiêm giọng:
- Tại sao cô nương không nhận ra người mặc áo tím đưa cô nương vào đây ?
Ôn Đại Đại thầm nhủ:
“Vị đại sư này không ra khỏi chùa, tại sao lại biết lão nhân áo tím ? Tại sao lại biết mình không nhận ra ông ấy ?” Trong lòng Đại Đại thì rất kinh ngạc, nhưng miệng nàng vẫn kể rõ mọi việc đã xảy ra ngoài chùa chứ không dám giấu diếm một điều nào cả.
Vô Sắc đại sư vuốt nhẹ chòm râu bạc nói:
- Đức Phật từ bi … đức Phật từ bi … lão ta lại đưa môn hạ của Đại Kỳ môn đến đây để trị thương … thật là ý trời … ý trời.
Ôn Đại Đại nghe đại sư nói, nàng thấy rất lạ lùng nhưng không dám hỏi đại sư.
Vô Sắc đại sư cho biết:
- Thôi được, cô nương hãy đi đi, bần tăng sẽ trị thương cho thí chủ đây !
Đại Đại cũng không ngờ tới một vị thần tăng của Thiếu Lâm lại dễ dàng như vậy, nàng rất mừng, nhưng nghe đại sư nói mình phải đi khỏi nơi này, nàng hốt hoảng:
- Nhưng tiểu nữ … Vô Sắc đại sư ngắt lời:
- Đạo phật rất chú trọng đến nhân quả. Cô nương đã giúp đỡ cho người này, đó là gieo một nhân lành tất sẽ được quả lành. Chỉ cần cô nương tự giải ái kết thì dù cho người khác muốn cũng không được.
Đại Đại rơi nước mắt thưa:
- Thưa đại sư, tiểu nữ đã giúp đỡ cho huynh ấy thì cũng chính tiểu nữ tự từ bỏ, nhưng tiểu nữ chỉ mong đại sư cho tiểu nữ lưu lại đây thêm mấy ngày nữa để chăm sóc cho huynh ấy.
Vô Sắc đại sư lim dim đôi mắt, trầm ngâm trong giây lát, đại sư như nói với mình:
- Đa tình tất phải đa nghiệt … ở bên ngoài viện có một kho chứa củi, cô nương có thể ở đấy. Mỗi ngày chỉ được vào viện nửa giờ.
Ôn Đại Đại mừng quá lạy xuống:
- Xin đa tạ đại sư.. Vô Sắc đại sư nói thêm:
- Việc này bần tăng phá lệ đấy, cô nương hãy ra ngoài.
Tất cả những gì đã trải qua, Đại Đại chỉ nói một đôi câu rồi không nhắc đến nữa.
Bởi vì nàng không muốn kể công, cũng không muốn người ta thương hại nàng.
Đại Đại tiếp:
- Chùa Thiếu Lâm không bao giờ cho nữ giới ở lại, nhưng Vô Sắc đại sư đã phá lệ cho tiện thiếp ở lại rồi còn cho thiếp mỗi ngày được vào viện nửa giờ để chăm sóc cho Vân Tranh.
Thiết Trung Đường vừa nghe xong, tán dương:
- Như vậy là Vô Sắc đại sư đã ban cho cô nương một ân huệ.
Ôn Đại Đại tán dương đại sư Vô Sắc :
- Chẳng những đại sư có võ công thần thông mà còn giỏi cả y đạo nữa, chỉ trong vòng ba hôm thương thế của Vân Tranh liền bình phục, bắt đầu đi đứng.
Nàng nở một nụ cười chua chát rồi kể tiếp:
- Thiếp thấy thương thế của Vân Tranh chóng bình phục nên rất vui mừng, lại nghe Vô Sắc đại sư truyền võ công cho Vân Tranh nên lại càng vui mừng. Nhưng … nhưng … Thiết Trung Đường thấy sắc mặt của Đại Đại hơi lạ nên hỏi ngay:
- Nhưng gì ?
- Nhưng thủy chung Vân Tranh không hề nói với tiện thiếp một lời.
Thiết Trung Đường cũng rất đỗi ngạc nhiên:
- Đó … đó … Chàng nghĩ tới tình trạng Đại Đại đã liều chết để cứu Vân Tranh, bây giờ lại rơi vào hoàn cảnh như thế, chàng cảm thấy khó chịu nổi.
Ôn Đại Đại cười chua xót:
- Cho dù huynh ấy không nhìn nhưng thiếp vẫn một mực thương huynh ấy như trước kia nên cũng không ngại gì.
- Nhưng bây giờ cô nương còn thương Vân Tranh không ?
Đại Đại không trả lời mà chỉ lim dim hai mắt, nàng không khóc, nhưng nước mắt cứ tuông trào.
Thiết Trung Đường như an ủi:
- Sở dĩ tam đệ không đoái hoài đến cô nương là do cô nương kể cho tam đệ về những gian khổ đã qua, đúng không ?
Đại Đại thầm nghĩ:
“Không ngờ người này lại hiểu mình như vậy, chỉ có chàng ta mới hiểu mình!” Đại Đại vừa cảm nhận bi thương, vừa oán hận lại vừa cảm kích. Nhưng chẳng biết do đâu, trong giây phút này chỉ còn lại tình huynh đệ trong lòng Đại Đại, chứ hoàn toàn không có một tí gì tình cảm riêng tư của nữ nhân.
Cần biết rằng, một thiếu nữ đã trải qua nhiều phong trần, con tim của họ cứng như đá. Trước đây, Đại Đại đã bị hấp dẫn bởi cái tính cách đặc thù của Thiết Trung Đường nhưng đấy chỉ là trạng thái kích tích tạm thời mà thôi. Chính Vân Tranh mới là người đã đánh động con tim của nàng. Chính nàng cũng không biết do đâu mà tình cảm lại biến đổi như thế.
Đại Đại bỗng nhiên thay đổi sắc mặt:
- Tất cả những khổ đau đã trải qua, rồi cũng nhẹ nhàng theo tháng ngày trôi qua, chỉ có một điều, khi Vân Tranh đang bị trọng thương, huynh ấy đã nhìn thiếp nói:
“Ta … ta chẳng bao giờ quên muội”. Trong thời gian trị thương tuy huynh ấy không đoái hoài gì đến thiếp nhưng làm sao huynh ấy giấu được thiếp … Thiết đại ca, từ đây dù có trọn đời không gặp huynh ấy, tiểu muội cũng không ngại gì cả.
Thiết Trung Đường nghe Đại Đại bỗng dưng thay đổi cách xưng hô, gọi mình là đại ca. Thiết Trung Đường biết rằng bây giờ tâm của Đại Đại đã thuần tịnh nên lòng chàng cũng có phần an ủi hỏi Đại Đại :
- Tại sao trọn đời hiền muội không muốn gặp tam đệ ?
- Chỉ vì tiểu muội đã liệng bỏ từ lâu !
Nguyên do, trong thời gian Đại Đại ở trong kho chứa củi, mỗi ngày nàng chỉ được nửa giờ vào viện. Có khi không gặp mặt Vân Tranh thì thôi, khi được gặp Vân Tranh chàng cũng không hề chú ý đến nàng. Trước tình cảnh ấy, Đại Đại vẫn cắn răng chịu, nàng chỉ khóc thầm mà thôi. Sau khi nửa giờ qua mau, nàng phải tức khắc trở lại kho củi. Chẳng lẽ nàng cứ ôm mối đau đến suốt ngày. Những giờ rảnh rỗi, Đại Đại lại bổ củi. Trong thời gian hai mươi ngày, nàng đã bổ hết một kho củi. Hai bàn tay của Đại Đại mềm mại, nõn nà như thế, nay đã chai cứng, Đại Đại thì ngày càng tiều tụy.
Ngược lại Vân Tranh thì tinh thần ngày càng phấn chấn, da dẻ hồng hào. Nhìn Vân Tranh luyện công cũng đủ biết võ công của chàng tiến bộ hơn trước nhiều.
Mặc dù Vân Tranh không đoái hoài, nhưng Đại Đại cũng không phí nửa giờ quí báu ấy. Ngày nào nàng cũng ở một bên Vân Tranh nhìn gương mặt hồng hào nhưng lạnh lùng của chàng. Lòng Đại Đại không biết nên buồn hay nên vui. Dẫu sao trên gương mặt của nàng cũng vẫn mang nụ cười tươi.
Suốt đời, Ôn Đại Đại đã từng giả ơn, giả nghĩa, giả cả tình yêu với không biết bao nhiêu nam nhân, nhưng bây giờ nàng thật chân tình, chính Đại Đại cũng không hiểu do đâu.
Một hôm, Đại Đại cảm thấy thời gian như dài ra, nàng đau khổ chờ đến khi hoàng hôn để vào viện. Nàng chải lại mái tóc, đồng thời mang theo niềm hy vọng lần này vào, Vân Tranh sẽ quan tâm đến nàng.
Không ngờ sau khi Đại Đại đến nơi thì phát hiện Vân Tranh đã đi tự hồi nào!
Đại Đại vừa kinh ngạc vừa lo sợ lại vừa oán giận, nàng chẳng nghĩ gì vừa cứ chạy vào thất của phương trượng. Vô Sắc đại sư như đã biết rõ ý nghĩ của nàng, đại sư nghiêm giọng:
- Cô nương đã đến. Được, được, cô nương hãy ngồi xuống nghe bần tăng nói đôi lời.
Đại Đại thấy dáng dấp quá trang nghiêm của hòa thượng phương trượng, nàng chỉ khóc nức nở.
Vô Sắc đại sư nói:
- Chắc cô nương đã biết hắn ta đã đi rồi. Do chính bần tăng cử đi vì một việc rất quan trọng.
Đại Đại vừa khóc vừa nói:
- Tại sao huynh ấy không hề có một lời với tiện nữ ?
Vô Sắc đại sư thở dài rồi cho biết:
- Trước khi lên đường, bần tăng có hỏi hắn có đến chào cô nương hay không ?
Hắn suy nghĩ một hồi lâu nhưng rồi quyết định không gặp cô nương thì tốt hơn.
- Sao lại nhẫn tâm đến thế ?
Vô Sắc đại sư chậm rãi nói:
- Vô tình tức hữu tình, hữu tình không bằng vô tình. Chỉ có chúng sanh là hữu tình nên phải chịu nhiều phiền não.
Đại Đại ôm mặt khóc nức nở:
- Xin đại sư mở lòng từ bi cho tiện nữ biết nơi huynh ấy đến ?
Vô Sắc đại sư đáp:
- Thường Xuân đảo. Lão nạp có nói ra cô nương cũng không biết.
Đại Đại nóng lòng hỏi:
- Thường Xuân đảo ở chỗ nào ?
- Bần tăng cũng không biết, chỉ nói với hắn tự đi tìm lấy. Nhưng với tính tình của hắn chỉ sợ là không tới được địa đầu. Nửa đường đã … Chợt đại sư nở nụ cười nói tiếp:
- Nơi nào là địa đầu, nơi nào không phải là địa đầu, ta lại lẩm cẩm rồi.
Nói xong, đại sư chấp tay niệm Phật.
Đại Đại hỏi:
- Đại sư muốn huynh ấy đến đảo Thường Xuân vì việc gì ?
Vô Sắc đại sư nói chậm rãi:
- Có nhân tất có quả, có quả tức đã có nhân. Ngày nay có quả, tất đã gây nhân trong quá khứ. Việc hắn đi, ắt phải có lý do chứ.
Hai mắt đại sư từ từ mở nhưng ngài không nói gì thêm.
Đại Đại biết rằng dù có hỏi thêm cũng không được gì nên nàng chỉ cúi đầu xá đại sư rồi lặng lẽ rời khỏi phòng phương trượng, theo cánh cửa nhỏ phía sau viện.
