watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hiểu lầm - tác giả Đào Phong Lưu Đào Phong Lưu

Hiểu lầm

Tác giả: Đào Phong Lưu

Tác giả Đào Phong Lưu
Sinh ngày 24.04.1949 tại thôn Tri Nhị
xã Song Giang, huyện Gia Bình, tỉnh
Bắc Ninh. Cư trú tại 298, phố Chợ
Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội.
Tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Hà Nội
1972; Đại học Ngoại thương1980.
Từng công tác tại Tổng công ty XNK
Khoáng sản (Bộ Ngoại thương). Tổng
công ty Kim khí (Bộ Vật tư), Tổng
công ty Thép Việt Nam. Nghỉ hưu 2006,
chuyên nghiên cứu về luyện kim, hiện là
Chủ tịch Hội đồng thành viên Cty XNK
Thiên Phát (Hà Nội) kiêm Chủ tịch Nhà
máy Gang Cầu (Khu CN Đại Đồng –
Hoàn Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh).
Tác phẩm: thơ, kịch, truyện ngắn, tiểu
thuyết, dịch phim và truyện dã sử Trung Quốc.
ĐT: (04) 35725822/(0241)3734243/0913095504
Email: phongluu@hn.vnn.vn
Website: www.thienphat.com.vn

Tel. 0913095504/ 0241 3734243

**********

Học năm cuối Đại học Ngoại thương rồi, chỉ còn một kỳ thực tập nữa để thêm kiến thức thực tế viết luận văn tốt nghiệp là xong, cả lớp chúng nó đều liên hệ được chỗ thực tập rồi mà Hà vẫn chưa biết xin về đâu để thực tập cả. Mẹ bảo việc ấy cứ để mẹ lo, chẳng biết mẹ đã nhờ được ai chưa? Hà sốt ruột giục mẹ:
?- Tuần sau con phải đi thực tập rồi đấy, mẹ đã xin được cho con về công ty nào chưa?
?- Yên tâm, mẹ đã nhờ cô Nga, có người quen làm ở Tổng công ty xuất nhập khẩu vật liệu để xin cho con về đó thực tập rồi, con có ưng không?
?- Gớm, Tổng công ty VINAMAPROTEXCO là đơn vị ngoại thương hàng đầu của Quốc gia, nếu xin được về đấy thì còn đâu bằng nữa. Nhưng liệu người ta có nhận cho con đến thực tập không hả mẹ?
?- Sao lại không? Cô Nga bảo thứ Hai con cứ đến sẽ có người đón tiếp đàng hoàng.
Thứ Hai, Hà vừa đến còn bẽn lẽn đứng phía ngoài sảnh chưa dám bước vào, thì đã có người đàn ông khoảng trên năm mươi tuổi, tóc hoa râm đi từ trong công ty ra vồn vã hỏi:
- Cháu Hà đến thực tập phải không? Vào đi cháu!
?Hà nhìn người đó ngạc nhiên và nghĩ bụng sao cô Nga trẻ đẹp thế mà lại lấy ông chồng già thế này? Hà lí nhí trả lời người ấy:
?- Vâng, chào bác, cháu là Hà, học sinh Ngoại thương, cô Nga xin cho cháu về đây thực tập ạ?
Người đó hỏi lại:
- Cô Nga nào?
- Dạ cô Nga dạy cùng trường với mẹ cháu ạ.
- À, ra thế.
?Hà thấy có điều gì không ổn liền hỏi lại:
- Thế cô Nga chưa nói với bác ….
?Không để cho Hà hỏi hết câu, ngươì đàn ông kia đã cười bảo:
? - À phải rồi, cô Nga có nói rồi, bác là bạn thân của bạn cô Nga đây!
?Thì ra thế, ông này không phải là chồng của cô Nga, mà chỉ là bạn của bạn cô Nga thôi.
Ông dẫn Hà vào một phòng làm việc rộng mênh mông mà chỉ kê mỗi một bàn làm việc và một bàn nước tiếp khách, bảo Hà ngồi, lấy nước mời Hà uống, rồi hỏi:
- Hồi này mẹ cháu có được khoẻ không?
- Bác biết mẹ cháu ạ? – Hà hỏi lại.
