watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Yến Thập Tam-Hồi 31 - tác giả Cổ Long Cổ Long

Cổ Long

Hồi 31

Tác giả: Cổ Long

Gã chạy trở lại thành thị lúc nẫy. Ba chữ thiếp vàng "Lầu Trọng Nguyên" trên bảng hiệu vẫn lấp lánh sáng.
Gã xộc vào cửa hàng, xông lên lầu.
Trên lầu không dấu máu, cũng chẳng có người chết, cũng chẳng có dấu tích gì là có đánh nhau, chỉ có ông chủ quán béo đứng ngẩn ra ở đầu lầu kinh lạ nhìn gã.
Tào Hàn Ngọc và anh em họ Viên khi nẫy chưa ra tay hay đã bị đánh bỏ chạy rồi?
"Chú em" không hỏi chỉ nhệch mồm cười với ông chủ quán béo phị, bảo:
"Kẻ ăn quỵt đã trở lại đây. Ông chiếu đúng các món như khi nẫy dọn cho ta một bàn ăn, thiếu một món ta sẽ cào cái lầu Trạng Nguyên này đó!" Bàn tiệc lại được dọn lên.
Tám món sào bốn chay bốn mặn, trước tiên tám đĩa nhắm nhỏ để chuốc rượu, sau đó sáu món ăn "nặng" cá, tôm, chim, yến sào, vây cá, gà vịt nguyên con, không thiếu món nào.
Nhưng lần này "Chú em" không ăn miếng nào. Gã chỉ uống rượu.
Một vò Trúc Diệp Thanh hai mươi cân, gã tu một hơi cơ hồ uống cạn nửa vò, cơ hồ gã đã chếch choáng say.
Còn Tạ Hiểu Phong? Sao Tạ Hiểu Phong còn chưa tới? Hay ông ta còn bận bầu bạn với "con điếm" kia? Mà có người đàn bà như vậy vui vầy, tại sao ông ta còn tìm đến làm gì? "Chú em" cười, cười vang dội.
Bên ngoài lầu bỗng có tiếng xe chạy lộc cộc:
một hàng xe tiêu đang đi dưới phố.
Có xe tiêu là có cờ của tiêu cục.
Cờ tiêu cục là lá bùa để giữ tiêu hàng, cũng là danh dự của tiêu cục. Trên hàng xe tiêu cục treo cờ đỏ.
Cờ đỏ này đỏ tươi hơn máu! Trên chiếc xe tiêu đi đầu cắm ngọn cờ đỏ đang đón gió tung bay phấp phới, chính giữa lá cờ thêu một chữ "Thiết" to tướng ở mặt trước. Mặt bên kia thêu chỉ bạc lấp lánh hình cây kiếm sắc và hai mươi tá ngọn Xuyên Vân tiễn.
Đây là lá cờ lệnh của tỗng tiêu đầu của tiêu cục. Có lá cờ này chứng tỏ chuyến tiêu hàng này do tỗng tiêu đầu "Thiết kỵ khoái kiếm" oai chấn giang hồ thân hành đi theo xe tiêu để áp tải hàng.
Có lá cờ này anh hùng hào kiệt lục lâm Nam, Bắc Đại Giang (tức là sông Trường Giang, Dương Tử Giang ư ND) nghe hơi gió mà lảng cho xa, chẳng ai dám thò tay đụng vào chuyến tiêu hàng này. Có lá cờ tiêu này là có phối hợp mười tám phân cục Hồng Kỳ tiêu cục ở các nơi hai bên bờ Nam, Bắc Đại Giang. Vì vậy đây không chỉ là danh dự cá nhân mà còn quan hệ đến tính mạng cửa nhà của hơn hai ngàn con người ở mười tám tiêu cục Hồng Kỳ kia. Bất kể ai làm nhục đến lá cờ tiêu này, hai ngàn con người dưới trên của tiêu cục Hồng Kỳ không tiếc gì mà không liều mình với kẻ đó! "Chú em" cười, cười vang, dường như gã vừa nghĩ ra được một trò vô cùng thú vị.
Trong tiếng cười vang gã nhẩy từ trên lầu cao xuống đất, xông vào giữa hàng xe tiêu tung một quyền đánh ngã viên tiêu sư giữ cờ ngã lộn xuống ngựa, rồi gã lăng không lộn mình một vòng, giật lấy lá cờ tiêu cắm trên xe, hai tay xé toạc lá cờ đỏ "Thiết Kiếm" xưa nay oai chấn Nam Bắc Đại Giang thành hai mảnh.
Trong tiếng bánh xe lăn, tiếng vó ngựa gõ, tiếng người hô lệnh oang oang... tất cả bỗng ngừng, chết lặng.
Đám mây đen che khuất mặt trời, từ đám mây đen tia chớp lóe lên rồi một tiếng sét từ lưng chừng trời giáng xuống vang động đến nỗi tai mọi người ong lên kêu o o mãi.
Nhưng mọi người dường như không nghe thấy tiếng sét đinh tai nhức óc ấy, người nào người nấy mắt dại đờ trố ra nhìn chàng trai trẻ trên nóc xe hai tay vẫn còn cầm hai nửa lá cờ tiêu.
Không một ai có thể tưởng tượng là có thể xẩy ra thật sự một việc như thế, không ai có thể tưởng tượng được là ở trên đời lại có kẻ điên cuồng không sợ chết đến như thế, dám làm những chuyện tày trời đến như thế! Viên phiêu sư bị một quyền đấm ngã lăn xuống ngựa dẫy dụa từ đất nhỏm dậy.
Người này họ Trương tên Thực, đi tiêu hàng đã hai chục năm, xưa nay làm việc thận trọng vững vàng. Hai mươi năm lại đây lưỡi đao đã từng liếm máu, vào sinh ra tử trải qua sóng to gió lớn chẳng biết bao lần, các bạn cùng đi đặt biệt hiệu cho là "Thực tâm mộc đầu nhân" (Người gỗ lòng thực). Tên này đặt ra không phải có ý bảo ông ta hồ đồ ngu ngốc như người gỗ mà ý muốn bảo bất kỳ gặp chuyện gì ông ta đều có thể giữ được trấn tĩnh, trầm tĩnh mà đối phó. Nhưng trước sự việc này "người gỗ lòng thực" cũng mặt như tro tàn, toàn thân cứ run lên cầm cập không sao ngừng được.
Sự việc này thật là xẩy ra ngoài ý muốn, quá kinh hồn, khi xẩy ra mọi người đều bó tay không kịp đối phó, khi việc xẩy ra mọi người như lạc phương hướng, nếu không thì dù "Chú em" có tài bằng trời cũng chưa chắc vừa ra tay đã được việc, có thể nói là mắc may mà được việc chứ không thì đã bị loạn đao chặt thây biến mình thành đống thịt băm rồi.
Nhìn vẻ mặt của những người kia "Chú em" không cười được nữa chỉ thấy từng đợt lạnh giá từ gót chân chạy ngược trở lên, toàn thân bỗng dưng giá lạnh và đờ cứng.
Lại một tiếng sét nữa từ trên trời giáng xuống. Trong tiếng sét chói tai dường như nghe có ai đó nhắc một tiếng "giết", tiếp đó là một tiếng "soạt", mấy chục cay đao kiếm nhất tề tuốt ra khỏi vỏ và tiếng động này nghe còn rùng rợn hơn cả tiếng sét vừa rồi.
ánh đao loáng lên tứ phía, trước sau trái phải bốn phương tám hướng đều có người nhẩy bay tới, tiếng chân rậm rịch nhưng thứ tự, không loạn xạ chút nào, chớp mắt đã vây kín chiếc xe tiêu kia lại.
Cứ xem cách bố trí khi gặp nguy thế này có thể thấy danh tiếng của tiêu cục Hồng Kỳ có được trên giang hồ không phải là cầu may mà được.
Trương Thực cũng dần dần khôi phục lại sự trấn tĩnh. Bốn mươi ba quân bảo vệ cờ tiêu cũng đang đợi ông ta ra lệnh một tiếng là loạn đao áp sát máu sẽ vọt ra đầy đất.