Nàng vừa đến gần cánh cửa thì liền nghe một tiếng “bình”, cánh cửa liền khép chặt. Con đường này đã từ lâu vẫn thấy ít người đi và cánh cửa cũng chỉ đóng hờ, nhưng bây giờ thì cửa được khóa cẩn thận. Nàng nghĩ rằng hôm nay rời khỏi Thiếu Lâm tự, nếu như sau này có muốn rơi vào cửa Phật này thì chỉ một bước cũng khó khăn hơn cả việc lên trời. Nghĩ đến đó, lòng nàng cảm thấy buồn khôn tả, Đại Đại vội vàng nhắm hướng trước mặt mà đi, nàng không còn kể gì đến gai góc, đá sỏi dưới chân nàng. Đại Đại không biết mình đang đi về phương nào, nàng cũng không biết nơi nào nàng sẽ đến.
Di chuyển một hồi lâu thì đặt chân đến một bờ khe. Đại Đại vả một bụm nước khe uống cho đỡ khát. Khi ấy trời đã ngã sáng tịch dương, nhìn dòng nước trong xanh lặng lờ in rõ bóng dáng của Đại Đại tận đáy dòng khe. Đến lúc hoàng hồn buông phủ, chỉ trong chớp mắt hình bóng nàng dưới khe cũng biến mất.
Nàng càng nhìn xuống dòng khe càng buồn rầu. Đại Đại tự nói một mình:
- Đời người cũng như dòng nước, bóng hình vừa có đó mất đó. Nếu mình còn sống trên cuộc đời này, có lý nào lại đi làm thê thiếp của lão già áo tím ?
Lòng Đại Đại như đang buồn phiền tan tóc, bên cạnh cảnh núi rừng hoang vu.
Tiếng cơn gió nhẹ pha lẫn tiếng nước chảy. Đại Đại ngửa mặt nhìn trời than thở.
Trong chớp maắt, nàng nghe phía sau lưng có tiếng:
- Ngươi muốn chết hay sao ?
Tiếng nói thật lạnh lùng. Đại Đại vừa nhìn người này, bỗng nhiên thấy một luồng khí lạnh từ chân đang chảy ngược lên. Bởi người đứng sau lưng nàng là một thiếu phụ áo đen đã có mặt từ lúc nào. Trừ chéo áo bay nhẹ theo gió, từ đầu đến chân không còn trông thấy gì khác, chẳng khác gì thiếu phụ từ dưới đất xông lên, nếu là con mắt của phàm nhân thì đừng nghĩ tới chuyện thấy bà ta … Đại Đại thầm nghĩ:
“Hay là bà ta không phải người mà là ma quỷ ?” Nàng lại nghĩ:
“Mình cũng đang muốn chết. Dù bà ta là ma hay quỷ mặc chi mình lại sợ !” Đại Đại thấy vững tâm hỏi lớn:
- Đúng, ta muốn chết, bà đợi làm gì ?
Người thiếu phụ áo đen nói:
- Tuổi cô còn quá trẻ quá mà lại nói muốn chết, chẳng qua chỉ vì xung động nhất thời. Qua giây phút ấy biết đâu lại muốn sống.
- Đời người còn có ý nghĩa gì nữa đâu, tôi còn nghĩ đến chuyện sống để làm gì ?
Thiếu phụ áo đen nói:
- Quả như vậy, ắt cô nương đã có điều gì quá thương tâm ! Phải chăng là bị người yêu ruồng rẫy ?
Đại Đại như người điên. Nàng dậm chân la lớn:
- Cũng không cần bà quan tâm !
Hai tay Đại Đại ôm mặt chạy như điên cuồng. Nàng vừa chạy được một đoạn thì người thiếu phụ áo đen đã đứng chắn trước mặt.
Thấy thế, Đại Đại tức bực:
- Cuối cùng bà muốn gì ?
Thiếu phụ áo đen chậm rãi nói:
- Ta cũng là một người từng có nhiều đau khổ, ta cũng từng muốn mượn cái chết để chấm dứt cuộc sống vô vị. Nếu có muốn chết thì hãy cùng đi với ta để chết một thể !
Đại Đại thầm nhủ:
“Ngươi muốn xem thử ta có quyết tâm tìm cái chết hay không ? Nếu mình không chết thì ả sẽ chế nhạo mình. Được rồi, để ta chết thật cho mà xem.” Khi ấy, Đại Đại cố ý cười thật lớn:
- Tốt quá ! Ta không ngờ con đường xuống hoàn tuyền mà cũng có đồng đạo.
Thiếu phụ áo đen liền nắm tay Đại Đại :
- Hãy theo ta !
Thế là cả hai nhắm hướng tây mà đi.
Đại Đại có cảm giác bàn tay của thiếu phụ áo đen lạnh như băng, chẳng khác gì bàn tay của người chết, nhưng trong lòng bàn tay của thiếu phụ lại có lực đạo mạnh vô cùng. Thiếu phụ áo đen lôi Đại Đại đi dài. Hình như bàn chân của người thiếu phụ không kịp chấm đất, chỉ thấy mảnh khăn che mặt và chiếc áo dài đen bay theo gió. Dù cho Đại Đại quyết tâm muốn chết thế mà nàng cũng cảm thấy rùng mình.
Con đường trước mặt rất khó đi, hai bên thì vách núi cheo leo, chỉ cần sơ ý một chút thì rơi xuống vực thẳm nát xương ngay.
Thiếu phụ áo đen chợt dừng lại nói:
- Đến rồi, chính là chỗ này !
Trong bóng đêm, Đại Đại thấy nơi gửi thân của nàng là bên cạnh một ngọn núi cao, bên dưới là một vực thẳm không biết sâu đến chừng nào.
Thiếu phụ áo đen nói:
- Cô còn chờ gì nữa mà không nhảy xuống ?
Đại Đại nở nụ cười đau xót:
- Một nơi tự vẫn… Bỗng nhiên bao nhiêu hình ảnh trong quá khứ chợt bồng bềnh trong đầu óc, nàng bất chợt phát run.
Thiếu phụ áo đen lại nói:
- Nếu cô nương không muốn chết thì trở về cũng còn kịp chán.
Bỗng nhiên Đại Đại nói:
- Muội … muội … Nàng nghĩ tới gương mặt nhăn nheo của lão nhân áo tím, rồi lại gương mặt lạnh lùng của Vân Tranh, nàng nghiến răng la lớn:
- Muội còn trở về làm gì !
Thế là Đại Đại nhắm mắt nhảy xuống. Thân hình nàng mới bung lên thì đầu nàng như choáng váng. Nghe bên tai như có tiếng cười của thiếu phụ:
- Không nhầm … Nàng không còn nghe những tiếng tiếp theo mà có cảm giác như nằm vào lòng một ai đó.
Ôn Đại Đại vừa ngạc nhiên vừa thấy kỳ lạ. Một lát sau, nàng mới dám mở mắt thì đã thấy có sáu thiếu phụ áo đen nữa đang đứng quanh nàng. Thiếu phụ áo đen ôm Đại Đại hỏi:
- Cô sợ lắm sao ?
Tiếng nói tuy lạnh lùng nhưng lại hàm ý quan tâm đến nàng.
Đại Đại nhảy ra khỏi lòng thiếu phụ giận dỗi:
- Ta đã muốn chết, tại sao các người còn nở tâm đùa giỡn với một con người đã có nhiều đau khổ. Nếu không mượn cái chết thì làm sao giải khai được nỗi khổ đau.
Phải chăng các người muốn thử lòng ta, đúng không ? Nhưng các người … Thiếu phụ áo đen ngắt lời:
- Chúng ta đã trải qua một lần chết nên muốn cô cũng trải qua một lần thì mới gia nhập vào với tập thể tỉ muội chúng ta.
Một thiếu phụ khác tiếp lời:
- Bây giờ, chúng ta như những người đã chết. Sau mấy ngày nữa cô sẽ cảm nhận được cái tư vị của người sống tốt hơn người chết nhiều.
Đại Đại nhìn quanh một vòng, nàng không phân biệt được là mình đã chết hay đang sống, bỗng nhiên nàng gào to:
- Ta không muốn làm một người chết. Không muốn làm một người chết … Thiếu phụ áo đen lại nói:
- Cô đã một lần chết, bây giờ nghĩ đến chuyện sống phải không ?
Đại Đại bất giác lùi lại mấy bước hỏi:
- Các vị là ai ? Vì … vì sao lại muốn muội gia nhập vào với các vị ?
Thiếu phụ áo đen cho biết:
- Làm người chết rồi thì có thể làm sứ giả của trời. Có thể can thiệp vào những nỗi bất bình của những người đồng phái, có lý nào muội không bằng lòng ?
Tất cả những gì đã trải qua, Ôn Đại Đại đã kể lại khá tường tận cho Thiết Trung Đường nghe. Chàng cũng cảm thấy rùng mình, chàng hỏi:
- Có lý nào thái độ của họ lạnh lùng như vậy chỉ vì tuy họ chưa chết cái thân nhưng cái tâm của họ thì như đã chết rồi. Sau đó thì như thế nào ? Tiểu muội.. Đại Đại tiếp lời:
- Tâm của tiểu muội cũng đã chết rồi, tự nhiên tiểu muội phải theo họ. Và cũng từ đó tiểu muội cũng mặc áo đen, cũng trùm khăn đen. Trong tâm muội cũng có nhiều nghi vấn, nhưng họ không cho muội hỏi gì cả mà chỉ nói:
“Tâm đã chết rồi thì còn chú ý đến chuyện khác làm gì ?” Thế thì hỏi có ích lợi gì đâu ?
Thiết Trung Đường tò mò hỏi:
- Bây giờ tiểu muội có biết họ sẽ đi về đâu ?
Đại Đại đáp:
- Trở về … Nếu trong xe không phải là có một người bệnh thì chúng muội đã trở về sớm hơn.
Chỉ sợ …chỉ sợ không còn dịp để gặp đại ca.
Thiết Trung Đường mỉm cười :
- Nơi các cô trở về cũng là nơi tiện huynh đến … chỉ là … nếu tiện huynh không gặp hiền muội thì không biết đường nào mà đi.
Đại Đại lấy làm lạ hỏi:
- Nhưng làm sao đại ca biết chúng muội về đâu ?
- Việc này nói ra thì dài dòng nhưng tiện huynh biết là hiền muội sẽ trở về đảo Thường Xuân.
Đại Đại giật mình:
- Đảo Thường Xuân … nguyên do là đảo Thường Xuân !
Nàng nhớ lại Vân Tranh cũng tìm đến đảo Thường Xuân, tự nhiên toàn thân nàng run bần bật.
Thấy thế, Thiết Trung Đường hỏi:
- Tiểu muội cũng không biết gì về mấy chữ đảo Thường Xuân ?
Ôn Đại Đại buồn rầu nói:
- Họ chỉ nói trở về nhà chứ chưa hề nói là về đâu ? Cũng có lúc tiểu muội cứ ngỡ là ở trên trời hay là ở đâu dưới đất.
Thiết Trung Đường yên lặng một hồi rồi nói với Đại Đại :
- Bất luận thế nào, hiền muội cũng … Bỗng đâu, xa xa có tiếng sáo như có như không đang theo gió vọng lại. Đại Đại thất kinh cho biết:
- Các vị ấy đã giục tiểu muội về.
Thiết Trung Đường vội hỏi Đại Đại :
- Tiện huynh đi theo có tiện không ?
Đại Đại nhíu mày một hồi rồi đáp:
- Cũng tốt thôi ! Nhưng chúng muội sẽ lưu lại trong tòa thánh mẫu phía trước cho đến canh tư mới khởi hành. Đến lúc đó đại ca hãy tới nhưng đại ca phải chú ý cẩn thận. Trường hợp để họ phát giác thì không hay !