?- À không… là bác nghe bạn cô Nga nói cháu chỉ có hai mẹ con sống với
nhau, còn bố cháu đã sang Canađa sống với chị cháu và anh rể rồi phải không?
?- Vâng ạ! – Hà khẽ đáp và thoáng thấy bực mình. Cái nhà cô Nga này chỉ nhờ xin cho thực tập mà lại đi nói cả những chuyện chẳng hay ho gì của nhà mình cho cơ quan họ biết làm gì cơ chứ. Thật đúng là mấy cái bà lúc nào cũng chỉ thích “buôn dưa lê” mách nẻo là không ai bằng. Nhà Hà, có ba chị em, thì chị của Hà và thằng em trai đều đi du học bên Mỹ, chỉ có Hà là học đại học trong nước. Bố mẹ Hà không hợp nhau nên cứ lục đục cãi nhau hoài. Ngay khi bố vừa nghỉ hưu thì chị của Hà cũng tốt nghiệp và kết hôn với một người bạn cùng lớp là Việt kiều bên Canađa, bố sang dự đám cưới rồi ở liền bên đó với anh chị ấy đã mấy năm rồi chưa về, nên bây giờ chỉ còn hai mẹ con Hà sống với nhau.
?- Cháu uống nước đi! - Người đó giục làm Hà bừng tỉnh dứt khỏi dòng suy nghĩ và hỏi:
- Bác làm ở phòng nào ạ?
- Bác ngồi ngay tại phòng này.
- Không, là cháu muốn hỏi bác biên chế ở phòng nghiệp vụ nào cơ ạ?
- Bác chẳng biên chế ở phòng nghiệp vụ nào cả.
- Thế bác làm gì ở đây ạ?
- Cháu thử đoán xem nào?
Suy nghĩ một lát, Hà mạnh dạn nói:
- Bác làm thư ký giám đốc, đúng không?
Nghe vậy ông ta cười phá lên và bảo:
- Con gái thông minh lắm, đoán giỏi đấy! Chỉ thừa hai chữ thôi….
Hà tròn xoe mắt ngạc nhiên hỏi lại:
- Thế ra bác là giám…
- Đúng, bác là Tổng giám đốc của VINAMAPROTEXCO.

Tối hôm đó, vừa về đến nhà Hà đã rối rít khoe với mẹ rằng được thực tập ở đây tốt cực. Mà bạn cô Nga là ai mà lời nói có trọng lượng thế. Hôm nay con đến, Tổng giám đốc VINAMAPROTEXCO ra tận cửa đón con như một thượng khách nhé!
Mẹ tủm tỉm cười hỏi:
- Thế ông ấy có hỏi gì con không?
- Có chứ, hỏi nhiều lắm. Mà cô Nga nói với bạn cô ấy, rồi bạn cô ấy lại
nói hết cho ông ấy biết về hoàn cảnh nhà mình có dở không cơ chứ.
Mẹ bảo:
- Chẳng sao con ạ, hay dở gì thì mình làm ở đó trước sau người ta cũng biết. Mà hoàn cảnh nhà mình có gì mà phải dấu.
- Chẳng phải là dấu, nhưng con chỉ đến thực tập mấy tháng chứ có phải xin việc ở đấy đâu mà cần phải công khai lý lịch với người ta.
- Biết đâu con thực tập tốt, rồi người ta sẽ xin con về đấy công tác thì sao?
- Hôm nay Tổng giám đốc cũng hỏi con sau này có muốn về đây làm việc không? Con bảo không, cháu chỉ muốn được đi dạy học như mẹ cháu.
Mẹ vội hỏi:
- Thế ông ấy bảo sao?
- Ông ấy chỉ cười và bảo thế cũng tốt.
- Ông ấy còn hỏi gì nữa không?
- Ông ấy hỏi hồi này mẹ cháu có khoẻ không. Mà mẹ ạ hình như ông
Tổng giám đốc này bị vợ bỏ hay sao ấy.
- Sao con lại nói thế?
- Vì con hỏi bác gái làm ở đâu ạ, thì ông ấy bảo bác gái bỏ đi lấy người
khác từ lâu rồi.
- Ông ấy đã lấy vợ bao giờ đâu mà có bác gái bỏ đi lấy người khác?
- Mẹ cũng biết ông ấy ạ?
- Là nghe cô Nga bảo vậy, chứ làm sao mẹ biết được. Thôi con thay
quần áo, rửa tay rồi vào ăn cơm đi.