"Chú em" lại cười. Gã đâu có sợ chết! Thì gã đang đi tìm cái chết mà lại! Vừa rồi gã có lúc thấy lo lắng khiếp sợ một chút, còn bây giờ gã lại thấy lòng nhẹ nhõm, giải thoát rất khó tả.
Mọi thứ vinh nhục, buồn phiền, ân oán tình thù ở đời giờ đã sắp thành quá khứ rồi! Ta là thằng điên cũng được, là đứa lộn giống con không cha cũng được, giờ cũng sắp chẳng còn quan hệ gì nữa rồi! Gã ngồi phịch xuống nóc thùng xe, cười vang bảo:
"Đao các người đã tuốt ra khỏi vỏ rồi, sao không tới giết ta đỉ" Đó cũng là điều mọi người muốn hỏi Trương Thực. ở trong tiêu cục, ông ta có tư cách "lão làng" nhất, kinh nghiệm phong phú nhất. Khi tỗng tiêu đầu không có mặt, các tiêu sư khác đều nhìn theo đầu ngựa của ông ta mà làm.
Trương Thực vẫn đang do dự, chậm rãi bảo:
"Giết người đâu có khó, chúng ta chỉ cần cất tay một cái thì thương thay ngươi sẽ thành đống thịt băm, có điều..." Bên cạnh ông có một gã cầm táng môn kiếm hỏi chen ngang:
"Có điều làm sao?" Trương Thực trầm ngâm bảo:
"Ta coi bộ người này mang tâm trạng muốn chết!" Gã tang môn kiếm hỏi:
"Thế thì sao?" Trương Thực bảo:
"Người mang lòng cố chết là phải có ẩn tình nên không thể không hỏi cho rõ ràng đã, huống hồ biết đâu sau lưng gã còn có người sai khiến thì sao?" Gã tang môn kiếm cười bảo:
"Thế thì trước tiên ta hãy phế hai chân hai tay gã đi đã rồi nói chuyện sau!" Cây trường kiếm của gã vung lên và gã là người xông tới trước tiên. ánh kiếm loang loáng chọc thẳng vào huyệt Hoàn Khiên của chú em.
"Chú em" đâu có sợ chết nhưng trước khi chết không thể để kẻ khác làm nhục được, thế là gã tung chân đá bay cây tang môn kiếm của gã kia. Ngọn cước này tung ra đột ngột không hình không bóng đó là đòn "Phi thích lưu tinh cước" (đá bay như sao băng) là một trong bẩy môn tuyệt kỹ của nhà Mộ Dung ở Giang Nam.
Đến sao đỗi ngôi còn đá bay được, đòn ra nhanh thế nào cũng đủ hiểu! Nhưng lần này trừ cây tang môn kiếm ra còn hai mươi bẩy ngọn khoái đao, mười lăm món binh khí nhọn sắc nữa đang chờ chực gã. Khi cây tang môn kiếm bị hất tung, đã có ba đao hai kiếm khác đâm tới mà toàn đâm vào các khớp trọng yếu trên người gã.
Bóng đao ánh kiếm tung bay như luyện múa, bỗng nghe "keng" một tiếng, cả ba cây đao hai cây kiếm đều gẫy thành hai khúc. Đầu đao mũi kiếm rơi xuống lả tả, có hai vật gì tròn tròn bật từ nóc xe lên rồi lăn lông lốc trên mặt đất hóa ra là hai hạt trân châu.
Trên nóc xe lại thấy thêm một người nữa sắc mặt xanh tái trên tay vẫn còn cầm một giây hạt châu đàn bà vẫn giắt trên mái tóc, người tinh mắt sẽ thấy giây hạt châu thiếu mất năm viên.
Năm cây mã đao bị đánh gẫy mà chỉ nghe có một tiếng động, thì ra người này chỉ dùng có năm hạt châu bé con con trong chớp mắt đồng thời đánh gẫy cả năm thanh đao lớn bằng thép ròng. Lăn lộn kiếm cơm trong tiêu cục, toàn người giang hồ lão luyện giầu kiến thức, nhưng công phu như thế này mọi người chưa từng nghe, thậm chí đến tưởng tượng ra cũng chưa.
Lại một tiếng sét ghê gớm, mưa lớn ào ạt như cầm chĩnh mà đỗ nước.
Người đó vẫn đứng ở đấy không nhúc nhích, dường như trên mặt không chút biểu hiện gì.
"Chú em" lạnh lùng nhìn rồi bảo:
"Ông lại đến đấy à?" Người đó đáp:
"Phải, ta lại đến đây!" Mưa to ào ạt. Những hạt mưa dày đặc đỗ trên đầu họ, dàn dụa chẩy trên mặt xuống. Nét mặt của họ buồn hay vui? Là giận hay hận? Không ai có thể nhìn ra được.
Mọi người chỉ thấy người mới đến nhất định phải là bậc cao thủ tuyệt đỉnh có võ công cao siêu không lường nỗi, chắc chắn có quan hệ mật thiết với gã thiếu niên xé lá cờ của tiêu cục.
Trương Thực trước hết chặn đứng đồng đội lại đã, ngay cả gã tang môn kiếm cũng không dám làm ẩu chỉ hỏi:
"Bằng hữu, quý họ là gì?" "Ta họ Tạ!" Trương Thực biến sắc mặt. Họ Tạ mà cao thủ chỉ có một nhà:
"Phải chăng các hạ từ Thần Kiếm Sơn trang hồ Lục Thủy núi Thúy Vân Phong tới?" Người kia đáp:
"Phải!" Giọng Trương Thực run lên:
"Phải chăng các hạ là Tam thiếu gia nhà họ Tạ?" Người kia đáp:
"Ta là Tạ Hiểu Phong!" Tạ Hiểu Phong! Ba tiếng này như một lời phù chú thần kỳ, nghe đến ba tiếng này còn ai dám động nữa?
Bỗng nhiên từ trong gió mưa một người phi tới như bay miệng hô to:
"Tỗng tiêu đầu tới! Tỗng tiêu đầu tới!" Hai mươi năm trước đám giặc nỗi lên ở mười tám trại núi Liên Sơn lúc khí thế đang thịnh nhất thì có một người bỗng xuất hiện. Một người một ngựa xông thẳng lên núi cùng một cây kiếm thép và hai mươi tám mũi tên "Xuyên Vân tiễn" quét bằng mười tám trại giặc, thương tích lớn nhỏ nặng nhẹ ông ta mang trên mình hơn mười chín vết. Tuy vậy ông ta không chết. Nghe nói bị thương như vậy nhưng ông ta vẫn còn dư sức đuỗi theo truy bắt tên đầu sỏ hung ác nhất Ba Thiên Báo, một ngày một đêm ngựa không dừng vó người không nghỉ ngơi, đến ngoài tám trăm dặm mới chém được đầu Ba Thiên Báo. Người đó là Tỗng tiêu đầu ở Tỗng tiêu cục của cục Hồng Kỳ "Thiết kỵ Khoái kiếm" Thiết Trung Kỳ.
Nghe tin tỗng tiêu đầu tới, bốn mươi mấy tiêu sư với tiêu binh đồng thời thở ra nhẹ nhõm. Tất cả đều tin tưởng tỗng tiêu đầu của họ nhất định sẽ giải quyết ỗn thỏa vụ này. Tạ Hiểu Phong thì than thầm trong lòng. Chàng biết vụ này "chú em" làm bậy, có điều chàng không thể nói, chàng không muốn quản vụ việc này, nhưng không thể không quản được. Chàng tuyệt nhiên không muốn đứa con này chết trong tay kẻ khác vì ở trên đời này chỉ có một người để chàng mắc lỗi, đó chính là đứa trẻ này! Mưa rơi như thác đỗ.
Bốn người cầm dù vải dầu che mưa thủng thỉnh đi trong mưa mà tới. Đi đầu là một người mặc áo vải trắng, giày vải đen, khuôn mặt vuông vắn ngay ngắn, chính là người trẻ tuỗi vẻ thật thà ngồi cùng bọn Tào Hàn Ngọc trên lầu Trạng Nguyên.