Nói chưa dứt lời thì Đại Đại đã băng mình đi.
Tình cờ Thiết Trung Đường gặp Ôn Đại Đại nên chàng biết được nhiều sự kiện.
Chàng tự nhủ:
“Bây giờ đến canh tư vẫn còn lâu, tại sao mình lại không tìm quán xá uống mấy chén rượu để chúc mừng cho tam đệ !” Thế là chàng rảo bước đến quán rượu.
Lúc này trong quán đã thưa khách. Số còn lại chỉ toàn là những người bồi bàn đang bàn luận về Thánh Mẫu, Thánh Tích. Thiết Trung Đường đang rảo bước đi chợt trước mắt chàng xuất hiện hai bóng người rất quen thuộc, họ cũng đang bước vào quán.
Thiết Trung Đường nhìn kỹ. Một người chính là Trầm Phủ Bạch còn người kia chính là Vân Tranh. Chỉ có một điều Thiết Trung Đường thấy quá lạ lùng. Lạ đến nỗi dù có nằm mơ cũng không thể thấy được. Đó là hai người đang nắm tay nhau rất thân thiết. Chàng liền dừng chân, đầu óc suy nghĩ:
“Tại sao cả hai người này lại cùng đi, có lẽ Trầm Phủ Bạch đã dùng hoa ngôn xảo ngữ để tam đệ tin hắn, chắc chắn trong việc này còn có âm mưu gì đây ?” Chàng nghĩ tới bản tính nhiệt thành của Vân Tranh, rồi lại nghĩ tới Trầm Phủ Bạch là con người gian xảo thâm hiểm. Thế nào hắn cũng che đậy để qua mặt Vân Tranh nhưng vị tất Vân Tranh đã phát hiện.
Vừa nghĩ đến đó, bất giác hai bàn tay của Thiết Trung Đường toát mồ hôi lạnh.
Chàng vỗ trán suy nghĩ:
“Trời giúp ta gặp được họ. Rốt lại, tam đệ rủi nhưng may mắn.” Nếu như người khác ắt đã vội vã bước vào quán. Nhưng với Thiết Trung Đường thì lúc nào cũng suy nghĩ chính chắn. Bởi Vân Tranh đang ngộ nhận chàng, nếu Thiết Trung Đường gặp ngay thì chắc gì Vân Tranh đã chịu nghe lời, nên chàng đã nhảy vào một con hẻm nhỏ, tìm đến một anh chàng nghèo khó hỏi:
- Các hạ muốn có tiền không ?
Anh chàng nghèo khổ nghe đến tiền mừng quá:
- Muốn đánh nhau cũng được, muốn giết người cũng được. Bất luận là việc gì mỗi đều lãnh tất.
- Ta chẳng yêu cầu ngươi làm gì cả, chỉ cần ngươi nhường bộ áo quần của ngươi cho ta !
Chỉ trong chốc lát, Thiết Trung Đường đã mặc vào người bộ áo quần rách rưới, chàng trét bùn đất vào mặt, đầu đội một chiếc nón rách, tay chàng cầm một cái lon đựng tiền rồi từ trong hẻm bước ra.
Tuy Thiết Trung Đường đóng vai chưa khéo lắm nhưng khả dĩ cũng đủ giống là một lão ăn xin. Chàng vừa đi vừa hát ngêu ngao vừa bước vào quán. Thiết Trung Đường liệng hai quan tiền nói bô bô:
- Một quan tiền thịt, một quan tiền rượu, hãy mang lại cho ta.
Miệng thì nói với điếm nhị nhưng mắt lại chăm chú nhìn về bàn của Vân Tranh và Trầm Phủ Bạch.
Người quản lý còn sợ đồng tiền của Thiết Trung Đường có vi trùng, hắn chỉ dùng hai ngón tay nắm tiền rồi lắc đầu nói nho nhỏ:
- Đúng là trời hành, chỉ một quan tiền mà lại đòi cho được rượu ngon, giá như trên thiên hạ đều là những tên hôi hám như thế này… - Tiểu nhị. Trước hết hãy cho kẻ khốn cùng này rượu thật ngon!
Thiết Trung Đường nghe người quản lý gọi tiểu nhị, chàng cười thầm.
Chàng chưa dám đối mặt với Vân Tranh và Trầm Phủ Bạch. Chàng ngồi xuống, thấy Trầm Phủ Bạch không ngơi chuốc rượu cho Vân Tranh.
Một lát sau chợt nghe Vân Tranh nói lớn:
- Rốt lại, ngươi có biết Thường Xuân đảo ở chỗ nào, hãy nói thật cho ta chứ không đùa đâu.
Lại nghe Trầm Phủ Bạch nói:
- Nếu tiểu đệ mà không biết thì đâu dám nói dối đại ca.
- Ta không ngờ, ngươi với ta như lục bình gặp nhau. Ngươi lại đối xử với ta như vầy, đã là huynh đệ thì không được mang hình người dạ thú ! Như một tên ác đồ đã là huynh đệ với ta mà lại phản bội !
Trầm Phủ Bạch nói:
- Đại ca, sao đại ca lại nhắc đến cái tên mang họ Thiết ấy. Loại ác đồ, dâm tặc thì nhắc đến làm chi để huynh đệ mình mất cả tửu hứng.
Vân Tranh nói lớn:
- Đúng, ta tự phạt một ly.
Vân Tranh liền uống cạn một hơi cạn ly rồi vỗ bàn thở dài.
Còn Trầm Phủ Bạch cứ châm rượu đầy ly mời liên tiếp.
Thiết Trung Đường chỉ còn biết cười khổ. Chàng tự nghĩ:
“Thì ra Vân Tranh cũng chưa biết đến đảo Thường Xuân nên cứ hỏi hết người này đến kẻ khác. Còn Trầm Phủ Bạch thì bất ngờ gặp Vân Tranh nên hắn lấy việc đảo Thường Xuân làm miếng mồi để Vân Tranh bị cắn câu.” Tuy vậy, Trầm Phủ Bạch vẫn chưa có hành động nào khả nghi, nhưng hắn đang có mưu toan gì đây. Chàng mong rằng Vân Tranh sẽ phát hiện âm mưu của hắn nên chàng vẫn giữ yên lặng.
Trầm Phủ Bạch nói nói cười cười. Hắn nói thì chẳng hay ho gì nhưng miệng lưỡi của hắn như có một lớp mỡ ở đầu môi. Ngay như Thiết Trung Đường cũng mê hắn về tài nói năng.
Chợt nghe Trầm Phủ Bạch nói nhỏ:
- Thực ra, đi bằng cách nào để đến được đảo Thường Xuân, tuy đệ có biết nhưng không biết rõ hoàn toàn.
Vân Tranh biến sắc nói:
- Ngươi … phải chăng ngươi muốn đùa với ta ?
Trầm Phủ Bạch tươi cười :
- Xin đại ca chớ nôn nóng, tuy tiểu đệ chưa biết rõ nhưng tiểu đệ sẽ đưa đại ca đến đảo Thường Xuân một cách yên lành !
Vân Tranh nôn nóng hỏi:
- Bằng cách nào ?
- Hôm nay đại ca chỉ biết uống rượu mà thôi. Ngày mai khi tới bờ biển tiểu đệ sẽ tìm người nào thường lui tới đảo Thường Xuân, thế là chỉ cần một thuyền, một buồm xuôi gió, trong vòng ngày đêm đại ca có mặt trên đảo Thường Xuân ngay.
Vân Tranh khen:
- Người huynh đệ, hãy cạn một ly !
Thiết Trung Đường thầm nhủ:
“Không ngờ võ công của tam đệ thì có tiến bộ nhưng tính nết vẫn nóng nảy, lỗ mãng như ngày nào, đi tin một cái thằng ác tặc như Trầm Phủ Bạch.” Chàng đã biết hầu như không có ai trong vùng này biết đến Thường Xuân đảo.
Chỉ kẹt là trong giây phút này Thiết Trung Đường chưa thể làm gì được nên chàng cảm thấy lo sợ thay cho Vân Tranh.
Chàng lại thầm nghĩ:
“Thấy thần thái của tam đệ ắt cũng say rồi. Nếu Trầm Phủ Bạch ám toán trong lúc này thì có ai mà biết được.” Thiết Trung Đường liền bước tới đứng sau lưng Trầm Phủ Bạch, không dám rời một bước.
Trong lúc này tuy chàng đủ khả năng chế ngự Trầm Phủ Bạch để cứu Vân Tranh, nhưng chàng tin chắc thế nào hắn cũng có đồng, đảng đồng thời để tìm cho ra âm mưu của hắn nên chàng chưa ra tay, bởi võ công của chàng hiện nay cao hơn Trầm Phủ Bạch rất nhiều. Bất luận lúc nào, chỉ cần Trầm Phủ Bạch có ý hại Vân Tranh, chàng ra tay cũng không muộn.
Lúc này trên đường phố hoàn toàn vắng bóng người. Trầm Phủ Bạch đỡ Vân Tranh đi đến phía cuối tường, hắn dừng mắt nhìn láo liên hai bên.
Thiết Trung Đường vội nhảy vào chỗ tối. Cũng lúc ấy có tiếng ngựa xe từ phía đầu đường vọng lại. Trầm Phủ Bạch huýt một tiếng sáo mồm. Xe vừa dừng, Trầm Phủ Bạch đã mang Vân Tranh nhảy vào xe, xe lại bắt đầu di chuyển như có việc gì cấp bách, không bỏ phí một chút thời gian nào. Rõ ràng là Trầm Phủ Bạch làm bất cứ điều gì hắn cũng có chuẩn bị.
Trong hoàn cảnh ấy, thay vì người khác thì trở tay còn không kịp chứ đừng nói tới việc đuổi kịp.
Nhưng với Thiết Trung Đường. Khi vừa nghe có tiếng xa mã, chàng đã đoán rằng xa mã ấy thế nào cũng liên quan đến Trầm Phủ Bạch. Xe chưa đến chỗ, chàng đã chuyển động thân mình.
Đến khi xe dừng, Trầm Phủ Bạch nhảy vào thì Thiết Trung Đường đã nhảy lên bám vào phía sau thùng xe. Hai tay chàng vừa bám chặt thì xe cũng bắt đầu chạy.
Thực ra, trong đầu óc của Thiết Trung Đường đâu chỉ có hai công việc.
Ma thúc của chàng đang ở trong tay của Phong Cửu U ? Sự an nguy của sư môn bây giờ như thế nào ? Rốt lại ân cừu của Đại Kỳ môn còn bí mật nào nữa không ?
Tất cả những vấn đề này. Thiết Trung Đường đều phải tìm cho ra. Thậm chí có khi chàng có cảm tưởng không thể kéo dài thêm một phút. Trong mấy vấn đề này, đầu tiên là phải tìm cho ra Phong Cửu U và Ma thúc. Còn như vấn đề sau cùng, chàng vẫn còn nhớ trước khi chết phu nhân đã nói với Châu Tháo:
“Những bí ẩn về ân oán của Đại Kỳ môn chỉ có phụ thân của con mới biết rõ, phụ thân của con vẫn chưa chết.” Dạ Đế tuy vẫn còn sống, nhưng bây giờ ở đâu ? Có người nào biết ?
Còn mấy thiếu phụ áo đen sao lại ra tay giúp chàng, lại còn căn dặn Thiết Trung Đường tới đảo Thường Xuân. Châu phu nhân muốn chàng hoàn thành ba việc, một trong ba việc này là tìm cho ra thiếu nữ chột mắt từng lo cơm nước cho phu nhân. Bây giờ thì tất cả các thiếu nữ đều bị bốn thiếu phụ áo đen mang về đảo Thường Xuân. Có lẽ chàng phải tới ngay đảo Thường Xuân, biết đâu lại tìm ra tung tích và chỗ ở của Phong Cửu U và Dạ Đế.