Mới thực tập được gần một tháng ở VINAMAPROTEXCO mà nhận thức về kỹ thuật ngoại thương của Hà được củng cố vững chắc và nâng cao hơn hẳn. Các phương thức mua bán ngoại thương cơ bản học trong trường Hà thường được điểm cao, cứ tưởng nắm rất vững rồi, nhưng về đây làm thực tế mới biết nhiều chi tiết trong mua bán quốc tế mình hiểu chưa đúng lắm. Được các anh chị trong phòng xuất nhập khẩu hướng dẫn từng qui trình công việc, rồi lại được Tổng giám đốc trực tiếp kiểm tra, sửa chữa và giảng giải chi tiết cho từng bước tiến hành ra sao, Hà đã hiểu thêm và sáng ra nhiều lắm. Lúc đầu đến thực tập Hà định là chỉ mỗi tuần đến cơ quan vài lần xin số liệu, hỏi qui trình công việc rồi về tự viết luận án, lúc gần kết thúc thực tập mang đến nhờ cơ quan nhận xét, đóng dấu để về nộp cho trường là xong. Nhưng ngay từ tuần đầu đến cơ quan làm việc, học được quá nhiều điều mới mẻ và bổ ích, Hà lại thấy rất hứng thú, nên ngày nào cũng đến cơ quan làm việc đúng giờ như cán bộ chính thức của cơ quan vậy. Hôm đầu Hà xin với Tổng giám đốc cho về phòng xuất nhập khẩu, nhưng ông bảo cứ ngồi ở đây làm thư ký cho bác sẽ nắm được hết mọi công việc của phòng xuất nhập khẩu và các công việc liên quan đến xuất nhập khẩu của các phòng tài chính kế toán, kế hoạch vật tư, vận tải… nữa. Thấy ông quan tâm đến mình rất đặc biệt, nếu không muốn nói là có phần thái quá, Hà nghĩ rằng chắc bạn cô Nga, người xin cho Hà về đây thực tập mà ông nói là bạn thân của ông phải là người rất thân thiết với ông hoặc là cấp trên của ông thì ông mới dành cho Hà sự ưu ái như thế. Nhưng với những cử chỉ thân mật và nhất là ánh mắt đắm đuối của ông nhìn Hà, thì Hà khẳng định rằng ông rất thích Hà. Biết vậy nên Hà luôn giữ một khoảng cách nhất định với ông. Hôm đầu tiên, nghỉ trưa Hà định về nhà ăn cơm rồi chiều lại đến, nhưng ông bảo bác đã báo cơm cho cháu rồi, ở đây chế độ bữa trưa miễn phí cho toàn bộ cán bộ công nhân viên, khách đến làm việc và cả học sinh đến thực tập. Thế là Hà đành ở lại định xuống nhà ăn, thì ông lại bảo thực tập làm thư ký giám đốc là phải thực tập cả công việc phục vục cho giám đốc ăn uống, nghỉ ngơi. Hà hỏi cháu phải xuống nhà ăn bưng cơm lên cho bác chứ ạ? Thì ông lại bảo việc ấy có người khác làm rồi, thư ký chỉ “phục vụ” là ngồi ăn cùng giám đốc thôi. Bảo là phảỉ phục vụ giám đốc, nhưng ngồi ăn cùng giám đốc lại “bị người khác phục vụ” từ A đến Z, chẳng được mó tay làm việc gì cả. Ăn xong ông bảo cháu lên gác trên nghỉ trưa đi. Rồi ông gọi chị phục vụ đưa Hà lên một phòng rất sang trọng và đầy đủ tiện nghi. Chị phục vụ bảo phòng nghỉ này của Tổng giám đốc chưa ai được vào đâu, cô là người đầu tiên đấy.