Sao Thiết Trung Kỳ không tới? Sao chàng này lại tới?
Thấy chàng trẻ tuỗi này, tất cả các tiêu sư và tiêu quân trong tiêu cục Hồng Kỳ đều khom mình làm lễ chào, dáng điệu người nào cũng rất cung kính chứng tỏ tất cả đều rất kính trọng chàng thiếu niên này.
Tất cả đều cung kính chào:
"Xin chào Tỗng tiêu đầu!" Lẽ nào trong tiêu cục Hồng Kỳ thay tỗng tiêu đầu bằng chàng trẻ tuỗi thật thà có chút ngô ngố này! Trong Hồng Kỳ tiêu cục trên dưới có hơn hai ngàn người, phần lớn ngày trước đều đã tung hoành trên chốn giang hồ và là cao thủ có tên tuỗi đường hoàng, thế thì bằng vào cái gì mà chàng trẻ tuỗi thật thà này lại có thể khuất phục được đám hảo hán hung hãn trên chốn giang hồ kia?
Tất nhiên phải có đạo lý chứ! Cờ tiêu bị xé, tiêu sư bị nhục, đến kẻ đã lão luyện giang hồ như Trương Thực gặp phải vụ này cũng phải kinh hoàng mất sắc.
Thế mà chàng trẻ tuỗi này vẫn ung dung đi bộ mà tới. Khuôn mặt vuông vắn ngay thẳng không hề để lộ một chút vẻ gì là phẫn nộ hay sợ hãi, công phu tu dưỡng và trấn tĩnh không để lộ mừng giận thành hình thành sắc trên mặt, vốn không phải ở một chàng thanh niên trạc trên dưới hai mươi tuỗi có thể có được! Mưa to như trút, bùn nước ngập ngụa phố phường.
Chàng thiếu niên chầm chậm đi tới, đôi giày vải đen đế trắng chỉ vương chút bùn nước bẩn ở mũi giày nếu chẳng phải là người có khinh công thượng thặng công phu cao sâu khó lường thì sao được như vậy! Lòng Tạ Hiểu Phong trầm nặng xuống. Chàng đã thấy đối phó với chàng thiếu niên này còn khó hơn đối phó với Thiết Trung Kỳ. Muốn giải quyết ỗn thỏa vụ này không phải dễ! Thế mà chàng thiếu niên này không thèm liếc nhìn Tạ Hiểu Phong lấy một lần.
Chàng ta thừa biết cờ tiêu bị xé, biết rõ người xé cờ đang đứng trước mặt nhưng vẫn làm như không biết, làm như không thấy vẫn cứ xòe dù che mưa thủng thẳng đi tới, hững hờ hỏi:
"Hôm nay giữ cờ là vị tiêu sư nào?" Trương Thực vượt đám đông mà ra, khom lưng bảo:
"Là tôi!" Chàng thiếu niên hỏi:
"Ông năm nay bao nhiêu tuỗi rồi?" Trương Thực đáp:
"Tôi tuỗi Sửu, năm nay vừa chẵn năm mươi." Chàng thiếu niên hỏi:
"Ông làm việc ở tiêu cục được bao nhiêu năm rồi?" Trương Thực đáp:
"Từ khi lão tỗng tiêu đầu sáng lập ra tiêu cục tôi đã có mặt." Chàng thiếu niên bảo:
"Thế là hai mươi sáu năm!" Trương Thực đáp:
"Vâng, đúng hai mươi sáu năm!" Chàng thiếu niên than dài bảo:
"Mồ ma cha ta tính tình cương liệt, ông đi theo người được bằng ấy năm thật không phải dễ!" Trương Thực cúi đầu, mặt lộ đầy vẻ buồn thương, mãi mà không nói nên lời.
Nghe đến đó "chú em" cũng nghe ra là họ đang nói đến vị lão tiêu sư, đó là người sáng lập ra tiêu cục Hồng Kỳ là "Thiết Kỵ Khoái Kiếm" Thiết Trung Kỳ, còn chàng thiếu niên kia bảo "mồ ma cha ta" thì dĩ nhiên phải là con của ông ta, và vị tiêu sư già kia không còn nữa.
"Cha chết con nối" chính vì thế mà chàng trẻ tuỗi kia dù tuỗi còn trẻ vẫn tiếp nhận đứng đầu tiêu cục Hồng Kỳ. Tiêu cục trưởng là ông già Thiết vẫn còn oai thừa để lại nên mọi người không thể nào không phục chàng trai này được. Điều kỳ lạ là lúc này ở đây họ lại nói với nhau về chuyện nhà cửa làm ăn còn việc cờ tiêu cục bị xé, tiêu sư bị nhục họ lại không nhắc đến một lời nào.
Riêng Tạ Hiểu Phong đã nghe hiểu chàng trai trẻ kia hỏi han mấy chuyện cửa nhà là riêng có thâm ý. Sự đau thương của Trương Thực xem ra không phải vì nhớ thương ơn đức của Thiết lão tiêu đầu mà là đau buồn vì sự thẹn thùng hối hận vì mất chức.
Chàng thiếu niên kia thở dài lại hỏi tiếp:
"Có phải năm ba mươi chín tuỗi ông mới lấy vợ không?" Trương Thực đáp:
"Phải!" Chàng thiếu niên lại hỏi:
"Nghe nói bà ấy ở nhà là người dịu dàng hiền tuệ lại biết nấu nướng giỏi phải không?" Trương Thực đáp:
"Mấy món ăn thường ngày trong nhà kể ra bà nhà tôi nấu nướng cũng ăn được!" Chàng thiếu niên lại hỏi tiếp:
"Bà ấy sinh cho ông được mấy cháu?" Trương Thực đáp:
"Ba cháu, hai trai một gái." Chàng thiếu niên bảo:
"Có được người vợ thảo mẹ hiền như vậy trông nom dậy dỗ, các cháu nhà ông ngày sau nghĩ chắc cũng giữ được yên ỗn nếp nhà!" Trương Thực đáp:
"Cũng chỉ mong được vậy!" Chàng thiếu niên bảo:
"Khi gia phụ qua đời, mẹ tôi luôn cảm thấy thiếu một người đắc lực để bầu bạn bên mình, nếu ông không phản đối thì để bà ấy vào ở trong nhà tôi làm bạn với mẹ tôi thì rất tốt." Trương Thực bỗng quỳ thụp xuống dập đầu "bình, bình, bình" vang lên ba lượt cảm tạ sự sắp xếp của chàng thiếu niên dường như ông ta cảm kích cực độ vậy.
Chàng thiếu niên kia không ngăn cản cứ để kệ ông ta dập đầu lễ xong mới hỏi:
"Ông có còn tâm sự gì nữa không?" Trương Thực bảo:
"Không." Chàng thiếu niên kia nhìn ông ta, thở dài một cái rồi bảo:
"Thôi ông đi đi!" Trương Thực bảo:
"Vâng" Lời nói vừa buông xong, bỗng thấy một vầng máu đỏ phun tóe ra. Trương Thực ngã lăn ra đất, cây kiếm trong tay ông ta đã tự cứa đứt cuống họng mình.
Chân tay "chú em" bỗng lạnh giá đi. Đến giờ gã mới hiểu sao chàng thiếu niên kia lại hỏi Trương Thực về chuyện gia đình nhà cửa.
Kỷ luật trong tiêu cục Hồng Kỳ rất nghiêm, thiên hạ đều biết. Trương Thực giữ cờ để mất phải chịu hình phạt nặng.
Chàng thiếu niên kia chỉ nói hời hợt vài câu mà có thể khiến cho một tiêu sư già lao khỗ với tiêu cục suốt hai mươi sáu năm phải tuốt kiếm tự sát ngay lập tức mà lại rất cam tâm tình nguyện, lòng còn tràn trề cảm kích.
Chàng thiếu niên này mưu kế thâm trầm, thủ đoạn cao minh, tác phong tàn khốc thực khiến người khác khó bề tưởng tượng nỗi.
Máu tươi đầy đất chỉ trong chớp mắt đã bị mưa lớn rửa trôi sạch duy chỉ có vẻ sợ sệt trên mặt các tiêu sư thì không có mưa nào xóa nỗi. Đối với họ, vị tỗng tiêu đầu còn trẻ tuỗi này quả thật cực kỳ đáng sợ.