Qúa nhiều vấn đề, nhiều câu hỏi cứ quay cuồng trong đầu óc Thiết Trung Đường.
Nhưng chỉ cần trong một lát chàng đã đi đến quyết định ! Bất luận như thế nào, trước hết là phải tới đảo Thường Xuân.
Ánh nắng tịch dương chưa tắt hẳn, những tia nắng cuối cùng còn vương lại trên đỉnh non cao. Thiết Trung Đường ngồi trên tảng đá xanh dưới chân núi. Cũng tảng đá này, khi chàng bắt đầu lên núi, chàng cũng ngồi trên đó. Thiết Trung Đường ngồi lặng lẽ, đôi mắt chàng nhìn về phía chân trời xa, ý tưởng đầu tiên khởi dậy trong đầu óc Thiết Trung Đường là đạo Thường Xuân tọa lạc nơi nào. Dĩ nhiên là chàng không biết.
Rốt lại trong giới giang hồ có ai biết ốc đảo này không. Tất cả những điều đó đang ở ngoài tầm tay của Trung Đường. Chàng tự nghĩ:
“Từ cái tên cũng có thể cho mình biết, đã là ốc đảo thì phải ở ngoài biển.!” Vừa nghĩ đến đó, Thiết Trung Đường liền xốc lại áo quần hướng về phía đông mà đị” Nhưng khi tới được bờ biển, chàng đã tìm đến những ngư phủ quanh năm sống với nghề đánh cá để dò hỏi, nhưng chẳng có một người nào biết đến ba chữ Thường Xuân đảo.
Có một ngư phủ gương mặt phong sương cho biết:
- Lão hủ đã sống tại đây suốt năm mươi năm qua, quả như trong vùng biển này có một ốc đảo như thế mà lão hủ này không biết thì quá vô lý.
Thiết Trung Đường nghe tiếng nói của lão ngư phủ ra bề tự phụ nhưng cũng có lý, chàng chỉ còn than thở :
- Theo sự hiểu biết của cụ thì trên vùng biển này không có đảo Thường Xuân ?
Lão ngư phủ tươi cười:
- Thiếu gia nói đúng đấy.
Thiết Trung Đường cứ dò hỏi mất cả hai ngày rồi nhưng vẫn không có kết quả gì chỉ có điều là quần áo chàng đã vương mùi nước biển.
Thiết Trung Đường buồn vô hạn, suy đi nghĩ lại vẫn vô kế khả thi, bây giờ chỉ còn trở lại hướng tây nữa thôi. Chưa hết một ngày thì Thiết Trung Đường đã đến Lao Sơn, nơi chàng đặt chân đến là Mặc Thành.
Trải qua một ngày dài, bây giờ Thiết Trung Đường tìm vào quán nghỉ chân.
Chàng vừa ăn xong một tô miến, chợt nghe có tiếng:
- Thánh cô nương lại đi qua đây, chúng ta hãy mau ra đón.
Hơn một nửa bồi bàn đều chạy ra, lại có ai nắm áo Thiết Trung Đường nói:
- Thánh cô nương tới, tại sao vẫn chưa quì xuống ?
Chàng tự nghĩ không nên dùng sức mạnh chống đối nên chàng cũng quì.
Một lát sau, nghe ngoài đường có tiếng hoan hô:
- Thánh cô … thánh cô … Có sáu bảy thiếu phụ mặc áo đen chấm đất, đầu cũng trùm khăn đen che mặt.
Họ đi tới trong tiếng hoan hô của dân chúng.
Dáng đi của họ cũng hết sức lạ kỳ, hông không động đậy, hai tay không cử động, hai chân của họ di động trong chiếc trường bào nhưng họ đi rất nhanh, mới nhìn cứ tưởng là họ đang đi di chuyển theo gió.
Vừa thấy họ, Thiết Trung Đường rất mừng ! Nếu đây không phải là những sứ giả của Nhựt Hậu thì còn ai ? Chỉ có điều dáng dấp của mấy thiếu phụ này không giống với mấy thiếu phụ áo đen trong đại sảnh của Châu Tháo. Thiết Trung Đường thầm nghĩ:
“Bất luận họ là ai, chỉ cần họ đi về đảo Thường Xuân thì mình cứ lần theo họ là được rồi.” Phía sau mấy thiếu phụ này là một cỗ xe lớn, chung quanh đều có rèm phủ kín gió cũng không lọt vào được.
Khi ấy, người đã kéo chàng quì xuống cho biết:
- Huynh đài không biết đó thôi, các thánh cô nương rất có từ tâm lại còn có pháp lực vô biên.
Thiết Trung Đường thấy bà con hớn hở như ngày hội lớn, đủ biết rằng những người dân chất phác này đã xem họ như thần tiên, nên mới tỏ ra cung kính như vậy.
Người ta đã xưng tán họ hết lời, chắc chắn mấy thiếu phụ này đã thực hiện rất nhiều việc tốt. Dù sao thì Thiết Trung Đường cũng rất vui mừng. Trong lúc ấy thì các thiếu phụ đã tới đường lộ, nhưng vẫn không thấy một thiếu phụ nào nhìn qua nhìn lại mà hình như họ đang chánh niệm. Mắt nhìn xuống mũi, mũi quán đến tâm, từng bước đi thong thả, đều đặn.
Thấy mọi người đứng dậy, Thiết Trung Đường cũng đứng dậy đuổi theo mấy thiếu phụ áo đen. Lúc ấy trời đã nhá nhem, chàng không để lộ một hành động nào để cho người khác chú ý. Nhưng chàng cũng không dám đi quá gần và quá nhanh. Chàng chợt thấy thiếu phụ áo đen đi sau cùng dừng bước quay đầu nhìn.
Thấy vậy, Thiết Trung Đường giật mình.
“Hay là mình đã bị lộ tung tích nên họ phát giác ra rồi” Chàng không muốn gây gỗ với thiếu phụ áo đen nên chàng chỉ lách mình tránh.
Không ngờ người thiếu phụ này đứng nơi chỗ bóng tối rồi vẫy tay gọi chàng.
Thiết Trung Đường biết rằng dù muốn tránh cũng không được, chỉ còn chường mặt ra mà thôi.
Người thiếu phụ áo đen nói nho nhỏ:
- Hãy đến đó !
Thiếu phụ di động đến sau một cây cổ thụ.
Thiết Trung Đường lấy làm kỳ. Chàng tự nhủ:
“Nếu bảo rằng thiếu phụ này vừa đi qua trước mắt chàng cùng với mấy người khác. Vì sao chỉ có người này trông có điều bí ẩn ? Còn nếu người thiếu phụ này không phải một bọn với mấy người kia thì tại sao lại biết mình ?” Trong lòng Thiết Trung Đường tuy đang nghi ngờ nhưng chân tay chàng vẫn cứ bước tới. Thiếu phụ áo đen nói dịu dàng:
- Tới chút nữa.
Thiết Trung Đường do dự hỏi:
- Có điều gì xin tiền bối chỉ giáo, tại hạ.. Bỗng nhiên thiếu phụ mỉm cười.
- Ngươi không nghe rõ giọng nói của ta sao ?
Vừa nghe xong, Thiết Trung Đường vội gọi:
- Ôn Đại Đại !
Thiếu phụ đáp:
- Đúng !
Đại Đại đưa cánh tay trắng như ngọc lấy chiếc khăn che mặt xuống, dung nhan của Đại Đại vẫn tươi như hoa. Thiết Trung Đường vội hỏi:
- Cô nương, tại sao cô nương lại cùng đi với họ ?
Chàng hỏi tiếp:
- Hiện giờ Vân tam đệ như thế nào ?
Nhìn đôi mắt của Ôn Đại Đại như thoáng nét u oán, nàng than thở:
- Câu chuyện rất dài, tiện thiếp chỉ xin nói đơn giản mà thôi.
- Vết thương của tam đệ đã lành chưa ?
- Chẳng những vết thương đã lành mà võ công cũng tiến bộ hơn nhiều.
- Ai … ai đã cứu tam đệ ?
Đại Đại đáp gọn:
- Vô Sắc đại sư !
Thiết Trung Đường mừng quá:
- Chưởng môn của Thiếu Lâm ? Xem ra duyên phước của tam đệ không mỏng, không ngờ tam đệ lại lọt vào mắt của Vô Sắc đại sư.
Đại sư Vô Sắc của Thiếu Lâm là một bậc thần tăng đương thời. Rất được giới võ lâm trọng vọng, rất ít người được gặp mặt ngài.
Hơn mười năm nay hầu như trong giang hồ không có ai được gặp ngài. Nhưng Thiết Trung Đường lại nghe chính tay người trị thương cho Vân Tranh nên không giấu được niềm vui.
Ôn Đại Đại nói:
- Ngày ấy thiếp trăm ngàn gian khổ, đã đưa Vân Tranh ra khỏi địa đạo. Sau đó, thiếp nghe theo lời các hạ mang chàng đến Thiếu Lâm tự.
Thiết Trung Đường ngạc nhiên hỏi:
- Thiếu Lâm tự là nơi nghiêm mật. Tại hạ cũng không biết nhờ đâu mà cô nương vào được mà lại được diện kiến Vô Sắc đại sư.
Ôn Đại Đại cười chua xót:
- Các hạ đừng nghĩ do thiếp vào được. Dù sao thiếp cũng phải tìm cách để vào gặp cho được Vô Sắc đại sư nhờ ngài chữa vết thương cho Vân Tranh.
Thiết Trung Đường thấy nụ cười của Đại Đại rất đau khổ, chàng biết rằng trong vụ việc này đã trải qua nhiều gian khó. Con đường dẫn đến gặp phương trượng tuy rất bình thản nhưng sự thật thì còn khó hơn vượt trăm sông ngàn núi. Đại Đại đã không muốn kể thì chàng cũng không hỏi thêm. Nhưng Thiết Trung Đường nghĩ rằng, đoạn đường này ngoài Ôn Đại Đại thì cũng khó có người vượt qua được.
Nguyên do, ngày ấy khi Đại Đại bế Vân Tranh đến Thiếu Lâm tự thì đã đuối sức.
Nàng quyết một lòng xin được diện kiến vị trưởng lão Thiếu Lâm nhưng bị tri khách chặn lại phía ngoài cửa. Đại Đại nhìn vào hai cánh cửa Thiếu Lâm tự đang đóng kín, dù ai đó có gan bằng trời cũng không dám vượt qua, nên nàng chỉ còn biết quì trước cửa van xin.
Đại Đại đã quì như vậy hết nửa đêm, tiếng khóc của nàng như tắc nghẹn nhưng vẫn không có ai đoái hoài.
Đây không phải xuất phát từ lòng ác độc của kẻ xuất gia, nhưng chỉ vì thanh danh của Thiếu Lâm tự rất lớn đối với giang hồ. Đã trải qua hàng bao nhiêu người đến cầu mong được che chở. Người thì tìm đến xin học đạo, nếu Thiếu Lâm tự cứ nghe ai đến cũng đón tiếp thì thời gian đâu mà có đủ. Phương chi, trong số những người tìm đến cũng có lắm kẻ đại gian đại ác gặp phải cùng đường cũng tìm đến che chở. Còn có không ít người giả vờ bệnh hoạn đến xin chữa trị, thực ra là họ cố tìm lý do để vào chùa học lén võ công. Nếu như Thiếu Lâm tự bất cứ ai cũng tiếp nhận thì hóa ra chốn Phật môn thanh tịnh đã biến thành nơi ô trọc.
