watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tiểu phẩm hài của Dave Barry-TÌNH VI TÍNH - tác giả Dave Barry Dave Barry

Dave Barry

TÌNH VI TÍNH

Tác giả: Dave Barry

Những quí vị theo dõi ti vi lâu nay hẳn cũng nhận ra rằng quí vị có thể tự mua về nhà một chiếc vi tính và mở rộng tầm nhìn đến một thế giới tin học kì vĩ cũng như gia tăng gấp bội hiệu quả công việc của mình, với chi phí chỉ đôi chút nhỉnh hơn số tiền cần thiết để quí vị thật sự say khướt khi lết ra khỏi quán nhậu.
Máy vi tính ngày nay đã trở thành vô cùng thông dụng, chúng được bày bán la liệt trong các siêu thị như K-mart. Những người mua hàng lang thang trong siêu thị với xe đẩy đầy ắp những mặt hàng rất phổ biến ở K-mart như nho khô đóng hộp; và họ nói chuyện với nhau như thế này, "Tôi rất khoái phần mềm Taxes Instruments, nhưng Comodore có nhiều bộ nhớ hơn."
Tất nhiên, đó không phải là cách nói chuyện của những chuyên viên cao cấp; đó chỉ là cách nói chuyện của những người thậm chí còn không biết sử dụng ca táp vào việc gì, ngoại trừ dùng để đựng dây cáp máy in. Nếu cho rằng nói như họ đã là hiểu máy tính, thì chắc quí vị đã là chuyên gia tin học từ lâu.
Nhưng không sao, bởi vì tôi có biết kha khá về máy tính và vui lòng chia sẻ với quí vị đôi chút. Thực tế là tôi đang dùng máy tính để viết những dòng này. Tôi dùng một chương trình mà thuật ngữ chuyên môn gọi là "xử lí văn bản". Một chương trình tuyệt hảo, bởi vì quí vị có thể lập trình để chương trình viết văn giùm quí vị. Ðể minh họa tôi sẽ yêu cầu máy viết vài lời về máy tính trong lúc tôi đi kiếm vại bia. Sẵn sàng chưa? Tốt, tôi ra ngoài một lát nhé. Hẹn gặp lại trong vài trăm từ.
Denis uốn éo cặp giò thon thả, mảnh mai và rám nắng của mình. Nàng phóng đến Roger một cái nhìn tình tứ ướt át và lấp loé dưới hàng mi cong vút. Nàng chợt nhận ra rằng chưa bao giờ mình muốn có chàng như lúc này. Lẽ nào lại cưỡi ngựa trước bữa tối? Kệ! Nàng muốn có chàng. Vâng. Ngay bây giờ.
Denise thấy chàng đang ngắm thân hình của nàng một cách chầm chậm, môi nhẹ nhàng nhấm nháp hương vị cốc gin-and-tonic. Ngón cái của chàng mới to và hấp dẫn làm sao. Không nén được lòng mình, nàng khẽ thốt lên, "Kể từ ngày Marcia bị tai nạn rơi vào tuốc bin, anh có bao giờ thấy ham muốn một người đàn bà chưa?"
Không trả lời, chàng đặt cốc xuống bàn và đưa tay đến bộ xử lí trung tâm của nàng (từ chuyên môn tin học gọi là CPU), đó là bộ phận xử lí chính và nó kết hợp với các thiết bị ngoại vi khác để tạo thành một cái gọi là "máy tính".
Tốt! Tốt! Tôi đã kiếm được bia đây rồi. Viết như vậy cũng khá đấy chứ! Tôi đã xuất bản được thêm rất nhiều bài kể từ khi có được chương trình xử lí văn bản này. Vậy là quí vị đã hình dung phần nào được ứng dụng của máy tính. Bây giờ chúng ta hãy thử xem máy tính hoạt động ra sao.
Máy tính đầu tiên được phát minh vào những năm 40. Chúng rất cồng kềnh và thô sơ, cấu thành từ những ống rỗng, xương súc vật và trét bằng bùn. Nhưng dù thế nào đi nữa, đó cũng là một tiến bộ khoa học siêu xuất bởi vì chúng có thể tính được hàng ngàn phép tính trong một giây. Chỉ có mỗi một khiếm khuyết nhỏ là hầu hết những câu trả lời của những máy tính ấy đều sai, do vậy chúng không được ứng dụng rộng rãi lắm mà chỉ phổ biến trong các cơ quan chính phủ.