Tuy vậy nét mặt chàng thiếu niên kia vẫn không để lộ một nét tình cảm gì chỉ hời hợt hỏi:
"Hồ tiêu đầu đâu rồi nhỉ?" Một người đứng gục đầu sau chàng ta bị cây dù vải che khuất mặt, nghe câu ấy thì vội vàng quỳ ngay xuống đầu và chân tay chống xuống đất phủ phục trong vũng nước máu mà đáp:
"Hồ Phi có mặt!" Chàng thiếu niên kia cũng chẳng thèm ngoái đầu lại nhìn mà hỏi:
"Ông làm ở tiêu cục bao lâu rồi nhỉ?" Hồ Phi đáp:
"Chưa đầy mười năm." Chàng thiếu niên bảo:
"Lương tháng của ông được bao nhiêu lượng bạc?" Hồ Phi đáp:
"Theo quy chế được hai mươi bốn lượng, nhờ ơn tiêu cục ân thưởng mỗi tháng tăng thêm sáu lượng nữa." Chàng thiếu niên hỏi:
"Bộ quần áo ông mặc trên người cộng thêm đai, hài, mũ mãng thì giá bao nhiêu tiền?" Hồ Phi ấp úng:
"Mười... mười... hai lượng" Chàng thiếu niên bảo:
"Ngôi nhà của ông ở mé sau thành Tây mỗi tháng mất bao nhiêu tiền thuể" Mặt Hồ Phi méo xệch, mồ hôi lẫn nước mưa chẩy xuống dòng dòng, tiếng nói cũng tắc nghẹn.
Chàng thiếu niên bảo:
"Ta biết ông là người biết ăn ngon uống tốt, đồ nhà bếp ở nhà toàn mang từ lầu Trạng Nguyên tới, một tháng không có hai ba trăm lượng bạc chỉ sợ khó mà được thế!" Hồ Phi nói:
"Đó... đó...toàn người khác mang tới, tôi không phải chi lượng nào cả." Chàng thiếu niên kia cười bảo:
"Xem ra tài ba của ông không nhỏ nên mới khiến thiên hạ hàng tháng đem đến cống mấy trăm lượng bạc để ông hưởng thụ, chẳng qua chỉ... " Nụ cười của chàng ta dần dần tan biến chỉ nói tiếp:
"Bè bạn trên giang hồ làm sao mà biết được bản lĩnh của ông lại cao minh đến thế, thấy một tiêu sư của tiêu cục Hồng Kỳ mà lại bày đặt ăn chơi đến cỡ ấy nhất định trong lòng phải thấy là quái lạ tại sao tiêu cục Hồng Kỳ lại dễ thở đến thế hoặc giả có câu kết ngầm với hào kiệt lục lâm nên mới được ăn chia số bạc chẳng rõ ràng gì như thế chứ!" Hồ Phi nghe xong toàn thân run rẩy, đầu dập xuống đất mà bảo:
"Từ sau tuyệt đối không dám để xẩy ra chuyện như vậy nữa!" Chàng thiếu niên bảo:
"Tại sao lại thế? Phải chăng là người vẫn xuất tiền cho ông ăn chơi bị người khác cướp đi mất rồi?" Hồ Phi mặt ứa đầy máu không dám thừa nhận cũng không dám phủ nhận.
Chàng thiếu niên lại bảo:
"Có người xuất tiền cho ông hưởng thụ là việc tốt chứ sao, tiêu cục đâu quản được ông! Có điều mắt ông mở trừng trừng mà nhìn người nuôi ông bị cướp đi, có thù mà chẳng dám báo, như thế há chẳng làm tôn oai phong của người ngoài mà tiêu diệt chí khí của tiêu cục chúng ta ử" Mắt Hồ Phi bỗng sáng lên, lão lập tức nói to:
"Tên tiểu tử ấy chính là kẻ xé cờ tiêu cục của tiêu cục chúng ta!" Chàng thiếu niên bảo:
"Thế sao ông còn chưa đi giết gã?" Hồ Phi đáp:
"Dạ!" Hồ Phi vốn đã sớm nghĩ đến điều đó bây giờ lại được tỗng tiêu đầu đỡ lưng lão còn sợ gì nữa bèn ngoái tay rút yêu đao mà vọt mình dậy.
Bỗng nhiên kiếm quang lóe lên một cây kiếm tà tà đâm tới coi bộ nhát đâm cũng không nhanh lắm, nhưng khi Hồ Phi né tránh nhát kiếm đó đã đâm vào vai lão xuyên ra cỗ họng, máu tươi vọt ra như tên bắn hóa thành một trận mưa máu.
Hồ Phi chết mà cũng không kịp nhìn rõ ai là kẻ đã đâm mình.
Nhưng những người khác đều nhìn thấy. Hồ Phi vừa vọt lên thì chàng thiếu niên kia đã ngoái tay rút thanh bội kiếm của một người đeo đứng bên cạnh tùy tiện đưa ra một nhát về phía sau mà đầu cũng không cần ngoái lại để nhìn.
Thời gian tính toán đâm nhát kiếm ra không sai một ly, bộ vị ra tay lại càng ảo diệu tuyệt luân. Nhưng điều đáng sợ thật sự không phải là kỹ xảo dùng kiếm mà là thái độ tàn khốc vô tình.
"Chú em" chợt cất tiếng cười, cười vang dậy mà bảo:
"Ngươi giết thuộc hạ của ngươi lẽ nào lại có thể làm ta sợ khiếp. Ngươi có giỏi đem hết hơn hai ngàn người từ trên xuống dưới của tiêu cục Hồng Kỳ mà giết sạch đi đối với ta cũng chẳng có chút quan hệ gì!" Chàng thiếu niên kia căn bản không thèm để ý đến "chú em", từ lúc đến tới giờ chưa hề nhìn gã lần nào làm như không biết gã là kẻ xé cờ tiêu của mình mà lại hỏi:
"Tạ đại hiệp Tạ Hiểu Phong, có phải cũng đã tới rồi không?" Một tiêu sư từ đầu vẫn đứng phía sau che dù cho chàng thiếu niên đáp ngay:
"Vâng!" Chàng thiếu niên kia lại hỏi:
"Thế vị nào là Tạ đại hiệp?" Tiêu sư đáp:
"Là vị đứng trên nóc xe kia!" Chàng thiếu niên bảo:
"Không đúng!" Tiêu sư nhắc lại:
"Không đúng?" Chàng thiếu niên bảo:
"Xét thân phận địa vị của Tạ đại hiệp đến đây vào lúc này gặp những việc như vừa rồi thì đã trượng nghĩa buông lời thẳng thắn xét định sai đúng làm sao lại im hơi lặng tiếng mà đứng ở đó? Tạ đại hiệp đâu phải là loại người thấy tai họa thì sướng vui, cháy nhà hàng xóm bình chân như vại?" Tạ Hiểu Phong bỗng cất tiếng cười:
"Chửi hay lắm!" Xe tiêu ở xa thì cách bốn trượng, giữa khoảng đó còn vướng mười bẩy mười tám người nhưng vừa nghe chàng thốt ra ba tiếng kia xong mọi người đã thấy Tạ Hiểu Phong đứng ngay trước mặt chàng thiếu niên kia chỉ cần chìa tay là đã có thể vỗ được vai nhau.
Chàng thiếu niên tuy sắc mặt có thay đỗi nhưng lập tức trấn tĩnh lại ngay và chân cũng không hề lùi dù chỉ là nửa bước.
Tạ Hiểu Phong bảo:
"Tỗng tiêu đầu cũng họ Thiết?" Chàng thiếu niên đáp:
"Tại hạ là Thiết Khai Thành." Tạ Hiểu Phong:
"Ta là Tạ Hiểu Phong." Các tiêu sư tuy biết người này võ công cao thâm khó lường, tuy biết là Tạ Hiểu Phong đã tới đây nhưng khi nghe từ miệng chàng nói ra ba tiếng họ tên mình thì họ đều bất ngờ không khỏi thay đỗi sắc mặt.