Chính vì vậy, Thiếu Lâm tự mới lập ra môn qui, nếu không có người giới thiệu hoặc trực tiếp dẫn đến, hoặc là những hiệp sĩ nổi tiếng trong giang hồ thì đừng nghĩ đến chuyện được vào chùa, dù chỉ một bước.
Riêng Ôn Đại Đại đã không có ai tiến dẫn lại không tiếng tăm trong giang hồ, bây giờ bị chặn lại ngoài cửa thì cũng là điều hiển nhiên.
Trong lúc ấy, Đại Đại cũng không biết may hay rủi, nàng nghe có tiếng gió nhẹ Ở phía sau, không biết một lão nhân áo tím đã có mặt tự hồi nào.
Lão nhân này thân hình rất cao lớn, nhưng khi đến nàng chỉ nghe có tiếng gió rất nhẹ. Nhìn lão nhân chẳng khác gì là vị thần tiên.
Với đôi mày rậm, dưới cầm phất phơ chòm râu bạc, lão nhìn Đại Đại rồi hỏi:
- Tiểu cô nương! Vì sao cô lại khóc.
Tiếng nói của lão nhân như tiếng sấm rền. Đại Đại nhìn dáng dấp của lão rồi nghe tiếng nói, nàng giật mình nhưng xem ra lão nhân không biểu lộ ác ý nên nàng thuật lại đầu đuôi câu chuyện.
Nghe xong, lão nhân áo tím cười ha hả:
- Cô nương muốn gặp Vô Sắc hòa thượng thì cũng không khó gì, nhưng xưa nay mỗ chưa từng giúp bất cứ ai. Trừ phi sau khi được việc phải có lễ trọng thưởng, đền đáp.
- Tiện nữ không có vật gì đang quí cả, duy chỉ có một số vàng bạc mà thôi.
- Vàng bạc mỗ đây từng thấy nhiều rồi, nếu như mỗ ra tay giúp đỡ, cô nương sẽ nghĩ là mỗ vì đồng tiền ?
- Nhưng ngoài vàng bạc, tiện nữ không có vật gì khả dĩ để tương tạ tiền bối.
- Thế thì cô nưong cứ tiếp tục quì đó !
Nói xong lão nhân áo tím phất tay áo cất bước.
Đại Đại nhìn thương thế của Vân Tranh càng lúc càng nặng. Nàng biết rõ nếu không sớm được cứu chữa thì có thể không còn kịp. Nghĩ đến đó, Đại Đại buộc miệng gọi:
- Tiền bối, xin tiền bối dừng chân.
Lão nhân áo tím quay đầu lại hỏi:
- Cô nương đã tìm ra lễ vật để tạ ta rồi sao !
Đại Đại đáp ngay:
- Đúng như vậy ?
- Vật gì ?
- Chính là thân của tiện nữ.
Lão nhân áo tím ngửa mặt cười ha hả:
- Không lầm ! Không lầm ! Nếu mỗ không muốn cô nương nói ra điều đó thì công sức đâu mà cứ đứng đây lời qua tiếng lại. Tuy cô nương nói ra hơi trễ, nhưng kể ra cô nương cũng thông minh nên rồi cũng nói ra điều đó.
Chợt lão nhân ngưng tiếng cười nói lớn:
- Nhưng điều đó là do cô nương tự nguyện nói ra chứ mỗ đây không hề có ý bức bách cô nương.
- Nếu như tiền bối không đưa vào được thì biết làm sao đây ?
Khi nói điều này, sắc mặt của Đại Đại vẫn trầm tĩnh, đôi mắt nàng khi tỏa ra tia nhìn rất nhiệt tình, lòng nàng như đã quyết:
- Nếu mỗ không tiến dẫn được thì mỗ lấy bộ não này giao cho cô nương.
- Dẫu tiền bối chịu tiến dẫn nhưng bây giờ vẫn chưa vào được… Lão nhân áo tím nói:
- Mỗ biết rằng cô nương muốn ở lại chăm sóc cái tên tiểu tử nửa sống nửa chết ấy thêm mấy ngày nữa chứ gì ?
Đại Đại tỏ ý:
- Không phải chỉ mấy ngày mà là mấy chục ngày.
Lão nhân áo tím lại cười ha hả:
- Quả là một thiếu nữ lợi hại, mỗ gia đây chưa hề gặp người nào như cô nương.
Thôi được! Để cho cô nương bốn mươi ngày. Sau bốn mươi ngày thì thân thể cô nương thuộc về mỗ.
Ôn Đại Đại lại nói lý sự:
- Còn trái tim thì của tiện nữ.
Lão nhân áo tím hỏi:
- Bao nhiêu tiền để đổi lấy trái tim của cô nương ?
- Đổi tính mạng của tiền bối !
Nghe xong, lão nhân áo tím phóng lên cười khoái chí:
- Được, được! Không ngờ trong lúc mỗ còn sống mà lại gặp được một thiếu nữ như cô nương, tiếc rằng mỗ không được gặp sớm hơn.
Ôn Đại Đại nói:
- Nếu sớm hơn ít ngày thì tiền bối dù có gặp cũng như không.
Ý của Đại Đại muốn nói với lão nhân nếu trước đây dù lão có gặp thì cũng không có điều gì cần đến lão. Tại sao tiền bối lại muốn được thân thể của tiện nữ ?
Lão nhân áo tím cười lớn hỏi:
- Tên cô nương là gì ? Hãy nói mau !
- Ôn Đại Đại.
Lão nhân áo tím nhìn nàng từ đầu xuống chân rồi bỗng nhiên lớn tiếng hỏi:
- Có hòa thượng ở nhà không ?
Tiếng hỏi của lão nghe chấn động, khiến lá tùng rụng lả tả.
Một lát sau, cánh cửa hé mở, có một vị sư ló mặt ra nhìn. Xem chừng như thấy cũng bị chấn động bởi tiếng hét của lão nhân.
Vị tăng ấy hỏi:
- Thí chủ có điều gì dạy bảo ?
Lão nhân nói ngang nhiên:
- Lão phu cần gặp Vô Sắc.
Vị sư này nghe lão nhân dám gọi đến pháp danh của hòa thượng phương trượng, sắc mặt có hơi biến đổi nhưng thái độ, ngôn ngữ vẫn lễ độ.
- Thưa thí chủ, đã nhiều năm rồi chưởng môn tổ sư không tiếp xúc với khách bên ngoài.
- Vô Sắc không muốn gặp người khác, còn đối với lão gia thì lại muốn gặp.
Vị sư lễ phép hỏi:
- Xin được biết đại danh của thí chủ ?
Lão nhân áo tím nạt:
- Tên họ của ta không phải để cho ngươi hỏi.
Vừa nói xong lão đã chuyển mình phóng ra một chưởng. Chỉ nghe một tiếng “bình” thì ra cây cổ tùng đã bị chưởng phong của lão nhân đánh gãy hai, nữa phần trên mang cành lá đổ xuống ! Sư tri khách thấy chưởng lực uy mãnh của lão nhân, trong lòng rất kiêng nể và có phần sợ hãi, vội quay mình đi vào trong.
Lão nhân thấy vị sư đã đi rồi nên nói với Đại Đại:
- Nếu lão phu không ra tay thì hắn đâu có ra hỏi.
Một lát sau quả có một hòa thượng râu đã bạc vừa nhìn thấy lão nhân lập tức đổi sắc mặt.
Lão nhân liền nói:
- Tuệ Căn, ngươi còn nhớ mỗ gia ?
Tuệ Căn chấp tay thưa:
- Thì ra tiền bối đã đến. Để bần tăng vào bẩm bạch với gia sư. Có lý nào gia sư lại không tiếp kiến tiền bối ?
Lão nhân áo tím giục:
- Thế thì mau lên !
Tuệ Căn chỉ đáp hai tiếng “mô phật” rồi vội vàng đi ngay.
Ôn Đại Đại biết rằng Tuệ Căn là một trong những vị danh tăng của Thiếu Lâm tự, nhưng lại cung kính lão nhân áo tím, nàng càng ngạc nhiên hơn.
Một lát sau thấy hai cánh cửa mở rộng, có đến bảy vị hòa thượng mày bạc đứng trang trọng đón lão nhân áo tím, tất cả đều chấp tay thưa:
- Chưởng môn phương trượng xin mời thí chủ.
Lão nhân áo tím hừ một tiếng rồi nói:
- Lão hoà thượng càng ngày càng lớn nhỉ. Sao lại không thân hành ra tiếp mỗ gia.
Ôn Đại Đại hãy bồng thằng nhóc ấy theo ta.
Quả nhiên tất cả tăng nhân của Thiếu Lâm tự không hề gây khó khăn gì. Đại Đại đang bồng Vân Tranh vừa vào khỏi sơn môn nhưng chúng tăng vẫn đứng hai hàng ở bên trong với hương khói nghi ngút. Tất cả đều chấp tay đứng trang nghiêm như những pho tượng không ai nhìn ai.
Ôn Đại Đại trộm nhìn chúng tăng, thấy dáng dấp của quí vị quá trang nghiêm, nàng không dám nhìn, chỉ cúi đầu mà đi.
Còn đường đi vào, từ đoạn lát gạch rồi đến đoạn lát đá xanh. Hết đoạn đá xanh qua đoạn đường cát nhuyễn. Qua khỏi đoạn đường cát nhuyễn lại đến đoạn đường rải đá nhỏ. Chẳng biết đi đã bao lâu thì tới một đoạn toàn cỏ xanh mướt và ngát tỏa mùi trầm nên mới biết là đã sắp đến liêu của phương trượng, khách nhân lại càng không dám ngước mặt nhìn.
Lão nhân áo tím hỏi:
- Có Vô Sắc hòa thượng không ?
Bức sáo trúc ở trong phòng phương trượng đã ngã sang màu vàng do khói trầm hương, nghe có tiếng nói thật trầm ổn từ trong liêu vọng ra.
- Xin mời cố nhân.
Lão nhân áo tím nói:
- Nơi nào có mùi trầm hương thì mỗi gia không muốn đến.
Lại nghe tiếng:
- Xin thứ lỗi, già này đã không ra tiếp đón.
Lão nhân áo tím nói:
- Bất tất lão huynh phải ra, mỗi gia chỉ xin hỏi một câu.
Lão già áo tím tằng hắng rồi tiếp:
- Có một việc này chẳng biết lão huynh can thiệp vào hay không ?
- Việc gì thế ?
Lão nhân áo tím cười nhạt:
- Việc này thì cả hai ta đều quá rõ, việc này đã hàng chục năm nay không dính dáng gì đến hai ta, không biết hôm nay lão huynh dự vào hay không ?
Im lặng một hồi, lại nghe có tiếng nói:
- Dự vào tức là không dự vào, không dự vào tức là dự vào. Mắc gì mà đàn việt phải bận tâm hỏi ?
Lão nhân áo tím nhíu mày khó chịu:
- Lão hòa thượng nói gì mỗ chẳng hiểu.
- Hiểu tức là không hiểu, không hiểu tức là hiểu.
Bỗng nhiên lão già áo tím cười ha hả:
- Tốt … tốt lắm ! Mỗ gia đến cũng như không đến, không đến cũng như có đến.
Thế thì công việc ấy có làm cũng tốt, không làm cũng tốt.
Có tiếng cười nhẹ sau bức rèm trúc:
- A di đà phật, thế là đàn việt đã đại triệt đại ngộ rồi !
Lão nhân áo tím cũng cười lớn:
- Cờ lớn tức là cờ nhỏ, cờ nhỏ tức là không có cờ. Tình tức là thù, ái tức là hận … mỗ gia nói có đúng không ?
- Lão huynh hiểu rồi … hiểu rồi … Lão nhân áo tím ngửa mặt lên trời cười lên mấy tiếng rồi chợt nói:
- Còn có một người sắp chết muốn được lão hòa thượng cứu, mỗ gia đã mang đến.