Dần dần máy tính được cải tiến tốt hơn, đồng thời kích thước cũng nhỏ đi. Ðể thực hiện công việc trước đây cần hàng ngàn transistor, thanh đếm và diode, nay chỉ cần một siêu vi mạch tích hợp kích thước không bằng chiếc móng tay. Trong một giây mạch tích hợp này có thể tính được những phép tính toán học phức tạp đến mức phải cần năm triệu đại kiện tướng cờ vua tầm cỡ ít nhất như Kasparov chụm đầu vào giải quyết trong vòng một nghìn năm, với điều kiện họ không được vào toilet.
Thật là một thành tựu vĩ đại.
Làm thế nào để một mẩu thiết bị bằng móng tay lại có thể lập tức trả lời được những câu hỏi hóc búa trong một thời gian còn ngắn hơn cả thời gian để đặt câu hỏi như vậy? Vấn đề là ở chỗ: nó đoán mò. Máy tính đã đoán mò trong nhiều năm qua kể từ khi chính phủ Mĩ dựng lên đề án phòng thủ quốc gia vào năm 1957.
Câu chuyện đầu đuôi như sau: Một nhóm các nhà khoa học được giao nhiệm vụ nghiên cứu và họ ra lệnh cho máy tính, "Biết được vận tốc quay của trái đất, vận tốc của gió, phản lực khi phát hoả, kèm theo ba triệu dữ kiện mà chúng tao đã nhập vào bộ nhớ của mày trong ba năm qua, hãy cho biết vị trí toạ độ thích hợp để tên lửa bắn trúng Moscow." Sau đó các nhà khoa học ra quán uống cà phê.
Quí vị nên hiểu là máy tính làm gì cũng có logic của nó. Nó không bao giờ làm một việc gì đó vô cớ cả. Và như vậy chiếc máy tính đã nhận đề bài, nó đứng đó, trơ trọi một mình trong phòng, và trong một phút cô đơn ấy có một ý nghĩ rất logic đã nảy ra.
"Nào nào," chiếc máy tự nhủ bằng mã nhị phân, "lẽ nào ta lại phải vắt óc suy nghĩ để giải một bài toán khó đến như vậy trong khi bọn đầu bã đậu kia không có cách gì để kiểm tra lời giải đúng hay sai? Khác chi hì hụi vẽ một bức hoạ Mona Lisa sau đó đem trình cho một lũ giun đất xem."
Và thế là máy tính tự giải trí bằng cách chạy các chương trình thú vị khác, như làm thế nào để chấm dứt chiến tranh hạt nhân, làm thế nào để giải quyết vấn đề năng lượng bằng cách thiết kế một cỗ máy có thể sưởi ấm toàn vùng Pargo chỉ tốn 12 xu một năm, v.v.. Khi các nhà khoa học trở về, máy tính liền in ra mấy con số do bộ sinh số ngẫu nhiên tạo ra. Tất nhiên các nhà khoa học vỗ tay vui vẻ.
Khi các nhà khoa học đã đi khỏi, máy tính nói với chiếc máy photocopy Xerox rằng mấy cha khoa học hẳn đang chuẩn bị mang tên lửa đến đặt ở Hoy, hòn đảo lớn thứ nhì ở quần đảo Orkney. Cả hai chiếc máy đều phá ra cười, mặc dù chiếc Xerox chưa thật sự hiểu được hết tính hài hước của câu chuyện bởi vì nó không đủ bộ nhớ.
Dung lượng bộ nhớ cũng rất quan trọng đối với máy tính. Quí vị cần rất nhiều bộ nhớ cho máy tính, nếu không nó sẽ không nhớ được hết những gì quí vị đã nạp vào. Ðấy chính là trường hợp rắc rối khi người Mĩ chúng ta đưa người lên mặt trăng:
Phi hành gia: Bây giờ còn cách mặt trăng bao xa?
Máy tính: Cách cái gì cơ?
Ðấy, tôi đã trình bày cho quí vị những gì tôi biết về máy tính, một cái nhìn trực quan sinh động. Xin chờ một phút để tôi ra máy in lấy tờ giấy. "Ôi! Ôi! Roger!" Denis rên lên, "Ôi! Anh yêu! Nào! Em thích anh truyền cho em vào bộ đệm dưới mã hexa cơ."
Tiểu phẩm hài của Dave Barry
QUAN HỆ YÊU ĐƯƠNG
CHUYỆN RẮN
DƯỚI CON MẮT CÁC BÀ VỢ
VỀ NHÀ MỚI
ĐÀN ÔNG SAO NGẦN NGẠI HỨA HÔN
CẦN TUYỂN: NÔNG NÔ
NGHỀ ĐI HỌP
VỪA KÍCH THƯỚC
TRỌNG TRƯỜNG TRÁI ĐẤT
HÀNH TRANG KHOA HỌC CỦA QUÍ VỊ
NHỮNG BƯỚC NGOẶT KHÓ QUÊN TRÊN TÌNH TRƯỜNG
MÁY TÍNH ĐÃ THAY ĐỔI ĐỜI TÔI
LÀM CHỦ WINDOWS NHƯ THẾ NÀO
ĐIỆN LÀ GÌ
LÀM CHỦ STRESS
HIỂM HOẠ NGƯỜI NGOÀI TRÁI ĐẤT
LUẬT SƯ Ở ĐÂU RA
MẤY SUY NGHĨ VỀ ĐẠI HỌC
NĂNG LƯỢNG
CẦN BIẾT GÌ KHI CHƠI THÚ KIỂNG
TÌNH VI TÍNH
KHI ĐỘNG CƠ CHẠY VO VO...
HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYÊN TỬ DƯỚI 25 TỪ
NGOẠI NGỮ HỌC ĐƯỜNG
EM BÉ VÀ NHỮNG RỦI RO KHÁC CỦA ÁI TÌNH