Gã chạy trở lại thành thị lúc nẫy. Ba chữ thiếp vàng "Lầu Trọng Nguyên" trên bảng hiệu vẫn lấp lánh sáng.
Gã xộc vào cửa hàng, xông lên lầu.
Trên lầu không dấu máu, cũng chẳng có người chết, cũng chẳng có dấu tích gì là có đánh nhau, chỉ có ông chủ quán béo đứng ngẩn ra ở đầu lầu kinh lạ nhìn gã.
Tào Hàn Ngọc và anh em họ Viên khi nẫy chưa ra tay hay đã bị đánh bỏ chạy rồi?
"Chú em" không hỏi chỉ nhệch mồm cười với ông chủ quán béo phị, bảo:
"Kẻ ăn quỵt đã trở lại đây. Ông chiếu đúng các món như khi nẫy dọn cho ta một bàn ăn, thiếu một món ta sẽ cào cái lầu Trạng Nguyên này đó!" Bàn tiệc lại được dọn lên.
Tám món sào bốn chay bốn mặn, trước tiên tám đĩa nhắm nhỏ để chuốc rượu, sau đó sáu món ăn "nặng" cá, tôm, chim, yến sào, vây cá, gà vịt nguyên con, không thiếu món nào.
Nhưng lần này "Chú em" không ăn miếng nào. Gã chỉ uống rượu.
Một vò Trúc Diệp Thanh hai mươi cân, gã tu một hơi cơ hồ uống cạn nửa vò, cơ hồ gã đã chếch choáng say.
Còn Tạ Hiểu Phong? Sao Tạ Hiểu Phong còn chưa tới? Hay ông ta còn bận bầu bạn với "con điếm" kia? Mà có người đàn bà như vậy vui vầy, tại sao ông ta còn tìm đến làm gì? "Chú em" cười, cười vang dội.
Bên ngoài lầu bỗng có tiếng xe chạy lộc cộc:
một hàng xe tiêu đang đi dưới phố.
Có xe tiêu là có cờ của tiêu cục.
Cờ tiêu cục là lá bùa để giữ tiêu hàng, cũng là danh dự của tiêu cục. Trên hàng xe tiêu cục treo cờ đỏ.
Cờ đỏ này đỏ tươi hơn máu! Trên chiếc xe tiêu đi đầu cắm ngọn cờ đỏ đang đón gió tung bay phấp phới, chính giữa lá cờ thêu một chữ "Thiết" to tướng ở mặt trước. Mặt bên kia thêu chỉ bạc lấp lánh hình cây kiếm sắc và hai mươi tá ngọn Xuyên Vân tiễn.
Đây là lá cờ lệnh của tỗng tiêu đầu của tiêu cục. Có lá cờ này chứng tỏ chuyến tiêu hàng này do tỗng tiêu đầu "Thiết kỵ khoái kiếm" oai chấn giang hồ thân hành đi theo xe tiêu để áp tải hàng.
Có lá cờ này anh hùng hào kiệt lục lâm Nam, Bắc Đại Giang (tức là sông Trường Giang, Dương Tử Giang ư ND) nghe hơi gió mà lảng cho xa, chẳng ai dám thò tay đụng vào chuyến tiêu hàng này. Có lá cờ tiêu này là có phối hợp mười tám phân cục Hồng Kỳ tiêu cục ở các nơi hai bên bờ Nam, Bắc Đại Giang. Vì vậy đây không chỉ là danh dự cá nhân mà còn quan hệ đến tính mạng cửa nhà của hơn hai ngàn con người ở mười tám tiêu cục Hồng Kỳ kia. Bất kể ai làm nhục đến lá cờ tiêu này, hai ngàn con người dưới trên của tiêu cục Hồng Kỳ không tiếc gì mà không liều mình với kẻ đó! "Chú em" cười, cười vang, dường như gã vừa nghĩ ra được một trò vô cùng thú vị.
Trong tiếng cười vang gã nhẩy từ trên lầu cao xuống đất, xông vào giữa hàng xe tiêu tung một quyền đánh ngã viên tiêu sư giữ cờ ngã lộn xuống ngựa, rồi gã lăng không lộn mình một vòng, giật lấy lá cờ tiêu cắm trên xe, hai tay xé toạc lá cờ đỏ "Thiết Kiếm" xưa nay oai chấn Nam Bắc Đại Giang thành hai mảnh.
Trong tiếng bánh xe lăn, tiếng vó ngựa gõ, tiếng người hô lệnh oang oang... tất cả bỗng ngừng, chết lặng.
Đám mây đen che khuất mặt trời, từ đám mây đen tia chớp lóe lên rồi một tiếng sét từ lưng chừng trời giáng xuống vang động đến nỗi tai mọi người ong lên kêu o o mãi.
Nhưng mọi người dường như không nghe thấy tiếng sét đinh tai nhức óc ấy, người nào người nấy mắt dại đờ trố ra nhìn chàng trai trẻ trên nóc xe hai tay vẫn còn cầm hai nửa lá cờ tiêu.
Không một ai có thể tưởng tượng là có thể xẩy ra thật sự một việc như thế, không ai có thể tưởng tượng được là ở trên đời lại có kẻ điên cuồng không sợ chết đến như thế, dám làm những chuyện tày trời đến như thế! Viên phiêu sư bị một quyền đấm ngã lăn xuống ngựa dẫy dụa từ đất nhỏm dậy.
Người này họ Trương tên Thực, đi tiêu hàng đã hai chục năm, xưa nay làm việc thận trọng vững vàng. Hai mươi năm lại đây lưỡi đao đã từng liếm máu, vào sinh ra tử trải qua sóng to gió lớn chẳng biết bao lần, các bạn cùng đi đặt biệt hiệu cho là "Thực tâm mộc đầu nhân" (Người gỗ lòng thực). Tên này đặt ra không phải có ý bảo ông ta hồ đồ ngu ngốc như người gỗ mà ý muốn bảo bất kỳ gặp chuyện gì ông ta đều có thể giữ được trấn tĩnh, trầm tĩnh mà đối phó. Nhưng trước sự việc này "người gỗ lòng thực" cũng mặt như tro tàn, toàn thân cứ run lên cầm cập không sao ngừng được.
Sự việc này thật là xẩy ra ngoài ý muốn, quá kinh hồn, khi xẩy ra mọi người đều bó tay không kịp đối phó, khi việc xẩy ra mọi người như lạc phương hướng, nếu không thì dù "Chú em" có tài bằng trời cũng chưa chắc vừa ra tay đã được việc, có thể nói là mắc may mà được việc chứ không thì đã bị loạn đao chặt thây biến mình thành đống thịt băm rồi.
Nhìn vẻ mặt của những người kia "Chú em" không cười được nữa chỉ thấy từng đợt lạnh giá từ gót chân chạy ngược trở lên, toàn thân bỗng dưng giá lạnh và đờ cứng.
Lại một tiếng sét nữa từ trên trời giáng xuống. Trong tiếng sét chói tai dường như nghe có ai đó nhắc một tiếng "giết", tiếp đó là một tiếng "soạt", mấy chục cay đao kiếm nhất tề tuốt ra khỏi vỏ và tiếng động này nghe còn rùng rợn hơn cả tiếng sét vừa rồi.
ánh đao loáng lên tứ phía, trước sau trái phải bốn phương tám hướng đều có người nhẩy bay tới, tiếng chân rậm rịch nhưng thứ tự, không loạn xạ chút nào, chớp mắt đã vây kín chiếc xe tiêu kia lại.
Cứ xem cách bố trí khi gặp nguy thế này có thể thấy danh tiếng của tiêu cục Hồng Kỳ có được trên giang hồ không phải là cầu may mà được.
Trương Thực cũng dần dần khôi phục lại sự trấn tĩnh. Bốn mươi ba quân bảo vệ cờ tiêu cũng đang đợi ông ta ra lệnh một tiếng là loạn đao áp sát máu sẽ vọt ra đầy đất.