Hà rất lo lắng, chắc ông ta đẩy mình lên đây rồi tí nữa sẽ mò lên thôi, phải làm sao để chống đỡ với những loại giám đốc “dâm dê” này đây? Thấp thỏm chờ đợi và sợ hãi nên Hà chỉ ngồi ở ghế, cầm cái điều khiển từ xa bấm màn hình TV tinh thể lỏng trên tường hết kênh này đến kênh khác, nhưng chẳng có tâm trí mà dừng lại để xem kênh nào cả. Hà cũng không dám ngả mình nằm xuống cái giường cá nhân được phủ ga trắng muốt, sợ ngủ quên đi rồi ông ấy mò lên thì có mà “bó tay chấm com”! Ăn cơm xong chưa kịp uống nước, nhưng Hà cũng không dám động đến bất kỳ một loại nước giải khát nào được bầy cả đống trên bàn. Hà cảm thấy rùng mình vì hơi lạnh của hệ thống điều hoà tổng toả ra từ các khe hở trên trần nhà. Hà phải mở hé cửa cho hơi lạnh thoát bớt ra ngoài. Chờ mãi cũng chẳng thấy ông ta lên. Nhìn đồng hồ còn mười lăm phút nữa mới hết giờ nghỉ trưa, nhưng Hà đã tắt đèn và TV rồi nhẹ nhàng bấm chốt cửa phòng ra ngoài, vào thang máy xuống phòng Tổng giám đốc. Vừa thấy Hà vào, ông đang cắm cúi phê duyệt công văn liền ngẩng lên hỏi:
- Cháu có ngủ được không mà xuống sớm thế?
- Dạ, có ạ!
Hà hỏi ông:
- Bác không nghỉ trưa ạ?
- ?Buổi trưa bác ít khi nằm ngủ, hôm thì phê duyệt các loại trình ký, khi thì tiếp khách, hôm nào rảnh thì ngồi đây xem báo thôi.
Hà nghĩ bụng chắc ông nhường phòng cho Hà ngủ, nên ông mới nói thế. Trưa hôm sau, cơm xong ông lại giục hà lên gác ngủ đi, Hà liền bảo mời bác đi nghỉ đi ạ, cháu không quen ngủ trưa đâu. Ông bảo vậy thì ngồi đây nói chuyện với bác. Ông hỏi Hà đủ thứ chuyện, từ chuyện học hành, bạn bè, rồi chuyện sức khoẻ… nhưng tuyệt nhiên ông không đả động gì đến chuyện gia đình Hà cả. Đang ngồi đối diện qua một cái bàn làm việc nói chuyện với nhau, thì ông bảo:
- Lại đây bác nhờ một tí.
Hà cảnh giác đứng lên, đang lưỡng lự chưa dám tiến sang gần phía ông, thì ông lại bảo:
- Nhổ giúp bác mấy cái tóc sâu đi nào!
- Đầu bác trắng xoá thế này nhổ làm sao cho hết được ạ?
- Thì cứ nhổ được cái nào hay cái ấy!
Không thể từ chối được, Hà đành miễn cưỡng tiến lại sau ghế ông ngồi, khẽ đưa tay lên nhổ cho ông từng sợi tóc bất kỳ nào. Ông ngồi nhắm mắt như có vẻ đang đê mê hưởng khoái cảm lâng lâng của động tác tay Hà chạm vào mái tóc ông. Hà hỏi ông:
- Sao bác không bảo con bác nhổ cho bác ạ?
- À có … nhưng con bác nó đi học xa rồi?