Lão hòa thượng cứu tức là không cứu đều do lão huynh cả. Nếu lão huynh muốn để hắn chết trước mặt mình thì mỗ gia cũng không quan hệ gì … mỗ đi đây !
Lão nhân vừa nói dứt liền bắt Ôn Đại Đại và Vân Tranh liệng vào thất của phương trượng rồi cười lớn:
- Sau bốn mươi ngày, bất luận cô nương ở đâu mỗ gia này đều tìm ra cả.
Ôn Đại Đại chỉ nghe có tiếng gió thì lão nhân áo tím đã đi xa rồi. Nàng tưởng rằng phen này ắt Vân Tranh đành chịu chết. Nào ngờ lại gặp lão nhân áo tím nên mới được vào đây.
Thiền Thất của Vô Sắc đại sư rất nghiêm túc, đại sư ngồi như một pho tượng trang nghiêm.
Ôn Đại Đại không dám nhiều lời, nàng chỉ biết quì xuống xin được ngài giúp đỡ.
Vô Sắc đại sư hỏi:
- Cô nương là ai ? Thí chủ này là ai ?
Đại Đại cúi đầu thưa:
- Tiểu nữ là Ôn Đại Đại, còn người này là Vân Tranh đệ tử của Đại Kỳ môn.
Vô Sắc đại sư nghe ba tiếng Đại Kỳ môn ngài nghiêm giọng:
- Tại sao cô nương không nhận ra người mặc áo tím đưa cô nương vào đây ?
Ôn Đại Đại thầm nhủ:
“Vị đại sư này không ra khỏi chùa, tại sao lại biết lão nhân áo tím ? Tại sao lại biết mình không nhận ra ông ấy ?” Trong lòng Đại Đại thì rất kinh ngạc, nhưng miệng nàng vẫn kể rõ mọi việc đã xảy ra ngoài chùa chứ không dám giấu diếm một điều nào cả.
Vô Sắc đại sư vuốt nhẹ chòm râu bạc nói:
- Đức Phật từ bi … đức Phật từ bi … lão ta lại đưa môn hạ của Đại Kỳ môn đến đây để trị thương … thật là ý trời … ý trời.
Ôn Đại Đại nghe đại sư nói, nàng thấy rất lạ lùng nhưng không dám hỏi đại sư.
Vô Sắc đại sư cho biết:
- Thôi được, cô nương hãy đi đi, bần tăng sẽ trị thương cho thí chủ đây !
Đại Đại cũng không ngờ tới một vị thần tăng của Thiếu Lâm lại dễ dàng như vậy, nàng rất mừng, nhưng nghe đại sư nói mình phải đi khỏi nơi này, nàng hốt hoảng:
- Nhưng tiểu nữ … Vô Sắc đại sư ngắt lời:
- Đạo phật rất chú trọng đến nhân quả. Cô nương đã giúp đỡ cho người này, đó là gieo một nhân lành tất sẽ được quả lành. Chỉ cần cô nương tự giải ái kết thì dù cho người khác muốn cũng không được.
Đại Đại rơi nước mắt thưa:
- Thưa đại sư, tiểu nữ đã giúp đỡ cho huynh ấy thì cũng chính tiểu nữ tự từ bỏ, nhưng tiểu nữ chỉ mong đại sư cho tiểu nữ lưu lại đây thêm mấy ngày nữa để chăm sóc cho huynh ấy.
Vô Sắc đại sư lim dim đôi mắt, trầm ngâm trong giây lát, đại sư như nói với mình:
- Đa tình tất phải đa nghiệt … ở bên ngoài viện có một kho chứa củi, cô nương có thể ở đấy. Mỗi ngày chỉ được vào viện nửa giờ.
Ôn Đại Đại mừng quá lạy xuống:
- Xin đa tạ đại sư.. Vô Sắc đại sư nói thêm:
- Việc này bần tăng phá lệ đấy, cô nương hãy ra ngoài.
Tất cả những gì đã trải qua, Đại Đại chỉ nói một đôi câu rồi không nhắc đến nữa.
Bởi vì nàng không muốn kể công, cũng không muốn người ta thương hại nàng.
Đại Đại tiếp:
- Chùa Thiếu Lâm không bao giờ cho nữ giới ở lại, nhưng Vô Sắc đại sư đã phá lệ cho tiện thiếp ở lại rồi còn cho thiếp mỗi ngày được vào viện nửa giờ để chăm sóc cho Vân Tranh.
Thiết Trung Đường vừa nghe xong, tán dương:
- Như vậy là Vô Sắc đại sư đã ban cho cô nương một ân huệ.
Ôn Đại Đại tán dương đại sư Vô Sắc :
- Chẳng những đại sư có võ công thần thông mà còn giỏi cả y đạo nữa, chỉ trong vòng ba hôm thương thế của Vân Tranh liền bình phục, bắt đầu đi đứng.
Nàng nở một nụ cười chua chát rồi kể tiếp:
- Thiếp thấy thương thế của Vân Tranh chóng bình phục nên rất vui mừng, lại nghe Vô Sắc đại sư truyền võ công cho Vân Tranh nên lại càng vui mừng. Nhưng … nhưng … Thiết Trung Đường thấy sắc mặt của Đại Đại hơi lạ nên hỏi ngay:
- Nhưng gì ?
- Nhưng thủy chung Vân Tranh không hề nói với tiện thiếp một lời.
Thiết Trung Đường cũng rất đỗi ngạc nhiên:
- Đó … đó … Chàng nghĩ tới tình trạng Đại Đại đã liều chết để cứu Vân Tranh, bây giờ lại rơi vào hoàn cảnh như thế, chàng cảm thấy khó chịu nổi.
Ôn Đại Đại cười chua xót:
- Cho dù huynh ấy không nhìn nhưng thiếp vẫn một mực thương huynh ấy như trước kia nên cũng không ngại gì.
- Nhưng bây giờ cô nương còn thương Vân Tranh không ?
Đại Đại không trả lời mà chỉ lim dim hai mắt, nàng không khóc, nhưng nước mắt cứ tuông trào.
Thiết Trung Đường như an ủi:
- Sở dĩ tam đệ không đoái hoài đến cô nương là do cô nương kể cho tam đệ về những gian khổ đã qua, đúng không ?
Đại Đại thầm nghĩ:
“Không ngờ người này lại hiểu mình như vậy, chỉ có chàng ta mới hiểu mình!” Đại Đại vừa cảm nhận bi thương, vừa oán hận lại vừa cảm kích. Nhưng chẳng biết do đâu, trong giây phút này chỉ còn lại tình huynh đệ trong lòng Đại Đại, chứ hoàn toàn không có một tí gì tình cảm riêng tư của nữ nhân.
Cần biết rằng, một thiếu nữ đã trải qua nhiều phong trần, con tim của họ cứng như đá. Trước đây, Đại Đại đã bị hấp dẫn bởi cái tính cách đặc thù của Thiết Trung Đường nhưng đấy chỉ là trạng thái kích tích tạm thời mà thôi. Chính Vân Tranh mới là người đã đánh động con tim của nàng. Chính nàng cũng không biết do đâu mà tình cảm lại biến đổi như thế.
Đại Đại bỗng nhiên thay đổi sắc mặt:
- Tất cả những khổ đau đã trải qua, rồi cũng nhẹ nhàng theo tháng ngày trôi qua, chỉ có một điều, khi Vân Tranh đang bị trọng thương, huynh ấy đã nhìn thiếp nói:
“Ta … ta chẳng bao giờ quên muội”. Trong thời gian trị thương tuy huynh ấy không đoái hoài gì đến thiếp nhưng làm sao huynh ấy giấu được thiếp … Thiết đại ca, từ đây dù có trọn đời không gặp huynh ấy, tiểu muội cũng không ngại gì cả.
Thiết Trung Đường nghe Đại Đại bỗng dưng thay đổi cách xưng hô, gọi mình là đại ca. Thiết Trung Đường biết rằng bây giờ tâm của Đại Đại đã thuần tịnh nên lòng chàng cũng có phần an ủi hỏi Đại Đại :
- Tại sao trọn đời hiền muội không muốn gặp tam đệ ?
- Chỉ vì tiểu muội đã liệng bỏ từ lâu !
Nguyên do, trong thời gian Đại Đại ở trong kho chứa củi, mỗi ngày nàng chỉ được nửa giờ vào viện. Có khi không gặp mặt Vân Tranh thì thôi, khi được gặp Vân Tranh chàng cũng không hề chú ý đến nàng. Trước tình cảnh ấy, Đại Đại vẫn cắn răng chịu, nàng chỉ khóc thầm mà thôi. Sau khi nửa giờ qua mau, nàng phải tức khắc trở lại kho củi. Chẳng lẽ nàng cứ ôm mối đau đến suốt ngày. Những giờ rảnh rỗi, Đại Đại lại bổ củi. Trong thời gian hai mươi ngày, nàng đã bổ hết một kho củi. Hai bàn tay của Đại Đại mềm mại, nõn nà như thế, nay đã chai cứng, Đại Đại thì ngày càng tiều tụy.
Ngược lại Vân Tranh thì tinh thần ngày càng phấn chấn, da dẻ hồng hào. Nhìn Vân Tranh luyện công cũng đủ biết võ công của chàng tiến bộ hơn trước nhiều.
Mặc dù Vân Tranh không đoái hoài, nhưng Đại Đại cũng không phí nửa giờ quí báu ấy. Ngày nào nàng cũng ở một bên Vân Tranh nhìn gương mặt hồng hào nhưng lạnh lùng của chàng. Lòng Đại Đại không biết nên buồn hay nên vui. Dẫu sao trên gương mặt của nàng cũng vẫn mang nụ cười tươi.
Suốt đời, Ôn Đại Đại đã từng giả ơn, giả nghĩa, giả cả tình yêu với không biết bao nhiêu nam nhân, nhưng bây giờ nàng thật chân tình, chính Đại Đại cũng không hiểu do đâu.
Một hôm, Đại Đại cảm thấy thời gian như dài ra, nàng đau khổ chờ đến khi hoàng hôn để vào viện. Nàng chải lại mái tóc, đồng thời mang theo niềm hy vọng lần này vào, Vân Tranh sẽ quan tâm đến nàng.
Không ngờ sau khi Đại Đại đến nơi thì phát hiện Vân Tranh đã đi tự hồi nào!
Đại Đại vừa kinh ngạc vừa lo sợ lại vừa oán giận, nàng chẳng nghĩ gì vừa cứ chạy vào thất của phương trượng. Vô Sắc đại sư như đã biết rõ ý nghĩ của nàng, đại sư nghiêm giọng:
- Cô nương đã đến. Được, được, cô nương hãy ngồi xuống nghe bần tăng nói đôi lời.
Đại Đại thấy dáng dấp quá trang nghiêm của hòa thượng phương trượng, nàng chỉ khóc nức nở.
Vô Sắc đại sư nói:
- Chắc cô nương đã biết hắn ta đã đi rồi. Do chính bần tăng cử đi vì một việc rất quan trọng.
Đại Đại vừa khóc vừa nói:
- Tại sao huynh ấy không hề có một lời với tiện nữ ?
Vô Sắc đại sư thở dài rồi cho biết:
- Trước khi lên đường, bần tăng có hỏi hắn có đến chào cô nương hay không ?
Hắn suy nghĩ một hồi lâu nhưng rồi quyết định không gặp cô nương thì tốt hơn.
- Sao lại nhẫn tâm đến thế ?
Vô Sắc đại sư chậm rãi nói:
- Vô tình tức hữu tình, hữu tình không bằng vô tình. Chỉ có chúng sanh là hữu tình nên phải chịu nhiều phiền não.