"Chú em" lại cười. Gã đâu có sợ chết! Thì gã đang đi tìm cái chết mà lại! Vừa rồi gã có lúc thấy lo lắng khiếp sợ một chút, còn bây giờ gã lại thấy lòng nhẹ nhõm, giải thoát rất khó tả.
Mọi thứ vinh nhục, buồn phiền, ân oán tình thù ở đời giờ đã sắp thành quá khứ rồi! Ta là thằng điên cũng được, là đứa lộn giống con không cha cũng được, giờ cũng sắp chẳng còn quan hệ gì nữa rồi! Gã ngồi phịch xuống nóc thùng xe, cười vang bảo:
"Đao các người đã tuốt ra khỏi vỏ rồi, sao không tới giết ta đỉ" Đó cũng là điều mọi người muốn hỏi Trương Thực. ở trong tiêu cục, ông ta có tư cách "lão làng" nhất, kinh nghiệm phong phú nhất. Khi tỗng tiêu đầu không có mặt, các tiêu sư khác đều nhìn theo đầu ngựa của ông ta mà làm.
Trương Thực vẫn đang do dự, chậm rãi bảo:
"Giết người đâu có khó, chúng ta chỉ cần cất tay một cái thì thương thay ngươi sẽ thành đống thịt băm, có điều..." Bên cạnh ông có một gã cầm táng môn kiếm hỏi chen ngang:
"Có điều làm sao?" Trương Thực trầm ngâm bảo:
"Ta coi bộ người này mang tâm trạng muốn chết!" Gã tang môn kiếm hỏi:
"Thế thì sao?" Trương Thực bảo:
"Người mang lòng cố chết là phải có ẩn tình nên không thể không hỏi cho rõ ràng đã, huống hồ biết đâu sau lưng gã còn có người sai khiến thì sao?" Gã tang môn kiếm cười bảo:
"Thế thì trước tiên ta hãy phế hai chân hai tay gã đi đã rồi nói chuyện sau!" Cây trường kiếm của gã vung lên và gã là người xông tới trước tiên. ánh kiếm loang loáng chọc thẳng vào huyệt Hoàn Khiên của chú em.
"Chú em" đâu có sợ chết nhưng trước khi chết không thể để kẻ khác làm nhục được, thế là gã tung chân đá bay cây tang môn kiếm của gã kia. Ngọn cước này tung ra đột ngột không hình không bóng đó là đòn "Phi thích lưu tinh cước" (đá bay như sao băng) là một trong bẩy môn tuyệt kỹ của nhà Mộ Dung ở Giang Nam.
Đến sao đỗi ngôi còn đá bay được, đòn ra nhanh thế nào cũng đủ hiểu! Nhưng lần này trừ cây tang môn kiếm ra còn hai mươi bẩy ngọn khoái đao, mười lăm món binh khí nhọn sắc nữa đang chờ chực gã. Khi cây tang môn kiếm bị hất tung, đã có ba đao hai kiếm khác đâm tới mà toàn đâm vào các khớp trọng yếu trên người gã.
Bóng đao ánh kiếm tung bay như luyện múa, bỗng nghe "keng" một tiếng, cả ba cây đao hai cây kiếm đều gẫy thành hai khúc. Đầu đao mũi kiếm rơi xuống lả tả, có hai vật gì tròn tròn bật từ nóc xe lên rồi lăn lông lốc trên mặt đất hóa ra là hai hạt trân châu.
Trên nóc xe lại thấy thêm một người nữa sắc mặt xanh tái trên tay vẫn còn cầm một giây hạt châu đàn bà vẫn giắt trên mái tóc, người tinh mắt sẽ thấy giây hạt châu thiếu mất năm viên.
Năm cây mã đao bị đánh gẫy mà chỉ nghe có một tiếng động, thì ra người này chỉ dùng có năm hạt châu bé con con trong chớp mắt đồng thời đánh gẫy cả năm thanh đao lớn bằng thép ròng. Lăn lộn kiếm cơm trong tiêu cục, toàn người giang hồ lão luyện giầu kiến thức, nhưng công phu như thế này mọi người chưa từng nghe, thậm chí đến tưởng tượng ra cũng chưa.
Lại một tiếng sét ghê gớm, mưa lớn ào ạt như cầm chĩnh mà đỗ nước.
Người đó vẫn đứng ở đấy không nhúc nhích, dường như trên mặt không chút biểu hiện gì.
"Chú em" lạnh lùng nhìn rồi bảo:
"Ông lại đến đấy à?" Người đó đáp:
"Phải, ta lại đến đây!" Mưa to ào ạt. Những hạt mưa dày đặc đỗ trên đầu họ, dàn dụa chẩy trên mặt xuống. Nét mặt của họ buồn hay vui? Là giận hay hận? Không ai có thể nhìn ra được.
Mọi người chỉ thấy người mới đến nhất định phải là bậc cao thủ tuyệt đỉnh có võ công cao siêu không lường nỗi, chắc chắn có quan hệ mật thiết với gã thiếu niên xé lá cờ của tiêu cục.
Trương Thực trước hết chặn đứng đồng đội lại đã, ngay cả gã tang môn kiếm cũng không dám làm ẩu chỉ hỏi:
"Bằng hữu, quý họ là gì?" "Ta họ Tạ!" Trương Thực biến sắc mặt. Họ Tạ mà cao thủ chỉ có một nhà:
"Phải chăng các hạ từ Thần Kiếm Sơn trang hồ Lục Thủy núi Thúy Vân Phong tới?" Người kia đáp:
"Phải!" Giọng Trương Thực run lên:
"Phải chăng các hạ là Tam thiếu gia nhà họ Tạ?" Người kia đáp:
"Ta là Tạ Hiểu Phong!" Tạ Hiểu Phong! Ba tiếng này như một lời phù chú thần kỳ, nghe đến ba tiếng này còn ai dám động nữa?
Bỗng nhiên từ trong gió mưa một người phi tới như bay miệng hô to:
"Tỗng tiêu đầu tới! Tỗng tiêu đầu tới!" Hai mươi năm trước đám giặc nỗi lên ở mười tám trại núi Liên Sơn lúc khí thế đang thịnh nhất thì có một người bỗng xuất hiện. Một người một ngựa xông thẳng lên núi cùng một cây kiếm thép và hai mươi tám mũi tên "Xuyên Vân tiễn" quét bằng mười tám trại giặc, thương tích lớn nhỏ nặng nhẹ ông ta mang trên mình hơn mười chín vết. Tuy vậy ông ta không chết. Nghe nói bị thương như vậy nhưng ông ta vẫn còn dư sức đuỗi theo truy bắt tên đầu sỏ hung ác nhất Ba Thiên Báo, một ngày một đêm ngựa không dừng vó người không nghỉ ngơi, đến ngoài tám trăm dặm mới chém được đầu Ba Thiên Báo. Người đó là Tỗng tiêu đầu ở Tỗng tiêu cục của cục Hồng Kỳ "Thiết kỵ Khoái kiếm" Thiết Trung Kỳ.
Nghe tin tỗng tiêu đầu tới, bốn mươi mấy tiêu sư với tiêu binh đồng thời thở ra nhẹ nhõm. Tất cả đều tin tưởng tỗng tiêu đầu của họ nhất định sẽ giải quyết ỗn thỏa vụ này. Tạ Hiểu Phong thì than thầm trong lòng. Chàng biết vụ này "chú em" làm bậy, có điều chàng không thể nói, chàng không muốn quản vụ việc này, nhưng không thể không quản được. Chàng tuyệt nhiên không muốn đứa con này chết trong tay kẻ khác vì ở trên đời này chỉ có một người để chàng mắc lỗi, đó chính là đứa trẻ này! Mưa rơi như thác đỗ.
Bốn người cầm dù vải dầu che mưa thủng thỉnh đi trong mưa mà tới. Đi đầu là một người mặc áo vải trắng, giày vải đen, khuôn mặt vuông vắn ngay ngắn, chính là người trẻ tuỗi vẻ thật thà ngồi cùng bọn Tào Hàn Ngọc trên lầu Trạng Nguyên.
Sao Thiết Trung Kỳ không tới? Sao chàng này lại tới?