- Đi học nước ngoài ạ?
- Ừ ừ… đi học nước ngoài!....
Từ hôm ấy trở đi, nếu trưa nào không bận tiếp khách, hoặc không bận duyệt trình ký gấp là ông lại bắt Hà nổ tóc cho ông. Nhưng cũng may, ông chỉ ngồi nhắm mắt để hưởng cảm giác lâng lâng mà Hà đem lại cho ông, chứ ông tuyệt nhiên không động gì đến Hà cả.
Một hôm trước khi ra về, ông bảo Hà về nói với mẹ, ngày mốt phải vào Thành phố Hồ Chí Minh dự hội thảo với bác hai ngày đấy nhé. Hà rất mừng là có dịp được đi thăm Sài Gòn, một thành phố mà Hà chỉ nghe chứ chưa có dịp nào được đến, nhưng Hà lại nghĩ ngay rằng phải đi tháp tùng giám đốc qua đêm ở xa liệu có gì nguy hiểm không đây? Hà ngập ngừng nói:
- Thưa Tổng giám đốc, cháu sợ mẹ cháu không cho đi đâu ạ.
- Đi công tác chứ có phải đi chơi đâu mà mẹ không cho đi? Để bác nói với mẹ cháu cho.
- Thôi khỏi ạ, để hôm nay cháu nói với mẹ cháu xem sao đã.
Hôm đó Hà về nói với mẹ là Tổng giám đốc bắt con phải tháp tùng ông ấy đi dự hội thảo trong Sài Gòn hai ngày đấy mẹ ạ, thì mẹ lại rất hào hừng bảo thế thì tốt quá còn gì, bỗng dưng được đi du lịch miễn phí còn ai bằng nữa. Hà phụng phịu nói:
- Thế mẹ không lo người ta “làm thịt” con gái mẹ rồi “xơi tái” à?
- Vớ vẩn, người ta bằng bố chị đấy, đừng có nói hỗn hào!
- Mẹ đúng là hay tin người, già rồi nên chẳng hiểu gì với những ông giám đốc thời mở cửa cả. Con đi nếu xảy ra chuyện gì mẹ đừng trách nhé?
Mẹ cười và bảo:
- Xảy được ra chuyện gì với ông Tổng giám đốc đó thì mẹ mừng quá.
Hôm sau vừa đến cơ quan ông Tổng giám đốc đã hỏi:
- Mẹ cháu bảo sao?
- Dạ, mẹ cháu bảo phải đi công tác thì đi, nhưng phải cảnh giác giữ gìn cẩn thận, đừng để xảy ra chuyện gì ạ
Tổng giám đốc mỉm cười, bảo:
- Bà ấy nói thế thật à? Bảo bà ấy xảy ra chuyện gì Tổng giám đốc chịu trách nhiệm với bà ấy, được chưa?
Chuyến đi công tác Sài Gòn lần ấy, lấy lý do phải tháp tùng Tổng giám đốc dự những cuộc tiếp tân quan trọng với các đối tác quốc tế, thư ký Tổng giám đốc phải ăn mặc lịch sự cho hợp mốt thời trang, nên trước hôm lên đường Tổng giám đốc bắt hai chị vào loại ăn diện nhất cơ quan lôi Hà đi suốt cả buổi chiều vào các cửa hiệu thời trang mua sắm cho Hà không biết bao nhiêu là “hàng hiệu” đắt tiền từ váy áo, áo, giầy tất đến son phấn, vòng nhẫn… làm Hà toát cả mồ hôi vì sợ và bảo thôi thôi các chị ơi, nhà em không có tiền để chi trả cho những thứ này đâu! Hai chị bảo lo gì đã có “Liên Xô” chịu tất. Hà trố mắt ngạc nhiên chẳng hiểu gì cả, hỏi lại:
- “Liên Xô” nào cơ ạ?
Hai chị cười ngặt nghẽo, bảo:
- “Liên Xô” là Tổng giám đốc chứ còn “Liên Xô” nào nữa? Sao em khờ thế? Em cứ từ chối để cho các chị bị đuổi việc à?
Khi vào Sài Gòn rồi, Tổng giám đốc phát hiện ra Hà còn chưa có đồng hồ, thế là ông lại bắt Hà theo ông ra siêu thị để sắm. Hà bảo không cần đâu, cháu có điện thoại di động rồi, xem giờ lúc nào mà chẳng được. Tổng giám đốc rứt khoát không đồng ý, ông bảo thời buổi này ai cần gì xem giờ bằng đồng hồ, mà là trang sức của người con gái có kiến thức, có thu nhập ở một công ty giầu có, là bộ mặt của cơ quan cháu hiểu không? Hà đành phải chiều ông đến quầy bán đồng hồ. Hà chỉ tay cái ghi giá hơn một trăm ngàn, ông phảy tay bảo không được để bác chọn cho. Rồi ông yêu cầu nhà hàng chọn cho một chiếc đồng hồ nữ Thuỵ Sĩ có giây đeo bằng vàng thật, giá một ngàn năm trăm đô la và bắt Hà phải đeo ngay vào để tối nay đi tiếp khách cùng ông. Hà thừa biết chiêu bài cái gì cũng “để phục vụ tiếp khách” của ông, chẳng qua là cái cớ để “thôn tính” mình bằng kinh tế đây. Trò chơi ngông của mấy ông đại gia thời nay, báo chí chẳng đã nói mãi rồi Hà còn lạ gì nữa. Thôi bây giờ chẳng thể từ chối được thì cứ phải tạm thời nhận hết vậy, khi nào kết thúc thực tập Hà sẽ trả lại ông nguyên vẹn để ông biết Hà không phải là loại con gái dễ mà mua chuộc được bằng vật chất đâu nhé.
Tối đó Hà phải tháp tùng ông mời cơm hai vợ chồng một thương gia Ả Rập tại khách sạn Rex. Chiều ý ông Hà mặc chiếc váy liền áo hở nửa ngực mầu trắng muốt, mà hai chị cơ quan sắm cho trước hôm đi. Hà còn trang điểm phấn son, tô môi, kẻ lông mày khá công phu và đeo chiếc lắc vàng dòng có hai chữ LT hoa lồng vào nhau (Hôm đó Hà đã bảo hai chị lấy chiếc có chữ TH viết tắt của tên Thu Hà, nhưng hai chị nhất định không chịu, cứ phải lấy chữ LT, vì dặn thế - L là tên tắt của Tổng giám đốc, còn T là tên ai mà cũng cùng có chữ cái viết tắt như mẹ mình nhỉ?) Tối đó trông Hà lộng lẫy như một nàng công chúa, đi bên cạnh Hoàng đế Tổng giám đốc. Bà vợ ông khách Ả rập cứ khen ông Tổng giám giám đốc có cô thư ký vừa thông minh vừa xinh đẹp tuyệt trần. Ông Tổng giám đốc liền pha trò với khách “ She’s my daughter!” (Cô ấy là con gái tôi đấy!). Bà khách lại thảng thốt:
- Ồ, hẳn nào mà trông cô ấy có nhiều nét giống ông quá!
Thấy Tổng giám đốc như phồng cả mũi vì sung sướng, Hà nghĩ thật đúng là “mồm cá chép, mép ngoại thương” có khác. Chắc bà khách này cũng học đại học ngoại thương, đang áp dụng bài học “lấy lòng khách hàng bằng cách khen ngợi, tâng bốc” trước khi vào đàm phán đây.