Đại Đại ôm mặt khóc nức nở:
- Xin đại sư mở lòng từ bi cho tiện nữ biết nơi huynh ấy đến ?
Vô Sắc đại sư đáp:
- Thường Xuân đảo. Lão nạp có nói ra cô nương cũng không biết.
Đại Đại nóng lòng hỏi:
- Thường Xuân đảo ở chỗ nào ?
- Bần tăng cũng không biết, chỉ nói với hắn tự đi tìm lấy. Nhưng với tính tình của hắn chỉ sợ là không tới được địa đầu. Nửa đường đã … Chợt đại sư nở nụ cười nói tiếp:
- Nơi nào là địa đầu, nơi nào không phải là địa đầu, ta lại lẩm cẩm rồi.
Nói xong, đại sư chấp tay niệm Phật.
Đại Đại hỏi:
- Đại sư muốn huynh ấy đến đảo Thường Xuân vì việc gì ?
Vô Sắc đại sư nói chậm rãi:
- Có nhân tất có quả, có quả tức đã có nhân. Ngày nay có quả, tất đã gây nhân trong quá khứ. Việc hắn đi, ắt phải có lý do chứ.
Hai mắt đại sư từ từ mở nhưng ngài không nói gì thêm.
Đại Đại biết rằng dù có hỏi thêm cũng không được gì nên nàng chỉ cúi đầu xá đại sư rồi lặng lẽ rời khỏi phòng phương trượng, theo cánh cửa nhỏ phía sau viện.
Nàng vừa đến gần cánh cửa thì liền nghe một tiếng “bình”, cánh cửa liền khép chặt. Con đường này đã từ lâu vẫn thấy ít người đi và cánh cửa cũng chỉ đóng hờ, nhưng bây giờ thì cửa được khóa cẩn thận. Nàng nghĩ rằng hôm nay rời khỏi Thiếu Lâm tự, nếu như sau này có muốn rơi vào cửa Phật này thì chỉ một bước cũng khó khăn hơn cả việc lên trời. Nghĩ đến đó, lòng nàng cảm thấy buồn khôn tả, Đại Đại vội vàng nhắm hướng trước mặt mà đi, nàng không còn kể gì đến gai góc, đá sỏi dưới chân nàng. Đại Đại không biết mình đang đi về phương nào, nàng cũng không biết nơi nào nàng sẽ đến.
Di chuyển một hồi lâu thì đặt chân đến một bờ khe. Đại Đại vả một bụm nước khe uống cho đỡ khát. Khi ấy trời đã ngã sáng tịch dương, nhìn dòng nước trong xanh lặng lờ in rõ bóng dáng của Đại Đại tận đáy dòng khe. Đến lúc hoàng hồn buông phủ, chỉ trong chớp mắt hình bóng nàng dưới khe cũng biến mất.
Nàng càng nhìn xuống dòng khe càng buồn rầu. Đại Đại tự nói một mình:
- Đời người cũng như dòng nước, bóng hình vừa có đó mất đó. Nếu mình còn sống trên cuộc đời này, có lý nào lại đi làm thê thiếp của lão già áo tím ?
Lòng Đại Đại như đang buồn phiền tan tóc, bên cạnh cảnh núi rừng hoang vu.
Tiếng cơn gió nhẹ pha lẫn tiếng nước chảy. Đại Đại ngửa mặt nhìn trời than thở.
Trong chớp maắt, nàng nghe phía sau lưng có tiếng:
- Ngươi muốn chết hay sao ?
Tiếng nói thật lạnh lùng. Đại Đại vừa nhìn người này, bỗng nhiên thấy một luồng khí lạnh từ chân đang chảy ngược lên. Bởi người đứng sau lưng nàng là một thiếu phụ áo đen đã có mặt từ lúc nào. Trừ chéo áo bay nhẹ theo gió, từ đầu đến chân không còn trông thấy gì khác, chẳng khác gì thiếu phụ từ dưới đất xông lên, nếu là con mắt của phàm nhân thì đừng nghĩ tới chuyện thấy bà ta … Đại Đại thầm nghĩ:
“Hay là bà ta không phải người mà là ma quỷ ?” Nàng lại nghĩ:
“Mình cũng đang muốn chết. Dù bà ta là ma hay quỷ mặc chi mình lại sợ !” Đại Đại thấy vững tâm hỏi lớn:
- Đúng, ta muốn chết, bà đợi làm gì ?
Người thiếu phụ áo đen nói:
- Tuổi cô còn quá trẻ quá mà lại nói muốn chết, chẳng qua chỉ vì xung động nhất thời. Qua giây phút ấy biết đâu lại muốn sống.
- Đời người còn có ý nghĩa gì nữa đâu, tôi còn nghĩ đến chuyện sống để làm gì ?
Thiếu phụ áo đen nói:
- Quả như vậy, ắt cô nương đã có điều gì quá thương tâm ! Phải chăng là bị người yêu ruồng rẫy ?
Đại Đại như người điên. Nàng dậm chân la lớn:
- Cũng không cần bà quan tâm !
Hai tay Đại Đại ôm mặt chạy như điên cuồng. Nàng vừa chạy được một đoạn thì người thiếu phụ áo đen đã đứng chắn trước mặt.
Thấy thế, Đại Đại tức bực:
- Cuối cùng bà muốn gì ?
Thiếu phụ áo đen chậm rãi nói:
- Ta cũng là một người từng có nhiều đau khổ, ta cũng từng muốn mượn cái chết để chấm dứt cuộc sống vô vị. Nếu có muốn chết thì hãy cùng đi với ta để chết một thể !
Đại Đại thầm nhủ:
“Ngươi muốn xem thử ta có quyết tâm tìm cái chết hay không ? Nếu mình không chết thì ả sẽ chế nhạo mình. Được rồi, để ta chết thật cho mà xem.” Khi ấy, Đại Đại cố ý cười thật lớn:
- Tốt quá ! Ta không ngờ con đường xuống hoàn tuyền mà cũng có đồng đạo.
Thiếu phụ áo đen liền nắm tay Đại Đại :
- Hãy theo ta !
Thế là cả hai nhắm hướng tây mà đi.
Đại Đại có cảm giác bàn tay của thiếu phụ áo đen lạnh như băng, chẳng khác gì bàn tay của người chết, nhưng trong lòng bàn tay của thiếu phụ lại có lực đạo mạnh vô cùng. Thiếu phụ áo đen lôi Đại Đại đi dài. Hình như bàn chân của người thiếu phụ không kịp chấm đất, chỉ thấy mảnh khăn che mặt và chiếc áo dài đen bay theo gió. Dù cho Đại Đại quyết tâm muốn chết thế mà nàng cũng cảm thấy rùng mình.
Con đường trước mặt rất khó đi, hai bên thì vách núi cheo leo, chỉ cần sơ ý một chút thì rơi xuống vực thẳm nát xương ngay.
Thiếu phụ áo đen chợt dừng lại nói:
- Đến rồi, chính là chỗ này !
Trong bóng đêm, Đại Đại thấy nơi gửi thân của nàng là bên cạnh một ngọn núi cao, bên dưới là một vực thẳm không biết sâu đến chừng nào.
Thiếu phụ áo đen nói:
- Cô còn chờ gì nữa mà không nhảy xuống ?
Đại Đại nở nụ cười đau xót:
- Một nơi tự vẫn… Bỗng nhiên bao nhiêu hình ảnh trong quá khứ chợt bồng bềnh trong đầu óc, nàng bất chợt phát run.
Thiếu phụ áo đen lại nói:
- Nếu cô nương không muốn chết thì trở về cũng còn kịp chán.
Bỗng nhiên Đại Đại nói:
- Muội … muội … Nàng nghĩ tới gương mặt nhăn nheo của lão nhân áo tím, rồi lại gương mặt lạnh lùng của Vân Tranh, nàng nghiến răng la lớn:
- Muội còn trở về làm gì !
Thế là Đại Đại nhắm mắt nhảy xuống. Thân hình nàng mới bung lên thì đầu nàng như choáng váng. Nghe bên tai như có tiếng cười của thiếu phụ:
- Không nhầm … Nàng không còn nghe những tiếng tiếp theo mà có cảm giác như nằm vào lòng một ai đó.
Ôn Đại Đại vừa ngạc nhiên vừa thấy kỳ lạ. Một lát sau, nàng mới dám mở mắt thì đã thấy có sáu thiếu phụ áo đen nữa đang đứng quanh nàng. Thiếu phụ áo đen ôm Đại Đại hỏi:
- Cô sợ lắm sao ?
Tiếng nói tuy lạnh lùng nhưng lại hàm ý quan tâm đến nàng.
Đại Đại nhảy ra khỏi lòng thiếu phụ giận dỗi:
- Ta đã muốn chết, tại sao các người còn nở tâm đùa giỡn với một con người đã có nhiều đau khổ. Nếu không mượn cái chết thì làm sao giải khai được nỗi khổ đau.
Phải chăng các người muốn thử lòng ta, đúng không ? Nhưng các người … Thiếu phụ áo đen ngắt lời:
- Chúng ta đã trải qua một lần chết nên muốn cô cũng trải qua một lần thì mới gia nhập vào với tập thể tỉ muội chúng ta.
Một thiếu phụ khác tiếp lời:
- Bây giờ, chúng ta như những người đã chết. Sau mấy ngày nữa cô sẽ cảm nhận được cái tư vị của người sống tốt hơn người chết nhiều.
Đại Đại nhìn quanh một vòng, nàng không phân biệt được là mình đã chết hay đang sống, bỗng nhiên nàng gào to:
- Ta không muốn làm một người chết. Không muốn làm một người chết … Thiếu phụ áo đen lại nói:
- Cô đã một lần chết, bây giờ nghĩ đến chuyện sống phải không ?
Đại Đại bất giác lùi lại mấy bước hỏi:
- Các vị là ai ? Vì … vì sao lại muốn muội gia nhập vào với các vị ?
Thiếu phụ áo đen cho biết:
- Làm người chết rồi thì có thể làm sứ giả của trời. Có thể can thiệp vào những nỗi bất bình của những người đồng phái, có lý nào muội không bằng lòng ?
Tất cả những gì đã trải qua, Ôn Đại Đại đã kể lại khá tường tận cho Thiết Trung Đường nghe. Chàng cũng cảm thấy rùng mình, chàng hỏi:
- Có lý nào thái độ của họ lạnh lùng như vậy chỉ vì tuy họ chưa chết cái thân nhưng cái tâm của họ thì như đã chết rồi. Sau đó thì như thế nào ? Tiểu muội.. Đại Đại tiếp lời:
- Tâm của tiểu muội cũng đã chết rồi, tự nhiên tiểu muội phải theo họ. Và cũng từ đó tiểu muội cũng mặc áo đen, cũng trùm khăn đen. Trong tâm muội cũng có nhiều nghi vấn, nhưng họ không cho muội hỏi gì cả mà chỉ nói:
“Tâm đã chết rồi thì còn chú ý đến chuyện khác làm gì ?” Thế thì hỏi có ích lợi gì đâu ?
Thiết Trung Đường tò mò hỏi:
- Bây giờ tiểu muội có biết họ sẽ đi về đâu ?
Đại Đại đáp:
- Trở về … Nếu trong xe không phải là có một người bệnh thì chúng muội đã trở về sớm hơn.
Chỉ sợ …chỉ sợ không còn dịp để gặp đại ca.
Thiết Trung Đường mỉm cười :
- Nơi các cô trở về cũng là nơi tiện huynh đến … chỉ là … nếu tiện huynh không gặp hiền muội thì không biết đường nào mà đi.
Đại Đại lấy làm lạ hỏi:
- Nhưng làm sao đại ca biết chúng muội về đâu ?