Thấy chàng trẻ tuỗi này, tất cả các tiêu sư và tiêu quân trong tiêu cục Hồng Kỳ đều khom mình làm lễ chào, dáng điệu người nào cũng rất cung kính chứng tỏ tất cả đều rất kính trọng chàng thiếu niên này.
Tất cả đều cung kính chào:
"Xin chào Tỗng tiêu đầu!" Lẽ nào trong tiêu cục Hồng Kỳ thay tỗng tiêu đầu bằng chàng trẻ tuỗi thật thà có chút ngô ngố này! Trong Hồng Kỳ tiêu cục trên dưới có hơn hai ngàn người, phần lớn ngày trước đều đã tung hoành trên chốn giang hồ và là cao thủ có tên tuỗi đường hoàng, thế thì bằng vào cái gì mà chàng trẻ tuỗi thật thà này lại có thể khuất phục được đám hảo hán hung hãn trên chốn giang hồ kia?
Tất nhiên phải có đạo lý chứ! Cờ tiêu bị xé, tiêu sư bị nhục, đến kẻ đã lão luyện giang hồ như Trương Thực gặp phải vụ này cũng phải kinh hoàng mất sắc.
Thế mà chàng trẻ tuỗi này vẫn ung dung đi bộ mà tới. Khuôn mặt vuông vắn ngay thẳng không hề để lộ một chút vẻ gì là phẫn nộ hay sợ hãi, công phu tu dưỡng và trấn tĩnh không để lộ mừng giận thành hình thành sắc trên mặt, vốn không phải ở một chàng thanh niên trạc trên dưới hai mươi tuỗi có thể có được! Mưa to như trút, bùn nước ngập ngụa phố phường.
Chàng thiếu niên chầm chậm đi tới, đôi giày vải đen đế trắng chỉ vương chút bùn nước bẩn ở mũi giày nếu chẳng phải là người có khinh công thượng thặng công phu cao sâu khó lường thì sao được như vậy! Lòng Tạ Hiểu Phong trầm nặng xuống. Chàng đã thấy đối phó với chàng thiếu niên này còn khó hơn đối phó với Thiết Trung Kỳ. Muốn giải quyết ỗn thỏa vụ này không phải dễ! Thế mà chàng thiếu niên này không thèm liếc nhìn Tạ Hiểu Phong lấy một lần.
Chàng ta thừa biết cờ tiêu bị xé, biết rõ người xé cờ đang đứng trước mặt nhưng vẫn làm như không biết, làm như không thấy vẫn cứ xòe dù che mưa thủng thẳng đi tới, hững hờ hỏi:
"Hôm nay giữ cờ là vị tiêu sư nào?" Trương Thực vượt đám đông mà ra, khom lưng bảo:
"Là tôi!" Chàng thiếu niên hỏi:
"Ông năm nay bao nhiêu tuỗi rồi?" Trương Thực đáp:
"Tôi tuỗi Sửu, năm nay vừa chẵn năm mươi." Chàng thiếu niên hỏi:
"Ông làm việc ở tiêu cục được bao nhiêu năm rồi?" Trương Thực đáp:
"Từ khi lão tỗng tiêu đầu sáng lập ra tiêu cục tôi đã có mặt." Chàng thiếu niên bảo:
"Thế là hai mươi sáu năm!" Trương Thực đáp:
"Vâng, đúng hai mươi sáu năm!" Chàng thiếu niên than dài bảo:
"Mồ ma cha ta tính tình cương liệt, ông đi theo người được bằng ấy năm thật không phải dễ!" Trương Thực cúi đầu, mặt lộ đầy vẻ buồn thương, mãi mà không nói nên lời.
Nghe đến đó "chú em" cũng nghe ra là họ đang nói đến vị lão tiêu sư, đó là người sáng lập ra tiêu cục Hồng Kỳ là "Thiết Kỵ Khoái Kiếm" Thiết Trung Kỳ, còn chàng thiếu niên kia bảo "mồ ma cha ta" thì dĩ nhiên phải là con của ông ta, và vị tiêu sư già kia không còn nữa.
"Cha chết con nối" chính vì thế mà chàng trẻ tuỗi kia dù tuỗi còn trẻ vẫn tiếp nhận đứng đầu tiêu cục Hồng Kỳ. Tiêu cục trưởng là ông già Thiết vẫn còn oai thừa để lại nên mọi người không thể nào không phục chàng trai này được. Điều kỳ lạ là lúc này ở đây họ lại nói với nhau về chuyện nhà cửa làm ăn còn việc cờ tiêu cục bị xé, tiêu sư bị nhục họ lại không nhắc đến một lời nào.
Riêng Tạ Hiểu Phong đã nghe hiểu chàng trai trẻ kia hỏi han mấy chuyện cửa nhà là riêng có thâm ý. Sự đau thương của Trương Thực xem ra không phải vì nhớ thương ơn đức của Thiết lão tiêu đầu mà là đau buồn vì sự thẹn thùng hối hận vì mất chức.
Chàng thiếu niên kia thở dài lại hỏi tiếp:
"Có phải năm ba mươi chín tuỗi ông mới lấy vợ không?" Trương Thực đáp:
"Phải!" Chàng thiếu niên lại hỏi:
"Nghe nói bà ấy ở nhà là người dịu dàng hiền tuệ lại biết nấu nướng giỏi phải không?" Trương Thực đáp:
"Mấy món ăn thường ngày trong nhà kể ra bà nhà tôi nấu nướng cũng ăn được!" Chàng thiếu niên lại hỏi tiếp:
"Bà ấy sinh cho ông được mấy cháu?" Trương Thực đáp:
"Ba cháu, hai trai một gái." Chàng thiếu niên bảo:
"Có được người vợ thảo mẹ hiền như vậy trông nom dậy dỗ, các cháu nhà ông ngày sau nghĩ chắc cũng giữ được yên ỗn nếp nhà!" Trương Thực đáp:
"Cũng chỉ mong được vậy!" Chàng thiếu niên bảo:
"Khi gia phụ qua đời, mẹ tôi luôn cảm thấy thiếu một người đắc lực để bầu bạn bên mình, nếu ông không phản đối thì để bà ấy vào ở trong nhà tôi làm bạn với mẹ tôi thì rất tốt." Trương Thực bỗng quỳ thụp xuống dập đầu "bình, bình, bình" vang lên ba lượt cảm tạ sự sắp xếp của chàng thiếu niên dường như ông ta cảm kích cực độ vậy.
Chàng thiếu niên kia không ngăn cản cứ để kệ ông ta dập đầu lễ xong mới hỏi:
"Ông có còn tâm sự gì nữa không?" Trương Thực bảo:
"Không." Chàng thiếu niên kia nhìn ông ta, thở dài một cái rồi bảo:
"Thôi ông đi đi!" Trương Thực bảo:
"Vâng" Lời nói vừa buông xong, bỗng thấy một vầng máu đỏ phun tóe ra. Trương Thực ngã lăn ra đất, cây kiếm trong tay ông ta đã tự cứa đứt cuống họng mình.
Chân tay "chú em" bỗng lạnh giá đi. Đến giờ gã mới hiểu sao chàng thiếu niên kia lại hỏi Trương Thực về chuyện gia đình nhà cửa.
Kỷ luật trong tiêu cục Hồng Kỳ rất nghiêm, thiên hạ đều biết. Trương Thực giữ cờ để mất phải chịu hình phạt nặng.
Chàng thiếu niên kia chỉ nói hời hợt vài câu mà có thể khiến cho một tiêu sư già lao khỗ với tiêu cục suốt hai mươi sáu năm phải tuốt kiếm tự sát ngay lập tức mà lại rất cam tâm tình nguyện, lòng còn tràn trề cảm kích.
Chàng thiếu niên này mưu kế thâm trầm, thủ đoạn cao minh, tác phong tàn khốc thực khiến người khác khó bề tưởng tượng nỗi.
Máu tươi đầy đất chỉ trong chớp mắt đã bị mưa lớn rửa trôi sạch duy chỉ có vẻ sợ sệt trên mặt các tiêu sư thì không có mưa nào xóa nỗi. Đối với họ, vị tỗng tiêu đầu còn trẻ tuỗi này quả thật cực kỳ đáng sợ.