Lần đi công tác đó, Tổng giám đốc chăm sóc Hà, chiều chuộng Hà quá nhiệt tình chu đáo, nhưng chưa hề bộc lộ một hành động, cử chỉ nào thân mật đến mức sàm sỡ cả, trái lại rất lịch lãm, quân tử và có phần tỏ ra như kẻ cả bề trên. Thật đúng là những thương gia dầy dặn thương trường thì cũng dầy dặn tình trường có khác. Rất điềm đạm, từ tốn để chiếm lĩnh mục tiêu từng bước có bài bản bằng chiến thuật mưa dần thấm sâu, vừa gây ảnh hưởng bằng tình cảm cao thượng, vừa kết hợp với “xâm lược” bằng kinh tế, để đến lúc đối phương không còn đường lui nữa mới tung ra đòn quyết định. Nhưng với Hà này thì đừng có hòng, hãy đợi đấy, vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn cho mà coi nhé!
Quả nhiên nhận định của Hà không hề sai, mới đi Sài Gòn về được một tuần, ông lại bảo Hà:
- Mai cháu đi làm đem sổ hộ khẩu và giấy chứng minh nhân dân đến cho phòng tổ chức họ làm hộ chiếu để tuần sau đi công tác Nhật Bản và Hàn Quốc với bác nhé.
Ngay từ khi bước chân vào trường Đại học Ngoại thương, Hà đã mong có ngày được bước chân ra khỏi biên giới hình chữ S, bây giờ ước mong ấy đã đến với Hà thật đột ngột và dễ dàng, mà lại khởi đầu bằng việc đặt chân lên đất nước mặt trời mọc, rồi tiếp đến viên ngọc Bắc Á còn gì bằng nữa. Hà hồi hộp quá. Không biết nên nhận đi với Tổng giám đốc hay từ chối. Đây chắc hẳn là đòn quyết định của ông ấy rồi, đi ra nước ngoài một mình bên ông ấy, thì làm sao mà cưỡng lại được những chiêu ma quái cao thủ của ông ta, khi đã “bị” rồi chỉ còn cách mà chạy theo van xin ông ta cưới cho chứ còn biết làm sao nữa. Chỉ thoáng suy nghĩ như vậy thì ý chí của người con gái có bản lĩnh đã thắng thế ngay ham muốn cháy bỏng từ lâu trong lòng. Hà liền cười từ chối khéo:
- Cảm ơn Tổng giám đốc, nhưng mẹ cháu chẳng bao giờ cho đi xa thế đâu ạ.
Nghe vậy, ông Tổng giám đốc có vẻ không hài lòng và xẵng giọng:
- Cái con bé này, đang tập là cán bộ nhà nước rồi mà lúc nào cũng như trẻ con ấy hử? Đi công tác chứ đi chơi đâu mà lúc nào cũng mẹ không cho, mẹ không cho! Để bác sẽ nói với bà ấy.
- Cháu nói thật đấy, mẹ cháu không bao giờ cho cháu đi như thế đâu- Hà kiên quyết từ chối.
Ông Tổng giám đốc càng bực mình, liền nói rứt khoát như ra lệnh:
- Thôi được, bây giờ bác phải lên Bộ họp, lúc về bác sẽ đến thẳng nhà cháu gặp mẹ cháu để lấy sổ hộ khẩu và giấy chứng minh nhân dân của cháu.
Hà sững sờ trước câu nói kiên quyết của ông, chỉ còn biết lí nhí nói:
- Bác biết nhà cháu ở đâu mà đến!