- Việc này nói ra thì dài dòng nhưng tiện huynh biết là hiền muội sẽ trở về đảo Thường Xuân.
Đại Đại giật mình:
- Đảo Thường Xuân … nguyên do là đảo Thường Xuân !
Nàng nhớ lại Vân Tranh cũng tìm đến đảo Thường Xuân, tự nhiên toàn thân nàng run bần bật.
Thấy thế, Thiết Trung Đường hỏi:
- Tiểu muội cũng không biết gì về mấy chữ đảo Thường Xuân ?
Ôn Đại Đại buồn rầu nói:
- Họ chỉ nói trở về nhà chứ chưa hề nói là về đâu ? Cũng có lúc tiểu muội cứ ngỡ là ở trên trời hay là ở đâu dưới đất.
Thiết Trung Đường yên lặng một hồi rồi nói với Đại Đại :
- Bất luận thế nào, hiền muội cũng … Bỗng đâu, xa xa có tiếng sáo như có như không đang theo gió vọng lại. Đại Đại thất kinh cho biết:
- Các vị ấy đã giục tiểu muội về.
Thiết Trung Đường vội hỏi Đại Đại :
- Tiện huynh đi theo có tiện không ?
Đại Đại nhíu mày một hồi rồi đáp:
- Cũng tốt thôi ! Nhưng chúng muội sẽ lưu lại trong tòa thánh mẫu phía trước cho đến canh tư mới khởi hành. Đến lúc đó đại ca hãy tới nhưng đại ca phải chú ý cẩn thận. Trường hợp để họ phát giác thì không hay !
Nói chưa dứt lời thì Đại Đại đã băng mình đi.
Tình cờ Thiết Trung Đường gặp Ôn Đại Đại nên chàng biết được nhiều sự kiện.
Chàng tự nhủ:
“Bây giờ đến canh tư vẫn còn lâu, tại sao mình lại không tìm quán xá uống mấy chén rượu để chúc mừng cho tam đệ !” Thế là chàng rảo bước đến quán rượu.
Lúc này trong quán đã thưa khách. Số còn lại chỉ toàn là những người bồi bàn đang bàn luận về Thánh Mẫu, Thánh Tích. Thiết Trung Đường đang rảo bước đi chợt trước mắt chàng xuất hiện hai bóng người rất quen thuộc, họ cũng đang bước vào quán.
Thiết Trung Đường nhìn kỹ. Một người chính là Trầm Phủ Bạch còn người kia chính là Vân Tranh. Chỉ có một điều Thiết Trung Đường thấy quá lạ lùng. Lạ đến nỗi dù có nằm mơ cũng không thể thấy được. Đó là hai người đang nắm tay nhau rất thân thiết. Chàng liền dừng chân, đầu óc suy nghĩ:
“Tại sao cả hai người này lại cùng đi, có lẽ Trầm Phủ Bạch đã dùng hoa ngôn xảo ngữ để tam đệ tin hắn, chắc chắn trong việc này còn có âm mưu gì đây ?” Chàng nghĩ tới bản tính nhiệt thành của Vân Tranh, rồi lại nghĩ tới Trầm Phủ Bạch là con người gian xảo thâm hiểm. Thế nào hắn cũng che đậy để qua mặt Vân Tranh nhưng vị tất Vân Tranh đã phát hiện.
Vừa nghĩ đến đó, bất giác hai bàn tay của Thiết Trung Đường toát mồ hôi lạnh.
Chàng vỗ trán suy nghĩ:
“Trời giúp ta gặp được họ. Rốt lại, tam đệ rủi nhưng may mắn.” Nếu như người khác ắt đã vội vã bước vào quán. Nhưng với Thiết Trung Đường thì lúc nào cũng suy nghĩ chính chắn. Bởi Vân Tranh đang ngộ nhận chàng, nếu Thiết Trung Đường gặp ngay thì chắc gì Vân Tranh đã chịu nghe lời, nên chàng đã nhảy vào một con hẻm nhỏ, tìm đến một anh chàng nghèo khó hỏi:
- Các hạ muốn có tiền không ?
Anh chàng nghèo khổ nghe đến tiền mừng quá:
- Muốn đánh nhau cũng được, muốn giết người cũng được. Bất luận là việc gì mỗi đều lãnh tất.
- Ta chẳng yêu cầu ngươi làm gì cả, chỉ cần ngươi nhường bộ áo quần của ngươi cho ta !
Chỉ trong chốc lát, Thiết Trung Đường đã mặc vào người bộ áo quần rách rưới, chàng trét bùn đất vào mặt, đầu đội một chiếc nón rách, tay chàng cầm một cái lon đựng tiền rồi từ trong hẻm bước ra.
Tuy Thiết Trung Đường đóng vai chưa khéo lắm nhưng khả dĩ cũng đủ giống là một lão ăn xin. Chàng vừa đi vừa hát ngêu ngao vừa bước vào quán. Thiết Trung Đường liệng hai quan tiền nói bô bô:
- Một quan tiền thịt, một quan tiền rượu, hãy mang lại cho ta.
Miệng thì nói với điếm nhị nhưng mắt lại chăm chú nhìn về bàn của Vân Tranh và Trầm Phủ Bạch.
Người quản lý còn sợ đồng tiền của Thiết Trung Đường có vi trùng, hắn chỉ dùng hai ngón tay nắm tiền rồi lắc đầu nói nho nhỏ:
- Đúng là trời hành, chỉ một quan tiền mà lại đòi cho được rượu ngon, giá như trên thiên hạ đều là những tên hôi hám như thế này… - Tiểu nhị. Trước hết hãy cho kẻ khốn cùng này rượu thật ngon!
Thiết Trung Đường nghe người quản lý gọi tiểu nhị, chàng cười thầm.
Chàng chưa dám đối mặt với Vân Tranh và Trầm Phủ Bạch. Chàng ngồi xuống, thấy Trầm Phủ Bạch không ngơi chuốc rượu cho Vân Tranh.
Một lát sau chợt nghe Vân Tranh nói lớn:
- Rốt lại, ngươi có biết Thường Xuân đảo ở chỗ nào, hãy nói thật cho ta chứ không đùa đâu.
Lại nghe Trầm Phủ Bạch nói:
- Nếu tiểu đệ mà không biết thì đâu dám nói dối đại ca.
- Ta không ngờ, ngươi với ta như lục bình gặp nhau. Ngươi lại đối xử với ta như vầy, đã là huynh đệ thì không được mang hình người dạ thú ! Như một tên ác đồ đã là huynh đệ với ta mà lại phản bội !
Trầm Phủ Bạch nói:
- Đại ca, sao đại ca lại nhắc đến cái tên mang họ Thiết ấy. Loại ác đồ, dâm tặc thì nhắc đến làm chi để huynh đệ mình mất cả tửu hứng.
Vân Tranh nói lớn:
- Đúng, ta tự phạt một ly.
Vân Tranh liền uống cạn một hơi cạn ly rồi vỗ bàn thở dài.
Còn Trầm Phủ Bạch cứ châm rượu đầy ly mời liên tiếp.
Thiết Trung Đường chỉ còn biết cười khổ. Chàng tự nghĩ:
“Thì ra Vân Tranh cũng chưa biết đến đảo Thường Xuân nên cứ hỏi hết người này đến kẻ khác. Còn Trầm Phủ Bạch thì bất ngờ gặp Vân Tranh nên hắn lấy việc đảo Thường Xuân làm miếng mồi để Vân Tranh bị cắn câu.” Tuy vậy, Trầm Phủ Bạch vẫn chưa có hành động nào khả nghi, nhưng hắn đang có mưu toan gì đây. Chàng mong rằng Vân Tranh sẽ phát hiện âm mưu của hắn nên chàng vẫn giữ yên lặng.
Trầm Phủ Bạch nói nói cười cười. Hắn nói thì chẳng hay ho gì nhưng miệng lưỡi của hắn như có một lớp mỡ ở đầu môi. Ngay như Thiết Trung Đường cũng mê hắn về tài nói năng.
Chợt nghe Trầm Phủ Bạch nói nhỏ:
- Thực ra, đi bằng cách nào để đến được đảo Thường Xuân, tuy đệ có biết nhưng không biết rõ hoàn toàn.
Vân Tranh biến sắc nói:
- Ngươi … phải chăng ngươi muốn đùa với ta ?
Trầm Phủ Bạch tươi cười :
- Xin đại ca chớ nôn nóng, tuy tiểu đệ chưa biết rõ nhưng tiểu đệ sẽ đưa đại ca đến đảo Thường Xuân một cách yên lành !
Vân Tranh nôn nóng hỏi:
- Bằng cách nào ?
- Hôm nay đại ca chỉ biết uống rượu mà thôi. Ngày mai khi tới bờ biển tiểu đệ sẽ tìm người nào thường lui tới đảo Thường Xuân, thế là chỉ cần một thuyền, một buồm xuôi gió, trong vòng ngày đêm đại ca có mặt trên đảo Thường Xuân ngay.
Vân Tranh khen:
- Người huynh đệ, hãy cạn một ly !
Thiết Trung Đường thầm nhủ:
“Không ngờ võ công của tam đệ thì có tiến bộ nhưng tính nết vẫn nóng nảy, lỗ mãng như ngày nào, đi tin một cái thằng ác tặc như Trầm Phủ Bạch.” Chàng đã biết hầu như không có ai trong vùng này biết đến Thường Xuân đảo.
Chỉ kẹt là trong giây phút này Thiết Trung Đường chưa thể làm gì được nên chàng cảm thấy lo sợ thay cho Vân Tranh.
Chàng lại thầm nghĩ:
“Thấy thần thái của tam đệ ắt cũng say rồi. Nếu Trầm Phủ Bạch ám toán trong lúc này thì có ai mà biết được.” Thiết Trung Đường liền bước tới đứng sau lưng Trầm Phủ Bạch, không dám rời một bước.
Trong lúc này tuy chàng đủ khả năng chế ngự Trầm Phủ Bạch để cứu Vân Tranh, nhưng chàng tin chắc thế nào hắn cũng có đồng, đảng đồng thời để tìm cho ra âm mưu của hắn nên chàng chưa ra tay, bởi võ công của chàng hiện nay cao hơn Trầm Phủ Bạch rất nhiều. Bất luận lúc nào, chỉ cần Trầm Phủ Bạch có ý hại Vân Tranh, chàng ra tay cũng không muộn.
Lúc này trên đường phố hoàn toàn vắng bóng người. Trầm Phủ Bạch đỡ Vân Tranh đi đến phía cuối tường, hắn dừng mắt nhìn láo liên hai bên.
Thiết Trung Đường vội nhảy vào chỗ tối. Cũng lúc ấy có tiếng ngựa xe từ phía đầu đường vọng lại. Trầm Phủ Bạch huýt một tiếng sáo mồm. Xe vừa dừng, Trầm Phủ Bạch đã mang Vân Tranh nhảy vào xe, xe lại bắt đầu di chuyển như có việc gì cấp bách, không bỏ phí một chút thời gian nào. Rõ ràng là Trầm Phủ Bạch làm bất cứ điều gì hắn cũng có chuẩn bị.
Trong hoàn cảnh ấy, thay vì người khác thì trở tay còn không kịp chứ đừng nói tới việc đuổi kịp.
Nhưng với Thiết Trung Đường. Khi vừa nghe có tiếng xa mã, chàng đã đoán rằng xa mã ấy thế nào cũng liên quan đến Trầm Phủ Bạch. Xe chưa đến chỗ, chàng đã chuyển động thân mình.
Đến khi xe dừng, Trầm Phủ Bạch nhảy vào thì Thiết Trung Đường đã nhảy lên bám vào phía sau thùng xe. Hai tay chàng vừa bám chặt thì xe cũng bắt đầu chạy.