Tuy vậy nét mặt chàng thiếu niên kia vẫn không để lộ một nét tình cảm gì chỉ hời hợt hỏi:
"Hồ tiêu đầu đâu rồi nhỉ?" Một người đứng gục đầu sau chàng ta bị cây dù vải che khuất mặt, nghe câu ấy thì vội vàng quỳ ngay xuống đầu và chân tay chống xuống đất phủ phục trong vũng nước máu mà đáp:
"Hồ Phi có mặt!" Chàng thiếu niên kia cũng chẳng thèm ngoái đầu lại nhìn mà hỏi:
"Ông làm ở tiêu cục bao lâu rồi nhỉ?" Hồ Phi đáp:
"Chưa đầy mười năm." Chàng thiếu niên bảo:
"Lương tháng của ông được bao nhiêu lượng bạc?" Hồ Phi đáp:
"Theo quy chế được hai mươi bốn lượng, nhờ ơn tiêu cục ân thưởng mỗi tháng tăng thêm sáu lượng nữa." Chàng thiếu niên hỏi:
"Bộ quần áo ông mặc trên người cộng thêm đai, hài, mũ mãng thì giá bao nhiêu tiền?" Hồ Phi ấp úng:
"Mười... mười... hai lượng" Chàng thiếu niên bảo:
"Ngôi nhà của ông ở mé sau thành Tây mỗi tháng mất bao nhiêu tiền thuể" Mặt Hồ Phi méo xệch, mồ hôi lẫn nước mưa chẩy xuống dòng dòng, tiếng nói cũng tắc nghẹn.
Chàng thiếu niên bảo:
"Ta biết ông là người biết ăn ngon uống tốt, đồ nhà bếp ở nhà toàn mang từ lầu Trạng Nguyên tới, một tháng không có hai ba trăm lượng bạc chỉ sợ khó mà được thế!" Hồ Phi nói:
"Đó... đó...toàn người khác mang tới, tôi không phải chi lượng nào cả." Chàng thiếu niên kia cười bảo:
"Xem ra tài ba của ông không nhỏ nên mới khiến thiên hạ hàng tháng đem đến cống mấy trăm lượng bạc để ông hưởng thụ, chẳng qua chỉ... " Nụ cười của chàng ta dần dần tan biến chỉ nói tiếp:
"Bè bạn trên giang hồ làm sao mà biết được bản lĩnh của ông lại cao minh đến thế, thấy một tiêu sư của tiêu cục Hồng Kỳ mà lại bày đặt ăn chơi đến cỡ ấy nhất định trong lòng phải thấy là quái lạ tại sao tiêu cục Hồng Kỳ lại dễ thở đến thế hoặc giả có câu kết ngầm với hào kiệt lục lâm nên mới được ăn chia số bạc chẳng rõ ràng gì như thế chứ!" Hồ Phi nghe xong toàn thân run rẩy, đầu dập xuống đất mà bảo:
"Từ sau tuyệt đối không dám để xẩy ra chuyện như vậy nữa!" Chàng thiếu niên bảo:
"Tại sao lại thế? Phải chăng là người vẫn xuất tiền cho ông ăn chơi bị người khác cướp đi mất rồi?" Hồ Phi mặt ứa đầy máu không dám thừa nhận cũng không dám phủ nhận.
Chàng thiếu niên lại bảo:
"Có người xuất tiền cho ông hưởng thụ là việc tốt chứ sao, tiêu cục đâu quản được ông! Có điều mắt ông mở trừng trừng mà nhìn người nuôi ông bị cướp đi, có thù mà chẳng dám báo, như thế há chẳng làm tôn oai phong của người ngoài mà tiêu diệt chí khí của tiêu cục chúng ta ử" Mắt Hồ Phi bỗng sáng lên, lão lập tức nói to:
"Tên tiểu tử ấy chính là kẻ xé cờ tiêu cục của tiêu cục chúng ta!" Chàng thiếu niên bảo:
"Thế sao ông còn chưa đi giết gã?" Hồ Phi đáp:
"Dạ!" Hồ Phi vốn đã sớm nghĩ đến điều đó bây giờ lại được tỗng tiêu đầu đỡ lưng lão còn sợ gì nữa bèn ngoái tay rút yêu đao mà vọt mình dậy.
Bỗng nhiên kiếm quang lóe lên một cây kiếm tà tà đâm tới coi bộ nhát đâm cũng không nhanh lắm, nhưng khi Hồ Phi né tránh nhát kiếm đó đã đâm vào vai lão xuyên ra cỗ họng, máu tươi vọt ra như tên bắn hóa thành một trận mưa máu.
Hồ Phi chết mà cũng không kịp nhìn rõ ai là kẻ đã đâm mình.
Nhưng những người khác đều nhìn thấy. Hồ Phi vừa vọt lên thì chàng thiếu niên kia đã ngoái tay rút thanh bội kiếm của một người đeo đứng bên cạnh tùy tiện đưa ra một nhát về phía sau mà đầu cũng không cần ngoái lại để nhìn.
Thời gian tính toán đâm nhát kiếm ra không sai một ly, bộ vị ra tay lại càng ảo diệu tuyệt luân. Nhưng điều đáng sợ thật sự không phải là kỹ xảo dùng kiếm mà là thái độ tàn khốc vô tình.
"Chú em" chợt cất tiếng cười, cười vang dậy mà bảo:
"Ngươi giết thuộc hạ của ngươi lẽ nào lại có thể làm ta sợ khiếp. Ngươi có giỏi đem hết hơn hai ngàn người từ trên xuống dưới của tiêu cục Hồng Kỳ mà giết sạch đi đối với ta cũng chẳng có chút quan hệ gì!" Chàng thiếu niên kia căn bản không thèm để ý đến "chú em", từ lúc đến tới giờ chưa hề nhìn gã lần nào làm như không biết gã là kẻ xé cờ tiêu của mình mà lại hỏi:
"Tạ đại hiệp Tạ Hiểu Phong, có phải cũng đã tới rồi không?" Một tiêu sư từ đầu vẫn đứng phía sau che dù cho chàng thiếu niên đáp ngay:
"Vâng!" Chàng thiếu niên kia lại hỏi:
"Thế vị nào là Tạ đại hiệp?" Tiêu sư đáp:
"Là vị đứng trên nóc xe kia!" Chàng thiếu niên bảo:
"Không đúng!" Tiêu sư nhắc lại:
"Không đúng?" Chàng thiếu niên bảo:
"Xét thân phận địa vị của Tạ đại hiệp đến đây vào lúc này gặp những việc như vừa rồi thì đã trượng nghĩa buông lời thẳng thắn xét định sai đúng làm sao lại im hơi lặng tiếng mà đứng ở đó? Tạ đại hiệp đâu phải là loại người thấy tai họa thì sướng vui, cháy nhà hàng xóm bình chân như vại?" Tạ Hiểu Phong bỗng cất tiếng cười:
"Chửi hay lắm!" Xe tiêu ở xa thì cách bốn trượng, giữa khoảng đó còn vướng mười bẩy mười tám người nhưng vừa nghe chàng thốt ra ba tiếng kia xong mọi người đã thấy Tạ Hiểu Phong đứng ngay trước mặt chàng thiếu niên kia chỉ cần chìa tay là đã có thể vỗ được vai nhau.
Chàng thiếu niên tuy sắc mặt có thay đỗi nhưng lập tức trấn tĩnh lại ngay và chân cũng không hề lùi dù chỉ là nửa bước.
Tạ Hiểu Phong bảo:
"Tỗng tiêu đầu cũng họ Thiết?" Chàng thiếu niên đáp:
"Tại hạ là Thiết Khai Thành." Tạ Hiểu Phong:
"Ta là Tạ Hiểu Phong." Các tiêu sư tuy biết người này võ công cao thâm khó lường, tuy biết là Tạ Hiểu Phong đã tới đây nhưng khi nghe từ miệng chàng nói ra ba tiếng họ tên mình thì họ đều bất ngờ không khỏi thay đỗi sắc mặt.
Yến Thập Tam
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi kết