- Địa chỉ ở mồm ấy chứ còn ở đâu, lo gì không biết!- Nói rồi ông đi liền.
Ông vừa đi khỏi, Hà đã cuống cuồng khép cửa phòng Tổng giám đốc lại, gọi điện về nhà báo cho mẹ:
- Alô, mẹ ơi nguy rồi. Tổng giám đốc lại bắt con theo ông ấy đi công tác ở Nhật Bản và Hàn Quốc, con từ chối bảo mẹ cháu không cho đi. Ông ấy đùng đùng bảo chiều nay đi họp trên Bộ về, sẽ đến thẳng nhà mình gặp mẹ lấy hộ khẩu và giấy chứng minh nhân dân của con để đi làm hộ chiếu đấy. Mẹ nhớ phải kiên quyết từ chối mẹ nhé!
Đầu dây bên kia tiếng mẹ cười khanh khách bảo:
- Thì ông ấy muốn đến cứ để cho ông ấy đến, xem có lấy được không? Lo gì hả con?
Nghe vậy, Hà biết là mẹ cũng đồng ý như mình rồi, nên Hà mới yên tâm. Tuy vậy chiều đó Hà vẫn về sớm 30 phút để bàn bạc kỹ thêm với mẹ trước khi ông ấy tìm đến. Nhưng mới về gần đến nhà, Hà đã thấy chiếc xe TOYATA mầu đen của Tổng giám đốc đỗ chắn lối vào sân nhà mình rồi. Hà hồi hộp quá, liền dựng xe máy ngoài tường rào, khẽ khàng lách vào sân, nhòm qua cửa sổ thấy mẹ và ông ấy đang ngồi nói chuyện với nhau rất thân mật bên mâm cơm thịnh soạn bao nhiêu là các thứ đồ ăn. Quái sao hôm nay có chuyện gì mẹ lại làm cỗ nhỉ? Bỗng ông Tổng giám đốc đứng lên đi lại trong phòng, nhìn đồng hồ như có ý sốt ruột. Thấy vậy mẹ nói:
- Bây giờ mới tan tầm, phải mười lăm hai mươi phút nữa nó mới về đến nhà.
- Thế em đã nói hết sự thật cho nó biết chưa? - Tổng giám đốc hỏi mẹ.
- Điên à? Phải từ từ đã chứ.
- Thế bố nó có nghi ngờ gì không?
- Còn nghi ngờ thôi à? Ông ấy bỏ đi vì thấy nó càng lớn lên thì cái mặt nó càng như cái bản photocopy từ mặt anh ra đấy!
- Thật vậy sao?
- Chứ còn sao với giăng gì nữa. Em mà thèm nói dối anh à?
Nghe đến đây, không thể kìm nén thêm được nữa Hà hét lên:
- Có đúng sự thật như vậy không hả trời?
Chỉ hét được câu như vậy rồi Hà gục xuống sân, khóc nức nở. Cả ông Tổng giám đốc và mẹ Hà từ trong nhà lao ra mỗi người xốc một bên, vực Hà đứng dậy, cùng cuống cuồng an ủi Hà “ Bình tĩnh! Bình tĩnh đã con!”.
Nghe tiếng Hà hét, mọi người quanh mấy nhà hàng xóm vội chạy ra ngó xem có chuyện gì, thì chỉ thấy một một cô gái đứng giữa một tay bá vào cổ người đàn ông và một một tay bá vào cổ người đàn bà, cả ba đứng nghiêm trang như bức tượng mô tả gia đình hạnh phúc in dưới bóng nắng chiều tà giữa sân.

Viết tại Nhà máy gang cầu Thiên Phát (Tiên Du, Bắc Ninh)
Tháng 11/2009
Đào Phong Lưu

Các tác phẩm khác của Đào Phong Lưu

Mã Tóc Xoăn

Tẽn tò

Ông Cháu

Ngang Trái

Mừng thọ

Hoa Hồng

Duyên Số

Duyên Ngượng

CON CHÓ PHÚ QUỐC